Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

dự án Luật Thuế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.77 KB, 5 trang )

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Thuế môi trường: Cần một đạo luật độc lập
nhưng phải thuyết phục (18/3/2010 8:49:37 AM)
Cho ý kiến về dự án Luật Thuế môi trường tại Phiên họp thứ Hai chín của
UBTVQH, các Ủy viên UBTVQH cơ bản tán thành việc ban hành một đạo luật
độc lập về thuế môi trường, tạo công cụ vĩ mô hữu hiệu để xác định và bảo đảm
việc thực hiện trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây tác động tiêu cực đến
môi trường. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần thuyết minh về sự cần thiết ban
hành Luật này một cách thuyết phục hơn.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Vừa thu thuế, vừa thu phí có hợp lý không?
Tôi nhớ khi tiếp xúc cử tri với nông dân vùng Tây Nam Bộ, cử tri nói rằng, hiện
nay sản xuất lúa không có lãi vì chi phí đầu vào rất cao, từ điện, nước, thủy lợi
đến thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi... đều rất đắt. Bây giờ lại
tính vừa thu thuế môi trường vừa thu phí môi trường thì có hợp lý không? Tất
nhiên, bản chất của thuế và phí có những điểm khác nhau. Thuế là đánh vào sản
phẩm, hàng hóa và đánh vào người tiêu dùng, tức là người tiêu dùng phải chịu
thuế nếu sử dụng sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường. Còn phí là đánh
vào quá trình xả thải tác động đến môi trường, tức là đánh vào nhà sản xuất.
Nhưng việc đánh thuế, phí thì thực chất cuối cùng vẫn sẽ đẩy giá các mặt hàng
tăng lên. Như thế có bảo đảm khả năng cạnh tranh, khuyến khích đẩy mạnh sản
xuất hay không? Luật Thuế môi trường nếu được ban hành khó tránh khỏi những
tác động nhất định đến sản xuất, kinh doanh nên cần phải tính toán đến thực tế
giá cả hiện nay để xác định mức thu bao nhiêu là hợp lý.
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn: Cần cân nhắc biểu thuế
Theo quy định của dự thảo Luật thì thuế môi trường chủ yếu đánh vào người
tiêu dùng. Tôi đề nghị hết sức cân nhắc vấn đề này vì đánh thuế vào người tiêu
dùng cũng có nghĩa là đánh thuế vào nền kinh tế. Ví dụ, nếu Luật Thuế môi
trường được thông qua như đề xuất của cơ quan soạn thảo thì từ ngày 1.1.2012,
cứ mỗi lít xăng sẽ phải cộng thêm từ 1.000 - 4.000 đồng tiền thuế môi trường.
Trong khi đó, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào của sản xuất. Cả nền kinh tế phải
sử dụng xăng dầu. Hiện nay, Nhà nước đã giao cho các công ty nhập khẩu xăng
dầu được tự quyết định giá bán xăng dầu, nếu Nhà nước đánh thuế bao nhiêu,


các doanh nghiệp lại nâng giá lên bấy nhiêu. Cuối cùng thì nền kinh tế vẫn phải
gánh chịu, người tiêu dùng vẫn phải gánh chịu chứ doanh nghiệp có phải gánh
đâu? Cho nên phải hết sức cân nhắc. Biểu thuế càng cao thì người tiêu dùng càng
nặng gánh.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, GD, TN, TN và NĐ Đào Trọng Thi: Nên tính
phí môi trường
Bên cạnh việc thu thuế bảo vệ môi trường vẫn nên duy trì hệ thống quy định về
phí môi trường như hiện hành. Nhưng cần phải làm rõ nội hàm của phí môi
trường và thuế môi trường để xác định đúng đối tượng nào thì thu phí, đối tượng
nào thì thu thuế, cách tính và mức độ thu thuế, thu phí như thế nào. Phí bảo vệ
môi trường là đánh vào quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ không phải đánh trực
tiếp vào sản phẩm. Ví dụ, cùng một sản phẩm nhưng có hai quy trình sản xuất
khác nhau. Một quy trình sản xuất bảo đảm các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
Môt quy trình khác lại gây ô nhiễm môi trường thì đương nhiên chính sách của
Nhà nước là phải ưu tiên quy trình sản xuất không gây ô nhiễm môi trường thì
mới khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sử dụng các công nghệ hiện đại để bảo
vệ môi trường. Phí môi trường là đánh vào quy trình sản xuất, quá trình sản xuất
ra sản phẩm đó. Còn thuế môi trường thì chỉ đánh vào sản phẩm mà khi sử dụng
thì gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ, đối với than thì phải thu phí bảo vệ môi
trường vì quá trình sản xuất ra than gây ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ than
đó, nếu mỏ than càng thô sơ, công nghệ càng kém thì phí bảo vệ môi trường phải
càng nặng. Khi than đã trở thành sản phẩm được đem ra sử dụng, ảnh hưởng đến
môi trường thì lại phải thu thuế bảo vệ môi trường. Nhưng nếu than sản xuất ra
mà chưa được sử dụng, chưa gây ô nhiễm môi trường thì chưa thể đánh thuế
được.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc K’ Sor Phước: Gánh nặng tài chính dồn lên người
tiêu dùng
Theo cách tính thuế, phí bảo vệ môi trường thì một sản phẩm phải chịu khá
nhiều nấc thuế, phí. Ví dụ để khai thác được một tấn than thì người khai thác
phải chịu hai thuế, gồm thuế khai thác tài nguyên không tái tạo và thuế gây ô

nhiễm môi trường. Người sử dụng một tấn than này cũng phải chịu thuế ô nhiễm
môi trường. Vấn đề là, cuối cùng thì ai là người chịu cả 3 loại thuế này? Trong
quá trình tính phải phân biệt rạch ròi là người khai thác và người sử dụng; nhưng
thực chất, người sử dụng mới là người phải gánh chịu hết cả 3 loại thuế này. Mặt
khác, than, xăng dầu là nhiên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác nên giá
than, xăng dầu tăng thì chắc chắn giá các sản phẩm khác cũng sẽ bị đội lên. Như
vậy, gánh nặng tài chính sẽ lại dồn lên vai người tiêu dùng.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: Nên có lộ trình thu
thuế
Mục tiêu xây dựng Luật Thuế môi trường còn chung chung. Cần phải cụ thể hơn,
xây dựng Luật này là để tác động đến ai, điều chỉnh hay thay đổi vấn đề gì. Nếu
chỉ nói chung là để góp phần phát triển bền vững, khuyến khích phát triển kinh tế
đi liền với bảo vệ môi trường thì Luật Bảo vệ môi trường cũng có mục tiêu như
thế.
Điều 112 dự thảo Luật Thuế môi trường quy định về sản xuất kinh doanh một số
sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì
phải nộp thuế. Vậy những sản phẩm trực tiếp gây tác động xấu nhưng không lâu
dài thì có phải nộp thuế môi trường hay không? Luật Thuế môi trường là đạo
luật quan trọng nên cần phải nghiên cứu những chính sách lâu dài và có thể phải
xây dựng cả lộ trình thu thuế. Có thể, giai đoạn đầu khi Luật mới có hiệu lực thi
hành thì đối tượng chịu thuế chỉ 5 nhóm như đề nghị của cơ quan soạn thảo thôi
nhưng về lâu dài thì đối tượng chịu thuế phải mở rộng đến phạm vi nào? Xác
định rõ lộ trình như thế cũng có tác dụng chuẩn bị tâm lý cho người dân trong
việc thu thuế các sản phẩm mà trong quá trình sử dụng gây ô nhiễm môi trường.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng: Chưa thuyết phục
Thuyết minh của cơ quan soạn thảo về sự cần thiết ban hành Luật Thuế môi
trường chưa thuyết phục. Tờ trình nêu lên tình trạng ô nhiễm môi trường từ
không khí, đất, nước ngày càng nghiêm trọng và cho rằng, việc ban hành Luật
Thuế môi trường là để góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nhưng đến đối tượng đánh thuế môi trường thì lại chỉ nêu có 5 nhóm sản phẩm

là: xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa và thuốc bảo vệ thực vật. Có phải
chỉ có 5 nhóm sản phẩm này mới là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hay
không? Chắc là không phải. Tờ trình cũng nói là, chỉ riêng chi phí để khắc phục
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và khu công nghiệp đã lớn gấp
nhiều lần các loại phí, thuế đã thu. Nhưng ô nhiễm môi trường ở làng nghề và
khu công nghiệp như thế nào cũng không thể hiện được qua 5 nhóm sản phẩm
trên. Ví dụ, một pho tượng đồng là rất quý và có sử dụng kiểu gì thì cũng không
ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng quá trình để đúc pho tượng, từ lúc nấu đồng
bằng than đến việc đổ khuôn đúc... thì gây ô nhiễm môi trường rất nặng. Nhưng
quá trình gây ô nhiễm này lại không bị tính thuế môi trường. Việc phân loại
trong quá trình sản xuất thì tính phí còn sản phẩm đem ra sử dụng mà gây ô
nhiễm môi trường thì tính thuế cũng chưa hợp lý. Ngay cả quá trình sử dụng sản
phẩm, Nhà nước cũng cần phải có chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử
dụng công nghệ sạch. Một người sử dụng ô tô có công nghệ lạc hậu, một người
sử dụng ô tô có công nghệ tiên tiến thì mặc dù cả hai xe đều sử dụng xăng nhưng
chắc chắn, xe có công nghệ lạc hậu sẽ gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn xe có
công nghệ hiện đại.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận: Không thể đơn giản hóa
Tôi tán thành việc phải có một sắc thuế độc lập về bảo vệ môi trường. Nhưng
điều mà tôi chưa lý giải được khi đọc toàn bộ Tờ trình dự án Luật Thuế môi
trường và dự thảo Luật là căn cứ xác định đối tượng chịu phí môi trường và đối
tượng chịu thuế môi trường. Sự phân biệt giữa thuế và phí môi trường mà cơ
quan soạn thảo đưa ra dường như mới là do chúng ta quan niệm như thế chứ
chưa thấy có lý lẽ nào thuyết phục. Bản chất phí và thuế đều là Nhà nước thu
một khoản tiền của tổ chức, cá nhân để sử dụng cho khắc phục các hậu quả môi
trường và bảo vệ môi trường tốt hơn. Nhưng vẫn không rõ đâu là phí, đâu là
thuế. Bây giờ bên cạnh sắc thuế về bảo vệ môi trường chúng ta vẫn duy trì các
quy định về phí môi trường thì không hiểu là như thế nào. Hơn nữa, ô nhiễm môi
trường đang là vấn nạn của nhiều quốc gia mà Điều 4, dự thảo Luật cũng mới chỉ
đề cập có 5 sản phẩm chịu thuế môi trường thì không biết đã phải chưa? Chúng

ta không chặt chẽ quá trong việc xác định các mặt hàng chịu thuế môi trường
nhưng cũng không thể đơn giản hóa được vì hậu quả của ô nhiễm môi trường đã
quá rõ. Phải làm rõ, sắc thuế về thuế môi trường đánh vào những đối tượng nào?
5 sản phẩm mà cơ quan soạn thảo đưa ra tôi đồng ý nhưng chưa hoàn toàn yên
tâm.
Nguyễn Vũ ghi (Nguồn: )

×