Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Facebook và ứng dụng của facebook trong thực tiễn (hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 122 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX, nghề Quan hệ
công chúng đang dần trở thành một trong những ngành nghề được nhiều
người quan tâm và đóng góp không nhỏ và sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam.
Cùng với những đổi mới của đất nước trong nhiều lĩnh vực, ngành Quan
hệ công chúng đã có những bước tiến để chứng minh vai trò và sự cần thiết
của mình đối với hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Dù vẫn còn là một ngành nghề rất mới nhưng với tính chất năng động,
sáng tạo, ngành Quan hệ công chúng nói chung đã gặt hái được nhiều thành
công, được xã hội đánh giá cao. Trong những năm gần đây, nghề Quan hệ
công chúng trở thành một nghề “nóng” trên thị trường. Nghề Quan hệ công
chúng được báo chí trong nước xếp hạng là một trong mười nghề “nóng” nhất
năm 2007
1
. Những người hoạt động trong lĩnh vực này được đào tạo và rèn
luyện ngày một tốt hơn, các công cụ Quan hệ công chúng được ứng dụng
ngày một linh hoạt và hiệu quả hơn.
Cùng với sự chuyên nghiệp ngày một được nâng cao của ngành Quan hệ
công chúng, các tổ chức và doanh nghiệp cũng dần nhận thức được rõ hơn
tầm trong trọng của việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh của mình. Đây có
thể coi là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của
ngành Quan hệ công chúng trong tương lai ở Việt Nam.
Một trong những yếu tố rất quan trọng có tác động không nhỏ đến nhiều
lĩnh vực trong xã hội, trong đó có ngành Quan hệ công chúng là sự phát triển
như vũ bão của Internet và các thiết bị khoa học kỹ thuật. Trong cuốn sách
“Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital




1
PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, 2010, tr28
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
2
Marketing” của tác giả Kent Wertime và Ian Ferwick (Tín Việt dịch) có đưa
ra thông tin: “Điện thoại mất 35 năm tiếp cận 25% dân số Mỹ, truyền hình
mất 26 năm, phát thanh 22 năm, điện thoại dị động mất 13 năm. Còn Internet
thì sao? Chỉ mất 7 năm, trên toàn cầu đã có khoảng hơn 1,6 tỷ người truy cập
vào mạng Internet tính đến tháng 8 năm 2009, chiếm 24,7% dân số, tốc độ
tăng trưởng là 362,3% từ năm 2000 đến năm 2009. Tại Việt Nam, số người sử
dụng Internet đã lên đến gần 20 triệu, chiếm ¼ dân số quốc gia”
2
. Đây thực sự
là một con số kỷ lục, đánh dấu sự phát triển vô cùng nhanh chóng của
Internet.
Đặc biệt, gần đây, các trang mạng xã hội, diễn đàn, đặc biệt là Facebook
thu hút được hàng triệu người Việt Nam tham gia mỗi ngày đã tạo ra một xu
hướng mới trong truyền thông. Trở lại bài toán trên, các phương tiện thông tin
truyền thông mất bao lâu để tiếp cận với thế giới? Truyền hình, phát thanh,
hay internet… tất cả đều được tính bằng năm. Nhưng riêng Facebook, chỉ
trong gần 9 tháng đã có 100 triệu người sử dụng. Nếu mạng Facebook là một
quốc gia thì nó sẽ có số dân đứng thứ tư thế giới: (1) Trung Quốc, (2) Ấn Độ,
(3) Hoa Kỳ, (4) Facebook, (5) Indonesia, (6) Brazil, (7) Pakistan, (8)
Bangladesh…
3

Có thể thấy rằng các trang mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng
có thể tiếp cận với đông đảo người dân ở khắp các quốc gia trên thế giới, tạo

ra một cộng đồng lớn, kết nối nọi người, bất kể không gian, thời gian. Thêm
vào đó, đứng trước những đòi hỏi về chi phí, hiệu quả, các chuyên gia
marketing hiểu rằng họ cần tìm ra những công cụ tiếp thị mới với chi phí hợp
lý nhưng đem lại kết quả tuyệt vời. Vậy tại sao những người làm truyền
thông, Quan hệ công chúng – những người làm nhiệm vụ kết nối tổ chức,


2
Kent Wertime và Ian Fenwick, Tiếp thị số: Hướng dẫn thiết yếu cho truyền thông mới và Digital
Marketing, (Tín Việt Dịch), NXB Tri thức, 2009, tr9
3
Theo Tạp chí cộng sản online ngày 30/11/2011 ( />Traodoi/2011/13918/Mang-xa-hoi-va-bao-chi.aspx).
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
3
doanh nghiệp với công chúng – lại không tận dụng những công cụ này để
phục vụ cho chính ngành nghề của mình?
Trên thực tế, những người làm truyền thông, Quan hệ công chúng trên
thế giới đã sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook để
truyền các thông điệp đến với công chúng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi Quan
hệ công chúng vẫn còn là khái niệm mới thì việc sử dụng Facebook vào
chuyên môn nghề nghiệp vẫn chưa thực sự được đầu tư và áp dụng hiệu quả.
Do vậy, nghiên cứu về cách thức sử dụng trang mạng Facebook cho kế
hoạch Quan hệ công chúng của các doanh nghiệp sẽ là một đề tài mang tính
thực tiễn cao, giúp người làm Quan hệ công chúng có thêm nguồn tài liệu
tham khảo và các ý tưởng phục vụ cho việc phát triển thương hiệu và hình
ảnh của công ty trên phương tiện truyền thông xã hội rộng lớn này.
2. Lịch sử nghiên cứu
Facebook thực sự là một công cụ giúp ích hiệu quả cho truyền thông, đã
có một số tác giả có những bài viết và nghiên cứu bước đầu về cách thức
Facebook tác động đến công chúng, tác động đến truyền thông; và những

phương pháp để truyền thông tận dụng Facebook. Tuy nhiên, chưa có một
nghiên cứu nào mang tính hệ thống và chi tiết về đề tài này.
Đã có rất nhiều cuốn sách và bài báo nói về thành công của Facebook,
nói về ảnh hưởng của nó trên thế giới. Cũng viết về Facebook, trong cuốn
sách “Hiệu ứng Facebook và Cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã hội”
(Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang, Hoàng Ngọc Bích dịch, 2011, NXB Thế
giới), tác giả David Kirpatrick – phóng viên kỳ cựu về công nghệ của tạp chí
Fortune đã đi sâu vào miêu tả, phân tích về ảnh hưởng và chiến lược của
Facebook trong đời sống xã hội. Thông qua cuốn sách này, tác giả cho chúng
ta thấy quá trình phát triển không ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ khi nó
được thai nghén ý tưởng và từng bước đạt được thành công ngày hôm nay,
cũng như Facebook ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta như thế nào. Hơn
thế nữa, cái nhìn của ông về cách Facebook sử dụng quyền lực và ảnh hưởng
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
4
của nó mà vẫn làm hài lòng 350 triệu người dùng thường xuyên vô cùng thú
vị và đáng quan tâm.
Tác giả Robert L.Dilenschneider (Mỹ) đã nghiên cứu về PR trong thế
giới công nghệ số trong cuốn sách: “Leveraging PR in the Digital World” –
“PR theo kiểu Mỹ, thúc đẩy PR trong thế giới công nghệ số” (Trương Thủy
Anh, Ngô Hương Lan dịch), NXB Lao động xã hội, 2011. Cuốn sách mang
đến một cái nhìn tổng quan về những biến đổi của thế giới kinh doanh, thế
giới công nghệ số trong thời gian gần đây. Đồng thời, đem đến những chiến
lược tinh vi, thức thời, hướng dẫn cho các chuyên gia marketing, PR những
cách thức kết hợp hiệu quả truyền thông cổ điển với truyền thông hiện đại dựa
trên nền tảng website, nhờ đó truyền tải thành công thông điệp của doanh
nghiệp đến với khách hàng, bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp trước những
tấn công nguy hại của thế giới công nghệ số.
Cuốn sách “Quy luật mới của PR và tiếp thị” được dịch từ bản tiếng anh
The New Rules of Marketing and PR: How to Use News Relesases, Blogs,

Podcasting, Viral Marketing and Online Media to Reach Buyers Directly của
tác giả David Meerman Scott. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng: Internet đã thay
đổi sâu sắc cách mọi người giao tiếp và tương tác với nhau. Nó cũng thay đổi
cách mọi người thương thảo trong công việc, làm ăn với khách hàng hiện tại
và tiềm năng. Trước đây, giới PR và tiếp thị chỉ có thể truyền tải những thông
điệp của mình thông qua những phương tiện truyền thông truyền thống.
Nhưng ngày nay, Internet đã thay đổi hoàn toàn luật chơi. Cụ thể hơn, tác giả
có bàn tới sự ảnh hưởng của mạng cộng đồng và hoạt động tiếp thị, trong đó
có My Space, Friendster, Facebook… và cách thức để tối ưu hóa hiệu quả của
các trang cộng đồng, dựa trên nền tảng những quy luật mới của PR và tiếp thị.
Nhận thấy xu thế và sự hoạt động hiệu quả của Facebook tại Việt Nam,
báo chí cũng đang vào cuộc và tìm hiểu sự phát triển của mạng xã hội nói
chung và Facebook nói riêng. Báo Doanh nhân Sài Gòn số 162 (28/9 –
4/10/2011), trang 29, có bài viết: “Vương quốc mới của Facebook” của tác
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
5
giả Hoàng Hà. Bài viết đưa ra những con số ấn tượng về sự phát triển của
Facebook và dự đoán một tương lai mới cho mạng xã hội lớn nhất thế giới
này.
Trên Doanh nhân Sài Gòn số 187 (4 – 10/4/2012), trang 17, tác giả Minh
Hào có bài viết: “Mạng xã hội thay đổi PR?” với những nhận định của nhiều
chuyên gia về sự phát triển của PR và truyền thông gắn liền với các phương
tiện truyền thông xã hội. Bên cạnh đó đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp
khi sử dụng PR và mạng xã hội để truyền thông hiệu quả.
Các nhà làm marketing và truyền thông tại Việt Nam cũng đã bắt đầu đi
sâu vào nghiên cứu định lượng về Facebook. Tháng 5/2011, Tác giả Nguyễn
Thành Long và Đoàn Duy đã phân tích 155 Fanpage trên Facebook tại Việt
Nam trong nghiên cứu mang tên: “Góc nhìn cá nhân về việc sử dụng Fan
Page và Cuộc thi trên Facebook tại Việt Nam – 2011”. Nghiên cứu đã nghiên
cứu từ rất nhiều góc độ khác nhau: số lượng post lên các wall, nội dung, thời

gian của các post của tất cả các Fanpage, tìm hiểu về các cuộc thi trên
Facebook và mức độ hiệu quả của các cuộc thi này. Từ đó, hai tác giả đưa ra
những cách thức xây dựng nội dung, đặc biệt là các cuộc thi trên Facebook để
tạo được hiệu ứng tốt nhất. Đây là một trong những nghiên cứu kỳ công nhất
về Facebook tại Việt Nam của các tác giả Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn mang
những quan điểm và nhận định của cá nhân tác giả.
Icrossing là một công ty tiếp thị công nghệ số toàn cầu của Mỹ. Công ty
này đã từng làm việc với các thương hiệu đẳng cấp thế giới như Coca Cola,
HBOS, TUI hay Virgin… Ông Antony Mayfield, Phó Giám đốc phụ trách nội
dung và truyền thông của công ty iCrossing đã có rất nhiều nghiên cứu khách
nhau về đề tài mạng xã hội. Cuốn eBook của ông mang tên “What is Social
Media?” mang đến một cái nhìn tổng quan của một người làm truyền thông
kỹ thuật số về các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó có Facebook, My
Space, Blog… Đó là những đặc điểm chung nhất về truyền thông xã hội và
cách thức hoạt động, vận hành của các mạng xã hội đang phát triển trên thế
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
6
giới hiện nay. Đây thực sự là nguồn tài liệu thực tiễn rất hữu ích cho người
làm PR tham khảo.
Michael A. Stelzner (Mỹ) – người sáng lập, giám đốc điều hành của
Social Media Examiner – một trong những blog của doanh nghiệp lớn nhất
thế giới với hơn 450,000 người đọc mỗi tháng. Ông cũng đã từng nghiên cứu
và viết một số cuốn sách về kinh doanh và tìm hiểu về mạng xã hội. Mới đây,
tháng 4/ 2011, ông đã thực hiện một nghiên cứu với 3300 người làm
marketing trên toàn thế giới để tìm hiểu về mức độ đánh giá, quan tâm cũng
như cách thức những người làm truyền thông sử dụng công cụ truyền thông
xã hội: 2011 Social Media Marketing Industry Report (How Marketers Are
Using Social Media to Grow Their Businesses). Nghiên cứu đưa ra những con
số cụ thể, minh chứng cho sự phát triển của các mạng xã hội, mức độ và sự
lựa chọn phương tiện truyền thông xã hội của những người làm marketing và

truyền thông chuyên nghiệp. Từ đó, đưa ra những kết luận làm sao để sử dụng
những công cụ này một cách hiệu quả nhất.
Trước đó, năm 2008, hai tác giả Donald K. Wright & Michelle D.
Hinson cũng thực hiện một nghiên cứu mang tên “How Blogs and Social
Media are Changing Public Relations and the Way it is Practiced” (Tạm dịch:
“Blogs và truyền thông xã hội thay đổi PR như thế nào, cách thức ra sao?”).
Nghiên cứu này được tiến hành trên quy mô quốc tế với những người làm PR
để tìm hiểu tác động của blogs và các công cụ truyền thông xã hội đối với
thực tiễn ngành PR. Kết quả cho thấy, blogs và các phương tiện truyền thông
xã hội giúp tăng cường các hoạt động PR, những phương tiện này và chu trình
truyền thông truyền thống bổ sung lẫn nhau. Sự xuất hiện của blogs và các
phương tiện truyền thông xã hội đã làm thay đổi cách thức giao tiếp.
“The Essential Guide to Social Media” là cuốn ebook của tác giả Brian
Solis. Cuốn sách có thể coi là cẩm nang của người làm PR, truyền thông và
marketing để khai thác tốt công cụ truyền thông xã hội. Trong đó, tác giả đưa
ra các kiến thức chung về truyền thông xã hội, vạch ra các bước và cách thức
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
7
thực hiện các hoạt động truyền thông trên các kênh này, nhằm thúc đẩy sự
phát triển của thương hiệu. Trong đó, tác giả có đề cập tới vấn đề ảnh hưởng
của cá nhân đối với truyền thông trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Facebook không còn xa lạ trên thế giới, thậm chí còn trở thành một cái
tên được đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây và có khả năng cạnh
tranh, trở thành đối thủ rất lớn với Google. Tuy nhiên việc sử dụng Facebook
nói riêng và mạng xã hội nói chung trong truyền thông chỉ mới được đề cập
và khai thác ở mức độ tổng quan và dừng lại ở mức độ đánh giá hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu và đánh giá những cách thức
giới truyền thông và Quan hệ công chúng ở Việt Nam hiện nay đang khai thác
công cụ Facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung.

Nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu là đưa ra những nét khái quát nhất về
truyền thông xã hội và Facebook, phân tích và tổng hợp những thông tin về
việc sử dụng Facebook của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó rút ra bài
học, kết hợp với lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực này để
đưa ra được những phương pháp hiệu quả nhất nhằm sử dụng Facebook trong
truyền thông và hỗ trợ cho các hoạt động Quan hệ công chúng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tài liệu thứ cấp: Vì đây là một đề tài mới và chưa có nhiều tài liệu chính
thức để tham khảo, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích và tổng hợp các
tài liệu của một số nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam, đưa ra những
thông tin tổng quan về đặc điểm chung, sự hình thành và phát triển của mạng
xã hội nói chung và Facebook nói riêng. Cùng với đó là một vài cách thức,
hoạt động tiêu biểu của các doanh nghiệp trên thế giới (Giorgio Armani) và
Việt Nam đang sử dụng các công cụ này trong hoạt động PR của mình.
Cụ thể hơn, nghiên cứu đi vào khảo sát một số kế hoạch PR trên
Facebook đã được thực hiện tại Việt Nam: Techcombank, Sunsilk Việt Nam,
Ford Fiesta. Từ đó đưa ra những nhận định về những thành công và hạn chế
trong việc ứng dụng Facebook vào PR của những doanh nghiệp này.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
8
Tài liệu sơ cấp: Đan xen với việc phân tích các trường hợp cụ thể, sẽ là
những ý kiến của các chuyên gia, những người có uy tín, có kinh nghiệm
trong lĩnh vực truyền thông, PR. Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu
và phỏng vấn qua email (thư điện tử) các chuyên gia và dựa vào những nhận
định, đánh giá của họ để khai thác sâu hơn các khía cạnh của PR trên
Facebook.
Nhằm đưa ra những giải pháp đề xuất giúp nâng cao hiệu quả sử dụng
Facebook trong PR tại Việt Nam, một khảo sát nhỏ được thực hiện nhằm
thăm dò thói quen sử dụng Facebook của người dùng ở Việt Nam, giúp các
doanh nghiệp có cái nhìn chung nhất về công chúng mục tiêu trên Facebook

của mình. Phiếu điều tra được thiết kế với 10 câu hỏi xoay quanh vấn đề thời
gian sử dụng Facebook của đối tượng và những nhận định, phản ứng của họ
về các trang Fanpage, Group hiện nay.
Phương thức chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua mối
quan hệ của người nghiên cứu trên mạng xã hội Facebook.
Bảng hỏi được đưa lên trang cá nhân của người nghiên cứu trên
Facebook và mời bạn bè của người nghiên cứu tham gia trả lời. Những người
được mời là bất kỳ người nào trong danh sách bạn bè (có cả những người
quen và không quen).
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài
Có thể nói, những cơ sở khoa học về truyền thông xã hội ở Việt Nam
chưa có nhiều, bởi vậy, việc áp dụng những kiến thức về lĩnh vực này trong
hoạt động thực tế của ngành truyền thông nói chung và PR nói riêng chưa đi
vào bài bản và chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nghiên cứu đề tài về Facebook và ứng dụng của Facebook trong thực
tiễn, tác giả mong muốn đây sẽ là một trong những nghiên cứu đầu tiên về
mạng xã hội này ở Việt Nam, có thể giúp ngành truyền thông hoàn thiện
mảng kiến thức về lĩnh vực còn rất mới này.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
9
CHƢƠNG 1.
TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI – CÔNG CỤ HIỆU QUẢ
CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

1.1. Tổng quan về Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng: hay thường được biết tới với tên gọi PR (tên gọi tắt
từ tiếng Anh “Public Relations”. Hiện nay, có rất nhiều các định nghĩa khác
nhau về Quan hệ công chúng, và vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất nào
cho thuật ngữ này.
Trong bài báo “Xây dựng một định nghĩa về PR” đăng trên tạp chí

Public Relations Review của Mỹ, nhà nghiên cứu Rex Harlow đã tìm thấy
472 định nghĩa khác nhau về PR được đưa ra trong khoảng thời gian từ năm
1900 – 1976. Chính ông cũng đưa ra một định nghĩa về Quan hệ công chúng:
“PR là một chức năng quản lý đặc trưng nhằm giúp thiết lập và duy trì dòng
thông tin, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác hai chiều giữa một tổ chức và
công chúng của tổ chức đó, bao gồm việc quản lý vấn đề hoặc rắc rối; giúp bộ
phận quản lý có được thông tin và đáp ứng dư luận công chúng; xác định và
nhấn mạnh trách nhiệm của bộ phận quản lý để phục vụ lợi ích công chúng;
giúp các nhà quản lý bám sát và giải quyết hiệu quả những đổi thay; phục vụ
như một hệ thống cảnh báo sớm để giúp đối phó với những xu thế; và sử dụng
nghiên cứu các kỹ năng truyền thông, coi đạo đức nghề nghiệp như là một
công cụ có tính nguyên tắc của nghề.”
4

Điều lệ của viện Quan hệ công chúng (Chartered Institute of Public
Relations – CIPR) định nghĩa: “Quan hệ công chúng là những nỗ lực được lập
kế hoạch và duy trì nhằm thiết lập và duy trì thiện chí và sự hiểu biết lẫn nhau
giữa một tổ chức và công chúng của nó”.
5



4
PGS. TS Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, 2010. Tr17.
5
Sandra Cain, Key concept in Public Relations, NXB Palgrave Macmillan, 2009, Tr175.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
10
F.C. Jefkins cũng đưa ra một định nghĩa khác về PR năm 1994: “Quan
hệ công chúng là nghệ thuật và khoa học xã hội của sự phân tích các xu thế,

dự đoán những diễn biến tiếp theo, cố vấn các nhà lãnh đạo của các tổ chức,
thực hiện các kế hoạch hành động nhằm phục vụ lợi ích của tổ chức đó lẫn
công chúng.”
6

Xét một cách tổng quát, có thể hiểu Quan hệ công chúng theo một cách
dễ hiểu: “PR là việc quản lý truyền thông để xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt
đẹp và sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức, một cá nhân, tạo ra hình ảnh và
thông tin tích cực với mục đích quảng bám gây ảnh hưởng có lợi trong công
chúng của họ”.
7

1.2. Tổng quan về truyền thông xã hội
1.2.1 Truyền thông xã hội là gì?
Truyền thông xã hội phát triển chỉ mới mạnh mẽ trên toàn thế giới mới
bắt đầu từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cũng đã có khá nhiều nhà
nghiên cứu tìm hiểu về định nghĩa cho truyền thông xã hội, tuy nhiên chưa có
một định nghĩa thống nhất nào cho thuật ngữ này. Một số quan niệm được
đưa ra và được nhiều người chấp nhận:
Cuốn sách Thuật ngữ Quan hệ công chúng (Key concepts in Public
Relations) của tác giả Sandra Cain định nghĩa về truyền thông xã hội:
“Truyền thông xã hội là một thuật ngữ chung cho các hoạt động kết hợp việc
sử dụng các công nghệ và tương tác xã hội.”
Antony Mayfield thì cho rằng: “Phương tiện truyền thông xã hội được
hiểu như là một nhóm mới của loại phương tiện truyền thông trực tuyến, chia
sẻ hầu hết hoặc tất cả các đặc điểm sau đây”
8
: Khuyến thích mọi người tham
gia (Participation), mang tính cởi mở (Openness), sự trò chuyện tương tác
(Conversation), tính cộng đồng (Community), sự liên kết (Connectedness).



6
Sandra Cain, Key concept in Public Relations, NXB Palgrave Macmillan, 2009, Introduction
7
PGS, TS Đinh Thúy Hằng, PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động xã hội, 2007, Tr 16.
8
Antony Mayfield, What is Social Media? (ebook), icrossing.co.uk/ebooks, cập nhật ngày 01/8/2008.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
11
Truyền thông xã hội (Social Media) là những sản phẩm truyền thông
(tin, bài, hình ảnh, video clips…) do người dùng tạo ra và xuất bản trên
Internet thông qua các mạng xã hội hay các diễn đàn, các blog…
Truyền thông xã hội bao gồm: diễn đàn internet, bảng tin, nhật ký web,
wikis, podcasts, hình ảnh, video, Twitters”.
Có thể thấy rằng mạng xã hội được định nghĩa dựa trên cách thức hoạt
động, lan truyền và những đặc điểm của nó. Đơn giản, có thể hiểu rằng: mạng
xã hội là những hoạt động được thực hiện trên mạng xã hội, dưới sự hỗ trợ
của internet và công nghệ, tạo nên sự tương tác và tính cộng đồng cao giữa
người dùng.
1.2.2 Sự ra đời và phát triển của truyền thông xã hội
Với lịch sử phát triển khoảng 30 năm, truyền thông xã hội không phải là
một lĩnh vực quá mới mẻ, nhưng chỉ mới được ứng dụng trong kinh doanh và
truyền thông cho một thời gian rất ngắn. Gần như chỉ vài năm trở lại đây,
người dân mới được sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho xã
hội hóa và thu thập thông tin.

1978
Sự ra đời của truyền thông xã hội đánh dấu bằng việc Ward
Christensen và Randy Suess, hai anh chàng đam mê máy tính

phát minh ra Hệ thống Bảng thông tinh máy tính (Computerized
Bulletin Board System – BBS) với chức năng thông báo cho bạn
bè về các cuộc hội họp, các thông tin và chia sẻ thông tin.
1993
Sinh viên của trường đại học Illinois tại Urbana – Champaign
phát triển Mosaic, trình duyệt được xem là làm nên sự ra đời của
World Wide Web, cũng chính là các trang web như chúng ta
thấy ngày nay.

Cùng năm đó, Beverly Hills Internet cho ra đời GeoCities, dịch
vụ cho phép người dùng tự tạo ra website của riêng mình.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
12
1994
Internet được gọi là “Siêu xa lộ thông tin” (Information
Superhighway).
1995
Mốc đánh dấu của sự phát triển của Internet với một triệu
website trên toàn cầu.
1997
GeoCities vượt qua con số một triệu thành viên.

Ra đời AIM (AOL Instant Messenger), một chương trình trò
chuyện trực tuyến được phát hành bởi AOL – một công ty
chuyên cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu.

Blog – nhật ký điện tử bắt đầu hoạt động

Google ra đời trong năm này
1998

GeoCites được sử dụng rộng rãi trên thế giới

Friends Rounited – mạng xã hội đầu tiên được phổ biến. Friends
Rounited được thành lập ở vương quốc Anh, giúp kết nối những
người bạn học cũ

Yahoo mua GeoCities với giá 3.57 triệu đô la.

Ra đời dịch vụ viết nhật ký điện tử

Vụ “nổ bong bóng dot.com” và khiến người ta nghi ngờ ở sự
phát triển của Internet trong tương lai.
2000
70 triệu máy tính được kết nối Internet. Trang mạng xã hội
Friendster ra đời. Trang này phát triển tới mức 3 triệu người sử
dụng trong 3 tháng. Số người sử dụng của Friendster đạt đến
đỉnh cao năm 2008.
2002
AOL có 34 triệu thành viên
MySpace ra đời
2003
Google mua lại Blogger.
Linden Lab giới thiệu thế giới ảo, thế giới thứ hai (Second Life)
LinkedIn ra đời, trở thành một mạng xã hội cho các chuyên gia
Facebook ra đời dành cho sinh viên trường Harvard. Nó giống
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
13
như phiên bản của Friendster của trường đại học. Một nhà đầu tư
giấu tên đã đề nghị trả 10 triệu đô la cho Zuckerberg để mua nó,
nhưng ông từ chối.

2004
MySpace nâng cấp thêm những tính năng mới
Digg ra đời là một trang thông tin xã hội, mọi người có thể chia
sẻ các nội dung từ mọi nơi lên trang này.
Một trang mạng xã hội khác: Bebo, từ viết tắt của Blog Early,
Blog Often (tạm dịch: viết nhật ký điện tử sớm và thường xuyên)
ra đời.
2005
News Corp mua lại MySpace với giá 580 triệu đô la
Viacom đề nghị mua Facebook với giá 75 triệu đô la và
Facebook lại từ chối. Trang này bắt đầu xâm nhập vào các
trường cấp 3.
Friends Reunited có 15 triệu thành viên, và được bán cho công ty
truyền hình Anh ITV.
YouTube bắt đầu lưu trữ và tìm kiếm các videos.
MySpace trở thành trang mạng xã hội phổ biến nhất nước Mỹ
2006
Viacom tiếp tục đề nghị mua Facebook với giá 1.5 tỷ đô la,
nhưng lại thất bại. Yahoo cũng cố gắng mua Facebook với 1 tỷ
đô và cũng bị từ chối. Facebook mở rộng thành viên với tất cả
mọi người trên 13 tuổi và ra mắt Facebook Platform, dịch vụ cho
phép một bên thứ ba tạo một ứng dụng trên trang này.
Google đạt được 400 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày.
Twitter ra đời.
2007
Facebook có sự tiến triển
MySpace cho ra đời Beacon, một hệ thống quảng cáo cho biết
hoạt động mua của người dùng. MoveOn.org và nhiều người
khác phản đối, cho đó là một hành động xâm lược quyền tự do
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28

14
riêng tư. Beacon đã kết thúc năm 2009.
Google đề nghị mua Facebook với giá 15 tỷ đô la.
Apple ra mắt iPhone.
2008
Facebook được xếp hạng là mạng xã hội có nhiều người dùng
nhất trên toàn thế giới với hơn 200 triệu người sử dụng. Lượt
truy cập trang này gấp đôi MySpace.
Bebo được mua bởi AOL
Facebook cỗ gắng mua Twitter với giá 500 triệu đô la
Tumblr ra đời.
2009
Twitter nổi bật với những thông tin cập nhật liên tục về vụ máy
bay rơi xuống sông Hudson.
“Unfriend” được chọn là từ điển New Oxford Mỹ chọn là “từ
của năm”.
Microsoft cho ra đời Bing để cạnh tranh với Yahoo và Google.
ITV bán trang không thành công là Friends Reunited cho Công
ty TNHH Brightsolid.
Facebook đạt tới hơn 400 triệu người sử dụng, vượt qua lượt truy
cập của Google hàng tuần.
MySpace giảm xuống còn 57 triệu người dùng.
2010
Để cạnh tranh với Facebook và Twitter, Google cho ra đời Buzz,
một trang mạng xã hội tích hợp với Gmail, trong tuần đầu tiên,
hàng triệu người sử dụng Gmail đã tạo nên 9 triệu lượt đăng tải.
AOL bán Bebo cho đối tác tài chính Criterion.
Apple giới thiệu iPad
Số người sử dụng Internet ước tính là 1.97 tỷ, gần 30% dân số
toàn cầu.

Internet vượt qua báo in và trở thành phương tiện chính mà
người Mỹ nắm bắt thông tin. Là nền tảng thông tin thứ 3 với
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
15
nhiều người sử dụng truyền thông xã hội và nguồn dữ liệu cá
nhân để thu thập thông tin.
2011
MySpace và Bibo được thiết kế lại và cập nhật để cạnh tranh với
Facebook và Twitter đang rất thành công.
Facebook đạt được doanh thu 3.7 tỷ đô la hàng năm
Apple giới thiệu một mạng xã hội âm nhạc là Ping
News Corp bán MySpace cho hãng truyền thông điện tử Specific
Media với giá 35 triệu đô la.
Có hơn 550 triệu người sử dụng Facebook, 65 triệu người
“tweet” qua Twitter mỗi này và 2 tỷ lượt người xem video mỗi
ngày trên YouTube.
LinkedIn có 90 triệu chuyên gia sử dụng và trở nên phổ biến.
Tumlr đạt tới mức 1 tỷ người xem mỗi tháng, 2 triệu người đăng
tin mỗi này và dự kiến sẽ bắt đầu có doanh thu.
Pinterest ra đời như một trang tìm kiếm nội dung
2012
LinkedIn trở thành kênh truyền thông xã hội phổ biến thứ hai ở
Mỹ với 33.9 triệu người xem mỗi tháng,
Twitter cung cấp 33 tỷ Tweets mỗi ngày.
Google + ra đời
Pinterest hướng nhiều người truy cập đơn lẻ hơn LinkedIn,
YouTube và Google +, đạt 10 triệu người truy cập mỗi tháng,
nhanh hơn bất kỳ trang đơn lẻ nào.
Pinterest cạnh tranh với Snip.it mới ra mắt
Facebook đặt lưu trữ tại IPO và dự định tăng lên 10 tỷ đô la vào

thời gian bán cổ phiếu và đầu năm, giá trị của công ty khoảng 75
đến 100 tỷ đô la, niêm yết trên sàn chứng khoán.
Twitter đạt được 12,233 tweets mỗi giây trong Super Bowl.
Trong vòng 34 năm, rất nhiều sự thay đổi đã diễn ra trong lĩnh vực
truyền thông xã hội, tạo ra những xu thế và trào lưu mới trong truyền thông.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
16
1.2.3 Đặc điểm của truyền thông xã hội
Như đã đề cập ở trên, truyền thông xã hội hội bao gồm những đặc điểm
sau đây: Khuyến thích mọi người tham gia (Participation), mang tính cởi mở
(Openness), sự trò chuyện tương tác (Conversation), tính cộng đồng
(Community), sự liên kết (Connectedness).
Tham gia (Participation)
Phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích các đóng góp và phản hồi
từ tất cả mọi người quan tâm. Nó làm mờ ranh giới giữa các phương tiện
truyền thông và khán giả.
Cởi mở (Openness)
Hầu hết các dịch vụ truyền thông xã hội được mở để phản hồi và tham
gia, khuyến khích mọi người biểu quyết, đóng góp ý kiến và chia sẻ thông tin.
Rất hiếm khi có rào cản đối với việc truy cập và sử dụng nội dung.
Trò chuyện (Conversation)
Trong khi các phương tiện truyền thông truyền thống về "phát sóng"
(truyền thông một chiều, gần như là phân phối đến khán giả), truyền thông xã
hội là ưu việt hơn, được xem như là một cuộc đối thoại hai chiều.
Tính cộng đồng (Community)
Phương tiện truyền thông xã hội cho phép hình thành nên cộng đồng một
cách nhanh chóng và giao tiếp hiệu quả. Cộng đồng chia sẻ lợi ích chung,
chẳng hạn như tình yêu nhiếp ảnh, một vấn đề chính trị hoặc một chương
trình truyền hình yêu thích.
Sự liên kết (Connectedness)

Hầu hết các loại phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh dựa
vào tính liên kết của chúng, làm cho việc sử dụng các liên kết khác các trang
web, tài nguyên và con người.
Hơn hết, cần hiểu rằng, truyền thông xã hội thực sự là một phương tiện
truyền thông hai chiều ưu việt. Nguồn phát và nhận tin hoàn toàn bình đẳng
với nhau, tạo ra những giao tiếp hiệu quả.
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
17
Tác giả Antoni Mayfield có phát biểu rất hay, giúp nhận định rõ nét hơn
về mạng xã hội: “Cách tốt nhất để nghĩ về mạng xã hội là nó thực sự giống
như con người. Chia sẻ ý tưởng, phối hợp và cộng tác để sáng tạo nghệ thuật,
suy nghĩ về giao tiếp, tranh luận và diễn thuyết sôi nổi, tìm những người bạn,
người đồng minh tốt và cả những người yêu thương. Đó chính là thế giới văn
minh mà loài người đang xây dựng. Đó là lý do tại sao mạng xã hội đang phát
triển vô cùng nhanh chóng, không chỉ vì nhờ có công nghệ cao mà vì nó khiến
chúng ta là chính mình, chỉ vậy thôi.”
9

1.2.4 Sự phát triển của truyền thông xã hội trong truyền thông trên
thế giới.
Xu hướng sử dụng mạng xã hội để tiếp thị, bán hàng ở nước ngoài rất
phổ biến. Phó giáo sư Marc Divine (trường IEA Paris) người có nhiều năm
nghiên cứu về mạng xã hội, đã tiến hành khảo sát với 200 công ty quốc tế như
IBM, L‟Oreal, Unilever. Kết quả cho thấy, hơn một nửa trong số các công ty
này đã sử dụng mạng xã hội làm công cụ trong hoạt động tiếp thị. Còn tại Mỹ
có 70,3% doanh nghiệp dùng Facebook để quảng cáo, 58% dùng Linkedin,
40% dùng Twitter và 26,8% dùng Youtube.
10

Michaela. Stelzner thực hiện một nghiên cứu với 3300 người làm

marketing trên thế giới, 90% trong số họ nói rằng truyền thông xã hội rất quan
trọng với doanh nghiệp của họ
11
.
Một khảo sát khác thực hiện dựa trên phần trả lời của 259 hồ sơ đăng ký
tham gia bình chọn Top 50 nữ doanh nhân có doanh nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất do Tổ chức Những nữ Chủ tịch (Women Presidents' Organization)
tổ chức cho kết quả như sau:
Tuy 40% người được hỏi nói rằng họ chưa thấy có sự cải thiện doanh thu
từ truyền thông xã hội nhưng 30% lại tỏ ra rất “kỳ vọng” khi nêu ra những lợi


9
Antony Mayfield, What is Social Media? (ebook), icrossing.co.uk/ebooks, cập nhật ngày 01/8/2008.
10

11
Michaela. Stelzner, 2011 Social Media Marketing Industry Report,

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
18
ích như tạo dựng uy tính, củng cố các nỗ lực tuyển dụng. Chỉ có 16% trả lời là
không sử dụng truyền thông xã hội.
4 trong số 10 nữ doanh nhân được hỏi cho rằng những nỗ lực truyền
thông xã hội đã góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp của họ, trong
đó 10% trong số này khẳng định truyền thông xã hội tạo nên đà tăng trưởng
“nhảy vọt”.
Bà Shelly Sun, đồng sáng lập công ty nhượng quyền BrightStar
Franchising (xếp thứ nhất trong danh sách bình chọn), khẳng định công ty
mình không thể có thành công như hiện nay nếu thiếu tiếp thị truyền thông xã

hội.
Tiếp thị truyền thông xã hội không chỉ giúp số lượng khách truy cập
trang web của BrightStar tăng gần gấp đôi trong vòng có một năm (từ 33.000
khách/tháng lên tới 55.000 khách/tháng) mà còn góp phần làm doanh thu của
công ty đạt 99.6 triệu USD năm 2010, tăng 60% so với năm trước đó. Theo
dự đoán của Shelly Sun, năm 2011, doanh thu của BrightStar sẽ tiếp tục đà
tăng trưởng và chạm mốc 150 triệu USD.
12

Có thể nhận thấy, truyền thông đóng một vai trò không thể thiếu trong
việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thế giới. Trong thế giới cạnh tranh, nếu
doanh nghiệp không tự làm nổi bật tên tuổi của mình, đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp sẽ chết dần. Chỉ truyền thông mới giúp doanh nghiệp làm được điều
đó. Những đóng góp của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có truyền
thông xã hội ngày càng được các doanh nghiệp nhận thấy và chú trọng hơn.
1.2.5 Sự phát triển của Internet và mạng xã hội ở Việt Nam
Xem xét tổng quan hoạt động truyền thông ở Việt Nam, có thể thấy rằng
đây là một lĩnh vực đang phát triển rất mạnh. Mặc dù mới xuất hiện nhưng
truyền thông nói chung và quan hệ công chúng nói riêng đã thực sự đóng góp
một phần không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước, đem lại cho các doanh
nghiệp nguồn lợi nhuận lớn.


12

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
19
Theo xu thế chung của thế giới, truyền thông tại Việt Nam đã biết sử
dụng các thành tựu công nghệ thông tin để tạo nên những công cụ phục vụ
hữu hiệu cho quá trình truyền thông của mình, đồng thời thúc đẩy quá trình

quốc tế hóa và truyền thông toàn cầu.
Có thể nói truyền thông xã hội ở Việt Nam đang bắt đầu có được sự quan
tâm của các doanh nghiệp. Họ dần nhận thức được những hiệu quả mà mạng
xã hội nói chung và Facebook nói riêng mang lại cho mình.
Về số lượng: Ở Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet ngày càng
tăng, tính đến hết tháng 10-2011, đã có hơn 26 triệu người sử dụng, tương
đương với khoảng 31% tổng dân số và đứng đầu các nước ASEAN về số
lượng người dùng Internet
Về độ tuổi: Gần 2/3 số người sử dụng Internet tại các thành phố lớn ở độ
tuổi dưới 30.
Nhóm dân số sử dụng Internet nhiều nhất là 20-24 tuổi (chiếm hơn ¼).
Về giới tính: Tỷ lệ nam/nữ sử dụng Internet tương đối cân bằng ở nhóm
tuổi 15-19, nhưng khi tuổi càng cao thì tỷ lệ nữ dùng Internet càng giảm. Hầu
hết người dùng mạng xã hội có độ tuổi từ 15 đến 29 tuổi.
72% dân số có độ tuổi từ 18 đến 30 và 43% dân số lớn tuổi sử dụng
mạng xã hội để tương tác với bạn bè.
Về cách thức: Ở Việt Nam hiện nay, người ta dùng điện thoại di động để
truy cập mạng xã hội thấp hơn nhiều so với dùng máy tính (48% dân số của
mạng xã hội truy cập thông qua máy tính, trong khi 33% truy cập thông qua
điện thoại di động).
Về mức độ phân bố: Người Việt Nam dùng mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao
trong cư dân. Với đối tượng 18 tuổi trở lên có tài khoản mạng xã hội thì: 43%
người có một tài khoản, 25% có hai tài khoản, 13% có bốn tài khoản trở lên.
13



13
Theo Tạp chí cộng sản online ngày 30/11/2011 ( />Traodoi/2011/13918/Mang-xa-hoi-va-bao-chi.aspx).
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28

20
Tình hình phát triển chung: Ở Việt Nam, trước khi mạng xã hội thế hệ
mới ra đời đã tồn tại những cộng đồng trực tuyến lớn, điển hình như ttvnol,
vn-zom, webtretho. Tháng 6/2011, Công ty Cổ phần kết nối truyền thông Việt
Nam - Vinalink (Vinalink media là công ty Online marketing và Online
survey (khảo sát thị trường trực tuyến) từ năm 2006), sau hai tháng tiến hành
5000 bảng hỏi trên mạng trực tuyến, đã đưa ra Báo cáo về Mạng xã hội tại
Việt nam và tháng 2/2012 Vinalink đưa ra Báo cáp xếp hạng Top 100 Mạng
xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt nam
14
. Theo đó, trong các
loại hình của mạng xã hội:

STT
Loại hình mạng xã hội
STT
Loại hình mạng xã hội
1
Social Networking: Facebook,
Zing.Me, Go.vn, G+, Bang.vn,
Banbe.net …
15
Social knowledge: Wiki
2
Social News: Linkhay,
Newsvine, Digg,
16
Social job: Linkedin, calavat,
TVN
3

Social Measuring: Technorati,
BlogPulse
17
Social shop: Vatgia,
chodientu.vn
4
Microblogging: Twitter
18
Social reviews: Aha, Vatgia
,agoda
5
Blogs: Opera, Yahoo+,
Blogspot, WP
19
Social lens: Squidoo
6
Social Bookmarking: Diggo,
Delicious
20
Social study: Violet.vn,
Tienganh123…
7
Social Q&A: Google, Yahoo
answer, Vatgia
21
Coupons network:
Grouponvietnam.com
8
Video Sharing: Youtube,
Viadeo,Clip.vn

22
22. Social map: Wikimap,
GGmap, diadiem, bando,
thodia.vn


14

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
21
9
Photo Sharing: Picasa,
Flickr,Tamtay.vn
23
Social chat: Yahoo chatgroup,
Bebo, Paltalk, Yola.vn ,
Zingchat
10
Social Search: Google vertical
search
24
Social chat: Yahoo chatgroup,
Bebo, Paltalk, Yola.vn ,
Zingchat
11
Professional Networks:
Calavat, Hoclamgiau
25
Social music:
Yeucahat.com…

12
Các nhóm cộng đồng (Diễn
đàn/ Forum) như Tinhte.vn,
webtretho.com, Phuot.vn…
26
Social bid: Chodientu.vn,
daugianguoc
13
Blogging Communities: Cộng
đồng Blogger
27
Social health: Bacsi.com,
khamchuabenh
14
Document shares:
Slideshare.net, Tailieu.vn
28
Social application/widget:
Apple store

Việt Nam đã có 20/28 loại hình này.
Đồng thời Vinalink cũng công bố danh sách 100 mạng xã hội tại Việt
Nam:
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
22


Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
23



Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
24


Trong Top 100 mạng xã hội lớn nhất Việt nam, có 90 mạng xã hội là của
Việt nam và 10 mạng xã hội là của doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó:
10 Mạng xã hội của nước ngoài phủ tới 83% lượng người dùng Internet
của Việt nam
90 Mạng xã hội của Việt nam phủ tới 75 % lượng người dùng Việt nam
100 Mạng xã hội hàng đầu Việt nam đều nằm trong top 500 website lớn
nhất Việt nam chiếm 25% trên tổng số top 500.
Mạng xã hội đã thu hút số người dùng lớn thứ 2 chỉ sau đọc tin tức (Trên
90%), mạng xã hội (84%), Tìm kiếm thông tin (79%)
54.3% người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng các mạng xã hội
Cũng theo điều tra, hành vi của người dùng Internet khi truy cập chủ yếu
cho các mục đích sau:
Khóa luận tốt nghiệp Phạm Phương Chi – QHCC28
25

1.2.6 Vài nét về tình hình sử dụng mạng xã hội của các doanh
nghiệp Việt Nam
Có thể thấy rằng, tiềm năng về mạng xã hội ở Việt Nam rất lớn, người
dùng Internet đặc biệt quan tâm đến mạng xã hội (53,4%), và rất có nhu cầu
vào mạng xã hội trao đổi với bạn bè. Có đến 35% số người dùng Internet tại
Việt Nam từng tham khảo thông tin trên forum và 25,5% từng xem thông tin
từ bạn bè, fanpage, quảng cáo trên các mạng xã hội trước khi mua hàng hay
sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự
nhìn ra được tiềm năng và hiệu quả của mạng xã hội. Báo cáo trên cũng cho
thấy rằng chỉ có:

0.4% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Facebook
0.07% sử dụng Youtube
0.2% sử dụng LinkedIn, Twitter và các mạng xã hội khác trong kinh
doanh.
Hiện tại theo số liệu từ Tổng cục Thuế, có khoảng trên 350,000 doanh
nghiệp đang hoạt động. Con số 0.4% sử dụng Facebook rất nhỏ và doanh nghiệp
Việt vẫn chưa có kế hoạch tận dụng lợi ích do mạng xã hội này mang lại.
Lý giải cho điều này, ông Ngô Thanh, Giám đốc Mancom (chuyên về tư
vấn chiến lược marketing) cho biết: nhiều chủ doanh nghiệp có lứa tuổi khá

×