Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Luận văn giải pháp phát triển du lịch thành phố hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.58 MB, 129 trang )

L V . ThS
DHKTQD

6302

V

*

- 'V

TkỊJ'ỚNfỉ bẠ I h

Jk r

- M

TÊ ựU(>« ’ Da H

4s^i 5*6.

í 7ẠMT ?u ỊƯONG

G Ẳi PI; i t

*h

Vi.

I /ĨA Ah Pb 1 ỈÍÀ


I I / ,

A JẠ

J

V

* V ,

'1 V A H

'p

ỂI I.):'L CI-'

tf

NỘi B

,p

, o .i í V. o

->

jl

I


N I Ai.í

V J1

r i

K . M iji. I ÍL

^ J cS mmc.

í f ; « ĩi ý k .

5s-' ..jsav-

Ế~~.

k- ■mri*«

'f


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ QUỐC DÂN
ĐẠI HỌC KTQD
TT.THÔNG TIN THƯ

PHÒNG LUẬN Á N - T ư LIỆU

PHẠM THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tê phát triển

LUẬN VÃN THẠC SỸ KINH TÊ

77/S
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM NGỌC LINH

HÀ NỘI-2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phạm T hu H ương, học viên lớp cao học kinh tế phát triển khóa 16, tôi xin
cam đoan luận văn “ Giải pháp phát triển du lịch thành pho Hù Nội đến năm 2 0 2 0 là cơng
trình nghiên cứ u của riêng tơi.
C ác số liệu trong bảng được sử dụng trung thực, kết quả nghiên cứ u được trình bày
trong luận văn chư a từ ng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học K inh tế quốc dân đã
truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập thời gian qua.
Tơi xin chân thành cảm ơn PG S.T S Phạm N gọc Linh đã tận tình hướng dẫn tơi
hồn thành tốt luận văn này.

Hà Nội, ngày .ỊẰ..tháng..i... năm 2011

T ác giả luận văn
ÍỊÌd ắ n A

P h ạ m T h u HưoTig



DANH MỤC BẢNG BIÉU
Bảng 2.1: GDP thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010.................................. 47
Bảng 2.2: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Hà Nội giai đoạn 2001-2010.............54
Bảng 2.3: Doanh nghiệp du lịch Hà Nội giai đoạn 2006-2010....................... 58
Bảng 2.4: Nhân lực ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2005-2010...61
Bảng 2.5: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội theo mục đích
chuyến đi giai đoạn 2005-2009..........................................................................72
Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Hà Nội giai đoạn 2005-2010..............................74
Bảng 2.7: Cơ cấu GDP của Hà Nội giai đoạn 2000-2010................................ 75
Bảng 2.8: Cơ cấu chi tiêu của khách đến Hà Nội theo hình thức tự sắp xếp..75
Bảng 2.9: Hiện trạng doanh thu và mức nộp Ngân sách của ngành du lịch Hà
Nội thời kỳ 2006-2010.........................................................................................78

DANH MỤC HÌNH VÊ


Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các nhu cầu cụ thể và các tiền đề chung.............6
' Hình 2.1: Mơ hình tổ chức, quản lý ngành du lịch............................................ 37
Hình 2.2: Cơ cấu nhân lực ngành Du lịch có chun mơn nghiệp v ụ ............ 64
Hình 2.3: Cơ cấu nhân lực phục vụ trực tiếp theo ngành nghề........................ 64
Hình 2.4: số lượng khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 2005-2010.............. 70
Hình 2.5: Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Hà Nội năm 2010..................71


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
DNNN
DNTN
ĐBSH
FDI

KTTĐ
KTTĐBB
NSNN
NHTM
TNHH
ƯBND
UNWTO

Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Đồng bàng sơng Hồng
Đầu tư trực tiếp nước ngồi
Kinh tế trọng điểm
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Ngân sách nhà nước
Ngân hàng thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
ủy ban nhân dân
Tổ chức du lịch thế giới


MỤC LỤC
L Ờ I M Ở Đ Ầ U .......................................................................................................................................1
C H U Ô N G 1: C O S Ỏ L Ý L U Ậ N V È D U L Ị C H V Ả P H Á T T R I É N D U
L Ị C H ..............................................................................................

4

1.1. T ố n g q u a n về d u lịc h.......................................................................................4


/. 1.1. Các quan niệm về du lịch , sán pit âm du lịch và loại hình du lịch 4
1.1.1.1. Các quan niệm về du lịch, khách du lịc h .................................... 4
1.1.1.2. Sản phẩm du lịch............................................................................ 8
1.1.1.3. Động cơ và các loại hình du lịch................................................. 1 1
I. 1.2. Cơ sở lý luận về ngành du lịch ................................................... 14
1.1.2.1. Quan niệm về ngành du lịch........................................................ 14
1.1.2.2. Đặc điểm của ngành du lịch........................................................ 14
1.1.2.3. Các bộ phận cấu thành của ngành du lịch.................................16
1.1.3. Vai trò cùa ngành du licit đoi với sự phát triên kinh tế - xã hội A 9
1 .2 .

X u h ư ớ n g p h á t t r i ể n d u lịc h v à c á c c h ỉ tiê u đ á n h s ự p h á t t r i ề n c ủ a

n g à n h d u l ị c h ...................................................................................................................................2 2

1.2.1. Xu hưởng phát triển ngành du lịch ........................................... 22
1.2.2. Các chi tiêu dánh giá sự phát triền của ngành du lịch .................. 23
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực phát triên.............................23
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh du lịch................23
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đóng £Ĩp của ngành du lịch vào sự
phát triển kinh tế - xã hội.......................................................................... 25
1 .3 .

C á c n h â n t ố t á c đ ộ n g t ó i s ự p h á t t r i e n c ủ a n g à n h d u l ị c h ...............2 6

1.3.1. Tài nguyên và khá năng khai thác tài nguyên cho du lịc h ....... 26
1.3.2. Thể chế chính trị - kinh tế - xã h ộ i ............................................. 27
1.3.3. Hạ tầng du lịch và hạ tầng xã hội ............................................... 28
1 .4.


K i n h n g h i ệ m p h á t t r i ề n d u l ị c h c ủ a m ộ t s ố đ ị a p h ư ơ n g ...................... 2 8


1.4.1. Thành phố Hồ Chí M inh .............................................................. 2 8
1.4.2. Đà N a n g ........................................................................................ 3 0
1 .5 .

B à i h ọ c k i n h n g h i ệ m đ ố i v ớ i n g à n h d u l ị c h t h à n h p h ố H à N ộ i ...... 3 3

C H Ư Ơ N G 2 : T H Ụ C T R Ạ N G P H Á T T R I Ể N D U L Ị C H H À N Ộ I ............... 3 6
G I A I Đ O Ạ N 2 0 0 6 - 2 0 1 0 ................................................................................................................3 6
2 .1 .

T i ề m n ă n g , l ọ i t h ế p h á t t r i ể n d u l ị c h t h à n h p h ố H à N ộ i .................... 3 6

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển du lịch thành phố Hà N ộ i ..... 36
2.1.2. Tài nguyên du lịch thành phố Hà N ội ........................................ 39
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự n hiên.......................................................39
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch nhân v ăn ......................................................41
2.1.3. Mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội của Hà N ội. ................... 46
2.1.4. Cơ sở vật chất và Hạ tầng du lịch cho phát triển du lịch Hà Nội
49
2.1.5. Cơ chế chính sách cho phát triển du lịch thành phố Hà Nội ..... 51
2.2. Thực trạng phát triển ngành du lịch thành phố Hà Nội giai đoạn....53
2001-2010........................................................................................................... 53
2.2.1. Năng lực phát triển ngành du lịch thành phố Hà N ộ i................ 53
2.2. 1.1. v ề cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................................. 53
2.2.1.2. v ề doanh nghiệp kinh doanh du lịc h ......................................... 57
2.2.1.3. Nhân lực trong ngành du lịch Hà N ộ i........................................60
2.2.1.4. v ề công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch.......................... 65

2.2.1.5. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch........................................... 67
2.2.2. Kết quả kinh doanh du lịch .............................................................. 69
2.2.2.1. Khách du lịc h ............................................................................... 69
2.2.2.2. Doanh thu du lịch......................................................................... 73
2.2.2.3. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GDP du lịch)............................74
2.2.2A Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch

75


2.2.3. Đóng góp vào kinh tế - xã h ộ i .................................................... 77
2 .3 .

H ạ n chế và ng u y ên n h â n của h ạ n chế tro n g p h á t triế n n g à n h du

l ị c h H à N ộ i ......................................................................................................................................... 7 9

2.3.1. Hạn c h ế ......................................................................................... 79
2.3.2. Nguyên nhăn của những hạn c h ế ............................................... 8 3
C H Ư Ơ N G 3: G IẢ I P H Á P P H Á T T R IỂ N DU L ỊC H H À N Ộ I Đ Ế N N Ă M
2 0 2 0 .............................................................................................................................................................8 5
3 . 1 . M ụ c t i ê u v à p h ư ơ n g h ư ớ n g p h á t t r i ể n d u l ị c h H à N ộ i ...........................8 5

3.1.1. Phương hướng phát triển du tịch Hà N ộ i ................................... 8 5
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội .............................................

89

3 .2 . M ộ t s ố g i ả i p h á p t h ú c đ ầ y p h á t t r i ể n d u l ịc h H à N ộ i đ ế n n ă m 2 0 2 0 .. . 9 0


3.2.1. Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương .................... 9 0
3.2.1.1. Giải pháp về hồn thiện cơ chế, chính sách và xây dựng cơ chế
phối hợp thực hiện chính sách...................................................................9 0
3.2.1.2. Giải pháp về quy hoạch chi tiết du lịch..................................... 9 0
3.2.1.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch..91
3.2.1.4. Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ du lịch theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp................93
3.2.1.5. Kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.....96
3.2.2. Giải pháp từ phía ngành du lịch Thành phố Hà N ộ i.................. 97
3.2.2.1. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằm thu thút đầu tư du
lịch.............................................................................................................97
3.2.2.2. Đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động trong ngành du lịch ...97
3.2.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch ......... 101
3.2.3.1. Củng cố phát triến các dịch vụ của doanh nghiệp..................101
3.2.3.2. Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch với doanh
nghiệp thương mại................................................................................... 102


3.2.3.3. Hiện đại hóa các doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch
vụ du lịch................................................................................................... 104
K I Ế N N G H Ị .......................................................................................................................................1 0 7
K Ế T L U Ậ N ......................................................................................................................................... 1 0 8
D A N H M Ụ C T À I L I Ệ U T H A M K H Ả O .......................................................................1 0 9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
___ ***__

PHẠM THU HƯƠNG


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÊN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tê phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ N Ô I-2 0 1 1


1

1.1. Lòi mỏ' đẩu.
N g àn h du lịch đ ó n g g ó p vai trò q u an trọ n g tro n g phát triển k in h tế, tuy nh iên sự
phát triển của Iiíiành du lịch c h ư a tư ơ m i x ứ n g với tiềm năng, d ặc b iệ t là thu đỏ Hà N ội
với vai trò là tru n g tâ m du lịch cả n ư ớ c m a n g dậm b ản sẳc dân tộc với 1000 năm tuổi,
vì thế tá c g ia đã lựa c h ọ n dề tài: G iả i p h á p p h á t triển d u lịch th à n h p h ố I là N ội d ên năm

2020.

Mục đích nghiên cứu:

d ự a trê n c ơ sở lý luận, kinh n g h iệ m phát triển du lịch

của m ột số n ư ớ c v à khu v ự c đ ể đ á n h g iá th ự c trạ n g p h á t triến du lịch H à N ội de tìm ra
điểm m ạn h và đ iế m y ế u cần k h ắc p h ụ c c ủ a H à N ội đế từ đ ó có các

gicải p háp ý n g h ĩa

đối vớ i s ự p h á t triể n du lịch nói riê n g và p h át triên k in h tế nói riê n g
Đ ối


đơ

tuợng v à phạm

vi

nghiên cứu:

p h át triể n du lịch H à N ộ i vớ i vị thế là thủ

cu a cả n ư ớ c tro n g m ối q u an hệ với c á c v ù n g khác, q u ố c g ia khác,

về

k h ô n g gian:

n g h iê n cứ u lãnh thố H à N ội k h u v ự c nội v à n g o ại th à n h (H à N ội m ở rộ n g ), về thời
gian: giớ i hạn đ á n h g iá h iện trạ n g phát triể n du lịch H à N ội giai đ oạn 2 0 0 6 -2 0 1 0 và dê
x u ấ t g iả i p h á p ch o g iai d o ạ n 2 0 1 1 -2 0 2 0

PhiroTig pháp nghiên cứu:

tro n g luận văn sư d ụ n g p h ư ơ n g p háp duy v ật biện

ch ứ n g , d u y v ậ t lịch sử, p h ư ơ n g p h áp p h â n tích, th ô n g kê, q u y nạp...

1.2. Chuông 1: Cơ sỏ’ lý luận về du lịch và phát trien du lịch
T ro n g p h ần m ộ t số k h á i n iệ m tá c g iả có đề cập tới m ộ t số khái niệm về du lịch,
các q u a n n iệ m về du lịch, và có th ể h iệ n b an g sơ đồ m ối q u a n hệ g iữ a các nhu câu cụ

th ể và c á c tiề n đ ề c h u n g tạ o n ên k h ái n iệ m cơ bản về du lịch.
K hái n iệ m về k h á c h d u lịch, các sả n phầm du lịch, đ ộ n g cơ và các loại hình du
lịch c ũ n g đ ư ợ c trìn h b ày m ộ t các h cụ th e th e o n h iề u q u an n iệ m , tiê u th ứ c và cách phân
loại k h ác n hau.
Đổ có m ộ t cái n h ìn tổ n g q u á t h ơ n về du lịch, tác g iả c ũ n g đ ã p h ân biệt quan
n iệ m v ề n g à n h d u lịch, đ ặc d iêm củ a n g àn h du lịch, các bộ p h ậ n cấu th à n h củ a n g àn h
du lịch, từ dó có th ể đ ồ n g n h ất 2 k h ái n iệ m du lịch và n g àn h du lịch, đây là m ột n g àn h


11

m a n g tín h tổ n g h ợ p và luận v ăn đã sử d ụ n g khái niệm ng àn h du lịch tro n g SI q u á
trìn h p h ân tích khi nói về du lịch d ư ớ i g ó c dộ m ộ t n g àn h kinh tê.

v ề vai trò của n g àn h du lịch với sự phát triển k in h tế xã hội: g iú p n â n g cao vị
th ế c ủ a k h u v ự c dịch vụ so với các hoạt đ ộ n g k in h tế k h ác; tạ o n g u ồ n thu ngoại tệ Ô11
din h , tă n g c ư ờ n g x u ấ t k h ẩu tại ch ỗ ; tă n g c ô n g ăn v iệ c làm ; cải th iện m oi trư ờ n g d â u tư
và c ủ n g cố c á c m ối q u an hệ n g o ại g ia o ...

v ề xu h ư ớ n g p h át triể n du lịch h iệ n nay; các q u ố c g ia trên th ế giớ i th ư ờ n g có 2
xu h ư ớ n g , tu y n h iê n ớ V iệt N am và H à N ội n ói riên g hiện n ay c h ủ y ế u phát triế n th e o
xu h ư ớ n g c ă n c ứ v ào các tài n g u y ê n du lịch p h o n g p h ú đa d ạ n g đê p h át triên các sản
p h ẩm du lịch, và xu h ư ớ n g này th ư ờ n g rơi v ào các n ư ớ c đ an g p h á t triể n và k ém th à n h
công hơn

v ề chi liêu đ án h g iá sự p h á t triển c ủ a n g à n h du lịch: tác g iả ch ia th à n h 3 nhỏm
chỉ tiêu c h ín h : n h ó m chỉ tiê u n ă n g lực p h át triể n , n h ó m chỉ tiêu p h ả n ánh k ế t q u ả k in h
d o a n h du lịch, và n h ó m ch ỉ tiêu p h ả n á n h đ ó n g g ó p củ a n g àn h du lịch vào sự p h át triên
kinh tế x ã hội.


v ề c á c n h â n tố tá c đ ộ n g tới sự p h át triể n củ a n g àn h du lịch: tro n g luận văn đã
trìn h b ày m ộ t số n h â n tố tá c đ ộ n g , tro n g đó th ể c h ế chín h trị, k in h tê xã hội và c ơ sở h ạ
tầ n g du lịch, h ạ tầ n g x ã hội là n h ữ n g n h â n tố q u an trọ n g q u y ế t đ ịnh sự p h á t triên củ a
n g àn h du lịch
P rong lu ậ n v ăn c ũ n g dã n g h iê n cử u k in h n g h iệ m phát triên du lịch củ a th à n h
phố H ồ C h í M in h v à th à n h phố Đ à N an g , dể từ đó rút ra bài h ọ c th ự c tiễn đối với sự
phát triể n c ủ a du lịch H à N ội

1.3. Chương 2:

Thực

trạng

phát

triền

du

lịch Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Đ e d án h g iá tiềm n ă n g và lợi th ế p h át triền du lịch th à n h phơ H à N ộ i, luận văn
cũng đã trìn h bày m ộ t số n é t c ăn b ản về lịch sir hình th à n h v à p h át triên du lịch tro n g
dó có m ơ h ìn h tổ c h ứ c , q u ả n lý n g à n h du lịch


về tài nguyên du lịch của Hà Nội: tác giả đã trình bày cụ thể về tài nguyên du
lịch tự nhiên (vị trí địa lý, hệ thống sơng núi...), tài nguyên du lịch nhân văn (di tích
lịch sử, kiến trúc cổ, lễ hội truyền thống cổ...)

Như đã đề cập trong chưomg 1, hai nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển
du lịch đó là thể chế chính trị kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội.
Trong những năm qua, thành phố có nhiều chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế nhờ đó thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, nghiên cứu
đã chỉ ra GDP thành phố Hà Nội không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2000-2010
Bên cạnh đó nhiều chính sách về đổi mới văn hóa thể thao, văn hóa xã hội cũng
tạo điều kiện cho ngành du lịch đặc biệt là loại hình du lịch MICE
Hệ thống giao thông, hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn
thơng ngày càng hiện đại và được đồi mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách
tham gia du lịch tại Hà Nội.

về cơ chế chính sách cho phát triển du lịch thành phố Hà Nội: ngồi Luật du
lịch có hiệu lực từ 1/1/2006, các văn bản pháp luật có liên quan khác, thì xu hướng
tồn cầu hóa nền kinh tế, định hướng phát triển du lịch của thành phố, các chính sách
phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, và các sự kiện văn hóa thể thao mang
tính quốc tế diễn ra tại Việt Nam, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triền du lịch thành
phố trong thời gian qua
Phân tích về thực trạng phát triền du lịch thành phố Hà Nội giai đoan 20012010, tác giả cũng chia thành ba nhóm: trước hết đó là nhóm chỉ tiêu phản ánh năng
lực phát triển của ngành du lịch:
Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: về các cơ sở lưu trú được
đánh giá là khá tốt, và cồng suất sử dụng buồng phòng đạt tiêu chuẩn > 75%, tuy nhiên,
trong những ngày diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long thì mới chỉ đáp ứng được 50%
nhu cầu của du khách. Đối với hệ thống cơ sở phục vụ ăn uống ngày càng nhiều các
nhà hàng chuyên doanh về ẩm thực để phục vụ du khách, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở


IV

kinh doanh chạy theo lợi nhuận, đặc biệt là các dịp lễ hội. Nhìn chung, hệ thống các cơ
sở lưu trú kinh doanh du lịch mang tính tự phát, chưa có quy hoạch chi tiết, nên cịn

nhiều bất cập

về hệ thống các khu vui chơi giải trí và trung tâm mua sắm, các phương tiện
vận chuyển du lịch: mặc dù đã được chính quyền thành phố quan tâm nhưng các khu
vui chơi giải trí vẫn cịn rất nghèo nàn, quy mô nhỏ, và sản phẩm đơn điệu...

về doanh nghiệp kinh doanh du lịch: trong những năm gần đây, hệ thống kinh
doanh du lịch không ngừng được mở rộng thu hút sự tham gia của 6 thành phần kinh
tế, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, trong đó
doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên xu hướng này ngày càng
giảm do có sự tham gia ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài, chứng tỏ các
nhà đầu tư nhận thấy khả năng thu lợi nhuận của ngành du lịch, đồng thời cũng phản
ánh môi trường đầu tư vào ngành du lịch ngày càng thuận lợi.

về nhân lực ngành du lịch: lao động trong ngành du lịch bao gồm lao động trực
tiếp và lao động gián tiếp. Xu hướng cho thấy, lực lượng lao động trong ngành du lịch
ngày càng tăng, trong đó lao động gián tiêp tăng với quy mơ lớn hơn phản ánh tính xã
hội hóa của hoạt động du lịch, tuy nhiên cùng với nhu cầu của ngành thì tỷ lệ lao động
có chun mơn đào tạo cũng đã tăng lên, nhưng so với tồng lực lượng lao động tồn
ngành thì tỷ lệ lao động có chun mơn cịn thấp.

về công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: hiện nay công tác tuyên truyền và
quảng bá du lịch được ngành du lịch Hà Nội quan tâm phát triển ngày càng hồn thiện
hơn, quy mơ hơn.

vể thực trạng dầu tư phát triển du lịch: thành phố Hà Nội đã có chính sách thu
hút đầu tư nước ngồi, do vậy đến cuối năm 209, thành phố có 34 dự án đàu tư nước
ngoài trong ngành du lịch. Và đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch tập trung chủ yếu
dưới 3 hình thức: 100% vốn nước ngồi, hợp đồng hợp tác kinh doanh, và liên doanh



V

về kết quả phát triển du lịch, có nhiều chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển
du lịch, nhưng do du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp nên có nhiều tiêu chí
khơng thể tách ra khỏi các ngành khác, vì thế trong luận văn tác giả đã sử dụng các chỉ
tiêu: số lượng và cơ cấu khách du lịch, thị trường khách du lịch, doanh thu du lịch, giá
trị gia tăng ngành du lịch (GDP), cơ cấu chi tiêu của khách du lịch, để phản ánh kết quả
phát triển du lịch.
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, sự khủng hoảng kinh tế thế giới và
lạm phát tăng cao đã làm giảm số lượng khách du lịch đến Hà Nội, trong cơ cấu khách
đó thì lượng khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu là khách nội địa chiếm tới 84% lượng
khách du lịch. Tuy nhiên về doanh thu du lịch liên tục tăng qua các năm đặc biệt là
doanh thu khối nhà hàng khách sạn, điều này phản ánh nếu chi phí về khách sạn nhà
hàng được cải thiện thì khả năng cạnh tranh về giá trong việc cung cấp dịch vụ so với
các địa phương khác đặc biệt là trong cung cấp dịch vụ quốc tế sẽ tăng lên.

về nhóm chỉ tiêu đóng góp vào kinh tế xã hội: thực tế cho thấy ngành du lịch
Hà Nội mỗi năm tạo thêm hơn 11.000 việc làm, và đóng góp vào ngân sách giai đoạn
2005-2010 đạt mức tăng trưởng bình qn 12,8%/năm. Điều này khơng thể phủ nhận
vai trò to lớn của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Từ những số liệu thống kê đã được phân tích ở trên, có thể rút ra một số hạn
chế: hạn chế về sản phẩm du lịch (sản phẩm du lịch đơn điệu, trùng lặp, chi phí dịch vụ
đi kèm cao, các lễ hội thường diễn ra ngấn, nhỏ lẻ...), về đầu tư phát triển du lịch
(chậm về tiến độ, cơ cấu đầu tư lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nhà hàng khách sạn,
quy mô doanh nghiệp nhỏ), về cơ sở hạ tầng du lịch (về cơ bản đồng bộ nhưng chát
lượng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế...), về công tác quảng bá du lịch chưa hiệu quả,
quản lý hoạt động du lịch còn thể hiện nhiều yếu kém...
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên: một trong những lý do quan trọng
nhất là ngành du lịch Hà Nội chưa xác định được một cách chính xác trục phát triển cơ

bản của ngành du lịch, chưa định hướng đầu tư hợp lý, thiếu sự phối hợp giữa các ban


VI

ngành, lượng vốn đầu tư còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ thiếu nguồn lực cần thiết. .. và nguyên nhân xuất phát từ bên trong
của thành phố Hà Nội: chưa nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế du lịch, quy
hoạch phát triển du lịch 2001-2010 bị bó hẹp theo ngành và thiếu tính liên kết, cơng tác
thống kê chưa đánh giá được chính xác...
Từ những phân tích trong chương 2 và đánh giá một số hạn chế, nguyên nhân
các hạn chế nêu trên, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp trong chương 3.
1 .4 . C h ư o n g 3 : G i ả i p h á p p h á t t r i ể n d u l ị c h H à N ộ i đ ế n n ă m 2 0 2 0
M ụ c tiê u v à p h ư ơ n g h ư ó n g p h á t t r i ể n d u lịch H à Nội:

Phương hướng : phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, cụ
thể: lựa chọn khu du lịch trọng điểm để đầu tư phát triển với quy mô lớn, hiệu quả cao,
nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng..., phát
triển các tuyến du lịch nội đô, các tuyến du lịch liên kết...
Mục tiêu: Tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm du lịch, trung tâm phân phối du
khách lớn nhất của khu vực phía Bắc, trung tâm du lịch lớn của cả nước, cụ thể: tập
trung đầu tư, khai thác các thế mạnh của Hà Nội để phát triển đa dạng hóa các loại hình
du lịch, du lịch sẽ trở thành lĩnh vực dẫn đầu về tỷ trọng trong cơ cấu dịch vụ của Hà
Nội, nâng cao thu nhập từ du lịch, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch...
M ộ t số g iả i p h á p :

Nhóm giải pháp từ phía chính quyền địa phương: xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư
du lịch để thu hút doanh nghiệp và các dự án đầu tư quy mơ lớn, xây dựng cơ chế
chính sách để xã hội hóa cơng tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như bảo vệ môi
trường, xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng tập trung tài nguyên du lịch, phân vùng

trọng điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa... đẩy mạnh việc quy hoạch tổng thể các
làng nghề trên địa bàn thành phố, tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, các
giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, kiện toàn hệ thống
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch...


V ll

Nhóm giải pháp từ phía ngành du lịch thành phố: đẩy mạnh các hoạt động xúc
tiến, quảng bá nhằm thu hút đầu tư du lịch, đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động
trong ngành du lịch,
Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp kinh doanh du lịch: củng cố phát triển các
dịch vụ của doanh nghiệp (thị trường khách, chất lượng dịch vụ, khuếch trương thương
hiệu...)
Nhóm giải pháp liên doanh liên kết giữa các địa phương trong hoạt động du
lịch: liên kết giữa các địa phương để vừa phát huy được thế mạnh của thủ đô, vừa phát
huy được thế mạnh của địa phương.
1 .5 . K i ế n n g h ị .

Xuất phát từ những hạn chế, tồn tại của du lịch thành phố, tác giả đề xuất một số
kiến nghị sau:
Thứ nhất: về vấn đề chi phí dịch vụ, do lao động du lịch gồm cả lao động trực
tiếp và gián tiếp nên chi phí dịch vụ du lịch có thể cao, điều này có thể khắc phục bằng
cách phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các doanh nghiệp có liên
quan đề thỏa thuận về giá thành phục vụ du lịch, cắt giảm bớt các khâu trung gian
trước khi sản phẩm du lịch được du khách tiếp nhận...
Thứ hai: về vấn đề nguồn nhân lực, không chỉ đào tạo lại đội ngũ nhân viên
phục vụ trực tiếp ngành du lịch mà cịn phải đào tạo một cách có hệ thống để những
nhân viên ngồi ngành cũng có thể tiếp cận một cách rõ ràng, nâng cao những hiểu biết
chuyên môn cần thiết cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch

Thứ ba: về vấn đề quảng bá du lịch, hiện nay cơng tác quảng bá du lịch cũng có
nhiều hình thức nhưng chưa thực sự hiệu quả, để đạt hiệu quả cao trong khâu quảng bá
du lịch, trước hết doanh nghiệp đứng ra quảng bá phải thực sự xây dựng được thương
hiệu của mình, sau là hình thức quảng bá phải mang tính chất cộng đồng, mang đậm
bản sắc dân tộc thể hiện sự am hiểu về đất nước và con người Việt Nam


V lll

Thứ tư: từ phía các cấp chính quyền thành phố Hà Nội nói chung và cả nước
nói riêng cần có những chính sách cụ thể hơn trong việc xây dựng phát triển ngành du
lịch (về vấn đề quy hoạch thành phô, đâu tư các dự án trọng điem, chinh sach đai ngọ
và thu hút nhân tài...)
1 .6 . K ế t l u ậ n

Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản nhất về du
lịch các loại hình du lịch, các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch... và
đưa ra những giải pháp, kiên nghị cụ thê. Tuy nhiên, do bản than tac gia chưa du
chuyên môn để nghicn cứu sâu sự phát triển của ngành du lịch một cách tổng hợp hơn
như các loại hình du lịch, thị trường du lịch, số lượng khách du lịch quay trở lại Hà
Nội... vì vậy luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá một cách tông
quan nhất về du lịch thành phố, các vấn đề còn tồn tại của luận văn cần được nghiên
cứu sâu và rộng trong thời gian dài hơn và cần thêm sự đóng góp ý kiến có chun
mơn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ QUỐC DÂN

PHẠM THU HƯƠNG


GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHÔ HÀ NỘI ĐÊN NĂM 2020
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM NGỌC LINH

HÀ NỘI-2011


1

LỊÌ MỎ ĐẦU
1. T í n h c ấ p t h i ế t c ủ a đ ề t à i n g h i ê n c ứ u

Nsành Du lịch là ngành đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, hảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ mơi
trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế của
đất nước thì kết quả tăng trưởng vừa qua chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng phát triển
của Ngành; phát triển nhưng còn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững; chưa đánh
giá đúng và khai thác tối ưu lợi thế quốc gia về tài nguyên tự nhiên và nhân văn;
đầu tư còn manh mún; sản phấm còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc; chất lượng
và hiệu quả thấp, kém sức cạnh tranh và chưa có tiếng vang. Do những khó khăn,
thách thức trong giai đoạn đàu phát triển về nguồn lực con người, tiềm lực tài chính,
cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý và năng lực hội nhập nên bài tốn phát triến cịn
thiếu những giải pháp đột phá cả trons, tư duy và hành động, cả trong chính sách và
triển khai thực tế. Mặc dù có Luật Du lịch, có chiến lược và quy hoạch, có Ban chỉ
đạo Nhà nước về Du lịch, có chương trình hành động quốc gia v.v. nhưng những

bước đi vẫn còn dò dẫm, thiếu chủ động, thiếu tự tin và chuyên nghiệp và còn thua
thiệt trong cạnh tranh quốc tế.
Hà Nội là thủ đơ 1000 năm tuổi có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa
dạng và giàu bản sác, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và
quốc tế, đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3.840 di tích trên tổng
số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1.164 di tích trên tổng số gần 3.500 di
tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu đang
gặp khó khăn như hiện nay số lượng khách du lịch giảm, số lượt khách đến Hà Nội
giảm, thu nhập về du lịch giảm thì chúng ta cần có giải pháp để thu hút, phát triến
ngành du lịch nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng một cách bền vững, phát huy
tiềm năng du lịch của Hà Nội. Xuất phát từ những lý do trên, và hơn cả là đánh giá
du lịch Hà Nội một cách tống quan, trên cơ sở ranh giới Hà Nội mở rộng. Vì vậy, đề
tài “Giải pháp phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020 ” là đề tài mang


2

tính cấp thiết và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn, và đề tài này đã đề cập tới
những loại hình du lịch chủ yếu, chỉ có khi ranh giới Hà Nội được mở rộng
2. M ụ c đ íc h n g h iê n c ứ u c ủ a đ ề tài

Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển du lịch, kinh nghiệm của các nước trong
phát triển du lịch từ dó dánh giá thực trạng phát triển du lịch Hà Nội để tìm ra điểm
mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục của ngành du lịch Thủ đô.
Trên cơ sở lý luận và thực trạng phát triển du lịch Hà Nội, tác giả đề xuất các
giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội
Hà Nội trong giai đoạn 2011-2020.
3. Đ ố i t ư ợ n g v à p h ạ m v i n g h iê n c ứ u
Đ ối tư ọ n g ngh iên cú n :


phát triển du lịch Hà Nội với vị thê là Thủ đô của cả nước

trong mối quan hệ phát triển với các vùng khác, quốc gia khác.
P h ạ m vi ng h iên cứ u :

về không gian: Phạm vi nghiên cứu là lãnh thổ Hà Nội bao gồm khu vực

-

nội đô và vùng phụ cận (Hà Nội mở rộng). Vì du lịch là lĩnh vực rộng, vì thế
luận văn đi sâu nghiên cứu sự phát triển du lịch Hà Nội với vai trò là điểm đến
du lịch, mà không đi sâu nghiên cứu sự phát triển du lịch với vai trò nơi đi du
lịch.
-

về thời gian: Luận văn giới hạn đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Hà Nội

theo giai đoạn 2006 - 2009 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở
địa giới Hà Nội mở rộng
4. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n c ứ u

Trong luận văn tác giả đã sử dụng các phương pháp chủ yếu dưới đây để nghiên
cửu đề tài: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương
pháp phân tích, thống kê; Phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp.
5. Ý n g h ĩ a k h o a h ọ c v à t h ự c t i ễ n c ủ a đ ề t à i

- Trên phương diện lý luận: tác giả đưa ra cơ sở lý luận về du lịch, các quan
điểm về du lịch, ngành du lịch, phát triển ngành du lịch nói chung và của thành phố
Hà Nội nói riêng.



3

- Trên phương diện thực tiễn: tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển ngành du
lịch thành phố Hà Nội giai đoạn 2000-2010 để từ đó đưa ra các giải pháp hữu ích
khắc phục những hạn chế của ngành du lịch thành phố Hà Nội nhằm phát triển du
lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020.
6.

K ế t c ấ u c ủ a lu ậ n v ả n

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương h Cơ sở lý luận về (ỉu lịch và phát triển du licit
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 2006-2010
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020


4

CHƯƠNG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÈ DU LỊCH VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH


1 .1 . T ổ n g q u a n v ề d u l ị c h

1.1.1. Các quan niệm về du lịch, sản pit ấm du lịch và loại h ình du lịch
1.1.1.1. Các quan niệm về du lịch, khách du lịch
a. Du lịch
Sau hội nghị Manila năm 1980 của Tổ chức Du lịch Quốc tế, định nghĩa du

lịch được nêu ra là “việc lữ hành của mọi người được bắt đầu từ mục đích khơng
phải là di cư hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các
phưcrng diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với đẩy mạnh sự hiếu biết và
hợp tác giữa mọi người”.
Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài người,
lúc đầu du lịch mới chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt của một nhóm người
nào đó, nhưng ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến.
Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm du lịch có nhiều cách hiếu khác nhau “do hồn
cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
người có một cách hiểu về du lịch khác nhau”.
Tiếp cận trên góc độ nhu cầu của con người thì du lịch là một hiện tượng xã
hội, đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa
lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm và trong thời gian
đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được. Mặt khác có thể xem xét du lịch là một
hoạt động xảy ra khi con người vượt biên giới một nước hay ranh giới một vùng,
một khu vực nhằm mục đích giải trí hoặc cơng vụ và lưu trú ở đó ít nhất 24 giờ
nhưng không quá một năm.
Hội nghị Liên Hợp quốc về du lịch họp ở Roma năm 1963 đã đưa ra định nghĩa
về du lịch như sau:"Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình”. Với cách tiếp


5

cận nói trên bản chất của du lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một
hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch.
Tiếp cận trên góc độ người kinh doanh du lịch: Du lịch là một lĩnh vực
kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di
chuyển và lưu trú qua dêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập

thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ
về thế giới xung quanh.
Tiếp cận trên góc độ của chỉnh quyền địa phương’. Du lịch là việc tố chức các
điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du
khách. Du lịch tống hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng được tồ chức nhằm giúp
đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là cơ hội để bán các sản
phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực
tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh
thần của người dân địa phương.
Tiếp cận trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh
tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay nó được đặc trưng bởi sự tăng nhanh khối
lượng và mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình du lịch của mỗi
•nước, mỗi vùng trên thế giới. Thơng qua du lịch, một mặt có thể làm tăng thu nhập,
nhưng mặt khác cũng gây ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại như: môi
trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở....
Tiếp cận du lịch dưới góc độ của một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành
tống hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả các yếu tố cấu
thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm “phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn
uống, đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan”.
Du lịch = Đi lại + Nghỉ ngơi + Vui chơi + Nghiên cứu
Đó là những nhu cầu cụ thể của khách đi du lịch, ngồi ra cịn phải có các tiêu
chuẩn để thỏa mãn các nhu cầu mang tính chất chung về tài nguyên du lịch, về cơ
sở hạ tầng, an ninh, bảo hiểm là tiền đề cho tất cả các loại nhu cầu đi lại, nghỉ


6

ngơi... bởi vì khơng có những tiền đề đó khơng thể có các hoạt động nói chung. Mối
quan hệ giữa các nhu cầu cụ thế và các tiền đề chung có thể biểu diễn bằng sơ đồ.


Nguồn: Tổng cục du lịch
H ìn h 1.1 : M ố i q u a n hệ giữ a các n h u cầu cụ th ế v à các tiền đề c h u n g

b. Khách du lịch
Du khách là chủ thể của hoạt động du lịch, chiếm địa vị quan trọng trong hoạt
động du lịch. Nó là chỗ dựa khách quan cho sự phát sinh và phát triển của ngành du
lịch, lại là đối tượng chủ yếu và là xuất phát điểm cơ bản của khai thác kinh doanh,
phục vụ của ngành du lịch, đồng thời còn là chỗ dựa chủ yếu để ngành du lịch thu
được lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích văn hóa, là điều kiện cơ bản và tiền đề
phát triển dựa vào đó mà tồn tại của các cơng ty du lịch.
T h e o tổ c h ứ c d u lịch t h ế g ió i ( U N W T O )

phân chia khách du lịch theo phạm vi

khu vực thì du khách gồm du khách quốc tế và nội địa như sau:
Khách du lịch quốc tế: là người rời khỏi nước định cư của mình tới thăm
viếng 1 nước khác tối thiểu là 24 giờ. Và quy định những người dưới đây thuộc du
khách ngoại quốc:
+ Người đi ra nước ngồi du hành vì ngun nhân tiêu khiển, việc gia đình và
sức khoẻ bản thân
+ Người đi ra nước ngoài lữ hành để tham gia hội nghị hoặc đại biểu công vụ
(hội nghị hoặc công vụ như khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao).


×