CHƯƠNG VI
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật dân sự - ĐHQGHN – Nhà xuất
bản ĐHQGHN
Giáo trình Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội –
Nhà xuất bản Công an nhân dân
Giáo trình pháp luật đại cương – ĐHKTQD –
Nhà xuất bản ĐHKTQD
Văn bản pháp luật
Bộ luật dân sự 2005
Các văn bản hướng dẫn thi hành
I. Khái niệm luật dân sự Việt Nam
1. Đối tượng điều chỉnh
2. Phương pháp điều chỉnh
3. Định nghĩa
4. Nguồn của Luật dân sự Việt Nam
1. Đối tượng điều chỉnh
Quan hệ tài sản
Quan hệ nhân thân:
-
Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
-
Quan hệ nhân thân không gắn tài sản
Quan hệ tài sản
Là những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất
định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ
quy luật giá trị
Bao gồm:
-
Quan hệ về sở hữu
-
Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
-
Quan hệ về thừa kế
-
Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
-
Quan hệ về bồi thường thiệt hại
Quan hệ nhân thân
Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân
thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận
-
Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những
quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh
thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó
Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
-
Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị
nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền
về tài sản
Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
2. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật dân
sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự
Biểu hiện của sự bình đẳng, thỏa thuận
trong quan hệ pháp luật dân sự
Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định
trong việc xác lập cũng như giải quyết các quan hệ
pháp luật dân sự
Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, cách
thức thông thường và trước hết là các chủ thể thực
hiện tự hòa giải, thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ
can thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự giải
quyết được.
Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm chịu trách
nhiệm đối với bên bị vi phạm. Mức độ cụ thể do các
chủ thể thỏa thuận trên cơ sở những quy định của
pháp luật.
3. Định nghĩa
Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống
những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở
bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia
vào quan hệ đó.
4. Nguồn của luật dân sự
Hiến pháp
Bộ luật dân sự
Các văn bản pháp luật khác có liên quan: luật sở
hữu trí tuệ, luật doanh nghiệp, luât hôn nhân và
gia đình,…
Điều ước quốc tế
II. Một số chế định cơ bản của LDS
1. Tài sản và quyền sở hữu
2. Giao dịch dân sự
3. Hợp đồng dân sự và nghĩa vụ dân sự
4. Trách nhiệm dân sự
5. Thừa kế
1. Tài sản và quyền sở hữu
1.1 Tài sản
1.2 Quyền sở hữu
1.1. Tài sản
1.1.1. Định nghĩa: (điều 163 Bộ luật dân sự 2005)
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản
- Vật: Có thực, với tính cách là TS phải nằm
trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá
trị và có thể trở thành đối tượng của giao lưu DS.
- Tiền: VNĐ hoặc ngoại tệ
- Giấy tờ trị giá được bằng tiền: trái phiếu, công
trái, hối phiếu, séc, cổ phiếu…
- Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền
và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự
Vd: Quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp… (kể cả quyền sở hữu trí tuệ).
1.1.2. Phân loại tài sản (điều 174-181 BLDS 2005)
Căn cứ vào sự dịch chuyển của tài sản: tài sản là bất
động sản và tài sản là động sản
Căn cứ vào tính năng sử dụng: vật chia được và vật
không chia được
Căn cứ vào vai trò của ts: vật chính, vật phụ
….
1.2. Quyền sở hữu
1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Nội dung quyền sở hữu
1.2.3 Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
1.2.4 Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
1.2.1. Định nghĩa
Quyền sở hữu là hệ thống các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu
dùng và những tài sản khác.
Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà
pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các
quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt trong
những điều kiện nhất định
1.2.2. Nội dung quyền sở hữu
Điều 164 BDS 2005: Quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định
đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
pháp luật”.
Quyền chiếm hữu
Quyền sử dụng
Quyền định đoạt
Quyền chiếm hữu
Chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản
thuộc sở hữu của mình hoặc do người khác quản
lý.
Chiếm hữu
Hợp pháp Bất hợp pháp
Quyền sử dụng
Chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản
Quyền định đoạt
Quyền quyết định số phận của vật
Vd: Cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp, cầm cố,
phá hủy…
1.2.3. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
(điều 170 BLDS)
Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Thu hoa lợi, lợi tức
Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
Được thừa kế tài sản
Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối
với vật vô chủ, vật bị đánh rơi,…
Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai, phù hợp với quy định của pháp
luật
Các trường hợp khác do pháp luật quy định
1.2.3. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (điều
171 BLDS)
Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho
người khác
Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình
Tài sản bị tiêu hủy
Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
Tài sản bị trưng mua
Tài sản bị tịch thu
Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…mà người khác đã được
xác lập quyền sở hữu
Các trường hợp khác do pháp luật quy định
1.2.4. Các phương thức bảo vệ quyền
sở hữu:
- Kiện đòi tài sản.
- Kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
- Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi
cản trở trái phép đối với. việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp.