Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn phát triển thị trường tiêu thụ gas của công ty cổ phần gas petrolimex tại các tỉnh khu vực miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.33 MB, 121 trang )

BỘ G

IÁ O Đ Ụ C V Ằ Đ À O ? -

T S Ơ Ờ N S B Ạ I K Ọ C K IN H

T Ề

X

Q U Ổ C

T& Ầ N B ÌN H V Ũ

?H Ẩ T 7 Y

= ; ■”- 0=: Ụ' ĩ v

~f-l!: ~
7 ' rr^Y^r
xY
: V 7. 7. ĩ;
. õ T_ '. V v

<5
A
__

(T^ r • - X5*
'f'* XX


^ 57=5V,x ’Vs-#' vSis; : 'v s^~. _ L
w

L

A
> ^7 r •Z/58^ V
"•
.7'f*
7 J XI
\i ^ CX'W - -=, i -'KiW _-=... - .

C - T”^ ■. s*- — V 7 7 ự M l ’ V j'-'f'* r\
r'
ầ ĩ í á •
V''. _ _x. j '±J 'I V 'W í
• i % * > s ■ 4te>

.U Ậ N V Ă N T E Ậ C S Ỹ Q U Ả N

T2~r

H Ả N Ộ I-2 3 0 5

V.

^

x*5*


K IN H Đ O Ả Í


B Ộ G IÁ O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
T IU

ỊACÌ H Ạ I

IIỌ €

K L Y II T Ê

f t r ố c

» iU

H

Y I

rđ m ô>

TRN èNH V

PHT TRIN TH TRƯỜNG TIÊU THỤ GAS
CỦA CỔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROUMEX

vực MIÊN BẮC

TẠI CÁC TỈNH KHU


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẦN TRỊ KINH DOANH
I ^

^

^

o

F

k t q d



Íi ỊỊ ơỊị|G T / r r H 0 ^ |N j
Q lụ u 'ò ’i. h i tó t MỊ d ẫ u ỈỈỈID II h u e :

PGS.TS. NGUYỄN THỬA LỘC

H à N ộ• i,7 2 0 0 5


MUC LUC
Trang
C Á C C H Ữ V I Ê T T Ắ T T R O N G L U Ậ N V Ă N ...........................................................


5

D A N H M Ụ C B Ả N G B l Ể ư ................................................................................................

6

MỞ Đ Ầ U ...........................................................................................................

7

CH Ư Ơ NG I: LÝ LU Ậ N CH UNG VỂ PH Á T TR IE N

thị trường

TIÊU TH Ụ G AS CỦA DO AN H N G H IỆP T R O N G c ơ CHẾ TH Ị
TRƯ Ờ NG ..................................................................................................................

10

1.1. Lý luận chung về thị trường tiêu thụ hàng h o á ....................................

10

1.1.1. Quan niệm về thị trường tiêu thụ hàng h o á .......................................... 10
1.1.2. Tiêu thức phân loại thị trường tiêu th ụ .................................................

12

1.1.3. Các yếu tố của thị trường tiêu th ụ .........................................................


14

1.1.4. Vai trò của thị trường và phát triển thị trư ờng....................................

15

Nội dung và phương hướng phát triển thị trường tiêu t h ụ ..........

17

1.2.1. Nội dung phát triển thị trường tiêu th ụ ................................................

17

1.2.1.1. Phát triển sản p h ẩ m .............................................................................

17

1.2.1.2. Phát triển khách h à n g .........................................................................

19

1.2.

1.2.1.3. Phát triển về địa lý (địa bàn kinh d o an h ).......................................... 20
1.2.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu th ụ ......................................

21

1.2.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộ n g .................................... ...........


21

1 2.2.2. Phát triển thị trường theo chiều s â u ..................................................

22

1.3.

Các nhân tô ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường

tiêu thụ gas hoá l ỏ n g ..............................................................................................

23

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ gas hoá
lỏ n g .....................................................................................................................

23

1.3.1.1. Các nhân tố bên n g o à i......................................................................... 23
1.3.1.2. Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp kinh doanh g a s ............... 29

1


1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường của doanh n g h iệp ................

31


1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tín h .......................................................................... 32
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lư ợ ng....................................................................... 32

1.4. Khái quát về thị trường gas Việt Nam và kinh nghiệm phát triển
thị trường gas của các doanh nghiệp ........................................................... 35
1.4.1. Khái quát về thị trường gas hoá lỏng Việt N a m .................................

35

1.4.2. Kinh nghiêm phát triển thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh
g a s .......................................................................................................................
CHƯƠNG

II:

T ÌN H

H ÌN H

PHÁT

THỤ GAS CỦA

CƠNG TY c ổ

C Á C T ỈN H K H U

V ực

T R IE N


PHẦN

M IE N b ắ c

37

t h ị t r ư ờ n g t iê u

G A S P E T R O L IM E X

TẠI

...........................................................

41

2.1. Đặc điểm của mặt hàng gas và đặc điểm của Công ty cổ phần
Gas Petrolimex ảnh hưởng đến phát triển thị trường ............................. 41
2.1.1. Đặc điểm mặt hàng gas ảnh hưởng đến phát triển thị trư ờng...........

41

2.1.1.1. Giới thiệu chung về gas hoá lỏ n g ......................................................

41

2.1.1.2. Đặc điểm nguồn cung cấp LPG tại Việt N a m .................................

42


2.1.1.3. ứng dụng của L P G ..............................................................................

43

2.1.2.

Giới thiệu các đặc điểm về Công ty cổ phần gas Petrolimex ảnh

hưởng đến phát triển thị trường tiêu th ụ .........................................................

44

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gas
Petrolim ex.......................................................................................................... 44
2.1.2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh d o an h ....................................................

45

2.1.2.3. Đặc điểm về nguồn v ố n .....................................................................

45

2.1.2.4. Đặc điểm về hệ thống cơ sở vật c h ấ t................................................

45

2.1.2.5. Đặc điểm về sản p h ẩ m .......................................................................

46


2.1.2.6. Đặc điểm về địa bàn kinh d o an h ........................................................ 46
2.1.2.7. Đặc điểm về hệ thống phân p h ố i......................................................

47

2.1.2.8. Đặc điểm về nguồn nhân lự c .............................................................

47

2.1.2.9. Một số đặc điểm k h á c ......................................................................... 48

2


2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty cổ phần gas
P etro lim ex .........................................................................................................
2.2.1. Hoạt động kinh doanh gas hố lỏng tại Cơng ty cổ phần gas
Petrolimex các năm 2000- 2004 ...................................................................... 48
2.2.2. Hoạt động kinh doanh k h á c ..................................................................

52

2.3. Tình hình thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ gas của
Công ty cổ phần gas Petrolimex các tỉnh miền B ắ c ................................. 53
2.3.1. Tinh hình chung về kinh doanh và thị trường của Công ty cổ phần
gas Petrolimex ở khu vực miền B ắ c ................................................................

53


2.3.2. Tinh hình cạnh tranh mặt hàng gas hoá lỏng trên thị trường khu vực
miền B ắ c ............................................................................................................

57

2.3.3. Tinh hình phát triển thị trường gas Petrolimex ở các tỉnh khu vực
miền B ắ c ............................................................................................................

61

2.3.3.1. Phát triển thị trường về sản p h ẩm ....................................................

61

2.3.3.2. Phát triển thị trường về khách h à n g .................................................

66

2.3.3.3. Phát triển thị trường theo địa bàn kinh d o a n h .................................. 69
2.3.3.4. Kết quả phát triển thị trường tiêu thụ gascủa Công ty cổ phần gas
Petrolimex tại khu vực miền B ắ c ..................................................................... 79

■ 2.4. Kết luận rút ra sau khi nghiên cứu.................................................. 84
2.4.1. Ưu đ iể m ................................................................................................... 84
2.4.2. Nhược đ iể m ............................................................................................. 85
2.4.3. Nguyên n h â n ...........................................................................................

86

2.4.3.1. Nguyên nhân khách q u a n ..................................................................


86

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ q u a n .......................................................................

86

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN

t h ị t r ư ờ n g t iê u

THỤ GAS CỦA CÔNG TY c ổ PHAN GAS PETROLIMEX CÁC
TỈNH KHU V ự c MIỀN B Ắ C ................................................................

88

3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển thị trường........................... 88
3.1.1. Mục tiê u ...................................................................................................

3


3.1.2. Phương hướng phát triể n ........................................................................ 89

3.2. Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ gas của Công ty cổ
phần gas Petrolimex................................................................................. 90
3.2.1. Giải pháp ở Công ty cổ phần gas Petrolim ex......................................

90


3.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trư ờng........................................ 90
3.2.1.2. Hồn thiện chính sách sản p h ẩm .......................................................

93

3.2.1.3. Hoàn thiện kênh phân phối và nâng cao chất lượng dịch v ụ .........

97

3.2.1.4. Hoàn thiện chính sách g iá .................................................................... 100
3.2.1.5. Phát triển khách hàng cơng n g h iệp..................................................... 101
3.2.1.6. Hồn thiện cơng tác tổ chức điều h à n h ............................................. 101
3.2.1.7. Bảo vệ, phát triển uy tín và thương hiệu Petrolimex g a s .................103
3.2.2. Giải pháp ở các tổng đại lý thành viên của gas Petrolim ex............. 103
3.2.2.1. Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo kinh doanh gas hoá lỏng của các
cấp lãnh đạo các Công ty xăng d ầ u ................................................................ 104
3.2.2.2. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới phân p h ố i.................................. 104

3.3. Các kiến nghị với Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam và cơ quan
quản lý Nhà nước..................................................................................... 107
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty xăng dầu Việt N a m ............................. 107
• 3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà n ư ớ c ............................... 108
*
113
KẾT L U Ậ N ........................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ....................................................... 115
PHỤ L Ụ C .......................................................................................................... 117

4



CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BP

Hãng xăng dầu BP

CNXD

Chi nhánh xăng dầu

CTXD

Công ty xăng dầu

CP

Cổ phần

KHCN

Khách hàng công nghiệp

LPG

Liquified Petroleum Gas
Khí gas hố lỏng

NM


Nhà máy

PVGC

Petrol Vietnam Gas Company
Cơng ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

XNXD

Xí nghiệp xăng dầu

5


DANH MỤC BẢNG BlỂU
Trang

Bảng 1: Sản lượng gas Petrolimex trên thị trường Việt Nam

49

Bảng 2: Tinh hình vốn, doanh thu và lợi nhuận của Công ty các năm
2000-2004

50


Bảng 3: Sản lượng gas hoá lỏng khu vực miền Bắc

55

Bảng 4: Doanh thu và lợi nhuận tại khu vực miền Bắc

56

Bảng 5: Sản lượng và thị phần của các hãng năm 2004

58

Bảng 6: Điểm mạnh và điểm yếu của một số hãng gas

60

Bảng 7: Cơ cấu sản lượng theo mặt hàng giai đoạn 2000-2004

61

Báng 8: Cơ cấu sản lượng gas bình

63

Bảng 9: Sản lượng của 10 khách hàng công nghiệp lớn nhất

65

Bảng 10: Sản lượng gas hóa lỏng của các khách hàng


67

Bảng 11: Sản lượng gas Petrolimex của các Công ty xăng dầu

70

Báng 12: Sản lượng gas Petrolimex tại Hà Nội

73

Bảng 13: Sản lượng gas Petrolimex tại Hải Phòng

77

Bảng 14: Sản lượng gas Petrolimex tại Nghệ Tĩnh

78

Bảng 15: Phát triển khách hàng công nghiệp tại khu vực miền Bắc

80

Bảng 16: Phát triển khách hàng dân dụng các năm 2000-2004 theo

81

khu vực thị trường

Báng 17: Kết quả phát triển đại lý và cửa hàng


82

Bảng 18: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển thị trường

83

Bảng 19: Dự kiến một số chỉ tiêu của Công ty giai đoạn 2005-2007

89

Biểu đổ 1: Thị phần gas hoá lỏng qua các năm

56

Biểu đổ 2: Xu hướng tăng trưởng sản lượng gas rời và gas bình

66

6


MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của để tài
Bước sang thiên niên kỷ mới, loài người đang đứng trước những thách
thức to lớn mang tính tồn cầu. Đó là nạn ơ nhiễm môi trường, mất cân bằng
sinh thái, môi sinh bị tàn phá... Tất cả những điều đó đang đặt ra trước nhân
loại những yêu cầu hết sức bức thiết về vấn đề giữ gìn và bảo vệ mơi trường.
Trước bối cảnh đó, tại Việt Nam, gas hố lỏng (LPG) với những tính năng ưu
việt ngày càng dần phổ biến hơn, đang trở thành nhiên liệu quan trọng thay
thế cho một số nhiên liệu truyền thống khác gây nhiễm trong nhiều ngành,

nhiều lĩnh vực, nhất là khi nước ta đã có khả năng khai thác, chế biến và cung
ứng được loại nhiên liệu này ra thị trường.
Đáp ứng nhu cầu cho khách hàng tiêu dùng gas hoá lỏng, trên thị trường
LPG Việt Nam hiện nay có trên 20 Cơng ty kinh doanh gas lớn có uy tín trong
và ngồi nước tham gia cung ứng. Các cơng ty nước ngồi có thể kể đến như:
Shell gas, Total gas... . Trong nước, cũng có nhiều cơng ty như: Cơng ty cổ
phần gas Petrolimex, Sài Gịn Petro..., trong đó Cơng ty cổ phần gas
Petrolimex là một cơng ty lớn, có uy tín và đang giành được thị phần khá lớn
hiện nay.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, song với tổng nhu cầu tiêu thụ
hiện nay chỉ ước khoảng 730 nghìn tấn (năm 2004), thị trường LPG Việt
Nam tỏ ra là quá chật hẹp cho hoạt động kinh doanh của nhiều công ty kể
trên, chưa tính đến số lượng các hãng kinh doanh gas có thể gia tăng trong
những năm tới. Do đó tình hình cạnh tranh, tranh giành thị phân giữa cac
hãng gas trên thị trường Việt Nam được đánh giá là đang và sẽ diễn ra hết
sức quyết liệt.
T r ư ớ c tìn h h ìn h đ ó , v iệ c g iữ v ữ n g v à p h á t tr iể n th ị trư ờ n g đ a n g là m ộ t
th á c h th ứ c to lớ n đ ố i v ớ i c á c h ã n g k in h d o a n h g a s n ó i c h u n g v à đ ố i v ớ i C ô n g
ty c ổ p h ầ n g a s P e tr o lim e x n ó i r iê n g . D o đ ó , v iệ c n g h iê n c ứ u th ị trư ờ n g n h ă m

7


đề ra các giải pháp khoa học cho hoạt động kinh doanh gas của Công ty cô
phần gas Petrolimex trong thời gian tới nhằm mục đích giữ vững và phát triển
thị trường là một yêu cầu mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn. Từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Phát triển thị trường
tiêu thụ gas của Công ty cổ phần gas Petrolimex tại các tỉnh khu vực miền
Bắc" làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của mình.


2- Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ tình hình thị trường tiêu thụ gas của Cơng ty cổ phần gas
Petrolimex hiện nay.
- Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhăm mở rộng, phát triên thị
trường tiêu thụ gas của Công ty cổ phần gas Petrolimex tại các tỉnh miền Băc
trong thời gian tới.

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Lý luận và thực tiễn thị trường tiêu thụ gas của Công ty cổ
phần Gas Petrolimex.
Phạm vi: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ gas của
Công ty cổ phần gas Petrolimex ở các tỉnh miền Bắc từ năm 2000 đến năm
2004.

4- Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua tìm hiểu chúng tơi được biết, đến nay đã có một số đề tài cấp thạc
sỹ nghiên cứu về gas hoá lỏng như: “Kinh doanh gas (LPG) trên thị trường
Việt Nam” của tác giả Phan Thanh Hùng năm 1996, “Những biện pháp hoàn
thiện hệ thống phân phối khí gas hố lỏng của Cơng ty gas Petrolimex thuộc
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đăng Công năm 1999
và một số đề tài khác. Nhưng nói chung cho đến nay chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu hệ thống và hồn chỉnh về phát triển thị trường gas của
Cơng ty cổ phần gas Petrolimex.

8


5- Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở nghiên cứu là phương pháp luận của triết học và kinh tế chính trị
Mác - Lênin.

- Sử dụng các phương pháp điều tra, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp so sánh.

6- Những đóng góp của luận văn:
- Hệ thống hố cơ sở lý luận về thị trường tiêu thụ hàng hoá và các biện
pháp phát triển thị trường tiêu thụ gas Petrolimex.
Ngoài ra, luận văn cịn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt
động kinh doanh gas Petrolimex tại Công ty cổ phần gas Petrolimex và các
tổng đại lý thành viên (Các công ty xăng dầu thuộc Petrolimex).

7- Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương I- Lý luận chung về phát triển thị trường tiêu thụ gas của doanh
nghiệp trong cơ ch ế thị trường.
Chương II- Tình hình phát triển thị trường tiêu thụ gas của Công ty cổ
phần gas Petrolimex các tỉnh khu vực miền Bắc
Chương III- Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ gas của Công ty cổ
phần gas Petroỉimex các tỉnh khu vực miền Bắc

9


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GAS
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG c ơ CHÊ THỊ TRƯỜNG
1.1. Lý luận chung về thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
1.1.1. Quan niệm về thị trường tiêu thụ hàng hoá
Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan. Thị trường xuất hiện
đồng thời với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Kể từ khi

xuất hiện, thuật ngữ thị trường đã có nhiều góc độ tiếp cận và nhiều khái niệm
khác nhau về nó. Những khái niệm này phản ánh q trình phát triển, hoàn
thiện khái niệm thị trường cũng như phản ánh quan điểm khác nhau của tác
giả khi nghiên cứu, lĩnh vực mà nó vận dụng.
Lúc đầu thuật ngữ thị trường được định nghĩa là nơi diễn ra các hoạt
động trao đổi, mua bán hàng hoá của các chủ thể kinh tế. Thị trường có tính
khơng gian, thời gian, hiện hữu của cả người mua và người bán lẫn đối tượng
được đem trao đổi và được xem như là cái chợ của làng, của một địa phương.
Khi sản xuất và lưu thơng hàng hố phát triển, các mặt hàng trở nên đa
dạng và phong phú với nhiều hình thức trao đổi phức tạp thì những cách hiểu
thị trường như thế khơng cịn phù hợp nữa, nó tỏ ra khơng phản ánh được đầy
đủ bản chất của thị trường. Do đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm
phù hợp hơn về thị trường.
Theo các nhà kinh tế học Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld thì
thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau,
dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường được chia thành 2 nhóm theo chức năng
là người mua và người bán giao dịch với nhau về một sản phẩm hay một lớp
sản phẩm cụ thể như là thị trường sản phẩm nông nghiệp, thị trường nhà
đất,...[19].
Philip Kotler, tác giả nổi tiếng về Marketing, định nghĩa: “Thị trường
bao gồm tất cả nhũng khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong

10


muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu
hay mong muốn đó”. Ở khái niệm này Philip Kotler phân chia người bán
thành ngành sản xuất cịn người mua thì họp thành thị trường [14] [15].
Trong khi đó Hội Quản trị Hoa Kỳ lại đưa ra khái niệm thị trường là
tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán

thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá dịch vụ từ người bán sang người
mua [10].
Theo một quan điểm khác thì thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu
trong đó người mua và những người bán bình đẳng, cùng cạnh tranh, số lượng
người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh qui mơ của thị trường lớn hay
nhỏ. Việc quyết định mua bán hàng hố dịch vụ do cung cầu quyết định, có sự
kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng.
Ngoài ra cịn có khá nhiều khái niệm về thị trường được ghi nhận lại
trong hệ thống lý thuyết, như thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán;
hay rất đơn giản thị trường là thị trường tổng hợp các số cộng của người mua
về một sản phẩm v.v...
Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm được đưa ra chủ yếu đứng trên giác
độ phân tích vĩ mơ của nhà kinh tế. ở giác độ này doanh nghiệp khó có khả
năng mơ tả chính xác và cụ thể đối tượng tác động và các yếu tố chi tiết có
liên quan, như vậy khó có thể đưa ra được các cơng cụ điều khiển kinh doanh
có hiệu quả.
ở phạm vi doanh nghiệp thương mại, theo chúng tôi khái niệm thị
trường phù hợp nhất là do Mc Carthy đưa ra: [16]
“Thị trường có thê được hiểu là các nhỏm khách hàng tiêm năng với
những nhu cầu tương tự (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản
phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau đế thỏa mãn nhu cầu đó”.
Như vậy thị trường của doanh nghiệp thương mại trước hết đó là những
khách hàng muốn mua hoặc có nhu cầu cụ thể về một loại hàng hố, dịch vụ
nào đó trong một thời gian nhất định và chưa được thoả mãn, bao gồm những

11


khách hàng hiện tại và khách hàng có tiềm năng tiêu thụ. Đây chính là yếu tố
tạo nên cầu về sản phẩm hàng hoá.

Thành phần thứ hai tham gia vào thị trường doanh nghiệp là những
người bán, bao gồm doanh nghiệp và các doanh nghiệp cạnh tranh tạo nên yếu
tố cung hàng hố của thị trường.
Một thành phần khơng thể thiếu được tham gia vào thị trường doanh
nghiệp thương mại là các hàng hoá, sản phẩm cụ thể, đối tượng để mua bán
trao đổi, đây là thành phần quyết định hình thành nên yếu tố giá cả thị trường.
Ngồi ra cách thức khác nhau mà doanh nghiệp đưa ra để thoả mãn nhu
cầu của khách hàng như chất lượng sản phẩm, phương thức thanh toán, dịch
vụ,... tạo nên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong thị trường.

1.1.2. Tiêu thức phân loại thị trường tiêu thụ [17]
Thị trường được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau, do đó xuất
phát từ mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ giải quyết, người ta phân loại thị
trường như sau:
- Căn cứ vào đối tượng sản phẩm hàng hoá mua bán trên thị trường
Ở mức độ khái quát cao người ta có thể phân loại thị trường thành:
+ Thị trường hàng hoá: gồm thị trường hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu
dùng, thị trường sức lao động và thị trường dịch v ụ ...
+ Thị trường tài chính- tiền tệ: thị trường chứng khoán, thị trường bất
động sản, thị trường thuê mua, ...
- Căn cứ vào phạm vỉ địa lý (phạm vi hoạt động của doanh nghiệp)
+ Thị trường trong nước: Thị trường miền Bắc, thị trường Hà Nội, thị
trường quận Hoàn Kiếm,...
+ Thị trường nước ngoài: thị trường quốc tế, thị trường Châu Á, thị
trường ASEAN, thị trường Thái Lan, ...
- Căn cứ vào mức độ quan tâm của doanh nghiệp
+ Thị trường chung: là thị trường của tất cả các sản phẩm, hàng hoá
doanh nghiệp mua bán.

12



+ Thị trường sản phẩm: là thị trường của một loại sản phẩm doanh
nghiệp đang kinh doanh.
+ Thị trường thích hợp: Có nhiều thị trường nhưng chỉ có một số thị
trường là thích hợp với điều kiện của một doanh nghiệp cụ thể.
+ Thị trường trọng điểm: thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp nỗ lực chinh phục và có đủ điều kiện để phát triển, tăng khả năng sinh
lợi.
- Căn cứ vào mức độ chiếm lĩnh
+ Thị trường hiện tại: là thị trường doanh nghiệp đang khai thác
+ Thị trường tiềm năng: thị trường doanh nghiệp có khả năng xâm nhập
và mở rộng trong tương lai.
- Căn cứ vào mức độ cạnh tranh
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: thị trường có nhiều người mua và
người bán và khơng một ai có ảnh hưởng đáng kể tới giá cả.
+ Thị trường cạnh tranh- độc quyền: có nhiều người tham gia cạnh
tranh nhưng mỗi người đều có sức mạnh độc quyền để kiểm soát được mức
giá theo một mức độ nào đó.
+ Thị trường độc quyền: Chỉ có duy nhất hoặc một nhóm tham gia
nhưng tác động được tới giá cả.
- Căn cứ vào vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp
+ Thị trường chính: Đây chính là thị trường mà doanh nghiệp tập trung
nguồn lực để phát triển nhằm thu được doanh lợi cao nhất. Sản lượng và doanh
thu chính của doanh nghiệp đều trên thị trường này.
+ Thị trường phụ: Ngồi thị trường chính thì doanh nghiệp có thể tham
gia một sơ thị trường nhỏ lẻ khác để thoả mãn tối đa nhu cầu đa dạng của
khách hàng.
- Cán cứ vào mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Thị trường đầu vào: Bao gồm các thị trường các yếu tố đầu vào để

phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

13


+ Thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ): thị trường đầu ra của doanh
nghiệp là thị trường tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh.
- Căn cứ vào tính chất của sản phẩm lưu hành
+ Thị trường của các sản phẩm thay thế: thị trường của những sản phẩm
có giá trị sử dụng tương tự nhau, có thể thay thế nhau.
+ Thị trường của sản phẩm bổ sung: thị trường của những sản phẩm liên
quan đến nhau trong sử dụng.
Ngồi ra cịn có thể căn cứ vào mức độ quản lý của Nhà nước đê phân
loại thành thị trường có tổ chức và thị trường khơng có tổ chức v.v...

1.1.3. Các yếu tố của thị trường tiêu thụ [17]
- Cầu hàng hoá
Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng mong muốn
mua và có khả năng mua với một giá cả nhất định tại một thời điểm nhất định.
Nói cách khác cầu hàng hố là nhu cầu có khả năng thanh toán để thoả mãn.
Việc nghiên cứu về cầu hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây
dựng chiến lược và sách lược kinh doanh đối với bất kỳ một doanh nghiệp
thương mại nào.
Cầu hàng hoá phụ thuộc vào qui mơ thị trường, cung hàng hố, giá cả
hàng hố, thu nhập, thị hiếu của người tiêu dùng và giá cả của một số hàng
hoá liên quan khác.
- Cung hàng hoá
Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người sản xuất kinh
doanh muốn và có khả năng cung ứng để bán theo một mức giá nhất định ở

một thời điểm nhất định.
Cung hàng hoá chịu ảnh hưởng của các nhân tố như giá cả hàng hoá,
chi phí sản xuất, cầu hàng hố, các yếu tố chính trị xã hội, trình độ cơng nghệ,
tài ngun thiên nhiên.

14


- Giá cả thị trường
Giá cả thị trường chính là mức giá thực tế của hàng hoá trên thị trường
được hình thành dưới sự tương tác của cung cầu hàng hoá, tương tác giữa
người mua với người mua, người bán với người bán, giữa người bán

VƠI

ngươi

mua tại các thời điểm và địa điểm cụ thể.
Giá cả thị trường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chi phí sản xuất
kinh doanh, sức mua đồng tiền, tâm lý, thị hiếu tiêu dùng, quan hệ cung cầu
hàng hoá và mức độ cạnh tranh trên thị trường.
- Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, tranh giành giữa các nhà kinh doanh trên thị
trường nhằm giành lợi thế về cho mình.
Cạnh tranh là một yếu tố không thể thiếu được trên thị trường, bởi vì
một khi trên thị trường có nhiều người mua, nhiều người bán, nhiều loại hàng
hoá tương tự cùng tham gia thì tất yếu nảy sinh sự cạnh tranh. Cạnh tranh vê
chất lượng sản phẩm, về giá cả hàng hoá, phương thức thanh toán và các dịch
vụ khác.
Cạnh tranh được xem xét dưới nhiều khía cạnh đó là cạnh tranh tự do,

cạnh tranh thuần tuý, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh phi giá cả, cạnh tranh
lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh, cạnh tranh mang tính chất độc
quyền.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật
và ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh
doanh để giảm chi phí và nâng cao chất lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu
của thị trường. Và như vậy cạnh tranh là có tác động tích cực thúc đẩy sản
xuất xã hội phát triển.

1.1.4. Vai trò của thị trường và phát triển thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường là trung tâm của các hoạt động
kinh tê trong một doanh nghiệp. Thị trường vừa là mục tiêu vưa la đôi tượng
phục vụ của doanh nghiệp.

15


Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp đều hướng vào thị trường. Bắt
đầu từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức nhân sự, đầu tư cơ sở vật chất đến các hoạt
động marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ,
v.v... của doanh nghiệp đều nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị
trường.
Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp căn cứ vào việc điều tra, thu thập thông tin, nghiên cứu thị
trường để quyết định cung ứng sản phẩm hàng hố gì, cho ai và bằng phương
thức nào.
Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại khi sản phẩm hàng hoá của doanh
nghiệp được thị trường thừa nhận, được thực hiện về mặt giá trị, khi đó thị
trường sẽ giúp doanh nghiệp thu hổi được vốn từ trạng thái vốn hàng hoá sang
vốn bằng tiền (bao gồm cả lợi nhuận) để tái đầu tư cho quá trình sản xuât kinh

doanh tiếp theo, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được phát triên liên tục.
Thị trưòng là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường là mơi
trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hố của doanh nghiệp, là nơi
quan trọng để đánh giá, kiểm nghiêm các chủ trương chính sách và biện pháp
kinh tế của doanh nghiệp. Thông qua sản lượng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh,
■tốc độ phát triển thị trường, phản ứng của khách hàng, ... doanh nghiệp sẽ có
những đánh giá để quyết định thực hiện các chính sách, biện pháp đã ban
hành hay điều chỉnh, định hướng lại các sách lược kinh doanh cho phù hợp.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là tất yếu, thị trường được chia sẻ
cho nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp nào giữ vững và phát triển được thị
trường thì sẽ tồn tại và phát triển cịn ngược lại sẽ dẫn tới đình trệ, phá sản. Vì
vậy địi hỏi các doanh nghiệp khơng ngừng tìm kiếm cơ hội phát triển thị
trường. Phát triển được thị trường sẽ giúp doanh nghiệp khai thác triệt để tiềm
năng thị trường, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng thêm sản lượng,
doanh thu, từ đó sẽ tăng được lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp tiếp tục đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất, mở rộng hoạt động kinh
doanh, nâng cao được vị thế doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua thị

16


trường chúng ta sẽ biết được lĩnh vưc hoạt động, phạm

VI

mưc đọ tham gia thi

trường cũng như trình độ và qui mô sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.


1.2. Nội dung và phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ
1.2.1. Nội dung phát triển thị trường tiêu thụ
Phát triển thị trường tiêu thụ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi một
doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm đảm
bảo được sự phát triển ổn định và bền vững, đạt được các mục tiêu đề ra. Để
thực hiện được mong muốn này địi hỏi các doanh nghiệp cần phải nơ lực
trong các vấn đề sau:
1.2.1.1. Phát triển sản phẩm
Phát triển sản phẩm là việc sáng tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản
phẩm để thay thế sản phẩm hiện hành nhằm đáp ứng thoả mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
Sản phẩm của doanh nghiệp cần phải được hiểu là một hệ thống thống
nhất các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau trong việc thoả mãn tập hợp đồng
bộ nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm khách hàng nhận được bao gồm sản
phẩm hiện vật và các dịch vụ phục vụ cung ứng sản phẩm [17].
Như vậy ta có thể hiểu phát triển sản phẩm bao gồm 2 hướng sau:
Thứ nhất, phát triển một sản phẩm mới hoàn toàn
- Phát triển sản phẩm mới hồn tồn theo cơng năng và giá trị sử dụng
Doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm hiện tại nhưng nhận thấy sự
hấp dẫn của thị trường loại sản phẩm khác, vì vậy quyết định đầu tư để kinh
doanh sản phẩm mới khác về công năng, giá trị sử dụng so với sản phẩm đang
kinh doanh. Đầu tư vào sản phẩm mới có thể cùng thuộc lĩnh vực cũ hoặc lĩnh
vực khác. Việc này phụ thuộc nhiều vào trình độ cơng nghệ kỹ thuật doanh
nghiệp đang tiếp cận được. Kinh doanh sản phẩm mới hoàn toàn sẽ đem lại
doanh thu mới cho doanh nghiệp song đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư
mới và đương đầu với những thách thức mới.

17



Sản phẩm mới có thể được tung ra cho thị trường mới hoặc cho thị
trường cũ với việc chia sẻ kênh phân phối, tiếp thị, nhãn hiệu,....
- Phát triển th ế hệ sản phẩm mới
Tức là tạo ra một thế hệ sản phẩm mới theo ý đồ và thiết kế mới.
+ Thế hệ sản phẩm mới ra đời có thể thay thế hồn tồn thế hệ sản
phẩm cũ:
Do trình độ công nghệ phát triển tạo ra một thế hệ sản phẩm mới có
cùng cơng năng tác dụng cơ bản như thế hệ sản phẩm cũ, nhưng nó sẽ đáp ứng
thuận lợi hơn nhu cầu của khách hàng, thậm chí nhiều lĩnh vực khác sử dụng
nó, làm cho sản phẩm cũ trở nên lỗi thời và biến mất khỏi thị trường.
+ Thế hệ sản phẩm mới cùng tồn tại đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng.
Doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm bằng cách:
~k Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phâm có tính
năng tác dụng, đặc trưng, chất lượng kém hơn đáp ứng cho khách hàng có yêu
cầu chất lượng sản phẩm thấp hơn với giá rẻ hơn. Trường hợp này xảy ra khi
doanh nghiêp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
có thu nhập cao và yêu cầu cao về chất lượng.
'k Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phẩm có tính
năng tác dụng, đặc trưng, chất lượng cao hơn đáp ứng cho khách hàng có yêu
cầu chất lượng sản phẩm cao hơn với giá cao hơn. Trường hợp này xảy ra khi
doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
có thu nhập thấp và yêu cầu thấp về chất lượng.
~k Bổ sung vào danh mục sản phẩm những mẫu mã sản phâm có tính
năng tác dụng, đặc trưng, chất lượng kém hơn và cả những mẫu mã sản phẩm
có tác dụng, đặc trưng, chất lượng cao hơn đáp ứng cho khách hàng có yêu
cầu chất lượng sản phẩm và giá cả khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi
doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
có thu nhập và yêu cầu cao về chất lượng ở mức vừa phải [9].


18


Đối với doanh nghiệp thương mại các sản phẩm này có nguồn gốc từ
nhà sản xuất, vì vậy khi phát triển sản phẩm theo hướng này cần phải tăng
cường tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng để đưa vào danh mục kinh
doanh.
Thứ hai, phát triển sản phẩm theo hướng cải tiến sản phẩm thay th ế sản
phẩm hiện hành.
Theo hướng này bao gồm:
- Cải tiến chất lượng: Mục tiêu là làm tăng độ tin cậy, tốc độ, độ bền
vững cũng như đặc tính khác của sản phẩm. Đối với nhiều loại sản phâm cải
tiến chất lượng cũng có nghĩa là tạo ra nhiều phẩm cấp chất lượng khác nhau.
- Cải tiến kiểu dáng sản phẩm: như thay đổi bao bì mới, nhãn hiệu mới,
hình ảnh m ới.... Mục tiêu là làm thay đổi hình dáng, hình thức sản phẩm tạo
ra sự khác biệt của sản phẩm.
- Thay đổi tính năng sản phẩm đảm bảo cho sản phẩm được sử dụng an
toàn hơn, tiện lợi hơn, nhằm cải thiện điều kiện sử dụng của người tiêu dùng
và do đó mở ra khả năng mới về cầu sản phẩm của khách hàng.
- Tìm ra các giá trị sử dụng mới của sản phẩm, vì vậy tăng thêm khách
hàng sử dụng nó và có thể tạo ra thị trường hồn tồn mới.
- Đổi mới và hoàn thiện các dịch vụ liên quan tới sản phẩm đối với
khách hàng như phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, bảo hành sửa
chữa, vận chuyển__nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đây
cũng là hướng quan trọng để tạo ra một sự khác biệt về sản phẩm trong điều
kiện có nhiều sản phẩm tương tự cùng được bán trên thị trường.
Như vậy có thể thấy, đối với một doanh nghiệp phát triển sản phẩm là
yếu tố quan trọng để duy trì sự khác biệt của sản phẩm và tăng thị phần.
1.2.1.2. Phát triển khách hàng
Phát triển khách hàng theo 2 hướng:

+ Phát triển về số lượng
Để phát triển số lượng khách hàng dòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng
đến chiến lược marketing nhằm tìm ra những phân khúc thị trường mới,

19


khách hàng mới chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp quen dần và tiến tới
sử dung sản phẩm của doanh nghiệp thông qua một vài kênh phân phôi mới.
Doanh nghiệp cũng có thể tăng số lượng khách hàng thơng qua lôi kéo
khách hàng của đối thủ cạnh trạnh bằng nhiều cách khác nhau trong đó đặc
biệt chú trọng các hoạt động marketing như hoàn thiện sản phẩm, giá cả, hệ
thống phân phối, dịch vụ,...
Một cách khác là doanh nghiệp mua lại đối thủ cạnh tranh, khách hàng
của đối thủ cạnh tranh trở thành khách hàng của doanh nghiệp, qua đó số
lượng khách hàng cũng tăng lên.
+ Phát triển chất lượng
Phát triển khách hàng về chất lượng tức là tăng sức mua sản phẩm của
khách hàng. Sức mua sản phẩm của khách hàng được biểu hiện thông qua mối
liên hệ giữa tần suất mua hàng và khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua.
Đặc biệt doanh nghiệp cần chú trọng phát triển những khách hàng mua với
khối lượng lớn và ổn định thường xuyên. Tỷ trọng những khách hàng này là
một trong những chỉ tiêu đánh giá về chất lượng khách hàng của doanh
nghiệp.
1.2.1.3. Phát triển vê địa lý (địa bàn kinh doanh)
Doanh nghiệp phát triển thị trường về mặt địa lý tức là mở rộng phạm vi
hoạt động kinh doanh từ vùng này sang vùng khác, từ hoạt động địa phương
sang hoạt động toàn quốc, từ nước này sang nước khác.
Khi phát triển thị trường mới, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các
điều kiện về cơ hội, thách thức, so sánh điểm mạnh, điểm yếu của doanh

nghiệp với các đối thủ cạnh tranh ở thị trường muốn phát triển. Cân nhắc đến
yếu tố chi Dhí thâm nhập và đánh giá các khả năng phát triển của thị trường.
Phát triển thị trường về địa lý, doanh nghiệp có thể sử dụng một số cách
sau:

20


+ Phát triển mạng lưới cửa hàng phân phối của doanh nghiệp
Phát triển mạng lưới cửa hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đầu tư thêm
về vốn, trang thiết bị, lao động, vận chuyển và một sơ chi phí khác khi qui mô
mạng lưới tăng thêm.
Bước đầu thâm nhập, thăm dò thị trường mới doanh nghiệp cần thành
lập cửa hàng giới thiệu sản phẩm nơi dân cư đông đúc, nơi đầu mối giao thông
hoăc là trung tâm giao dịch buôn bán để vừa kinh doanh vừa thu thập thông
tin về thị trường.
Sau khi đã hiểu rõ về thị trường mới, doanh nghiệp sẽ quyết định xem
xét đến việc mở rộng qui mô mạng lưới.
+ Phát triển thị trường thông qua đại lý
Trong điều kiện mở rộng mạng lưới của doanh nghiệp bị hạn chế thì
doanh nghiệp có thể thơng qua các đại lý để phát triên thị trường mới. VỚI
hình thức này doanh nghiệp sẽ giảm được một sô chi phí xâm nhập thị trường
mới. Doanh nghiệp cần lựa chọn đại lý có khả năng phát triển tốt, có thể là các
đại lý đang kinh doanh cùng loại sản phẩm với doanh nghiệp hoặc là đại lý
mới nhưng có tiềm năng phát triển để đảm thành công cho phát triên thị
trường của doanh nghiệp.
+ Phát triển thị trường bằng cách liên kết
Trong nhiều trường hợp, muốn phát triển thị trường doanh nghiệp phải
sử dụng giải pháp liên kết với một doanh nghiệp khác đang kinh doanh trên thị
trường doanh nghiệp có ý định phát triển.


1.2.2. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ
1.2.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường doanh nghiệp theo chiều rộng chính là sự phát triển
qui mô tổng thể thị trường, bao gồm cả trên địa bàn thị trường hiện tại và địa
bàn thị trường mới.
+ Tăng thị phần, tăng số lượng khách hàng bằng cách thu hút khách
hàng chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nô lực của hoạt

21


động marketing.
Phát triển theo hướng này khi doanh nghiệp chưa tập trung khai thác hết
thị trường hiện tại.
+ Kinh doanh sản phẩm mới, lĩnh vực mới trên địa bàn thị trường cũ
hoặc địa bàn thị trường mới (mở rộng địa bàn kinh doanh).
Doanh nghiệp phát triển theo hướng này khi thị trường kinh doanh hiện
tại đang tiến triển tới điểm bão hồ và chu kỳ suy thối của sản phẩm hoặc các
thị trường kinh doanh hiện tại đang tạo ra dư thừa tiền mặt có thể đầu tư vào
sản phẩm, lĩnh vực khác có hiệu quả hơn.
Ngồi ra cũng có thể là phát triển qui mô thị trường do tận dụng được
sự hiệp đồng hoặc năng lực dư thừa từ hoạt động kinh doanh cũ đối với những
hoạt động kinh doanh m ới...
Doanh nghiệp cần phải đánh giá tính tốn thận trọng khả năng của
mình để đảm bảo thích ứng trong hoàn cảnh mới.
1.2.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu
Phát triển thị trường theo chiều sâu chính là sự nâng cao chất lượng,
hiệu quả của thị trường.
Chất lượng, hiệu quả của thị trường có thể được đánh giá qua một số chỉ

tiêu như uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp, chỉ tiêu tăng doanh thu/sản
lượng, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, sự thoả mãn, sự trung thành của khách
hàng với nhãn hiệu sản phẩm,...
Doanh nghiệp phát triển thị trường theo hướng này cần chú trọng tới
các biện pháp marketing như nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện hệ
thống phân phối, nâng cao chất lượng dịch vụ, ... để tạo ra được sự thu hút
hấp dẫn tốt đối với khách hàng nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Trong trường hợp thị trường hiện tại gặp khó khăn trong việc phát triển
theo chiều sâu thì có thể đầu tư vào một thị trường mới nhằm nâng cao chỉ tiêu
tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao.

22


1.3. Các nhân tô ảnh hưởng và chỉ tiêu đánh giá phát triển thị trường tiêu
thụ của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ gas
hoá lỏng
Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nên kinh
tê quốc dân đều bi ảnh hưởng của rất nhiêu nhân tô, tác động trực tiep va gian
tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố này
thường xuyên biến động, có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đên doanh
nghiệp, nó bao gồm những nhân tố bên trong cũng như bên ngoài doanh
nghiệp.
13.1.1. Các nhãn tố bên ngoài
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường tiêu thụ
của doanh nghiệp kinh doanh gas hoá lỏng tại Việt Nam bao gồm cả các nhân
tố thế giới lẫn các nhân tố trong nước như tình trạng nền kinh tế, các nhân tố
luật pháp, chính trị, sự tác động của nhân tố công nghệ- kỹ thuật, văn hoá xã
hội các nhân tố tự nhiên, nhân tố cạnh tranh... Đây là những nhân tố mang

tính khách quan, địi hỏi doanh nghiệp kinh doanh gas hố long phai thích ưng
mới tồn tại và phát triển được.


Các nhân tố của thê giới

- Ảnh hưởng của nền chính tri thê giới'. Trong xu thê toan câu hoa, hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh LPG ít nhiều bị ảnh hưởng
bởi những thay đổi chính trị thế giới. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh
sản phẩm hoá dầu nói chung cũng như gas hố lỏng nói riêng thì mức độ nhạy
cảm càng cao khi có một sự biến động về chính trị trên thế giới, nhất là đối
với các nước lớn và đăc biêt là các quốc gia sản xuât, xuât khâu dau mo như
khối OPEC. Chẳng hạn như thay đổi chế độ chính trị trong cuộc chiến tranh
tại IRAQ, có những thời điểm lượng hàng cung ứng không ổn định, mất cân
đối cung cầu làm giá cả gas hố lỏng biến động phức tạp. Thơng thương thi
giá cả LPG trong nước phụ thuộc theo giá cả được công bố vào ngày cuối

23


×