Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.56 MB, 85 trang )

rỉ
r3

2 Q

í

O)

•^
> ít;

/ \vý

ấ H.
' i - > -- > ^ - ■
--- w
V J_
" T” f-%f%
-----v —

- - --

*— s*

X
ã

* *

K U



- X ^ _ vX ô,.!([Ai SS/

___iớ^.

S

~*r

->*ớ-

-9

I*>.

/r\

iW

/ô* /S*^
w

's* /



> .< > .

-5 W


w

•<—

'

-X


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C K IN H T Ế Q U Ố C D Â N

HÀ THỊ PH Ư Ơ NG THẢO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO
H I Ệ U Q U Ả S Ả N X U Ấ T K IN H D O A N H C Ủ A C Á C
D O A N H N G H IỆ P SẢ N X U Ấ T H À N G T IÊ U D Ù N G T Ạ I H À N Ộ I

I U Ậ H Á M T H Ạ C S Ĩ Q U Ả H TRỊ K IN H D O A N H

Chuyên ngành: Q uản trị kinh doanh CN và XDCB

N g ư ờ i h ư ớ n g d ẫ n k h o a h ọ c : P G S .T S . L ê V ă n T â m
ĐẠI HỌC KTQD

TRUNG TÂM
THỐNG TINTHfeyilHj

Hà Nội - 2000


m


M ỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của

3

các doanh nghiệp CN sản xuất hàng tiêu dùng.
1.1. Công nghiệp hàng tiêu dùng và vị trí của nó trong nền KTQD.

3

1.2. Một số khái niệm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh

9

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả SXKD của DN

13

1.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của DN

15


1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp

21

Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các

23

DNCNNN SXHTD tại Hà Nội.
2.1. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các DNCNNN

23

SXHTD tại Hà Nội thời gian qua.
2.2. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNCNNN

31

SXHTD tại Hà Nội.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD của các DNCNNN

42

SXHTD tại Hà Nội thời gian qua.

Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

48


của các DNCNNN SXHTD tại Hà Nội.
3.1. Cơ cấu lại các DNCN SXHTD tại Hà Nội.

48

3.2. Đổi mới công nghệ trong các DNCNNN SXHTD tại Hà Nội.

54

3.3. Giảm chi phí sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả SXKD.

57

3.4. Hình thành một đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp đáp

64

ứng được yêu cầu trong cơ chế quản lý mới.
KẾT LUẬN

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

PHỤ LỤC

\



M ỏ ĐẨU
1. T ín h c ấ p t h iế t c ủ a đ ề tà i

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu có tính chiến
lược đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Vi đó là cơ
sở quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh đạt
hiệu quả cao, cho phép thực hiện tốt quá trình tái sản xuất ở mức độ ngày càng
cao hơn, đồng thời tạo ra nguồn thu để đóng góp cho ngân sách Nhà nước
ngày càng đầy đủ hơn. Chính vì điều đó, trong q trình đổi mới kinh tế ỏ
nước ta, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh ln giữ vị trí hết sức quan trọng
trong quá trình cấu trúc lại nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội tuy phát triển
với tốc độ tương đối nhanh nhưng nhìn chung chưa thực sự tương xứng với vai
trị, vị trí của nó trong q trình ổn định và phát triển thủ đơ. Điều đó có nhiều
ngun nhân nhưng nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn đạt ở mức khiêm tốn. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng hiệu quả sản xuất krnh doanh của các doanh nghiêp sản xuất
hàng tiêu dùng tại Hà Nội nhằm tìm ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kmh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà
Nội là vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tơi đã chọn đề
tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội” làm luận án thạc sĩ quản trị kinh doanh.
2 . M ụ c đ íc h n g h iê n c ứ u

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận kết họp với
việc phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội, luận án sẽ khái qt
hố những thành cơng và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng tại Hà Nội trên khía cạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó đề xuất

một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội trong thời gian tới.
3 . Đ ố i tư ợ n g v à p h ạ m v i n g h iê n c ứ u

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp công nghiệp
Nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội.
- Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trong cơ chế thị trường. Tập trung
chủ phân tích đánh giá thực trạng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng trong thời gian
1


qua, chủ yếu sử dụng các số liệu từ báo cáo của các doanh nghiệp, của Sở
công nghiệp Hà Nội và Cục thống kê Hà Nội.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
đồng thời kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích và tổng hợp một cách lơgíc. Kết hợp điều tra khảo sát thực tế
vói việc kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cưú đã tổng kết
để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm đề xuất được các giải
pháp khả thi.

5. Những đóng góp chủ yếu của luận án
- Khái qt hố những luận cứ khoa học mang tính lý luận về hiệu quả
kmh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường.
- Đi sâu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội và
đánh giá được hiện trạng đó.

- Phân tích các hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước
sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội góp phần tích cực vào sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố thủ đơ.

6. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 3 chương sau.
Chương 1: Lí luận cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Chương 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tại Hà Nội.

2


Chương 1
LÍ LUẬN Cơ BẢN VẾ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
1 . 1 . C ô n g n g h i ệ p h à n g t i ê u d ù n g v à v ị t r í c ủ a n ó t r o n g n ề n k in h t ế
q u ốc dân
1 . 1 . 1 . H à n g c ô n g n g h i ệ p t iê u d ù n g v à n h ữ n g đ ặ c đ i ể m :

Hàng công nghiệp, khi căn cứ vào cơng dụng kinh tế của nó, người ta
chia ra hàng công nghiệp tiêu dùng và hàng tư liệu sản xuất. Hàng cơng
nghiệp tiêu dùng là những hàng hố nhằm thoả mãn nhu cầu của con người ở
một mức độ và trình độ nào đó. Nó là cơ sở tất yếu trong đời sống của từng
con người và toàn xã hội ở mọi giai đoạn phát triển. Hàng công nghiệp tiêu

dùng có nhiều loại nhằm thoả mãn nhu cầu rất đa dạng, phong phú và ngày
càng tăng của con người. Với những góc độ khác nhau, người ta chia ra các
loại khác nhau.
Xét theo tính chất của nhu cầu con người, có hàng cơng nghiệp tiêu
dùng thoả mãn nhu cầu vật chất và thoả mãn nhu cầu tinh thần của con ngưòti.
Xét theo chủ thể thoả mãn nhu cầu, có hàng cơng nghiệp tiêu dùng phục
vụ nhu cầu cá nhân và hàng phục vụ nhu cầu xã hội.
Xét theo mức thu nhập và khả năng mua sắm của người tiêu dùng, có
hàng tiêu dùng thơng thường và hàng tiêu dùng cao cấp.
Xét theo đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm, có thể chia hàng cơng nghiệp
tiêu dùng thành nhiều loại khác nhau như: hàng điện tử, điện máy: hàng cơ kim khí; hàng nhựa; hàng gia cơng dệt may...
Mỗi loại hàng cơng nghiệp tiêu dùng đều có những đặc điểm riêng, tuy
vậy có thể dẫn ra những đặc điểm rất chung, mang tính phổ biến của mỗi
nhóm, những đặc điểm này tác động mạnh đến việc tổ chức sản xuất và tổ
chức quản lý của nhóm đó.
Tính đa dạng: được thể hiện ở sự phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ
(nhiều loại, nhiều kiểu, nhiều cỡ, nhiều màu sắc...). Khó mà thống kê chính

3


xác các loại và lượng hàng tiêu dùng được sản xuất và cung ứng trên thị trường
của tất cả các nước thậm chí là một quốc gia hay một khu vực.
- Tính đa dạng của hàng cơng nghiệp tiêu dùng địi hỏi một mặt để có
phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả người sản xuất cần nắm vững và
phân tích rõ tính đa dạng của nhu cầu thị trường - là yếu tố quyết định tính đa
dạng của hàng hoá. Chẳng hạn như cần làm rõ: sự đa dạng hoá về chủng loại,
các kiểu cỡ, các màu sắc; sự đa dạng về mức độ như: một hay nhiều giá trị sử
dụng; có nhu cầu liên kết các giá trị sử dụng hay không (đa chức năng), đa
dạng về trình độ của nhu cầu...

Cũng do tính đa dạng và phong phú này của hàng công nghiệp tiêu
dùng, nên trong dự kiến nhu cầu và phân tích kinh tế cần có phương pháp luận
cho riêng từng ngành hoặc nhiều mặt hàng.
- Tính nhạy cảm: Tính nhạy cảm hay thường xuyên biến đổi của hàng
công nghiệp tiêu dùng thể hiện sự gắn bó của hàng tiêu dùng với sự vận động
của thời gian, chất lượng, giá cả và các nhân tố khác của sự phát triển. Loại,
chất lượng và sản lượng hàng hoá cần sản xuất và cung ứng cho thị trường phụ
thuộc và các nhân tố trên. Chất lượng, hình thức hàng hố ln biến động theo
thị hiếu của thị trường và khách hàng với xu hướng, kiểu dáng của hàng hoá
biến đổi và với chất lượng ngày càng cao. Chẳng hạn hàng may mặc của năm
này, vụ này không được lặp lại kiểu dáng của năm trước, vụ trước, đó là chưa
kể đến chất lượng vải, kiểu may, màu sắc...
Việc sản xuất và cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng còn biến động
theo sự vận động của giá cả thị trường xã hội. Tính qui luật chung của sự vận
động này là: giả định các nhân tố khác không đổi, nếu giá cao thì nhu cầu
giảm xuống và ngược lại giảm giá sẽ kích thích tăng nhu cầu về loại hàng hố
đó (quan hệ tỉ lệ nghịch). Ngược lại với quan hệ nhu cầu giá cả biến thiên theo
quan hệ tỉ lệ nghịch thì giữa nhu cầu và thu nhập của dân cư lại biến thiên theo
quan hệ tỉ lệ thuận, khi thu nhập dân cư tăng thì nhu cầu hàng tiêu dùng cũng
tăng lên và ngược lại.
Tinh nhạy cảm xét trong mối quan hệ với thời gian được biểu hiện thông
qua sự vận động của sản lượng hàng hố đó suốt cả chu kỳ sống của nó hoặc
từng giai đoạn (giai đoạn vận động), thời vụ và thời điểm (thời cơ). Vì vậy khi
4


xem xét bố trí các phương án sản xuất kinh doanh cần phải hết sức chú ý đến
đặc điểm này, không chỉ xét về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mà cần chú trọng nhiều nhân tố khác liên quan đến tính nhạy cảm của
nó.

- Tính phổ biến: Tính phổ biên của hàng tiêu dùng so với các loại hàng
khác là nó rất gần gũi với đời sống con người về mặt tiêu dùng cũng như về
mặt sản xuất.
+ Về mặt tiêu dùng: Trong thế giới hiện đại khơng ai có thể sống mà lại
khơng sử dụng hàng công nghiệp tiêu dùng. Cùng với sự phát triển tiến bộ
khoa học ky thuật, chât lượng đời sống con người ngày một nâng cao, nhu cầu
và sự thoả mãn nhu cầu hàng tiêu dùng ở mức độ và trình độ ngày càng cao.
Hàng hố trêri thị trường hiện đại khơng còn là những sản phẩm sơ khai mà
tuyệt đại bộ phận sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp. Sự gần gũi của hàng
tiêu dùng với đời sống con người và nhất là sự phát triển công nghiệp hàng
tiêu dùng.
+ Về mặt sản xuất: Hàng tiêu dùng được tạo ra từ việc phát triển sản
xuất các ngành, nghề khác nhau, thu hút mọi hình thức tổ chức kinh tế nhiều
quy mơ sản xuất - kinh doanh khác nhau, nhiều trình độ trang bị kỹ thuật khác
nhau.
Hiện nay ở nưóc ta và tại Hà nội, việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùnơ
trong từng gia đình ở thành thị cũng như ở nông thôn đã trở thành phổ biến.
Các ngành hàng được tổ chức sản xuất và kinh doanh theo đường phố (ở thành
thị) hoặc theo các làng nghề truyền thống (ở nơng thơn). Có thể nói: phát triển
sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng là nơi thể hiện rõ nét nhất chủ trương phát
triên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong lĩnh vực công nghiệp mới này và
trong nền kinh tế quốc doanh nói chung.
Xem xet tinh phơ biên cua hàng cơng nghiêp tiêu dùng cũng có nghĩa là
xem xét sự cạnh tranh, tìm ra các giải pháp để thực hiện cạnh tranh có hiệu
quả như tham gia các hình thức liên doanh, liên kết... để tạo ra sức mạnh lớn
hơn từng tổ chức riêng lẻ.

5



- Tính quốc tế: Do ngày nay xu hướng phát triển nền kinh tế của các
nước theo hướng mở cửa vói bên ngồi đang trở thành phổ biến, nên hàng hố
nói chung, đặc biệt là cơng nghiệp hàng tiêu dùng mang tính quốc tế khá rõ rệt.
Tinh qc tê cua hàng công nghiệp tiêu dùng được thể hiện qua pham vi
thi trương tiêu thụ, qua chất lượng và qua giá cả. Có thể nói phạm vi thị trường
tiêu thụ hàng cống nghiệp tiêu dùng hiện nay là rất rộng rãi, hàng hoá được
lưu chuyển tới nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới và ngược lại. Điều đó địi
hoi việc tơ chức sản xuất và phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng phải luôn
chú ý tới đặc điểm này.
Tư nhưng vân đê trên cho thấy khi nghiên cứu và phân tích về sản xuất
tiêu dùng cần chú ý tới đặc điểm của từng đối tượng tiêu dùng, trình độ tiêu
dùng, nhu cầu thị trường trong nước, thị trường khu vực, thị trường quốc tế và
khả năng cạnh tranh về hàng hoá. Cần tính tốn, lựa chọn kỹ khi bố trí sản
xuất kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, làm thế nào đó để lợi dụng tối đa
nhân tố khoa học cơng nghệ, tiềm năng thiên nhiên, yếu tố con người...để
nâng cao hiệu quả kinh tế của các quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác
cũng cần chú ý tới chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính
sách tiêu dùng, chính sách nhập khẩu.
1 .1 .2 .

N h ữ n g đ ặ c đ i ể m c ơ b ả n c ủ a c ô n g n g h i ệ p s ả n x u ấ t h à n g t iê u

d ù n g ở n ư ớ c ta .

Do những nguyên nhân khác nhau công nghiệp hàng tiêu dùng ở nước
ta có các đặc trưng cụ thể như sau:
"

nhât: tiong công nghiệp hàng tiêu dùng nước ta hiên nay có sư đa


dạng vê so hữu tư liệu sản xuất và các loại hình doanh nghiệp. Những hình
thức sở hữu quan trọng là sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hơp sở
hữu nhà nước... Tính đa dạng về sở hữu chi phối sự đa dạng về quan hệ quản
lý và phân phối. Việc sao chép máy móc các mơ hình quản lý và phân phối
cho tất cả các hình thức sở hữu là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn.
Mặt khác, sự đa dạng về sở hữu cũng chi phối trực tiếp việc hình thành
các loại hình doanh nghiệp trong cơng nghiệp hàng tiêu dùng. Nếu như trước
đây chỉ có họp tác xã và doanh nghiệp nhà nước tham gia sản xuất hàng tiêu
dùng thì hiện nay cịn có nhiều loại hình khác: Doanh nghiệp tư nhân cơng ty
6


TNHH, liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngồi... Mỗi loại hình doanh
nghiệp lại có những đặc điểm riêng về tổ chức sản xuất và kinh doanh, do vậy
cần có những chính sách quản lý thích ứng với từng loại hình cụ thể.
- Thứ hai: cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ta đang chủ yếu là
sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật trình độ cơng nghệ - kỹ thuật lạc hậu.
Trên thực tế, chủ trương phát triển sản xuất hàng tiêu dùng mới được thực hiện
mạnh mẽ từ những năm gần đây đã đạt sự tiến bộ đáng kể. Mặc dù vây tính
chất sản xuất nhỏ vẫn cịn phổ biến. Điều đó thể hiện qua một số nét chủ yếu
sau:
Quy mô vốn của các doanh nghiệp rất nhỏ, theo kết quả điều tra của
viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương năm 1992, tại Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh, nơi tập trung phần lớn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thì
8,5% doanh nghiệp có vốn từ 100-150 triệu đồng, bình qn một hộ sản xuất
tư nhân vôn chi khoảng 1,5-2 triệu đồng. Phần lớn sử dung nguồn vốn tư có
việc huy động vốn từ các kênh tín dụng rất hạn chế.
Về kỹ thuật - công nghệ, hầu hết các thiết bị đều rất cũ kỹ, lạc hậu,
phân lon la máy cũ sửa lại hoặc tân dụng. Tuổi thọ khá cao thường trên 30
năm. Vê công nghiệp rất lạc hậu, sản xuất thủ công và sử dụng các công

nghiẹp truyên thông. Do vậy sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng còn thấp.
Vê thị trường đầu ra của hàng tiêu dùng măc dù dung lượng thị trườnơ
rất lớn nhưng việc tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng trong nước cịn rất khó
khăn do không cạnh tranh nổi về giá cả và chất lượng ngoại nhập tràn lan, đặc
biệt là các loại hàng nhập lâu và hàng tiểu ngạch từ Trung Quốc và Thái Lan
... Mặt khác tâm lý sùng hàng ngoại đang phổ biến trong dân cư cũng là một
trơ ngại đáng kê đối với việc tiêu thụ sản phẩm tiêu dùng trong nước. Việc
xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng lại càng khó khăn hơn do hầu hết các mặt
hàng chất lượng cịn thấp, khơng ổn định chủng loại đơn điệu, khả năng tiếp
thị kém. Các chủ doanh nghiệp cịn ít sự giao lưu trên thị trường quốc tế thiếu
hiểu biết về công nghệ mới, thiếu kiến thức kinh doanh và luật pháp quốc tế.
Vê lao động, nét đặc trưng nổi bạt là các cơ sở công nghiệp hàng tiêu
dùng phẩn nhiều có quy mơ về lao động nhỏ, ngoại trừ một số doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi. Bình qn một doanh nghiệp

7


tư nhân, các công ty vào khoảng 25 lao động. Thành phần lao động rất đa
dạng. Trinh độ chuyên môn chưa cao, ít được đào tao. Nhìn chung họ cịn
thiếu nhiều điều kiện để trở thành người công nhân lành nghề.
1 . 1 .3 .

V a i t r ò c ủ a c ô n g n g h iệ p h à n g tiê u d ù n g t r o n g n ề n k in h t ế v à

đời số n g x ã hội

Công nghiệp hàng tiêu dùng là một ngành hay một lĩnh vực công nghiệp
chế biến từ các sản phẩm của các ngành, các lĩnh vực khác. Sản phẩm cuối
cùng của công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng

của con người. Phạm vi hoạt động của cơng nghiệp hàng tiêu dùng rất rộng,
ngồi những nganh cơng nghiệp nhe hiên hữu nó cịn bao gồm cả công nghiêp
chế biến nông, lâm, thuỷ sản như chế biến thịt, cá, sữa, đường, dầu ăn, nước
giải khát, bánh kẹo, thực phẩm, thuốc lá, chè, ngành kim khí tiêu dùng, điện
tử, ngành hoá chất tiêu dùng như chất tẩy rửa...
Công nghiệp hàng tiêu dùng được tiến hành trên các vùng kinh tế, các
ngành kinh tế kĩ thuật kể cả trong quốc phòng, an ninh và trong các thành
phần kinh tế khác nhau...
Có thể nêu lên một số vai trị cụ thể của nó như sau:
Một là: cơng nghiệp hàng tiêu dùng phát triển sẽ đảm bảo đáp ứng trực
tiêp nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của mọi tầng lóp nhân
dân. Từ những nhu cầu thông thường, tối thiểu, cơ bản đến những nhu cầu cao
cấp, sang trọng. Vì thế, trên thế giói gần như tất cả các nước trước khi phát
triển nền công nghiệp của mình đều chú ý trước tiên đến các ngành công
nghiệp hàng tiêu dùng.
Hai là: phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng sẽ thúc đẩy phát triển các
ngành kinh tế khác nhất là nông, lâm, ngư nghiệp... Thông qua chế biến, gia
công của công nghiệp hàng tiêu dùng làm cho những sản phẩm tmng gian của
các ngành trở thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng, thu nhập của dân cư tăng lên
làm tăng sức mua của nhân dân, thị trường sản phẩm tiêu dùng được mở rộng.
Ba là: phát triển cơng nghiệp hàng tiêu dùng sẽ góp phần nâng cao tỉ
trọng xuất khẩu, vừa thay thế hàng nhập khẩu thu nhập được nhiều ngoại tệ
tiết kiệm được thêm ngoại tệ, nhờ có ngoại tệ mà mà có thể đổi mới được cơng
nghệ, mua sắm máy móc tiên tiến và ngun liệu phải nhập ngoại... Kinh
8


nghiệm của các nước châu Á, trong giai đoạn đầu xuất khẩu chủ yếu là sản
phẩm cơng nghiệp nhẹ, ví dụ: Đài Loan và Hàn Quốc từ những năm 1960 tiến
hành cơng nghiệp hố hướng vào xuất khẩu tập trung vào công nghiệp nhẹ, sử

dụng nhiều lao động, công nghiệp tơ sợi đã chiếm vị trí ưu thế trong xuất khẩu
lúc bấy giờ. Hồng Kông trở thành trung tâm lớn của thế giới về quần áo may
sẵn và xuất khẩu sản phẩm may mặc, đồ chơi trẻ em, đồng hồ.
Bốn là: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển sẽ góp phần tích
luỹ vốn đầu tư vào sản xuất, nâng cao tỷ trọng đầu tư trong GDP theo dự kiến
từ 25-30%. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt với những ngành có
giá trị thặng dư cao như thuốc lá, bia, rượu, chất dẻo... nếu ta có chính sách
phát triển đúng sẽ góp phần rất lớn vào tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân.
Năm là: thông qua việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Bản thân công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng phát triển mạng lưới gia cơng chế biến của mình từ thành thị
đến nơng thơn thu hút được nhiều lao động sẽ góp phần rất lớn vào chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ, mà trước
mắt là giảm tỉ trọng nông nghiệp xuống dưới 30%, nâng tỉ trọng công nghiệp
lên 30% trong tổng GDP. Số lao động sẽ chuyển dịch từ nơng nghiệp sang
cơng nghiệp có thể tiến hàng ngay tại chỗ chứ không nhất thiết phải hút vào
thành thị.
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cũng đã góp phần sử dụng vốn có
hiệu quả hơn, kể cả khi lượng vốn của chúng ta cịn ít. Hơn nữa, sản xuất hàng
tiêu dùng của chúng ta trực tiếp giải quyết được những nhu cầu có tính thị hiếu
cuả vùng mà nơi khác không thể đáp ứng được; tận dụng được các nguồn
nguyên liệu địa phương, phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống.
1 . 2 . M ộ t s ố k h á i n i ệ m c ơ b ả n v ề h i ệ u q u ả s ả n x u ấ t k in h d o a n h :

Theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam, kinh doanh được hiểu là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ việc
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi.
Như vậy, kinh doanh là một quá trình bao gồm nhiều khâu trong lĩnh
vực sản xuất và lưu thông, giữa các khâu này có mối liên hệ mật thiết với

9


nhau, không thể tách rời nhau. Kết quả hoạt động của mỗi khâu sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến các khâu cịn lại trong q trình kinh doanh. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động của
quá trình kinh doanh.
Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì kinh doanh là quá trình bỏ vốn vào lĩnh vực
sản xuất lưu thông để sau một thời gian thì có thể thu lại một số lượng giá trị
lớn hơn giá trị vốn bỏ ra ban đầu.
Trong nền kinh tế hàng hóa, hoạt động kinh doanh vận động theo công thức
T - H - T’ hoặc T - T \ với yêu cầu : T ’ > T.
Đối với doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh là những hoạt động sử dụng
các yếu tố của sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ để bán nhằm
đáp ứng nhu cầu của thị trường và của xã hội, được thực hiện với chi phí ít
nhất sao cho sản phẩm làm ra có thể tiêu thụ được, đảm bảo thu nhập bù đắp
chi phí và có lợi nhuận.
Như vậy sản xuất kinh doanh là một quá trình bao gồm từ khâu nghiên
cứu khảo sát nhu cầu thị trường và của xã hội, để quyết đinh sản xuất sản
phẩm nào, thực hiện việc tổ chức quá trình sản x u ấ t, tiêu thụ sản phẩm nhằm
thu được lợi nhuận cao nhất.
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên các góc độ khác nhau
để xem x é t.
Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh là hiệu số
giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. Trên góc độ này mà
xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu
quả kinh doanh cao hay thấp là tùy thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ
chức quản lý trong các doanh nghiệp.
Nếu đứng trên góc độ xem xét từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả thể hiện
trình độ và khả năng sử dụng hay lợi dụng các yếu tố đó trong q trình sản

xuất và kinh doanh.
Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất,
đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hóa. Sản xuất
hàng hóa có phát triển hay không là nhờ hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của

10


h iệ u q u ả là lợ i íc h , m à th ư ớ c đ o c ủ a lợ i ích là g iá trị (tiề n ). V ấ n đ ề c ơ b ả n
tro n g lĩn h v ự c q u ả n lý là p h ả i b iế t k ế t h ợ p h ài h ị a g iữ a lợ i íc h trước m ắ t v à lợ i
íc h lâu d à i, g iữ a lợ i íc h tru n g ư ơ n g v à lợ i íc h đ ịa p h ư ơ n g , g iữ a lợ i íc h c á n h â n ,
lợ i íc h tập th ể v à lợ i íc h N h à n ư ớ c .
H iệ u q u ả sả n x u ấ t k in h d o a n h vừ a là p h ạ m trù cụ th ể v ừ a là m ộ t p h ạ m
trù trừu tư ợ n g . N ế u là p h ạ m trù c ụ th ể thì tron g c ô n g tá c q u ả n lý p h ả i đ ịn h
lư ợ n g th à n h c h ỉ tiê u , c o n s ố đ ể tín h to á n , s o sá n h , n ế u là p h ạ m trù trừu tư ợ n g
th ì p h ả i đ ịn h tín h th à n h m ứ c đ ộ q u a n trọ n g h o ặ c v a i trò c ủ a n ó tr o n g E n h v ự c
sả n x u ấ t k in h d o a n h .
N ó i tó m lạ i, p h ạ m trù h iệ u q u ả là k iế n th ứ c th ư ờ n g trực c ủ a m ọ i c á n b ộ
là m c ô n g tá c q u ả n lý , đ ư ợ c ứ n g d ụ n g rộn g rãi v à o m ọ i k h â u , m ọ i b ộ p h ậ n
tro n g q u á trinh sả n x u ấ t k in h d o a n h .
N h ư v ậ y , g iữ a k in h d o a n h v à h iệ u q u ả c ó m ố i q u a n h ệ m ậ t th iế t v ớ i
n h au , tr o n g b ất k ỳ c ơ c h ế n à o , k in h d o a n h c ũ n g p h ả i lấ y h iệ u q u ả là m m ụ c
tiê u p h ấ n đ ấ u . S ản x u ấ t v à k in h d o a n h m à k h ô n g c ó h iệ u q u ả , th ì d o a n h n g h iệ p
k h ô n g th ể tồ n tại v à p h á t triển đ ư ợ c . T ro n g m ố i q u a n h ệ n à y , h iệ u q u ả vừ a là
m ụ c tiê u vừ a là đ iề u k iệ n đ ể c h o d o a n h n g h iệ p tồ n tại v à p h á t triển .
T r o n g th ự c tế , d o a n h n g h iệ p đ ạt được h iệ u q u ả sả n x u ấ t k in h d o a n h
tro n g n h ữ n g trư ờ n g h ợ p sau :
- K ế t q u ả tă n g , c h i p h í g iả m h o ặ c g iữ n g u y ê n .
- K ế t q u ả tă n g , c h i p h í c ũ n g tă n g n h ư n g tố c đ ộ tă n g c ủ a c h i p h í n h ỏ h ơ n

tố c đ ộ tă n g c ủ a k ế t q u ả . T u y n h iê n tron g n h ữ n g g ia i đ o ạ n n h ấ t th ờ i, k h i d o a n h
n g h iệ p b ắ t đ ầ u sả n x u ấ t k in h d o a n h h a y đ ổ i m ớ i c ô n g n g h ệ th ì p h ả i c h ấ p n h ậ n
h iệ u q u ả k in h d o a n h g iả m đ ể rồi n â n g dần h iệ u q u ả tro n g g ia i đ o ạ n d à i v ề sa u .
Đ â y c h ín h là b à i to á n c â n n h ắ c g iữ a lợ i íc h trước m ắ t v à lợ i íc h lâ u d à i c ủ a
d o a n h n g h iệ p .
Đ ể d o a n h n g h iệ p c ó th ể tồ n tạ i tron g đ iề u k iệ n b ìn h th ư ờ n g th ì d o a n h
n g h iệ p p h ả i tạ o ra th u n h â p v ề tiê u thụ h à n g h ó a d ịc h v ụ c ó th ể b ù đ ắ p đ ư ợ c
c h i p h í đ ã c h i ra đ ể sả n x u ấ t k in h d o a n h h à n g h ó a đ ó . T u y n h iê n , m ọ i d o a n h
n g h iệ p đ ề u c ó m ụ c tiê u là p h á t tr iể n , đ ả m b ả o q ú a trình tái sả n x u ấ t m ở r ộ n g ,
d o đ ó đ ò i h ỏ i d o a n h n g h iệ p h o ạ t đ ộ n g sản x u ấ t k in h d o a n h p h ả i vừ a đ ả m b ả o
bù đắp c h i p h í b ỏ ra, v ừ a p h ả i c ó tíc h lũ y đ ể đầu tư m ở r ộ n g . Sự p h á t triển tất

11


I

yếu đó địi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Vì có thể đứng trên nhiều góc độ để xem xét hiệu quả nên từ trước tới nay, các
nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là mức độ hữu ích của
sản phẩm sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là
lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh. Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu
qủa và mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua
nhịp độ tăng các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này còn phiến diện, chỉ đúng trên
mức độ biến động theo thời gian.
“ Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm và mức độ tăng kết
quả. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác đinh bằng tỉ lệ so
sánh giữa kết quả và chi phí. Đinh nghĩa này chỉ muốn nói lên cách xác lập
các chỉ tiêu chứ khơng tốt lên ý nghĩa của vấn đề.
- Hiệu quả của sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết qủa sản xuất
kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh.
Quan niệm này muốn qui hiệu quả về một chỉ tiêu cụ thể nào đó.
Bởi vậy cần có một chỉ tiêu bao quát hơn :
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập
trung sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực đó trong q trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là
chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật
thiêt của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính vì việc khan hiếm nguồn lực và việc
sử dụng chúng hợp lý để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra
yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực đó. Để đạt
được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến các điều
12


kiện nội tại , phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất đi đôi với
việc tiết kiệm tối đa chi phí.
Như vậy yêu cầu của sản xuất kinh doanh là phải đạt được kết quả tối đa
với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất
đinh hay đạt kết quả nhất đinh với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng là tổng chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực,
đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội chính là giá trị của
việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh

doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này.
Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì phải thực
hiện tốt các vấn đề cơ bản sau:
-Tăng kết quả hoạt động kinh doanh cả về mặt hiện vật và giá trị.
Với một kết quả nhất đinh, phải phấn đấu giảm chi phí về mặt hiện vật và giá trị.
Cố gắng giữ cho tốc độ tăng của kết quả lớn hơn tốc tăng của chi phí hay nói
cách khác là tăng tỉ suất giữa kết quả và chi phí.
- Giảm độ dài thời gian trong việc đạt được những kết qủa kmh doanh
trên một đơn vị chi phí.
- Hiệu quả kinh doanh đạt được cao nhất khi quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu của thị trường trong nước
quốc tế và nhu cầu xã hội về hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp.
- Bảo đảm thu nhập cao nhất trên cơ sở thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường.
- Bảo đảm sử dụng chi phí thấp nhất để đạt hiệu qủa kinh tế cao.
- Bảo đảm thu được lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
Như vậy, nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nói
đến mục tiêu lợi nhuận (nếu xét đơn thuần về mặt kinh tế). Kinh doanh càng
tốt thì lợi nhuận tiêu thụ càng cao và càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của DN.
1 .3 .

S ự c ầ n t h iế t p h ả i n â n g c a o h iệ u q u ả s ả n x u ấ t k in h d o a n h c ủ a

d o a n h n g h iệ p

Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối vói mọi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay

13



việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được các doanh nghiệp đặt lên
vị trí hàng đầu,thật vậy:
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp là con đường cơ bản có tính chất quyết đinh để đảm bảo cho sự
tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn là một vấn đề có tính qui
luật đối với sự phát triển sản xuất nói chung.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là con
đường có lợi nhất để tăng khả năng phục vụ nền kinh tế quốc dân mà không
cần huy động thêm nhiều vốn đầu tư. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phương thức có tính quyết đinh nhất
nhằm đảm bảo củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế
hàng hố nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là biện
pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề về năng suất, chất lượng và nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy vấn đề nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh là mục tiêu cơ bản, quan trọng đồng thời nó cịn phản ánh sự sống
cịn của mỗi doanh nghiệp, vì đó là điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển cho doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh càng
lớn, trong một thời gian càng ngắn và sự tác động của những kết quả đó đến
việc thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp càng mạnh,
thì hiệu quả của hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại. Do vậy, vấn đề
nâng cao hiệu quả kinh tế luôn luôn được các doanh nghiệp quan tâm và là
điều kiện sống còn để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế
thị trường.
Mặt khác, hiệu quả sản xuất kinh doanh cịn là cơng cụ quản trị kinh
doanh quan trọng. Thật vậy, để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh
doanh nào, các doanh nghiệp cũng phải sử dụng các yếu tố của sản xuất để

thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sẵn có. Để
đạt được mục tiêu này, hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là một công cụ
quan trọng. Hơn nữa, việc xem xét và tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh

14


không những cho phép các nhà quản trị biết được trình độ sản xuất mà cịn tạo
điều kiện để phân tích, phát hiện các nhân tố ảnh hưởng, nhằm đề xuất các
giải pháp thích họp để giảm chi phí và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
Với tư cách là một cơng cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả
không chỉ được sử dụng ở góc độ tổng họp nhằm đánh giá trình độ lợi dụng
các yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn doanh nghiệp mà cịn được sử dụng để phân
tích đánh giá trrnh độ sử dụng các yếu tố đó ở các bộ phận sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng, nó
khơng những là cơng cụ quản trị mà còn là mục tiêu quan trong cần phải đạt
được của mọi doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.
i.4 .

H ệ t h ô n g c h ỉ t iê u đ á n h g iá h iệ u q u ả s ả n x u ấ t k in h d o a n h c ủ a

d o a n h n g h iệ p :

Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, đòi hỏi phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ các
phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh. Viêc đánh giá đúng hiêu quả kinh
doanh của doanh nghiệp cho phép phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp
để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1 .4 .1 .


C á c q u a n đ iể m c ơ b ả n t r o n g v iệ c đ á n h g iá h iệ u q u ả s ả n x u ấ t

k in h d o a n h :

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan
đến nhiều yếu tố và nó phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố đó. Do đó khi
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cần quán triệt các quan điểm cơ bản
sau:
Một là: đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh
tiong việc nâng cao hiệu quả. Quan điểm này đòi hỏi viêc nâng hiệu quả của
hoạt động sản xuất kmh doanh phải xuất phất từ muc tiêu chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Những nhiệm vụ kinh tế và chính trị mà
Nhà nước giao cho doanh nghiệp trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng
hóa, địi hỏi doanh nghiệp phải quy định việc kinh doanh những loại hàng hóa
và dịch vụ mà thị trường và nền kinh tế cần và cho phép.

15


Hai là: bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: lợi ích Nhà nước,
lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Quan điểm này địi hỏi việc nâng cao
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phải thỏa mãn những mối quan
hệ của các lợi ích nói trên, trong đó lợi ích của người lao động (là người trực
tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh) phải được coi là động lực trực tiếp.
Bởi vĩ người lao động là nhân tố quyết đinh việc nâng cao hiệu quả của hoạt
động kinh doanh một cách trực tiếp. Kết quả đem lại phải thỏa mãn nhu cầu cá
nhân của người lao động, tập thể và cho Nhà nước, trên cơ sở căn cứ vào chi
phí đầu tư để đạt mức hiệu quả đó.
Ba là: bảo đảm tính tồn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả

của hoạt động kmh doanh. Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh phải đảm bảo nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung,
của ngành, của các địa phương và các đợn vị cơ sở. Khi xem xét hiệu quả kinh
tế của doanh nghiệp phải coi trọng tất cả các mặt, các lĩnh vực, các khâu của
quá trình sản xuất kuih doanh. Phải xem xét một cách đầy đủ các mối quan hệ
tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những
mục tiêu đã xác định.
Bốn là: đảm bảo tính thưc tiễn trong viêc nâng cao hiêu quả hoạt động
kmh doanh. Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác đinh mục tiêu, biện
pháp kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm kinh tế, điều kiện kinh tế xã hội
của ngành, của địa phương và doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Chỉ có như vậy
mới có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và từ đó mới có
đủ cơ sở thực tiễn chắc chắn để đảm bảo lòng tin của người lao động, hạn chế
rủi ro, tổn thất trong kinh doanh.
Năm là: phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và giá trị
để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan điểm này địi hỏi khi tính tốn và đánh giá hiệu quả, một mặt phải
căn cứ vào kết quả sản lượng hàng hóa đã thực hiện, mặt khác phải tính đúng,
tính đủ các chi phí bỏ ra để thực hiện việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm,
dịch vụ đó. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và giá trị là đòi
hỏi tất yếu của kmh tế hàng hóa và buộc các nhà kinh doa ih phải tính tốn
đúng đắn, hợp lý các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh loanh tiếp theo.
16


Ngồi ra, nó cịn cho phép đánh giá đúng khả năng thỏa mãn nhu cầu thị
trường và hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp theo cả hai mặt: Gía trị và giá trị
sử dụng của hàng hóa mà thị trường cần.
1 .4 .2 .


H ệ t h ố n g c h ỉ tiê u đ ể đ á n h g iá h iệ u q ủ a s ả n x u ấ t k in h d o a n h

tr o n g c á c d o a n h n g h iệ p :

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường như hiện nay, chúng ta có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá. Hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một loại hoạt động rất đa dạng
và phong phú. Vì vậy, muốn đánh giá được tốt các vấn đề hiệu quả sản xuất
kinh doanh của DN thì cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu, vì thơng qua các chỉ
tiêu này ta có thể rút ra được kết luận về các doanh nghiệp này hoạt động có
hiệu quả hay khơng. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
cơng đoạn của q trình đầu tư, từ việc sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc
thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, mục đích
chính của kinh doanh là lợi nhuận. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra và không ngừng
tăng lợi nhuận. Tuy nhiên không nên đơn giản chỉ coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy
nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan
trọng là cần phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối
như thế nào. Lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được trong hoạt động kinh
doanh vừa phải bảo đảm thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp với sự vận động
của thị trường, vừa phải đảm bảo tôn trọng pháp luật của Nhà nước. Đồng thời
nó cũng phải được phân phối theo cách kết hợp hài hịa giữa các loại lợi ích
khác nhau như: lợi ích chủ sở hữu, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích xã
hội.
Việc xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cần
phải dựa trên một hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn thống nhất. Đó cũng chính là
mục tiêu phấn đấu cho mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ có thể được
coi là sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khi thỏa mãn được hệ thống các chỉ
tiêu và tiêu chuẩn này. Việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và chỉ tiêu này xuất
phát từ thực tế khách quan của công tác quản trị sản xuất kinh doanh các

doanh nghiệp.

17


Khi xem xét hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi DN cần phải dựa
vào những yêu cầu như:
- Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường phải tuân thủ sự quản
lý vĩ mô của Nhà nước theo hệ thống pháp luật hiện hành.
- Phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, tập thể và Nhà nước. Khơng
vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại đến lợi ích của tập thể và xã hội.
- Lợi nhuận mà các doanh nghiệp kiếm được phải dựa trên cơ sở vận
dụng linh hoạt sáng tạo các qui luật của nền sản xuất hàng hóa.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong các DN:
-

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
+ Chỉ tiêu năng suất lao động: Chỉ tiêu này thể hiện mức năng suất lao

động bình quân của doanh nghiệp thể hiện bằng giá trị được tính theo cơng
thức sau:
Doanh thu sản phẩm trong kỳ
Năng suất lao động = --------------------------------------------Tổng số lao động bình quân trong kỳ
+ Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh trên 1 đồng chi phí tiền lương,
chỉ tiêu này xác định hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Doanh thu sản phẩm trong kỳ
Kết quả SXKD trên 1 đồng CP lương ----------------------------------------------Tổng quĩ lương thực tế trong kỳ
+ Chỉ tiêu lợi nhuận bình qn tính cho 1 lao động trong doanh nghiệp.
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận tính choi LĐ ----------------------------------------------------Tổng số lao động bình qn trong kỳ

" Nhóm

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cô định.

+ Sức sinh lợi của vốn cố đinh
Lợi nhuận trong kỳ
Sức sinh lợi của vốn cố đinh = ---------------------------------------------Vốn cố định bình quân trong kỳ

18


+ Sức sản xuất của vốn cố định
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức sản xuất của vốn cố định = ----------------------------------------------Số dư bình quân vốn cố đinh
+ Hiệu suất sử dụng thời gian của máy móc thiết bị
Thời gian làm việc thực tế của MMTB
Hiệu suất sử dụng MMTB = -------------------------------------------------------Thời gian làm việc theo thiết kế
-

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Sức sinh lợi của vốn lưu động
Lợi nhuận trong kỳ

Sức sinh lợi của vốn lưu động ----------------------------------------------------Vốn lưu động bình quân trong kỳ
+ Sức sản xuất của vốn lưu động
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Sức s x của vốn lưu động ----------------------------------------------------------Bình quân vốn lưu động trong kỳ
+ Số vòng quay vốn lưu động
Tổng mức luân chuyển trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động = ----------------------------------------------Vốn lưu động bình quân trong kỳ

+ Số ngày luân chuyển bình quân một vòng quay của vốn lưư động
360 ngày
Số ngày luân chuyển TB một vòng = ---------------------------------------------Số vòng quay vốn lưu động
+ Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hệ số đảm nhiệm = -------------------------------------------------Doanh thu tiêu thụ (trừ thuế)

19


- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tê tổng họp của doanh nghiệp.
+ Doanh thu trên 1 đổng chi phí
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trongkỳ
Doanh thu trên một đồng chi phí ------------------------------------------------------Tổng chi phí

sx - KD trong kỳ

+ Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
DT trên 1 đồng vốn KD = —---------------------------------------------------Bình quân vốn kinh doanh trong kỳ
+ Lợi nhuận trên 1 đổng chi phí được xác định theo công thức sau :
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí = ----------------------------------------------Tổng chi phí

sx và KD

trong kỳ

+ Lợi nhuận trên một đổng vốn sản xuất
Lợi nhuận trong kỳ

Lợi nhuận trên 1 đổng vốn KD = -------------------------------------------------Bình quân vốn kinh doanh trong kỳ
+ Doanh lợi doanh thu thuần
Lợi nhuận trong kỳ
Doanh lợi doanh thu thuần = --------------------------------Doanh thu tiêu thụ thuần
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tê x ã hội:
+ Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với ngân sách Nhà nước. Dưới các hình thức thuế như (Thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt ..v.v). Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để chi cho sự phát
tnên của nền kinh tế quốc dân ở các lĩnh vưc phi sản xuất.
+ Tạo cơng ăn việc làm, góp phần làm giảm thất nghiêp cho xã hội
Là một nước đang phát triển, bước đầu đi lên hiện đại hóa cơng nghiệp hóa, tỉ
lệ thât nghiệp cịn cao, do đó đối với các doanh nghiệp, ngồi viêc sản xuất
kinh doanh có lãi, tăng ngân sách cho Nhà nước, viêc mở rộng sản xuất tao
20


công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường viêc sử dụng lao động trong
nước cũng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
+ Nâng cao mức sống của người lao động
Việc không ngừng cải thiện, nâng cao mức sống của người lao động
cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Điều này
cũng góp phần làm cho người lao động thêm gắn bó với cơng việc, phát huy trí
tuệ và sức lao động đóng góp cho doanh nghiệp.
Vê mặt xã hội, việc nâng cao mức sống của người lao đông sẽ làm tăng thu
nhập quốc dân, tăng mức đầu tư xã hội.. ..
+ Tái phân phối lợi tức xã hội.
Ổ nước ta hiện nay việc phát triển không đồng đều về kinh tế giữa các
vùng lãnh thổ vẫn còn rất phổ biến. Việc mở cửa nền kinh tế bước đầu đã có

tác dụng tích cực, tuy nhiên hiện tượng chênh lệch giàu nghèo giữa thành phố
và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi khơng hề giảm sút mà cịn có xu
hướng tăng lên. Để từng bước giải quyết tình trạng này, ngồi các chính sách
khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước, địi hỏi mỗi doanh nghiêp cũng
phải góp phần bằng việc tăng cường đầu tư phát triển, liên doanh liên kết, ưu
tiên tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các vùng sâu, vùng xa.
Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội
còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: bảo vê nguồn lợi môi trường, han chê gây ô
nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
1 .5 .

C á c n h â n t ố ả n h h ư ở n g tớ i h iệ u q u ả s ả n x u ấ t k in h d o a n h c ủ a

d o a n h n g h iệ p :
■ N h á n t ố th ị tr ư ờ n g ( đ ầ u v à o v à đ ầ u r a c ủ a d o a n h n g h iệ p ):

Trong nền kinh tế thị trường, thị trường của doanh nghiệp là yếu tố
quyết định và cũng là yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thị trường đầu vào (thị trường của các vếu tố mua vào phục vụ cho quá
trinh sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp) ảnh hưởng đến tính liên tục và
hiệu quả sản xuất (đối với các doanh nghiệp sản xuất) và ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng cung ứng cho thị trường đầu ra của doanh nghiệp.
21


Thi trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm) quyết đinh quá trình tái
đầu tư mở rộng và hiệu quả trong kinh doanh.
■ N h â n t ô v ề t ổ c h ứ c b ộ m á y q u ả n lý :


Một bộ máy quản lý tối ưu, sẽ cho phép doanh nghiệp sử dụng hiệu quả
và tiêt kiệm các yêu tố về nguồn nhân lực trong quá trình kinh doanh, giúp
lãnh đạo doanh nghiệp ra được những quyết định về chỉ đạo kinh doanh chính
xác, kịp thời, nắm bắt được thời cơ xuất hiện.
• N h â n t ố v ề s ử d ụ n g đ ò n b ẩ y k in h tế :

Cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa mọi tiềm năng về lao động tạo
điểu kiện cho mọi người, mọi khâu và mọi bộ phân phát huy đầy đủ quyền chủ
động sáng tạo trong kinh doanh.
- N h â n tô k ỹ th u ậ t c ô n g n g h ệ :

Cho phép doanh nghiệp nâng cao được chất lượng và hạ giá thành sản
phâm. Nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vịng quay của vốn lưu độnơ,
góp phần tăng lợi nhuận , đảm bảo thực hiện yêu cầu qui luật tái sản xuất mở
rộng. Mặt khác, sự xuất hiện ngày càng nhanh chóng của phương pháp cơng
nghệ mơi, nguyên liệu mới, sản phâm mới, . . . đã tác đông manh mẽ đến chu
ky kinh doanh. Điêu đó, địi hỏi các doanh nghiêp ngày càng phải quan tâm và
phân tích kỹ lưỡng hơn tác động của các nhân tố kỹ thuật công nghệ khi xây
dựng và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh của mình.
- N h á n t ố c o n n g ư ờ i:

Sự thành công hay thất bại trong sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố con người. Những con người tích cực có
được đao tạo là một địi hỏi đối với tất cả các doanh nghiêp muốn
có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

22



×