Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương ôn tập ngữ văn 9 KHII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.16 KB, 6 trang )

I/. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC:
T
T
TÊN
TÁC
PHẨM
TÁC GIẢ
NĂM
SÁNG
TÁC
ĐẶC SẮC NỘI DUNG
ĐẶC SẮC
NGHỆ THUẬT
1 Làng
Kim Lân
(1920

20/7/2007)
1948
Qua tâm trạng đau xót,
tủi hổ của ông Hai ở nơi
tản cư khi nghe tin đồn
làng mình theo giặc,
truyện thể hiện tình yêu
làng quê sâu sắc thống
nhất với lòng yêu nước
và tinh thần kháng chiến
của người nông dân.
Thành công trong việc
xây dựng tình huống
truyện &


trong nghệ thuật miêu
tả tâm ly và ngôn ngữ
nhân vật.
2
Lặng lẽ
Sa Pa
Nguyễn
Thành
Long
(1925 –
1991)
1970
Cuộc gặp gỡ tình cờ của
ông họa sỹ, cô kỹ sư mới
ra trường với người thanh
niên làm việc một mình
tại trạm khí tượng trên
núi cao Sa Pa. qua đó,
truyện ca ngợi những con
người lao động thầm
lặng, có cách sống đẹp,
cống hiến sức mình cho
đất nước.
Nghệ thuật xây dựng
tình huống truyện hợp
lý, cách kể chuyện tự
nhiên, kết hợp giữa tự
sự, trữ tình và bình
luận.
3

Chiếc
lược
ngà
Nguyễn
Quang
Sáng
(1932)
1966
Câu chuyện éo le và cảm
động về hai cha con: ông
Sáu và bé Thu trong lần
ông về thăm nhà và ở khu
căn cứ. qua đó truyện ca
ngợi tình cha con thắm
thiết trong hoàn cảnh
chiến tranh.
Thành công trong nghệ
thuật miêu tả tâm lý và
xây dựng tính cách
nhân vật, mà nổi bật là
nhân vật bé Thu.
4
Bến
quê
Nguyễn
Minh Châu
(20/10/193
0

23/1/1989)

In trong
tập Bến
quê
(1985)
Qua những cảm xúc và
suy ngẫm của nhân vật
Nhĩ vào lúc cuối đời trên
giường bệnh, truyện thức
tỉnh ở mọi người sự trân
trọng những giá trị và vẻ
đẹp bình dị, gần gũi của
cuộc sống, của quê
hương.
Nghệ thuật viết văn tự
sự phối hợp với miêu
tả cảnh, miêu tả nội
tâm đặc sắc và giàu
triết lý.
5 Những
ngôi Lê Minh
1971 Cuộc sống, chiến đấu của
ba cô gái thanh niên xung
Nghệ thuật kể chuyện
và miêu tả đặc sắc.
T
T
TÊN
TÁC
PHẨM
TÁC GIẢ

NĂM
SÁNG
TÁC
ĐẶC SẮC NỘI DUNG
ĐẶC SẮC
NGHỆ THUẬT
sao xa
xôi
Khuê
(1949)
phong trên một cao điểm
ở tuyến đường Trường
Sơn trong những năm
chiến tranh chống Mỹ
cứu nước. truyện làm nổi
bật tâm hồn trong sáng,
giàu mơ mộng, tinh thần
dũng cảm, cuộc sống
chiến đấu đầy gian khổ,
hy sinh nhưng rất hồn
nhiên, lạc quan của họ.
TÓM TẮT CỐT TRUYỆN
1/. Làng [Kim Lân]:
Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phác, quê ở làng Chợ Dầu. Ông rất yêu làng
của mình và có một thói quen “khoe làng”. Ông “khoe” đủ thứ về làng của ông, từ
cái sinh phần viên Tổng Đốc, đến nhà cửa, đường làng, chòi kháng chiến với hầm
hào, chiến đấu… Đi tản cư, nhớ làng, tối nào ông cũng qua nhà hàng xóm chuyện
trở về làng Chợ Dầu của mình cho đỡ nhớ. Tin làng theo giặc, khiến ông đau dớn,
xót xa. Ông xấu hổ, lo lắng đủ điều. tình cảm của ông bị giằng xé, để rồi ông đi đến
quyết định dứt khoát “Làng theo Tây mất rồi phải thù”. Thế nhưng khi chuyện trò

với đứa con, ông Hai vẫn dạy con về nguồn gốc, quê hương mình là làng Dầu. Khi
tin đồn trên được cải chính, ông vui mừng, sung sướng và lại “khoe” về làng Chợ
Dầu của mình.ĐẶC ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
Ông Hai:
♣ Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu.
♣ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ
2/. Lặng lẽ Sa Pa [Nguyễn Thành Long]:
Truyện kể về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, tình cờ của 4 nhân vật trên chuyến xe đi từ Hà
Nội đến Lào Cai. Ông họa sỹ lớn tuổi sắp về hưu, cô kỹ sư trẻ trên đường nhận
công tác được bác lái xe giới thiệu với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí
tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Tranh thủ 30 phút hành
khách nghỉ ngơi, anh thanh niên mời ông họa sỹ và cô kỹ sư lên thăm nơi ở và nơi
làm việc của mình. Sau khi cắt hoa tặng cô gái, anh giới thiệu nơi ở và nơi làm việc
của mình. Anh kể cho hai người khách nghe về công việc, cuộc sống và những suy
nghĩ của bản thân. Ông họa sỹ vô cùng cảm phục và định vẽ chân dung của anh,
nhưng anh từ chối và giới thiệu hai người khác cũng sống và làm việc như anh. Cô
kỹ sư bàng hoàng trước cuộc sống của anh và dũng cảm hơn với quyết định của
mình. Sắp hết giờ, ông họa sỹ và cô kỹ sư chia tay anh trong sự lưu luyến với món
quà là làn trứng mà anh đã tặng
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
Anh thanh niên:
♣ Sống có lý tưởng cao đẹp; sẵn sàng nhận nhiệm vụ nơi khó khăn.
♣ Ý thức về công việc và lòng yêu nghề. Có những suy nghĩ đúng đắn về công việc
đối với cuộc sống, con người.
♣ Sống ngăn nắp, khoa học, ham học tập
♣ Chân thành, quý trọng. tình cảm của mọi người.
♣ Khiêm tốn, thành thật.
3/. Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về
thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không

còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như
người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì
cũng là lúc Ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý
nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé
bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây
lược cho người bạn. “Anh Ba” – người bạn đồng đội của anh - hứa sẽ mang cây
lược về trao tận tay cho Bé Thu.
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
Bé Thu:
♣ Cô bé có tính cách cứng cỏi, ương ngạnh; yêu ghét rạch ròi.
♣ Rất thương cha.
Anh Sáu:
♣ Một người cha rất thương con.
♣ Một người lính cách mạng giàu lòng yêu nước.
4/. Bến quê [Nguyễn Minh Châu]:
Anh Nhĩ từng được đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời căn bệnh hiểm nghèo buộc
chặt anh vào giường bệnh, đến nỗi không thể tự mình dịch chuyển lấy vài mươi
phân trên chiếc giường hẹp kê sát bên cửa sổ. Nhưng chính lúc này, Nhĩ phát hiện
ra bãi bồi bên kia sông của quê hương mình thật đẹp, thật quyến rũ. Và cũng lúc này
đây, anh mới cảm nhận hết nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh thầm lặng
của vợ mình – chị Liên. Nhĩ vô cùng khao khát được đặt chân một lần lên bãi bồi
bên kia sông Hồng. Anh nhờ đứa con trai đi sang bên ấy một lần. Đứa con không
hiểu ý bố nên nhận lời một cách miễn cưỡng. Trên đường đi, Tuấn sa vào đám chơi
phá cờ thế trên hè phố và đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ việc này,
Nhĩ chiêm nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người “con người ta trên
đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Cuối truyện,
khi thấy con đò ngang chạm mũi vào bờ bên này, Nhĩ thu hết tàn lực cuối cùng của
mình để đu người ra ngoài cửa sổ, giơ cánh tay gầy guộc ra khoát khoát, y như ra
hiệu khẩn thiết cho một người nào đó.
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH

Nhĩ: là một người suốt đời bôn ba, cống hiến cho nhân dân, đất nước. Cuối đời
trên giường bệnh, anh mới khao khát gắn bó với làng quê, gia đình; và anh muốn
được một lần dạo quanh bên bờ sông thân thuộc.
5/. Những ngôi sao xa xôi [Lê Minh Khuê]:
Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến
đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái trẻ là Phương Định và Nho, còn tổ trưởng
là chị Thao hơi lớn tuổi. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng
đất phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom. Công việc hết sức nguy
hiểm vì họ phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và phải đối diện
với “Thần chết” trong mỗi lần phá bom. Họ ở trong một cái hang dưới chân cao
điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường,
dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ,
những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là hết sức gắn bó thương yêu
nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Phần cuối truyện miêu tả hành
động và tâm trạng của các cô gái trẻ, nhất là của Phương Định, trong một lần phá
bom, Nho bị thương, Thao và Phương Định vô cùng lo lắng, săn sóc bạn. Một trận
mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT CHÍNH
Phương Định:
♣ Một cô gái Hà Nội còn rất trẻ, nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích ca hát.
♣ Một chiến sỹ gan dạ, dũng cảm, có ý thức sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ.
♣ Có tình đồng chí, đồng đội thân thiết, gắn bó.
Ôn tp tp lm văn Phần truyện.
1. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
2. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”
của Nguyễn Thành Long.
3. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà
văn Nguyễn Quang Sáng.
4. Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản “Chiếc
lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

5. Cảm nhận về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh
Châu.
6. Phân tích truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.
7. Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa
xôi” của Lê Minh Khuê.
8. Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Những ngoi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Ôn tp tp lm văn Phần Thơ
1. Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
2. Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của viễn Phương.
3. Suy nghĩ của em về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
4. Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
5. Suy nghĩ của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Phần Tiếng Việt
1. Thế nào là thành phần khởi ngữ ?
 TL: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói
đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể thêm một trong các quan hệ từ : về, đối
với, còn.
2. Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ: Bạn ấy làm bài tập rất cẩn
thận.
 TL: Về bài tập, bạn ấy làm rất cẩn thận.
3. Thế nào là thành phần biệt lập? Có những thành phần biệt lập nào?
 TL: Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu. Có 4 thành phần biệt lập:
- Thành phần tình thái
- Thành phần cảm thán
- Thành phần gọi - đáp
- Thành phần phụ chú
4. Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các cậu sau đây:
a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn.
b. Đàn cò chở nắng qua sông

Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta
c. Kìa đàn chim én, sứ giả mùa xuân - đang đưa thoi trên đồng lúa xanh rì.
d. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.
 TL: a. Hình như: thành phần tình thái.
b. Cò ơi: thành phần gọi-đáp.
c. Sứ giả mùa xuân: thành phần phụ chú.
d. chao ôi: thành phần cảm thán.
5. Thêm phần phụ chú vào chỗ thích hợp trong câu sau: Chúng em chúc
mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
 TL: Chúng em chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt
Nam.
6. Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho biết hàm ý trong câu sau đây:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
 TL:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ
trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ
trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ đó.
- Hàm ý của câu tục ngữ : Phải biết chọn bạn mà chơi.
7. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau :
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xit Bê-cơn đã nói một câu nổi tiếng:
“Tri thức là sức mạnh”… Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai
cũng hiểu
được tư tưởng ấy.
 TL: - Phép thế: “Đó” thế cho câu danh ngôn.
- Phép nối: “Tuy vậy” nối câu chứa nó với câu trước.
- Phép lặp: tư tưởng.



×