Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài thu hoạch ccllct, môn xã hội học trong lãnh đạo quản lý, phương pháp xã hội học và cách vận dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.38 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................4
1. Phương pháp xã hội học: định nghĩa và các bước thực hiện..................4
1.1. Định nghĩa.................................................................................................4
1.2. Các bước thực hiện phương pháp xã hội học..........................................4
2. Phương pháp xác định vấn đề xã hội học và cách vận dụng...................4
2.1. Phương pháp xác định vấn đề xã hội học................................................4
2.2. Cách vận dụng...........................................................................................6
3. Phương pháp chọn mẫu và cách vận dụng...............................................6
3.1. Phương pháp chọn mẫu............................................................................6
3.2. Cách vận dụng...........................................................................................9
4. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu và cách vận dụng......10
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kỹ năng vận dụng............................10
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu và cách vận dụng.......................................11
4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu và cách vận dụng................................12
5. Phương pháp trình bày thơng tin xã hội học và cách vận dụng...........14
5.1. Phương pháp trình bày thơng tin xã hội học.........................................14
5.2. Cách vận dụng.........................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19

1


MỞ ĐẦU
Xã hội học là một bộ môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về thành
phần xã hội, cấu trúc xã hội và các quá trình xã hội để làm rõ các quy luật của
sự hình thành, vận động và phát triển mối quanh hệ giữa con người và xã hội,
các hệ thống xã hội từ vi mô đến vĩ mơ. Ví dụ, xã hội học nghiên cứu các


thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội và mối quan hệ của các giai tầng xã hội
tạo nên một xã hội nhất định. Xã hội học nghiên cứu các quá trình xã hội như
di cư, di động xã hội, phân tầng xã hội, xã hội hóa, dư luận xã hội, truyền
thơng đại chúng, an sinh xã hội, chính sách xã hội, lãnh đạo, quản lý xã hội
nhằm đảm bảo trật tự xã hội, phát triển xã hội và phát triển con người.
Vấn đề cơ bản mà xã hội học quan tâm nghiên cứu là mối quan hệ giữa
con người và xã hội. Theo đó xã hội học nghiên cứu để trả lời nhưng câu hỏi
như : mối quan hệ giữa con người và xã hội diễn ra như thế nào ? Con người
tác động tới xã hội như thế nào ? Xã hội tác động đến con người như thế nào?
Câu hỏi lý luận thực tiễn đặt ra đối với lãnh đạo, quản lý là : như thế nào
là mối quan hệ hài hòa giữa con người và xã hội ? Làm thế nào đảm bảo phát
triển con người toàn diện? Làm thế nào đảm bảo phát triển xã hội bền vững ?
Câu trả lời sơ bộ ở đây là : cần hiểu về thành phần xã hội, cấu trúc xã hội và
các quá trình xã hội, nắm được các quy luật của sự hình thành, vận động và
phát triển hệ thống xã hội từ nhỏ đến lớn để lãnh đạo, quản lý đảm bảo phát
triển mối quan hệ hài hòa giữa con người và xã hội. Nói ngắn gọn là cần tìm
hiểu và nắm bắt các tri thức xã hội học để nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động lãnh đạo, quản lý.
Với tính cách là một khoa học, xã hội học có vai trị cung cấp các
phương pháp xã hội học để cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể áp dụng vào thu
thập, xử lý, phân tích, đánh giá các dữ liệu cần thiết về các hiện tượng xã hội,
quá trình xã hội. Đồng thời, nhờ nắm chắc các phương pháp xã hội học, cán
bộ lãnh đạo, quản lý có thể tiếp cận, đánh giá và lựa chọn, sử dụng một cách
2


có hiệu quả các kết quả điều tra, khảo sát xã hội học và các kết quả thống kê
xã hội về những chủ đề quan tâm. Với hiểu biết về phương pháp xã hội học,
cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể chỉ đạo, kiểm sốt, kiểm tra, đánh giá được
quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát về xã hội để đảm bảo có được những

dữ liệu, thơng tin khoa học cần thiết, đáng tin cậy về những hiện tượng xã hội,
q trình xã hội nhất định. Nói ngắn gọn, xã hội học có vai trị nâng cao
phương pháp và kỹ năng xã hội học cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Với tầm quan trọng như vậy và qua những kiến thức được trang bị khi
học tập, nghiên cứu học phần xã hội học trong lãnh đạo quản lý, tôi quyết
định chọn nội dung“Phương pháp xã hội học và cách vận dụng” để làm tiểu
luận kết thúc học phần xã hội học trong lãnh đạo quản lý, lớp hoàn chỉnh cao
cấp lý luận chính trị.

3


NỘI DUNG
1. Phương pháp xã hội học: định nghĩa và các bước thực hiện
1.1. Định nghĩa
Phương pháp xã hội học là hệ thống các phương pháp xác định vấn đề xã
hội học, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập, xử lý, phân tích các
dữ liệu xã hội học và phương pháp trình bày thơng tin xã hội học nhằm làm
sáng tỏ vấn đề đặt ra.
Phương pháp xã hội học không giản đơn là việc điều tra, khảo sát xã hội
học theo kiểu lập phiếu câu hỏi rồi phát phiếu câu hỏi và thu phiếu về để tính
đếm các câu trả lời. Trên thực tế, khơng ít cuộc điều tra, khảo sát xã hội học
được thực hiện theo kiểu nghiệp dư là phát phiếu điều tra, khảo sát. Một cuộc
điều tra, khảo sát xã hội học chuyên nghiệp đòi hỏi phải coi trọng và thực
hiện một cách khoa học, đầy đủ, chính xác từng nội dung, từng bước của
phương pháp xã hội học.
1.2. Các bước thực hiện phương pháp xã hội học
Định nghĩa vừa nêu cho thấy phương pháp xã hội học có cấu trúc gồm ít
nhất bốn bộ phận tạo thành bốn bước của một quá trình nghiên cứu xã hội
học. Đó là các bước như sau :

Xác định vấn đề xã hội học, chọn mẫu, thu thập, xử lý và phân tích các
dữ liệu để giải quyết vấn đề và trình bày kết quả.
Tương ứng với bốn bước này là bốn nhóm phương pháp xã hội học cần
được áp dụng trong bất kỳ một cuộc điều tra, khảo sát xã hội học nào.
2. Phương pháp xác định vấn đề xã hội học và cách vận dụng
2.1. Phương pháp xác định vấn đề xã hội học
Vấn đề xã hội học. Cuộc sống ln có rất nhiều vấn đề và lãnh đạo, quản
lý thường xuyên phải đối mặt với các loại vấn đề khác nhau. Nhưng không
phải vấn đề nào cũng là vấn đề xã hội học đòi hỏi phải áp dụng phương pháp
xã hội học để xem xét, giải quyết. Vấn đề xã hội học là những gì bất thường,
4


khác thường nảy sinh trong thành phần xã hội, cấu trúc xã hội hay q trình
xã hội có thể gây ra sự khó khăn, trở ngại hoặc tạo ra sự biến đổi mới thúc
đẩy sự hình thành, vận động, phát triển hệ thống xã hội.
Về mặt định lượng, những vấn đề nào chỉ liên quan đến một cá nhân
hoặc một số rất ít cá nhân thì khơng phải là vấn đề xã hội học. Vấn đề xã hội
học là vấn đề liên quan đến rất nhiều người, vô số người trong xã hội. Ví dụ,
trong việc chặt hạ cây xanh ở một thành phố mà chỉ có một vài người dân có
ý kiến thắc mắc thì ở đó rất khó có vấn đề xã hội học. Nhưng khi có rất nhiều
người dân bàn luận và bày tỏ ý kiến thắc mắc, lo lắng, băn khoăn thậm chí
bức xúc trên các diễn đàn khác nhau về việc chặt hạ cây xanh thì ở đó có vấn
đề xã hội học cần phải được xem xét, giải quyết kịp thời.
Về mặt định tính, vấn đề xã hội học ln có hai mặt tích cực và tiêu cực,
chức năng và phi chức năng. Trên thực tế, mọi người thường quan tâm tới vấn
đề tiêu cực, vấn đề khó khăn, trở ngại và tập trung vào giải quyết, khắc phục
những vấn đề đó. Tuy nhiên, để đổi mới và phát triển, các cán bộ lãnh đạo,
quản lý cần quan tâm phát hiện những vấn đề mới, tích cực, ví dụ những sáng
kiến, những cách nghĩ tiến bộ, cách làm mới, sáng tạo. Cán bộ lãnh đạo cần

phát hiện những vấn đề mới, tiến bộ và có cách thức bảo vệ, chăm sóc, phát
triển những nhân tố mới đó để tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững.
Phương pháp xác định vấn đề xã hội học có hiệu quả nhất là đặt câu hỏi
và đưa ra câu trả lời cần phải kiểm chứng xem có đúng khơng. Thực chất đây
là việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết khoa học cho một cuộc
nghiên cứu, điều tra, khảo sát xã hội học.
Cần sử dụng loại câu hỏi mở, tránh đặt những câu hỏi đóng kiểu “có,
khơng“, ví dụ : về việc chặt cây xanh người dân có ý kiến gì khơng ? Câu hỏi
này vừa đóng lại các phương án trả lời và vừa khơng khuyến khích việc tìm
kiếm thơng tin. Cần áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi mở với những từ ngữ để hỏi,

5


chẳng hạn : “như thế nào“. Ví dụ : về việc cải tạo, thay thế cây xanh ở thành
phố người dân có những ý kiến như thế nào ?
2.2. Cách vận dụng
Đối với câu hỏi vừa nêu, có thể có ít nhất hai câu trả lời : một là phần
đơng người dân đều có ý kiến đồng tình, ủng hộ. Hai là phần đơng người dân
đều có ý kiến bức xúc đề nghị dừng việc chặt hạ cây xanh. Nếu một trong hai
câu trả lời này là rõ ràng, chắc chắn không phải bàn cãi gì, khơng cần phải tìm
hiểu, kiểm tra đúng hay sai thì ở đây khơng có vấn đề xã hội học cần phải tìm
hiểu, xem xét. Nhưng nếu có nghi ngờ về mức độ đúng sai, mức độ chắc chắn
của một trong hai câu trả lời vừa nêu thì ở đó có vấn đề xã hội học cần phải
xem xét giải quyết. Vấn đề xã hội học ở đây là : khơng rõ người dân có ý kiến
như thế nào, ủng hộ hay phản đối việc chặt cây xanh? Từ vấn đề này có thể
nảy sinh vấn đề khác, ví dụ vì lý do gì mà người dân có ý kiến như thế này và
vì lý do gì mà người dân có ý kiến như thế kia.
Trong nghiên cứu khoa học việc xác định vấn đề xã hội học là việc đặt
câu hỏi nghiên cứu và đặt giả thuyết khoa học. Tồn bộ các bước và các cơng

việc tiếp theo của phương pháp xã hội học là tìm kiếm dữ liệu, thông tin để
kiểm chứng giả thuyết và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Trong lãnh
đạo, quản lý, cần xác định vấn đề xã hội học bằng cách áp dụng các kỹ năng
đặt câu hỏi và lựa chọn câu trả lời để quyết định xem có cần thiết phải thực
hiện điều tra xã hội học không, hay chỉ cần sử dụng các kết quả nghiên cứu có
sẵn để xem xét, giải quyết vấn đề đặt ra.
3. Phương pháp chọn mẫu và cách vận dụng
3.1. Phương pháp chọn mẫu
Định nghĩa mẫu. Mẫu là gì ? Trong phương pháp khoa học nói chung và
trong phương pháp xã hội học nói riêng, mẫu được hiểu là một phần của tổng
thể mà từ kết quả nghiên cứu mẫu, điều tra mẫu có thể suy đốn cho cả tổng
thể. Ví dụ, các nhà nghiên cứu toán thống kê xác suất đã xác định được công
6


thức chọn mẫu theo đó với một tổng thể gồm 500 phần tử hay đơn vị có thể
chỉ cần chọn một mẫu gồm 222 đơn vị hay phần tử là đủ để có được dữ liệu
với mức sai số cho phép là trên dưới 5% và độ tin cậy là 95%. Với một địa
bàn dân cư có trên 100 nghìn hộ gia đình có thể chọn ra một mẫu điều tra gồm
400 hộ gia đình là đủ để có thể đánh giá được dư luận xã hội của tất cả các hộ
gia đình ở địa bàn đó với sai số cho phép trên dưới 5% và độ tin cậy 95%.
Nhưng cần phải áp dụng những phương pháp chọn mẫu nhất định để chọn
được mẫu với sai số và độ tin cậy xác định.
Ích lợi của việc điều tra chọn mẫu. Tại sao phải điều tra mẫu mà không
điều tra tổng thể, toàn bộ? Cần nêu ngay lý do tiết kiệm mà các cán bộ lãnh
đạo, quản lý rất coi trọng: điều tra mẫu giúp tiết kiệm thời gian, công sức và
các nguồn lực khác nhất là tiết kiệm kinh phí. Thay vì phải điểu tra hơn 100
nghìn hộ gia đình chỉ cần điều tra một mẫu khoảng 400 hộ gia đình là đủ. Lý
do thứ hai bắt nguồn từ chất lượng điều tra : Với cùng một nguồn lực về thời
gian, công sức và kinh phí, việc tập trung điều tra một mẫu ví dụ 400 hộ gia

đình giúp điều tra cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ, chi tiết, đầy đủ và chính xác hơn,
nghĩa là đảm bảo chất lượng hơn rất nhiều so với việc phải điều tra dàn trải
cho cả tổng thể hơn 100 nghìn hộ gia đình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý biết rõ
hơn ai hết việc tập trung giải quyết một vấn đề gì đó sẽ có chất lượng hơn rất
nhiều so với việc phải dàn trải nguồn lực để giải quyết tất cả các vấn đề cùng
một lúc.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên : thuần túy và hệ thống. Mẫu chọn
sai thì kết quả điều tra chọn mẫu cũng sai. Do vậy, cần phải hiểu biết và vận
dụng những phương pháp chọn mẫu nhất định để chọn được mẫu có chất
lượng tốt nhất có thể được. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được chia
thành hai loại là chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống.

7


Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy là phương pháp chọn mẫu
theo kiểu bốc thăm. Đây là phương pháp chọn mẫu được coi là đảm bảo tính
đại diện cao nhất với nghĩa là bất kỳ một phần tử nào của tổng thể đều có xác
suất như nhau để được chọn vào mẫu. Đây là phương pháp chọn mẫu tốt nhất,
nhưng trên thực tế rất khó áp dụng vì rất khó có thể biết được chính xác từng
phần tử của tổng thể để có thể lập danh sách của tất cả các phần tử của tổng
thể để chọn xác xuất ngẫu nhiên kiểu bốc thăm. Do vậy, kỹ năng áp dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đòi hỏi phải nắm chắc tổng thể mẫu và
các phần tử của tổng thể mẫu là tương đối đồng nhất.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống là phương pháp theo đó bắt
đầu chọn một cách ngẫu nhiên một phần tử của tổng thể rồi từ đó lần lượt
chọn các phần tử khác một cách có hệ thống với hệ số k = tổng số các phần tử
của tổng thể/ số lượng các phần từ của mẫu. Ví dụ, nếu cần chọn 20 hộ gia
đình trong tổng số 100 hộ gia đình thì có thể bắt đầu ngẫu nhiên chọn một hộ

gia đình rồi một cách hệ thống cứ cách 5 hộ gia đình chọn tiếp một hộ gia
đình thứ hai, thứ ba cho đến hộ gia đình thứ hai mươi.
Phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên : chọn mẫu phân cụm và chọn
mẫu phân tầng. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và ngẫu nhiên hệ thống
thường được sử dụng kết hợp với phương pháp chọn mẫu phân cụm và phân
tầng. Phương pháp chọn mẫu phân cụm là cách phân chia tổng thể thành các
cụm mà mỗi cụm thường là một địa bàn, một khu vực nhất định. Ví dụ, chọn
mẫu hộ gia đình theo cụm nội thành và cụm ngoại thành. Trong mỗi cụm này
lại tiếp tục phân chia thành các cụm phù hợp ví dụ các quận nội thành và các
quận huyện ngoại thành. Trong mỗi cụm quận huyện có thể tiếp tục phân chia
và chọn mẫu theo cụm phường, xã và trong mỗi phường xã có thể chọn theo
tổ dân phố nếu là ở phường và thơn nếu ở xã. Có thể chọn mẫu phân tầng ví
dụ chọn mẫu theo các tầng xã hội về mức sống giàu, khá giả, trung bình,

8


nghèo và đói, đói. Việc chọn mẫu phân tầng, phân cụm nhằm đảm bảo mẫu
bao gồm các phần tử đại diện cho các cụm và các tầng của tổng thể.
Phương pháp kết hợp chọn mẫu ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên. Mỗi
một phương pháp chọn mẫu có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định, do
vậy cần kết hợp các phương pháp chọn mẫu phân cụm, phân tầng và phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy. Ví dụ,
sau khi đã chọn được tổ dân phố hoặc thơn và xác định được từng tầng có thể
áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy (bốc thăm) hoặc chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong cụm hoặc trong tầng đã được xác định.
Điều quan trọng nhất trong chọn mẫu là tìm cách chọn được các phần tử
của mẫu sao cho có tính đại diện cao nhất với nghĩa là các phần tử được chọn
đều có xác suất được chọn ngang bằng nhau. Không phần tử nào được chọn
một cách thiên vị vì bất kỳ lý do gì. Các phương pháp chọn mẫu vừa trình bày

ngắn gọn có thể đảm bảo chọn mẫu chính xác, có tính đại diện cao để có thể
suy luận kết quả điều tra chọn mẫu cho cả tổng thể.
3.2. Cách vận dụng
Việc nắm bắt các phương pháp chọn mẫu vừa nêu là rất quan trọng và
cần thiết để có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá mẫu điều tra, mẫu khảo sát. Kỹ
năng vận dụng phương pháp chọn mẫu ở đây là kỹ năng kiểm tra xem một
cuộc điều tra xã hội học có thể chọn được mẫu chính xác và đáng tin cậy đến
mức nào. Kỹ năng cụ thể ở đây là cần hỏi xem cuộc điều tra chọn mẫu như
thế nào ? Phương pháp chọn mẫu là gì ? Tại sao lại chọn mẫu như vậy ? Mẫu
được chọn có thể đại diện cho tổng thể đến mức nào ? Mẫu được chọn có tính
diện như thế nào cho các cụm, các tầng của tổng thể không ? Kỹ năng đơn
giản nhưng rất quan trọng và cần thiết ở đây là đặt câu hỏi về chọn mẫu. Nếu
khơng có điều kiện để hỏi trực tiếp về chọn mẫu thì cần xem xét cách trình
bày về chọn mẫu để có thể đánh giá được chất lượng của mẫu điều tra xã hội
học.
9


Câu hỏi có thể đặt ra là nếu như phát hiện thấy mẫu được chọn chưa
đúng, chưa đảm bảo chính xác và tin cậy thì làm thế nào ? Câu trả lời là cần
hết sức thận trọng khi sử dụng kết quả của cuộc điều tra chọn mẫu như vậy,
đồng thời cần tìm kiếm các nguồn dữ liệu, thơng tin khác bổ sung, thay thế để
đảm bảo quyết định lãnh đạo, quản lý có bằng chứng khoa học đáng tin cậy
nhất có thể được.
4. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu và cách vận dụng
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu và kỹ năng vận dụng
- Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm phương pháp quan sát, phương
pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp phỏng vấn
nhóm (phương pháp thảo luận nhóm tập trung), phương pháp thực nghiệm,
phương pháp nghiên cứu trường hợp và một số phương pháp khác. Đây là

những phương pháp phổ biến, thông dụng trong tất cả các khoa học xã hội và
nhân văn. Mỗi phương pháp này đều có những cơng cụ đặc trưng. Phương
pháp quan sát có biểu mẫu quan sát ví dụ như bảng kiểm dùng đánh dấu
những mục quan sát và kịch bản quan sát. Phương pháp phân tích tài liệu có
danh sách các tài liệu cần phân tích, có bảng hỏi hoặc danh mục các mục nội
dung cần phân tích của tài liệu. Phương pháp phỏng vấn có bản hướng dẫn
phỏng vấn và bảng hỏi gồm các câu hỏi để phỏng vấn, có kịch bản phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn nhóm, thảo luận nhóm thì có bản hướng dẫn phỏng
vấn, thảo luận nhóm, bản câu hỏi để phỏng vấn, thảo luận nhóm, kịch bản
phỏng vấn nhóm. Đối với phương pháp thảo luận, phỏng vấn nhóm cần chú ý
đảm bảo tính đồng nhất của nhóm. Ví dụ nhóm nữ và nhóm nam, nhóm cán
bộ lãnh đạo, quản lý và nhóm nhân viên. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
có bảng hỏi hay phiếu điều tra.
Bảng hỏi. Một công cụ đặc trưng của phương pháp xã hội học là bảng
hỏi hay phiếu điều ra. Các phương pháp thu thập dữ liệu ln phải dựa vào
bảng hỏi dù có được soạn thảo và ghi thành văn bản, hoặc xây dựng thành
10


phiếu điều tra hay khơng. Nói cách khác, các cuộc điều tra xã hội học, khảo
sát xã hội học hay nghiên cứu xã hội học đều gắn liền với việc xây dựng và sử
dụng bảng hỏi hay phiếu điều tra để thu thập dữ liệu.
Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự
logic, khoa học, hợp lý đảm bảo thu thập được các dữ liệu quan trọng, cần
thiết nhằm giải quyết vấn đề xác định.
Một bảng hỏi chuẩn, tốt là bảng hỏi gồm các câu hỏi chuẩn, tốt được sắp
xếp một cách hợp lý, khoa học. Một câu hỏi tốt là một câu hỏi rõ ràng về nội
dung cần hỏi, dễ hiểu và dễ trả lời, không mập mờ, không thiên vị, không
mớm lời, khơng áp đặt, khơng đánh đố.
Rất khó xây dựng, thiết kế được một bảng hỏi chuẩn, tốt với các câu hỏi

đều chuẩn, tốt. Nhưng rất dễ dàng phát hiện và rất cần phát hiện ra những câu
hỏi chưa chuẩn, bảng hỏi chưa chuẩn để thận trọng khi sử dụng kết quả điều
tra xã hội học và khơng ngừng tìm cách nâng cao chất lượng bảng hỏi và chất
lượng điều tra xã hội học. Một số lỗi thường gặp của bảng hỏi là : có quá
nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi quá dài, quá phức tạp, câu hỏi được diễn đạt và
trình bày có vẻ hợp lý đối với người hỏi nhưng quá phức tạp và rắc rối đối với
người trả lời.
- Cách vận dụng. Việc nắm chắc một số nội dung và công cụ của phương
pháp thu thập dữ liệu là rất quan trọng và cần thiết để có thể kiểm tra, đánh
giá được chất lượng dữ liệu thu thập được. Kỹ năng vận dụng phương pháp ở
đây là tìm hiểu cơng cụ nhất là tìm hiểu bảng hỏi xem có những sai sót như
vừa nêu ở trên khơng. Cũng cần tìm hiểu xem trên thực tế việc sử dụng bảng
hỏi để thu thập dữ liệu như thế nào : hỏi trực tiếp mặt đối mặt hay hỏi gián
tiếp qua các phương tiện truyền thông như gửi thư, gửi email, cũng cần quan
tâm tới việc có hỏi đúng người cần hỏi khơng, trong khi phỏng vấn có sự
tham gia hay can thiệp của người khác không.
4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu và cách vận dụng
11


- Phương pháp làm sạch dữ liệu. Dữ liệu cần được xử lý bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Trước tiên là phương pháp làm sạch dữ liệu bằng
cách kiểm tra xác suất một số lượng nhất định các bảng hỏi, phiếu điều tra thu
được (có thể 5-10% tổng số). Kiểm tra xem các câu hỏi có được trả lời đầy đủ
khơng, câu trả lời có mâu thuẫn nhau khơng, nếu phát hiện thấy bảng hỏi nào
không đúng quy cách, không hợp lệ, có sai sót thì cần có biện pháp khắc phục
phù hợp, có thể phải làm lại, hoặc loại bỏ những bảng hỏi này.
- Phương pháp mã hóa và nhập dữ liệu. Sau khi làm sạch dữ liệu cần mã
hóa các câu trả lời để nhập dữ liệu vào chương trình phần mềm máy tính.
Hiện nay có một số chương trình phần mềm xử lý dữ liệu thơng dụng là SPSS

đối với dữ liệu định lượng và NVIVO đối với dữ liệu định tính.
- Cách vận dụng. Kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất ở đây là kiểm tra,
giám sát xem dữ liệu được làm sạch như thế nào, mã hóa ra sao và nhập dữ
liệu như thế nào, có vấn đề gì khơng ? Hiện nay việc xử lý dữ liệu đã được
chun mơn hóa theo đó các chuyên viên về dữ liệu có thể nhanh chóng đáp
ứng các yêu cầu về mã hóa, nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Điều cần thiết và
quan trọng là nắm bắt các loại công việc xử lý để đặt yêu cầu và kiểm tra,
giám sát đảm bảo các yêu cầu được thực hiện đúng tiến độ và chất lượng. Nếu
cần thiết, có thể yêu cầu xem xét một bảng câu hỏi đã được mã hóa và yêu
cầu cung cấp kết quả xử lý thống kê đơn giản đối với dữ liệu đã được nhập
vào chương trình phần mềm.
4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu và cách vận dụng
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Cần thấy rằng phương pháp phân tích dữ liệu gắn liền với phương pháp
xử lý dữ liệu đến mức có thể chỉ cần nói phương pháp phân tích dữ liệu là đủ
để bao hàm cả phương pháp xử lý dữ liệu. Trên thực tế, căn cứ vào hai loại dữ
liệu định lượng và dữ liệu định tính có hai loại phương pháp cơ bản để phân
tích dữ liệu. Một là phương pháp tính tốn thống kê để xử lý và phân tích định
12


lượng đối với dữ liệu dưới hình thức số hóa. Hai là phương pháp phân tích
định tính đối với dữ liệu khơng được số hóa.
Phân tích thống kê đơn giản thường tập trung vào tính tốn các số liệu
thống kê cơ bản như số lượng, giá trị tối thiểu, giá trị tối đa, tổng số, giá trị
trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn trung bình, tần số, tần suất.
Phân tích thống kê phức tạp hơn địi hỏi phải tính tốn các hệ số tương
quan, các hệ số kiểm định độ tin cậy, hệ số hồi quy với các mơ hình hồi quy
và các hệ số kiểm định mơ hình và kiểm định từng biến của mơ hình hồi quy.
Phương pháp phân tích thống kê đơn giản chủ yếu dùng để cung cấp các số

liệu nhằm mô tả vấn đề nhằm trả lời câu hỏi cai gì. Phương pháp phân tích
thống kê phức tạp cung cấp các số liệu dùng để giải thích vấn đề. Hiện nay,
các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu định lượng và định tính đều có thể
được thực hiện nhờ chương trình phần mềm nên việc xử lý, phân tích và truy
cập dữ liệu rất dễ dàng và thuận lợi. Phương pháp phân tích định tính cần
quan tâm phân loại, so sánh và khái qt các khn mẫu, sơ đồ hóa các đặc
điểm, tính chất của nội dung vấn đề nghiên cứu.
- Cách vận dụng
Kỹ năng cơ bản, quan trọng nhất là phải nắm chắc vấn đề, câu hỏi
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và mục tiêu, mục đích điều tra, khảo sát để
nêu yêu cầu xử lý, phân tích và kiểm tra, giám sát các công việc này. Cần
luôn luôn đặt câu hỏi ví dụ, dữ liệu này, số liệu này, bảng số liệu này dùng để
làm gì, liên quan như thế nào đến giả thuyết và mục tiêu, mục đích nghiên
cứu. Một chi tiết cần lưu ý rằng một cuộc điều tra xã hội học với hàng nghìn
bảng hỏi và nhiều người tham gia thu thập, xử lý, phân tích cuối cùng đem lại
một kết quả có thể chỉ là một bảng số liệu, một biểu đổ, một mơ hình hồi quy,
hoặc một nhận định về mối quan hệ nhân quả giữa hai biến nhất định nào đó.
Các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên thấy chuyện đó là rất bình thường : có
thể phải thực hiện hàng nghìn cuộc thực nghiệm cuối cùng mới có một cuộc
13


thực nghiệm thành công. Nhưng những người không am hiểu khoa học xã hội
có thể rất ngạc nhiên và có khi thất vọng : tốn kém bao nhiêu nguồn lực cuối
củng chỉ tìm ra được vài con số hay chỉ phát biểu được một câu ngắn gọn như
thế sao ? Nếu hiểu khoa học xã hội cũng tương tự như khoa học tự nhiên về
mặt phương pháp nghiên cứu để thấy rằng cần phải đầu tư nhiều nguồn lực
với một tinh thần, trách nhiệm khoa học nghiêm túc, trung thực, có tinh thần
phê phán và sáng tạo mới có thể tạo ra kết quả có giá trị khoa học nhất định.
Có lẽ phải mượn hình ảnh của cơng việc đãi hàng tấn cát mới tìm được một ít

vàng để hình dung cơng việc điều tra xã hội học nói riêng và nghiên cứu khoa
học nói chung phải đầu tư như thế nào và có giá trị ra sao. Một cách áp dụng
quan trọng ở đây là tìm kiếm và sử dụng được những chuyên viên am hiểu,
thành thạo để xử lý, phân tích dữ liệu cần thiết.
5. Phương pháp trình bày thơng tin xã hội học và cách vận dụng
5.1. Phương pháp trình bày thơng tin xã hội học
Các thơng tin xã hội học từ kết quả điều tra, khảo sát xã hội học dưới
nhiều hình thức khác nhau cần được trình bày một cách khoa học, phù hợp để
gây chú ý, khuyến khích tìm hiểu và sử dụng trong việc ra quyết định lãnh
đạo, quản lý. Việc trình bày kết quả điều tra, khảo sát xã hội học có thể được
ví như trình bày các món ăn, hay đóng gói các sản phẩm để mang đến người
tiêu dùng. Trong nghệ thuật, việc trình bày đã được phát triển thành bộ mơn
nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật biểu diễn. Trong quá trình nghiên cứu khoa
học, việc trình bày là giai đoạn cuối cùng đồng thời cũng là giai đoạn mở đầu
cho việc sử dụng sản phẩm, kết quả nghiên cứu khoa học và có thể gợi mở
cho một q trình nghiên cứu khoa học tiếp theo. Có thể phân biệt một số
phương pháp trình bày kết quả điều tra, khảo sát xã hội học như sau :
Phương pháp trình bày bản báo cáo khoa học. Hiện nay, mỗi một loại
báo cáo khoa học đều có một kết cấu, bốc cụ và dung lượng được quy định rõ
thành văn bản tương ứng với loại báo cáo. Có thể phân biệt hai loại báo cáo :
14


một loại báo cáo nội bộ và một loại báo cáo ấn phẩm. Phương pháp trình bày
bản báo cáo nội bộ đòi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu nội bộ được ghi nhận
trong hợp đồng nghiên cứu khoa học. Phương pháp trình bày báo cáo ấn
phẩm địi hỏi phải tuân thủ các yêu cầu về cách trình bày của nhà xuất bản
tương ứng.
Phương pháp chung trình bày báo cáo khoa học bao gồm trình bày phần
mở đầu trong đó giới thiệu mục đích, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên

cứu và phương pháp nghiên cứu ; tiếp đến là trình bày nội dung gồm các kết
quả xử lý, phân tích các dữ liệu thu được để kiểm chứng giả thuyết và cuối
cùng là trình bày kết luận, khuyến nghị một cách ngắn gọn, sắc bén. Khơng
có quy định rõ ràng về số lượng bảng, biểu, đồ thị, hộp, sơ đồ, hình ảnh của
một bản báo cáo. Tuy nhiên, nguyên tắc trình bày là kết hợp sử dụng các hình
thức khác nhau để trình bày một cách khoa học và phù hợp các thông tin xã
hội học. Cần đặc biệt chú ý tuân thủ các quy định về trích dẫn nguồn tài liệu
khi trình bày báo cáo để vừa đảm bảo tính khoa học, nghiêm túc, trung thực
vừa phịng, tránh được lỗi đạo văn.
Các phương pháp trình bày khác. Căn cứ vào mục đích và đối tượng
người tiếp cận, sử dụng thơng tin khoa học để lựa chọn phương pháp trình
bày một cách phù hợp. Rất có thể cần phải áp dụng phương pháp trình bày
ngắn gọn những phát hiện, những kết quả chủ yếu của cuộc điều tra, khảo sát
xã hội. Có thể cần áp dụng phương pháp trình bày phù hợp các đề xuất giải
pháp chủ yếu rút ra từ cuộc điều tra xã hội học.
Có thể cần phân biệt phương pháp trình bày văn bản với trình bày bằng
lời nói với sự hỗ trợ của phương tiện truyền thơng hiện đại hoặc khơng có
phương tiện nào đặc biệt. Tất cả các phương pháp trình bày đều cần tuân theo
nguyên tắc đúng mục tiêu, đối tượng và đảm bảo thông tin xã hội học gây chú
ý, hiểu nội dung và định hướng hành động bao gồm thay đổi nhận thức, thái
độ và hành vi.
15


5.2. Cách vận dụng
Cần đặt mình vào địa vị của người tiếp cận, sử dụng báo cáo để chọn
phương pháp trình bày cho phù hợp đảm bảo thực hiện được mục đích với các
nguyên tắc đề ra. Một số báo cáo quá đồ sộ hay quá phức tạp cần có chun
gia giúp trình bày, đọc hiểu, tóm tắt và giới thiệu để nắm bắt được những nội
dung, ý tưởng và những bằng chứng cơ bản, quan trọng nhất. Nếu sử dụng

các kết quả nghiên cứu của người khác thì cần tìm đọc các kết quả đó trong
các ấn phẩm đã được công bố dưới dạng sách, bài viết trên tạp chí. Nếu sử
dụng các kết quả nghiên cứu của mình thì cần trình bày rõ phương pháp
nghiên cứu và những hạn chế để vừa thận trọng khi sử dụng kết quả vừa gợi
mở phương hướng nghiên cứu tiếp theo khi có yêu cầu và điều kiện.
Tóm lại, xã hội học là khoa học chuyên nghiên cứu các thành phần xã
hội, cấu trúc xã hội và các quá trình xã hội nhằm tìm ra các quy luật của sự
hình thành, vận động, biến đổi, phát triển mối quan hệ giữa con người và xã
hội, các hệ thống xã hội. Xã hội học có vai trị cung cấp tri thức xã hội học và
phương hương pháp xã hội học để vận dụng trong lãnh đạo, quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Việc nắm chắc tri thức xã hội học và phương pháp
xã hội học là rất quan trọng và cần thiết để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản
lý dựa vào bằng chứng khoa học trong đó có bằng chứng xã hội học đáp ứng
các yêu cầu ngày càng cao đang đặt ra từ thực tiễn đổi mới, phát triển bền
vững.

16


KẾT LUẬN
Thuật ngữ xã hội học được nhà triết học thực chứng tên là Auguste
Comte sử dụng lần đầu tiên vào năm 1838 ở Pháp và khoa xã hội học đầu tiên
trên thế giới được thành lập năm 1892 tại trường Đại học Chicago, Hoa Kỳ.
Từ đó đến nay xã hội học đã phát triển rất mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, các nước châu
Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác. Các nước này đều có hội xã
hội học, tạp chí xã hội học và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trình độ cử nhân,
thạc sỹ và tiến sỹ về xã hội học. Các chuyên gia xã hội học đảm nhiệm các vị
trí cơng việc trong các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính
phủ, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế như Chương trình phát triển
Liên hơp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB). Xã hội học được đào tạo,

nghiên cứu và vận dụng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là
trong lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, trong nước và quốc tế. Trên thế
giới xã hội học được chun mơn hóa thành hàng trăm các chuyên ngành xã
hội học về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời liên ngành với các
khoa học khác.
Ở Việt Nam, Viện Xã hội học được thành lập năm 1983 tại Viện khoa
học xã hội Việt Nam nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Xã hội
học được chính thức giảng dạy trong Chương trình cao cấp lý luận chính trị từ
năm 1990 đến nay tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Viện Xã hội
học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo sau đại học
chuyên ngành xã hội học đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp đó xã hội học bắt đầu
được đào tạo trong các trường đại học và phát triển thành một hệ thống các
chuyên ngành như xã hội học chính trị, xã hội học lãnh đạo, quản lý, xã hội
học pháp luật, xã hội học tổ chức, xã hội học tôn giáo, xã hội học dân vận, xã
hội học trong chính trị và cơng tác đảng, xã hội học về chính sách xã hội và
an sinh xã hội, xã hội học về dư luận xã hội và truyền thông đại chúng và một
số chuyên ngành khác. Xã hội học mới phát triển và phát huy được vai trò
17


nhất định trong công tác lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, các lĩnh vực.
Cách tiếp cận lý thuyết xã hội học, các phương pháp xã hội học và nhất là các
kết quả điều tra, khảo sát xã hội học được sử dụng rộng rãi trong công tác
lãnh đạo, quản lý, tổ chức và điều hành giải quyết những vấn đề nhất định./.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên). Giáo trình xã hội học trong quản lý.

Nxb Lý luận chính trị quốc gia. Hà Nội. 2010.
2. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên). Xã hội học. Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội. 2015.
3. Lê Ngọc Hùng. Lịch sử & Lý thuyết xã hội học. Nxb Đại học quốc
Hà Nội. 2015.

19



×