LƯU Ý: TẤT CẢ NHỮNG BÀI Ở ĐÂY ĐỀU LÀ BÀI MẪU NHẰM MỤC
ĐÍCH THAM KHẢO TỰ LÀM, NẾU MUỐN CÓ BÀI RIÊNG IB
0774220127 ZALO
Đề tài 10: Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của
Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức mạnh của liên minh
cơng – nơng – trí trong thời kỳ hội nhập.
MỤC LỤC (TỰ LÀM)
PHẦN MỞ ĐẦU
………………………………
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1
Cách đây 70 năm, tại căn cứ địa Việt Bắc (Chiêm Hóa - Tuyên Quang), từ
ngày 11 đến ngày 19-2-1951, Ðảng Cộng sản Ðông Dương đã tổ chức Ðại hội đại
biểu lần thứ II - một sự kiện chính trị to lớn, là dấu ấn đặc biệt nổi bật trong pho sử
vàng của Đảng ta, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam với
những quyết sách hệ trọng, sáng suốt: Đảng từ bí mật đã chuyển ra hoạt động công
khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam; thành lập Mặt trận thống nhất
Việt - Lào - Campuchia, tăng cường đồn kết quốc tế; thơng qua Chính cương của
Đảng Lao động Việt Nam - Cương lĩnh thứ ba của Đảng. Đại hội có nhiệm vụ tổng
kết thực tiễn, hoàn thiện lý luận về đường lối cách mạng Việt Nam, đã xác định: đó
là đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Với
chủ trương đúng đắn và sáng tạo, Đại hội đã phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu
nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng giành độc lập, tự do
và tiến lên chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện Chính cương của Đảng Lao động
Việt Nam, xây dựng tổ chức Đảng Lao động Việt Nam vững mạnh, đưa cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn
toàn.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) là mốc son đánh dấu sự
trưởng thành của Đảng về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển mới trong tư duy lý
luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, về Đảng của giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và tồn dân tộc, thể hiện ý chí và khát vọng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, của tồn Đảng, dân tộc Việt Nam về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Từ sau Đại hội II đến tiến trình 35 năm đổi mới đất nước, Đảng ta ngày càng
nhận thức sâu sắc, sáng tỏ hơn vấn đề cốt yếu này. Chính vì vậy để làm sáng tỏ về
vấn đề này em xin tìm hiểu đề tài Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức
mạnh của liên minh cơng – nơng – trí trong thời kỳ hội nhập
2
2.Mục đích nghiên cứu
Trong thời kì đổi mới, việc nghiên cứu phát triển mới trong lý luận của Đảng
qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức
mạnh của liên minh công – nơng – trí trong thời kỳ hội nhập vơ cùng quan trọng và
cần thiết, để thấy được định hướng quan trọng của Đảng ta trong việc đi lên CNXH
thời kỳ hội nhập.
3.Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi nghiên cứu: Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua
Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức
mạnh của liên minh công – nông – trí trong thời kỳ hội nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Với phương pháp luận là quan điểm của ĐCSVN đi tìm hiểu sâu giúp cho tư
duy và góc độ nghiên cứu luôn đi đúng hướng và hiệu quả. Kết hợp với phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành là ba
phương pháp nghiên cứu chính khi nghiên cứu đề tài này.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu
Phần nội dung
I.Nội dung của Chính cương Đảng lao động Việt Nam (1951).
II. Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam (1951)
III. Bài học từ phát huy sức mạnh của Liên minh công nhân, nơng dân, trí thức
trong hội nhập quốc tế hiện nay
Phần kết luận
PHẦN NỘI DUNG
I.Nội dung của Chính cương Đảng lao động Việt Nam (1951).
3
Chính cương Ðảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng
Bí thư Trường Chinh chỉ đạo soạn thảo và được Ðại hội II của Ðảng (tháng 2 năm
1951) thảo luận, thơng qua.
Chính cương chỉ rõ: trước khi thuộc Pháp, xã hội Việt Nam căn bản là một
xã hội phong kiến, nông dân là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất. Từ khi thuộc Pháp,
Việt Nam là một xã hội thuộc địa nửa phong kiến; giai cấp cơng nhân Việt Nam
hình thành và trưởng thành nhanh; tư bản Việt Nam ra đời nhưng bị tư bản độc
quyền Pháp đè nén nên không phát triển được. Khi Nhật xâm chiếm Việt Nam, chế
độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam cũng trở nên phát-xít hóa, làm cho nhân dân
Việt Nam càng thống khổ hơn.
Vì vậy, nhiệm vụ căn bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc
xâm lược, giành độc lập thống nhất thật sự cho đất nước, xóa bỏ những di tích
phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân
chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội. Ðộng lực của cách mạng Việt Nam
lúc này là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân
tộc, những thân sĩ yêu nước và tiến bộ; trong đó nền tảng là cơng nhân, nơng dân,
trí thức; lực lượng lãnh đạo là giai cấp cơng nhân. Từ đó Chính cương khẳng định:
cách mạng Việt Nam hiện nay là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân,
tiến tới chủ nghĩa xã hội. Ðây là một cuộc đấu tranh lâu dài, trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có một nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt là phải tập trung sức
hồn thành giải phóng dân tộc.
Về chính sách của Ðảng, Chính cương chỉ rõ: hồn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xóa bỏ phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Chính sách kháng chiến là thực hiện một cuộc chiến tranh nhân dân
toàn dân, toàn diện, trường kỳ, kháng chiến đến cùng để giành độc lập thống nhất
cho Tổ quốc. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân dựa vào Mặt trận dân tộc
4
thống nhất trên cơ sở liên minh công nhân, nông dân, trí thức do giai cấp cơng
nhân lãnh đạo.
Chính cương còn nêu những quan điểm cơ bản về xây dựng quân đội, phát
triển kinh tế tài chính, cải cách ruộng đất, phát triển văn hóa giáo dục, chính sách
đối với tơn giáo, chính sách dân tộc, chính sách đối với vùng tạm chiếm, chính
sách ngoại giao, chính sách đối với Việt kiều... Về ngoại giao, Chính cương khẳng
định nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ, thống nhất quốc gia của
nhau và cùng nhau bảo vệ hịa bình, dân chủ thế giới, chống bọn gây chiến"; mở
rộng ngoại giao nhân dân, giao thiệp thân thiện với Chính phủ nước nào tôn trọng
chủ quyền của Việt Nam, đặt quan hệ ngoại giao với các nước đó theo nguyên tắc
tự do, bình đẳng và có lợi cho cả hai bên, đấu tranh cho hịa bình thế giới.
II. Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của
Đảng Lao động Việt Nam (1951)
1.Nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tại Đại
hội II của Đảng
Đầu năm 1951, những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình trong nước
và quốc tế đặt ra yêu cầu mới đối với cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng phải bổ
sung và phát triển đường lối cách mạng và chính sách đối ngoại. Trước yêu cầu
của thời kỳ cách mạng mới, Đảng triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ II diễn ra từ
ngày 11 đến ngày 19-2-1951.
Tại Đại hội II, nhận thức của Đảng về mối quan hệ biện chứng giữa độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) tiếp tục được khẳng định, bổ sung, phát triển,
làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là
con đường mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn từ năm 1930, con đường phát
triển theo quy luật khách quan của lịch sử xã hội loài người nói chung.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ
bản là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp; yêu cầu bức bách của dân tộc Việt
5
Nam lúc này là phải tìm ra con đường giải quyết một cách triệt để đồng thời hai
mâu thuẫn đó nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải
phóng con người. Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã
làm cho CNXH từ lý luận trở thành hiện thực, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi thế giới. Vào thời điểm lịch sử ấy,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, thấm
nhuần tri thức lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã khẳng
định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vơ sản” (1). Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2) được hoạch định
tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2-1930) xác định đường lối chiến lược của cách
mạng Việt Nam: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản”(3). Cương lĩnh khẳng định sự lựa chọn con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản, gắn kết độc lập dân
tộc và CNXH, đưa cách mạng Việt Nam hòa vào dòng chảy chung của cách mạng
thế giới. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được tiếp tục phát triển
trong Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10-1930).
Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH phản ánh sự lựa chọn khách
quan của chính thực tiễn, mang tính đặc thù Việt Nam, đã được Đảng ta khẳng
định. Chủ trương chiến lược cách mạng đó được tiếp tục phát triển thêm một bước
tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc. Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề giải phóng giai cấp, xã
hội và con người để đi tới CNXH. Trước sự trở lại xâm lược của thực dân Pháp
(ngày 23-9-1945), Việt Nam chưa có điều kiện trực tiếp tiến lên CNXH. Củng cố
và giữ vững nền độc lập dân tộc vừa giành lại được là nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của tồn dân tộc.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đảng
6
Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi
hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện
dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội” (4). Chính cương
của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội II thông qua, xác định: “Nhiệm vụ cơ
bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành
độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa
phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây
cơ sở cho chủ nghĩa xã hội”(5). Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. “Song nhiệm
vụ chính trước mắt là hồn thành giải phóng dân tộc”(6). Cuộc cách mạng nhằm
đánh đổ đế quốc và phong kiến, do nhân dân làm động lực và giai cấp công nhân
lãnh đạo, là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến triển thành
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chứa
đựng cả mục tiêu, lực lượng thực hiện và chế độ chính trị phù hợp để xây dựng
CNXH. Đại hội khẳng định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam: “Con
đường tất yếu của nó tiến tới chủ nghĩa xã hội, quyết khơng thể có một con đường
nào khác” (7).
Như vậy, nhận thức luận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam lần đầu
tiên được Đảng ta nêu ra tại Đại hội này. Con đường cách mạng Việt Nam với 3
nhiệm vụ như trên, trải qua ba giai đoạn:
Đại hội phân tích, với điều kiện Việt Nam, con đường tiến lên CNXH là một
sự nghiệp khó khăn, lâu dài. “Khơng thể giạng chân ra mà bước một bước khổng lồ
để đến ngay chủ nghĩa xã hội. Phải bước nhiều bước, chia thành nhiều độ mà đi”
(8). Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm. Giải phóng dân tộc, người
cày có ruộng, xây dựng cơ sở cho CNXH, ba nhiệm vụ đó khơng thể cùng làm một
lúc. Đại hội chỉ rõ, trong mỗi giai đoạn, kẻ thù và đồng minh của cách mạng có
thay đổi,... đường lối cách mạng vì thế mà phải tiếp tục hoàn thiện. Quan niệm
7
giản đơn và “vượt bỏ giai đoạn” cũng như khuynh hướng “từ từ từng bước” đều sai
(9).
Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ
nghĩa xã hội (Luận cương cách mạng Việt Nam) nêu rõ những cơ sở, tiền đề
chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiền đề tư tưởng, lý luận là Đảng phải
nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói
chung và những luận điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước thuộc địa,
phong kiến lạc hậu nói riêng. Tiền đề kinh tế được xác định là: “Kinh tế dân chủ
nhân dân là kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” (10).
Đường lối đúng đắn mà Đại hội II đề ra chính là sự bổ sung, phát
triển Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; đặc biệt là nhận thức lý luận về lộ
trình, bước đi trong giai đoạn quá độ lên CNXH phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
đã được Đảng nêu cụ thể, rõ nét ngay trong hoàn cảnh kháng chiến đang diễn ra ác
liệt.
2.Nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ
hơn trong tiến trình cách mạng sau đó
Trong thời kỳ 1954 - 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân đồng thời thực hiện hai
chiến lược: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Độc lập dân tộc và
CNXH được thể hiện sinh động và mạnh mẽ trên cả 2 miền Bắc - Nam, tác động,
thúc đẩy nhau tạo nguồn xung lực để đưa sự nghiệp thống nhất đất nước đến thành
công.
Trong giai đoạn 1975 - 1986, sự nghiệp xây dựng CNXH đạt được
những thành tựu nhất định; tuy nhiên, những sai lầm trong chỉ đạo chiến lược và tổ
chức thực hiện do chủ quan duy ý chí, nóng vội, thiếu kinh nghiệm, đã làm cho đất
nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Đại hội VI của Đảng
(tháng 12-1986) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
8
sự thật, đã thẳng thắn đánh giá những sai lầm và đề ra đường lối đổi mới toàn diện,
sâu sắc, triệt để; đặc biệt là, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn về CNXH
và những đặc trưng, những quy luật khách quan, những hình thức, bước đi của thời
kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đã mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng
trên con đường đi lên CNXH.
Trong Cương lĩnh năm 1991, Đảng đã đúc kết: Nắm vững ngọn cờ độc lập
dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt của cách mạng nước ta và khẳng định, đối
với nước ta, khơng cịn con đường nào khác ngoài con đường duy nhất đúng đắn là
đi lên CNXH để có độc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Tại Đại hội VII, nhiều nội dung lý luận và thực tiễn mới được Đảng nêu ra,
trong đó đã xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam
xây dựng. Đây là một bước phát triển lý luận mới mang tính đột phá. Từ 6 đặc
trưng được nêu tại Cương lĩnh năm 1991, Đại hội X của Đảng đã bổ sung, nêu 8
đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam phấn đấu xây dựng. Đây là
những phác thảo quan trọng làm cơ sở để Đại hội XI của Đảng thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm
2011).
Trên cơ sở tổng kết 25 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và đánh giá 30
năm đổi mới (1986 - 2016), Đại hội XII của Đảng (năm 2016) đã bổ sung mối
quan hệ lớn thứ chín cần được nghiên cứu làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận
và thực tiễn. Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) bổ sung mối quan hệ lớn thứ mười
là mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương
xã hội. Đây là một bước tiến mới, quan trọng của Đảng trong nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn, phát triển hệ thống quan điểm lý luận về CNXH ở Việt Nam,
phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi trong
đường lối đổi mới của Đảng ta.
9
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới chính là
thành quả từ việc hiện thực hóa lý luận về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, với
những nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đất
nước ta đã vươn mình thốt khỏi vị trí một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ phát
triển thấp trở thành một nước phát triển trung bình; tiềm lực kinh tế liên tục tăng
cao; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt; chính trị - xã hội ổn định;
dân chủ ngày càng được mở rộng; chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc; vị
thế, uy tín quốc tế khơng ngừng được nâng cao…
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh một đánh giá mới, rất quan trọng về vị thế
của đất nước sau 35 năm đổi mới: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.Việt Nam xếp thứ 42/131 quốc gia và
nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo, tăng 17 bậc so với năm 2016, dẫn đầu nhóm
29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đơng Nam Á.
Đối với tiến trình phát triển đất nước giai đoạn từ nay đến giữa thế kỷ XXI,
Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo là: “Kiên định và không
ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”. “Phấn đấu đến giữa thế kỷ
XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Những
mục tiêu to lớn mà Đại hội XIII của Đảng nêu ra cho các mốc thời gian năm 2025,
năm 2030 và năm 2045 đòi hỏi quyết tâm chính trị cao; nỗ lực lớn, khát vọng phát
triển mạnh mẽ, giải phóng mọi nguồn lực để xây dựng một nước Việt Nam phồn
vinh, hạnh phúc.
Trong tiến trình đổi mới, Đảng nhận diện ngày càng rõ hơn vấn đề độc lập
dân tộc và CNXH trước bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Tiến
trình đổi mới là sự tiếp tục vận động của những quan niệm mới về CNXH và con
10
đường xây dựng CNXH của Đảng, được hình thành dựa trên những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những nhận thức đúng đắn
mà Đảng đã tích lũy được trong suốt q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là mục tiêu, là nội dung nổi bật, xuyên
suốt và chủ đạo trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đường lối
độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là một trong những nguyên nhân của mọi thắng
lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc và mãi là ánh sáng soi đường
cho sự nghiệp đổi mới, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tích cực, chủ động
hội nhập quốc tế sâu rộng trong thế kỷ XXI của Đảng và nhân dân Việt Nam./.
ChươngIII. Bài học từ phát huy sức mạnh của Liên minh cơng nhân,
nơng dân, trí thức trong hội nhập quốc tế hiện nay
Trước hết, để trở thành một thành viên tích cực trong Hiệp hội các nước
Đơng Nam Á (ASEAN), Hiệp hội kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cũng
như để trở thành một thành viên đáng tin cậy trong Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) như bạn bè quốc tế mong đợi, chúng ta phải tích cực phát huy sức mạnh
của Liên minh cơng, nơng, trí. Nói đến sức mạnh của Liên minh cơng, nơng, trí,
chúng ta cần nhìn qua nguồn gốc ra đời và lịch sử vẻ vang của tổ chức chính trị
quan trọng này.
1- Từ Liên minh cơng - nơng đến Liên minh cơng, nơng, trí.
Chính trong q trình tìm đường thốt ra khỏi khủng hoảng, Trung ương
Đảng đã coi trọng sử dụng trí thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, khiến các
ngành khoa học này có đóng góp đáng kể vào Đại hội VI và vào quá trình thực
hiện Nghị quyết của Đại hội. Nếu trước kia khoa học xã hội chỉ nhằm để thuyết
minh các nghị quyết của Đảng thì từ nay các chương trình khoa học xã hội đã góp
phần tích cực vào việc xây dựng các Nghị quyết của Đảng, xây dựng Cương lĩnh,
Chiến lược của Đảng và Nhà nước.
11
Đó là một trong những nguyên nhân làm chuyển biến nhận thức của Đảng,
đưa đến sự ra đời Liên minh cơng, nơng, trí trong Đại hội VII.
Đại hội VII nêu rõ: “Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi mở rộng
nền tảng của khối liên minh công-nông, từ liên minh công-nông thành liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức’’ (Văn kiện Đại hội
VII, Nxb ST, 1991, tr.114). Từ đây kinh tế xã hội tăng trưởng ngày một cao, văn
hóa, khoa học ngày càng phát triển. Q trình “Cơng-nơng trí thức hóa” và “Trí
thức cơng nhân hóa’’ diễn ra nhanh chóng. Nhiều gia đình cơng nhân, nơng dân, trí
thức có con cháu trở thành trí thức. Từ tiểu trí thức, tốt nghiệp cấp III phổ thông
(xưa là tú tài) đến trung trí thức (đại học, cao đẳng - cử nhân, kỹ sư) đến trí thức
cao cấp (tiến sĩ, giáo sư). Các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà thơ, kể cả các doanh
nhân và lớp chủ trang trại làm ăn khá giả ngày càng nhiều, có khi bằng cấp khơng
cao nhưng trí tuệ lại rộng, hàm lượng trí thức chứa trong sản phẩm lại cao. Tất cả
đều mang trong mình cái chất mới của thời đại: chất cơng-nơng-trí kết hợp ở thế kỷ
XXI. Cơng, nơng, trí đan xen lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, chuyển hóa, thúc đẩy
lẫn nhau cùng phát triển.
2- Phát huy tác dụng của Liên minh công, nông, trí “Đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong quá trình
hội nhập quốc tế.
Hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam đang phấn đấu để có thể đóng được
vai trị chính trong phát triển lực lượng sản xuất đưa đất nước chuyển nhanh từ nền
văn minh công nghiệp lên nền văn minh trí tuệ mà nền tảng là kinh tế tri thức.
Về kinh tế tri thức, trong phần “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức”, Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ:
“Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của
nước ta để rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
12
hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan
trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa’’ (ĐCSVN, Văn kiện Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.87). Kinh tế tri thức tuy
khơng phải là một hình thái kinh tế xã hội, nhưng lại là một bộ phận quan trọng
trong nền kinh tế của mỗi nước hiện nay và là một trong những nhân tố có tính
quyết định trong sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội XHCN của chúng ta.
Kinh tế tri thức là nền kinh tế tạo ra sản phẩm xã hội mới là “người công nhân tri
thức” (knowledge worker). Lớp người lao động này đang xuất hiện trong các
ngành công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, trong công nghiệp điện tử,
nguyên tử, vũ trụ học, điều khiển học, vật lý, hóa học, thiên văn, hàng khơng, bưu
chính viễn thơng, dầu khí vv... ở đây sản phẩm chủ yếu là từ tri thức mà ra. Để
“Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” theo
Nghị quyết của Đảng, chúng ta phải đặc biệt coi trọng phát triển nhanh đội ngũ
“Cơng nhân trí thức” - đội ngũ chủ chốt của giai cấp cơng nhân trong nền văn minh
trí tuệ.
Biện pháp cụ thể trong thực hiện mục tiêu này là:
a. Kiểm tra thực trạng các ngành công nghệ cao và đề ra chỉ tiêu cụ thể cho việc
đào tạo, tuyển dụng, phát triển hàng năm và trong cả kế hoạch 5 năm.
b. Có chính sách ưu tiên trong chu cấp kinh phí, tạo nguồn nhân lực và đào tạo
nhân tài trong lĩnh vực cơng nghệ thơng tin.
c. Có chính sách thu hút nhân tài trong và ngồi nước.
d. Có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trong đào tạo, tuyển dụng, sử
dụng lao động.
d. Có chính sách khen thưởng, cổ vũ những “Nhân tài đất Việt” trong các lĩnh vực.
e. Mục tiêu nhằm đưa số lượng công nhân trí thức từ trên dưới 10% hiện nay, lên
đạt tới 20% năm 2010...
Liên minh cơng, nơng, trí với sự tăng cường số lượng cơng nhân tri thức sẽ có
13
thể góp phần giải quyết được những yêu cầu mà hội nhập quốc tế đặt ra:
Yêu cầu từ thực tiễn trong nước đặt ra với liên minh cơng, nơng, trí là
phải:
a. Làm thế nào để có thật nhiều cánh đồng cho trên 50 triệu đồng/ha sản phẩm
năm? Có thật nhiều nơng hộ có doanh thu trên 50 triệu đồng/năm?
b. Làm thế nào để nông sản biến thành sản phẩm công nghiệp, không phải xuất thô
với giá rẻ mạt?
c. Làm thế nào để cung cấp đủ nhân lực có tay nghề đáp ứng cho sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và số lao động dơi dư ở nơng thơn có được việc làm, hạn
chế được nạn thất nghiệp?
d. Làm thế nào để các khu công nghiệp mới triển khai xây dựng hay các trục giao
thông cần mở rộng lại, được nơng dân tích cực góp phần nhanh chóng giải phóng
mặt bằng?
đ. Làm thế nào để ngăn chặn được nạn ma túy?
e. Làm thế nào để nhanh chóng xóa được đói, giảm được nghèo?
g. Làm thế nào để hạn chế được nạn tham nhũng hiện đang là quốc nạn?…
Yêu cầu do thực tiễn hội nhập quốc tế đặt ra đối với liên minh cơng, nơng,
trí là phải :
a. Làm thế nào để tăng được hàm lượng trí tuệ trong mọi loại sản phẩm xã hội?
b. Làm thế nào để ngoại thương của ta có thể mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng
cường được sức cạnh tranh quốc tế?
c. Làm thế nào để có thể cân bằng được xuất-nhập khẩu, cố gắng đạt tới xuất siêu,
giảm thiểu nhập siêu?
d. Làm thế nào để bảo đảm được Việt Nam ln có vai trò là một thành viên đáng
tin cậy trong ASEAN, WTO và APEC...
đ. Liên minh cơng, nơng, trí phải tăng cường sức mạnh của mình để góp phần tích
cực, thậm chí đóng vai trị chủ chốt trong giải quyết các yêu cầu trên.
14
PHẦN KẾT LUẬN
70 năm qua, những bài học đó khơng ngừng được làm sâu sắc thêm, tiếp tục
là nền tảng vững chắc cho những chủ trương, quyết sách đúng đắn, sáng suốt của
Đảng. Chính cương Đảng Lao động Việt Nam (năm 1951), Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh bổ
sung, phát triển (năm 2011) nối tiếp nhau là ngọn cờ tư tưởng, lý luận, ngọn cờ
chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, giành
những thắng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước; lãnh đạo nhân dân ta vững bước đi lên, tiếp tục đẩy mạnh tồn diện,
đồng bộ cơng cuộc đổi mới hơm nay.
Vai trị, ý nghĩa to lớn của Đại hội II cho chúng ta cơ sở để khẳng định rằng,
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam; cho chúng ta niềm tin vững chắc vào đường lối đổi mới đúng đắn,
sáng tạo của Đảng ta, vào tương lai rạng ngời của đất nước và dân tộc. Với những
mục tiêu, định hướng, các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược đã được
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra, chúng ta càng có thêm ý chí quyết tâm lập nên
kỳ tích phát triển mới, vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr.
30
2. Gồm các văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
3.Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, t. 2, tr. 2
15
4. Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t. 12, tr. 3, 433 434, 434, 87, 91, 97, 106
5. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn q́c lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.
109
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn q́c lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 25
7. Nguyễn Viết Thảo: “Đại hội XIII của Đảng mở đường cho đất nước bước vào
thời kỳ phát triển mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1-2021, tr. 5
16
17