Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

đề cương chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.48 KB, 127 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9
Phần 1: Tiếng Việt.
Phần 2: Ca dao.
Phần 3: Văn học trung đại Việt Nam và Thơ Mới.
Phần 4: Thơ hiện đại Việt Nam.
Phần 5: Truyện hiện đại Việt Nam.
Phần 6: Nghị luận xã hội.

1. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về từ vựng:
Đơn vị
bài học
Khái niệm Ví dụ
Từ đơn Là từ chỉ gồm một tiếng Sông, núi, học, ăn,
áo
Từ phức Là từ gồm hai hay nhiều tiếng Quần áo, hợp tác

Từ ghép Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các
tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
Quần áo, ăn mặc,
dơ bẩn, mỏi mệt
Từ láy Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng Lù mù, mù mờ
Thành ngữ Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa
hoàn chỉnh (tương đương như một từ)
Trắng như trứng
gà bóc, đen như củ
súng
Nghĩa của
từ
Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ )
mà từ biểu thị


Từ nhiều
nghĩa
Là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do
hiện tượng chuyển nghĩa
“lá phổi” của
thành phố
Hiện tượng
chuyển
nghĩa của
từ
Là hiện tượng đổi nghĩa của từ tạo ra những từ
nhiều nghĩa (nghĩa gốc -> nghĩa chuyển, nghĩa đen,
nghĩa bóng)
Từ đồng
âm
Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa
khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
Con ngựa đá con
ngựa đá
Từ đồng
nghĩa
Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống
nhau
Quả - trái, mất-
chết - qua đời
1
Phần I: TIẾNG VIỆT
Từ trái
nghĩa
Là những từ có nghĩa trái ngược nhau Xấu – tốt, đúng –

sai, cao – thấp
Từ Hán
Việt
Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của
người Việt
Phi cơ, hoả xa,
chiến đấu
Từ tượng
hình
Là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự
vật
Lom khom, ngoằn
ngoèo
Từ tượng
thanh
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người Róc rách, vi vu,
inh ỏi
So sánh Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hiền như bụt, im
như thóc
ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Uống nước nhớ
nguồn
Nhân hoá Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những
từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm
cho thế giới loài vật trở nên gần gũi

Con mèo mà trèo
cây cau – Hỏi
thăm chú chuột đi
đâu vắng nhà -
Chú chuột đi chợ
đồng xa – Mua
mắm mua muối
giỗ cha chú mèo
Nói quá Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính
chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn
mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD1: Nở từng
khúc ruột.
VD2: Con đi trăm
suối ngàn khe -
Đâu bằng muôn
nỗi tái tê lòng bầm
(Tố Hữu)
Nói giảm
nói tránh
Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,
uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê
sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Bác đã lờn đường
theo tổ tiên
Mác, Lênin thế
giới người hiền
(Tố Hữu)
Liệt kê Là sắp xếp, nói tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng
loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những

khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm
Chiều chiều lại
nhớ chiều chiều –
Nhớ người thục nữ
2
khăn điều vắt vai
Điệp ngữ Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi
bật ý, gây cảm xúc mạnh
Chơi chữ Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo
sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và
thú vị
Con hươu đi chợ
Đồng Nai - Đi qua
Nghé lại nhai thịt
bò.
2. Bảng tóm tắt kiến thức cơ bản về ngữ pháp:
Đơn vị
bài học
Khái niệm Ví dụ
Danh từ Là những từ chỉ người, vật, khái niệm Bác sĩ, học trò, gà
con
Động từ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật Học tập, nghiên
cứu, hao mòn
Tính từ Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành
động, trạng thái
Xấu, đẹp, vui,
buồn
Số từ Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật Một, hai, ba, thứ
nhất, thứ hai
Đại từ Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động

tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định
của lời nói hoặc dùng để hỏi
Tôi, nó, thế, ai, gì,
vào, kia, này, đó
Quan hệ từ Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ
như sở hữu, so sánh, nhân quả giữa các bộ phận
của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn
Của, như, vì nên
Trợ từ Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong
câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự
vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó
Tình thái từ Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi
vấn, câu cầu khiến, câu cảm và để biểu thị các sắc
thái tình cảm của người nói
A! ôi !
Thán từ Là những từ ngữ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
của người nói hoặc dùng để gọi đáp
Than ôi ! Trời ơi !
Thành phần
chính của
câu
Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu
có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn
(CN – VN)
Mưa / rơi
Súng / nổ
Thành phần
phụ của
câu
Là những thành phần không bắt buộc có mặt trong

câu
Thành phần
biệt lập
Là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu (tình thái, cảm thán, gọi-đáp,
- Hình như, có lẽ,
chắc chắn; ôi,
3
phụ chú) chao ôi; này, ơi
Khởi ngữ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề
tài được nói đến trong câu
Quyển sách này,
tôi đã đọc rồi
Câu đặc
biệt
Là loại câu không cấu thành theo mô hình chủ ngữ -
vị ngữ
Mưa. Gió. Bom.
Lửa
Câu rút gọn Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số
thành phần của câu nhằm thông tin nhanh, tránh lặp
lại từ ngữ
- Anh đến với ai?
- Một mình !
Câu ghép Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không
bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được
gọi là một vế câu.
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng phó từ, đại từ.

+ Không dùng từ nối, dùng dấu phẩy, hai chấm
VD1: Trời bão
nên tôi nghỉ học.
VD2: Vì anh
Khoai chăm chỉ
khoẻ mạnh nên
phú ông rất hài
lòng
Mở rộng
câu
Là khi nói hoặc viết có thể dùng cụm C-V làm thành
phần câu -> CN có C-V, TN có C-V, BN có C-V,
ĐN có C-V, TN có C-V.
Hoa nở -> Những
đóa hoa đầu mùa
đã nở rộ.
Chuyển đổi
câu
Là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và
ngược lại) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các
câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
Chuột bị mèo bắt
-> Mèo bắt chuột.
Câu cảm
thán
Là câu có những từ ngữ cảm thán dùng để bộc lộ
trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết): xuất
hiện trong ngôn ngữ giao tiếp và ngôn ngữ văn
chương.
VD1: “Nghĩ lạ đến

giờ sống mũi vẫn
còn cay” (Bằng
Việt).
VD2: Than ôi!
Thời oanh liệt nay
còn đâu!
Câu nghi
vấn
Là câu có những từ nghi vấn, những từ nối các vế có
quan hệ lựa chọn. Chức năng chính là để hỏi, ngoài
ra còn dùng để khẳng định, bác bỏ, đe doạ
“Sớm mai này bà
nhóm bếp lên
chưa?” (Bằng
Việt)
Câu cầu
khiến
Là câu có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu
khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên
bảo
Xin đừng hút
thuốc!
Câu phủ
định
Là câu có những từ phủ định dùng để thông báo,
phản bác
- Con không về
phép được mẹ à!
Liên kết
câu và

- Các câu (đoạn văn) trong một văn bản phải liên kết
chặt chẽ với nhau về nội dung: Tập trung làm rõ chủ
4
đoạn văn đề, sắp xếp theo trình tự hợp lý.
- Sử dụng các phương tiện liên kết (từ ngữ, câu) khi
chuyển từ câu này (đoạn văn này) sang câu khác
(đoạn văn khác) để nội dung, ý nghĩa của chúng liên
kết chặt chẽ.
- Kế đó, Mặt
khác, Ngoài ra ,
ngược lại
Nghĩa
tường minh
và hàm ý
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt
trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không diễn đạt trực
tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể xảy ra ở
những từ ngữ ấy.
Trời ơi! Chỉ còn
có năm phút.
Cách dẫn
trực tiếp
Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một
người hoặc nhân vật, có điều chỉnh hợp lý.
Mơ ước cả đời của
Bác là: “ Tụi chỉ
cú một ham muốn
tột bậc là nước ta
được hoàn toàn

độc lập, dõn ta
được hoàn toàn tự
do, đồng bào ta ai
cũng cú cơm ăn,
ỏo mặc, ai cũng
được học hành”
Hành động
nói
Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục
đích nhất định (hỏi, trình bày, điều khiển, báo tin, bộc
lộ cảm xúc )
3. Một số dạng bài tập vận dụng (Tiếng Việt 9)
BT1 : Vận dụng những phương châm hội thoại (PCHT) đã học để giải thích vì sao người
nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a) như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ,
hình như là…
b) như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Trả lời: a) Trong nhiều trường hợp vì một lí do nào đó người nói muốn (hoặc phải) đưa
ra một nhận định hay truyền đạt một thong tin nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để
đảm bảo tuânt hủ PC về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho
người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thong tin mà mình đưa ra chưa được
kiểm chứng.
5
b) Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại
một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để đảm bảo PC
về lượng, người nói phải dung những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là
việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
BT2: Phép tu từ từ vựng nào đã học ( so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói
quá, nói giảm nói tránh) có liên quan trực tiếp tới PC lịch sự? Cho ví dụ.
Trả lời: Phép tu từ từ vựng đã học có lien quan trực tiếp tới PC lịch sự là phép nói giảm

nói tránh.
VD: Thay vì chê bài viết của người khác dở ta nói: “Bài viết của bạn chưa được hay
lắm.”
BT3: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng
những cách nói như: a) nhân tiện đây xin hỏi;
b) cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là
làm anh không vui, nhưng …; xin lỗi, có thể anh không hài lòng nhưng tôi cũng phải
thành thực mà nói là …;
c) đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế; đừng nói cái giọng đó với tôi.
Trả lời: Đôi khi người nói phải dùng những cách diễn đạt như vậy vì:
a) Khi người nói hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao
đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ PC quan hệ , người nói
dung cách diễn đạt trên .
b) Trong giao tiếp, đôi khi vì một lúi do nào đó, người nói phải nói một điều mà
người đó nghĩ là sẽ làm tổn thương thể diện của người đối thoại. Để giảm nhẹ ảnh
hưởng, tức là xuất phát từ việc chú ý tuân thủ PC lịch sự người nói dùng những
cách diễn đạt trên.
c) C) Những cách nói này báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không
tuân thủ PC lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
BT 4: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến một trong ba ý kiến dưới
đây. Trích dẫn ý kiến đó theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao cảu các vị anh hung dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu
của một dân tộc anh hùng. ( Hồ Chí Minh, Báo cáo chịnh trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ II của Đảng)
b) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch
cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được,
nhớ được và làm được. ( Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách
của dân tộc, lương tâm của thời đại.)
c) Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của
mình. ( Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.)

 Trả lời: Mẫu: Từ câu (a) có thể tạo ra:
+ Đoạn văn có lời dẫn trực tiếp: Từ xưa tới nay, nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống
yêu nước của dân tộc. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước có biết bao anh
hùng đã anh dũng hi sinh vì nền dộc lập tự do. Vì vậy trong “ Báo cáo chịnh trị tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng” , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
6
“Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu
của một dân tộc anh hùng.” Đó là bài học đạo lí mà mỗi học sinh chúng ta cần ghi nhớ.
+ Đoạn văn có lời dẫn gián tiếp: Trong “ Báo cáo chính trị …….” , Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định rằng chúng ta phải biết ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc,
vì họ là những người tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Vì vậy tuổi trẻ Việt Nam
chúng ta hôm nay cần phải ra sức học tập và rèn luyện mai này góp sức xây dựng đất
nước ta ngày càng giàu mạnh hơn, xứng đáng với công ơn của các thế hệ cha anh đi
trước.
( Theo mẫu gợi ý trên GV hướng dẫn HS thực hiện các câu tiếp theo)
BT 5: Các từ in đậm trong các phần trích sau đây được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa
chuyển? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo
phương thức chuyển nghĩa nào?
a) Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
b) Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay buôn người. (Nguyễn Du)
 Trả lời: a) Từ “ xuân” được dung theo nghĩa chuyển: có nghĩa là tuổi trẻ (chuyển
nghĩa theo phương thức ẩn dụ)
b) Từ “ tay” được dung theo nghĩa chuyển: có nghĩa là người chuyên hoạt động hay
giỏi về một môn, một nghề nào đó (chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ)
BT6 : Trong các câu sau từ “ chân” trong câu nào được dung với nghĩa chuyển theo
phương thức ẩn dụ? từ “ chân” trong câu nào được dung với nghĩa chuyển theo phương
thức hoán dụ?
a) Năm em HS lớp 9A có chân trong đội tuyển của trường đi dự “ Hội khỏe Phù

Đổng”
b) Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)
c) Buồn chân nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều.)
 Trả lời: a) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
b) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
c) Từ “ chân” được dung với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
BT 7: Đọc đoạn trích sau đây: “ Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.” ( Tố Hữu, Chào xuân
67)
Trong đoạn trích này, “ điểm tựa” có được dung như một thuật ngữ vật lí không? Ở đây
nó có ý nghĩa gì?
 Trả lời: “điểm tựa” là một thuật ngữ vật lí, có nghĩa là điểm cố định của một đòn
bẩy, thong qua đó lực tác động được truyền tới lực cản. Nhưng trong đoạn trích này nó
không được dung như một thuật ngữ. Ở đây, “ điểm tựa” chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví
như điểm tựa của đòn bẩy)
7
BT 8: (BT5/103, tập 1) Dựa theo ý kiến của Chủ tịch HCM, hãy nêu cách em sẽ thực
hiện để làm tăng vốn từ.
Trả lời: Đề làm tăng vốn từ cần:
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên
các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách báo, nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi
tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó
không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là hỏi thầy,
cô giáo.

- Tập sử dụng những từ ngữ mới trong những hoàn cảnh giao tiếp thích hợp.
BT9 : Trong hai câu thơ sau, từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ hoa” được dung theo nghĩa
gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ
nhiều nghĩa được không? Vì sao? “ Nỗi mình them tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng ! ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
 Trả lời: Trong hai câu thơ trên, từ “ hoa” trong “ thềm hoa” “ lệ hoa” được dùng
theo nghĩa nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm
xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ “hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời,
nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
BT10 : Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều
nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ “ lá” trong: “ Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rời.” ( Hồ ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
Và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
b) Từ “ đường” trong: Đường ra trận mùa này đẹp lắm. ( Phạm Tiến Duật, Trường
Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
và trong: Ngọt như đường.
 Trả lời: a) Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ “ lá” trong “ lá phổi” có thể
coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “ lá” trong “ lá xa cành”
b) Có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ
đường” trong “ đường ra trận” không có một mối lien hệ nào với nghĩa của từ “đường”
trong “ ngọt như đường”. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình
thành trên cơ sở nghĩa kia.
BT 11: Đọc câu sau: “ Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe
càng thấp. (HCM, Di chúc) Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ “ xuân” có thể thay thế cho
từ “ tuổi”. Việc they từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
 Trả lời:“ xuân” là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một
tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, một hình thức

chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ. Từ “ xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác
giả. Ngoài ra dung từ này còn là để tránh lặp với từ “ tuổi tác”
8
BT12: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dung
từ ở đoạn trích sau: “ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chem.
Giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong các bể máu.”(HCM, Tuyên ngôn độc lập)
 Trả lời: Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là “ tắm” và “ bể”. Việc sử dụng
các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo
mạnh mẽ hơn.
BT13: (BT 2/ SGK trang 147, tập 1) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ
từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau ( trích từ Truyện
Kiều của Nguyễn Du): (Xem SGK)
 Trả lời: a) Phép tu từ ẩn dụ: từ “ hoa, cánh” dung để chỉ TK và cuộc đời của nàng, từ
“ cây, lá” dung để chỉ gia đình của TK và cuộc sống của họ. Ý nói TK bán mình để cứu
gia đình.
b) Phép tu từ so sánh: so sánh tiếng đàn của TK với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió
thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c) Phép nói quá: Thúy Kiều có sắc đẹp đến mức “ Hoag hen thua thắm, liễu hờn kém
xanh” . TK không chỉ đẹp mà còn có tài: “ Một hai ……….Sắc đành đòi ………” Nhờ
biện pháp nói quá, ND đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d) Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi TK bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với
phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau “
trong gang tấc”, nhưng giờ đây hai người cách trở “ gấp mười quan san”. Bằng lối nói
quá, ND cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của TK và Thúc Sinh.
e) Phép chơi chữ: “ tài” và” tai”
BT14: (BT 3/ SGK trang 147, 148 tập 1) Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu
từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: (Xem
SGK/147,148)
a) Phép điệp ngữ (còn) và dung từ đa nghĩa (say sưa). “ say sưa” vừa được hiểu là chàng

trai vì uống nhiều rượu mà sau, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách
nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín đáo.
b) Tác giả dung phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c) Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối
và cảnh rừng dưới đêm trăng ( trăng rất sang khiến cảnh vật hiện rõ đường nét)
d) Phép nhân hóa: nhà thơ đã nhân hóa ánh trăng, biến ánh trăng thành người bạn tri âm
tri kỉ ( trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) Nhờ phép nhân hóa mà thiên nhiên trong bài
thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e) Phép ẩn dụ: Từ “ mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này
thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm
tin của mẹ vào ngày mai.
BT 15: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Áo anh rách vai………… đầu sung trăng
treo” ( Chính Hữu, Đồng chí) Trong các từ vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ
nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dung theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào
được hình thành theo phương thức ẩn dụ,
Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?
9
 Trả lời: - Những từ được dung theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
- Những từ được dung theo nghĩa chuyển: vai(hoán dụ), đầu(ẩn dụ)
BT 16: Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách
dung từ ở bài thơ sau: “ Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không? ( Vũ Quần Phương, Áo đỏ)
 Trả lời: Đoạn thơ có hai trường từ vựng được sử dụng:
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng
- Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ lien tưởng với
lửa: lửa, cháy, tro
Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô gái
thắp lên trong mặt chàng trai ( và bao người khác) ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa trong

con người anh làm anh say đắm, ngất nhất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan
ra cả không gian, làm không gian cũng biến sắc ( cây xanh như cũng ánh theo hồng)
Nhờ nghệ thuật dung từ như đã phân tích trên, bài thơ đã xây dựng được những hình
ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu mạnh liệt
và cháy bỏng.
BT 17:Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ
thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau:
a) Một dạy núi mà hai màu mây.
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác,
Như anh với em, như Nam với Bắc.
Như đông với tây một dải rừng liền. ( Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường
Sơn Tây)
b) Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi
vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời, chúng ta là người một cách
hoàn toàn hơn. ( Thạch Lam, Theo dòng)
c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng,
đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chin. Tre hi sinh
để bảo vệ con người. Tre, anh hung lao động! Tre, anh hung chiến đấu!
( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
 Trả lời: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) trích:
a) Phép so sánh: Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người (anh và em), hai
miền đất ( Nam và Bắc), hai hướng ( đông và tây) của một dải rừng, luôn gắn bó keo
sơn, không gì có thể chia cắt được.
b) Phép ẩn dụ: dùng “ sợi dây đàn” để chỉ tâm hồn con người, nhằm nói đến một tâm
hồn rất nhạy cảm, dễ rung động trước cuộc sống.
c) Phép điệp ngữ và nhân hóa: Những từ tre, giữ, anh hung được lặp đi lặp lại nhiều lần
và tác giả cũng nhân hóa tre, coi tre như một con người, một công dân xã thân vì quê
hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn
có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Phép nhân
10

hóa làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc
nhiều hơn.
BT 18: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác
phẩm văn nghệ ( truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…) trong đoạn văn đó có câu chưa thành
phần tình thái và cảm thán.
 Trả lời: Đoạn văn tham khảo: Em rất thích đọc các tác phẩm văn học nước ngoài
nhưng có lẽ truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ Ô-hen-ri là tác phẩm làm
em thích nhất. Truyện ca ngợi những người nghệ sĩ nghèo nhưng giàu tình thương và
tấm lòng nhân hậu. Ôi, thật tuyệt vời trước tấm gương cụ Bơ-men biết hi sinh thân mình
để dành lại sự sống cho nữ họa sĩ trẻ: Giôn-xi. Sự hi sinh thầm lặng của cụ khiến mọi
người cảm động và cảm phúc. Em tin rằng, tất cả những ai đã từng đọc truyện ngắn ấy,
chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
BT 19: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý của
mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu được hàm ý của người nói không? Những chi
tiết nào chứng tỏ điều đó?
a) – Anh nói nữa đi. – Ông giục.
- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. – Năm phút nữa là mười.
Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. thì giờ ngắn
ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào
trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. ( Nguyễn Thành Long,
Lặng lẽ Sa Pa)
b) Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. ( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
 Trả lời: a) Người nói là anh thanh niên; người nghe là ông họa sĩ và cô gái.

- Hàm ý của câu in đậm là: “ Mời Bác và cô vào uống nước”
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “ Ông theo liền ông Thanh niên vào
trong nhà” và “ ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
b) Người nói là Thúy Kiều; người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu in đậm thứ nhất là “ mát mẻ” , “ giễu cợt” : Quyền quý như tiểu thư
cũng có lúc phải đến trước “ Hoa nô” này ư?
- Hàm ý câu in đậm thứ hai là “ Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.”
- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “ hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng
liệu điều kêu ca.”
BT 20: Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu,
trong đó có ít nhất một câu chưa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
 Trả lời: Đoạn văn tham khảo :
11
Bến quê là một truyện ngắn hay của Nguyễn Minh Châu . Truyện kể về số phận và
cuộc đời của nhân vật Nhĩ. Hình như trong cuộc sống hôm nay ta có thể gặp đâu đó
một người có số phận tương đồng như nhân vật của Nguyễn Minh Châu. Người ta có
thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết cuộc đời, vì một lí
do nào đó phải nằm bẹp một chỗ con người mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là tổ
ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Về cái chân lý giản dị này, tiếc thay Nhĩ chỉ
kịp nhận ra vào những ngày cuối của cuộc đời mình. Nhưng chính khi cái trực giác
mach bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát
vọng đẹp đẽ và thánh thiện. Có thể nói, Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc
sống mà mỗi chúng ta cần quan tâm.
Chú thích: Thành phần tình thái: Hình như.
- Khởi ngữ: Về cái chân lí giản dị này.
BT 21: Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý
đã được tạo bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a) Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:

- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
b) Lan bảo Huệ:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sang mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi. – Huệ đáp.
 Trả lời: a) Từ câu in đậm có thể hiểu:
- “ Đội bóng huyện chơi không hay.”
- “Tôi không muốn bình luận về việc này.”
- Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b) Hàm ý của câu in đậm là: “ Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn.”
Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
BT 22: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi.)
 Trả lời: Khởi ngữ của câu là “ mắt tôi” và có thể viết lại thành câu như sau:
Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
I. Kiến thức – kỹ năng:
1. Khái niệm ca dao:
Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3,4 câu.cũng có một số ít những bài ca dao
dài. Những bài ca thường có nguồn gốc dân ca- Dân ca khi tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở
lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được dân gian gọi bằng những cái tên
khác nhau: ca, hò, lí, ví, kể, ngâm
12
Phần II: CA DAO
VD: - Tay cầm bó mạ xuống đồng.
Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai.
- Ai có chồng nói chồng đừng sợ.
Ai có vợ nói vợ đừng ghen.
Đến đây hò hát cho quen.
- Ví ví rồi lại von von.
Lại đây cho một chút con mà bồng.

2. Về đề tài.
Giới thiệu một số nội dung chính trong sgk như :
Ca dao về tình cảm gia đình
Ca dao về tình yêu quê hương, đất nước.
Ca dao than thân.
Ca dao châm biếm.
Sau đó, GV có thể mở rộng, khái quát:
a. Ca dao hát về tình bạn, tình yêu, tình gia đình.
b. Ca dao bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước.
c. Biểu hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng
chan hòa với thiên nhiên.
d. Bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do, quyền con người.
Ca dao có đủ mọi sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận
hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, lòng yêu thương con người.
3. Nội dung:
Ca dao là sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt văn hóa quần chúng, của hội hè đình
đám. Ca dao là một mảnh của đời sống văn hóa nhân dân. Vì vậy nội dung vô cùng đa
dạng & phong phú.
a. Nói về vũ trụ gắn liền với truyện cổ:
VD: Ông đếm cát.
Ông tát bể .
. . .
Ông trụ trời.
b. Có những câu ca dao nói về bọn vua quan phong kiến.
VD: Con ơi nhớ lấy câu này.
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
c. Nói về công việc SX, đồng áng.
VD: Rủ nhau đi cấy đi cày.
13
. . .

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.
d. Có những câu ca dao chỉ nói về việc nấu ăn , về gia vị.
VD: - Con gà cục tác lá chanh.
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
. . .
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
- Khế chua nấu với ốc nhồi.
Cái nước nó xám nhưng mùi nó ngon.
4. Nghệ thuật.
a. Nghệ thuật cấu tứ của ca dao:
Có 3 lối : Phú, tỉ, hứng.
+ Phú: Là mô tả, trình bày, kể lại trực tiếp cảnh vật, con người, sự việc tâm trạng.
VD: Ngang lưng thì thắt bao vàng.
Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.
Hoặc nói trực tiếp.
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy.
Gắng công học tập có ngày thành danh.
- Em là cô gái đồng trinh.
Em đi bán rựơu qua dinh ông Nghè. . .
+ Tỉ: Là so sánh trực tiếp hay so sánh gián tiếp.
VD: So sánh trực tiếp:
- Công cha như núi thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
So sánh gián tiếp: vận dụng NT ẩn dụ - So sánh ngầm.
- Thuyền về có nhơ bến chăng.
14
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
+ Hứng: là hứng khởi. Thường lấy sự vật khêu gợi cảm xúc, lấy một vài câu mào
đầu tả cảnh để từ đó gợi cảm, gợi hứng.
VD: Trên trời có đám mây xanh.

Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng.
Ước gì anh lấy được nàng.
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
b. Nghệ thuật miêu tả & biểu hiện.
Ca dao có sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ: nhân hóa, tượng trưng, nói quá, ẩn dụ,
hoán dụ, chơi chữ . . .
+ Ca dao đặc sắc ở NT xây dựng hình ảnh.
Thấy anh như thấy mặt trời.
Chói chang khó ngó,trao lời khó trao.
+ NT sử dụng âm thanh
Tiếng sấm động ì ầm ngoài biển Bắc.
Giọt mưa tình rỉ rắc chốn hàng hiên.
+ Đối đáp cũng là 1 đặc trưng NT của ca dao.
Đến đây hỏi khách tương phùng.
Chim chi một cánh bay cùng nước non?
- Tương phùng nhắn với tương tri.
Lá buồm một cánh bay đi khắp trời.
+ Lối xưng hô cũng thật độc đáo:
Ai ơi, em ơi, ai về, mình đi, mình về, hỡi cô, đôi ta. . .
+ Vần & thể thơ.
- Làm theo thể lục bát (6-8).
Vần ở tiếng thứ 6 của câu 6 với tiếng thứ 6 của câu 8.
VD: Trăm quan mua lấy miệng cười.
Nghìn quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen
- Làm theo lối lục bát biến thể hoặc mỗi câu 4 tiếng hay 5 tiếng.
* GV có thể mở rộng giới thiệu thêm về nghệ thuật: Những đặc trưng cơ bản của
thi pháp ca dao VN.
a. Nhân vật trữ tình
- Người sáng tác, người diễn xướng nhận vật trữ tình là một.
- Chủ thể trữ tình đặt trong mối quan hệ với đối tượng trữ tình.

15
- Nhân vật trữ tình trong cuộc sống lao động, trong sinh hoạt, trong quan hệ với thiên
nhiên, gia đình, làng xóm, nước non …. bộc lộ, giải bày qua lời ca, tiếng nói của mình.
b. Kết cấu
- Kết cấu đối đáp.
- Kết cấu tầng bậc.
- Kết cấu vòng tròn (đồng dao).
- Kể chuyện, liệt kê (hát ru, lời tâm tình của anh lính thú, người đi ở )
- Kết cấu đối ngẫu.
- Kết cấu đối lập ….
c. Thể thơ
- Thể thơ lục bát.
- Thể thơ song thất lục bát (nhịp ở câu song thất là ¾ khác thất ngôn Trung Quốc nhịp
4/3).
- Thể vần (mỗi câu có từ 2, 3 đến 4, 5 tiếng). Biến đổi số chữ, về dấu ngắt nhịp, gieo
vần.
d. Ngôn ngữ
- Giản dị, rất sinh động, ít dùng điển tích, điển cố, lời nói bình dân mang màu sắc địa
phương.
- Rất nhiều bài đạt trình độ cao trau chuốt, chắt lọc, mượt mà, hàm súc, tinh tế trong
ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ biểu hiện.
- Vận dụng các thủ pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ ….
- Nhiều hình tượng ca dao mang giá trị thẩm mĩ, biểu trưng.
e. Thời gian và không gian nghệ thuật
* Thời gian nghệ thuật
- Thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng “bây giờ, hôm nay”.
- Thời gian quá khứ gần “chiều, sáng, đêm, ngày xuân, ngày hè” (ước lệ, công thức).
 Thời gian vật lí.
* Không gian nghệ thuật

Không gian gần gũi, bình dị quen thuộc với con người: Dòng sông, con thuyền, cái
cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa, cánh đồng, con đường, trong nhà, ngoài sân,
bên khung cửi…
 Không gian vật lý, không gian trần thế, đời thường, bình dị.
* Mối quan hệ thời gian và không gian.
- Quan hệ chặt chẽ.
- Gắn với nhân vật trữ tình: bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
g . Một số biểu tượng trong ca dao
+ Cây trúc, cây mai: tượng trưng đôi bạn trẻ, tình duyên.
+ Hoa nhài:(hoa lài) là loài hoa đẹp, quý bởi hương thơm. Tượng trưng thuỷ chung, tình
nghĩa, cái đẹp, cái duyên.
+ Con bống, con cò: (người thiếu nữ, thiếu phụ; hình ảnh cả trai, lẫn gái. Diễn đạt nỗi
cực khổ vất vả).
16
5. Hạn chế của ca dao.
a. Có câu ca dao mang tư tưởng của g/c thống trị.
Một ngày tựa mạn thuyền rồng.
Còn hơn chín tháng nằm trong thuyền chài
b. Mang tư tưởng mê tín dị đoan về số phận.
Số giàu mang đến dửng dưng.
Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.
6. Giá trị của ca dao.
Giá trị của ca dao là hết sức to lớn, là vô giá. Nó là nguồn sữa không bao giờ cạn
của thơ ca dân tộc.
Các nhà thơ lớn như Nguyễn Du- Hồ Xuân Hương…và sau này như Tố Hữu…thơ
của họ đều mang hơi thở của ca dao, của thơ ca dân gian.
Ca dao Thơ trữ tình
- Ai đi muôn dặm non sông.
Để ai chất chứa sầu đong vơi
đầy.

- Quả cau nho nhỏ.
Cái vỏ vân vân. . .
- Mình về mình nhớ ta chăng.
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
- Sầu đong càng lắc càng đầy.
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(TK- NDu)
- Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi.
Này của Xuân Hương đã quệt rồi.
(Hồ Xuân Hương)
- Mình về mình có nhớ ta.
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
(Tố Hữu)
* Mở rộng, giới thêm thêm đôi nét về DÂN CA
Bao gồm những điệu hát, bài hát mà yếu tố kết hợp hài hòa khi diễn xướng gắn với
các hoạt động SX, với tập quán sinh hoạt trong gia đình, ngoài xã hội hoặc gắn với các
nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo.
- Loại gắn với các địa phương:
Hò huế - hò Phú Yên - hò Đồng Tháp - hò Quảng Nam
- Loại gắn với các nghề nghiệp:
Hát phường vải - Phường cấy - Phường dệt cửi . . .
17
- Có loại mang tên các hoạt động SX như hò nện, hò giã gạo. . .
Một số loại dân ca tiêu biểu:
- Hát trống quân; Dân ca Nam Bộ ; Hò Quảng Nam-Đà Nẵng.; Hò Bình Trị
Thiên.
- Hò Sông Mã ; Hát ghẹo Thanh Hóa; Hát phường Vải; Hát giặm Nghệ
Tĩnh.
- Hò Sông Mã.
- Hát ghẹo Thanh Hóa.

- Hát phường Vải.
- Hát giặm Nghệ Tĩnh.
- Hò Bình Trị Thiên.
- Hò Quảng Nam-Đà Nẵng.
- Dân ca Nam Bộ.
7. Kỹ năng:
+ Biểu cảm về một bài ca dao.
+ Biểu cảm về nhân vật trữ tình trong ca dao.
+ Biểu cảm về một chùm ca dao cùng chủ đề…
* Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Văn b/c là tiếng nói tình cảm của con người.
- Đối tượng là thế giới tinh thần muôn hình muôn vẻ.
- Mỗi bài văn b/c tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Tình cảm trong văn b/c là t/c trong sáng mang đậm tính nhân văn.
* Cách làm văn biểu cảm.
- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý.
+ Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc của đề để xác định nội dung, tư
tưởng, t/c mà văn bản sẽ viết cần đạt tới.
+ Nội dung văn bản sẽ nói về điều gì ?
+ Qua đó cần bộc lộ thái độ tình cảm gì?
- Bước 2 : Xây dựng bố cục.
- Bước 3 : Viết bài.
- Bước 4 : Sửa bài.
II. Vận dụng làm bài tập.
- Phải xác định được ca dao chính là những lời nói tâm tình, là những bài ca bắt
nguồn từ tình cảm trong mối quan hệ của những người trong cuộc sống hàng ngày : tình
cảm với cha mẹ, tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng, tình cảm bạn bè hiểu được điều
đó sẽ giúp người đọc và học sinh ý thức sâu sắc hơn về tình cảm thông thường hàng
ngày .
18

- Hiểu được tác phẩm ca dao trữ tình thường tập trung vào những điều sâu kín tinh
vi và tế nhị của con người nên không phải lúc nào ca dao cũng giãi bầy trực tiếp mà
phải tìm đường đến sự xa xôi , nói vòng , hàm ẩn đa nghĩa . Chính điều ấy đòi hỏi người
cảm thụ phải nắm được những biện pháp nghệ thuật mà ca dao trữ tình thường sử dụng
như : ẩn dụ, so sánh ví von .
- Phải hiểu rõ hai lớp nội dung hiện thực - cảm xúc suy tư được thể hiện trong mỗi
bài ca dao
1: Hãy phân tích & tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bài ca dao sau:
Râu tôm nấu với ruột bầu.
Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon.
a. Tìm hiểu:
- Râu tôm, ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.
- Bát canh ngon: Từ ngon có giá trị gợi cảm.
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống nghèo về vật chất nhưng đầm ấm về tinh thần.
b. Tập viết:
* Gợi ý: Râu tôm- ruột bầu là 2 thứ bỏ đi.Thế mà ở đây hai thứ ấy được nấu thành
một bát canh “ngon” mới tuyệt & đáng nói chứ. Đó là cái ngon & cái hạnh phúc có thực
của đôi vợ chồng nghèo thương yêu nhau. Câu ca dao vừa nói được sự khó khăn thiếu
thốn cùng cực,đáng thương vừa nói được niềm vui,niềm hạnh phúc gia đình đầm ấm,
tuy bé nhỏ đơn sơ, nhưng có thực & rất đáng tự hào của đôi vợ chồng nghèo khổ khi
xưa. Cái cảnh chồng chan, vợ húp thật sinh động & hấp dẫn. Cái cảnh ấy còn được nói
ở những bài ca dao khác cũng rất hay :
Lấy anh thì sướng hơn vua.
Anh ra ngoài ruộng bắt cua kềnh càng.
Đem về nấu nấu, rang rang.
Chồng chan, vợ húp lại càng hơn vua.
Hai câu ở bài ca dao trên chỉ nói được cái vui khi ăn, còn 4 này nói được cả 1 quá
trình vui khá dài (từ khi bắt cua ngoài đồng đến lúc ăn canh cua ở nhà, nhất là cái cảnh
nấu nấu, rang rang).
Bài tập 2: Hãy cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước & nhân dân qua bài ca

dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng.
19
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
a.Tìm hiểu:
- Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát.
- Hình ảnh cô gái.
Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
b. Luyện viết:
* Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng
lúa & cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quê nhà,
vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . bát ngát mênh mông”.
Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát ngát của
cánh đồng lúa & hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi, rạo rực,
tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắm bắt cảm nhận
cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quê hương .
Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để chiêm
ngưỡng cái mênh mông bát ngát của nó thì 2 câu cuối cô gái lại tập trung ngắm nhìn
quan sát & đặc tả riêng 1 chẽn lúa đòng đòng & liên hệ với bản thân một cách hồn
nhiên. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong gió nhẹ dưới nắng hồng buổi
mai mới đẹp làm sao.
Hình ảnh ấy tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh
ngọn nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng phải có gốc nắng
& gốc nắng là mặt trời vậy.
Bài ca dao quả là 1 bức tranh tuyệt đẹp & giàu ý nghĩa.
Bài tập 3: Tình thương yêu, nỗi nhớ quê hương nhớ mẹ già của những người con

xa quê đã thể hiện rất rõ trong bài ca dao. Em hãy cảm nhận & phân tích.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
* Gợi ý: Bài ca dao cũng nói về buổi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là rất
nhiều buổi chiều rồi: “Chiều chiều ”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp đi lặp lại “ra đứng ngõ
sau”. . .“Ngõ sau” là nơi vắng vẻ. Câu ca dao không nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai “trông
về quê mẹ. . . ”, nhân vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo
nhưng người đọc, người nghe vẫn cảm nhận được đó là cô gái xa quê, xa gia đình
Nhớ lắm, nỗi nhớ vơi đầy, nên chiều nào cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng
ngõ sau”, lúc hoàng hôn buông xuống để nhìn về quê mẹ phía chân trời xa.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
20
Càng trông về quê mẹ, người con càng thấy lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi
thương nhớ da diết khôn nguôi:
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
Người con“trông về quê mẹ”,càng trông càng nhớ day dứt, tha thiết, nhớ khôn
nguôi. Bốn tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả cực hay nỗi nhớ đó.Buổi chiều nào cũng
thấy nhớ thương đau đớn. Đứng ở chiều hướng nào, người con tha hương cũng buồn
đau tê tái,nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người thân thương càng dâng lên, càng thấy cô đơn
vô cùng.
Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn khơi dậy trong
lòng người đọc bao liên tưởng về quê hương yêu dấu,về tuổi thơ.
Đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất, một đóa hoa đồng nội tươi
thắm mãi với thời gian.
Bài tập 4: Nói về cảnh đẹp nơi Thăng Long - Hà Nội, không có bài nào vượt qua
bài ca dao sau. Em hãy cảm thụ &phân tích.
Gió đưa cành trúc la đà.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương.
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

* Gợi ý: Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thuở thanh bình như
dẫn hồn ta vào cõi mộng.Mỗi câu ca dao là một cảnh đẹp được vẽ bằng 2 nét chấm phá,
tả ít mà gợi nhiều.Đó là cảnh Tây Hồ. Mặt Hồ Tây với vài nét vẽ rất gợi: cành trúc ven
hồ ẩn hiện trong ngàn sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới
nắng hè ban mai.Cảnh hồ buổi sớm mang những âm thanh đặc trưng cho thời khắc tinh
mơ, tiếng chuông, canh gà với nhịp chày. Một Hồ Tây yên ả thanh tịnh & gần gũi thân
thiết nhưng sâu lắng gợi hồn quê hương đất nước.
Bài ca dao dùng lối vẽ rất ít nét,những nét có vẻ hết sức tự nhiên, nhưng thật ra
được chọn lựa rất tinh vi, kết hợp tả với gợi .Ba nét vẽ hình ảnh (cành trúc la đà- ngàn
sương khói tỏa- mặt gương hồ nước) đan xen với 3 nét điểm âm thanh (tiếng chuông-
canh gà- nhịp chày) tất cả đều là những chi tiết tả thực chính xác & đều là những nét rất
đặc trưng của Hồ Tây (nhất là chi tiết sương mù Hồ Tây). Nét la đà khiến cành trúc ven
hồ trở nên thực hơn,“thiên nhiên” hơn làm cho làn gió vừa hữu hình vừa hữu tình. Một
chữ mặt gương thì mặt hồ đã hiện ra như tấm gương long lanh dưới nắng ban mai,hai
chi tiết như rời rạc mà diễn tả cảnh đêm về sáng rất hay. ậ đây tình lắng rất sâu trong
cảnh. Đó là tình cảm chan hòa với thiên nhiên yên ả, thanh tịnh của Hồ Tây buổi sớm
mà thực chất là tình cảm chan hòa gắn bó với cảnh vật thân thuôc, những phong cảnh
đẹp vốn tạo nên gương mặt & hồn quê hương đất nước.
21
Cái nét trữ tình mềm mại lắng sâu với cái nét trang nghiêm cổ kính được tạo ra từ
kết cấu cân đối, từ cách đối ngẫu trong 2 câu bát đã kết hợp nhuần nhuyễn với nhau làm
nên vẻ đẹp riêng, đặc sắc của bài ca
Bài tập 5: Bài ca dao nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về nội dung & nghệ
thuật. Em hãy viết lại những cảm nhận của em về bài ca ấy.
Bài tập 6: Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến (ca dao, văn thơ trung
đại).
* Người phụ nữ đẹp duyên dáng, mặn mà:
- Người phụ nữ duyên dáng, tràn đầy sức sống
- Người phụ nữ trong ca dao cũng rất đời thường và giản dị.
- Người phụ nữ mặn mà, trong trắng thuần khiết : vừa trắng lại vừa tròn.

* Người phụ nữ thuỷ chung và giàu lòng nhân ái:
- Giàu tình cảm với gia đình cha mẹ: khi lấy chồng xa, mặc dù phải chịu trăm nghìn khó
khăn vất vả nhưng vẫn nhớ thương cha mẹ từng giờ, đau đớn vì thương cha mẹ tuổi già
không có ai chăm sóc: Chiều chiều…
- Người phụ nữ giàu lòng yêu nước và nỗi niềm hoài cổ: Qua đèo Ngang.
- Vẫn một mình cam chịu cảnh sống lận đận, sớm khuya vất vả kiếm ăn mà không hề
kêu than trách móc: Nước non…
- Người phụ nữ chung thuỷ, sắt son, một lòng một dạ cho dù hoàn cảnh có thay đổi thế
nào: Bánh trôi nước.
- Người phụ nữ bản lĩnh, kiên định và đầy cá tính mặc dù đó mới chỉ thể hiện trong lời
nói: Bánh trôi nước.
* Số phận lênh đênh chìm nổi:
- Họ hoàn toàn bị phụ thuộc và hoàn cảnh, hoặc những người xung quanh: phất phơ
trước ngọn nắng hồng ban mai; gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu; rắn nát mặc dầu tay
kẻ nặn.
22
- Cuộc đời lận đận, lênh đênh chìm nổi: lên thác xuống ghềnh; bảy nổi ba chìm nhưng
vẫn phải một mình lẻ loi vượt qua khó khăn
- Người phụ nữ trong xã hội cũ dù yêu nước tha thiết nhưng không được bộc lộ tình cảm
ấy mà phải dấu kín trong lòng vì thế họ luôn cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời.
- Có thể nói cuộc đời của họ thật đáng thương bởi họ đã không được coi trọng trong cái
xã hội nam quyền đầy bất công.
- Nhưng họ cũng đáng trách bởi họ đã không giám đấu tranh. Chính sự cam chịu của họ
đã làm cho XH càng coi thường họ.
]
A.
KIẾN THỨC:
Phần I : Thơ lãng mạn Việt Nam 1930- 1945.( Phong trào Thơ mới).
HS cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:
1/ Lịch sử phong trào Thơ Mới:

- Hoàn cảnh lịch sử phát triển phong trào Thơ mới.
- Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và Thơ mới.
- Những thời kì phát triển và suy thoái của phong trào “ Thơ mới”.
2/ Tác giả, thuộc lòng các bài thơ vànội dung, nghệ thuật đặc sắc của từng bài được học
trong chương trình văn 8 gồm:
- Thế Lữ -> Nhớ rừng.
- Vũ Đình Liên -> Ông đồ .
- Tế Hanh -> Quê hương.
Ngoài ra GV cần cung cấp thêm cho HS các bài thơ tiêu biểu khác trong phong trào
Thơ mới để HS vận dụng khi làm các đề bài tổng hợp như:
- Mùa xuân chín - Đây thôn Ví Dạ. (Hàn Mặc Tử )
- Nắng mới - Tiếng thu. (Lưu Trọng Lư )
- Tràng giang - Buồn đêm mưa. (Huy Cận)
- Chợ tết . (Đoàn Văn Cừ )
- Mùa xuân xanh. (Nguyễn Bính)
- Chùa Hương - Sơn Tinh, Thủy Tinh. (Nguyễn Nhược Pháp)
Phần 2: Một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được học ở lớp 9
23
Phần III: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ THƠ MỚI
1/ Nắm vững những nét tiêu biểu về các tác giả : Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Nguyễn Đình
Chiểu.
2/ Tóm tắt ngắn gọn được các truyện : Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều,
Truyện Lục Vân Tiên. Nhớ, hiểu nội dung, nghệ thuật đặc sắc của cả tác phẩm cũng như
từng đoạn trích.
3/ Học thuộc lòng các đoạn trích được học, đọc thêm có ở SGK và học thuộc một số câu
thơ, đoạn thơ tiêu biểu khác trong Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên.
B. KĨ NĂNG:
1/ Phân tích đề.
2/ Vận dụng các kiểu văn bản đã học để viết được bài luận văn theo kiểu văn bản Tự
sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận. Vận dụng kết hợp các kiểu văn bản

(phương thức biểu đạt) trong một bài văn.
3/ Vân dụng các kiến thức đã học để giải quyết một yêu cầu nào đó của đề bài.
4/ Kĩ năng lập ý, sắp xếp ý, kĩ năng xây dựng hệ thống luận điểm, kĩ năng lập luận,
trình bày bố cục.
5/ Kĩ năng viết phần mở bài, kết bài hay, kĩ năng dùng từ ngữ độc đáo gợi cảm, giàu
hình ảnh, kĩ năng sử dụng đa dạng các kiểu câu.
6/ Kỹ năng liên hệ, so sánh, mở rộng trong khi làm bài.
C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ:
I. Phần Thơ mới
Ví dụ 1: Dạng đề phân tích cảm nhận về một tác phẩm
Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhờ rừng” của Thế Lữ.
Đề 2: Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “ Nhớ rừng” như sau :
“ Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi
thường. Thế Lữ như một viên tướng đều khiển đội quân Việt ngữ bằng những
mệnh lệnh không thể cưỡng được”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến đó ? Qua bài thơ “Nhớ rừng”, hãy chứng
minh nhận xét của Hoài Thanh.
Đề 3: Phân tích tâm trạng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Đề 4: Phân tích nét nổi bật về nghệ thuật dùng từ, dùng hình ảnh và các biện pháp tu từ
của
đoạn thơ sau:
… “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
…………………………………………….
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”
Đề 5: Viết bài văn giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng” của ông.
(GV áp dụng những dạng đề trên cho các bài thơ còn lại )
Ví dụ 2: Dạng đề tổng hợp về một cụm bài, một giai đoạn, một trào lưu văn học.
Đề 6 : Văn học lãng mạn Việt Nam (giai đoạn 1930 – 1945) thường ca ngợi vẻ đẹp của
thiên
nhiên, của “ngày xưa” và thường đượm buồn.

Bằng một số bài thơ đã học và đọc thêm trong phong trào “Thơ mới”, em hãy
chứng
24
minh nhận định trên.
Đê7 Quê hương, đất nước Việt Nam trong trái tim những nhà Thơ mới.
Đề 8: Mùa xuân trong thơ Việt Nam.
Ví dụ 3:
- Giáo viên có thể vận dụng một số câu hỏi ở phần “Đọc – hiểu văn bản”, các bài tập
ở phần luyện tập, hoặc các đề hướng dẫn kiểm tra một tiết ở SGK để bồi dưỡng cho
HS phương pháp làm bai.
II. Phần truyện trung đại VN
1. Dạng đề cho từng tác phẩm, từng đoạn trích: Một tác phẩm, một đoạn trích
có thể ra rất nhiều các đề khác nhau:
Ví du :
1. Kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương bằng lời kể của Trương Sinh
(Chú ý sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, cũng như các hình thức đối thoại,
độc thoại, độc thoại nội tâm).
2. Suy nghĩ của em về thân phận và những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong
xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ nương ở truyện Chuyện người con gái Nam
Xương của Nguyễn Dữ.
3. Phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
4. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ.
5. Viết bài văn giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều. ( Hoặc Nguyễn Đình
Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên.)
6. Phân tích nghệ thuật đặc sắc của một đoạn thơ nào đó trong Truyện Kiều.
7. Suy nghĩ về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua
Kiều.
8. Phân tich nghệ thuật tả người (tả cảnh thiên nhiên) tài tình của Nguyễn Du qua
đoạn trích Chị em Thuý Kiều.(Cảnh ngày xuân).

9. Suy nghĩ về hình tượng người anh hùng Lục Vân Tiên trong đọan trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
10.Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật sâu sắc của Nguyễn Du trong đoạn
trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
2/ Dạng đề tổng hợp về một cụm bài, một giai đoạn:
* Các đề 2,3,4,6,7 SGK Văn 9 Tập 1/134.
* Một số đề bài khác:
11. Xót xa cho số phận đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến,
Nguyễn Du viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Em có ý kiến gì về hai câu thơ trên.
12.Nhận xét của em về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du .
13.“Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ . Chưa có ở đâu tiếng Việt lại
đẹp đẽ, trong trẻo, giàu có, hoàn hảo như trong Truyện Kiều”.
25

×