Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.57 KB, 7 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC VIỄN THÔNG
BÁO CÁO
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp
với quy định mới của pháp luật về viễn thông
Mã số: 131-11-KHKT-QL
Chủ trì đề tài : Nguyễn Thành Chung
Người tham gia : Đỗ Ngọc Hưng
Đỗ Xuân Minh
Lê Thị Thanh Hoa

Hà Nội - 2011
1. Tên đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng nội dung quản lý Internet phù hợp với quy định
mới của pháp luật về viễn thông”
Mã số: 131-11-KHKT-QL
Chủ trì: Nguyễn Thành Chung – chuyên viên Vụ Viễn thông
2. Đơn vị chủ trì
Cục Viễn thông
Địa chỉ liên hệ: Tòa nhà Cục Viễn thông – Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (04).3943.6608
E-mail:
3. Kết quả chính của đề tài
Nhóm chủ trì đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo yêu cầu
tại đề cương khoa học công nghệ đã được duyệt. Nội dung và kết quả đạt được
là:
a. Nghiên cứu, đánh giá thị trường viễn thông, Internet tại Việt Nam.
b. Nghiên cứu các quy định tại Luật Viễn thông và dự thảo Nghị định quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông
c. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế.


d. Đề xuất chính sách quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp
luật về viễn thông và thực tiễn trong thời gian tới.
Cụ thể, đề tài bao gồm 4 phần chính có nội dung tóm tắt như sau:
Phần 1: Nghiên cứu và đánh giá thị trường viễn thông, Internet tại Việt
Nam
Trong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng,
Chính phủ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp viễn thông,
Internet trên cả nước đã góp phần triển khai xây dựng một cách đồng bộ cơ sở
hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của
hạ tầng thông tin truyền thông. Internet tại Việt Nam từ một dịch vụ cao cấp đã
trở thành một dịch vụ bình dân, phổ biến trong mọi gia đình, công sở, trường
học; từ một dịch vụ bổ sung trở thành một dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống. Có
thể nói, Internet đã làm thay đổi thực sự cuộc sống của người dân và xã hội.
Internet cùng với các ứng dụng trên mạng không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế
xã hội phát triển mạnh hơn mà còn tạo ra một môi trường học tập, giải trí vô
cùng tiện ích cho mọi người.
Đánh giá:
(*) Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
- Số lượng các DN được cấp phép nhiều, tuy nhiên, thực tế số DN có thể
triển khai cung cấp dịch vụ được còn hạn chế
2
- Một số DN hợp tác với DN hạ tầng, tồn tại dưới hình thức thực hiện
công đoạn thu phí, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại, (đây là công việc
khó khăn nhất trong chu trình cung cấp dịch vụ).
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (email, điện thoại Internet):
Hầu hết DN bị lỗ.
(*) Đối với đại lý Internet
- Số lượng đại lý Internet phát triển nhanh, nhiều, tuy nhiên cũng mang lại
nhiều hệ lụy.
- Việc sử dụng Internet chủ yếu cho việc chat, online games (đối tượng trẻ

em chiếm đa số).
- Địa điểm, môi trường kinh doanh của nhiều đại lý không đảm bảo sức
khoẻ cho người sử dụng.
- Nhiều nội dung không lành mạnh chưa được kiểm soát truy cập tại đại lý
Internet
(*) Đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến:
- Trò chơi trực tuyến phát triển nhanh, mạnh, tuy nhiên nhiều doanh
nghiệp chưa tuân thủ nghiêm các quy định dẫn tới xuất hiện nhiều trò chơi bạo
lực, không phù hợp với trẻ em và tầng lớp thanh thiếu niên.
- Gây ra nhiều tác động xấu đến người sử dụng và xã hội.
(*) Nội dung thông tin và vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
- Nhiều nội dung không lành mạnh chưa được quản lý chặt chẽ
+ Trách nhiệm quản lý nội dung thông tin chưa rõ ràng (trách nhiệm ban
hành danh sách các website “không lành mạnh”)
+ Thực thi chưa đúng thẩm quyền (Sở TT&TT ban hành danh sách
website bị cấm)
+ Cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong
công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin chưa rõ ràng, cụ thể
- Nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đến công tác đảm bảo an
toàn thông tin (hơn 200 website, máy chủ DNS bị tấn công)
- Việc nhận thức và tuân thủ các quy định về an ninh thông tin của doanh
nghiệp, cá nhân chưa đầy đủ
- Mạng xã hội: Phát triển “bùng nổ”, số lượng người tham gia đông, tuy
nhiên quy định quản lý điều chỉnh phạm vi hẹp (blog, chat, forum) và chưa có
chế tài xử lý cụ thể. Ngoài ra, trong khi các doanh nghịêp trong nước phải chịu
sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý thì các doanh nghịêp nước ngoài ít chịu
ảnh hưởng do khung pháp lý chưa đầy đủ dẫn tới sự cạnh tranh bất bình đẳng
giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong khi doanh nghiệp trong
nước khó có thể phát triển, thì doanh nghiệp nước ngoài với thế mạnh về công
nghệ, dịch vụ đã thu hút phần lớn người sử dụng thích sử dụng dịch vụ của

doanh nghiệp nước ngoài, và từ đó càng khó khăn cho công tác quản lý.
3
Phần 2. Chính sách quản lý Internet tại Việt Nam
a) Hệ thống văn bản pháp lý về Internet:
- Đã triển khai xây dựng và ban hành được nhiều Thông tư hướng dẫn về
dịch vụ Internet, quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội trực tuyến, quản lý
tài nguyên Internet, xử lý tranh chấp tên miền.
- Tuy nhiên, Thông tư hướng dẫn về an toàn, an ninh thông tin vẫn chưa
được ban hành; chưa có quy định điều chỉnh đối với việc cung cấp dịch vụ qua
biên giới của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
b) Một số văn bản quản lý quan trọng mới đựơc ban hành: Luật Viễn thông và
Nghị định số 25/2011/NĐ-CP đã thay đổi một số quy định về dịch vụ viễn
thông, Internet như: loại hình dịch vụ Internet, không quy định về điều kiện hoạt
động của đại lý viễn thông, cấp phép, sở hữu chéo, quản lý tài nguyên, …
c) Đánh giá sự bất cập trong chính sách quản lý Internet hiện tại
- Một số quy định chưa có tiêu chuẩn cụ thể và nằm rải rác ở nhiều văn
bản khác nhau, chưa thực sự đồng bộ, thống nhất dẫn tới khó khăn trong việc áp
dụng, đặc biệt liên quan đến dịch vụ trò chơi trực tuyến.
- Chưa quy định rõ các nội dung cần thiết phải có trong hợp đồng đại lý
của doanh nghiệp (đặc biệt trường hợp nào thì phải ngừng cung cấp) cũng như
ràng buộc chặt chẽ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các đại lý Internet của
mình dẫn tới các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiến hành ngừng cung cấp dịch
vụ của đại lý Internet trong trường hợp đại lý Internet vi phạm các quy định về
quản lý Internet và cơ quan quản lý cũng không thể xử lý doanh nghiệp.
- Chưa quy định trách nhiệm của các doanh nghịêp nước ngoài khi cung
cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, dẫn tới việc quản lý gặp nhiều khó
khăn, đặc biệt là khi xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật có liên quan đến việc
sử dụng dịch vụ của các doanh nghịêp này và cạnh tranh bất bình đẳng giữa
doanh nghịêp trong nước và nước ngoài.
- Chưa phân định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các Bộ, ngành

trong công tác quản lý về Internet dẫn tới sự quản lý chồng chéo giữa các cơ
quan, đơn vị cũng như bỏ sót một số nội dung không có đơn vị nào thực hiện
như thông tin độc hại (sex trẻ em, bạo lực, …) và các doanh nghiệp cũng gặp
nhiều khó khăn trong việc triển khai.
- Công tác tuyên truyền, định hướng người sử dụng chưa làm tốt, phối
hợp chưa đồng bộ từ trung ương tới địa phương, giữa các bộ, ngành.
- Vai trò của chính quyền địa phương, các đoàn thể còn yếu và công tác
thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm gặp khó khăn (nhân sự, thời gian).
4
Phần 3. Kinh nghiệm quản lý Internet của một số nước trên thế giới
a) Định hướng quản lý Internet của một số nước trên thế giới
- Tại Mỹ, Anh, Úc: Các dịch vụ trên mạng Internet hay trao đổi dữ lịêu
điện tử được coi như các dịch vụ giá trị gia tăng. Các cơ quan quản lý thay vì tập
trung đưa ra các chính sách nhằm mục tiêu bảo vệ người sử dụng chống lại việc
kinh doanh không công bằng theo quy định tại luật viễn thông, thì chuyển hướng
sang tập trung bảo vệ quyền lợi của người sử dụng thông qua luật chống độc
quyền. Việc quản lý nội dung thông tin trên mạng tại các nước này chủ yếu tập
trung hướng vào người sử dụng, theo đó người sử dụng được tự do lưu chuyển
thông tin và phải chịu mọi trách nhiệm liên quan đến thông tin mà mình đưa lên
mạng hay sản xuất ra. Tuy nhiên, đây vẫn là các quốc gia hàng đầu về công
nghệ mạng Internet, do vậy khả năng kiểm soát các thông tin của các nước là
khá tốt và việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng như bản quyền được quản lý rất
chặt chẽ.
- Tại Trung Quốc: Là một trong những nước có diện tích và dân số lớn
nhất trên thế giới, do vậy việc phát triển viễn thông nói chung và phát triển
Internet nói riêng tại Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn. Trong những giai
đoạn đầu, Internet được Trung Quốc sử dụng để phát triển kinh tế, tạo môi
trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã đầu tư
nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng
Internet càng phát triển thì sự quan ngại về an toàn, an ninh thông tin càng gia

tăng. Vì vậy, chính quyền Trung Quốc đã ban hành các luật về Internet, các bộ
lọc công nghệ, cảnh sát mạng, yêu cầu các công ty cung cấp Internet tự loại bỏ
những nội dung độc hại trên mạng của mình. Cơ quan tuyên truyền của Trung
Quốc cũng tự đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát không gian mạng, các biện
pháp quản lý thông dụng như : đăng ký tên thật, kiểm tra những hành vi không
phù hợp với văn hoá mạng, cưỡng chế đối với những người sử dụng Internet vi
phạm luật pháp…
- Tại Malaysia và Singapore: Luật An ninh quốc gia được áp dụng chặt
chẽ đối với các tội danh xúi giục bạo loạn, nói xấu, bôi nhọ và các hành động
gây nguy hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của người sử dụng
dịch vụ Internet hay các blogger, bất kể việc này được thực hiện ở trong hay
ngoài lãnh thổ quốc gia.
b) Quản lý các điểm truy cập Internet công cộng
Hiện nay đối với các nước đã phát triển trên thế giới, số lượng các đại lý
Internet công cộng hay Cyber Café là không nhiều, chỉ mang tính chất phục vụ ở
những nơi công cộng, tạo điều kiện cho các khách hàng tra cứu thông tin về dịch
vụ, thời gian đi lại mà ít mang tính chất phổ cập truy cập Internet như tại các
nước đang phát triển. Và do vậy, việc quản lý các điểm truy cập Internet công
cộng tại các nước này cũng ít phức tạp hơn tại các nước đang phát triển. Mặc dù
điều kiện hoạt động cho các đại lý Internet ở mỗi nước cũng tương đối khác
nhau, tuy nhiên có điểm chung giữa các nước đang phát triển là điều kiện kinh
5

×