Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

288 Định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.06 KB, 79 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Ở nước ta cà phê là một mặt hàng sản xuất kinh doanh quan trọng. Ngành cà phê
Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Từ
một nước sản xuất cà phê nhỏ, đến nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai trên thế
giới chỉ sau Braxin. Hàng năm, ngành cà phê đã đưa về cho đất nước một khối lượng
kim ngạch đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm
ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi đặc biệt là Tây Nguyên. Những thành tựu đó
đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam là một tổ chức chuyên kinh doanh cà phê lớn
nhất nước. Với vai trò đầu tàu của mình, Tổng Công Ty đã góp phần không nhỏ vào
quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Tổng Công Ty
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đó là: Sự gia nhập thị trường của
các tập đoàn nước ngoài, các Công ty, văn phòng đại diện nước ngoài đã nhảy vào thị
phần kinh doanh xuất khẩu cà phê tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với Tổng
Công ty; Thực trạng giá bán cà phê của Tổng Công Ty luôn thấp hơn giá trên thị
trường Luân Đôn; Yêu cầu của thế giới là cà phê có chất lượng cao, được chế biến
sâu và đa dạng; Thêm vào đó là tình trạng thiếu vốn của Tổng Công Ty trong giai
đoạn hiện nay,…là những thực tế và thách thức hết sức gây gắt đối với Tổng Công
Ty Cà Phê Việt Nam. Chính vì lẽ đó, Tổng Công Ty đang rất cần một định hướng
chiến lược đúng đắn trong giai đoạn hiện nay để phát triển mạnh hơn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, là một nhân viên công tác trong doanh nghiệp
trực thuộc Tổng Công Ty, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Định hướng chiến lược kinh
doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015” làm
luận văn tốt nghiệp.
2
2. Mục đích nghiên cứu:
- Trình bày tổng quan về Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam.
- Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của Tổng Công Ty Cà Phê


Việt Nam đến năm 2015.
- Đưa ra các định hướng chiến lược kinh doanh cho Tổng Công Ty Cà Phê Việt
Nam đến năm 2015.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cung, cầu trên thị trường cà phê thế giới và Việt Nam thời gian qua.
- Thực trạng của sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân của Tổng Cty Cà Phê Việt
Nam trong thời gian qua.
- Diễn biến giá cà phê của thị trường Luân Đôn, giá xuất khẩu bình quân của Việt
Nam và của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam trong thời gian qua.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chủ yếu về tình hình cung, cầu trên thị trường và thực trạng
tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam, của Tổng Công Ty Cà Phê Việt
Nam để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho Tổng Công
Ty Cà Phê Việt Nam đến năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp đối chiếu,
so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê trên cơ sở vận dụng khoa học
kinh tế trong quá trình thực hiện.
6. Nội dung của luận văn:
- Lời nói đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của Tổng Công Ty
Cà Phê Việt Nam.
- Chương 3: Định hướng chiến lược kinh doanh cho VINACAFE đến năm 2015.
3
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
4
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
1.1. Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh:
Thuật ngữ chiến lược (Strategy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ
“stratos” (quân đội, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển).
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ
bản, dài hạn của doanh nghiệp và thực hiện chương trình hành động cùng với việc
phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đã xác định. Cũng như có
thể hiểu chiến lược là một phương thức mà các doanh nghiệp sử dụng để định hướng
tương lai nhằm đạt được và duy trì sự phát triển.
Khác với quan niệm trên, Mintzberg tiếp cận chiến lược theo cách mới. Ông cho
rằng chiến lược là một mẫu hình trong dòng chảy các quyết định và chương trình
hành động.
Tuy nhiên, dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn
là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong khu vực hoạt động và khả
năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo
3 ý nghĩa phổ biến nhất đó là:
- Xác định các mục tiêu dài hạn cơ bản của doanh nghiệp.
- Đưa ra các chương trình hành động tổng quát.
- Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bố nguồn tài nguyên để
thực hiện mục tiêu đó.
5
1.1.2. Tiến trình hoạch định chiến lược
1.1.2.1. Phân tích môi trường
Yếu tố môi trường tác động rất lớn lên tổ chức vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ
của các bước tiếp theo của tiến trình quản trị chiến lược. Mọi chiến lược được lựa
chọn đều phải hoạch định trên cơ sở của các điều kiện môi trường mà bản thân tổ
chức đang chịu chi phối. Có thể chia môi trường ra làm 3 cấp độ:
- Môi trường vĩ mô: việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời

câu hỏi: Doanh nghiệp đang trực diện với những vấn đề gì? Các yếu tố cần
nghiên cứu trong môi trường vĩ mô đó là: môi trường quốc tế, môi trường kinh
tế, môi trường chính trị, điều kiện xã hội, điều kiện tự nhiên, khoa học-công
nghệ, cơ sở hạ tầng. mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ
chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
- Môi trường ngành: bao gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, thị
trường và khách hàng, sản phẩm thay thế. Ảnh hưởng chung của các yếu tố
này thường là một sự thực phải chấp nhận đối với tất cả các doanh nghiệp.
- Môi trường nội bộ công ty: bao gồm các yếu tố nội tại trong một tổ chức nhất
định: về nhân sự, về quản lý, về tài chính, về nghiên cứu và phát triển, về
marketing.
Môi trường kinh doanh của tổ chức được phân tích bằng Ma trận điểm mạnh -
điểm yếu, cơ hội - nguy cơ (SWOT), qua việc phân tích ma trận này có thể giúp cho
các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau:
 Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO):
Sử dụng những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên
ngoài.
 Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO):
6
Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên
ngoài.
 Các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST):
Sử dụng điểm mạnh của một công ty để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của
những mối đe dọa bên ngoài.
 Các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT):
Đây là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên
trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
Để lập một ma trận SWOT, theo Fred R.David phải trải qua 8 bước:
(1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty;
(2) Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty;

(3) Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty;
(4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty;
(5) Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp;
(6) Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lược WO;
(7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược ST;
(8) Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả quả
chiến lược WT
7
1.1.2.2. Xác định nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của tổ chức
Nhiệm vụ, phương hướng: là mục đích chính của tổ chức, phân biệt nó với các tổ
chức khác cùng ngành. Nội dung của nhiệm vụ, phương hướng được nêu ra để làm
định hướng và biểu lộ quan điểm chứ không phải để thể hiện những mục đích cụ thể.
Một bản báo cáo nhiệm vụ tốt sẽ định rõ tính chất về mục đích của tổ chức, khách
hàng, sản phẩm, dịch vụ, thị trường, công nghệ cơ bản,…vì trong mô hình quản trị
chiến lược cần xác định nhiệm vụ rõ ràng trước khi đề ra và thực hiện các chiến lược
có thể được lựa chọn.
Mục tiêu: là các tiêu đích hoặc kết quả cụ thể mà tổ chức phấn đấu đạt được. Mục
tiêu xuất phát từ nhiệm vụ, phương hướng nhưng nó cụ thể và rõ ràng hơn.
1.2. Những vấn đề cơ bản của xuất khẩu
Trong chiến lược kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp cần hiểu rõ những khó
khăn, thuận lợi, cũng như những ích lợi trong thương mại quốc tế,…có như vậy
doanh nghiệp mới có thể đề ra được chiến lược kinh doanh thích hợp trong xu thế hội
nhập như hiện nay.
1.2.1. Ích lợi của thương mại quốc tế
1.2.1.1. Nguyên nhân của thương mại quốc tế
Các nước tham gia thương mại quốc tế trước hết vì hiệu quả kinh tế theo qui mô
và những khác biệt về khả năng chiếm lĩnh nguồn lực. Ngoài ra, thị hiếu, bằng phát

minh sáng chế, tri thức chuyên môn,.. cũng có thể là nguyên nhân của thương mại
quốc tế.
Hiệu quả kinh tế theo qui mô: Hiệu quả kinh tế theo qui mô hay lợi suất tăng dần theo
qui mô nghĩa là hầu hết hàng hóa sản xuất ra sẽ đắt hơn khi sản xuất số lượng nhỏ và
rẻ hơn khi sản xuất số lượng lớn. Nguyên nhân là do với nền sản xuất qui mô lớn,
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhân công, nguyên liệu,..
8
Những khác biệt về khả năng chiếm dụng nguồn lực: Ngoài hiệu quả kinh tế theo qui
mô, một lý do khác của thương mại quốc tế chính là sự khác biệt về khả năng chiếm
dụng nguồn lực. Nói cách khác, nguồn cung về các yếu tố sản xuất khác nhau của các
quốc gia là khác nhau. Với một nguồn lực riêng lẻ và phong phú thì việc sản xuất ra
các sản phẩm sử dụng nguồn lực này cũng rẻ hơn.
1.2.1.2. Vai trò của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự mở rộng hoạt động thương mại ra khỏi phạm vi của
một nước. Việc trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới giúp mở rộng khả năng tiêu
dùng và sản xuất của quốc gia, đồng thời hòa nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh
tế thế giới. Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
1.2.2. Các công cụ và chính sách của thương mại quốc tế
Công cụ và chính sách thương mại quốc tế là hệ thống chính sách ngoại thương
của một nước, phục vụ cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ. Do đó, các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nắm vững các công cụ và chính sách này, chủ yếu
là:
- Thuế quan: là hình thức phổ biến để hạn chế thương mại. Thông qua thuế quan
doanh nghiệp có thể biết được thái độ của chính phủ sở tại trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu.
- Hạn ngạch: được nhiều nước áp dụng để quản lý xuất nhập khẩu, bảo hộ sản xuất
trong nước, bảo vệ tài nguyên, cải thiện cán cân thanh toán và thực hiện chính sách
thị trường.
- Hàng rào phi thuế quan: là những khác biệt trong các quy định hoặc tập quán của

quốc gia nhằm cản trở sự lưu thông tự do giữa các nước của một số loại các hàng hóa,
dịch vụ, yếu tố sản xuất,…để chống lại hàng hóa nước ngoài và ủng hộ hàng nội địa.
9
- Trợ cấp xuất khẩu: là các chính sách ngoại thương mang tính nâng đỡ xuất khẩu,
thường là dưới hình thức trợ cấp trực tiếp, cho vay tín dụng ưu đãi hoặc miễn giảm
thuế.
- Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan: đây là nhóm chính sách
và biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận tối đa trong hoạt động xuất
khẩu.
- Chính sách đối với cán cân thanh toán quốc tế và thương mại: như chính sách
đầu tư của Nhà nước hình thành vùng chuyên canh hoặc doanh nghiệp chuyên sản
xuất hàng xuất khẩu có qui mô lớn, công nghệ hiện đại, hay chính sách khuyến khích
tổ chức và cá nhân tham gia xuất khẩu hàng chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên
trường quốc tế.
10
1.3. Tồng quan về kinh doanh xuất khẩu cà phê
1.3.1. Tình hình cà phê thế giới
1.3.1.1 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Sản xuất cà phê trên thế giới hiện tại ở mức trên 120 triệu bao (trên 7,2 triệu tấn).
Cụ thể, sản lượng cà phê trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng từ vụ mùa
2001/2002-2007/2008 đạt từ 111,91 - 120,16 triệu bao, ước vụ mùa 2008/2009 đạt
147,73 triệu bao. Trong đó, Braxin là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với
sản lượng 2007/2008 đạt 36,86 triệu bao chiếm 30,68% sản lượng thế giới, ước
2008/2009 đạt 54,5 triệu bao, theo sau là Việt Nam với sản lượng 2007/2008 đạt
18,28 triệu bao chiếm 15,21% sản lượng thế giới , ước 2008/2009 đạt 21,59 triệu bao
và kế đến là Colombia đứng hàng thứ ba với sản lượng 2007/2008 là 12 triệu bao,
chiếm 9,99% sản lượng thế giới, ước 2008/2009 đạt 12,5 triệu bao.
Braxin là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, nước này chủ yếu sản xuất cà
phê Arabica với sản lượng 2007/2008 là 24,36 triệu bao chiếm 34,17% sản lượng
Arabica trên thế giới, ước 2008/2009 đạt 41,2 triệu bao, là nước sản xuất Arabica lớn

nhất thế giới, theo sau là Colombia, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Mặc dù, xếp vị
trí thứ hai về sản xuất cà phê nhưng Việt Nam lại là nước dẫn đầu trong sản xuất cà
phê Robusta với sản lượng 2007/2008 là 17,78 triệu bao chiếm 36,39% sản lượng cà
phê Robusta trên thế giới, ước 2008/2009 đạt 21 triệu bao nhưng lại đứng thứ năm
trong sản xuất cà phê Arabica. Trong sản xuất cà phê Robusta, Braxin là nước xếp thứ
2 với sản lượng 2007/2008 đạt 12,5 triệu bao chiếm 25,58% sản lượng cà phê
Robusta trên thế giới, ước 2008/2009 đạt 13,3 triệu bao, tiếp đến là Indonesia và Ấn
Độ. Riêng Colombia chỉ sản xuất cà phê Arabica, không sản xuất cà phê Robusta.
11
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê trên thế giới
ĐVT: 1.000 bao cà phê nhân-60 kg/bao
Vụ mùa 2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 2006/2007 2007/2008
Ước
2008/2009
Braxin 33.840 53.630 33.640 43.250 35.820 48.000 36.860 54.500
Việt Nam 14.020 11.800 14.780 14.350 11.730 20.100 18.280 21.590
Colombia 11.950 11.700 11.200 11.890 11.950 12.160 12.000 12.500
Indonesia 6.650 5.620 6.580 7.910 7.950 7.020 8.250 9.780
Ấn Độ 4.500 4.590 4.910 4.120 4.700 4.560 4.230 4.820
Bắc Trung
Mỹ
18.770 16.020 17.090 15.280 16.740 17.230 18.010 18.480
Châu Phi 14.160 14.400 13.780 14.520 12.940 15.310 14.270 16.940
Các nước
khác
8.020 7.810 7.630 8.350 8.300 8.730 8.260 9.120
Tổng cộng 111.910 125.570 109.610 119.670 110.130 133.110 120.160 147.730
(Nguồn: NKG Statistical Unit Quarterly Report, Neumann Kaffee Gruppe)
12
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê Robusta trên thế giới

ĐVT: 1.000 bao cà phê nhân-60 kg/bao
Vụ mùa 2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 2006/2007 2007/2008 Ước 2008/2009
Việt Nam 13.850 11.620 14.580 14.100 11.310 19.750 17.780 21.000
Braxin 10.250 11.840 10.700 9.250 12.340 11.500 12.500 13.300
Indonesia 5.820 4.920 5.580 7.060 6.950 5.860 6.910 8.240
Côlômbia 0 0 0 0 0 0 0 0
Ấn Độ 2.670 3.090 3.210 2.620 3.060 3.140 2.830 3.220
Bắc Trung Mỹ 200 130 130 130 130 130 120 180
Châu Phi 7.880 7.270 7.040 6.960 5.970 7.090 6.510 8.580
Các nước khác 2.300 2.070 2.130 2.540 2.090 2.180 2.210 2.430
Tổng cộng 42.970 40.940 43.370 42.660 41.850 49.650 48.860 56.950
(Nguồn: NKG Statistical Unit Quarterly Report, Neumann Kaffee Gruppe)
13
Bảng 1.3: Sản lượng cà phê Arabica trên thế giới
ĐVT: 1.000 bao cà phê nhân-60 kg/bao
Vụ mùa 2001/2002 2002/2003 2003/2004 2004/2005 2005/2006 2006/2007 2007/2008 Ước 2008/2009
Braxin 23.590 41.790 22.940 34.000 23.480 36.500 24.360 41.200
Colombia 11.950 11.700 11.200 11.890 11.950 12.160 12.000 12.500
Ấn Độ 1.830 1.500 1.700 1.500 1.640 1.420 1.400 1.600
Indonesia 830 700 700 850 1.000 1.160 1.340 1.540
Việt Nam 170 180 200 250 420 350 500 590
Bắc Trung Mỹ 18.570 15.890 16.960 15.150 16.610 17.100 17.890 18.300
Châu Phi 6.280 7.120 6.750 7.560 6.950 8.210 7.760 8.350
Các nước khác 5.720 5.740 5.550 5.810 6.210 6.550 6.050 6.690
Tổng cộng 68.940 84.620 66.000 77.010 68.260 83.450 71.300 90.770
(Nguồn: NKG Statistical Unit Quarterly Report, Neumann Kaffee Gruppe)

14
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới
Cà phê là loại đồ uống phổ biến trên thế giới. Nếu năm 1947 tổng lượng tiêu thụ

của thế giới là 27,6 triệu bao thì đến nay tổng lượng tiêu thụ trên thế giới đã tăng lên
đáng kể, ước năm 2008 đạt 129,898 triệu bao và 2009 đạt 132,432 triệu bao, tăng 4,7
lần so với năm 1947. Sự tăng trưởng này khá ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho
ngành cà phê Việt Nam phát triển. Mặc dù, sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ khá
ổn định nhưng yêu cầu về chất lượng cà phê thế giới ngày càng cao hơn đó là cà phê
được chế biến sâu, sản phẩm đa dạng hơn. Đây chính là cơ hội và thách thức đối với
ngành cà phê Việt Nam nói chung và đối với Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam nói
riêng.
15
Bảng 1.4: Tiêu thụ cà phê trên thế giới
ĐVT: 1.000 bao cà phê nhân-60 kg/bao
Khu vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ước 2009
Tây Âu
-EU15
(European Union 15)
36.409
34.715
36.132
34.444
36.045
34.296
36.337
34.586
36.078
34.317
36.234
34.456
36.491
34.723
36.562

34.794
36.646
34.878
Đông Âu 8.728 9.185 9.564 10.110 11.165 11.731 12.239 12.747 13.315
Bắc Trung Mỹ
-Mỹ
25.197
19.139
25.467
19.221
26.108
19.705
27.177
20.635
27.533
20.851
27.793
20.973
28.311
21.300
28.668
21.513
29.098
21.728
Nam Mỹ
-Braxin
-Colombia
16.993
13.550
1.275

17.144
13.825
1.200
17.333
13.950
1.250
18.335
14.770
1.425
19.437
15.745
1.513
20.345
16.510
1.557
21.455
17.400
1.596
22.351
18.103
1.661
22.983
18.368
1.692
Châu Phi 2.945 3.041 3.117 3.128 3.232 3.305 3.321 3.377 3.426
Trung Đông
-Ấn Độ
6.205
1.161
6.533

1.219
6.735
1.273
7.108
1.300
7.293
1.321
7.459
1.399
7.506
1.504
7.920
1.707
8.052
1.780
Châu Á TBD
-Nhật Bản
-Indonesia
-Việt Nam
13.845
6.901
1.451
492
14.260
6.819
1.541
584
14.837
6.978
1.618

771
15.477
7.205
1.797
844
15.970
7.255
1.963
891
16.648
7.315
2.150
954
17.514
7.397
2.398
1.042
18.272
7.448
2.689
1.190
18.913
7.482
2.961
1.250
Tổng cộng
110.332
111.762 113.774 117.674 120.707 123.515 126.837 129.898 132.432
(Nguồn: NKG Statistical Unit Quarterly Report, Neumann Kaffee Gruppe)
16

Đồ thị 1.1: Đồ thị thể hiện lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới
17
Qua bảng 1.4, chúng ta có thể thấy rằng:
 Trong các quốc gia tiêu thụ cà phê, Mỹ là nước tiêu thụ nhiều và ổn
định nhất năm 2001 là 19,139 triệu bao ước tăng lên 21,513 triệu bao năm 2008 và
27,728 triệu bao năm 2009, chiếm 16,4% thị phần thế giới. Đây là thị trường rất lớn
và tiềm năng. Ở các nước EU15 (European Union 15), cà phê là thức uống thông
dụng , ước năm 2009 tiêu thụ 34,878 triệu bao chiếm 26,34% thị phần thế giới. Ở
Châu Á, Nhật Bản là nước tiêu thụ lớn nhất đạt 6,901 triệu bao năm 2001 và ước đạt
7,482 triệu bao năm 2009, chiếm 5,6% thị trường thế giới.
 Ngoài xuất khẩu, các nước còn dành cà phê sản xuất được cho nhu cầu
tiêu dùng nội địa đang ngày càng tăng. Braxin và Indonesia có mức tiêu thụ nội địa
rất cao năm 2001 là 13,55 triệu bao, ước tăng lên 18,103 triệu bao năm 2008 và
18,368 triệu bao năm 2009, chiếm khoảng 33,7% sản lượng sản xuất đối với Braxin
và đối với Indonesia năm 2001 là 1,451 triệu bao, ước tăng lên 2,689 triệu bao năm
2008 và 2,961 triệu bao năm 2009, chiếm khoảng 30,28% sản lượng sản xuất.
 Nhìn chung, ở tất cả các vùng từ châu Âu, Bắc Trung Mỹ, Nam Mỹ,
Châu Phi, Trung Đông đến Châu Á TBD việc tiêu dùng cà phê trong nước đều có xu
hướng tăng lên. Đây là điểm đáng mừng cho ngành cà phê để tồn tại và phát triển.
 Qua đây cũng cho thấy, cà phê là đồ uống được nhiều người Việt Nam
ưa thích nhưng việc dùng cà phê chưa là tập quán như uống trà nên phần lớn cà phê
được sản xuất ra là dành cho xuất khẩu, tiêu thụ nội địa ít, ước khoảng 1,25 triệu bao
năm 2009 chiếm 5,79% sản lượng sản xuất. Mặc dù vậy, tiêu dùng cà phê ở Việt Nam
cũng đã tăng đều qua các năm. Với đà phát triển như hiện nay, mức sống của người
dân ngày càng được cải thiện, mặt khác quan hệ quốc tế của ta ngày càng được mở
rộng, người nước ngoài vào Việt Nam làm việc ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng
cà phê chắc chắn sẽ tăng nhiều hơn nữa trong tương lai.
18
Bảng 1.5: Tham khảo sức tiêu thụ cà phê bình quân/người/năm tại một
số thị trường nhập khẩu cà phê trên thế giới năm 2007

Thị trường Năm 2007 (kg) So năm 2006 (%)
Phần Lan 12,03 0,92
Na Uy 9,91 6,90
Đan Mạch 8,76 -3,63
Hà Lan 8,64 10,77
Thụy Điển 8,22 -5,41
Thụy Sỹ 7,96 5,99
Canada 6,51 14,01
Bỉ 6,33 -28,39
Đức 6,26 -5,72
Áo 6,10 38,32
Ý 5,91 3,68
Slovenia 5,85 11,01
Pháp 5,47 6,01
Hy Lạp 5,47 18,40
Cyprus 4,89 24,74
Estonia 4,53 -39,44
Tây Ban Nha 4,44 7,77
Bồ Đào Nha 4,30 11,69
Latvia 4,19 -11,60
Mỹ 4,17 1,96
Lithuania 4,07 7,67
Séc 4,00 7,53
Nhật Bản 3,41 0,00
(Nguồn: Thông tin thương mại, Bộ Công Thương)
Qua bảng 1.5, chúng ta thấy: Mặc dù, Mỹ là thị trường tiêu thụ cà phê lớn tuy
nhiên mức tiêu thụ bình quân/người/năm vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước. Dẫn
đầu trong việc tiêu thụ bình quân/người/năm năm 2007 đó là Phần Lan 12,03
kg/người/năm, Na Uy 9,91 kg/người/năm, Đan Mạch 8,76 kg/người/năm, Hà Lan
8,64 kg/người/năm, Thụy Điển 8,22 kg/người/năm.

1.3.1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu cà phê ở một số nước
 Braxin là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, cung cấp 2 chủng loại cà phê
chính cho thị trường thế giới đó là cà phê Arabica và Robusta. Việc sản xuất của quốc
19
gia này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nguồn cung ứng trên thị trường thế
giới về cả sản lượng và chất lượng và vì vậy tác động mạnh đến giá cả trên thị trường
thế giới.
Thật vậy, không chỉ dẫn đầu thế giới về số lượng mà cả chất lượng cà phê của
quốc gia này cũng đạt ở mức tốt và rất ổn định. Sở dĩ, Braxin đạt được điều này là
nhờ Braxin có hệ thống quản lý chặt chẽ từ sản xuất đến thị trường trong nước và thị
trường xuất khẩu.
Ở Braxin, hầu hết cà phê được sản xuất ở những nông trại lớn, chuyên biệt và cà
phê Braxin được chế biến bằng phương pháp khô (giống Việt Nam) nhưng do công
nghệ thu họach và bảo quản tốt nên chất lượng tốt hơn và ổn định hơn. Bên cạnh đó,
cà phê Arabica lại có hương vị đặc trưng rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Việc sản xuất cà phê ở Braxin tập trung vào các nông trường, các tập đoàn lớn và
các tập đoàn này khống chế thị trường xuất khẩu. Chính phủ Braxin cũng có những
biện pháp hỗ trợ giá cho nông dân bằng việc dự trữ hợp lý hoặc tổ chức đấu thầu mua
cà phê với mức giá sàn, đặc biệt là vào thời điểm thu họach rộ.
 Colombia là một nước sản xuất cà phê đứng thứ ba trên thế giới (sau Braxin
và Việt Nam). Không giống như những quốc gia khác, tăng sản xuất bằng cách mở
rộng diện tích trồng, Colombia tăng sản lượng bằng cách thay thế những vùng trồng
cà phê cũ, trồng lại những giống mới có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao
hơn cùng với kỹ thuật chăm bón hiện đại đã giúp cho cà phê của quốc gia này có chất
lượng cao và ổn định. Điều đặc biệt của quốc gia này là khí hậu, địa hình rất thuận lợi
cho việc sản xuất cà phê Arabica, vì vậy họ chỉ sản xuất cà phê Arabica. Hầu hết sản
lượng cà phê nhân xuất khẩu đều được chế biến bằng công nghệ chế biến ướt nên có
giá trị cao.
Đặc trưng của việc sản xuất cà phê ở quốc gia này là những nông trại hầu hết là
của tư nhân, họ tự thu hoạch và chế biến cà phê. Một vài nông trại nhỏ bán cà phê

tươi nguyên vỏ cho những hợp tác xã hoặc những nông trại láng giềng, những người
20
khác lại bóc vỏ và bán cà phê chưa phân loại cho những thương gia hay Liên đoàn cà
phê Quốc gia Colombia. Liên đoàn này điều hành ngành công nghiệp cà phê.
1.3.2. Tổng quan ngành cà phê Việt Nam
1.3.2.1. Đánh giá tình hình trồng trọt và sản lượng cà phê Việt Nam
1.3.2.1.1. Diện tích gieo trồng cà phê
Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê. 70% diện tích cà phê
Việt Nam được trồng trên vùng đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, tầng dày, tơi xốp.
Mặc dù, khí hậu Việt Nam tuy có mùa khô hơi khắc nghiệt nhưng do giải quyết tốt
công tác thủy lợi nên điều này là không đáng kể. Ngành cà phê đã có những bước
phát triển vượt bậc nhanh chóng, khoảng nửa triệu ha cà phê được trồng trong 15
năm.
Bảng 1.6: Diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam
ĐVT: Diện tích: 1.000 ha; tỷ lệ tăng, giảm: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Ước
2008
Diện tích 500 480 450 450 450 450 450 450
Tỷ lệ tăng,
giảm
-0,04 -0,06 0 0 0 0 0
(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)
Diện tích giảm từ 500-450 ngàn ha năm 2001-2003, cụ thể, năm 2002 diện tích
giảm 0,04% so với năm 2001 và 2003 giảm 0,06% so với 2002, do ngành cà phê thế
giới rơi vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm đến mức kỷ lục vào 2001,
2002. Điều này đã đẩy người dân trồng cà phê đối mặt với cảnh nghèo, nợ nần, thậm
chí có trường hợp phá sản. Người dân bỏ mặc diện tích cà phê không chăm sóc, có
nơi họ lại chặt bỏ vườn cây cà phê và thay thế bằng loại cây trồng khác. Trước tình
hình rớt giá kỳ lục do sự khủng hoảng thừa này, ban lãnh đạo ngành cà phê Việt Nam

21
đã chủ trương không mở rộng diện tích gieo trồng mà thay thế một phần diện tích này
bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác như: cao su, tiêu, điều,…
Mặc dù, giá cà phê đã được khôi phục và đạt ở mức cao nhất năm 2007 nhưng
diện tích vẫn được duy trì ở mức 450 ngàn ha bởi vì đây là mức hợp lý nhất hiện nay
nhằm tránh giai đoạn khủng hoảng thừa lặp lại như trong lịch sử. Hiện nay (năm
2007), diện tích 450 ngàn ha và năm 2008 diện tích vẫn là 450 ngàn ha.
1.3.2.1.2. Giống cà phê Việt Nam
Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê
chè (cà phê Arabica) nhưng chủ yếu là cà phê vối, với 90% sản lượng và tỷ lệ xuất
khẩu lên đến 97%.
Dưới đây là một số chỉ tiêu so sánh hai lọai giống cà phê Arabica và Robusta:
22
Chỉ tiêu Giống cà phê Arabica Giống cà phê Robusta
-Mật độ cây trồng
-Năng suất
-Khả năng kháng bệnh
-Giá trị xuất khẩu cho 1
tấn
-Yêu cầu thâm canh
-Yêu cầu tưới nước
-Yêu cầu phân bón
- 6667 cây/ha.
- 20 tấn/ha.
- Rất tốt.
- Gấp 1.5 lần Robusta.
-Bình thường nhưng đúng
kỹ thuật.
- Ít, chống hạn tốt.
- Bón ít nhưng rải đều.

- 1333 cây/ha.
- 5-14 tấn/ha.
- Bình thường.
- Bằng 2/3 giá trị Arabica.
- Cao.
- Nhiều không có khả
năng chống hạn.
- Nhiều định kỳ.
Nhận xét:
- Mật độ cây trồng cà phê Arabica cũng như năng suất cao hơn nhiều so với cà
phê Robusta.
- Các yêu cầu kỹ thuật canh tác nhìn chung là tương đương.
- Cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao hơn cà phê Robusta 1.5 lần.
Cà phê vối (cà phê Robusta) được trồng ở Việt Nam chủ yếu là vùng Tây Nguyên
(Đaklak, Gia Lai, Lâm Đồng) và Đồng Nai… , chất lượng cà phê Robusta có hương
vị riêng so với các nước khác trên thế giới.
Cà phê chè (cà phê Arabica) có sản lượng rất thấp (xấp xỉ 5%), được trồng tập
trung ở các khu vực từ miền Bắc Trung Bộ (Cao Bằng, Lạng Sơn) có khí hậu và ở độ
cao thích hợp cho năng suất và chất lượng tốt. Hiện nay, ở khu vực tỉnh Bình Phước
và Lâm Đồng đã trồng được cà phê Arabica nhưng số lượng còn rất ít.
Năng suất thu hoạch bình quân dao động khoảng 1,5-2,5 tấn/ha. Tuy nhiên, có sự
chênh lệch năng suất giữa các vùng tương đối lớn: vùng cho năng suất cao đạt đến
mức 4 tấn/ha, trong khi có vùng năng suất thấp khoảng 1-1,5 tấn/ha.
23
1.3.2.1.3. Sản lượng cà phê
Bảng 1.7: Sản lượng cà phê Việt Nam
ĐVT: Diện tích: 1.000 tấn; tỷ lệ tăng, giảm: %
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Ước
2008

Sản lượng 820 720 720 750 800 850 975 1.150
Tỷ lệ
tăng, giảm
0 0 0 0,04 0,06 0,06 0,15 0,18
(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)
Mặc dù, với diện tích không đổi nhưng sản lượng cà phê qua các năm đều tăng,
cụ thể 2003-2007, diện tích 450 ngàn ha, sản lượng 720-975 ngàn tấn, dự kiến năm
2008 đạt 1.150 ngàn tấn; tốc độ tăng 2007 là 0,15% so với 2006, ước 2008 là 0,18%
so với 2007. Sỡ dĩ, ngành cà phê Việt Nam đạt được điều này là do các nguyên nhân
chủ yếu sau:
- Giá xuất khẩu phục hồi và đang ở mức cao. Đây chính là điều kiện đầu tiên và
rất quan trọng giúp người dân trồng cà phê phấn khích hơn.
- Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng suất và sản lượng
cao hơn.
- Kinh nghiệm sản xuất của người dân đã được nâng tầm từ khâu gieo trồng đến
khâu thu hoạch và bảo quản cà phê.
1.3.2.2. Chế biến và bảo quản cà phê
 Chế biến cà phê
Hiện nay, ngành cà phê đang sử dụng hai phương pháp chính để chế biến cà phê
nhân là “phương pháp chế biến khô” và “phương pháp chế biến ướt”.
- Phương pháp chế biến khô: sau khi thu hoạch đem phơi cả quả trên sân, không
qua khâu sát tươi.
- Phương pháp chế biến ướt: gồm sát tươi loại bỏ phần thịt sau lên men hay sát
bỏ lớp vỏ nhớt bám ở xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.
(Tham khảo sơ đồ chế biến và sản xuất cà phê nhân sống ở phần phụ lục 1).
24
Ngoài ra, còn có phương pháp trung gian là nửa khô, nửa ướt. Đặc điểm của
phương pháp này là cà phê đem sát tươi còn lẫn cả vỏ quả đem phơi không qua công
đoạn lên men và ngâm rửa.
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chế biến cà phê nhân theo phương pháp khô. Theo

ước lượng, khả năng chế biến công nghiệp đáp ứng được từ 300.000 tấn đến 350.000
tấn cà phê xuất khẩu, còn lại là các cơ sở chế biến lẻ, nông dân tự chế biến bằng các
phương pháp thủ công.
 Bảo quản cà phê
Hiện nay, ở Việt Nam khâu bảo quản cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Một
mặt, là do không đủ cơ sở vật chất, kho bãi để lưu trữ cà phê ; mặt khác, quan trọng
hơn đó là do thói quen. Thực tế, cà phê sau khi hái về bị ủ đóng, khi phơi lại phơi
tầng dày và được bảo quản khi độ ẩm còn cao hơn mức cho phép (cao hơn 14%) (độ
ẩm cà phê tối đa có thể chấp nhận được là 13%, độ ẩm đạt 12% là tốt cho việc bảo
quản). Chính việc bảo quản này, đã làm giảm chất lượng cà phê, dễ phát sinh nấm,
mốc, tỷ lệ hạt ngả màu, hạt đen cao,…
1.3.2.3. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam
Bảng 1.8: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam
ĐVT: Số lượng: 1.000 tấn; kim ngạch: 1.000 USD; Đơn giá BQ: USD/tấn
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6
tháng/2008
Số
lượng
700 704 694 886,978 803,646 808,375 974,710 472,207
Kim
ngạch
284.403 267.942 447.000 576.097 634.231 956.904 1.643.468 983.563
Đơn
giá
BQ
406,29 380,60 644.09 649,51 789.19 1.183,74 1.686,11 2.082,91
(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)
Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1991 xuất khẩu
chỉ đạt được khoảng 70 ngàn tấn thì đến 2001 sản lượng này đã là 700 ngàn tấn, đạt
25

kim ngạch 284.403 ngàn USD, số lượng xuất khẩu này liên tục tăng qua các năm đến
năm 2007 đạt 974,710 ngàn tấn, đạt kim ngạch 1.643.468 ngàn USD. Riêng 6 tháng
đầu năm 2008 đạt số lượng 472,207 ngàn tấn, kim ngạch 983.563 ngàn USD.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã nêu lên một số lý luận cơ bản về họach định chiến
lược: khái niệm về chiến lược kinh doanh; tiến trình của họach định chiến lược. Đồng
thời, trong chương này luận văn cũng khái quát một số vấn đề cơ bản của xuất khẩu:
ích lợi của thương mại quốc tế; các công cụ và chính sách của thương mại quốc tế.
Cùng với một số lý luận cơ bản, luận văn cũng trình bày các vấn đề sau:
- Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu cà phê trên thế giới: tình hình sản xuất cà
phê trên thế giới; tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu
cà phê ở một số nước.
- Tổng quan ngành cà phê Việt Nam: đánh giá tình hình trồng trọt, sản lượng, số
lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam,…

×