Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
DỊCH VỤ BAY DẦU KHÍ CỦA CÔNG TY TRỰC THĂNG
MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Trung Dũng
Sinh viên thực hiện: Vòng Minh Yến
Mã số SV: 0850010149
Lớp: Quản trị Cảng 2 – Khóa 2
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Khoa: Cảng Hàng Không
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
DỊCH VỤ BAY DẦU KHÍ CỦA CÔNG
TY TRỰC THĂNG MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 2012 -2020
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. HOÀNG TRUNG DŨNG VÒNG MINH YẾN
MSSV: 0850010149
Lớp: Quản trị Cảng 2 – Khóa 2
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2012
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Học viện
hàng không Việt Nam đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tác giả nhiều kiến
thức quý báu làm nền tảng cho quá trình thực hiện khóa luận.
Thứ đến, tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy Th.S Hoàng Trung Dũng đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện bài khóa luận này.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Công ty trực thăng miền Nam -
VNHS đã tạo điều kiện thuận lợi khi tôi thực tập tại đơn vị. Xin cảm ơn: Anh
Trần Minh Tiến (Trưởng phòng thương mại VNHS), Chị Nguyễn Kim Lan
(Phòng đào tạo huấn luyện VNHS) và các anh chị tại đơn vị thực tập đã hỗ trợ
thông tin và góp ý thiết thực cho tác giả trong quá trình thực tập tại công ty.
Kính chúc quý thầy cô trường Học viện hàng không Việt Nam dồi dào sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị trong
công ty Trực thăng miền Nam dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công
trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp.HCM, ngày…, tháng…, năm 2012
Sinh viên thực hiện
Ký và ghi rõ họ tên
Vòng Minh Yến
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
ii
LỜI CAM ĐOAN
Qua quá trình thực tập tại công ty Trực thăng miền Nam với sự giúp
đỡ nhiệt tình của các anh chị tại công ty và giáo viên hướng dẫn đã giúp tác giả
hoàn thành khóa luận này. Tác giả xin cam đoan đề tài “Chiến lược kinh
doanh dịch vụ bay dầu khí của công ty Trực thăng miền Nam giai đoạn
2012-2020” là do chính tác giả thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân
tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.
Tp.HCM, ngày…, tháng…, năm 2012
Sinh viên thực hiện
Ký và ghi rõ họ tên
Vòng Minh Yến
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.HCM, ngày…, tháng…, năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
iv
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Khóa luận đáp ứng yêu cầu của Khóa luận cử nhân.
Tp.HCM, ngày…, tháng…, năm 2012
Giảng viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ xii
MỞ ĐẦU xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Lý do chọn đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu của khóa luận 4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
2.1 Lý thuyết chung về chiến lược kinh doanh 5
2.1.1 Nguồn gốc chiến lược và khái niệm chiến lược kinh doanh 5
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của chiến lược 6
2.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh 8
2.1.4 Phân loại chiến lược kinh doanh 9
2.1.5 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh 10
2.2 Tổng quan về loại hình kinh doanh dịch vụ bay dầu khí 18
2.2.1 Khái quát về dịch vụ bay bằng trực thăng 18
2.2.2 Khái quát về dịch vụ bay dầu khí 20
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
vi
2.2.3 Đặc điểm của dịch vụ bay dầu khí 20
2.2.4 Vai trò của dịch vụ bay dầu khí 21
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ bay dầu khí 21
2.3 Các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đền đề tài 21
2.4 Quy trình nghiên cứu 23
2.5 Phương pháp nghiên cứu 23
2.5.1 Phương pháp nghiên cứu sơ cấp 23
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu thứ cấp 24
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BAY DẦU KHÍ TẠI CÔNG TRỰC
THĂNG MIỀN NAM 25
3.1 Tổng quan về công ty Trực thăng miền Nam 25
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
3.1.2 Phạm vi kinh doanh và sản phẩm dịch vụ 29
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 32
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh 34
3.2 Phân tích môi trường bên ngoài 38
3.2.1 Môi trường vĩ mô 38
3.2.2 Môi trường vi mô 40
3.2.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 47
3.3 Phân tích môi trường bên trong 49
3.3.1 Lợi thế cạnh tranh 49
3.3.2 Thị phần dịch vụ bay dầu khí của VNHS 52
3.3.3 Các nguồn lực 52
3.3.4 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 60
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ BAY DẦU
KHÍ CHO CÔNG TY TRỰC THĂNG MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 2012-2020 62
4.1 Căn cứ xây dựng chiến lược 62
4.1.1 Dự báo về sự phát triển của thị trường 62
4.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu 63
4.1.3 Định hướng chiến lược của VNHS 63
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
vii
4.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho VNHS 64
4.2.1 Các nhóm chiến lược chính rút ra từ ma trận SWOT 65
4.2.2 Lựa chọn ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM 66
4.3 Giải pháp thực hiện chiến lược 69
4.3.1 Chiến lược phát triển thị trường 69
4.3.2 Chiến lược cạnh tranh 70
4.3.3 Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 72
4.4 Hướng nghiên cứu mở rộng 76
4.5 Kiến nghị 77
4.5.1 Kiến nghị đối với chính phủ 77
4.4.1 Kiến nghị đối với công ty Trực thăng miền Nam 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 80
Phụ lục 1 80
Phụ lục 2 83
Phụ lục 3 84
Phụ lục 4 85
Phụ lục 5 86
Phụ lục 6 87
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt Tên đầy đủ
1 AIR TAXI Dịch vụ vận tải hàng không theo yêu cầu
2 FAA Federal Aviation Authorithies
3 HĐBT Hội đồng bộ trưởng
4 HKVN Hàng không Việt Nam
5 JAR Joint Aviation Requirement
6 KTHK Kỹ thuật hàng không
7 NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
8 OGP Aircraft management guidelines of International
Association of Oil & Gas Producers
9 PVN Petro Vietnam
10 PK-KQ Phòng không – Không quân
11 QCHK-KT3 Quy chế khai thác Trực thăng thương mại
12 QĐ-QP Quyết định – Quốc phòng
13 QH Quốc hội
14 TCHK Tổng cục hàng không
15 VNA Việt Nam Airlines
16 VNHS Công ty trực thăng miền Nam
17 VALC Công ty cho thuê máy bay
18 WTO World Trade Organization
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
ix
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) 13
2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Ma trận IFE) 15
2.3 Ma trận SWOT 16
2.4 Ma trận QSPM 18
3.1 Lưu lượng khách quốc tế đến Việt Nam 39
3.2 Danh sách khách hàng dầu khí của VNHS 42
3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của VNHS 48
3.4 Bảng giá dịch vụ tại VNHS 50
3.5 Kết quả đánh giá năng lực nhà thầu VNHS của Petronas 51
3.6 Bảng số lượng phi công dự kiến của VNHS giai đoạn 2010 -2015 53
3.7 Đội máy bay trực thăng hiện có của VNHS 58
3.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của VNHS 61
4.1 Ma trận SWOT của VNHS 64
4.2 Ma trận QSPM của VNHS (Nhóm chiến lược S/O) 66
4.3 Ma trận QSPM của VNHS (Nhóm chiến lược S/T) 67
4.4 Ma trận QSPM của VNHS (Nhóm chiến lược W/T) 68
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
x
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
3.1 Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại VNHS 56
3.2 Các loại máy bay hiện có của VNHS 57
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT Tên biểu đồ Trang
3.1 Doanh thu của VNHS từ năm 2007 đến 2011 34
3.2 Số giờ bay của VNHS từ năm 2007 đến 2011 35
3.3 Tỷ lệ doanh thu giữa bay dầu khí và bay dịch vụ tại VNHS 36
3.4 Doanh thu dịch vụ bay dầu khí của VNHS từ năm 2007 đến 2011 36
3.5 Doanh thu bay du lịch – dịch vụ của VNHS từ năm 2006 đến 2010 37
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
xii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT Tên sơ đồ Trang
2.1 Sơ đồ các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 12
2.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 23
3.1 Sơ đồ Tổng công ty Trực thăng Việt Nam 25
3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Trực thăng miền Nam 33
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
xiii
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động, cạnh tranh ngày
càng gay gắt, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển bền vững trên thị trường thì cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần
phải năng động và có những chính sách chiến lược bài bản thì mới có thể trụ vững
trên thương trường. Để có được hướng đi đúng thì yếu tố quan trọng là doanh
nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả
đối với từng thời kì, việc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể nắm bắt và tận
dụng các cơ hội đồng thời có những biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ
và thách thức trên thương trường. Do đó, chiến lược kinh doanh ngày càng có ý
nghĩa quan trọng nó quyết định sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp. Hoạt
động bay dầu khí là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù có tầm quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế của ngành hàng không chung và ngành dầu khí quốc gia.
Đây là lĩnh vực hoạt động khá nhạy cảm trước sự biến động của môi trường kinh tế,
chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Vì thế, lĩnh vực này luôn được quan tâm và
kiểm tra chặt chẽ từ các bên hữu quan. Trước quá trình hội nhập kinh tế đất nước
ngày càng sâu rộng, yêu cầu đặt ra cho công ty Trực thăng miền Nam là phải tự xây
dựng chiến lược kinh doanh cho riêng mình để có thể hoạt động và phát triển một
cách an toàn, bền vững trên cơ sở tận dụng được các cơ hội và hạn chế những rủi ro
của quá trình hội nhập từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu và năng lực vận
chuyển trực thăng trên thị trường quốc tế.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong nhịp sống hiện đại, thời gian, thời cơ là tài sản vô giá, vì vậy việc đi
lại được bảo đảm bằng sự phục vụ an toàn, tin cậy, cơ động nhanh, tiết kiệm thời
gian luôn được nhiều đối tượng khách hàng nhắm đến. Trong bối cảnh nhu cầu đi
lại cơ động ở phân khúc thị trường hàng không chung ngày càng tăng, thì đây được
xem là thời cơ thuận lợi cho việc phát triển các loại hình dịch vụ bay. Với tốc độ
phát triển nhanh chóng của ngành hàng không thì sự ra đời và phát triển của loại
hình dịch vụ bay đã góp phần tạo nên sự sôi nỗi cho hoạt động hàng không chung.
Bên cạnh đó, hiện nay ngành Dầu khí đang thực hiện chiến lược tăng tốc
phát triển, toàn ngành đang nỗ lực đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác
dầu khí trên khắp thềm lục địa Việt Nam cũng như nhiều khu vực khác nhau trên
thế giới. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một lĩnh vực đầu tư sôi động, nhiều tập
đoàn dầu khí lớn có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam đây là cơ
hội mở rộng hợp tác đầu tư kinh doanh giữa các công ty trong và ngoài nước cũng
là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thăm dò dầu khí.
Sự năng động của ngành hàng không và dầu khí tạo tiền đề cho sự phát triển
mạnh mẽ của các dịch vụ dầu khí mà trong đó phải kể đến là dịch vụ bay phục vụ
hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí đây là mảng kinh doanh hấp dẫn hứa hẹn
đem lại nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực này thật không
dễ dàng, bởi bên cạnh những rào cản của pháp luật và an ninh quốc phòng, việc
khai thác dịch vụ bay đòi hỏi năng lực điều hành quản lí chuyên nghiệp và khả năng
tài chính dồi dào để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa thì mục đích của doanh nghiệp hoạt
động trong nền kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất một cách lâu bền.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích
thu được với phần nguồn lực huy động sử dụng cho các lợi ích đó. Trong điều kiện
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
2
biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, hơn bao giờ hết, chỉ có một điều mà
các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn, đó là sự thay đổi. Để có thể tồn tại, bắt
buộc tất cả các doanh nghiệp phải có khả năng thay đổi và thích ứng với những biến
động.Thách thức đặt ra ở đây là làm cách nào để doanh nghiệp có thể vượt qua sóng
gió trong thương trường, vươn tới một tương lai tốt đẹp? Vì vậy, xây dựng chiến
lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là cơ sở đem lại những lợi
ích to lớn cho doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể
chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình.Một chiến lược
kinh doanh đúng sẽ giúp các nhà quản trị và tất cả nhân viên trong doanh nghiệp
nhận thức rõ được mục đích và hướng đi của doanh nghiệp mình. Nó đóng vai trò
định hướng hoạt động tạo căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp trước sự biến động
của thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng
thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương
trường kinh doanh.
1.2 Lý do chọn đề tài
Công ty trực thăng miền Nam (VNHS) được đánh giá là công ty hàng đầu về
cung cấp dịch vụ trực thăng phục vụ bay thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam.
Với lợi thế cạnh tranh lớn, truyền thống kinh nghiệm lâu năm, cơ sở hạ tầng đầy đủ,
đội ngũ phi công dày dặn kinh nghiệm VNHS phục vụ thành công nhiều chiến dịch
khoan của các tập đoàn, công ty dầu khí lớn trong và ngoài nước tiếp tục nổi trội và
khẳng định vai trò quan trọng trong lĩnh vực bay dầu khí tại Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á. Bên cạnh đó, “năng lực bề dày” trong bay phục vụ nền công nghiệp
dầu khí của đất nước cùng với hệ thống chất lượng an toàn, trong nhiều năm qua
VNHS đã thuyết phục các đối tác bằng một loạt hợp đồng bay trong nước phục vụ
khai thác và thăm dò dầu khí.
Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh đầy biến động, sự thành công trước
mắt không đồng nghĩa với sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì, xu hướng
quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, sự phát triển
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
3
như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu thị trường làm cho môi trường kinh
doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên. Với một điều kiện môi
trường kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh
đúng đắn thì mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh được nguy cơ, đảm bảo sự phát
triển ổn định. Là một doanh nghiệp, thực tế đòi hỏi VNHS phải có một chiến lược
kinh doanh phù hợp, nó có ý nghĩa đảm bảo sự phát triển bền vững và quyết định sự
thành công của VNHS trong tương lai. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Chiến
lược kinh doanh dịch vụ bay dầu khí của công ty Trực thăng miền Nam giai đoạn
2012 -2020” với mong muốn góp phần giúp VNHS có bước đi vững chắc trong quá
trình phát triển của công ty.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh: khái niệm, đặc trưng,
quy trình, lựa chọn chiến lược.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh về dịch vụ bay dầu khí tại VNHS.
- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài và môi trường
bên trong đến dịch vụ bay dầu khí của VNHS.
- Xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh về dịch vụ bay dầu khí cho
VNHS trong giai đoạn 2012 – 2020 và đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến
lược giúp công ty bền vững trong môi trường cạnh tranh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được tại công ty đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế như: phương pháp thống kê, mô tả,
so sánh, phân tích, tổng hợp…kết hợp nghiên cứu các báo cáo và tài liệu có liên
quan để đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ bay dầu khí tại VNHS.
- Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp khảo sát ý kiến của một số chuyên
gia am hiểu về lĩnh vực bay dầu khí tại VNHS. Sau đó, tiến hành phân tích những ý
kiến tham khảo được bằng các công cụ trong xây dựng chiến lược như: IFE, EFE,
SWOT, QSPM.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
4
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
bay dầu khí tại VNHS (vì đây là lĩnh vực khai thác chính của VNHS chiếm đến
99% doanh thu của công ty).
- Thời gian nghiên cứu: được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là
khoảng thời gian được thực tập tại công ty bắt đầu từ 13/02/2012 đến 30/03/2012.
Giai đoạn 2, là quá trình phát triển đề tài dựa trên những cơ sở nghiên cứu ở giai
đoạn 1 được tiến hành từ 18/04/2012 đến 18/05/2012.
1.6 Kết cấu của khóa luận
Kết cấu của khóa luận được chia thành bốn phần chính gồm:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ bay dầu khí tại công ty Trực
thăng miền Nam
Chương 4. Xây dựng chiến lược kinh doanh về dịch vụ bay dầu khí tại công ty Trực
thăng miền Nam giai đoạn 2012 -2020
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Lý thuyết chung về chiến lược kinh doanh
2.1.1 Nguồn gốc chiến lược và khái niệm chiến lược kinh doanh
“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dựng trong
quân sự, nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân
sự là nghệ thuật chỉ huy ở vị trí ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi: chiến
lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng.
Từ thập kỉ 60, thế kỷ XX, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh
doanh, thuật ngữ “Chiến lược kinh doanh” ra đời. Quan niệm chiến lược kinh doanh
phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
Năm 1962, Chandler định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục
tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi hành
động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”
(Chandler, A. (1962). Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes. MIT
Press).
Sau đó, Johnson và Scholes định nghĩa lại chiến lược trong điều kiện môi
trường có rất nhiều những thay đổi nhanh chóng: “Chiến lược là định hướng và
phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức
thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp
ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan” (Johnson, G.,
Scholes, K.(1999). Exploring Corporate Strategy, 5
th
Ed. Prentice Hall Europe).
Ngoài cách tiếp cận kiểu truyền thống như trên, nhiều tổ chức kinh doanh
tiếp cận chiến lược theo cách mới: Chiến lược kinh doanh là kế hoạch kiểm soát và
sử dụng nguồn lực, tài sản và tài chính nhằm mục đích nâng cao và đảm bảo những
quyền lợi thiết yếu của mình. Kenneth Andrew là người đầu tiên đưa ra các ý tưởng
nổi bật này trong cuốn sách kinh điển “The cencept of Corporate Strategy”. Theo
ông chiến lược là những gì mà một tổ chức phải làm dựa trên những điểm mạnh và
điểm yếu của mình trong bối cảnh có những cơ hội và cả những mối đe dọa.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
6
Brace Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn Tư vấn
Boston đã kết nối khái niệm chiến lược với lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là
việc đặt công ty vào vị thế tốt hơn đối thủ để tạo ra giá trị về kinh tế cho khách hàng.
“Chiến lược là việc tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và
kết hợp lợi thế cạnh tranh của một tổ chức. Những điều khác biệt giữa bạn và đối
thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn.” Ông tin rằng không thể cùng tồn tại
hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo sự
khác biệt mới có thể tồn tại. Michael Porter cũng tán đồng nhận định của Henderson:
“Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt đó là việc lựa chọn cẩn thận một
chuỗi hành động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo.”
Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phát
thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai
thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo ba ý
nghĩa phổ biến nhất:
- Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực
hiện các mục tiêu đó.
Ngày nay, thuật ngữ chiến lược đã được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực cả phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Quan điểm phổ biến hiện
nay cho rằng: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điểu
khiển chúng nằm đạt đến mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.” Có thể nói việc xây
dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một
nội dung, chức năng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp.
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của chiến lược
Tuy còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến
lược song các đặc trưng cơ bản của chiến lược trong kinh doanh được quan niệm
tương đối thống nhất.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
7
Các đặc trưng cơ bản đó là:
- Chiến lược xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh
cần đạt tới trong từng thới kì và được quán triệt đầy đủ trong các lĩnh vực hoạt động
quản trị của donah nghiệp. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho
doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường
xuyên biến động.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo những phương hướng hoạt động của
doanh nghiệp trong dài hạn, khung hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Nó
chỉ mang tính định tính hướng còn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh đòi hỏi
phải kết hợp mục tiêu chiến lược với mục tiêu kinh tế, xem xét tính hợp lí và điều
chỉnh cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh để đảm bảo hiệu quả
kinh doanh và khắc phục sự sai lệch do tính định hướng của chiến lược gây ra.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở các lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp để đảm bảo huy động tối đa và kết hợp tốt với việc khai thác và sử
dụng các nguồn lực (nhân lực, tài sản lực cả hữu hình và vô hình), năng lực cốt lõi
của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai nhằm phát huy những lợi thế nắm bắt
cơ hội để giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Chiến lược kinh doanh được phản ánh trong cả một quá trình liên tục từ xây
dựng đến tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh chiến lược.
- Chiến lược kinh doanh luôn mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trong
cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh được hình thành và thực hiện trên cơ sở phát
hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh cao.
- Mọi quyết định chiến lược quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực
hiện, đánh giá và điều chỉnh chiến lược đều được tập trung vào nhóm quản trị viên
cấp cao. Để đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn, sự bí mật thông tin
trong cạnh tranh.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
8
2.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Với những đặc trưng đó, có thể nói rằng trong cơ chế thị trường việc xây
dựng thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Lịch sử kinh doanh trên thế giới đã chứng kiến không
ít người gia nhập thương trường kinh doanh với số vốn ít ỏi, nhưng họ đã nhanh
chóng thành đạt đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác nhờ có chiến lược kinh doanh
đúng. Chiến lược kinh doanh được ví như bánh lái của con tàu để nó vượt được
trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp. Sự đóng cửa của những
công ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp đó, đặc biệt trong kinh tế thị trường.
Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích,
hướng đi của mình trong tương lai làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn của
doanh nghiệp, nó là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tác nghiệp.
Sự thiếu vắng chiến lược hay chiến lược thiết lập không rõ ràng, không có luận cứ
vững chắc sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, có nhiều vấn
đề nảy sinh chỉ thấy trước mắt mà không gắn được với dài hạn hoặc cWhỉ thấy cục
bộ mà không thấy được vai trò của cục bộ trong toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ
hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối
đe dọa trên thương trường kinh doanh.
- Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực,
tăng cường vị thế của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục
và bền vững.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
9
- Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra
cách quyết định phù hợp trước sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững
chắc cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi
dưỡng nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. Trong thực tế
phần lớn các sai lầm trong đầu tư, công nghệ, thị trường… đều xuất phát từ chỗ xây
dựng chiến lược hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược.
Cội nguồn của thành công hay thất bại phụ thuộc vào một trong những yếu
tố quan trọng là doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh như thế nào.
2.1.4 Phân loại chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh được tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong một
doanh nghiệp. Những cấp, đơn vị trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp có
nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lược riêng của mình, và đảm bảo góp
phần thực hiện chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. Theo đó chúng ta có thể chia
chiến lược kinh doanh thành ba cấp.
- Cấp doanh nghiệp: Cấp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tổng quát định
hướng phát triển cho công ty. Đây là chiến lược cơ bản nhất định hướng cho tất cả
các chiến lược còn lại và bao trùm lên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Chiến
lược cấp doanh nghiệp xác định ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoặc sẽ
phải tiến hành. Vạch ra những mục đích mục tiêu của công ty cần phải theo đuổi.
Tại mỗi ngành kinh doanh, xác định đặc trưng, đề ra các chính sách phát triển và
những trách nhiệm đối với cộng đồng của doanh nghiệp.
- Cấp cơ sở: Cấp này còn gọi là SBU – Đơn vị kinh doanh chiến lược. Chiến
lược cấp cơ sở tập trung vào việc quản lí và hoạt động của một lĩnh vực kinh doanh
cụ thể đồng thời xác định những căn cứ để chúng có thể hoàn thành các chức năng
và nhiệm vụ của mình, đóng góp cho việc hoàn thành chiến lược chung của công ty
trong phạm vi mà nó đảm trách. Một chiến lược cấp cơ sở đúng tất yếu cần phù hợp
với chiến lược cấp công ty và hài hòa với các chiến lược cấp cơ sở khác của doanh
nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp khoa Cảng – Khóa 2
10
- Cấp chức năng: đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến
lược cấp cơ sở kinh doanh dựa trên các chiến lược đã được đề ra ở các cấp đơn vị.
Cấp này xây dựng các chiến lược cụ thể, tập trung theo từng chức năng và lĩnh vực
kinh doanh.
2.1.5 Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh có thể được chia thành 3 giai đoạn.
a) Giai đoạn phân tích
Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược
Bước đầu tiên và là tiền đề quan trọng của quy trình xây dựng chiến lược
trong doanh nghiệp là xác định tầm nhìn, sứ mạng và các mục tiêu chiến lược.
- Tầm nhìn: chính là bức tranh tổng thể về viễn cảnh tương lai mà doanh
nghiệp hướng tới. Xác định tầm nhìn chính là định dạng tương lai phát triển mà
doanh nghiệp có khả năng tiếp cận được. Như vậy, tầm nhìn là cái đích mà doanh
nghiệp hướng tới, nó đóng vai trò quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược
của doanh nghiệp. Tầm nhìn ngày càng trở nên quan trọng trong lĩnh vực kinh
doanh. Vai trò của tầm nhìn chiến lược được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, tầm nhìn dẫn dắt chiến lược và gợi mở những con đường chiến
lược cho doanh nghiệp.
Thứ hai, nó gìn giữ cái cốt lõi của doanh nghiệp, và duy trì những năng lực
cốt lõi đó.
Thứ ba, tầm nhìn là phương tiện tốt nhất để kích thích hoạt động của mọi
thành viên trong doanh nghiệp, nó hỗ trợ việc liên kết hoạt động của con người theo
một hướng duy nhất.
- Sứ mạng: (hay nhiệm vụ chiến lược) là những tuyên bố của doanh nghiệp
thể hiện triết lí kinh doanh, mục đích ra đời và tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mạng
chiến lược thường mang tính ổn định và duy trì trong một thời gian dài. Xây dựng
bản tuyên bố về sứ nạng doanh nghiệp là một trong những nội dung hết sức quan
trọng trong xây dựng chiến lược, tạo cơ sở khoa học cho quá trình phân tích và lựa