Châm cứu cổ điển và hiện đại (Phần 1) - Sự phát triển các kỹ thuật châm cứu
Giáo sư-Bác sĩ Quan Đông Hoa
Nguyên chủ nhiệm khoa Đông Y Đại Học Cần Thơ
II./ Sự phát triển các kỹ thuật châm cứu
Châm cứu ra đời cách đây mấy nghìn năm, nhưng trong thời gian gần đây tốc độ phát triển mới
thật sự nhanh chóng.Hiện nay châm cứu bao gồm nhiều chuyên ngành: Thể châm, Mai hoa
châm, Nhĩ châm, Đầu châm, Diện châm, Thủ túc châm.
Trong tập này, chúng tôi chỉ trình bày các kỹ thuật của thể châm, còn các chuyên
ngành khác sẽ giới thiệu ở tập sau.
Thể châm: Là chuyên ngành chính của châm cứu, Thể châm là dùng những cây kim
nhỏ gọi là hào châm dài 1-7cm và dùng những mồi hoặc điếu làm bằng lá ngải khô
giả nhỏ rồi châm hoặc hơ nóng trên những vị trí nhất định gọi là huyệt. Vị trí các
huyệt này phân bổ khắp cơ thể. Ngoài hào châm một số trường hợp người thầy thuốc
còn dùng cây kim to hơn mũi nhọn có 3 cạnh còn gọi là kim tam lăng để chích máu ở
một số huyệt.
Trong những năm gần đây, các huyệt: vị trí cơ bản để điều trị được nghiên cứu
nhiều. Các huyệt đã có từ trước theo sách vở được hệ thống hóa: Nhóm kinh huyệt
(các huyệt nằm trên đường kinh) và các huyệt nằm ngoài đường kinh. Dựa theo thực
tế trị bệnh các thầy thuốc còn phát hiện được nhiều huyệt mới (Tân huyệt) có những
tác dụng độc đáo như những huyệt chữa viêm ruột thừa, chữa sốt rét, chữa đau
răng.
Nếu số huyệt từ lúc mới đầu trong quyển “Linh khu” có 160 huyệt, quyển “Giáp ất
kinh” có 349 huyệt, “Châm cứu đại thành” 359 tên huyệt thì hiện nay số kinh huyệt
361 (theo “Châm cứu giảng nghĩa” 1964) số kỳ huyệt 178 huyệt, số ta6hn huyệt là
223 (“Châm cứu học”, Thượng Hải, 1974) đưa tổng số huyệt lên tới 762 huyệt.
Các huyệt đều được xác định về vị trí, giải phẫu cục bộ, tác dụng điều trị của từng
huyệt theo ngôn ngũ y học dân tộc và theo y học hiện đại, quy cách châm cứu tại đó.
Từ thao tác châm cứu cổ xưa, theo yêu cầu điều trị ngày càng cao nên đã phát triền
thành châm kim dài châm sâu, châm xuyên, châm kim ngắn, gài kim, thủy châm,
điện châm, và cuối cùng là chôn chỉ.
1/ Châm kim dài, châm sâu: Là phát triển từ trường châm trong 9 loại châm cổ
xưa để trị bệnh ở s6au, bệnh khó.
2/ Châm xuyên: Là kim châm từ huyệt nọ sang huyệt kia như Giáp xa xuyên Địa
thương, Nội quan xuyên Ngoại quan, Thái khê xuyên Côn Lôn. Châm kim dài, châm
xuyên huyệt 1 nội dung của Tân châm hiện nay, một số thầy thuốc theo trường phái
mới hiện nay thường dùng.
3/ Châm kim ngắn: Trái ngược với châm kim dài, có người lại chủ trương dùng
những cây kim thật ngắn. Không tính từ cán kim chỉ tính từ thân kim, thì thân kim
dài 0,5-1cm và như vậy lúc châm kim mới chỉ xuyên qua da cùng lắm vào tới tổ chức
dưới da, chứ không tới lớp cơ sâu ở bên trong. Vậy mà châm vẫn có kết quả.
Chúng ta biết kết quả của châm kim là do sự nhạy cảm hay nói rõ hơn nhận biết cảm
giác của người bệnh với châm kim ở những người bị liệt 2 chi dưới (bệnh nuy) do tổn
thương tủy sống, chân hoàn toàn không lay động và hoàn toàn mất cảm giác thì
châm sâu hay châm nông kết quả thu được r6a1t ít. Mà cơ quan cảm giác xúc giác
đó phân bổ trên toàn cơ thể chủ yếu tập trung ở lớp da. Chính vì vậy kim khi xuyên
qua là có tác dụng tới cơ quan xúc giác đó và chính từ đó phát huy tác dụng.
4/ Gài kim: Là phương pháp gài kim từ huyệt để lâu hàng giờ có khi hàng ngày. Để
điều trị những bệnh khó, mà có khi rút kim ra bệnh lại quy trở lại. Kim gài có thể là
kim châm thường hoặc là kim mà chuôi là một vòng gọi là chân hoàn.
5/ Thủy châm: Thủy châm hay tiêm thuốc vào huyệt là một phương pháp chữa
bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm cứu với tác dụng của thuốc tiêm.
Thủy châm ra đời từ khi những thầy thuốc y học hiện đại biết và vận dụng châm cứu
chữa bệnh từ khoảng đầu thế kỷ thứ XX.
Tại Việt Nam Thủy châm được sử dụng sau ngày thành lập Viện nghiên cứu Đông y
Trung ương ( 1957) BS. Phạm Ngọc Thạch là người đầu tiên đề xướng tiêm thuốc vào
huyệt Phế du để chữa bệnh lao phổi thuốc là Streptomycine, Filatov, Subtilisn và đã
được đưa vào sách “Bài giảng Đông y”,tập 1 (1978).
Thuốc tiêm vào huyệt ngoài tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân của thuốc tiêm, thuốc
còn tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao
kết quả chữa bệnh. Ngoài ra, thủy châm so với châm kim thường có tốt hơn là đã
gây được lòng tin của bệnh nhân.
Thủy châm được sử dụng để điều trị tất cả mọi bệnh cấp hoặc mãn tính nhưng
thường được dùng để trị các bệnh suy nhược thần kinh, viêm khớp mãn, đau dạ dày,
tăng huyết áp, hen phế quản.
Chống chỉ định của thủy châm giống như chống chỉ định của châm kim. Không được
dùng các thuốc tiêm dầu, thuốc tiêm mạch máu, các thuốc tiêm bắp thịt mà người
bệnh dùng bị phản ứng. Thuốc để làm thủy châm là các thuốc có tác dụng tăng
cường dinh dưỡng Vitamin B1, Vitamin B2, VitaminB12, Bécozyme, Terneurine, tinh
chất gan, Campolon, Sirepar, filatov, thuốc có tác dụng trị bệnh như nọc ong,
Atropin, Novocaine, v.v… thuốc trụ sinh để kháng khuẩn như: Pénicilline,
Streptomycine, Ampicilline, Lincocine và cả các loại nước cất, huyết thanh mặn, ngọt
đẳng trương.
Các huyệt làm thủy châm: Không phải tất cả các huyệt trên cơ thể đều làm được
thủy châm. Nơi làm thủy châm nên là ở những huyệt có khối cơ bắp tương đối dầy,
tốt nhất là những du huyệt ở lưng.
Nên tránh thủy châm ở những huyệt đầu ngón chân, ngón tay, hạn chế thủy châm ở
những huyệt đầu mặt. Không nên thủy châm ỡ những huyệt khe khớp như Kiên
ngung, Tất nhãn, Độc tỵ, không nên làm thủy châm ở những huyệt nằm trên đường
đi củ dây thần kinh chính như: Nội quan, Ngoại quan, những huyệt nằm trên những
mạch máu lớn và số huyệt không nên nhiều quá, mỗi lần làm thủy châm chỉ nên từ
1-3 đôi huyệt.
Khối lượng thuốc tiêm vào huyệt cũng căn cứ vào tổ chức phần mềm vùng tiêm
nhiều hay ít, dày hay mỏng. Nếu huyệt nơi tiêm chỉ có lớp da cơ mỏng như các huyệt
vùng đầu, mặt, vành tai chỉ cần tiêm 1 giọt đến vài giọt. Các huyệt nằm trên vùng có
khối cơ bắp dày như huyệt ở lưng có thể tiêm vào mỗi huyệt từ 0,5ml đến 5ml.
Phương pháp tiến hành thủy châm cũng như chích thuốc thông thường phải đảm bảo
hợp vệ sinh, vô trùng.
Thời gian điều trị cũng giống như châm cứu nói chung nên chia từng đợt. Và cũng
cần phòng ngừa các trường hợp choáng do thuốc có thể xảy ra.
6/ Điện châm: Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng chữa bệnh
của châm cứu với kích thích bằng dòng điện: một chiều, cảm ứng xung đột một pha
hay hai pha đều hay không đều.
Hiện nay châm điện người ta thường dùng máy phát ra xung điện (Blocking
ge’ne’rator) có tần số thất điện thế thấp có nhiều đầu dây kích thích, tính năng ổng
định an toàn, điều chỉnh thao tác dễ dàng và đơn giản.
Dùng điện trong châm cứu đầu tiên là nhóm châm cứu ở Pháp (S De Morant, R de la
Fuye) khoảng năm 1930.
Tại Việt Nam điện châm được áp dụng từ năm 1964 tại miền Bắc, được ghi trong các
giáo trình “Bài giảng Đông y”, tập I, 1978.
Tác dụng của điện châm là tác dụng tổng hợp của châm chữa bệnh và tác dụng kích
thích bằng dòng điện.
Tác dụng của châm cứu đã nêu trong phần châm cứu. Ở đây chỉ nêu tác dụng của
dòng điện kích thích: đó là dòng điện xung tần số thấp và điện thế thấp.
Dòng điện xung (Impulse Cireuit) dùng trong điều trị có tần số nhỏ hơn 20.000 Hz
điện thế nhỏ hơn 300V, cường độ khoảng một vài mA.
Dòng điện xung có nhiều loại, có hình thể khác nhau. Hình gai nhọn (dòng Faradic),
hình chữ nhật (dòng Leduc), hình lưỡi cày (dòng Lapique), hình sin (dòng
dynamique).
Tác dụng sinh lý của dòng điện xung là do biên độ, tần số hình thể của xung.
a/ Biên độ:
Khi có xung điện tác dụng trên thần kinh, không kể hình thể xung là gì thì phải đạt
được một cường độ nhất định mới gây được phản ứng của cơ thể. Qua cực điện đặt
trên da:
Với cường độ I < 1mA ta không cảm thấy gì.
I = 1mA ta thấy như kiến bò
I = 1,5mA có cảm giác rung
I = 2mA rung càng mạnh
I = 3mA các thớ cơ co cùng nhịp
I = 4mA xuất hiện đau.
Vùng từ 1 – 4 mA là vùng có hiệu lực, dưới nguồn dòng xung điện không có tác
dụng.
b/ Tần số:
Là số xung điện trong một giây của dòng điện xung. Cơ thể có khả năng phản ứng
với một tần số rất rộng từ thất tới cao.
Với xung tần số thất ta còn nhận biết được, nhưng với dòng điện xung điện tần số
cao tuy ta không còn cảm giác song cơ thể vẫn phản ừng lại bằng những thay đổi
vận mạch sinh hóa, sinh lý.
Xung 20 Hz cảm giác như một vật gì chạm vô da vận động cơ co từng cái – Thực vật:
Kích thích thần kinh giao cảm.
Xung từ 20 – 50 Hz: Cảm giác xung liên tục trên bề mặt da.
c/ Hình thể:
Hình thể xung có ảnh hưởng tới tác dụng đó là độ dốc và bề mặt của xung.
Độ dốc của xung lớn sẽ gây kích thích mạnh và ngược lại.
Bề mặt của xung rộng có tác dụng nhiều trên chuyển hóa dinh dưỡng và ngược lại.
Xung hình gai nhọn: Độ dốc sường lên xuống gần thẳng đứng nên kích thích mạnh.
Bề mặt xung hẹp nên tác dụng trên chuyển hóa dinh dưỡng yếu.
Xung hình chữ nhật: Độ dốc sườn lên và xuống thẳng đứng kích thích mạnh bề mặt
xung có thể kéo rộng ra nên tùy thời gian xung dài hay ngắn mà tác dụng trên dinh
dưỡng chuyển hóa mạnh hay yếu.
Xung hình lưỡi cày: Sườn lên và xuống thoai thoải phù hợp với tổ chức lành và cả với
tổ chức bị thương tổn. Bề mặt xung rộng nên có tác dụng trên dinh dưỡng, chuyển
hóa mạnh hơn xung hình gai nhọn.
Xung hình sin: Sườn lên và xuống từ từ, diện tích xung rộng có tác dụng như hình
xung hình lưỡi cày.
Chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định:
Giống như chỉ định của châm cứu nhưng thường dùng nhất là cắt đứt chứng đau của
một số bệnh như đau khớp, đau dây thần kinh, cơn đau nội tạng.
-Chữa tê liệt: Liệt nửa người, bạn liệt dây thần kinh ngoại biên.
-Châm tê để tiến hành phãu thuật.
Chống chỉ định;
Cũng như chỉ định của phương pháp châm cứu.
Giới thiệu một kiểu máy điện châm.
Máy điện châm BT-701
(Châm tê Thượng Hải-1973)
E: Nguồn điện 6v dùng 4 pin 1,5v.
R: 2 kΩ
W2-W5: Chiết áp 10kΩ
BG: Tranzitor 3AD6
B: Cuộn dây: L3; L2; L1=L2: L:3, L3, L4, L5, L6, L7 đường kính 0,07mm dây cách
điện 1200 vòng, L1 đường kính 0,10mm dây cách điện 300 vòng, L2: đường kính
0,35mm dây cách điện 100 vòng. Lỗi sắt dùng tôn Silic mỗi lá dày 0,35mm cả sấp
dày 11mm.
Ne: Bóng Nêon
Tính năng
Tần số: 120-2400Hz
Điện thế: )-70 volt
Sóng là loại dao động nghẹt
Xung dao động nghẹt
7/ Chôn chỉ: Chôn chỉ là dùng một chất đặc chôn vùi nơi huyệt để duy trì kích thích.
Đặt trưng của châm là vấn đề kích thích phải đạt tới mức nhất định và có nhiều
trường hợp phải kéo dài kích thích đó.
Người ta đã lần lượt dùng nhiều biện pháp để kéo dài kích thích:
Thứ nhất là lưu kim trong vài giờ rồi vài ngày. Người ta còn chế tạo ra loại kim đặc
biệt Kim vòng (châm hoàn) sau khi kim ấn vô huyệt, chuôi kim là một vòng tròn đặt
sát da dùng băng dính dán lên để tránh nhiễm trùng. Nhưng lưu kim thì có lúc phải
rút kim ra.
Thứ đến là Thủy châm: Là tiêm thuốc vô huyệt để gia tăng và kéo dài kích thích tại
huyệt. Thời gian kích thích giảm dần khi thuốc khuye61ch tán và tan dần nơi huyệt
chân. Như vậy thời gian duy trì kích thích cũng chỉ được một thời gian ngắn từ 15
phút đến nửa giờ.
Chon chỉ là chôn vùi một thứ chất đặt nơi huyệt để duy trì kích thích. Chỉ khi nào vật
đó tiêu tan hết thì mới hết kích thích. Người ta dùng loại chỉ Catgut, một loại chỉ
dùng trong phẫu thuật tự tiêu được. Như vậy với chôn chỉ Catgut kích thích được duy
trì nơi huyệt vài ngày, nó lại không phải bận tâm đến thầy thuốc là phải rút ra như
lưu kim.
Các sách gốc về châm cứu chưa đề cập tới chôn chỉ. Tính đến sách châm cứu giảng
nghĩa của Học viện Nam Kinh năm 1964 cũng chưa đề cập đến chôn chỉ. Chôn chỉ có
mạnh như trong thập kỷ 60 của thế kỷ này và đợi tới năm 1974 mới được chính thức
ghi trong sách châm cứu của Học viện châm cứu Thượng Hải và cũng trong giai đoạn
này chôn chỉ nhập vào Hồng Kông và Việt Nam.
Tác dụng của chôn chỉ:
Qua thực nghiệm tại huyệt sau khi chôn chỉ Catgut thấy trong khối cơ thành phần
chuyển hóa được nâng cao, thành phần hóa giáng giảm thấp. Các chất Myoglobin,
chất đường tăng cao, acid lactic creatinine giảm do đó nâng cai được dinh dưỡng và
chuyển hóa nơi cơ bắp. Thông qua quan sát so sánh, sau khi chôn chỉ, thấy gia tăng
mạch máu vùng đó, có mạch máu mới sinh lưu lượng máu tăng, tuần hoàn máu được
cải thiện đồng thời tăng nhiều sợi liên kết làm thành dính kết với nhau, đối với cơ
bắp nhão làm tăng trương lực rồi dưới lớp cơ còn phát hiện nhiều tổ chức thần kinh
mới.
Các hình thức chôn chỉ:
Theo châm cứu học (Thượng Hải năm 1974) có 3 hình thái:
-Xâu chỉ (Xuyên tuyến) làm dùng một kim phẫu thuật xâu chỉ Catgut qua nơi huyệt
cách hai bên huyệt đó vài mm. Khi kim xâu qua và đưa chỉ Catgut vào thì cắt ở hai
đầu trên mặt da.
-Chô chỉ: (Mai Tuyến) dùng 1 mũi dao chích nhỏ, chích mặt da hơi sâu tới bên dưới
rồi vùi chỉ xuống đó. Nếu nơi vạch lớn quá nên khâu lại một mũi cho kín.
(Theo châm cứu học Thượng Hải năm 1974)
-Buộc chỉ: (Kết trái) Thao tác giống như xâu chỉ, ở đây khác là có dùng dao mổ rạch
một chỗ nhỏ cạnh huyệt rồi dùng pince cầm máu mũi cong thọc qua lỗ chích tới dưới
huyệt ấn kích thích tới 40-50 lần rồi sau theo chỗ rạch dùng kim mỗ luồng chỉ Catgut
qua huyệt ở tầng sâu dưới tận lớp cơ đi qua một đầu khác rồi đi ra chỗ rạch ban đầu.
Buộc hai đầu chỉ với nhau vùi xuống dưới da. Nếu nơi rạch miệng quà rộng thì khâu
một mũi. Đắp băng gạc vô trùng lên giữ 5-7 ngày. Như vậy là luồng chỉ Catgut hai
lần qua huyệt theo hình số 8 hoặc hình bán nguyệt, hình vòng tròn.
Tại Việt nam ngoài các hình thức trên, thầy thuốc Vương Sanh ở Sông Bé có áp dụng
chôn chỉ gọi là nhu châm (Acupuncture tendre) trình bày tại Câu lạc bộ Y học dân tộc
Sở Y tề thành phố Hồ Chí Minh ngày 15-8-1985.
Cách chôn chỉ của ông Vương Sanh là: Dùng một kim chọc nước não tủy cắt một
đoạn Catgut dài khoảng 1cm đặt sẵn trong ống chọc. Sau khi c8a1m kim vào đúng vị
trí huyệt có đắc khí mới từ từ đẩy mẫu Catgut vào.
Kỹ thuật không phải dùng kim phẫu thuật, không phải dùng dao chích, đơn giản và
lạ hơn các biện pháp trên.
Phản ứng sau điều trị:
1/ Phản ứng bình thường:
-Tại chỗ: Do kích thích của thương tổn của châm kim và của Catgut, từ 1-5 ngày tại
chỗ xảy ra phả ứng viêm vô khuẩn: Sưng, nóng đỏ, đau. Một số trường hợp phản
ứng tương đối nặng nơi rạch và vùi Catgut, có chảy ra ít nước vàng, đó đều là phản
ứng bình thường, không cần phải xử lý. Nếu nước vàng chảy ra quá nhiều, có thể
nặng hết nước vàng dùng bông cồn 70o chùi sạch đắp bông gạc vô khuẩn lên. Sau
thủ thuật vùi, tại chỗ nhiệt độ cũng có hơi tăng, có thể kéo dài 3-7 ngày. Nói chung
có phản ứng như trên là kết quả tốt.
-Phản ứng toàn thân: Một số ít người bệnh sau điều trị 4-24 giờ thấy nhiệt độ tăng,
thường khoảng 38oC, cá biệt có người bệnh lên tới 39-40oC. Kéo dài từ 2-4 ngày rồi
trở lại bình thường. Sau điều trị nói chung tổng số bạch cầu và bạch cầu đa nhân
trung tính đều có hiện tượng tăng ở mức độ khác nhau.
2/ Phản ứng khác thường:
Đau nhức: Sau khi điều trị miệng vết rạch đau nhức hoặc chân tay đau nhức, nếu
buôc chỉ chặt quá, nên cắt đứt chỉ Catgut để nới ra.
-Nhiễm khuẩn: Một số ít người bệnh vì trong lúc điều trị vô khuẩn không tốt hoặc
bảo vệ vết rạch ra không tốt làm thành nhiễm khuẩn. Thông thường là sau 3-4 ngày
thấy lài sưng đỏ, đau nhức tăng, có khi phát sốt. Nên đắp nóng tại chỗ hoặc dùng
kháng sinh.
-Xuất huyết: Phần nhiều vì kích thích quá mạnh làm rách mạch máu. Nói chung nên
băng ép cầm máu, nếu vẫn chảy thì nên khâu cầm máu và rút bỏ Catgut.
-Dị ứng: Cá biệt có người dị ứng với thuốc tê hoặc với Catgut. Sau khi điều trị thấy
tại chỗ phản ứng ngứa sưng đỏ hoặc toàn thân sốt. Cá biệt có người nơi vết rạch rỉ
nước vàng rồi chỉ Catgut đùn ra. Đối với người bệnh có điều trị dị ứng.
-Tổn thương thần kinh: Nếu thần kinh cảm giác bị tổn thương thì thấy rối loạn cảm
giác thần kinh đó phân bổ, nếu thần kinh vận động tổn thương thì thấy liệt nhóm cơ
chỉ phối, nguyên nhân là do thao tác không đúng, kích thích quá mạnh làm tổn
thương tới mạch máu, thần kinh nên lưu ý.
* *
*
Lượt qua các phương pháp kể trên: Châm cứu dài, châm xuyên, châm kim ngắn, lưu
kim, thủy châm, điện châm, chôn chỉ. Người thầy thuốc châm cứu chúng ta nên lựa
chọn cách châm cứu nào trong khi hành nghề?
Chúng ta có thể sử dụng tất cả hình thức châm trong khi trị bệnh nhưng chúng ta
nên theo một nguyên tắc:
-Đạt kết quả cao
-Có ích lợi cho người bệnh và tạo được mối thiện cảm của châm cứu đối với người
bệnh.
Cụ thể là
1/ Nếu bệnh nhẹ, dễ chữa, không có gì đặc biệt ta nên dùng kim châm cỡ thông
thường, châm xong rút kim.
2/ Nếu gặp bệnh lâu năm, khó trị như chứng liệt đã lâu: liệt mặt, liệt nửa người, liệt
hai chi dưới, nên dùng kim dài châm sâu, châm xuyên, luồn kim chạy dài dọc theo
đường kính, lưu kim gài để tăng cường kích thích nơi huyệt. Chính đó là tân châm
mục đích để trị những bệnh khó, những bệnh lâu lành.
3/ Nếu bệnh nhân là những trẻ em, những người nhát châm cứu nên dùng kim ngằn
để châm nong và có thể châm rút kim ngay hay lưu kim thời gian ngắn.
4/ Hiện tại nhiều bệnh nhân cứ cho rằng kim châm có tẩm thuốc mới trị được bệnh,
có nhiều người hỏi thầy thuốc vể những vấn đề đó. Đó là người bệnh mong ước được
châm cứu nhưng đồng thời có thuốc. Với yêu cầu như vậy dùng thủy châm rất phù
hợp. Thủy châm là biện pháp dùng thuốc, một chất lỏng để kích thích và duy trì kích
thích tại nơi huyệt một thời gian nhất định mà lại còn đồng thời đưa thêm được thuốc
cần thiết cho người bệnh. Đó có thể nói là kết hợp YHHĐ với YHDT trên một mũi kim
trên một huyệt. Như vậy không những chúng ta cân nhắc chọn huyệt dùng để châm,
mà còn chọn thuốc cho đúng, cho phù hợp với bệnh tình của người bệnh.
-Nếu có sốt, có viêm nên dùng trụ sinh.
-Nếu có đau nhức nên dùng thuốc giảm đau: Atrapin, Novocaine, Voltarène…
-Nếu có thuốc đặc trị như: Aminophilin để trị hen phế quan thì cũng có thể dùng để
thủy châm.
-Nếu mệt nhịp tim nhanh có thể dùng thuốc trợ tim mạch.
Và ở đây tôi thấy cần nhắc lại chỉ chọn dùng thuốc tan trong nước chích bắp thịt.
Không uqa1 gây sốt kích thích nơi tiêm, và nên lưu ý đảm bảo sát trùng kỹ nơi tiêm
và dụng cụ tiêm.
5/ Châm kim thường vê tay hiện nay một số ít người bệnh không thích cho rằng kém
hiệu quả, mà thực ra vê tay làm thầy thuốc cứ phải khoảng 5-10 phút lại phải vê cho
người bệnh một lần để duy trì kích thích. Để giải quyết những mắc mớ này ta phải
nhờ cậy đến điện châm. Người bệnh được gài kim và kích thích bằng máy điện châm
thì an tâm hơn, tin tưởng hơn. Mà thực tế vê kim bằng điện rất đều, liên tục và muốn
nhanh chậm bao nhiêu cũng được. Chính vì vậy, mà đội ngũ châm tê của Việt Nam
lúc đầu trong những năm trước là phải tập vê kim mà phải vê kim với tốc độ thất cao
mới đạt được cảm giác tê, thì hiện nay với vê kim bằng điện chúng ta muốn đạt tốc
độ vê bao nhiêu cũng được, thầy thuốc châm tê chỉ việc đứng coi điện vê kim thay
người. Mà lại không vướng víu gì cho phẫu thuật viên khi phải sử dụng những huyệt
gần nơi mổ.
6/ Cuối cùng là vấn đề chôn chỉ hau Nhu châm nói theo thầy thuốc Vương Sanh. Có
phải bệnh nào chúng ta cũng dùng chôn chỉ không? Tôi nghĩ phương ngôn ta có câu
“Giết gà không dùng dao mổ trâu” vậy thì không nên dùng chôn chỉ cho tất cả các
trường hợp bệnh.
Như trên tôi đã nêu: Chôn chỉ đau hơn, sau khi chôn chỉ còn có những khó chịu cho
người bệnh về phản ứng tại chỗ và toàn thân. Đây là không kể những trường hợp chỉ
sơ xuất chút ít còn có thể gây viêm tấy, Abces tại chỗ. Vì vậy theo tôi chỉ nên dành
chôn chỉ cho những bệnh thật khó trị, những bệnh nan y. Đó là những loại bệnh đã
trị nhiều biện pháp mà khôn khỏi, những tổn thương khó hồi phục như thấp khớp đã
có biến chứng teo cơ, khớp lệch trục xương, những hen phế quản loại ngoan cố…v…
v…những trường hợp này bệnh nhân vui lòng để chúng ta chon chỉ mặc dù biện pháp
này có đau hơn, khó chịu hơn.
Tóm lại phương pháp châm có nhiều, chúng ta cần lựa họn những biện pháp thích
hợp cho từng bệnh và cho từng loại bệnh nhân thì sẽ thu được những hiệu quả cao.
Còn tiếp