Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn phân tích tác động của các nhân tố làm nên sự thành công của các chủ doanh nghiệp trẻ đến dự định khởi sự của thanh niên trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

NGUYỄN ĐỨC CƢƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÀM NÊN
SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP TRẺ
ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ CỦA THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

NGUYỄN ĐỨC CƢƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÀM NÊN
SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP TRẺ
ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ CỦA THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HUY ĐỨC



HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

NGUYỄN ĐỨC CƢƠNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ LÀM NÊN
SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC CHỦ DOANH NGHIỆP TRẺ
ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ CỦA THANH NIÊN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu là hồn tồn chính xác, các kết quả phân tích và lý
luận rút ra kết quả thực nghiệm được thực hiện một cách trung thực và nghiêm túc.
Bài luận văn này là kết quả lao động và là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Cƣơng



LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành luận văn này, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS Lê Huy Đức, người đã định hướng cho tác giả đề lựa chọn đề tài nghiên
cứu, đồng thời, nhiệt tình hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tác giả
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn
đến Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế Phát triển, quý Thầy, Cô nhà
trường đã quan tâm và giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu vừa
qua.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Cƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH CÔNG KHỞI SỰ
DOANH NGHIỆP VÀ Ý ĐỊNH KHỞI SỰ...........................................................13
1.1.Tổng quan về sự thành công của doanh nghiệp trẻ khởi sự ......................13
1.1.1.Doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp ........................................................13
1.1.2.Quan điểm về sự thành công của doanh nghiệp trẻ khởi sự ....................16

1.2.Tổng quan về dự định khởi sự kinh doanh .................................................20
1.2.1. Lý thuyết khởi sự kinh doanh ..................................................................20
1.2.2. Ý định khởi sự kinh doanh ......................................................................29
1.3.Về mô hình nghiên cứu các nhân tố làm nên sự thành công khởi sự .......38
CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................41
2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................41
2.1.1 Nghiên cứu định tính về các nhân tố làm nên sự thành công khởi sự
DN

.............................................................................................................44

2.2 Khảo sát các doanh nghiệp khởi sự thành công để xác định nhân tố. .....51
2.3 Xây dựng phiếu điều tra ...............................................................................56
2.3.1 Quy trình xây dựng phiếu điều tra...........................................................56
2.3.2 Nội dung phiếu điều tra chính thức .........................................................57
2.4. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .....................................................................57
2.4.1. Kích thước mẫu ......................................................................................57
2.4.2 Thu thập dữ liệu.......................................................................................58


2.5. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................................58
2.5.1 Hồi quy mơ hình Probit ...........................................................................58
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................61
3.1. Thống kê mô tả .............................................................................................61
3.2 .Ƣớc lƣợng và kiểm định mơ hình Probit ....................................................63
3.2.1 Kiểm định mối tương quan giữa các biến ...............................................63
3.2.2. Ước lượng mơ hình Probit ......................................................................65
3.3 Phân tích kết quả hồi quy .............................................................................68
CHƢƠNG 4. BÌNH LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................71
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................................71

4.2 Các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu .............................................74
4.2.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý vĩ mô ..................................................74
4.2.2. Đề xuất với địa phương ..........................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................84


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FPT – Công ty cổ phần FPT
GDP – Tổng sản phẩm quốc nội
KH&CN – Khoa học và Cơng nghệ
LPM – Mơ hình xác suất tuyến tính (Linear Probability Models)
ML – Maximum lilekihood
OLS – Ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square)
T.Ư – Trung ương
TNCS – Thanh niên cộng sản
USD - United States dollar
VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry)
VN – Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả tổng hợp khảo sát doanh nghiệp trẻ thành công.........................54
Bảng 3.1. Bảng ma trận hệ số tương quan ................................................................64
Bảng 3.2. Bảng kết quả ước lượng mơ hình Probit ..................................................65
Bảng 3.3. Bảng dự báo – kỳ vọng .............................................................................66
Bảng 3.4. Kiểm định sự phù hợp Andrews và HL ....................................................67
Bảng 3.5. Kết quả chạy mơ hình Probit ....................................................................68



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Q trình khởi sự kinh doanh ....................................................................24
Hình 1.2. Lý thuyết nhận thức xã hội........................................................................31
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................41
Hình 2.2. Mơ hình lý thuyết các nhân tố tác động đến sự thành công của doanh
nghiệp ......................................................................................................52
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh
của thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh...............................................55
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xây dựng phiếu điều tra ...................................................56


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Thực tế hiện nay đã có rất nhiều người trẻ khởi sự thành công ở những lĩnh
vực khởi sự khác nhau, nhưng họ có điểm chung là những người mang đầy ý tưởng
sáng tạo, bản lĩnh đối mặt vượt qua thất bại và họ tin làm giàu khơng chỉ bằng con
đường vốn tài chính dồi dào mà bằng những cái mới, lạ đáp ứng nhu cầu thị trường
mà họ tạo ra. Đối mặt với những cơ hội, những khó khăn thách thức cũng có doanh
nghiệp trẻ thành cơng, có những doanh nghiệp thất bại nhưng ngọn lửa khởi sự
trong họ luôn bùng cháy. Các chủ doanh nghiệp trẻ thành công ở lĩnh vực khác
nhau nhờ vào các nhân tố khác nhau, ảnh hưởng của chúng ở những mức độ khác
nhau đến dự định khởi sự của thanh niên. Việc phát hiện và đánh giá tác động của
các nhân tố đó giúp các bạn trẻ trang bị hành trang khởi sự tốt nhất để có thể khởi
sự thành công. Trong điều kiện thất nghiệp của cử nhân cao hiện nay khởi sự đang
là chủ trương lớn của Nhà nước và được khuyến khích thì việc nghiên cứu đề tài
"Phân tích tác động của các nhân tố làm nên sự thành công của các chủ doanh
nghiệp trẻ đến dự định khởi sự c ủa thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" nhằm

đưa ra các khuyến nghị chính sách là rất cần thiết. Từ đó làm rõ các nhân tố tác
động đến sự thành công của các chủ doanh nghiệp và dự định khởi sự của thanh
niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Với đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các bạn thanh niên trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Về nội dung tác giả nghiên cứu toàn
diện các nhân tố có ảnh hưởng đến dự định khởi sự của thanh niên và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của chúng. Các doanh nghiệp trẻ thành cơng theo tiêu chí của nghiên
cứu là doanh nghiệp có hoạt động ổn định bình thường từ 2 năm trở lên tính đến
nay và chủ của doanh nghiệp có tuổi đời 30 tuổi trở xuống .Để loại đi một số ảnh
hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế đến hoạt động khởi sự cũng như hoạt động của
doanh nghiệp, nghiên cứu sẽ lựa chọn các doanh nghiệp trẻ vừa và nhỏ bắt đầu đăng
kí kinh doanh hoạt động từ năm 2011-2016.
Việc nghiên cứu luận văn cần đạt được các mục đích tìm ra những nhân tố
nào ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp trẻ tỉnh Bắc Ninh. Xem các
nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến dự định khởi sự của thanh niên trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh. Và đưa ra kiến nghị giải pháp nhằm tạo tiền đề thuận lợi đẩy mạnh
quá trình khởi sự ở tỉnh Bắc Ninh, hình thành nhiều doanh nghiệp, góp phần giải


ii

quyết việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội địa
phương.Giúp các bạn trẻ chuẩn bị hành trang và định hướng để khởi sự thuận lợi
hơn.
Nghiên cứu này đặt trọng tâm là nghiên cứu định lượng với mục tiêu xác
định, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố - biến độc lập tới biến phụ thuộc
rồi kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện
nghiên cứu định lượng chính thức tác giả thực hiện thêm nghiên cứu sơ bộ kết hợp
nghiên cứu định tính và định lượng. Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đó tới dự định khởi sự của thanh niên, bài nghiên cứu dùng mơ hình hồi quy probit

trên phần mềm Eviews 7 với biến độc lập là các nhân tố và biến phụ thuộc là dự
định khởi sự của thanh niên nhận giá trị có là 1 và không là 0 để xem mức độ tác
động của từng nhân tố tới dự định khởi sự của thanh niên.
Yi = α0 +

𝑟
𝑚 =1 𝛼 im.

Xim+ εi

(I)

Trong đó: Y nhận giá trị 1 hoặc 0
Chúng ta kỳ vọng các nhân tố góp phần ảnh hưởng lên xác suất xảy ra như
sau:
X1: trình độ giáo dục – đào tạo: Đo bằng số năm đi học. . Kì vọng tác động
dương mang dấu (+)
X2: Số năm đi làm: Là số năm tham gia hoạt động kinh tế sau khi nghỉ học,
có thể là làm thuê, làm ở nhà, tự làm gì đó…để có thu nhập. Kì vọng tác động
dương mang dấu (-)
X3: Tổng tài sản của gia đình (đo bằng giá trị, có thể là triệu đồng hay tỷ
đồng). Cần định nghĩa thế nào là tài sản của gia đình: gồm tiền, đất đai, nhà cửa,
phương tiện, tài sản khác quy đổi thành tiền theo ước tính. . Kì vọng tác động
dương mang dấu (+)
X4: Năng lực lãnh đạo, tổ chức: bao gồm đã từng đảm nhiệm chức vụ nào đó
trong các lớp học ( Lớp trưởng , lớp phó, cán bộ đoàn, tổ đội, ở bất kỳ tổ chức sinh
hoạt nào). Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đây là biến nhị phân . Có năng lực
lãnh đạo thì nhận giá trị 1, nếu không nhận giá trị là 0. Kì vọng tác động dương
mang dấu (+)
X5: Sở thích kinh doanh: Hứng thú với các hình mẫu danh nhân, chủ doanh

nghiệp. Có thần tượng về doanh nhân thành đạt. Đây là biến nhị phân. Có sở thích
kinh doanh thì nhận giá trị 1, nếu không nhận giá trị là 0. Kì vọng tác động dương
mang dấu (+)


iii

X6: Truyền thống gia đình Kinh doanh. Nhị phân. Có thì nhận giá trị 1, nếu
khơng nhận giá trị là 0. Kì vọng tác động dương mang dấu (+)
X7: Có kiến thức khởi sự: Đã được học ở trường, tự nghiên cứu, nghe thuyết
trình, tham gia tổ chức nghề nghiệp….có hiểu biết nhất định về khởi sự. Biến nhị
phân. Có thì nhận giá trị 1, nếu khơng nhận giá trị là 0. Kì vọng tác động dương
mang dấu (+)
X8: Hiểu biết về chính sách và thị trường. Ln theo dõi tin tức, sự kiện. đọc
sách báo, tìm hiểu thơng tin kinh tế xã hội đất nước, biến động kinh tế và kinh
doanh…Biến nhị phân. Có thì nhận giá trị 1, nếu khơng nhận giá trị là 0. Kì vọng
tác động dương mang dấu (+)
X9: Giới tính nếu là nam thì nhận giá trị 1, nếu không nhận giá trị là 0. Kì
vọng tác động dương mang dấu (+)
X10: Thành thị, nơng thơn. Nếu ở thành thị thì nhận giá trị 1, nếu khơng
nhận giá trị là 0. Kì vọng tác động dương mang dấu (+)
Để kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy probit, chúng ta cịn có thể
thông qua kiểm định Andrews và kiểm định Hosmer – Lemeshow
Theo từ điển Merriam-Webster định nghĩa “thành công” là "việc dành lấy
hoặc đạt được sự giàu có, sự kính trọng hay danh tiếng," Phải chăng “thành cơng”
là mình đạt được những gì mình muốn, tức là bạn có nhiều tiền, có địa vị trong xã
hội và mọi người phải cảm thấy ngưỡng mộ bạn. Có rất nhiều cách để đo lường
thành công của các doanh nghiệp. Một số thành công có thể đánh giá qua thu nhập,
lợi nhuận, doanh thu, sức mạnh thị trường trong khi một số khác được đánh giá
bằng những gì họ để lại cho xã hội.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấ y đ ặc điể m cá nhân có ảnh hư ởng đế n thành
cơng của chủ doanh nghiệp̛: tính sáng ta ̣o, mức độ chấ p nhận rủi ro, nề n tảng gia đình
có kinh doanh, khả năng chịu đựng sự mơ hồ , và xu hư ớng chấ p nh ận ma ̣o hiể m c ó
ảnh hưởng đến thành cơng kh ởi sự (Koh, 1996; Eda Gurel et al., 2010; Anabela
Dinis et al., 2013), Mueller và Thomas, 2001 chỉ ra thêm rằng khả năng tự chủ bản
thân càng cao thì khả năng khởi sự thành công cũng cao hơn. Mặt khác, các nghiên
cứu thực chứng trư ớc đây còn chứng minh rằ ng giáo du ̣c và yế u tố nề n tảng gia đình
kinh doanh có ảnh hư ởng đế n thành công khởi sự doanh nghiệp (Koh, 1996).
Từ các tài li ệu và các mơ hình nghiên cứu lý thú t có liên quan cũng như
tở ng hơ ̣p nh iề u phư ơ ng pháp phân tích , tơi nhận thấ y m ột mơ hình nghiên cứu lý
thú t về các nhân tố ảnh hư ởng đế n thành công kh ởi sự đư ơ ̣c chấ p nhận rộng rãi là


iv

không tồ n ta ̣i . Hơn nữa , dữ li ệu minh chứng cho mơ hình nghiên cứu lý thuyế t
thường được điều tra ở nước ngoài trong khi ở Vi ệt Nam cịn khá ít . Tuy tấ t cả
nghiên cứu đề u đư a ra đư ơ ̣c các nhân tố ảnh hư ởng đế n thành công khởi sự như ng
chỉ tập trung ở những yế u tố đ ặc điể m cá nhân về tâm lý , hành vi và giáo du ̣c, ít chú
trọng đến các nhân tố như khả năng tài chính , nề n tảng gia đình, sự ham ḿ n kinh
doanh, chính sách hỡ trơ ̣ của nhà nư ớc , địa phương vào nghiên cứu . Điề u này
dường như làm hạn chế khả năng giải thích của mơ hình nghiên cứu.
Có một điểm chung của các nghiên cứu về vấn đề khởi sự chỉ mới dừng lại ở
việc tìm hiểu, xác định có đạt được thành cơng hay khơng khởi sự của các doanh
nghiệp trẻ, các nhân tố tác động với đối tượng nghiên cứu là các bạn giới trẻ đặc
biệt là các bạn sinh viên với mục địch khơi dậy tinh thần khởi sự. Vẫn chưa đưa ra
được bài học kinh nghiệp giúp các bạn trẻ khởi sự thành cơng.Vì vậy, bài nghiên
cứu sẽ tập trung vào nghiên cứu các doanh nhân trẻ khởi sự thành cơng.Qua đó đem
lại bài học kinh nghiệm, những điều bổ ích giúp giới trẻ khởi sự thành công cũng
như khuyến nghị những chính sách hỗ trợ khởi sự.

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu đề tài đặt ra, tác giả quan niệm doanh
nghiệp thành công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là doanh nghiệp có đăng kí hoạt động
sản xuất kinh doanh từ 2 năm (trên 24 tháng) trở nên, có trụ sở chính ổn định, kinh
doanh những sản phẩm dịch vụ rõ ràng, không nằm trong danh sách nợ đọng thuế của
chi cục thuế Bắc Ninh. Đặc biệt chủ doanh nghiệp có độ tuổi từ 35 tuổi trở xuống.
Nguyên nhân dẫn tới hành vi khởi sự kinh doanh được các nhà nghiên cứu
trên thế giới lý giải bằng nhiều quan điểm khác nhau. Trong nghiên cứu của
Drucker, Knight cho rằng khởi sự kinh doanh là chức năng của thị trường , khi cung
và cầu thị trường chênh lệch tạo ra cơ hội kinh doanh thì các cá nhân bất kể người
nào, đã có sự chuẩn bị hay chưa sẽ tận dụng cơ hội đó và hoạt động khởi sự kinh
doanh sẽ diễn ra. Nhiều học giả khác như Baron lại cho rằng khởi sự kinh doanh là
một quá trình, là kết quả của một loạt sự kiện, hành động có trình tự nhất định và
chịu tác động bởi nhiều yếu tố bối cảnh. Để hoạt động khởi sự kinh doanh được
diễn ra, các cá nhân phải có sự chuẩn bị về kiến thức,tinh thần và nhiều điều kiện
khác, không phải cá nhân nào có thể nắm bắt và tận dụng cơ hội thị trường để khởi
sự kinh doanh.Như vậy, khởi sự kinh doanh là kết quả của một quá trình hoạt động
của một cá nhân. Theo đó, khởi sự kinh doanh là một quá trình gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các chủ doanh nghiệp tương lai là những doanh nhân ẩn –
những người chưa hề có hành vi nào liên quan tới hoạt động khởi sự kinh doanh


v

nhưng họ có khả năng khởi sự kinh doanh cao hơn những người khác trong xã hội;
họ có một số đặc điểm hoặc có tính cách cá nhân riêng biệt hoặc họ đã thích khao
khát khởi sự kinh doanh, có niềm tin về khả năng thành công của bản thân nếu khởi
sự kinh doanh và có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3-5 năm tới.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn đầu mới thành lập – bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh
doanh, đánh giá cơ hội, huy động nguồn lực và thành lập doanh nghiệp. Trong đó
có giai đoạn mới ra đời trong vòng 3 tháng sau khi thành lập và nghiên cứu về

doanh nghiệp trẻ thành lập tới 3,5 năm.
- Giai đoạn 3: Điều hành doanh nghiệp trẻ nhỏ
- Giai đoạn 4: Sauk hi chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, các chủ doanh
nghiệp với kinh nghiệm khởi sự kinh doanh lại có thể thành lập doanh nghiệp khác
hoặc sử dụng kinh nghiệm và nguồn lực của họ tư vấn, hỗ trợ các chủ doanh nghiệp
mới khác.
Như vậy, khởi sự kinh doanh không phải là quyết định của một thời điểm mà
là kết quả của một quá trình.
Khởi sự góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên 3 phương diện:
tăng cường đổi mới và chuyển giao tri thức, tăng cạnh tranh và tăng mức độ đa
dạng hoá trong ngành và trong doanh nghiệp.
Thứ nhất, thanh niên khởi sự thúc đẩy quá trình truyền bá, khai thác, phát
triển các tri thức mới đặc biệt ở loại hình khởi sự tận dụng cơ hội. Nghiên cứu của
Audretsch (2004) khẳng định rằng tri thức mới có mối quan hệ dương với phát triển
kinh tế vùng và tri thức mới có tác động gián tiếp tới phát triển kinh tế vùng thông
qua các hoạt động tạo lập doanh nghiệp mới. Thành lập doanh nghiệp mới là cơ sở
cho gia tăng việc khai thác vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn. Lý
thuyết về truyền bá tri thức mới qua khởi sự cũng cho rằng, tri thức mới là kết quả
của các hoạt động đầu tư đổi mới của một tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động.
Thứ hai, việc gia nhập mới của các doanh nghiệp trong ngành làm gia tăng
sự cạnh tranh. Cạnh tranh gia tăng sẽ đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn do các
doanh nghiệp mới chịu sức ép phải tạo ra các ý tưởng, sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu riêng biệt của một nhóm khách hàng hoặc thị trường ngách. Các thị trường mới
mang tính chun biệt được hình thành lại tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp
mới gia nhập. Do vậy có tác động cải thiện sự phát triển của vùng và thúc đẩy tự do
thương mại.
Thứ ba, khởi sự tạo ra doanh nghiệp mới có tác động tích cực tới năng suất.


vi


Những ngành nào có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập thị trường thường có sự tăng
lên trong năng suất lao động và đổi mới trong dài hạn, đặc biệt đúng trong ngành
dịch vụ. Doanh nghiệp mới gia nhập không nhất thiết là doanh nghiệp dẫn đầu hoạt
động đổi mới và có năng suất lao động cao hơn, mà việc gia nhập của các doanh
nghiệp mới là có tác động tới kết quả hoạt động của ngành nói chung. Tăng số
lượng doanh nghiệp mới thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và có tính chất đào thải
của cạnh tranh sẽ làm gia tăng năng suất, hiệu quả của chính các doanh nghiệp
trong nỗ lực cải thiện vị thế thị trường; thúc đẩy đổi mới đặc biệt tạo ra những thị
trường mới đa dạng hoá về sản phẩm, dịch vụ. Theo Ghulam và Linan(2011), khởi
sự tạo ra doanh nghiệp mới đồng thời hình thành cơ chế tự làm giảm tính hiệu quả
của nền kinh tế.
Thứ tư, thành lập nhiều doanh nghiệp mới tạo ra thêm nhiều việc làm. Đặc
biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi tỉ lệ thất nghiệp của các trẻ thanh niên
tốt nghiệp đại học, cao đẳng đang rất lớn, tạo ra sự lãng phí cho xã hội. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra hàng triệu việc làm trên thế giới. Ở Việt Nam vai trò
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã hội cơng nhận bằng việc đóng
góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP
của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc. Đặc biệt, ở các
nước đang phát triển khởi sự góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, giảm đói nghèo. đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước
dần chuyển sang vai trò kiến tạo, Doanh nghiệp vừa và nhỏ là xương sống của khu
vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào ngân sách, cải thiện cơ
sở hạ tầng. Đó là lý do hiện này chính phủ các nước đều chú trọng quan tâm tới đào
tạo định hướng tinh thần khởi sự, xây dựng các cộng đồng khởi sự, tăng cường hỗ
trợ hoạt động khởi sự và nghiên cứu về khởi sự có ý nghĩa to lớn và là một hướng
nghiên cứu được nhiều sự quan tâm thời gian gần đây.
Theo Shapero và Sokol (1982) những người có dự định khởi sự kinh doanh
là những cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc năm bắt các cơ hội kinh doanh hấp
dẫn mà họ nhận biết được. Quan điểm này được Krueger và Brazeal ủng hộ, hai tác

giả cho rằng các doanh nhân có dự định khởi sự là những người sẽ chấp nhận rủi ro
và tiến hành các hành động cần thiết khi họ nhận thấy tín hiệu của một cơ hội kinh
doanh. Theo Begley và Tan (2001), những cá nhân có dự định khởi sự kinh doanh
là những người chưa thực hiện hành vi nào để khởi sự kinh doanh. Họ chưa tìm
kiếm cơ hội, chưa huy động vốn hay bất cứ hoạt động xúc tiến cơ hội kinh doanh


vii

nào nhưng họ khao khát và có niềm tin tích cực vào khả năng thành công khi khởi
sự kinh doanh H.
Trường phái nghiên cứu tính cách cá nhân, theo các học giả theo trường
phái nghiên cứu này như Begley and Boyd, Mueller, Mc Celland các cá nhân có dự
định khởi sự kinh doanh là những cá nhân trong xã hội không những nhận biết được
các cơ hội kinh doanh mà phải sở hữu một số đặc điểm cá nhân riêng biệt. Quan
điểm này những người có sở hữu một số đặc điểm cá nhân, tính cách nhất định thì
mới tiềm năng dự định khởi sự kinh doanh như tính cách khơng sợ rủi ro, sang tạo,
mạo hiểm, tự kiểm sốt hành vi…Những người khơng có tố chất của chủ doanh
nghiệp thì khơng bao giờ trở thành doanh nhân. Các cá nhân có đặc tính khác nhau
thì sẽ có ham muốn khởi sự kinh doanh khác nhau. Trường phái này cho rằng con
người sinh ra để làm doanh nhân. Tuy nhiên sau một thời gian nở rộ các nghiên cứu
về đặc tính cá nhân của doanh nhân thì bộc lộ một số nhược điểm. Mỗi nghiên cứu
của một tác giả mới lại đưa ra them bằng chứng về một tính cách mới khác biệt về
các nghiên cứu trước, các nghiên cứu khác nhau đưa ra quá nhiều bằng chứng thực
nghiệm về đặc tính cá nhân của doanh nhân dẫn tới việc có q nhiều tính cách cá
nhân có thể làm đặc trưng cho doanh nhân, không đạt được thống nhất về đặc tính
đăch trưng điển hình của doanh nhân. Bên cạnh đó, một cá nhân đứng trước quyết
định khởi sự kinh doanh bên cạnh tố chất cá nhân còn bị tác động bởi nhiều nhân tố
bên ngồi như văn hố, xã hội, kinh tế, chính trị, các nhân tố mơi trường bối cảnh.
Vì vậy nghiên cứu theo trường phái này khơng mang nhiều ý nghĩa.

- Trường phái nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học, một số nhà nghiên
cứu lại cho rằng các doanh nhân có tiềm năng khởi sự kinh doanh là những người
có một số đặc điểm nhân khẩu học nhất định. Bird(1993) đã tổng kết về cách tiếp
cận nhân khẩu học trong khởi sự kinh doanh là việc lựa chọn những đặc điểm điển
hình trong cuộc sống giúp phân biệt doanh nhân với những người khác trong xác
hội. Các đặc điểm bao gồm tuổi, giới tính, tơn giáo, đặc điểm gia đình, kinh nghiệm
thực tế, am hiểu thị trường, kiến thức khởi sự, trình độ học vấn. Tuy nhiên cách tiếp
cận này cũng bị nhiều nhà phê phán do độ giải thích khơng cao.
- Trường phái nghiên cứu về dự định khởi sự kinh doanh, xuất phát từ các
lý thuyết về nhận thức xã hội và lý thuyết về hành vi hợp lý, các học giả bandura
(1986), Ajzen(1991) cho rằng trước khi thực hiện một hành vi thì con người phải có
dự định về hành vi đó. Theo Krueger và cộng sự (2000), khởi sự kinh doanh là một
hành vi có kế hoạch. Mặc dù các doanh nhân khởi sự kinh doanh là để nắm bắt,khai


viii

thác, tận dụng một cơ hội của thị trường nhưng trước khi đi tới quyết định thành lập
doanh nghiệp, một doanh nhân đã phải nghỉ tớivaf có ý định khởi sự kinh doanh từ
đó mới tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính và tìm cho mình đối tác. Về
bản chất, khởi sự kinh doanh hay lựa chọn nghề nghiệp là kết quả nhận thức của
con người. Hành động diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, dự
định về hành động đó. Để giải thích về q trình khởi sự kinh doanh, các nhà
nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng nhiều mơ hình dự định khởi sự kinh doanh.
Mong muốn khởi sự kinh doanh thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về tính
hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh. Đây là cảm nghĩ được hình thành từ văn hố,
gia đình, đồng nghiệp, người thân …. Văn hố sẽ hình thành giá trị của các cá nhân
ví dụ một cá nhân sống trong xã hội đánh giá cao về doanh nhân thì thích và hứng
thú trở thành doanh nhân.
Cảm nhận về tính khả thi – tự tin thực hiện thành công khởi sự kinh doanh

thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi tương ứng. Hỗ trợ
tài chính, ảnh hưởng của thần tượng doanh nhân, đối tác và sự hỗ trợ tư vấn của các
thể chế trong quá trình lập và vận hành có thể tăng cảm nhận của cá nhân về tính
khả thi.
Giữa hai khái niêm này có sự tương tác với nhau: nếu nhận thức rằng việc
khởi sự kinh doanh là khơng khả thi thì cá nhân có thể khơng thấy hấp dẫn hoặc
mong muốn khởi sự kinh doanh. Hai yếu tố mong muốn khởi sự kinh doanh và cảm
nhận về sự tự tin khởi sự kinh doanh này chính là tiền đề cho quan niệm tiềm năng
khởi sự kinh doanh sau này được Krueger và Brazeal đưa ra.
Tổng kết lại, các lý thuyết nghiên cứu về khởi sự kinh doanh các mơ hình lý
thuyết nói trên đã được các nhà nghiên cứu phát triển, kiểm định thực tế và trở
thành phương pháp tiếp cận được chấp nhận rộng rãi hơn, có khả năng giải thích
cao hơn và đáng tin cậy hơn so với cách tiếp cận theo từng đặc điểm như đặc điểm
cá nhân, đặc điểm nhân khẩu học. Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng các mơ hình
dự định đều cho phép kết hợp phân tích 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khởi sự
kinh doanh gồm cá nhân, môi trường và nguồn lực. Và lý giải nguyên nhân dẫn tới
khởi sự kinh doanh.Do vậy trong luận án này, tác giả sẽ kết hợp cả 3 đặc điểm đó
để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng – tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của
thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quá trình thu thập dữ liệu bẳng bảng hỏi kết quả thu được 160 phiếu trả lời
hợp lệ, trong đó có 92 phiếu trả lời trực tuyến (online qua google docs) và 68 phiếu


ix

trả lời bằng bản cứng. Sau khi kiểm tra sàng lọc, tác giả loại 16 phiếu trả lời không
hợp lệ do bị thiếu nhiều dữ liệu quan trọng hoặc do người trả lời không đọc kỹ,
không muốn hợp tác. Cuối cùng có 144 phiếu được sử dụng để đưa vào phân tích
dữ liệu. Để có tính khách quan cũng như đại diện tác giả có thực hiện khảo sát đối
tượng nghiên cứu ở cả 10 huyện, thành phố của Tỉnh Bắc Ninh với mọi lứa tuổi

trong, giới tính, trình độ văn hoá... trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động lên dự định khởi sự kinh
doanh, tác giả chạy mô hình hồi quy Probit với biện phụ thuộc là xác suất khởi sự
kinh doanh, và là biến nhị phân nhận 2 giá trị là 1 hoặc 0 và các biến độc lập là các
nhân tố có kỳ vọng ảnh hưởng lên hành vi khởi sự kinh doanh. kết quả đã phản ánh
mức độ chính xác của dự báo. Tỉ lệ dự báo đúng thanh niên có dự định khởi sự là
86,08% còn 78,46% là tỉ lệ dự báo đúng thanh niên khơng có dự định khởi sự kinh
doanh. Như vậy, tỉ lệ dự đốn đúng của tồn bộ mơ hình là 82,64%, một con số cao,
phản ánh mức độ chính xác của dự báo cũng như sự phù hợp của mơ hình
Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mà tác giả đề xuất đưa
vào mơ hình nghiên cứu đều có tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh
niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả phân tích dữ liệu của nghiên cứu cũng cho
thấy có những điểm tương đồng với các nghiên cứu khác trên thê giới về những
nhân tố tác động đến dự định khởi sự đối với tầng lớp thanh niên. Cụ thể:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động của các nhân tố Thông tin
và các đặc điểm về nhân khẩu tới dự định khởi sự của thanh niên
Trình độ học vấn càng cao thì xác suất dự định khởi sự sẽ tăng. Điều này thế
hiện thanh niên có trình độ học vấn càng cao thì họ có kiến thức sâu rộng đa dạng,
họ dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận, đánh giá và nắm bắt cơ hội, họ được trang bị
nhiều kỹ năng, kiến thức giúp việc khởi sự kinh doanh trở lên dễ dàng hơn.
Về số năm đi làm qua phân tích, ta thấy tác động ngược chiều với dự định
khởi sự kinh doanh. Người đi làm lâu năm, sẽ cảm thấy yên phận, họ ngại và không
muốn đương đầu với rủi ro của việc khởi sự kinh doanh. Sẽ khiên họ khơng có động
lực khởi sự kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với thực tế hiện nay.
Về giới tính, các bạn nam sẽ có xác suất khởi sự lớn hơn so với các bạn nữ
qua phân tích với nhân tố giới tính nam nhận giá trị là 1 còn nữ nhận giá trị là 0.
Các bạn nam có xu hướng khởi sự kinh doanh để trở thành “ông chủ” và để
chứng tỏ, thử thách bản thân,có ham muốn kinh doanh, ưa thích rủi ro họ cũng chấp
nhận rủi ro tốt hơn. Còn các bạn nữ bắt đầu kinh doanh để thử thách bản thân và tìm



x

cách dung hịa giữa cơng việc và gia đình thế nên động lực cũng như ham muốn nhỏ
hơn.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi
trường sống tới dự định khởi sự kinh doanh.
Khác với các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở các nước khi mà mới
chỉ dừng ở việc nghiên cứu nhân tố “ý kiển và sự ủng hộ của người xung quanh”
mà khơng tìm được bằng chứng chứng minh tác động tới mong muốn và tự tin khởi
sự như nghiên cứu trên các bạn thanh niên Tây Ban Nha của Linan& Chen (2006).
Vì vậy ở nghiên cứu với bối cảnh Bắc Ninh, tác giả đã thay đổi thành biến “ Tổng
tài sản gia đình” cho phù hợp hàm ý rằng các bạn trẻ khởi sự chỉ kêu gọi được sự
ủng hộ tài chính từ gia đình. Và tác động thuận chiều tới quyết định khởi sự kinh
doanh, gia đình nào có tài sản lớn thì xác suất khởi sự kinh doanh sẽ tăng lên do có
thể nhận được sự ủng hộ về tài chính của gia đình.
Nhân tố truyền thống kinh doanh cũng tác động mạnh tới quyết định khởi sự
kinh doanh của các bạn thanh niên. Điều này thể hiện sự cảm nhận của cá nhân về
tính hấp dẫn của khởi sự kinh doanh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng, quan
niệm và truyền thống về kinh doanh của gia đình – những người thân gần gũi nhất
với mình. Giúp bạn có kiến thức về kinh doanh, có các trải nghiệm liên quan tới
kinh doanh hay việc truyền cảm hứng từ gia đình.
Sự khác biệt về môi trường sống giữa thành thị và nông thôn cũng ảnh
hưởng đến quyết định khởi sự kinh doanh của các bạn thanh niên trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Cụ thể hơn, qua nghiên cứu thì các bạn sống ở thành thị sẽ làm giảm
quyết định khởi sự của các bạn thanh niên. Điều này không phù hợp với thực tế, các
bạn ở thành thị dễ dàng tiếp cận thông tin, nhiều cơ hội hơn giúp dễ dàng khởi sự
kinh doanh so với các bạn ở nông thôn. Xem xét loại khỏi mơ hình nghiên cứu để
tăng ý nghĩa cho nghiên cứu.
Thứ ba, các kỹ năng và kiến thức có tác động tích cực tới quyết định khởi sự

kinh doanh của các bạn thanh niên Bắc Ninh. Năng lực khởi sự kinh doanh của
thanh niên thể hiện bằng việc đã từng và đang tham gia các vai trò lãnh đạo trong
truòng, lớp , câu lạc bộ, các tổ chức đoàn thể ở địa phương....có tham gia các hoạt
động ngoại khố tác động đến tiềm năng khởi sự kinh doanh trên cả hai khía cạnh là
mong muốn và tự tin khởi sự kinh doanh. Kết quả phân tích hồi quy probit thì hoàn
toàn đồng nhất với nghiên cứu trước đây như của tác giả Krueger(1993),
Obschonka và cộng sự (2010). Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định bạn nào


xi

thể hiện năng lực khởi sự sớm như đã từng trải qua nhiều hoạt động lãnh đạo thì
càng tự tin về năng lực khởi sự kinh doanh của bản thân và càng mong muốn khởi
sự kinh doanh. Còn về kiến thức thì việc am hiểu thị trường và kiến thức khởi sự sẽ
thúc đẩy khởi sự kinh doanh của các bạn thanh niên. Đăc biệt là kiến thức khởi sự
tác động lớn nhất trong các nhân tố.
Thứ tư, có sở thích kinh doanh là bạn đam mê cơng việc kinh doanh và hứng
thú với các hình mẫu doanh nhân, chủ doanh nghiệp, có thần tượng là doanh nhân
thành đạt hay một hình mẫu doanh nghiệp tác động tích cực đến dự định khởi sự
kinh doanh. Và cũng đã được nhiều nghiên cứu trước đây khẳng định như nghiên
cứu của Linan và Chen, Laviolette, Nasurdin. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng
khẳng định lại lần nữa trong bối cảnh nghiên cứu ở Bắc Ninh, các cá nhân nào có sở
thích kinh doanh thì cũng thể hiện ưa thích khởi sự kinh doanh và tự tin hơn so với
những bạn không có sở thích kinh doanh.
Cuối cùng, có thể thấy nhân tố “kiến thức khởi sự” có tác động mạnh nhất
tới quyết định khởi sự trong khi nhân tố “ số năm đi làm” lại làm cản trở quyết định
khởi sự kinh doanh của các bạn thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất một số giải pháp với các cơ quan quản lý vĩ mơ, trước hết cần phải
hình thành tinh thần khởi sự cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bài học từ các quốc gia phát triển trên thế giới cho thấy, ý chí tự làm chủ của con

người phải được tơi luyện trong hệ thống giáo dục và xã hội ngay từ khi cịn nhỏ.
Đưa mơn học khởi sự kinh doanh vào chương trình đào tạo, đồng thời, cần xây
dựng chương trình, lộ trình cụ thể để nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi
sự cho người dân nói chung trong tất cả các định chế xã hội.
Thứ hai là cần có các chính sách nhất qn và đồng bộ từ chính phủ và các
cấp chính quyền, tạo mơi trường thuận lợi nhất cho hoạt động khởi sự. Hiện nay,
các chính sách, mơ hình hỗ trợ khởi sự tại Việt Nam vẫn cịn q thiếu và yếu kém.
Theo số liệu cơng bố của nhà nước, trong những năm gần đây, số lượng các cơng ty
mới thành lập bình qn khoảng 80.000 doanh nghiệp/năm riêng năm 2016 tăng
đến gần 100.000 công ty; nhưng cũng đã có bình qn khoảng 50.000 cơng ty
ngừng hoạt động/mỗi năm. Điều này chứng tỏ tinh thần khởi sự của giới trẻ Việt
Nam có tiềm năng phát triển, thị trường khởi sự Việt Nam đang có sức sống nhưng
vẫn cịn thiếu cơ chế, chính sách và sự đầu tư đúng mức, hỗ trợ cần thiết từ nhà
nước và xã hội nên những doanh nghiệp mới hoạt động, những người khởi sự không
trụ lại được với tỷ lệ khá lớn.


xii

Thứ ba là trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn,
đã bộc lộ những dấu hiệu phát triển thiếu bền vững, khu vực kinh tế nhà nước đã lộ
rõ sự yếu kém nghiêm trọng, đóng góp của doanh nghiệp FDI vào q trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế nước nhà còn nhiều vấn đề phải xử lý. Đã quá chậm để
ban hành đầy đủ các chính sách thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trong nước tăng
trưởng. Nhà nước phải thực sự xem kinh tế tư nhân là động lực phát triển xã hội.
Cùng với đó, cần nhanh chóng và kiên quyết cải cách thể chế theo hướng giảm
mạnh thủ tục hành chính, triệt bỏ tệ nạn sách nhiễu doanh nghiệp từ các cơ quan
công quyền, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình khởi sự, quá trình sản
xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp được thông suốt và hiệu quả.
Với địa phương cần tăng cường hoạt động truyền cảm hứng Khơi dậy tinh

thần khởi sự kinh doanh cho các bạn thanh niên trên địa bàn tỉnh nhà. Đặc biệt tập
trung vào các bạn trẻ có trình độ học vấn cao và từ lúc các bạn còn đang ngồi trên
ghế nhà trường.
Đối với chương trình giáo dục , địa phương cầ n chú tro ̣ng xây dựng n ội dung
chương tr ình giáo du ̣c khởi nghi ệp cho các bạn trẻ bởi giáo du ̣c đã đư ơ ̣c xem là
nhân tớ quan tro ̣ng hình thành nên tư duy l ập nghiệp và khơ i d ậy lịng ham ḿ n
kinh doanh. Hơn nữa, phầ n lớn các chư ơ ng trình đào ta ̣o thư ờng hư ớng đế n trang bi ̣
kiế n thức và đ ộng cơ để trở thành ngư ời làm thuê thay vì làm chủ , do vậy việc xây
dựng các môn ho ̣c liên quan về kh ởi sự ở các trường phổ thông là cấp thiết trong
bố i cảnh tình tra ̣ng thấ t nghiệp và thiế u việc làm có xu hư ớng gia tăng.
Đối với gia đình, cầ n ta ̣o điề u kiện thuận lơ ̣i cho con cái trong việc ho ̣c hành,
khuyế n khích và ủng h ộ con cái trong việc khởi nghi ệp. Đặc biệt, đớ i với các gia
đình đã có truyề n thố ng kinh doanh , cầ n ta ̣o điề u kiện cho con cái tiế p cận với cơng
việc của gia đình để ho ̣ có trải nghi ệm trong việc kinh doanh từ đó khơ i d ậy tinh
thầ n khởi nghiệp sau này.
Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương , cầ n có những chính sách ư u
đãi trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành
lập như miễn giảm thuế thu nh ập doanh nghiệp, thuế suấ t ư u đãi, hỗ trơ ̣ nguồ n vớ n .
Bên ca ̣nh đó, cơ chế pháp lý cho vi ệc khởi sự doanh nghi ệp cầ n phải thơng thống ,
các thủ tu ̣c hành chính phải đơ n giản tránh rư ờm rà dễ dẫn đế n sự quấ y nhiễu gây ra
sự bấ t mãn, nản chí đối với người khởi sự doanh nghiệp.
Đối với cá nhân , cầ n chủ đ ộng phát huy khả năng , sở trư ờng của bản thân .
Nắ m bắ t cơ hội kinh doanh, phát huy tinh thầ n “tư duy làm chủ thay cho tư duy làm


xiii

thuê”, cố gắ ng theo đuổ i ư ớc mơ làm giàu cho bản thân , gia đình và xã hội. Cần
trang bị đầy đủ hành trang kiến thức về thị trường, về khởi sự, kỹ năng lãnh đạo để
con đường khởi sự kinh doanh được dễ dàng dàng hơn.

Bên ca ̣nh đó, cầ n thành lập vư ờn ư ơm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trơ ,̣ tư vấn
về khởi sự ở địa phương để giúp đỡ các đối tượng khởi nghi ệp nắ m bắ t đư ơ ̣c những
chủ trương, chính sách, pháp luật, thơng tin về thi ̣trư ờng và tư vấ n , góp ý những ý
tưởng khởi sự cũng như tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho đối tượng khởI nghiệp


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu nghiên cứu
Khi đề cập đến lý thuyết bàn về vấn đề khởi sự kinh doanh và những kết quả
thực tế trong quá trình khởi sự tại Việt Nam hiện nay, luận văn này tổng kết các yếu
tố tác động lên thành công của doanh nghiệp trẻ khởi sự. Thơng qua 2 góc tiếp cận
định tính và chạy mơ hình định lượng, nghiên cứu này mang lại cái nhìn tồn diện
nhằm định hướng cho các thanh niên trẻ đang trong quá trình tự xây dựng cho mình
một kế hoạch khởi sự riêng.
Luận văn sử dụng số liệu điều tra bằng cách tiếp cận bảng hỏi đến 100 doanh
nghiệp trẻ đang thành công tại tỉnh Bắc Ninh và thanh niên trên điạ bàn tỉnh . Các
nhân tố được nghiên cứu bao gồm các nhân tố có đặc thù như: giáo dục, kinh
nghiệm, sáng tạo, giới tính, tiềm lực tài chính, truyền thống kinh doanh của gia
đình, am hiểu thị trường, kiến thức khởi nghiệp, tố chất lãnh đạo… Tác giả tìm ra
nhân tố kiến thức khởi nghiệp có tác động mạnh nhất đến dự định khởi sự kinh
doanh còn nhân tố số năm đi làm lại làm giảm dự định khởi sự kinh doanh.
Từ kết quả của luận văn mang lại, tác giả chỉ ra các thuận lợi, thách thức đối
với quá trình khởi sự của các thanh nhiên trẻ Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bắc
Ninh nói riêng. Qua đó, gợi ý những yếu tố cơ bản cần trang bị để trở thành 1 doanh
nhân khởi sự thành công cho các bạn thanh niên đang trong q trình định hình
cơng việc. Ngồi ra, đóng góp của luận văn còn khuyến nghị cho hệ thống giáo dục
cần trú trọng nâng cao đào tạo kỹ năng và kiến thức về khởi nghiệp cho các bạn trẻ

để thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh và giúp khởi sự kinh doanh dễ dàng
thành công hơn.
2.. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực
cho phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số


2

lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của
Malecki(1997), Reynolds(1994) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc
khởi sự kinh doanh với tăng trưởng kinh tế vùng và địa phương. Những nơi có tỷ lệ
thành lập doanh nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững.
Các doanh nghiệp mới thành lập ngồi việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn
tạo ra nhiều việc làm cho xã hội và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính
vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều dành nhiều
chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thức đẩy việc khởi sự kinh doanh trong giới trẻ,
khuyến khích tự tạo việc làm, khuyến khích khởi sự kinh doanh gia tăng số lượng
doanh nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Lý do có sự quan tâm đặc biệt đến
thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong giới trẻ - thanh niên bởi vì các nhà nghiên cứu
hy vọng rằng những doanh nhân trẻ đầy nhiệt huyệt, được trang bị kiến thức và qua
đào tạo sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp
của những đối tượng khác.
Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được xã
hội công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước với GDP,
hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc. Chính phủ cũng đã nhận
thức được tầm quan trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho giới trẻ - nhân
tố chính trong cơng cuộc xây dựng nền kinh tế năng động và bền vững. Hàng loạt
các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, sinh viên và thanh niên khởi

nghiệp đã được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI (qua 8 năm huy
động được 15000 thanh niên tham gia), Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, cuộc thi “
Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình làm giàu khơng khó...
Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp,
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các
hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ
tín dụng nhân dân... ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân
vay vốn để khởi sự kinh doanh và phát triển. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ, hiệp hội... cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản


×