Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế người dân huyện đồng văn tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 103 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực
hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Họ và tên Học viên

Trần Tiến Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ của quý thầy cô trong Ban Giám hiệu nhà trường, Viện Đào
tạo sau Đại học, Khoa Bất động sản và Kinh tế tài ngun, xin gửi tới thầy cơ
lịng biết ơn chân thành và tình cảm q mến nhất.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo PGS.TS Phạm Văn Khôi,
người hướng dẫn khoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt q
trình hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và đồng nghiệp thuộc Ban
quản lý các dự án Nông nghiệp đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tơi hồn
thành đề tài này.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ......................................................................... I
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ......................................... 7


TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH KẾ
NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ................................................................ 7

1.1 Cơ sở lý luận về tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế...... 7
1.1.1. Những vấn đề về sinh kế ................................................................... 7
1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án phát triển cơ sở hạ tầng .............................. 12
1.1.3. Tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế................ 15
1.1.4. Khai thác tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế 24
1.1.5. Phương pháp đánh giá tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng
đến sinh kế ................................................................................................. 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................27
1.2.1. Cơ sở hình thành các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước trên
địa bàn vùng dân tộc thiểu số .................................................................... 27
1.2.2. Kinh nghiệm từ dự án phát triển cơ sở hạ tầng các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên đến sinh kế người dân ...................................................... 33
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN XÃ LŨNG PHÌN, HUYỆN
ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ........................................................................... 36

2.1. Giới thiệu chung về dự án phát triển cơ sở hạ tầng và hợp phần dự án
xã Lũng Phìn ........................................................................................................36


2.1.1. Giới thiệu chung về dự án phát triển cơ sở hạ tầng 15 tỉnh miền núi
phía Bắc ..................................................................................................... 36
2.1.2. Giới thiệu về hợp phần dự án phát triển cơ sở hạ tầng xã Lũng Phìn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang ............................................................... 39
2.2. Đặc điểm địa bàn thực hiện dự án tại Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang42
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang ......................................................................................................... 42

2.2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lũng Phìn, huyện
Đồng Văn ................................................................................................... 46
2.2.3. Ảnh hưởng của địa bàn dự án đến sinh kế và khai thác các tác động
dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế ................................................ 48
2.3. Thực trạng tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế
ngƣời dân xã Lũng Phìn, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang.......................50
2.3.1. Tác động đến phương thức sinh kế ................................................. 50
2.3.2. Tác động đến kết quả sinh kế .......................................................... 53
2.3.3. Tác động đến các nguồn lực sinh kế ............................................... 57
2.3.4. Thay đổi phương thức khai thác tác động đến mục tiêu nâng cao sản
xuất, cải thiện mức sống người dân ........................................................... 68
2.4. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân từ quá trình thực hiện dự án phát
triển cơ sở hạ tầng ...............................................................................................69
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG
CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN
HUYỆN ĐỒNG VĂN .............................................................................................. 73

3.1. Quan điểm về tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế
của ngƣời dân Huyện Đồng Văn.......................................................................73
3.1.1. Quan điểm về tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh
kế người dân .............................................................................................. 73
3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả tác động của dự án phát triển cơ sở hạ


tầng đến sinh kế người dân huyện Đồng Văn ........................................... 76
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của dự án phát
triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế người dân huyện đồng văn, Tỉnh Hà Giang81
3.1.1. Giải phấp cấp địa phương................................................................ 81
3.1.2. Giải pháp cấp hộ gia đình ................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

CARE

Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu

CEMA

Ủy ban Dân tộc

CPRGS

Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DFID

Bộ Phát triển quốc tế Anh

IFAD


Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

JICA

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

NT

Nông thôn

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức


OXFAM
RTD

Chiến lược phát triển giao thơng nơng thơn

RWSS

Cấp nước và vệ sinh nông thôn

SEDPs

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới



DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Bảng
Bảng 2.1: Kế hoạch đầu tư tài chính .........................................................................39
Bảng 2.2: So sánh quy mơ dân số trước và sau khi hồn thành cơng trình dự án trên
địa bàn xã Lũng Phìn.................................................................................................58
Bảng 2.3: So sánh quy mơ dân số trước và sau khi hồn thành cơng trình dự án của
các hộ điều tra ...........................................................................................................59
Bảng 2.4: So sánh tỉ lệ khám chữa bệnh trước và sau khi hồn thành cơng trình dự
án của các hộ điều tra ................................................................................................61
Bảng 2.5: So sánh số liệu thu nhập trước và sau khi hồn thành cơng trình dự án
trên địa bàn xã Lũng Phìn .........................................................................................63
Bảng 2.6: So sánh số liệu thu nhập trước và sau khi hồn thành cơng trình dự án của
các hộ điều tra ...........................................................................................................64

Hình vẽ
Hình 1.1: Khung phân tích sinh kế..............................................................................9


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Việt Nam với đặc thù một nước nơng nghiệp lạc hậu có diện tích đất
nơng thơn chiếm phần chủ yếu trong diện tích cả nước. Một phần lớn sản
lượng kinh tế và việc làm phụ thuộc vào khu vực nông thôn, đây là nơi sinh
sống của 85% dân số cả nước và có tới 90% dân nghèo sống tập trung ở khu
vực này. Ngành nông nghiệp có vai trị rất quan trọng, chiếm khoảng 34% giá
trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu hút tới 73% lực lượng lao động
tồn quốc.
Tình trạng nghèo nàn này có liên quan đến điều kiện lạc hậu về cơ sở

hạ tầng (CSHT) phục vụ các khu vực nông thôn. Đầu tư xây dựng và cải tạo
hệ thống CSHT nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản thúc đẩy việc
phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đường giao
thông nông thôn sẽ giúp cải thiện bộ mặt về kinh tế và đời sống của người dân
địa phương một cách bền vững.
Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu đặt ra. Đầu tư về cơ sở hạ
tầng còn thiếu về “lượng” và “chất” lại dàn trải, thiếu tập trung, trọng điểm
dẫn đến mất cân đối, hạn chế khả năng khai thác các lợi ích từ CSHT để thực
hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cách thức sản xuất còn chậm. Từ
thực trạng trên, để nâng cao và khai thác một cách hiệu quả các lợi ích của
các dự án hạ tầng đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đến sinh kế của người
dân, tôi đã chọn“Tác động của Dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế
của người dân huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sỹ kinh tế.
Mục tích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là:


ii

- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung các
tác động và khai thác tác động của dự án phát triển CSHT đến sinh kế người
dân làm cơ sở khoa học cho phân tích thực tiễn ở huyện Đồng Văn Hà Giang
- Đánh giá đúng thực trạng tác động của dự án xây dựng CSHT đến
sinh kế và đời sống của người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc và ở các khu
vực huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói riêng. Từ đó, rút ra những điểm
thành tựu, những điểm hạn chế và nguyên nhân, các vấn đề đặt ra cần giải
quyết nhằm nâng cao hiệu quả tác động của dự án đến sinh kế người dân giai
đoạn sau.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả tác động của dự án phát triển CSHT đến người dân thuộc huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang những năm 2018-2025.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp chuyên gia:Phương pháp chuyên gia được sử dụng
trong việc thu thập và tổng hợp các thơng tin thứ cấp có liên quan đến luận
văn.
- Phương pháp thống kê kinh tế:Luận văn sử dụng phương pháp phân
tích thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh số
tương đối, số tuyệt đối, so sánh giữa các thời kỳ, so sánh giữa các khu vực).
- Phương pháp dự đoán, dự báo:Phương pháp dự đoán, dự báo cũng
được vận dụng trong việc định hướng các mơ hình, phương hướng xây dựng
các cơng trình, đặc biệt để dự báo các điều kiện, các tác nhân tác động đến
sinh kế người dân cũng như phương thức khai thác tác động có lợi từ dự án
đầu tư.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này dùng để đánh giá
các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong q trình hồn thiện dự án


iii

phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác đầy đủ, hợp lý và hiệu quả các tác động
có lợi của dự án vào việc cải thiện sinh kế bền vững người dân tại địa phương.
Cơ bản, đề tài gồm mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, đề tài luận văn chia thành 3 chương, gồm:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
Chương 1 trình bày những lý luận cơ bản về vấn đề sinh kế; khung
phân tích sinh kế; các khái niệm cơ bản về dự án phát triển cơ sở hạ tầng; các

lý luận về tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế của người
dân và cách thức mà người dân có thể tận dụng khai thác các tác động có lợi
từ dự án cơ sở hạ tầng đề cải thiện chiến lược sinh kế, từ đó thay đổi phương
thức sản xuất kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống.
Trên cơ sở những lý luận trên, tôi mạnh dạn đưa ra các cơ sở thực tiễn
đã và đang áp dụng của chính phủ Việt Nam về các hoạch định, mục tiêu,
chiến lược về đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu vực nơng thơn, và từ đó nêu ra
các bài học kinh nghiệm từ các dự án về cơ sở hạ tầng tại khu vực khác để có
hướng đầu tư cơ sở hạ tầng có hiệu quả và bền vững tại địa bàn nghiên cứu
của đề tài
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN XÃ LŨNG PHÌN,
HUYÊN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Trong chương này, ngoài việc giới thiệu về dự án phát triển cơ sở hạ
tầng tôi tập trung nghiên cứu và đánh giá về thực tiễn các tác động bởi dự án
ảnh hưởng đến trực tiếp sinh kế người dân bao gồm:
(1) Thay đổi cơ cấu giao thông nông thôn trên địa bàn xã Lũng Phìn;


iv

(2) Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế hộ từ sản xuất nông nghiệp
truyền thống sang hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp;
(3) Cải thiện phương thức canh tác sản xuất nông nghiệp;
(4) Thu hút đầu tư từ bên ngoài trong lĩnh vực dịch vụ du lịch;
(5) Nâng cao cơ hội tiếp cận hạ tầng y tế và cải thiện sức khỏe;
(6) Tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế của người
dân bao gồm các nguồn lực cấu thành nên sinh kế: nguồn nhân lực, nguồn lực
tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực xã hội; nguồn lực tự nhiên.

(7) Thay đổi phương thức khai thác tác động đến mục tiêu nâng cao sản
xuất, cải thiện mức sống người dân
Trên cơ sở nghiên cứu các thực trạng về tác động của dự án đến sinh kế
từ đó đưa ra một số tồn tại, hạn chế bởi dự án để từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm tăng cường khai thác tác động có lợi và các biện pháp giảm thiểu những
tác động tiêu cực lên sinh kế người dân trên địa bàn nghiên cứu ở chương 3.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN SINH
KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
Trên cơ sở thực trạng và tồn tại, hạn chế được nghiên cứu đánh giá từ
chương 2, tôi mạnh dạn đề xuất các quan điểm, mục tiêu và kiến nghị một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bền vững tác động của dự án phá triển cơ
sở hạ tầng đến sinh kế người dân, cụ thể như sau:
(1) Xây dựng chiến lược đầu tư, quy hoạch dự án phát triển cơ sở hạ
tầng cần gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng của địa phương;
(2) Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài việc hướng đến mục
tiêu phát triển kinh tế của vùng, tác động tích cực đến phương thức sinh kế


v

của người dân theo hướng có lợi thì cũng cần gắn liền với đảm bảo giữ gìn
bản sắc văn hóa, tập tục truyền thống tốt đẹp cũng như củng cố và bảo vệ an
ninh quốc phịng, tồn vẹn lãnh thổ;
(3) Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngoài việc hướng đến mục
tiêu thay đổi căn bản đến chiến lược sinh kế, thay đổi phương thức sinh kế,
chuyển đổi dần từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu chuyển dần sang nông nghiệp
áp dụng công nghệ cao, và tăng tỉ trọng hoạt động sinh kế tạo thu nhập trong
lĩnh vực dịch vụ và thương mại;

Một số giải pháp:
- Giải pháp về đầu tư: phát triển “kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù
hợp với đặc điểm của từng vùng và phải có sự đồng bộ giữa các loại cơ sở hạ
tầng hay đầu tư;
- Giải pháp về phát triển sản xuất: Cùng với tiếp tục hoàn thiện cơ sở
hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, cần chú trọng các hỗ trợ cần thiết giúp ngươi
dân phát triển sản xuất. Đây chính là cơ sở tăng cường ảnh hưởng lâu dài
của đầu tư.
Để thúc đẩy sản xuất, cần tiến hành xây dựng qui hạch vùng sản xuất
theo từng vùng và khu vực. Đây là cơ sở để tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng
nhưng đồng thời là cơ sở để đầu tư “một số mơ hình phát triển sản xuất” điển
hình có tính nhân rộng cao trong từng lĩnh vực hay vùng
- Giải pháp về y tế, giáo dục và văn hóa: Q trình phần tích chỉ rằng,
mặc dầu có nhiều cải thiện, nguồn nhân lực của người dân vẫn còn nhiều hạn
chế. Đây là yếu tố hạn chế ảnh hưởng của chương trình lên sinh kế của người
dân. Vì vậy, huy động “tổng hợp các nguồn lực để phát triển sự ng.hiệp giáo
dục - đào tạo” theo những phương thức phù hợp nhất tùy theo từng đối tượng
- Giải pháp cấp hộ gia đình: Giải pháp chung đối với hội gia đình là cần
đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động khác nhau. Do sự hạn chế nhất định


vi

của đất đai và vốn, vì thế chiến lược đa dạng hóa sinh kế đối với hội gia đình
cần được áp dụng trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, tăng cường tiếp cận
nguồn vốn, thông tin thị trường và nâng cao kỹ thuật sản xuất của gia đình
thơng qua “tham gia các lớp tập huấn về các nội dung chuyên đề”, dựa trên sự
thiếu hụt của bản thân và gia đình. Chủ động tìm kiếm mơ hình sản xuất có
hiệu quả để tham quan, học hỏi.



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam với đặc thù một nước nông nghiệp lạc hậu có diện tích đất
nơng thơn chiếm phần chủ yếu trong diện tích cả nước. Một phần lớn sản
lượng kinh tế và việc làm phụ thuộc vào khu vực nông thôn, đây là nơi sinh
sống của 85% dân số cả nước và có tới 90% dân nghèo sống tập trung ở khu
vực này. Ngành nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng, chiếm khoảng 34% giá
trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu hút tới 73% lực lượng lao động
toàn quốc.
Tình trạng nghèo nàn này có liên quan đến điều kiện lạc hậu về cơ sở
hạ tầng (CSHT) phục vụ các khu vực nông thôn. Đầu tư xây dựng và cải tạo
hệ thống CSHT nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản thúc đẩy việc
phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế cho người dân, đặc biệt là đường giao
thông nông thôn sẽ giúp cải thiện bộ mặt về kinh tế và đời sống của người dân
địa phương một cách bền vững. Tuy nhiên, đầu tư công cho phát triển CSHT
nói chung, ở khu vực trung du và vùng miền núi phía Bắc cịn nhiều hạn chế,
dù đây là khu vực đặc biệt có tỷ lệ nghèo cao nhất nước.
Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thuộc nhóm những tỉnh nghèo nhất
của cả nước - nằm ở cực Bắc khu vực biên giới của Việt Nam. Đây vốn là nơi
có với điều kiện cơ sở hạ tầng nghèo nàn, các cơng trình giao thơng nơng thơn
đã xuống cấp, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân địa phương, hạn
chế đến năng lực sản xuất nông lâm nghiệp và cản trở các hoạt động giao
thương thương mại với các vùng khác.
Hiện nay, đây là một trong những địa phương được Nhà nước ưu tiên
tập trung nhiều nguồn lực để đầu tư nhiều cơng trình hạ tầng trọng điểm với
các hạng mục quan trọng như: xây dựng mới đường giao thông liên thôn, liên
xã; xây dựng hồ chứa nước sạch và cải tạo hệ thống thủy lợi tưới; trạm y tế,



2

trường học. Dự án Phát triển CSHT nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc là một trong các dự án trọng điểm của Nhà nước trongthực hiện
chương trình Nơng thơn mới, xóa đói giảm nghèo được thực hiện và triển
khai tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Nhờ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thơn, huyện Đồng
Văn đã có những bước chuyển biến tích cực như: Giao thông đi lại thuận lợi,
hoạt động giao dịch trao đổi và mua bán phát triển mạnh, đa dạng hóa các loại
hình hoạt động kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần nông đã mở rộng sang
hoạt động kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ và du lịch phát triển; cải thiện
mức sống và thu nhập; tăng cơ hội tiếp cận đến CSHT y tế và giáo dục góp
phần nâng cao sức khỏe và trình độ dân trí của người dân bản địa, hơn hết là
đảm bảo an ninh biên giới, giữ gìn chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
yêu cầu đặt ra. Đầu tư về cơ sở hạ tầng còn thiếu về “lượng” và “chất” lại dàn
trải, thiếu tập trung, trọng điểm dẫn đến mất cân đối, hạn chế khả năng khai
thác các lợi ích từ CSHT để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi
cách thức sản xuất còn chậm. Từ thực trạng trên, để nâng cao và khai thác
một cách hiệu quả các lợi ích của các dự án hạ tầng đến phát triển kinh tế - xã
hội, nhất là đến sinh kế của người dân, tôi đã chọn“Tác động của Dự án phát
triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế của người dân huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về nội dung các
tác động và khai thác tác động của dự án phát triển CSHT đến sinh kế người
dân làm cơ sở khoa học cho phân tích thực tiễn ở huyện Đồng Văn Hà Giang
- Đánh giá đúng thực trạng tác động của dự án xây dựng CSHTđến sinh

kế và đời sống của người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc và ở các khu vực


3

huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói riêng. Từ đó, rút ra những điểm thành
tựu, những điểm hạn chế và nguyên nhân, các vấn đề đặt ra cần giải quyết
nhằm nâng cao hiệu quả tác động của dự án đến sinh kế người dân giai đoạn
sau.
- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải phápnhằm nâng cao hiệu
quả tác động của dự án phát triển CSHTđến người dân thuộc huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang những năm 2018-2025.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đến các tác động của dự án Phát triển cơ sở hạ tầng
đến sinh kế và đời sống của những người dân thuộc khu vực triển khai dự án
tạixã Lũng Phìn, thuộc huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh Hà Giang trên 2 phương
diện: (1) Tác động đến các yếu tố của sinh kế và (2) Tác động đến sinh kế làm
thay đổi sinh kế của ngưới dân..
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung theo phạm
vi trên tại địa bàn xã Lũng Phìn, thuộc huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng theo thời gian
từ 2011 - 2015 và các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2018-2025.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và thực hiện được
những nội dung cơ bản sẽ nghiên cứu đã trình bày ở trên, phương pháp nghiên
cứu được thực hiện bao gồm:
(1) Phƣơng pháp luận nghiên cứu:Đề tài sử dụng phương pháp luận
của duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận

nghiên cứu.


4

(2) Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp chuyên gia được sử dụng
trong việc thu thập và tổng hợp các thông tin thứ cấp có liên quan đến luận
văn. Các dữ liệu thứ cấp được thu thập tử nguồn tài liệu chính thức và phi
chính thức bao gồm: Tổng cục Thống kê; Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông
thôn (NN&PTNT); các báo cáo của Sở NN&PTNT; các tài liệu về quy định
và thủ tục của một sốtổ chức tài trợ như Ngân hàng Thế giới (WB); Cơ quan
Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)…..;
các tài liệu chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động và lợi
ích, các báo cáo giám sát đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các báo cáo
kinh tế xã hội cấp huyện, cấp xã ở huyện Đồng Văn; các trang web chuyên
ngành, sách và tạp chí đã xuất bản...
Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp cận các tri thức và
nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia quản lý về vấn đề xây dựng
CSHT và tác động của xây dựng cơ sở hạ tầng đến sinh kế và đời sống người
dân nói chung, Hà Giang và Đồng Văn nói riêng. Phương pháp chuyên gia
được áp dụng dưới hai hình thức: Trao đổi trực tiếp về các vấn đề của luận
văn và xin ý kiến chuyên gia về một số nội dung cụ thể trong luận văn.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Luận văn sử dụng phương pháp phân
tích thống kê (phân tổ, đồ thị hóa số liệu); phương pháp so sánh (so sánh số
tương đối, số tuyệt đối, so sánh giữa các thời kỳ, so sánh giữa các khu vực)
được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng tác động của dự án
phát triển CSHTđến sinh kế người dân.
- Phương pháp dự đoán, dự báo:Phương pháp dự đoán, dự báo cũng
được vận dụng trong việc định hướng các mơ hình, phương hướng xây dựng

các cơng trình, đặc biệt để dự báo các điều kiện, các tác nhân tác động đến
sinh kế người dân cũng như phương thức khai thác tác động có lợi từ dự án


5

đầu tư, từ đó cung cấp kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác
động của dự án phát triển CSHTđến sinh kế của người dân tại huyện Đồng
Văn trong giai đoạn sau.
- Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này dùng để đánh giá
các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong q trình hồn thiện dự án
phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác đầy đủ, hợp lý và hiệu quả các tác động
có lợi của dự án vào việc cải thiện sinh kế bền vững người dân tại địa phương.
Để có hệ thống dữ liệu phân tích, học viên tổ chức điều tra theo
phương pháp chọn mẫu về các tác động của dự án đến sinh kế và đời sống
của người dândưới dạng biểu mẫu thu thập thông tin và điều tra phỏng vấn.
Cụ thể:
- Nghiên cứu định tính
+ Phỏng vấn lãnh đạo cấp huyện, cấp xã về các tác động của dự án đối
với sinh kế và đời sống người dân; khả năng và thực trạng khai thác các tác
động có lợi nhằm cải thiện sinh kế.
+ Phỏng vấn người dân về tác động tích cực và thay đổi sinh kế của họ
do dự án đem lại; cách thức họ khai thác các tác động có lợi vào hoạt động
sinh kế của họ.
- Nghiên cứu định lượng
+ Lựa chọn địa bàn điều tra: Luận văn điều tra theo phương pháp điều
tra chọn địa bàn xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn.
+ Xác định đối tượng điều tra: Luận văn tập trung phỏng vấn điều tra:
(1) cán bộ quản lý dự án thuộc cấp tỉnh, lãnh đạo thuộc các cấp huyện và cấp
xã về tác động của dự án đến sinh kế người dân; (2) điều tra các hộ dân bị tác

động và ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án trên địa bàn
+ Kích thước mẫu điều tra: phỏng vấn cán bộ cấp tỉnh 3 người; cấp huyện
2 người; cấp xã 5 người và 50 hộ dân bị tác động bởi dự án trên địa bàn.


6

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu
và sử dụng điều tra viên để phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn.
+ Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Các Số liệu chi tiết sau khi
thu thập được xử lý và tổng hợp bằng công cụ phần mềm là Microsoft Excel.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần hệ thống hóa về mặt lý luận, làm rõ nội dung các
tác động của dự án phát triển CSHTđến sinh kế người dân huyện Đồng Văn.
Phân tích đúng thực trạng các tác động (trong đó gồm tích cực và tiêu
cực); phương thức khai tác tác động của dự án phát triển CSHTđến sinh kế
người dân huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; từ đó rút ra các thành tựu, hạn
chế và nguyên nhân.
Đề xuất các quan điểm, định hướng mục tiêu và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tác động của dự án đối với sinh kế người dân huyện Đồng Văn
một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
6. Kết cấu đề tài
Cơ bản, đề tài gồm mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, đề tài luận văn chia thành 3 chương, gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của dự án phát triển
cơ sở hạ tầng đến sinh kế người dân trên địa bàn huyện
Chƣơng 2: Thực trạng tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến
sinh kế người dân xã Lũng Phìn, huyên Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động của dự
án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế của người dân huyện Đồng Văn, tỉnh

Hà Giang.


7

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂNTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
1.1 Cơ sở lý luận về tác động của dự án phát triển cơ sở hạ tầng đến sinh kế
1.1.1. Những vấn đề về sinh kế
1.1.1.1. Khái niệm về sinh kế
Theo quan niệm truyền thống, sinh kế hay kế sinh nhai là phương thức
mà mỗi cá nhân, hộ gia đình hoặc mỗi cộng đồng cụ thể nào đó kiếm sống,
đó là cách thức cá nhân, hộ gia đình hoặc mỗi cộng đồng có được thu nhập
nhằm phục vụ cho cuộc sống của họ. Đây là quan niệm theo nghĩa hẹp, trực
diện vào sinh kế, không xem xét đến yếu tố nguồn lực là cơ sở của sinh kế.
Chính vì vậy, đã có sự mở rộng về quan niệm sinh kế và quan niệm phổ biến
hiện nay cho rằng sinh kế của hộ hay cộng đồng là sự tập hợp của nhiều
nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với các quyết định và các hoạt
động mà họ sẽ thực hiện nhằm không chỉ mục tiêu kiếm sống mà còn đạt đến
các mục tiêu đa dạng hơn.
Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) định nghĩa sinh kế là tập hợp tất
cả những nguồn lực và các khả năng mà con người có được, kết hợp với
các hoạt động và các quyết định mà họ thực hiệnvì mục tiêu kiếm sống
cũng như để đạt được những mục tiêu và ước nguyện của họ.Đây là định
nghĩa phản ánh rõ ràng và đầy đủ về sinh kế, nó khơng chỉ phản ánh
bản chất của sinh kế mà cịn đề cập đến nguồn góc của những phương
thức sinh kế cụ thể, những nhân tố tác động trực diện đến sinh kế... Đề
tài luận văn này nghiên cứu theo quan niệm mở rộng này về sinh kế.
1.1.1.2. Khung phân tích sinh kế



8

Nhằm duy trìsinh kế, các hộ gia đình thường có chiến lược duy trì và
phát triển các kế sách sinh nhai khác nhau. Các kế hoạch này phụ thuộc vào
các đặc điểm riêng biệt của từng hộ dựa trên mối quan hệ giữa những thành
viên, phân bổ thích hợp nguồn lực bao gồm nguồn phi vật chất và vật chất
nhằm tạo ra của cải và cải thiện kinh tế của hộ.
Có nhiều tổ chức khác nhau như OXFAM, UNDP và CARE áp dụng
các khung phân tích sinh kế và có sự khác nhau nhất định giữa các tổ chức về
thành phần và vai trò của các thành phần trong sinh kế, khung sinh kế bền
vững có những đặc điểm chung cơ bản như sau:
- Khung sinh kế là một trong những công cụ được xây dựng đểđánh
giá, xem xét một cách toàn diện tất cả những yếu tố khác nhau ảnh hưởng thế
nào đến sinh kế của con người, đặc biệt là những cơ hội có thể hình thành nên
chiến lược sinh kế của con người. Đây là một cách tiếp cận khá toàn diện
trong việc xây dựng các lợi thế hoặc chiến lược đặt con người có vai trị trung
tâm của q trình phân tích nhằm tìm hiểu xem các yếu tố này có quan hệ liên
quan với nhau như thế nào trong những bối cảnh cụ thể.
- Khung sinh kế có các thành phần cơ bản gồm: các nguồn vốn (tài
sản), chu trình thay đổi cấu trúc, thay đổi về ngữ cảnh bên ngoài, chiến lược
sinh kế và kết quả của chiến lược sinh kế.
Tuy nhiên, nhìn chung sinh kế của hộ gia đình dựa trên 5 loại nguồn
lực chính như sau:


9

Ngữ cảnh

dễ bị tổn
thương
Xu hướng,
mùa vụ,
các tác
động từ
bên ngoài

Nguồnvốn
sinh kế
- Nhân lực
- Vật chất
- Xã hội
- Tự nhiên
- Tài chính

Chính sách
thể chế
(cấu trúc
chính phủ,
tư nhân,
luật pháp,
chính
sách…)

Chiến lược
sinh kế
- Dự trên tài
nguyên
- Không

dựa trên tài
nguyên
- Di cư

Kết quả/mục
tiêu của sinh kế
- Tăng thu nhập
- Tăng phúc lợi
- Giảm tổn
thương
- Cải thiện an
toàn lương thực
- Sử dụng
nguồn tài
nguyên bền
vững hơn

Nguồn: Báo cáo IFAD
Hình 1.1: Khung phân tích sinh kế

- Nguồn nhân lực: là các kỹ năng,khả năng, kiến thức công việc và
sức khỏe giúp con người thực hiệncác chiến lược sinh kế khác nhau và đạt
được kết quả về sinh kế. Đối với các hộ gia đình, vốn con người biểu hiện ở
điểm lượng và chất về lực lượng lao động thuộc gia đình đó. về mặt số lượng,
nguồn nhân lực thể hiện số lượng lao động trong và ngoài độ tuổi ở trong mỗi
hộ gia đình. Trong khi đó về mặt chất lượng thì nguồn nhân lực biểu hiện
trình độ học vấn, kỹ năng lao động, khả năng quản lý gia đình, tình trạng sức
khỏe của người lao động và các thành viên thuộc gia đình đó. Nguồn nhân
lực chính là điều kiện cần thiết để có thể khai tác và phát huy một cách hiệu
quả bốn loại nguồn lực khác.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực một mặt không chỉ biểu hiện ở thời điểm
hiện tại mà còn thể hiện khả năng có thể thay đổi trong trong tương lai. Có
thể có cùng mức độ hiện trạng nhưng cơ hội thay đổi khác nhau thì vốn con
người hồn tồn có khả năng khác nhau. Chính vì thế, khi xem xét nguồn
nhân lực hay nguồn vốn khác chúng ta không chỉ xem xét hiện trạng mà hộ


10

gia đình hay cộng đồng đó đang có mà cịn xem xét cơ hội thay đổi hoặc khả
năng của nguồn lực đó như thế nào.
- Nguồn lực tài chính: là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng để

đạt tới các mục tiêu về sinh kế. Các nguồn lực đó chia ra như sau:
+ Nguồn dự trữ hiện tại: tiết kiệm có thể dưới nhiều dạng: tiền mặt,
tiền gửi ngân hàng, hoặc các tài sản khác như vật nuôi đồ trang sức.
+ Dùng tiền theo định kỳ từ nguồn thu nhập kiếm được như chế độ
lương hưu hoặc những chế độ khác của nhà nước và tiền từ thân nhân gửi về.
+ Khả năng có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng từ bên ngồi
như từ người thân quen hoặc thơng qua các tổ chức tín dụng khác nhau.
Mức độ nguồn tài chính hiện tại (nguồn tài chính dự trữ và nguồn thu
nhập hiện có) cùng với khả năng có thể tiếp cận các nguồn vốn bên ngồi là
cơ sở tài chính cho phép hộ gia đình hay cộng đồng đó sử dụng cho các hoạt
động sinh kế và đạt được mục tiêu về sinh kế.
- Nguồn lực tự nhiên: là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất,

nước... mà con người có được hoặc tiếp cận được nhằm phục vụ cho các
loại hình hoạt động và mục tiêu về sinh kế. Nguồn lực tự nhiên biểu hiện
ở khả năng có thể sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm tạo ra
thu nhập vì mục tiêu về sinh kế. Đó có thể là mức độ đóng góp nguồn lực

vật chất đối với các hoạt động tạo ra thu nhập của hộ gia đình hay cộng
đồng hay tác động đến chất lượng cuộc sống của người như chất lượng
nước, chất lượng khơng khí, chất lượng mơi trường. Điều này có thể ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn lực tự nhiên tự nhiên còn thể hiện ở qui mô và chất lượng đất
đai, chất lượng và qui mô nguồn nước, chất lượng và qui mơ các nguồn tài
ngun khống sản, chất lượng và qui mô tài nguyên thủy hải sản và nguồn


11

khơng khí. Nhờ những yếu tố tự nhiên này con người có thể sử dụng để thực
hiện các hoạt động sinh kế như đât và nước, khoáng sản hoặc thủy hải sản
hay là những yếu tố tự nhiên có tác động gián tiếp hay trực tiếp đến cuộc
sống của con người như khơng khí hoặc sự đa dạng về sinh học.
- Nguồn lực vật chất: được coi là một loại tài sản sinh kế. Nó bao gồm

CSHT cơ bản và hàng hóa vật chất để bổ trợ việc thực thi các hoạt động sinh
kế. Nguồn lực vật chất thể hiện khơng chỉ cấp cấp hộ gia đình mà cịn ở cả
cấp cơ sở cộng đồng .
Ở cấp độ cộng đồng, đó là CSHT nhằm bổ trợ cho sinh kế của cá
nhân hay cộng đồng gồm hệ thống đường, điện, trường trạm, hệ thống cấp
nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu, chợ. Đây là phần nguồn
lực vật chất bổ trợ cho các hoạt động sinh kế phát huy một cách hiệu quả.
Ở cấp độ hộ gia đình, nguồn lực vật chất gồm các trang thiết bị liên quan
đến sản xuất như máy móc, dụng cơng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài
sản để phục vụ các nhu cầu trong cuộc sống gồm nhà của, các trang thiết bị
sinh hoạt trong gia đình.
Nguồn lực vật chất cũng được thể hiện trạng thái hiện tại và khả năng

thay đổi ở trong tương lai. Tuy nhiên, mức độ thay đổi này lại phụ thuộc vào
các loại vốn hay tài sản mà đặc biệt là nguồn vốn tài chính. Nếu nguồn vốn
tài chính dồi dào thì khả năng thay đổi nguồn vốn vật chất sẽ dễ dàng và
ngược lại.
- Nguồn lực xã hội: cũng là một loại tài sản sinh kế. Tài sản này nằm
trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) có tính chất chính
thể và phi chính thể mà nhờ đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được
nhiều lợi ích trong quá trình thực hiện hoạt động sinh kế. Những nguồn lực
xã hội này có được qua việc đầu tư vào.
+ Hợp tác cùng nhau để tăng khả năng làm việc.


12

+ Là các thành viên của các nhóm khơng chính thức trong đó các mối
quan hệ tuân theo những quy định và luật lệ đã được thống nhất.
+ Các mối quan hệ dựa trên niềm tin để thúc đẩy sự hợp tác.
Nguồn lực xã hội mang lại những lợi ích quan trọng là khả năng tiếp
cận thông tin, khả năng có những ảnh hưởng hoặc quyền lực, khả năng địi
hỏi và tuyên bố trách nhiệm hỗ trợ từ người khác.
Các loại nguồn lực trên có quan hệ biện chứng với nhau trong q trình
con người sử dụng và có tác động qua lại lẫn nhau. Sự thay đổi của một loại
vốn nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi các loại vốn khác và ngược lại. Kinh tế hộ
là một chủ thể nằm trong tổng thể kinh tế xã hội cộng đồng, do đó chiến lược
về sinh kế của hộ gia đình ln có sự tương đồng và phù hợp với chiến lược
sinh kế của cộng đồng
1.1.2. Cơ sở lý luận về dự án phát triển cơ sở hạ tầng
1.1.2.1. Khái niệm dự án, dự án phát triển cơ sở hạ tầng
Dự án là một hay một nhóm hoạt động cụ thể nào đó nhằm thực hiện
một mục tiêu cụ thể nào đó mà xã hội đặt ra trên địa bàn cụ thể và trong

khoảng thời gian xác định. Đây chính là hình thức quản lý theo mục tiêu đối
với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường. Mỗi dự
án được hình thành là nhằm giải quyết những vấn đề nội cộm nhất về kinh tếxã hội của đất nước đặt ra.
Có nhiều dạng dự án khác nhau. Theo cấp độ, dự án có thể ở cấp độ
quốc gia, cấp độ vùng và địa phương. Theo khía cạnh lĩnh vực, dự án gồm
chương trình liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề tổng quát nền kinh tếxã hội đạt ra hay chương trình đơn ngành nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể
mà một ngành hay lĩnh vực đặt ra. Tùy theo cách tiếp cận và qui mô, cách
phân loại dự án cũng tương đối đa dạng.


×