Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.36 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1 Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and Medium
enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh
số ở dưới một mức giới hạn nào đó.
Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu
Âu và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (World Bank), Liên
Hiệp Quốc (United Nation), Tổ chức thương mại thế giới (WTO). SMEs
được sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ.
Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định
nghĩa về SMEs của riêng họ, ví dụ như ở Đức, SMEs được định nghĩa
là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Bỉ
là 100 người. Nhưng cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái
niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dưới 50 lao
động được gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có trên
250 lao động được gọi là những doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ
những doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người được gọi là doanh
nghiệp nhỏ, dưới 500 người là doanh nghiệp vừa.
Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Ở
EU, DNNVV chiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu người.
Trong một số khu vực kinh tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công
cuộc cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên phạm vi thế
giới, DNNVV chiếm 99% tổng số doanh nghiệp và đóng góp 40%-50%
tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội
tại của DNNVV. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa
riêng và các định nghĩa này là khác nhau ở các quốc gia. EU thì dùng
định nghĩa về DNNVV chuẩn như trên. Sự khác nhau về định nghĩa


khiến cho việc nghiên cứu về DNNVV trở nên khó khăn hơn.
- Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
Để xác định DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn khác
nhau như số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia
tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng
khác nhau.
Ở nước ta, tiêu chí xác định DNNVV được dựa trên điều kiện thực
tiễn của Việt Nam (là một nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp,
năng lực quản lý còn hạn chế, thị trường chưa phát triển, chưa có chuẩn
mực đo quy mô doanh nghiệp một cách chính thức) và khung khổ pháp
luật hiện hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ
yếu dựa vào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng ký, vì các lý
do sau đây:
- Tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này.
- Có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế,
ngành, doanh nghiệp.
- Trong điều kiện thực trạng thống kê về các doanh nghiệp còn
chưa đầy đủ của Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định chính
xác trị số của chúng.
Trên cơ sở đó, ta có thể lượng hóa được tiêu chí phân loại doanh
nghiệp nhỏ và vừa đối với hai lĩnh vực chủ yếu là công nghiệp và
thương mại qua bảng dưới đây.
Công nghiệp Thương mại, dịch vụ
DNNVV Trong đó: DN nhỏ DNNVV Trong đó: DN nhỏ
Vốn đăng ký Dưới 10 tỷ đồng Dưới 5 tỷ đồng Dưới 5 tỷ đồng Dưới 3 tỷ đồng
Lao động thường xuyên Dưới 300 người Dưới 100 người Dưới 200 người Dưới 50 người
Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp - Cục phát triển doanh nghiệp
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhưng còn có
nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tại điều 3 của nghị định đã
quy định cụ thể về doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã
đăng ký kinh doanh lao động theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký
không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá
300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể của ngành, địa
phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp
có thể linh hoạt áp dụng đồng thời hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một
trong hai tiêu chí nói trên.
DNNVV ở Việt Nam có những điểm khác so với DNNVV ở các
nước. Ở các nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân
và nhân viên, quy mô vài chục triệu đô cũng được coi là DNNVV, nhưng
có khi không có nhiều công nhân vẫn được xem là doanh nghiệp lớn.
Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nano, công
nghệ cao không cần thiết phải có đông công nhân.
1.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy cách định nghĩa DNNVV ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn
chung các DNNVV ở các quốc gia đều có đặc điểm chung đó là:
- Quy mô về vốn nhỏ bé, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp
cận với nguồn vốn chính thức.
- Trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động, trình độ quản lý
nói chung là thấp so với các doanh nghiệp lớn.
- Thiếu thông tin, thị trường nhỏ bé, quan hệ kinh doanh hạn hẹp.
- Sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất ra là thấp, khó tiêu thụ, độ
rủi ro cao.
- Hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước nên khó hỗ trợ.
Ở Việt Nam, DNNVV có những đặc điểm sau:

- Kinh tế tư nhân tuy rộng lớn nhưng về cơ bản là kinh tế hộ quy mô
nhỏ và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
- Trình độ công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới,
hơn nũa tốc độ đổi mới lại quá chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ, công
tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng trong sản
xuất - kinh doanh.
- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động còn hạn chế. Tuy
Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối cao
so với các nước có cùng trình độ phát triển, nhưng chủ yếu là lao động
làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, hạn chế về sức
khỏe, năng suất lao động không cao.
- Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ còn thấp.
Nguyên nhân là do trình độ công nghệ thấp dẫn đến chất lượng sản
phẩm không cao, mẫu mã không đa dạng khiến giá trị gia tăng của sản
phẩm thấp. Hạn chế về thông tin, hạn chế về vốn… sự bảo hộ của Nhà
nước với các doanh nghiệp nhà nước làm hạn chế năng lực cạnh tranh
của DNNVV.
- Quản trị nội bộ doanh nghiệp còn yếu, nhất là quản trị tài chính; ý
thức chấp hành các chế độ chính sách chưa cao; còn lúng túng trong
việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một nghành nghề.
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
Trên thế giới, người ta đã thừa nhận khu vực doanh nghiệp nhỏ và
vừa đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
nước. Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước mà vai trò của
doanh nghiêp nhỏ và vừa cũng được thể hiện khác nhau.
Đối với các nước công nghiệp phát triển cao như Cộng hòa Liên
bang Đức, Nhật Bản, Mỹ mặc dầu có nhiều công ty cực lớn, nhưng
doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn có một vai trò quan trọng trong nền kinh
tế.
Đối với các nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines,

Indonexia doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò cực lớn làm giảm các tiêu
cực trong các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, góp phần đáng kể
vào sự ổn định kinh tế - xã hội và từng bước khôi phục nền kinh tế.
Đối với các nước phát triển và chậm phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng thì ngoài vai trò là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế
quốc dân, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng trưởng kinh tế, doanh
nghiệp nhỏ và vừa còn có vài trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, giải
quyết những vấn đề xã hội.
Sở dĩ, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế của các nước vì nó có tính linh hoạt cao, thích ứng với sự biến
động của thị trường, khả năng thay đổi mặt hàng, mẫu mã nhanh theo
thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn đầu tư ít, sử dụng
nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công
nghệ nhanh nhạy hơn, đào tạo người lao động và người quản lý ít tốn
kém hơn, yêu cầu về quản lý kinh doanh cũng không cần đòi hỏi cao.
1.2 Kinh nghiệm trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số
nước.

×