Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC SƠN

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2019
Tác giả Luận văn

Trần Thị Vân Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ


và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cơ quan, cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học
và các thầy cô giáo Khoa Kế hoạch và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
Ban Giám hiệu, lãnh đạo Trung tâm Liên kết Đào tạo và Hợp tác quốc tế - Trường Đại
học Công nghiệp Vinh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu ứng dụng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn
giúp đỡ và định hướng cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành Luận
văn tốt nghiệp.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, tập thể
Phịng Thống kê Cơng nghiệp - Xây dựng, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An cùng các
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã ln kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các Sở Công Thương, Sở Kế hoạch &
Đầu tư, Cục Thuế tỉnh Nghệ An và các chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu để hồn thiện
Luận văn, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận
được những đóng góp tận tình của quý thầy cơ và các bạn.
Nghệ An, ngày 22 tháng 7 năm 2019
Tác giả Luận văn

Trần Thị Vân Anh


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................................ i
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP.............................. 10
1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp .. 10
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp...................................................................................................................................10
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ...............13
1.1.3. Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp .............16
1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp............. 19
1.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ......19
1.2.2. Nội hàm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực cơng nghiệp.......20
1.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp .......................................................................................................................22
1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực công nghiệp...................................................................................................... 26
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài .............................................................................................26
1.3.2. Các nhân tố địa phương và nguồn lực của địa phương.......................................28
1.3.3. Các yếu tố thuộc doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp .......29
1.4. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp ở một số địa phƣơng ................................................................................. 31
1.4.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ...................................................................31


1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa..........................................................................33
1.4.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp ........................................................................................................................35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ........... 36

2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An ......... 36
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..............................................................................36
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội..................................................................36
2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ....................................................................... 39
2.2.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An về số lượng ...................................................................................39
2.2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An về cơ cấu .......................................................................................45
2.2.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An về chất lượng và hiệu quả hoạt động ........................................50
2.2.4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An về mức độ lan tỏa của doanh nghiệp ........................................53
2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An..................................... 55
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài ..............................................................................................55
2.3.2. Các nhân tố địa phương .........................................................................................60
2.3.3. Các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp .......................................................................................................................65
2.4. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................. 71
2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................................71
2.4.2. Hạn chế .....................................................................................................................72
2.4.3. Nguyên nhân ...........................................................................................................73


CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DOANH


NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN......................................................................................................... 76
3.1. Bối cảnh trong nƣớc và của tỉnh tác động đến phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ............................................................... 76
3.1.1. Bối cảnh trong nước ................................................................................................76
3.1.2. Bối cảnh trong tỉnh ..................................................................................................77
3.2. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An..................................... 78
3.2.1. Quan điểm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ..78
3.2.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ..80
3.2.3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp ......82
3.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An ....................................................................... 84
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh ......................84
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp của tỉnh ....................................................................................................................86
3.3.3. Nâng cao vai trò hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ..............89
KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 92
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 95


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt

STT

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt


1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2
3

CCN
CN

Cụm công nghiệp
Công nghiệp

4
5

CN-XD
CNH - HĐH

Cơng nghiệp - Xây dựng
Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

6
7

CNSX
CTCP


Cơng nghệ sản xuất
Cơng ty cổ phần

8
9

CTTNHH
DN

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp

10
11

DNNVV
DNTN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp tư nhân

12
13

ĐP
GTSX

Địa phương
Giá trị sản xuất


14
15

HTX
KCN

Hợp tác xã
Khu công nghiệp

16
17

KTXH


Kinh tế - xã hội
Lao động

18

NSNN

Ngân sách nhà nước

19
20

SP
SX


Sản phẩm
Sản xuất

21
22

SXKD
TSCĐ

Sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định

23
24

TW
UBND

Trung ương
Ủy ban Nhân dân

25
26

VĐT
XHCN

Vốn đầu tư
Xã hội chủ nghĩa



TIẾNG ANH

1

Chữ
Nghĩa đầy đủ tiếng Anh
viết tắt
ROA Return On Assets

Tỷ suất sinh lời của tài sản

2

ROE

Return On Equity

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

3

ROS

Return On Sales

Tỷ suất lợi nhuận

4


FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm trong nước

STT

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

Gross Regional Domestic
6

GRDP

Product

Tổng sản phẩm trong tỉnh

7

IIP


Index Industry Products

Chỉ số sản xuất công nghiệp

8

USD

United States dollar

Đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn và
lao động bình quân năm theo khu vực kinh tế ..................................... 11
Bảng 1.2.

Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp theo
ngành kinh tế cấp 1 ................................................................................ 13

Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .............................................................. 40
Bảng 2.2. Sự gia tăng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .............................................................. 42
Bảng 2.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Nghệ An
phân theo quy mô lao động giai đoạn 2012-2017 ................................ 45
Bảng 2.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Nghệ An
phân theo quy mô nguồn vốn giai đoạn 2012-2017............................. 46

Bảng 2.5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Nghệ An
phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012-2017...................... 48
Bảng 2.6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh Nghệ An
phân theo ngành sản xuất giai đoạn 2012-2017 ................................... 49
Bảng 2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2012-2017............................................................................................... 51
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2012-2017 ........................................................................ 52
Bảng 2.9.

Sự đóng góp về vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn
2012-2017 .............................................................................................. 53


Bảng 2.10. Sự đóng góp về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2017 .... 54
Bảng 2.11. Sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp vào thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012-2017 ..................................................................................... 54
Bảng 2.12. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân 1 DN của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012-2017 ..................................................................................... 66
Bảng 2.13. Lao động bình quân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2017 ............ 67


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp
tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2017 ......................................... 41
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Nghệ An
năm 2017 .............................................................................................. 43
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công
nghiệp tỉnh Nghệ An từ năm 2012 đến năm 2017 ................................. 44
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp tỉnh
Nghệ An theo quy mô nguồn vốn từ năm 2012 đến năm 2017 ........ 47


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 8310105

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2019


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN

Qua rà sốt hoạt động SXKD của các DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa
bàn Nghệ An cho thấy DN vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, cịn
có nhiều DN bỏ địa điểm, tạm ngừng và giải thể. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
hiệu quả SXKD của DN chưa đạt hiệu quả cao do phát triển tự phát, năng lực cạnh
tranh thấp, chưa có nhiều SP tạo được thương hiệu; thiếu liên doanh, liên kết; hạn
chế về năng lực quản trị cũng như kiến thức, nhận thức và tư duy hội nhập, trình độ
lao động thấp, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong SXKD cịn ít, CNSX
lạc hậu, khả năng tiếp cận và thâm nhập vào thị trường xuất khẩu còn hạn chế, các
dịch vụ phát triển kinh doanh tại địa phương chưa phát triển nên năng lực cạnh
tranh của các DNNVV nói chung cũng như DNNVV trong lĩnh vực CN nói riêng
cịn thấp. Bên cạnh đó, DN cịn chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ,
giảm đầu tư cơng. Từ những khó khăn của DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa bàn
Nghệ An, vấn đề đặt ra là làm gì để các DN này phát triển bền vững và có những
đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của địa phương. Do đó, tìm ra các giải
pháp thúc đẩy phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An là
vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Nghệ An” nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả công tác
phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Luận văn được kết cấu theo 3 chương:

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về DNNVV trong lĩnh vực cơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV trong lĩnh vực CN
- DNNVV trong lĩnh vực CN bao gồm:
+ DN siêu nhỏ trong lĩnh vực CN có số lao động tham gia BHXH bình qn
năm khơng q 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng;
+ DN nhỏ trong lĩnh vực CN có số lao động tham gia BHXH bình qn năm

khơng q 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng;


ii

+ DN vừa trong lĩnh vực CN có số lao động tham gia BHXH bình qn năm
khơng q 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng
nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
- DNNVV trong lĩnh vực CN là một bộ phận cấu thành của hệ thống DN,
hoạt động trong các lĩnh vực CN:
+ Khai khoáng;
+ Chế biến chế tạo;
+ Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí;
+ Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp
- Tính dễ khởi sự;
- Tính linh hoạt cao theo cơ chế thị trường;
- Tính linh hoạt trong cạnh tranh;
- Có tính chun mơn hóa khá cao.

1.1.3. Vai trị của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và thu hút lao động từ khu vực
nơng nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp;
- Thu hút có hiệu quả nhất các nguồn vốn nhàn rỗi và tận dụng các nguồn lực
xã hội khác;
- Cải thiện, điều chỉnh nền kinh tế theo hướng năng động, linh hoạt và hiệu quả;
- Đa dạng hóa và tăng thu nhập dân cư;
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân

công lao động giữa các vùng - địa phương;
- Đẩy nhanh q trình đơ thị hố nông thôn;
- Tạo điều kiện phát triển các tài năng SXKD, có tác dụng góp phần bồi
dưỡng đào tạo, và rèn luyện trong thực tế đội ngũ doanh nhân.

1.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp

1.2.1. Nội hàm phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp
- Sự gia tăng số lượng và mở rộng quy mô DNNVV trong lĩnh vực CN
- Sự thay đổi cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực CN:
+ Cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực CN theo quy mô: siêu nhỏ, nhỏ và vừa;
+ Cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực CN theo loại hình DN.
+ Cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực CN theo ngành kinh tế;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các DNNVV trong lĩnh vực CN.
- Gia tăng sự đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội


iii

1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển DNNVV trong lĩnh vực công nghiệp
- Đánh giá sự gia tăng về số lượng đối với DN thành lập mới và DN đang
hoạt động theo quy mô và tốc độ phát triển theo ngành kinh tế qua các năm.
- Đánh giá sự thay đổi cơ cấu DNNVV trong lĩnh vực CN theo quy mơ, theo
loại hình DN và theo ngành kinh tế.
- Các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các DNNVV
trong lĩnh vực CN như gia tăng về tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời
của tài sản, tài sản cố định bình quân, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân.
- Các tiêu chí đánh giá mức độ lan tỏa của DNNVV trong lĩnh vực CN vào
phát triển KTXH của quốc gia và địa phương như tỷ trọng VĐT thực hiện, tỷ lệ LĐ
đang làm việc và tỷ lệ đóng góp vào thu NSNN của DNNVV trong lĩnh vực CN.


1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN
1.3.1. Các nhân tố bên ngồi
- Cơ chế chính sách của Nhà nước: Hệ thống chính sách và pháp luật đồng
bộ, hợp lý sẽ tạo môi trường hoạt động hiệu quả và khuyến khích cho các DNNVV
trong lĩnh vực CN phát triển đi lên. Khung pháp lý mở đầy đủ, chi tiết linh hoạt tạo
điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các DN này. Chính sách hỗ trợ tiếp
cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các chính sách hỗ trợ xúc
tiến mở rộng thị trường, tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ.
- Các yếu tố về môi trường kinh doanh; các yếu tố về khoa học công nghệ và
nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
- Điều kiện về tự nhiên; trình độ phát triển KTXH và các chính sách của ĐP.

1.3.2. Các nhân tố bên trong
- Quy mơ về vốn và người lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết
định trực tiếp tới hoạt động SXKD của DN. Quy mô, cơ cấu vốn quyết định sức
mạnh về tài chính của DNNVV trong lĩnh vực CN, thể hiện trên tổng nguồn vốn mà
DN có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn
trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài
hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời của DN; Người lao động và trình độ chun
mơn có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của DN. Quy mô người lao động
kết hợp với quy mô các yếu tố khác sẽ quyết định quy mô đầu ra của DN.
- Trình độ của người quản lý DN và người lao động: Trình độ của người
quản lý DN là nhân tố đóng vai trị quan trọng đối với hoạt động SXKD của DN.
Quản trị DN chú trọng đến việc xác định cho DN một hướng đi đúng đắn trong
một môi trường SXKD ngày càng biến động; Trình độ tri thức và tay nghề của


iv


người lao động làm việc trong các DN cũng rất quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của DN. Những người có tri thức, tay nghề cao, kỹ năng thành thạo,
lao động lành nghề sẽ làm ra SP đạt chất lượng cao, tiết kiệm được thời gian và
chi phí, làm tăng hiệu quả SXKD của DN. Vì vậy, trong nhân tố con người trình
độ chun mơn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả SXKD
- Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong SXKD: Điều kiện
kỹ thuật công nghệ sẽ quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp cho
các DN nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Để nâng cao hiệu quả hoạt động
SXKD, các DNNVV trong lĩnh vực CN phải không ngừng đầu tư vào lĩnh vực
này, nhất là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Thế giới đã bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), đang thay đổi cảnh quan SX và quan tâm
nhiều hơn đến một “tiến hóa” CN. Sự phát triển này ngày càng có ảnh hưởng đến
các DNNVV trong lĩnh vực CN.
- Mơi trường kinh doanh và khả năng tiếp cận thị trường: Để các DNNVV
trong lĩnh vực CN có thể phát triển thuận lợi, môi trường kinh doanh cần phải ổn
định, an toàn và phải đồng bộ; Thị trường là nhân tố mang tính tổng hợp hàng
đầu tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN. Trong đó, điều kiện về
thị trường tiêu thụ SP, thị trường đầu ra là quan trọng nhất quyết định sự tồn tại,
sự thành bại, phát triển thịnh vượng hay thua lỗ, phá sản của các DN trong nền
kinh tế thị trường.
- Nhà xưởng, mặt bằng sản xuất và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác

1.4. Kinh nghiệm phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN ở một số địa phƣơng
Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN của
2 tỉnh/thành phố lớn là: Đà Nẵng, Thanh Hóa. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý
báu như sau:
- Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký
kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của DN, Nhà nước cần có chính
sách tồn diện nhằm định hướng, khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV
trong lĩnh vực CN theo ngành. Lắng nghe ý kiến từ các DN nhằm tháo gỡ khó khăn,

vướng mắc. Mặt khác, địa phương phải tích cực, chủ động triển khai vận dụng và
phải có sự chỉ đạo thống nhất các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ
trương chính sách.
- Phát triển ứng dụng khoa học công nghệ vào SXKD. Nâng cao ý thức tuân
thủ các quy định trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ như
quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, quảng bá sản phẩm.


v

- Giúp DN tiếp cận thị trường, mở rộng SXKD, tạo điều kiện nhằm phát triển
các mối quan hệ thông qua các hình thức hiệp hội, nghiệp đồn, các hình thức như
thầu phụ, nhà cung cấp. Tạo điều kiện cho các DNNVV trong lĩnh vực CN tích lũy
kinh nghiệm, nâng cao năng lực quản lý, quy trình cơng nghệ cũng như bảo lãnh
giúp DNNVV trong lĩnh vực CN tiếp cận với các nguồn lực phát triển.
- Tạo điều kiện tiếp cận đất đai và mặt bằng SXKD, hạ tầng thiết yếu về
đường giao thơng, điện, cấp thốt nước. Phát triển các khu cơng nghiệp, CCN, có
chính sách ưu đãi cho DN đầu tư vào khu công nghiệp, CCN.
- Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay giúp DNNVV trong lĩnh vực CN tiếp
cận các nguồn tài chính phù hợp, thực hiện tốt các chính sách tài chính đối với DN.
- Tập trung nâng cao phát triển nguồn nhân lực, năng lực quản lý và trình độ
tay nghề cho người lao động trong các DNNVV trong lĩnh vực CN thông qua các kế
hoạch chiến lược trong việc đào tạo toàn diện cho cán bộ quản lý và người lao động
về kỹ năng, trình độ chun mơn.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNNVV TRONG LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An
- Tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,89%, GRDP

bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 29 triệu đồng (khoảng 1.350 USD), tăng gấp
2 lần so với năm 2010. Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng GRDP bình
quân đạt 11-12%, GRDP bình quân đầu người khoảng 70-75 triệu đồng.
GRDP năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 80.971 tỷ đồng, tăng 8,77%
so cùng kỳ năm 2017, GRDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 38 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế:
Giai đoạn 2011-2015, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng dịch vụ và CN-XD; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 44,8% năm 2010 lên
46,77% năm 2015, CN-XD từ 26,92 lên 27%, giảm tỷ trong nông nghiệp từ 28,28%
xuống còn 26,24%; Kế hoạch giai đoạn 2016-2020, cơ cấu kinh tế khu vực CN-XD
40-41%, dịch vụ 40-41%, nông nghiệp 18-20%.
Cơ cấu kinh tế năm 2018 chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng khu vực nơng, lâm,
ngư nghiệp giảm từ 22,95% năm 2017 xuống còn 22,37% năm 2018; khu vực công
nghiệp - xây dựng (CN-XD) tăng từ 30,22% lên 31,72%; khu vực dịch vụ tiếp tục
tăng trưởng và đạt tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (45,91%).


vi

2.2. Thực trạng phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.2.1. Thực trạng về số lượng
- Sự gia tăng số lượng các DNNVV trong lĩnh vực CN đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2017 chưa đảm bảo và tương xứng với điều kiện khả
năng của tỉnh, số DNNVV trong lĩnh vực CN năm 2012 đạt 863 DN, 2013 là 851
DN (-12 DN), 2014: 860 DN (+9 DN), 2015: 857 DN (-3DN), 2016: 1.016 (+159
DN), năm 2017 đạt 1.197 DN (+181 DN), bình quân giai đoạn 2012-2017 tăng 63
DN/năm. Bên cạnh đó sự gia tăng số DNNVV trong lĩnh vực CN thành lập mới
hàng năm q ít, giảm 9 DN/năm bình qn giai đoạn 2012-2017.
- Giai đoạn 2012-2017 cơ cấu số lượng các DNNVV trong lĩnh vực CN so với
DNNVV ở tỷ lệ ổn định hàng năm khồng 13%, trong đó chủ yếu là các DNNVV ngành

CN chế biến chiếm bình quân hơn 76%/năm trên tổng số DNNVV trong lĩnh vực CN.
- DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An phát triển ở mức ổn định với
tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2012-2017 đạt 8,73%, trong đó DNNVV
đạt 8,89%, DNNVV trong lĩnh vực CN đạt 7,14%. số DN thành lập giai đoạn 20122017 tăng 14,69%, riêng năm 2016, tốc độ tăng DN thành lập mới đạt 34,69%,
trong đó DNNVV đạt 35,03% là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

2.2.2. Thực trạng về cơ cấu quy mô
- Cơ cấu theo quy mô tương đối hợp lý: quy mô lao động các DN siêu nhỏ
chiếm trên 50%, các DN nhỏ chiếm trên 40%, DN có quy mơ vừa chiếm tỷ lệ dưới 2%
và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng số các DNNVV trong lĩnh vực CN.
- Số lượng các DNNVV trong lĩnh vực CN có số vốn dưới 3 tỷ đồng là chủ yếu,
chiếm trên 60%; số DN có nguồn vốn lớn từ trên 20-100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm
khoảng trên 10% đến dưới 15%. Cơ cấu theo vốn của các DNNVV trong lĩnh vực CN
thay đổi nhẹ và có xu hướng tăng lên dần đều, sự chuyển dịch tăng cơ cấu đối với những
DN có nguồn vốn lớn hơn, thể hiện sự đầu tư cho SXKD ngày càng cao.
- Cơ cấu số lượng DNNVV trong lĩnh vực CN theo loại hình DN chuyển dịch
theo hướng DN nhà nước giảm dần, tỷ lệ DNNVV có vốn nhà nước trong lĩnh vực CN
năm 2013 chiếm 2,35% giảm xuống còn 1,42% năm 2017, do các DN đã cổ phần hóa.
Tỷ lệ DNNVV ngồi nhà nước lĩnh vực CN về số lượng đã chiếm đa số từ 95,77%
năm 2013 tăng lên 96,41% năm 2017, trong đó số CTTNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất.
DNNVV FDI trong lĩnh vực CN năm 2017 chiếm 2,17% nhưng lại chiếm 70,3%
trong tổng số DN FDI trên địa bàn toàn tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu theo loại hình DN
như vậy là hướng tích cực và tất yếu của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để chuyển
sang kinh tế thị trường và thúc đẩy tăng trưởng, cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.


vii

- Cơ cấu số lượng của các DNNVV trong lĩnh vực CN theo loại ngành SX
gần như ở mức ổn định, ngành chế biến chế tạo chú trọng với nhiều sản phẩm CN

chế biến chủ yếu vẫn duy trì đảm bảo cho tốc độ SX CN của cả tỉnh trong những
năm qua, chỉ riêng ngành SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hịa khơng khí cơ cấu giảm dần qua các năm do các HTX dịch vụ điện giải thể
để bàn giao cho điện lực.
2.2.3. Thực trạng về chất lượng và hiệu quả hoạt động
- Kết quả hoạt động SXKD của các DNNVV trong lĩnh vực CN tỉnh Nghệ
An hiệu quả chưa đều. Nói đến kết quả SX CN chung của cả tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012-2017 rất phát triển, nhưng chủ yếu tập trung ở các DN lớn, mặc dù
GTSX CN theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2017 đạt tốc độ
bình quân 114,55%/năm, nhưng khối các DNNVV trong lĩnh vực CN hoạt động
chưa thực sự hiệu quả. Doanh thu, lợi nhuận mặc dù có xu hướng tăng lên qua các
năm nhưng tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh trong những
năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2017, doanh thu thuần của các DNNVV trong
lĩnh vực CN chỉ bằng 83,68% so với năm 2016, nhưng lợi nhuận thì tăng 163,77%
- Hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của doanh
thu của các DNNVV trong lĩnh vực CN tỉnh Nghệ An có sự biến động, trong giai
đoạn 2012-2017 thì năm 2012 và 2015 là giảm so với năm trước đó, những năm cịn
lại thì có xu hướng tăng lên (riêng năm 2017 tăng cao); tỷ lệ lợi nhuận/1 đồng vốn
trong DNNVV lĩnh vực CN hàng năm quá thấp.

2.2.4. Mức độ lan tỏa của phát triển DNNVV trong lĩnh vực CN
Những năm qua, sự đóng góp của DNNVV vào sự phát triển KTXH của địa
phương đã không ngừng gia tăng phát triển, trong đó khối các DNNVV trong lĩnh
vực CN có đóng góp tương đối ổn định nhưng chưa đáng kể. Cụ thể:
- Tổng vốn đầu tư từ các DNNVV trong lĩnh vực CN trong cơ cấu tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội giảm dần qua các năm.
- Số lượng lao động làm việc trong các DNNVV trong lĩnh vực CN chỉ giữ ở
mức chiểm tỷ lệ ổn định
- Doanh thu, lợi nhuận trước thuế và mức độ đóng góp vào NSNN thì có sự
gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Trong giai đoạn 2012-2017, các DNNVV

trong lĩnh vực CN nộp NSNN bình quân hàng năm 5,4% trên tổng thu ngân sách
của cả tỉnh.


viii

2.3. Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.3.1. Các yếu tố bên ngồi
- Các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước đã hỗ trợ tốt như: hỗ trợ tiếp
cận tín dụng, thành lập và kết quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV,
hỗ trợ thuế, kế tốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ
thuật, khu làm việc chung, hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin, tư vấn và
pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.
- Các yếu tố về môi trường kinh doanh như pháp luật trong kinh doanh, ổn
định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, hạn chế trong tiếp cận các nguồn lực và thị
trường của DN. Chưa nhận thức đầy đủ về vai trị của việc cải thiện mơi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bên cạnh đó nhận thức về vai trò của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa rõ nét.
- Các yếu tố về khoa học công nghệ: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang
tiến triển rất nhanh và đổi mới nhiều, tuy nhiên vì mới tiếp cận sự cải tiến do vậy
hiện nay phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới công
nghệ so với mặt bằng chung vẫn còn chậm, đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới cơng
nghệ cịn hạn chế khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so
với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này.
- Nguồn nguyên vật liệu đầu vào đảm bảo

2.3.2. Các nhân tố bên trong của doanh nghiệp
- Quy mô về vốn nhỏ, sử dụng LĐ có hiệu quả:
+ Nguồn vốn kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực CN được tăng

thêm hàng năm, năm 2012 nguồn vốn bình quân một DN đạt 25,8 tỷ đồng, năm
2013 đạt 27,3 tỷ đồng, năm 2014 đạt 29,2 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 32,5 tỷ đồng,
năm 2016 đạt 30,4 tỷ đồng, năm 2017 đạt 29,5 tỷ đồng. Nguồn vốn giảm xuất phát
từ năng lực vốn tự có của các DNNVV trong lĩnh vực CN thấp, đồng thời các
DNNVV trong lĩnh vực CN đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề huy
động vốn. Tuy nhiên so với mức vốn bình qn/1 DN của các DN nói chung và
DNNVV, thì nguồn vốn bình quân/DN của các DNNVV trong lĩnh vực CN có mức
bình qn cao nhất. Do vậy, nguồn vốn SXKD có ý nghĩa vơ cùng quan trọng,
quyết định trực tiếp tới hoạt động SXKD của DN nói chung và các DNNVV trong
lĩnh vực CN nói riêng.


ix

+ Số LĐ trong các DN nói chung tăng đều qua các năm, nhưng so với tốc độ
tăng của DN thành lập mới hàng năm thì tốc độ tăng của LĐ khơng bằng mà lại
giảm đi, số LĐ bình qn/1 DN hàng năm có xu hướng giảm. Có thể nói việc sử
dụng LĐ trong DN đã có hiệu quả hơn, vì LĐ bình quân/DN giảm mà kết quả hoạt
động SXKD vẫn có tăng trưởng, do vậy bên cạnh yếu tố về vốn thì LĐ cũng là nhân
tố quyết định cho mọi hoạt động trong DN nói chung và trong các DNNVV trong
lĩnh vực CN nói riêng.
- Trình độ của chủ DN còn nhiều hạn chế và người LĐ còn thấp:
+ Khả năng quản lý của chủ doanh DN còn nhiều hạn chế. Năm 2016 số chủ
DN chưa qua đào tạo chiếm 9,26%, được đào tạo chiếm 90,74% trong đó trình độ
đại học chiếm 53,94%. Riêng chủ DNNVV trong lĩnh vực CN chưa qua đào tạo
chiếm 12,5%. Trình độ quản lý của chủ DN tỉnh Nghệ An chưa cao, thiếu kinh
nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết cơng nghệ và thị trường.
+ Trình độ LĐ được đào tạo vẫn cịn ở mức thấp hơn mức bình quân chung
của cả nước. Năm 2016 trình độ học vấn và trình độ được đào tạo nghề của người LĐ
trong các DN tỉnh Nghệ An chiếm tỷ lệ 77,6% và chưa đào tạo chiếm 22,4%, số LĐ

có trình độ đại học là 20,13%, cao đẳng là 11,2%, số LĐ có trình độ trung học chuyên
nghiệp là 14,09%, sơ cấp là 12,97%... Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến
mơi trường SXKD của DN và dẫn đến kết quả chưa thật sự có hiệu quả.
- Trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong SXKD hiện nay
chưa đảm bảo, phần lớn sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá, máy móc
thiết bị cơng nghệ cũ mua lại hoặc đi thuê. DN chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư mở
rộng SX, thay đổi cơng nghệ, máy móc thiết bị, khơng có thị trường ổn định.
- Tiếp cận mơi trường KD và tiếp cận thị trường cịn hạn chế
- Mặt bằng SX, các kết cấu hạ tầng đảm bảo

2.4. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
2.4.1. Kết quả đạt được
- Số lượng và quy mô các DNNVV trong lĩnh vực CN ngày càng tăng nhanh
tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Cơ cấu nội ngành cơng nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng các DNNVV trong lĩnh vực CN chế biến, chế tạo đã tăng nhanh.


x

- Chất lượng và hiệu quả hoạt động có xu hướng tăng lên, sử dụng có hiệu
quả về tài sản, vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời của doanh thu cao.
- Mức lan tỏa đóng góp vào sự phát triển KTXH của tỉnh tương đối ổn định.
Doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của các DNNVV trong lĩnh vực CN ngày
càng gia tăng, đóng góp đáng kể vào thu NSNN của tỉnh.

2.4.2. Hạn chế
- Số lượng và quy mô của các DNNVV trong lĩnh vực CN tuy có sự phát
triển gia tăng hàng năm vẫn đang cịn chậm, khơng đều, cịn nhỏ bé, vốn ít, chưa

đảm bảo và tương xứng với tiềm năng của tỉnh, chậm đầu tư đổi mới công nghệ..
Cơ cấu đầu tư, ngành nghề và phân bố địa lý còn mất cân đối.
- Tỷ trọng DNNVV trong lĩnh vực CN trên tổng số DNNVV trên địa bàn còn
chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn, giai đoạn 2012-2017 chiếm bình quân 12,93%/năm, mà
khu vực dịch vụ chiếm 59,05%/năm. Cơ cấu số lượng DNNVV lĩnh vực CN trên địa
bàn tỉnh chưa tương xứng với cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
- Chất lượng và hiệu quả SXKD cịn chưa cao và khơng ổn định, nhiều DN
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn về vốn và mở rộng SXKD, tỷ lệ lợi nhuận/1 đồng vốn
hàng năm quá thấp. Còn có nhiều DN tạm ngừng SXKD, giải thể và bỏ địa điểm
kinh doanh.
- Sự đóng góp của các DNNVV trong lĩnh vực CN cho phát triển KTXH của
tỉnh lan tỏa chưa đáng kể. Tỷ lệ vốn đầu tư từ các DNNVV trong lĩnh vực CN trong
cơ cấu tổng VĐT phát triển toàn xã hội giảm dần qua các năm.

2.4.2. Nguyên nhân
- Nhà nước chưa xây dựng được chiến lược phát triển và cạnh tranh dài hạn;
DN chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi hội nhập quốc tế; Nguồn nguyên liệu thiếu tập
trung, mất cân đối và chất lượng không đồng đều; Môi trường KD không ổn định, cơ
chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ
- Chưa tiếp cận được VĐT, giá trị thế chấp nhỏ, thiếu vốn; Trình độ nguồn
nhân lực còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ năng; Cơ chế quản lý chậm đổi mới, thiếu linh
hoạt; Công tác xúc tiến thương mại và marketing chưa chú trọng.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNNVV
TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển DNNVV
trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh, đồng thời xác định rõ kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:



xi

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh
Thứ nhất, Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các DNNVV trong lĩnh vực
CN đổi mới công nghệ, đặc biệt là ngành CN trọng điểm, mũi nhọn.
Thứ hai, Đẩy mạnh và chú trọng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tăng
cường thu hút nhân tài để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ ba, Hồn thiện chính sách tài chính nhằm hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực
CN được tiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, tăng cường khả năng tài
chính cho DN.
Thứ tư, Cải thiện mơi trường SXKD, môi trường đầu tư thuận lợi cho
DNNVV phát triển, khuyến khích thành lập mới các DNNVV trong lĩnh vực CN,
nhất là các DN SX CN hỗ trợ; phát triển vùng nguyên liệu tập trung.
Thứ năm, Xây dựng bổ sung các cơ chế chính sách, rà sốt, điều chỉnh, các
loại quy hoạch của tỉnh, nghiên cứu mở rộng thị trường, tạo điều kiện tốt nhất cho
các DN, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và cơ hội đầu tư, đồng thời định hướng phát
triển DN theo quy hoạch.

3.3.2. Nhóm giải pháp đối với các DNNVV trong lĩnh vực CN của tỉnh
Thứ nhất, Tăng cường khả năng huy động vốn, mạnh dạn tích cực đầu tư đổi
mới CNSX, tiếp cận có hiệu quả cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ hai, Lãnh đạo DN cần có tư duy tầm chiến lược, xây dựng chiến lược
kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, tích cực nâng cao trình độ quản lý DN.
Thứ ba, Nâng cao năng lực trong quản lý tài chính DN, tăng cường mối quan
hệ hợp tác để tận dụng các nguồn lực xã hội.
Thứ tư, Chủ động về nguồn nguyên liệu và phụ liệu đầu vào.
Thứ năm, Xây dựng chính sách, thương hiệu, đa dạng hóa SP, mở rộng thị
trường và tối đa hóa lợi nhuận.

3.3.3. Nâng cao vai trị hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh

Phát huy hơn nữa vai trò của Hội DNNVV trong tạo ra những lợi ích thiết
thực cho DNNVV trong lĩnh vực CN, qua những chương trình đào tạo nguồn nhân
lực, chương trình hỗ trợ nâng cao tầm nhìn và năng lực cạnh tranh.
Quan tâm nhiều hơn những phản hồi của DN nhiều vùng trên cả nước để có
những kiến nghị có giá trị hơn cho DN.
Phối hợp với các trung tâm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, Hiệp hội
DNVVN tăng cường tuyên truyền giáo dục thành viên xây dựng văn hóa DN, tạo
mơi trường làm việc thân thiện, chun nghiệp và tiến bộ, kinh doanh trung thực.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRẦN THỊ VÂN ANH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã ngành: 8310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC SƠN

Hà Nội, năm 2019


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Doanh nghiệp (DN) nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói
riêng ngày càng khẳng định vai trò đối với nền kinh tế đất nước. Theo số liệu của
Tổng Cục Thống kê, DNNVV chiếm tới 98% trong tổng số doanh nghiệp (DN) tại
Việt Nam (trong đó DNNVV trong lĩnh vực cơng nghiệp chiếm gần 16%), đóng
góp bình qn hàng năm khoảng 45% Tổng sản phẩm trong nước (GDP), đóng góp
khoảng 31% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN), hàng năm giải quyết việc làm
cho hơn 50% lực lượng lao động (LĐ) của khối DN… có vai trị lớn trong giải
quyết các vấn đề xã hội, đóng góp tích cực vào q trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế của Việt Nam... Thời gian qua ở tỉnh Nghệ An, các DNNVV có sự gia tăng
nhanh chóng về số lượng, lao động, nguồn vốn, sự mở rộng về quy mô hoạt động và
thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đã và đang có những đóng góp tích cực góp phần
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và sự tăng trưởng kinh tế
của địa phương (ĐP).
Trong tổng số DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 98% là DNNVV. Hệ
thống các DNNVV đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của địa
phương, như trong giai đoạn 2012-2018 DN đóng góp bình qn hàng năm khoảng
từ 17-19% tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP), đóng góp khoảng 37-41% tổng thu
NSNN, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 120 ngàn lao động, trong
đó lao động nữ chiếm 40,48%, với thu nhập bình quân của người lao động trong
DN hơn 60 triệu đồng/năm. Đặc biệt, DNNVV trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong những năm qua đã góp phần tạo ra giá trị sản xuất (GTSX) ngành
CN tăng vượt bậc qua các năm, trong đó năm 2012 tổng GTSX ngành CN của cả
tỉnh (theo giá so sánh 2010) là 23.349,7 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt 58.130,7 tỷ
đồng, tăng 20,92% so với thực hiện cùng kỳ năm 2017 và tăng gấp 2,5 lần so với
năm 2012.



×