Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng trường hợp vùng trung du và miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 92 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tơi. Các số
liệu trong luận văn được sử dụng trung thực và có nguồn trích dẫn rõ ràng. Kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu
khác.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Môi trường & Đô thị và các
thầy cô khác trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho tôi kiến thức
trong suốt những năm học ở trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS.
Lê Thu Hoa đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Thanh


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trung du và Miền núi (TD và MN) phía Bắc là một trong những vùng có
điều kiện kinh tế khó khăn và tỷ lệ nghèo cao nhất trong cả nước. Đây cũng là vùng
mà có diện tích rừng tập trung khá lớn. Rừng vừa là nguồn sinh kế quan trọng đối
với cuộc sống của người dân nơi đây vừa là yếu tố rất quan trọng trong việc cải
thiện chất lượng mơi trường. Tuy nhiên, vì mưu sinh nên người dân đã khai thác
một cách thái quá các sản phẩm từ rừng như gỗ, dược phẩm, động vật rừng ... Thực
tế cho thấy dân cư nghèo thường sống dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên
như: rừng, các tài nguyên trong rừng như: gỗ và các lâm sản ngoài gỗ. Quá trình
này diễn ra trong thời gian dài đã khiến cho chất lượng rừng của vùng suy giảm
nghiêm trọng. Bên cạnh đó rừng suy giảm cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc
sống của người dân càng thêm khó khăn. Sản vật có thể khai thác từ rừng giảm sút


ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Thêm vào đó, rừng suy giảm khiến cho
các hiện tượng như mưa, lũ, lốc xoáy ... xảy ra ngày càng nhiều và mức độ thiệt hại
ngày càng lớn.
Đã có khá nhiều nghiên cứu về tình trạng đói nghèo và biến động rừng tại
vùng TD và MN phía Bắc. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung riêng lẻ vào
từng vấn đề như nghèo đói, các biện pháp cải thiện tình trạng nghèo đói hoặc các
vấn đề về rừng và biến đổi diện tích rừng. Trên thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu về
mối quan hệ giữa nghèo đói và biến động diện tích rừng tại khu vực này. Vì vậy, hai
vấn đề này vẫn chưa được đặt trong bối cảnh tương quan với nhau để cùng xem xét
và giải quyết.
Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần nghiên cứu, lượng hóa mối liên hệ
giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng tại vùng TD và MN phía Bắc và tìm ra
hướng phát triển bền vững tại khu vực này.
Mục tiêu nghiên cứu


3
Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là để phân tích, lượng hóa và lý giải
các tồn tại trong mối quan hệ giữa vấn đề nghèo đói và biến động diện tích rừng tại
vùng TD và MN phía Bắc nước ta. Từ đó đề xuất định hướng phát triển hài hòa giữa
bảo vệ rừng và phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các giải pháp để thực hiện định
hướng này.
Để đạt được mục tiêu trên nghiên cứu hướng tới các mục tiêu cụ thể sau
1. Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ nghèo đói và biến đổi
diện tích rừng.
2. Phân tích tình trạng nghèo đói và biến động diện tích rừng tại vùng TD và
MN phía Bắc.
3. Đánh giá mối quan hệ giữa nghèo đói và biến động diện tích rừng ở vùng
TD và MN phía Bắc và các vấn đề liên quan
4. Đề xuất định hướng và giải pháp giải quyết mối liên hệ quan hệ giữa

nghèo đói và biến động diện tích rừng để đảm bảo phát triển hài hịa giữa bảo vệ
rừng và xóa đói giảm nghèo tại vùng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào nghiên cứu hiện trạng nghèo
đói, biến đổi diện tích rừng và mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích
rừng tại vùng TD và MN phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về lãnh thổ: giới hạn trong vùng TD và MN phía Bắc;
- Về thời gian: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm
2008.
Phương pháp nghiên cứu


4
Luận văn nhằm phân tích, đánh giá mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi
diện tích rừng tại vùng TD và MN phía Bắc. Luận văn sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng phương pháp này với mục tiêu tính
tốn, mơ tả các chỉ tiêu về đói nghèo và biến đổi diện tích rừng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Phương pháp này được sử
dụng để phân tích hiện trạng đói nghèo và biến động diện tích rừng ở vùng TD và
MN phía Bắc.
- Phương pháp phân tích hồi quy: sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để
hồi quy mơ hình biểu diễn mối quan hệ giữa nghèo đói và biến động diện tích rừng.
Kết quả của phương pháp phân tích hồi quy sẽ lượng hóa được mối quan hệ giữa
nghèo đói và biến đổi diện tích rừng. Trong phạm vi luận văn, sử dụng phần mềm
Eview 4.1 để hồi quy các mơ hình.
Kết cấu nội dung
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành bốn chương
như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa nghèo đói và biến
đổi diện tích rừng
Chương 2: Hiện trạng nghèo đói và biến đổi diện tích rừng vùng TD và MN
phía Bắc
Chương 3: Đánh giá mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng
vùng TD và MN phía Bắc
Chương 4: Định hướng và các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa nghèo
đói và biến đổi diện tích rừng vùng TD và MN phía Bắc đến năm 2020.


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGHÈO ĐĨI VÀ BIẾN ĐỔI DIỆN
TÍCH RỪNG
1.1. Quan niệm về mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện rừng
1.1.1. Nghèo đói
-

Định nghĩa nghèo đói

Nghèo đói là một phạm trù rất rộng và định nghĩa về nghèo đói có thể được
hiểu khơng chỉ sự túng thiếu về mặt vật chất. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về
nghèo đói của các cơ quan, tổ chức khác nhau. Trong phạm vi luận văn sử dụng
định nghĩa được đưa ra trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm
nghèo của Việt Nam năm 2002:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng và thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.1
-


Các tiêu chí đánh giá nghèo đói

Chuẩn nghèo (hay ngưỡng nghèo):
Đây là một trong những thước đo quan trọng được sử dụng chủ yếu trong
việc xác định tình trạng đói nghèo. Chuẩn nghèo là một mức độ phân chia ranh giới
giữa “nghèo” và “không nghèo”. Tổng cục Thống kê (TCTK) định nghĩa về chuẩn
nghèo như sau:
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được
dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ
có có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình qn đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi
là người nghèo hoặc hộ nghèo. Chuẩn nghèo còn chia ra chuẩn nghèo lương thực,
thực phẩm và chuẩn nghèo chung.
1

Tríc: Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo năm 2002, trang 17


6
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hai chuẩn nghèo là chuẩn nghèo theo thu
nhập và chuẩn nghèo theo chi tiêu.
- Chuẩn nghèo theo thu nhập là mức thu nhập bình quân một người một
tháng áp dụng để phân chia người nghèo và không nghèo. Chuẩn nghèo theo thu
nhập được Chính phủ đưa ra theo từng giai đoạn phát triển và tách riêng biệt ở hai
khu vực nông thôn và thành thị. Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ban hành ngày 8 tháng 7 năm 2005, chuẩn nghèo áp dụng trong
giai đoạn 2006 - 2010 là 200.000 đồng/người/tháng ở nông thôn, 260.000
đồng/người/tháng ở thành thị2 và được cập nhật biến động giá của các năm tương
ứng. Hiện nay, Bộ LĐTB và XH đang trình Chính phủ dự thảo chuẩn nghèo mới áp
dụng trong giai đoạn 2011 – 2015 là 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn,

500.000 đồng/người/tháng ở thành thị.
- Chuẩn nghèo theo chi tiêu là mức chi tiêu bình quân một người một tháng,
dùng để xác định người nghèo và không nghèo. Chuẩn nghèo theo chi tiêu được đưa
ra bởi TCTK và Ngân hàng thế giới (WB) và không phân biệt giữa thành thị và
nông thôn.
Tỷ lệ nghèo:
Tỷ lệ nghèo được xác định bằng số lượng người nghèo trên tổng dân số, thể
hiện quy mô số người nằm dưới chuẩn nghèo, và thường được biển hiện dưới dạng
phần trăm. Tỷ lệ nghèo cũng chia ra tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thực,
thực phẩm.
Tỷ lệ nghèo chung là phần trăm số người có mức chi tiêu bình qn đầu
người thấp hơn chuẩn nghèo chung, được tính theo công thức sau:

2

Nguồn: chinhphu.gov.vn


7
Tỷ lệ nghèo lương thực, thực phẩm là phần trăm số hộ có mức thu nhập/ chi
tiêu bình qn đầu người thấp hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm, được tính
theo cơng thức sau:

Ngồi ra cịn một số chỉ tiêu khác để đánh giá nghèo đói như: khoảng nghèo,
độ sâu của nghèo đói … nhưng trong phạm vi nghiên cứu, luận văn khơng tập trung
phân tích nên khơng được đề cập ở đây.

1.1.2. Rừng và biến đổi diện tích rừng
Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều định nghĩa khác
nhau về rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng

chủ yếu : Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể
trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với
hồn cảnh trong hệ thống đó; Rừng ln ln có sự cân bằng động, có tính ổn định,
tự điều hịa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những
biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của
sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần
rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có sự cân bằng đặc biệt
về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hồn sinh vật,
trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ
sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá
trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ
sinh thái rừng. Để thống nhất, luận văn sử dụng khái niệm rừng được đưa ra trong
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 như sau:
“Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh
vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ


8
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng3 từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ,
đất rừng đặc dụng”4.
Phân loại rừng:
Có rất nhiều cách phân loại rừng ở Việt Nam, mỗi cách phân loại lại có các
loại rừng khác nhau. Theo Thông tư số: 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN và
PTNT về cách phân loại rừng thì có các cách phân loại và các loại rừng như sau:
- Phân loại rừng theo mục đích sử dụng: bao gồm: rừng phịng hộ, rừng đặc
dụng, rừng sản xuất.
- Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành: bao gồm: Rừng tự nhiên (gồm
rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh), rừng trồng (gồm rừng trồng mới và rừng tái
sinh sau khi khai thác).

- Phân loại rừng theo điều kiện lập địa: bao gồm: Rừng núi đất, rừng núi đá,
rừng ngập nước.
- Phân loại rừng theo loài cây,bao gồm: Rừng gỗ (rừng lá rộng, rừng lá kim và
rừng hỗn giao), rừng tre nứa, rừng cau dừa, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
- Phân loại rừng theo trữ lượng, bao gồm: Rừng rất giàu, rừng giàu, rừng
trung bình, rừng nghèo và rừng chưa có trữ lượng.
Các tiêu chí đánh giá rừng và biến đổi diện tích rừng:
Diện tích rừng hiện có:
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Diện tích rừng hiện có là diện tích rừng tính tại thời
điểm thống kê hoặc kiểm kê rừng.
Độ che phủ rừng (hay tỷ lệ che phủ rừng):
3

Chú thích: Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng được biểu
thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng
4

Trích Luật Bảo vệ và Phát triển rừng


9
Độ che phủ rừng là số đo tỷ lệ phần trăm diện tích có rừng so với diện tích tự
nhiên của một vùng lãnh thổ. Độ che phủ rừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích
rừng tăng hay giảm trong một vùng lãnh thổ.
Cơng thức để tính độ che phủ rừng:

Trong đó:
- Scr là diện tích có rừng
- Smt là diện tích rừng trồng dưới 3 tuổi

- Stn là tổng diện tích tự nhiên
Theo TCTK, chỉ tiêu độ che phủ rừng (tính theo %) được tính hàng năm dựa
trên số liệu về diện tích rừng hiện có và tổng diện tích đất tự nhiên. Đây là chỉ tiêu
phản ảnh tỷ lệ giữa diện tích rừng và diện tích đất tự nhiên. Chỉ tiêu này được tính
cho cả nước và tất cả các tỉnh, thành phố có rừng.
Diện tích rừng bị cháy:
Diện tích rừng bị cháy là diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bị cháy khơng
cịn khả năng khôi phục. Chỉ tiêu này không bao gồm diện tích rừng lau lách và
diện tích rừng khơng có giá trị kinh tế bị cháy.
Diện tích rừng bị phá:
Diện tích rừng bị phá là diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bị chặt phá làm
nương rẫy, lấy lâm sản, thổ sản hoặc chuyển đổi các mục đích khác mà khơng được
cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.

1.1.3. Mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng
Mối quan hệ giữa nghèo đói và rừng nằm trong một mối quan tâm lớn hơn
đó là mối quan hệ chung giữa đói nghèo và mơi trường, trong đó rừng và hệ sinh
thái rừng là một thành phần của môi trường. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn tập


10
trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nghèo đói và biến động diện tích rừng (bao
gồm: tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng bị cháy và diện tích rừng bị chặt phá).
Nhìn chung, trên thế giới có những quan niệm rất khác nhau về mối quan hệ
giữa đói nghèo và rừng. Tuy nhiên, các quan niệm này tập trung vào hai hướng
chính:
- Nghèo đói là ngun nhân dẫn đến tình trạng phá rừng: Theo Ngân hàng
Phát triển Châu Á, các nguyên nhân chính của nạn phá rừng là do sức ép dân số đã
làm gia tăng nhu cầu về các sản phẩm rừng (ADB: 2000). Theo ý kiến của De
Koninck (1999), có bốn yếu tố cơ bản gây ra nạn phá rừng ở Việt Nam là: (1) một

số dân tộc thiểu số dựa quá nhiều vào du canh du cư, (2) mở rộng đất làm nông
nghiệp, (3) khai thác gỗ quá nhiều, (4) thu hoạch các sản phẩm rừng phục vụ cho
nhu cầu sinh sống. Thực tế đã cho thấy người nghèo chủ yếu tập trung ở những
vùng xa xơi hẻo lánh với điều kiện kiếm sống khó khăn và cũng là nơi có tỷ lệ rừng
che phủ lớn nhất. Do tập quán du canh du cư của người dân vùng cao, họ chặt phá
rừng để lấy đất canh tác. Bên cạnh đó, họ khai thác các sản phẩm từ rừng (gỗ và
lâm sản ngoài gỗ) một cách quá mức khiến cho rừng ngày càng bị tàn phá cả về số
lượng và chất lượng. Thực tế không thể phủ nhận rằng đói nghèo khiến cho tình
trạng phá rừng ngày càng trở nên căng thẳng hơn.
- Tình trạng rừng cạn kiệt càng làm nghiêm trọng hơn vấn đề nghèo đói:
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), trên thế giới có khoảng
1.6 tỷ người (trên 25% dân số thế giới) sống dựa vào rừng. Rừng là nguồn cung cấp
thức ăn và thu nhập để họ duy trì cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tình trạng tài
nguyên rừng cạn kiệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của một bộ phận dân số
không nhỏ này. Điều này càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng nghèo đói trong
dân cư sống dựa vào rừng.
Như vậy, những người nghèo vừa là nguyên nhân gây ra tình trạng phá rừng,
vừa là nạn nhân của chính sự tàn này. Đó chính là một "vòng tròn luẩn quẩn" của


11
nghèo đói. Do thiếu vốn, thiếu kiến thức và phương tiện sản xuất, người nghèo đã
khai thác tài nguyên rừng một cách bừa bãi, lãng phí, gây ra sự cạn kiệt tài ngun,
gây ơ nhiễm và suy thối mơi trường. Điều này khiến cho con người ngày càng
nghèo đói hơn và mắc nhiều bệnh tật nhiều hơn.
Việc tồn tại mâu thuẫn và sự tương đồng giữa phát triển kinh tế xã hội và cải
thiện chất lượng môi trường ngày càng rõ nét và được thể hiện trong một số báo cáo
về Việt Nam như: Trong nghiên cứu của Jamieson và cộng sự năm 1998 và Bộ NN
và PTNT năm 2001 cho rằng việc mất độ che phủ rừng là nguyên nhân cơ bản làm
tăng thêm nghèo đói ở Việt Nam; trong khi đó nghiên cứu ADB năm 2000 lại cho

rằng rừng là đầu vào của các hoạt động kinh tế và khai thác rừng chính là điều kiện
cần thiết để thúc đẩy quá trình giảm nghèo. Trong nghiên cứu của William D.
Sunderlin năm 2003 đã mô tả về mối quan hệ giữa đời sống con người và độ che
phủ rừng trong một mơ hình tứ diện sau:
Hình 1.1: Mơ hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng
Chất lượng của độ che phủ rừng

+
Đời sống
con người

+

Được – Được
Mất – Được

Được – Mất
Mất – Mất

Nguồn: Sunderlin 2003
Mô hình tứ diện về đời sống con người và độ che phủ rừng được áp dụng cho
những người sống trong rừng và gần rừng, bao gồm những khái niệm sau:
- “Được – Được”: có nghĩa giảm nghèo và tăng độ che phủ rừng được thừa
nhận là luôn đi đôi với nhau.
- “Được – Mất”: nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy
giảm rừng và đa dạng sinh học.


12
- “Mất – Được”: nghĩa là an toàn sinh kế của người dân khơng cịn nữa vì họ

khơng được phép sống gần rừng, khai thác các sản vật từ rừng và rừng không bị suy
giảm.
- “Mất – Mất”: nghĩa là cả người dân địa phương và rừng đều bị thua thiệt.
Thực tế có thể có nhiều dạng mơ hình tồn tại trong cùng một cộng đồng như
vẫn có “những người được” và “những người mất” tồn tại trong cùng một cộng
đồng. Tuy vậy, mơ hình này đã mơ tả một cách khá đầy đủ các mối quan hệ có thể
xẩy ra giữa đời sống con người và tình trạng rừng tại các khu vực có dân cư sinh
sống gần rừng.
Ở các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, mối quan
hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng thường nằm trong nhóm “Mất – Được”
hoặc “Được – Mất”. Điều này có nghĩa, các quốc gia đang phát triển thường chấp
nhận đánh đổi giữa hai yếu tố này trong quá trình phát triển. Từ khi quan điểm về
phát triền bền vững ra đời, các quốc gia đều định hướng phát triển quốc gia theo
hướng bền vững. Theo hướng phát triển mới, nghèo đói và biến đối diện tích rừng
sẽ được giải quyết đồng thời và phấn đấu đạt tới trạng thái “Được – Được”. Tuy
nhiên, do chưa nhận thức đúng về mối quan hệ giữa nghèo đói và biến động diện
tích rừng nên trong q trình thực hiện cịn gặp phải rất nhiều khó khăn và trở ngại.

1.2. Phương pháp đánh giá mối quan hệ nghèo đói và biến đổi diện tích
rừng
Vấn đề liên quan đến rừng và nghèo đói ngày càng nhận được sự quan tâm
trên toàn thế giới. Vào những năm 1960, các tổ chức phát triển đã tuyên bố đầy lạc
quan về tiềm năng sử dụng tài nguyên rừng để thúc đẩy quá trình giảm nghèo ở các
nước đang phát triển. Tuy nhiên trong quá trình phát triển các quốc gia này chú
trọng quá nhiều đến vấn đề khai thác tài nguyên từ rừng mà quên đi khía cạnh phải
phục hồi và duy trì sự phát triển của nguồn tài nguyên rừng. Vì vậy nên phần lớn
các tun bố này đã khơng trở thành hiện thực và không được chú trọng trong một
khoảng thời gian dài.



13
Bước sang thiên niên kỷ mới, chủ đề về mối quan hệ giữa nghèo đói và rừng
và khả năng giảm nghèo dựa vào rừng lại bắt đầu nhận được sự quan tâm của thế
giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong những năm gần đây, ngày càng
có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghèo đói và rừng và xem xét khả năng
giảm nghèo dựa vào rừng. Một số nghiên cứu có khả năng áp dụng để phân tích,
đánh giá mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi diện tích rừng sẽ được tóm tắt và
đưa ra phương pháp đánh giá sử dụng trong luận văn.

1.2.1. Một số nghiên cứu đã có về mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi
diện tích rừng và bài học rút ra
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghèo đói và rừng được khá nhiều tác giả
trên thế giới quan tâm. Dưới đây là một số nghiên cứu khá tiêu biểu về vấn đề này:
- Nghiên cứu về Mối quan hệ giữa nghèo đói và các yếu tố môi trường –
trường hợp tại vùng vịnh Katonga, Uganda của nhóm tác giả trường Đại học
Makerere, năm 2008.
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ nghèo và
các yếu tố môi trường (bao gồm rừng, khơng khí, nước, bảo tồn đất ngập nước). Với
giả thuyết đặt ra là nghèo là nguyên nhân gây ra suy thối mơi trường tại khu vực
vịnh Katonga, Uganda, các tác giả trường đại học Makerere đã tiến hành hồi quy tỷ
lệ nghèo (biến phụ thuộc) với các yếu tố mức độ suy thoái rừng, tỷ lệ bảo tồn đất
ngập nước, tỷ lệ sử dụng than và gỗ làm nhiên liệu. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ
nghèo có mối quan hệ cùng chiểu với mức độ suy thoái rừng, tỷ lệ bảo tồn đất ngập
nước và quan hệ ngược chiều với tỷ lệ sử dụng than và gỗ làm nhiên liệu.5
Nghiên cứu này quan tâm đến một số các yếu tố mơi trường trong đó có suy
thối diện tích rừng. Nghiên cứu đã chỉ ra cũng như lượng hóa được mối quan hệ
giữa tỷ lệ nghèo và một số yếu tố của mơi trường.

55


Tóm tắt từ: An Investigation of the Poverty – Environmental degradation nexus: A case study of
Katonga Basin in Uganda


14
- Nghiên cứu Người nghèo ở đâu, cây cối ở đâu? của ba tác giả Daniel
Muller (Viện Kinh tế Nông nghiệp và Khoa học Xã hội - Đại học Humboldt tại
Berlin), Michael Epprecht (Trung tâm Quốc gia Thụy sĩ về Năng lực trong Nghiên
cứu Bắc-Nam“ (NCCR), William D. Sunderlin (Trung tâm Nghiên cứu Lâm học
Quốc tế (CIFOR) năm 2006 tại Việt Nam. Nghiên cứu trọng tâm mô tả phân bố
không gian của tình trạng nghèo đói và vùng cịn diện tích rừng tự nhiên tại Việt
Nam. Nhóm tác giả đã nhấn mạnh phân tích phân bố khơng gian ở cấp xã bằng cách
sử dụng các nguồn số liệu địa lý cả về tình trạng nghèo cũng như về rừng.
Nghiên cứu đã nêu bật mối liên hệ giữa diện tích rừng với tỷ lệ và mật độ
nghèo đói ở Việt Nam. Các phân tích được thực hiện kết hợp các số liệu phạm vi
tồn quốc về ước tính tỷ lệ nghèo đói cấp xã và phân bố địa lý về diện tích và chất
lượng rừng. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ định tính giữa rừng và tình
trạng nghèo đói: cụ thể rừng tập trung chủ yếu tại ác khu vực dân cư hẻo lánh với tỷ
lệ nghèo rất cao. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị về sự cần
thiết tiến hành các nghiên cứu sâu hơn ở Việt Nam và vấn đề lồng ghép bảo vệ rừng
trong các chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Nghiên cứu về Mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng - các vấn đề cơ bản và
hàm ý nghiên cứu của hai tác giả Arild Angelsen and Sven Wunder – Trung tâm
Nghiên cứu Lâm học quốc tế (CIFOR), tháng 5 năm 2003.
Trung tâm Nghiên cứu Rừng thế giới là một cơ quan rất uy tín trong các
nghiên cứu các vấn đề về rừng và cải thiện sinh kế của người dân dựa vào rừng.
Nghiên cứu này không thực hiện cụ thể tại quốc gia nào nhưng lại đưa ra một cái
nhìn khá tổng thể về mối quan hệ giữa rừng và giảm nghèo và các phương pháp sử
dụng rừng để giảm nghèo. Nghiên cứu khơng phân tích sâu, cũng như lượng hóa
mối quan hệ giữa rừng và nghèo nhưng lại đưa ra được cái nhìn tổng quan về mối

quan hệ này cũng như tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống người nghèo. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra phương pháp sử dụng rừng để giảm nghèo (bao


15
gồm: phát triển các sản phẩm ngoài gỗ, gỗ và chi trả dịch vụ sinh thái) và cách thức
áp dụng.
Từ các nghiên cứu trên, một số bài học được áp dụng trong luận văn như sau:
- Áp dụng phân tích bản đồ để nghiên cứu phân bố không gian giữa nghèo
đói và biến đổi diện tích rừng theo lãnh thổ tại khu vực nghiên cứu. Trong nghiên
cứu “Người nghèo ở đâu, cây cối ở đâu?” của ba tác giả Daniel Muller, Michael
Epprecht và William D. Sunderlin đã áp dụng phân tích bản đồ để đưa ra mối quan
hệ định tính giữa phân bố tỷ lệ nghèo và phân bố rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên trong
luận văn chỉ nghiên cứu tại khu vực TD và MN phía Bắc nên cần lựa chọn và áp
dụng hợp lý.
- Áp dụng phân tích hồi quy để định lượng mối quan hệ giữa nghèo và biến
đổi diện tích rừng. Trong nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nghèo đói và các yếu tố
mơi trường – trường hợp tại vùng vịnh Katonga, Uganda” của nhóm tác giả trường
Đại học Makerere đã áp dụng phương pháp phân tích hồi quy để lượng hóa mối
quan hệ giữa tỷ lệ nghèo và các yếu tố chất lượng môi trường. Tuy nhiên trong
phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ nghèo và biến đổi diện tích
rừng nên cần lựa chọn các biến số hợp lý để đưa vào mơ hình.
- Một số hướng phát triển để giảm nghèo dựa vào rừng có thể áp dụng được
ở khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu về Mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng - các vấn
đề cơ bản và hàm ý nghiên cứu của hai tác giả Arild Angelsen and Sven Wunder –
Trung tâm Nghiên cứu Lâm học quốc tế (CIFOR) đã đưa ra được một số hướng giải
quyết hài hòa giữa giảm nghèo và bảo tồn rừng. Những định hướng này cần được
nghiên cứu kỹ và áp dụng phù hợp với điều kiện của vùng Trung du và phía Bắc và
tiến tới trên cả nước ta.


1.2.2. Phương pháp phân tích phân bố khơng gian
Phương pháp phân tích phân bố khơng gian là phương pháp xem xét phân bố
khơng gian của rừng và nghèo đói để từ đó thấy được mối quan hệ giữa hai yếu tố


16
này trong một thời gian xác định. Sử dụng phương pháp này để liên kết rừng – như
một tiêu chí mơi trường với tỷ lệ nghèo đói nhằm xem xét các mối tương quan
không gian giữa hai yếu tố này, từ đó nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa rừng
và nghèo đói tại vùng TD và MN phía Bắc.
Bộ số liệu được sử dụng ở đây là cuộc điều tra Nông nghiệp – nông thôn
(Agricencus) của TCTK năm 2006 kết hợp với các báo cáo hiện trạng rừng trong
thời gian này. Từ kết quả điều tra, Tổng cục Thống kê đã xây dựng số liệu và bản
đồ về tỷ lệ nghèo và độ che phủ rừng đến cấp xã trong cả nước của Việt Nam.
Từ tập bản đồ và số liệu đã có này, sử dụng bản đồ địa lý đã có về tỷ lệ che
phủ rừng và tỷ lệ nghèo, sau đó xem xét, kết hợp giữa hai bản đồ này để thấy được
mối quan hệ về mặt không gian giữa tỷ lệ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng trong một
thời gian xác định.

1.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy
Để xem xét sự biến động cũng như mối quan hệ giữa nghèo đói và biến đổi
diện tích rừng, luận văn cịn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để phân tích
sự phụ thuộc và lượng hóa những ảnh hưởng, xem xét mức độ tác động của yếu tố
nghèo đói và biến đổi diện tích rừng.
Phân tích hồi quy là sự phân tích quan hệ phụ thuộc của một biến số được gọi
là biến số phụ thuộc vào các biến số khác được gọi là biến biến số độc lập hay biến
số giải thích.
* Các bước tiến hành phân tích hồi quy:
Bước 1: Xem xét tài liệu và phát triển mơ hình
Bước 2: Định dạng mơ hình: lựa chọn biến và dạng hàm.

Bước 3: Giả thuyết tác động của các hệ số tham gia vào mô hình. Thơng
thường có thể viết các ký hiệu ở trên các biến.
Bước 4: Thu thập số liệu


17
Bước 5: Chạy hồi quy để ra mơ hình ướng lượng và đánh giá mơ hình.
Bước 6: Viết kết quả, phân tích kết quả và đưa ra khuyến nghị
-

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

Phương pháp bình phương nhỏ nhất do nhà toán học nổi tiếng người Đức là
Gauss phát minh ra và được ứng dụng trong các ước lượng của phân tích hồi quy.
Đây là một trong các phương pháp phân tích hồi quy được ứng dụng rộng rãi nhất.
Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa yếu tố nghèo đói và rừng của vùng
TD và MN phía Bắc, tơi nghiên cứu quan hệ phụ thuộc của tình trạng nghèo đói (tỷ
lệ nghèo đói) của vùng với các biến số về biến đối diện tích rừng ( tỷ lệ che phủ
rừng, tỷ lệ rừng bị cháy, tỷ lệ rừng bị phá …) Quá trình hồi quy sẽ chia ra hồi quy
hai phương trình: (1) nghèo đói là biến phụ thuộc và biến đổi diện rừng là biến độc
lập và (2) ngược lại biến đổi diện tích rừng rừng là biến phụ thuộc cịn lại nghèo đói
là biến độc lập.
Nguồn số liệu để đưa vào phương trình hồi quy bao gồm:
- Số liệu nghèo đói: số liệu đại diện cho tình trạng nghèo đói tại vùng TD và
MN phía Bắc là tỷ lệ hộ nghèo. Số liệu tỷ lệ hộ nghèo được tổng hợp từ hai nguồn
là TCTK và Bộ LĐTB và XH. Số liệu tỷ lệ hộ nghèo của TCTK được tính tốn từ
điều tra khảo sát mức sống dân cư tiến hành 2 năm 1 lần trên phạm vi toàn quốc.
Điều tra này được tiến hành với số mẫu khá lớn (khoảng 45 nghìn hộ) nhằm thu
thập thơng tin về thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình trên cả nước. TCTK sau
khi điều tra đã tính tốn và đưa ra các chỉ tiêu về mức sống dân cư, kết quả của điều

tra được công bố trên trang web chính thức của Tổng cục. Bên cạnh đó, Bộ LĐTB
và XH cũng tiến hành thống kê hàng năm về tỷ lệ hộ nghèo trên phạm vi các tỉnh
trên cả nước.
- Số liệu về diện tích rừng: bao gồm tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng bị
cháy, diện tích rừng bị chặt phá. Số liệu tỷ lệ che phủ rừng được tổng hợp từ hai


18
nguồn TCTK và số liệu diễn biến rừng hàng năm của Cục Kiểm lâm. Ngồi ra, số
liệu về diện tích rừng bị cháy và diện tích rừng bị chặt phá được lấy từ nguồn số
liệu của TCTK.
Các số liệu được sử dụng đều được cơng bố rộng rãi trên tồn quốc và trên
các trang web chính thức của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, độ tin cậy của nguồn số
liệu rất cao và được đảm bảo bằng uy tín của chính các cơ quan này.


19

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NGHÈO ĐĨI VÀ BIẾN ĐỔI
DIỆN TÍCH RỪNG VÙNG TD VÀ MN PHÍA BẮC
2.1. Giới thiệu chung về vùng TD và MN phía Bắc
Vùng TD và MN phía Bắc bao gồm hai tiểu vùng là Tây Bắc và Đông Bắc
trước đây. Hiện nay, TCTK mới phân chia nước ta thành 6 vùng thay vì 8 vùng như
trước đây. Hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Ninh trước đây thuộc vùng Đông Bắc nay
được tách về vùng Đồng bằng Sơng Hồng. Theo cách phân chia mới, TD và MN
phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai,
Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hịa
Bình. Tổng diện tích của vùng là 95.346 km2 chiếm 28.8% tổng diện tích cả nước
với dân số 11.207,8 nghìn người, chiếm 13% cả nước (số liệu năm 2008)6.


2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Vùng TD và MN phía Bắc có phía Bắc giáp Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai,
Lai Vân, phía Tây giáp Lào qua cửa khẩu Điện Biên, Sơng Mã, Mai Sơn, phía Đơng
Nam giáp với vùng đồng bằng sơng Hồng. TD và MN phía Bắc liền kề với khu vực
đồng bằng sông Hồng, gần khu kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh.
* Địa hình, khí hậu, thủy văn
Địa hình vùng TD và MN phía Bắc được chia làm hai vùng nhỏ khá rõ rệt là
Đông Bắc và Tây Bắc. Vùng Đông Bắc có địa hình thấp hơn so với vùng Tây Bắc.
Phía Tây có những dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, trong đó dãy
Phanxipan cao hơn 3000 mét. Trong khi đó Tây Bắc có địa hình núi cao hiểm trở
chia cắt phức tạp. Địa hình cao và chia cắt là một trong những đặc điểm khiến cho
diện tích rừng tập trung tại vùng khá lớn. Tuy nhiên, đây cũng là một trở ngại lớn

6

Nguồn: Tổng cục Thống kê


20
trong việc phát triển kinh tế của vùng. Điều này dẫn đến đời sống của bà con sống
tại những vùng có địa hình hiểm trở rất khó khăn.
Khí hậu: Vùng Đơng Bắc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, là nơi chịu ảnh
hưởng mạnh nhất của gió mùa Đơng Bắc, nơi có mùa đơng lạnh nhất ở nước ta,
mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió
mùa Tây Nam nóng khơ, mưa nhiều, mùa đơng gió mùa Đơng Bắc lạnh, khơ, ít
mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khơ nóng, hạn hán,
sương muối gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Thủy văn: Nguồn nước khu vực Đơng Bắc khá dồi dào với chất lượng tốt do

có nhiều sơng lớn chảy qua: sơng Hồng, sơng Thái Bình, sông Đà, sông Cầu... Tuy
nhiên sự phân bố các nguồn nước không đều theo mùa và theo lãnh thổ, nên về mùa
mưa một số vùng ven sông hay các thung lũng thường bị úng lụt, còn về mùa cạn,
khi mực nước sơng xuống thấp gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp và đời
sống sinh hoạt của nhân dân..
* Tài ngun thiên nhiên
- Khống sản: TD và MN phía Bắc là vùng có khống sản và trữ năng thuỷ
điện lớn nhất nước ta. Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm,
đất hiếm, apatit … Tiềm năng thủy điện đã được khai thác trên một số hệ thống
sông lớn như thủy điện sông Đà, thủy điện Sơn La … và hiện nay đang tiếp tục phát
triển với quy mô vừa và nhỏ.
- Đất đai là thế mạnh cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng
Trugn du và miền núi phía Bắc. Tồn vùng có 9.843,4 nghìn ha đất thì đất nơng
nghiệp là 1.423,2 nghìn ha chiếm 14,9% và đất lâm nghiệp là 5.173,1 nghìn ha
chiếm 54,2%. Một số loại đất chính gồm: đất đỏ đá vôi, đất Feranit đỏ vàng, đất phù
sa cổ …
* Tài nguyên nhân văn
Tổng dân số của vùng năm 2008 là 11.207,8 nghìn người với mật độ trung
bình 118 người/km2 – thấp hơn so với mức trung bình cả nước là 260 người/km2.


21
Dân số tập trung đông nhất tại tỉnh Bắc Giang (425 người/km2), Phú Thọ
(387người/km2), Thái Nguyên (325 người/km2).
Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số vùng TD và MN phía Bắc năm 2008
Dân số trung bình

Mật độ dân số

(Nghìn người)


(Người/km2)

Cả nước

86.210,8

260

TD và MN phía Bắc

11.207,8

118

Hà Giang

705,1

89

Cao Bằng

528,1

79

Bắc Kạn

308,9


64

Tuyên Quang

746,9

127

Lào Cai

602,3

94

n Bái

750,2

109

1.149,1

325

759

91

Bắc Giang


1.628,4

425

Phú Thọ

1.364,7

387

Điện Biên

475,6

50

Lai Châu

335,3

37

1.036,5

73

817,7

178


Thái Ngun
Lạng Sơn

Sơn La
Hồ Bình

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Dân tộc: Với cái nơi văn hóa, cội nguồn của người Việt là vùng Phong Châu
– Phú Thọ, TD và MN phía Bắc tập trung nhiều dân tộc khác nhau. Cơ cấu dân tộc
đa dạng nhất trong cả nước với khoảng 30 dân tộc. Trong đó người Kinh chiếm
đơng nhất 66,1% tổng dân số tồn vùng; người Tày chiếm 12,4%; người Nùng
chiếm 7,3%; người Dao; người H’Mông, người Thái...với những nét đặc sắc về văn
hoá truyền thống và tập quán sản xuất.


22
Lực lượng lao động của vùng khá dồi dào tuy nhiên trình độ lao động thấp,
cơ cấu lao động rất đơn giản, chủ yếu là lao động làm việc trong lĩnh vực nông –
lâm nghiệp. Do vậy trong hiện tại và cả tương lai cần chú trọng đầu tư nâng cao
trình độ dân trí và trình độ của người lao động. Cần khơi dậy các ngành nghề truyền
thống và giữ gìn phát huy bản sắc văn hố dân tộc vùng này

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vùng TD và MN phía Bắc là một trong những vùng có nền kinh tế kém phát
triển nhất cả nước. Tuy nhiên, vùng đã bước đầu khai thác thế mạnh về đất và rừng,
phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc và kinh tế trang trại. Công
nghiệp của vùng đã có bước phát triển phù hợp với điều kiện của vùng như chế biến
lâm sản, vật liệu xây dựng; phát triển thủy điện, nhiệt điện than, công nghiệp luyện
kim, chế tạo cơ khí, phân bón. Tuy nhiên, so với cả nước thì tốc độ phát triển kinh

tế vùng này thấp nhất và nguy cơ tụt hậu khá cao.
Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP theo vùng và đóng góp vào GDP cả nước giai
đoạn 2006-2008 (%)
Vùng

GDP

Nơng
CN - XD
nghiệp

Dịch vụ

Đóng góp vào
GDP cả nước

9,5

5,4

11,0

9,5

6,0

ĐB sông Hồng

12,0


4,3

15,0

13,0

21,5

Bắc Trung Bộ

10,0

6,7

16,0

13,0

10,5

DH miền Trung

12,0

5,5

16,0

13,0


11,5

Tây Nguyên

10,0

6,6

15,0

14,0

2,8

Đông Nam Bộ

13,0

5,3

14,0

15,0

32,4

ĐB sơng Cửu Long

12,8


6,2

18,0

14,5

15,3

TD và MN phía Bắc

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình phát triển KT-XH Việt Nam - UNDP


23
TD và MN phía Bắc là một trong những vùng có nền kinh tế kém phát triển
nhất trong cả nước. Trong thời kỳ 2006 - 2008, tốc độ tăng GDP của vùng TD và
MN phía Bắc thấp nhất trong cả nước – chỉ đạt 9,5% trong khi các vùng khác đều
đạt trên 10%. Mặc dù chiếm một phần rất lớn trong tổng diện tích tự nhiên của cả
nước (28,8%) nhưng vùng TD và MN phía Bắc chỉ đóng góp 6% vào tổng GDP cả
nước.
Hình 2.1: Cơ cấu GDP theo ngành vùng TD và MN phía Bắc

Nguồn: TCTK và Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2010 của Đảng, Số liệu năm
2010 là mục tiêu phát triển của vùng
Ngành nơng nghiệp có một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu GDP của
vùng. Năm 2006, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP là 35,4%, giảm so với
năm 2000. Theo kế hoạch phát triển của vùng năm 2010, GDP ngành nông nghiệp
chiếm 27,39% và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo. Tuy giảm tỷ trọng trong
GDP nhưng, nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế chính và quan trọng nhất của
vùng. Khoảng 80% dân số của vùng vẫn sống dựa vào nông nghiệp nên phát triển

nông nghiệp vẫn là một hướng đi chính và quan trọng để phát triển kinh tế của
vùng.


24
Hình 2.2: Giá trị sản xuất các ngành vùng TD và MN phía Bắc theo giá so sánh
năm 1994 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Nguồn: Tổng cục thống kê
Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản của vùng tăng liên tục trong
thời gian qua với tốc độ tăng khá nhanh – khoảng trên 5% một năm. Năm 2008,
tổng giá trị tồn ngành nơng – lâm – thủy sản năm 2008 của vùng đạt 19,019.2 tỷ
đồng (theo giá so sánh năm 1994). Trong đó, nơng nghiệp (bao gồm trồng trọt và
chăn nuôi) chiếm tỷ trọng lớn nhất – 83,8% năm 2008, tiếp theo là lâm nghiệp
13,7%, còn lại là thủy sản.
Tuy có một tỷ trọng khơng lớn trong ngành nơng – lâm – ngư nghiệp nhưng
lâm nghiệp là một ngành rất quan trọng tại vùng TD và MN phía Bắc. Vì rừng gắn
liền với một tỷ lệ dân cư khá lớn trong vùng nên vai trò của ngành lâm nghiệp ngày
càng trở nên quan trọng. . Trong những năm qua vùng này có những nỗ lực nhằm
phủ xanh đất trống đồi trọc, dần khôi phục vốn rừng bị mất do quá trình khai thác
bừa bãi. Trong vùng đã hình thành một số nông trường cung cấp nguyên liệu gỗ cho
ngành sản xuất giấy (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái...). Tình hình biến
động về rừng và diện tích rừng trong vùng sẽ được đề cập chi tiết trong phần hiện
trạng về rừng và nghèo đói dưới đây.


25

2.2. Hiện trạng về nghèo đói vùng TD và MN phía Bắc
2.2.1. Tỷ lệ nghèo đói

Qua kết quả của 5 cuộc điều tra KSMS dân cư (vào các năm 1998, 2002,
2004, 2006 và 2008) của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ nghèo chung của vùng TD và
MN phía Bắc đều cao nhất cả nước.
Hình 2.3: Tỷ lệ nghèo chung7 của các vùng và cả nước (%)

Nguồn: Kết quả KSMS dân cư – Tổng cục Thống kê
Năm 1998, tỷ lệ nghèo chung của vùng rất cao, lên đến 64,5% - có nghĩa trên
một nửa dân số của vùng sống ở mức nghèo đói với mức chuẩn nghèo chung là chi
tiêu của bình quân một người một tháng dưới 149 nghìn đồng. Cùng với nỗ lực phát
triển kinh tế và giảm nghèo của vùng, tỷ lệ nghèo chung đã giảm khá nhanh, chỉ còn
31,6% năm 2008. Tuy vậy, đây vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo chung cao nhất trong cả
nước.

7

Tỷ lệ nghèo chung được tính theo mức chi tiêu bình qn 1 người 1 tháng với chuẩn nghèo chung
của TCTK và WB


×