Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá chức năng người bệnh alzheimer bằng thang điểm fast phân độ chức năng theo giai đoạn bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 109 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH


TÀO THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
BẰNG THANG ĐIỂM FAST
PHÂN ĐỘ CHỨC NĂNG THEO GIAI ĐOẠN BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH



TÀO THỊ HOA

ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER
BẰNG THANG ĐIỂM FAST
PHÂN ĐỘ CHỨC NĂNG THEO GIAI ĐOẠN BỆNH

NGÀNH: NỘI KHOA (THẦN KINH)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN CƠNG THẮNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu nêu trong
khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tào Thị Hoa

.


.


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ALZHEIMER ............................................................. 3
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH ALZHEIMER ............................................................. 4
1.3. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN BỆNH ALZHEIMER ............ 10
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN BỆNH ALZHEIMER THEO
MMSE, CDR VÀ FAST ............................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 25
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................... 33
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................. 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC TRONG NGHIÊN CỨU .............................. 34
3.2. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER THEO THANG
MMSE VÀ CDR ......................................................................................................... 38
3.3. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER THEO FAST ........ 43
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG FAST VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN
KHẨU HỌC, THANG MMSE VÀ THANG CDR ................................................... 46
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................................ 52

.



.

4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC CỦA NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER TRONG
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 52
4.2. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER THEO MMSE VÀ CDR
.................................................................................................................................... 56
4.3. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG NGƯỜI BỆNH ALZHEIMER THEO FAST ........ 63
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA THANG FAST VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN
KHẨU HỌC, THANG MMSE VÀ THANG CDR ................................................... 67
4.4.1.2. Mối liên quan giữa tuổi với mức độ bệnh Alzheimer theo thang FAST 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 76
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 84

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 3-1 Thời gian phát hiện bệnh ................................................................................ 35

Bảng 3-2 Tỷ lệ nghề nghiệp trước đây........................................................................... 37
Bảng 3-3 Tuổi khởi phát bệnh........................................................................................ 38
Bảng 3-4 Đặc điểm các chức năng nhận thức theo thang MMSE ................................. 39
Bảng 3-5 Đặc điểm giai đoạn bệnh Alzheimer theo thang MMSE ............................... 39
Bảng 3-6 Điểm các tiểu thang trong CDR ..................................................................... 41
Bảng 3-7 Đặc điểm giai đoạn bệnh Alzheimer theo CDR ............................................. 41
Bảng 3-8 Độ tin cậy test-retest thang FAST .................................................................. 43
Bảng 3-9 Độ tin cậy inter-rater thang FAST.................................................................. 43
Bảng 3-10 Điểm trung bình thang giai đoạn FAST ....................................................... 43
Bảng 3-11 Tỷ lệ các giai đoạn của FAST ...................................................................... 44
Bảng 3-12 Mối tương quan giữa giới tính và giai đoạn bệnh Alzheimer theo thang FAST
........................................................................................................................................ 46
Bảng 3-13 Mối tương quan giữa tuổi và giai đoạn bệnh Alzheimer theo thang FAST . 47
Bảng 3-14 Mối liên quan giữa học vấn với giai đoạn bệnh theo thang FAST .............. 47

.


.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 3-1 Tỷ lệ giới tính trong nhóm nghiên cứu ...................................................... 34
Biểu đồ 3-2 Tỷ lệ các nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu................................................ 35
Biểu đồ 3-3 Học vấn của bệnh nhân .............................................................................. 36

Biểu đồ 3-4 Tỷ lệ tiền sử gia đình .................................................................................. 37
Biểu đồ 3-5 Phân bố điểm MMSE của nhóm nghiên cứu ............................................. 38
Biểu đồ 3-6 Phân bố điểm CDR trong nhóm nghiên cứu .............................................. 40
Biểu đồ 3-7 Biểu đồ hồi quy tuyến tính giữa thang MMSE và thang CDR .................. 42
Biểu đồ 3-8 Phân độ giai đoạn bệnh Alzheimer theo FAST .......................................... 45
Biểu đồ 3-9 Mối liên quan năm khởi phát bệnh với giai đoạn bệnh Alzheimer theo FAST
........................................................................................................................................ 48
Biểu đồ 3-10 Biểu đồ hồi quy tuyến tính giữa thang điểm MMSE và thang FAST ...... 49
Biểu đồ 3-11 Biểu đồ hồi quy tuyến tính giữa thang điểm CDR và thang FAST ......... 50
Biểu đồ 3-12 Tỷ lệ mức độ nặng của bệnh Alzheimer theo MMSE, FAST và CDR .... 51

.


.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
Cs

: Cộng sự

NC

: Nghiên cứu

SSTT

: Sa sút trí tuệ


Tiếng Anh
AD

: Alzheimer disease
: Bệnh Alzheimer

BDRS

: Blessed Dementia Rating Scale

CDR

: Clinical Dementia Rating
Thang điểm sa sút trí tuệ lâm sàng

DSM-V

: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder-V
Tiêu chuẩn chẩn đốn của hội tâm thần Hoa Kì-V

DSM-III

: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder-III
Tiêu chuẩn chẩn đoán của hội tâm thần Hoa Kì-III

FAST

: Functional Assessment Staging
Thang đánh giá chức năng theo giai đoạn bệnh


LM

: Logical Memory

MCI

: Mild Cognitive Impairment
Suy giảm nhận thức nhẹ

MMSE

: Mini-Mental State Examination
Thang điểm đánh giá tình trạng tâm thần

M-OSPD

: Modified Ordinal Scales of Psychological Development

NYU-ADRC

: Aging and Dementia Research Center, New York University

.


.

Medical Center
WHO


: World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế Giới

.


.

MỞ ĐẦU
Alzheimer là bệnh lý thối hóa thần kinh ảnh hưởng đến nhiều chức năng sống ở
người cao tuổi, là nguyên nhân phổ biến của sa sút trí tuệ. Bệnh đặc trưng bằng suy giảm
trí nhớ và các chức năng nhận thức khác tiến triển tăng dần, ảnh hưởng đến hành vi tâm
thần và hoạt động sống hàng ngày của người bệnh [20], [44].
Thời gian sống trung bình của bệnh Alzheimer khoảng từ 5 -15 năm tùy vào tuổi
khởi phát. Bệnh diễn tiến lúc đầu chỉ là những than phiền chủ quan về suy giảm trí nhớ
và giảm tập trung trong công việc tiếp đến là các triệu chứng của suy giảm nhận thức
nhẹ, sau đó tiến triển qua các giai đoạn nhẹ, trung bình và nặng. Mỗi giai đoạn của bệnh
sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy theo mức độ tổn thương của não [76].
Trên lâm sàng việc điều trị bệnh có liên quan đến các giai đoạn bệnh. Đối với giai
đoạn nhẹ tập trung vào việc tập luyện nhận thức, giai đoạn trung bình và nặng sẽ tập
trung vào cải thiện các hoạt động sống. Từ đó sẽ giúp cho các bác sĩ lâm sàng lựa chọn
nhóm thuốc cho phù hợp nhằm cải thiện chức năng nhận thức và chức năng sống cho
người bệnh cũng như giảm thiểu tối đa gánh nặng của bệnh trực tiếp lên người bệnh và
người chăm sóc [9], [83].
Hiện nay chẩn đốn giai đoạn bệnh Alzheimer có thể dựa vào nhiều thang đo. Trong
đó thang CDR ra đời năm 1982 được xem là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đốn chính xác
các giai đoạn SSTT Alzheimer [34]. Cho đến nay thang điểm được áp dụng rộng rãi ở
nhiều quốc gia và được dịch thành nhiều thứ tiếng trong đó có Việt Nam, thang được
chúng minh có độ tin cậy và giá trị cao [3], [22], [49], [65]. Tuy nhiên, vì đánh giá phải

dựa vào phỏng vấn bệnh nhân và người chăm sóc nên tốn nhiều thời gian, do đó thang
này thường chỉ áp dụng trong các nghiên cứu hơn là dùng trên lâm sàng. Bên cạnh thang
CDR, thang MMSE cũng giúp ích trong phân loại giai đoạn bệnh Alzheimer. Thang
MMSE được biết là công cụ sàng lọc nhận thức nhanh trên lâm sàng, giúp tiết kiệm thời
gian [28]. Ngoài ra thang được chứng minh là công cụ giúp phân biệt các giai đoạn SSTT
1
.


.

có giá trị gần tương đương với thang CDR [56]. Tuy nhiên thang bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố như trình độ học vấn thấp, tuổi bệnh nhân và quan trọng hơn hết là nó khơng đánh
giá chính xác mức độ suy giảm của các hoạt động chức năng sống trên người bệnh [24],

[54].
Để khắc phục tính hạn chế của hai thang điểm trên thì thang giai đoạn FAST ra đời.
Thang được mô tả đầu tiên năm 1984 do Reisberg, sau đó năm 1988 được chỉnh sửa
phiên bản hồn chỉnh để đánh giá các chức năng người bệnh Alzheimer theo thứ tự từ
mức độ nhẹ đến nặng tương ứng với các giai đoạn lâm sàng của bệnh, thời gian đánh giá
tương đối ngắn chỉ dựa vào phỏng vấn trực tiếp người chăm sóc [60]. Đến năm 1992 độ
tin cậy và giá trị của thang FAST được chứng minh trên người bệnh Alzheimer [66].
Tại Việt Nam thang giai đoạn FAST này chưa được áp dụng, do đó nhóm nghiên
cứu muốn đánh giá thang FAST cho người bệnh Alzheimer Việt Nam xem có phù hợp
khơng? So sánh thang giai đoạn FAST với các thang điểm MMSE và thang điểm CDR
có mối tương quan với nhau không? Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu trên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu với tên đề tài:” Đánh giá chức năng người bệnh Alzheimer bằng
thang điểm FAST phân độ chức năng theo giai đoạn bệnh” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá độ tin cậy thang FAST.
2. Đánh giá chức năng người bệnh Alzheimer theo thang FAST.

3. Đánh giá mối liên quan giữa thang FAST với đặc điểm nhân khẩu học, thang điểm
MMSE và thang điểm CDR.

2
.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ALZHEIMER
1.1.1. Đại cương
Năm 1906 Alois Alzheimer là người đầu tiên mô tả đặc trưng lâm sàng và các biểu
hiện bệnh học của sa sút trí tuệ ở bệnh nhân nữ 51 tuổi. Ơng đã chỉ ra đây là một bệnh
khơng chữa được, mang tính chất thối hóa và tiến triển đến tử vong. Đến năm 1910
Emil Kraepelin đã đặt tên cho hội chứng sa sút trí tuệ này là bệnh Alzheimer [41].
Bệnh Alzheimer là bệnh thối hóa thần kinh tiến triển, đặc trưng bằng ba nhóm
triệu chứng cơ bản, đầu tiên là nhóm triệu chứng về rối loạn chức năng nhận thức bao
gồm trí nhớ ngắn hạn, ngơn ngữ, điều hành, thị giác khơng gian. Thứ hai là nhóm các
triệu chứng về rối loạn tâm thần và hành vi như trầm cảm, kích động, ảo giác. Cuối cùng
là các nhóm triệu chứng về rối loạn chức năng trong các hoạt động sống hàng ngày khiến
phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Tùy theo tiến triển của bệnh mà các nhóm
triệu chứng này biểu hiện rõ ràng khác nhau. Trong đó, triệu chứng đầu tiên của bệnh
Alzheimer thường là nhóm các triệu chứng về chức năng nhận thức, mà thường gặp nhất
là trí nhớ ngắn hạn, điều hành và thị giác không gian [20].
Bệnh thường tập trung ở dân số già, nhưng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn
dưới 60 tuổi.
1.1.2. Dịch tễ học
Năm 2019 theo thống kê mới nhất của WHO có khoảng 50 triệu người có sa sút trí
tuệ và có gần 10 triệu trường hợp mới mắc mỗi năm, trong đó bệnh Alzheimer là nguyên

nhân hàng đầu chiếm khoảng 60 – 70 % các trường hợp của sa sút trí tuệ. Bệnh cũng là
nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế cho người cao tuổi trên toàn thế giới. Tác động to
lớn lên thể chất, tâm lý, xã hội và kinh tế không chỉ đối với người bệnh mà còn ảnh
hưởng lên người chăm sóc, gia đình và xã hội nói chung. Một báo cáo của hiệp hội
Alzheimer thế giới mới nhất đã dự đốn số người sa sút trí tuệ tăng lên khoảng 152 triệu

3
.


.

người vào năm 2050 và chi phí khoảng 1 triệu đô la Mỹ cho mỗi trường hợp và sẽ tăng
gấp đơi vào năm 2030 [6].
Tại Mỹ năm 2019 ước tính có 5,8 triệu người ở các độ tuổi đang sống cùng với
bệnh Alzheimer, trong đó gồm có 5,6 triệu người ≥ 65 tuổi, khoảng 200.000 người khởi
phát dưới 65 tuổi. Tỷ lệ mắc này ngày càng tăng, năm 2025 dự kiến số người bị
Alzheimer sẽ tăng lên khoảng 7,1 triệu người và tiếp tục tăng lên 13,8 triệu người vào
năm 2050. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 tại Hoa Kì và là nguyên
nhân tử vong đứng hàng thứ 5 ở những người trên 65 tuổi [6].
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN BỆNH ALZHEIMER
1.2.1. Sinh bệnh học của bệnh Alzheimer
1.2.1.1. Giả thuyết bệnh học thần kinh
Bệnh Alzheimer đặc trưng bởi việc mất dần nơron và xy-náp thần kinh trong vỏ
não và một số vùng dưới vỏ não. Sự mất mát này dẫn đến chứng teo vùng bị ảnh hưởng,
bao gồm thối hóa thuỳ thái dương và thùy đính, và một phần của thùy trán và hồi đai.
Bệnh học Alzheimer đặc trưng bằng hai hình ảnh điển hình nhất là các mảng
amyloid ở bên ngoài các nơron mà chủ yếu là các amyloid beta và đám rối sợi thần kinh
bên trong tế bào thần kinh mà liên quan đến q trình phosphotyl hóa của protein tau.
Các mảng thường dày đặc, đa số là dạng tích tụ khơng tan được của các peptide amyloid

beta và vật chất trong tế bào nằm bên ngoài và bao quanh các nơron. Các đám rối (đám
rối sợi thần kinh) là sự tích tụ của các protein tau có liên quan đến vi ống (microtubule)
đã bị photphorylate hóa quá nhiều và đọng lại trong các tế bào. Mặc dù có nhiều người
già có hình thành các mảng và đám rối do q trình lão hóa, nhưng não của bệnh nhân
Alzheimer thường có số lượng các mảng và đám rối nhiều hơn, đặc biệt là ở những vùng
não nhất định, ví dụ như thùy thái dương.
*Sự tạo thành amyloid β-42 (giả thuyết dòng thác amyloid)
Các protein tiền chất amyloid (APP) là những glucoprotein nằm trên bề mặt màng
tế bào, đặc biệt rất nhiều trên màng thần kinh, có vai trị trong sự điều hịa sự sống, tăng
4
.


.

trưởng và kết hợp với các tế bào thần kinh. Các APP này bình thường, khi được cắt bởi
men α-secretase sẽ tạo thành các đoạn hịa tan và khơng bị kết lại. Nhưng khi APP bị cắt
bởi β – secretase và γ-secretase thì amyloid β-40 hoặc amyloid β-42 sẽ được tạo thành.
Sản phẩm β-42 là một chất khơng hịa tan sẽ kết tụ lại tạo thành mảng amyloid. Nhiều
mảng amyloid trong khoảng gian bào sẽ kích thích q trình viêm, lớn lên dần và chèn
ép gây nên chết tế bào thần kinh [2], [46], [72].
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy sự lắng đọng các mảng amyloid của Aβ theo
trình tự đầu tiên ở thùy thái dương trong. Sau đó, sự lắng đọng này cịn tìm thấy ở tất cả
các vùng vỏ não mới, thể vân, vùng dưới đồi, hạch nền, tiểu não và một vài vùng trong
thân não. Từ đó có 5 giai đoạn tiến triển ảnh hưởng đến các vùng não bệnh Alzheimer
có liên quan đến sự lắng đọng của các mảng amyloid Aβ này.
+ Giai đoạn 1: Có sự lắng đọng Aβ ở vùng vỏ não mới thùy trán, thùy đính, thùy
thái dương và thùy chẩm. Sự lắng đọng này tích tụ khu trú ở các lớp II, III, IV và V.
+ Giai đoạn 2: Ngoài sự lắng đọng các Aβ ở giai đoạn I thì nó cịn xuất hiện ở vùng
vỏ não trung gian, CA1 và vỏ não thùy đảo.

+ Giai đoạn 3: đặc trưng bằng sự lắng đọng của các Aβ ở vùng dưới vỏ: nhân đuôi,
nhân bèo, nhân trước tường, nhân nền não giữa, đồi thị, vùng dưới đồi, tuyến tùng và
chất trắng
+ Giai đoạn 4: sự lắng đọng Aβ tập trung ở vùng nhân olive dưới, chất lưới của
hành não và chất đen. Vùng CA4, chất xám trung tâm của trung não, cuống tiểu não trên
và dưới và nhân đỏ hầu như thường xuất hiện hằng định giai đoạn này.
+ Giai đoạn 5: ngoài các vùng lắng đọng amyloid ở giai đoạn 4, ở giai đoạn này
còn xuất hiện vùng lưới cầu não, các nhân cầu não, nhân trung tâm và nhân raphe vùng
cầu não, tiểu não và các nhân nền tiểu não.
*Sự tạo thành đám rối sợi thần kinh (giả thuyết Tau-protein)
Bình thường, tau-protein là những vi ống nhỏ có vai trò chuyên chở các chất trong
tế bào thần kinh. Do q trình phosphoryl hóa bất thường, các vi ống này bị xoắn tạo
5
.


.

nên các đám rối sợi thần kinh (NFTs) trong thân tế bào và phần gốc của sợi trục thần
kinh. Quá trình này đã làm phá vỡ chức năng tế bào và gây chết tế bào [2], [72], [80].
1.2.1.2. Giả thuyết về chất dẫn truyền thần kinh
Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh, do bất thường nhiều vùng của não bộ
bao gồm vỏ não mới, vùng nội khứu, hải mã, amygdala, nhân nền, đồi thị trước, các
đường phóng chiếu monoaminergic từ thân não. Sự tham gia hệ cholinergic trong bệnh
Alzheimer được gợi ý ban đầu là do sự thiếu hụt các enzym ở vỏ não mới trong tổng hợp
acetylcholin. Mất tế bào thần kinh cholinergic được ghi nhận rõ ràng ở các bệnh nhân
Alzheimer. Acetylcholin đóng vai trị quan trọng trong học tập và trí nhớ. Từ đây giúp
hình thành “giả thuyết cholinergic” giúp giải thích các triệu chứng trong mơ hình bệnh
Alzheimer. Trong mơ hình này, sự mất tế bào thần kinh cholinergic ở não trước và mất
liên kết dẫn truyền thần kinh cholinergic ở vỏ não, đặc biệt là ở vùng hải mã góp phần

đáng kể vào suy giảm chức năng nhận thức mà điển hình là trí nhớ. Như vậy, bệnh
Alzheimer có sự suy giảm nồng độ acetylcholin và hoạt tính men acetyltransferase gây
thối hóa nền não trước, quá trình này liên quan trực tiếp đến các triệu chứng lâm sàng
của bệnh nhân.
Ngoài ra, nồng độ chất dẫn truyền glutamate quá cao trong vỏ não ở bệnh nhân
Alzheimer cũng được cho là có thể góp phần vào việc suy giảm khả năng học tập và trí nhớ.
1.2.2. Các đặc điểm lâm sàng và giai đoạn bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer điển hình sẽ biểu hiện đầu tiên với mất khả năng nhớ lại những
thơng tin gần, sau đó là khó tìm từ để nói, khó khăn trong thị giác không gian và rối loạn
chức năng điều hành. Khi bệnh tiến triển, các rối loạn về hành vi thường phát triển như
cáu gắt, các xung động cảm xúc có trước biểu hiện quá mức và kích động. Bệnh nhân
mất dần các chức năng và phải phụ thuộc hoàn toàn người chăm sóc.
Theo mơ hình hiện tại, bệnh Alzheimer khởi đầu bằng giai đoạn tiền lâm sàng
không triệu chứng, tiếp theo sau là giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ và cuối cùng là các
giai đoạn của sa sút trí tuệ nhẹ, trung bình và nặng [19].
6
.


.

Các nhà lâm sàng chia giai đoạn bệnh Alzheimer dựa trên mức độ suy giảm các
chức năng nhận thức và hành vi gồm có suy giảm nhận thức nhẹ do bệnh Alzheimer,
bệnh Alzheimer giai đoạn rất nhẹ, nhẹ, trung bình và nặng. Các đặc điểm mỗi giai đoạn
sẽ được trình bày cụ thể như sau [19]:
1.2.2.1. Suy giảm nhận thức nhẹ do bệnh Alzheimer
Bệnh nhân ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ do bệnh Alzheimer thường bắt đầu
biểu hiện suy giảm một lĩnh vực nhận thức mà điển hình là trí nhớ. Tuy nhiên, giảm nhận
thức có thể là một lĩnh vực khác như ngơn ngữ với khó tìm từ để nói hoặc khó khăn trong
thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như chuẩn bị bữa ăn cho nhiều người.

Những bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ có thể suy giảm nhiều hơn một lĩnh vực
nhận thức nhưng họ vẫn còn khả năng độc lập trong các chứng năng sống và vì thế đó
khơng phải là tiêu chuẩn của sa sút trí tuệ.
1.2.2.2. Bệnh Alzheimer giai đoạn rất nhẹ
Bệnh nhân biểu hiện nhẹ về suy giảm trí nhớ rõ ràng và chức năng khó tìm từ để
nói cịn tốt. Bệnh nhân còn định hướng đầy đủ về nơi chốn và thời gian. Có suy giảm
nhẹ trong phán đốn và giải quyết vấn đề, hoạt động xã hội, nhà cửa và thú vui.
1.2.2.3. Bệnh Alzheimer giai đoạn nhẹ
Bệnh nhân giai đoạn này giảm trí nhớ và khó tìm từ để nói mức độ đáng kể và sự
suy giảm này ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày. Họ thường biểu hiện mất
phương hướng về thời gian và nơi chốn. Phán đốn và giải quyết vấn đề giảm mức độ
trung bình, không thể hoạt động độc lập các hoạt động xã hội. Họ cũng không thể thực
hiện các thú vui và việc nhà phức tạp, nhưng có thể thực hiện nhiệm vụ đơn giản. Tuy
nhiên, vẫn còn khả năng thực hiện các việc chăm sóc cá nhân như đánh răng, thay quần
áo, tắm mặc dù họ cần được nhắc nhở các hoạt động này. Tâm trạng và tính cách cũng
thay đổi thường lo âu. Những bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ có thể an tồn khi ở
một mình trong vài giờ, nhưng có thể quên việc ăn uống, tắm, dùng thuốc và thay quần
áo của họ nếu ở một mình trong vài ngày.
7
.


.

1.2.2.4. Bệnh Alzheimer giai đoạn trung bình
Ở giai đoạn trung bình bệnh nhân sẽ mất trí nhớ nặng, chỉ nhớ những điều xảy ra
trong quá khứ, nhanh chóng quên những những sự kiện mới xảy ra. Thường xuyên mất
định hướng về thời gian và nơi chốn. Phán đoán và giải quyết vấn đề suy giảm nặng.
Mặc dù vẻ bề ngoài bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động bên ngồi nhưng khơng
thể tham gia độc lập. Các cơng việc nhà và thú vui đơn giản có thể cịn được duy trì. Cần

trợ giúp trong các hoạt động chăm sóc cá nhân như đi vệ sinh, thay quần áo và có thể
thường xun đi tiểu khơng tự chủ. Ở giai đoạn này khơng nên để bệnh nhân ở một mình
do các vấn đề có khả năng xảy ra như đi lang thang và không tự chủ.
1.2.2.5. Bệnh Alzheimer giai đoạn nặng
Trong giai đoạn này, bệnh nhân mất trí nhớ nặng, chỉ nhớ những mẫu vụn vặt. Chỉ
còn định hướng đúng bản thân. Mất khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề. Bệnh nhân
không đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động bên ngồi và khơng thể theo kịp thực hiện
được các thú vui hoặc công việc nhà. Bệnh nhân cần giúp đỡ trong tất cả các vấn đề của
chăm sóc cá nhân và thường xuyên rối loạn tiêu tiểu. Những bệnh nhân Alzheimer giai
đoạn nặng nên được chăm sóc ở các trung tâm chăm sóc dài hạn.
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Alzheimer
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ V (DSM-V)
của Hội tâm thần học Mỹ [4]
* Thứ nhất phải thỏa tiêu chuẩn chẩn đốn SSTT
A. Có bằng chứng suy giảm nhận thức đáng kể ở ít nhất 2 trong các lĩnh vực nhận thức
(sự tập trung chú ý, chức năng điều hành, học tập và trí nhớ, chức năng ngôn ngữ, thị
giác không gian và nhận thức xã hội) dựa trên:
1. Than phiền của người bệnh, hoặc của người thân, hoặc ghi nhận bởi bác sĩ về sự suy
giảm rõ rệt chức năng nhận thức của bệnh nhân, và
2. Suy giảm đáng kể trong biểu hiện nhận thức, tốt nhất là được xác định các test tâm thần
kinh đã được chuẩn hóa hoặc nếu khơng thì dựa trên đánh giá lâm sàng có chất lượng khác.
8
.


.

B. Suy giảm nhận thức làm ảnh hưởng đến tính độc lập trong các hoạt động hằng ngày
(tức là cần sự hỗ trợ tối thiểu ở các hoạt động sống phức tạp như trả hóa đơn, dùng thuốc
điều trị…).

C. Bệnh nhân không đang bị mê sảng, lú lẫn cấp.
D. Suy giảm nhận thức không phải do nguyên nhân tâm thần kinh khác (ví dụ trầm cảm
hay tâm thần phân liệt).
* Thứ hai phải thỏa một trong hai đặc điểm sau:
a. Có bằng chứng di truyền từ tiền sử gia đình hoặc xét nghiệm gen.
b. Có tất cả 3 đặc điểm sau:
- Có bằng chứng giảm trí nhớ và một chức năng nhận thức khác.
- Suy giảm nhận thức này từ từ tăng dần, khơng có giai đoạn bình ngun.
- Khơng có bằng chứng của ngun nhân khác tức là khơng có bằng chứng bệnh lý
thối hóa khác hoặc bệnh lý mạch máu não, khơng có bệnh lý tâm thần, chuyển hóa, thần
kinh góp phần suy giảm nhận thức.
1.2.3. Điều trị bệnh Alzheimer
Điều trị hiện nay của bệnh Alzheimer chỉ là điều trị triệu chứng, và chưa có chứng
minh điều trị đặc hiệu cho bệnh. Các điều trị không đặc hiệu do các triệu chứng phát sinh
của bệnh Alzheimer có thể hiệu quả như các triệu chứng trầm cảm, hoang tưởng, ảo giác.
Điều trị triệu chứng quan trọng nhất là dùng các nhóm thuốc giúp cải thiện chức
năng nhận thức. Các thuốc bao gồm Tacrine, Donepezil, Galantamine, Rivastigmin và
Memantin. Trong 4 thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế men cholinesterase, là chất phân
hủy acetylcholin giải phóng từ màng trước synap vào khe để làm tăng nồng độ
acteylcholin ở trong não. Tacrine hiện nay ít sử dụng do liều dùng cao và gây độc tính
cho gan. Ba thuốc kháng men cholinesterase sử dụng phổ biến trên lâm sàng hiện nay là
Donepezil, Rivastigmin và Galantamin, được chứng minh tính hiệu quả và an toàn ngang
nhau trong cải thiện nhận thức, hành vi ở bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ, trung bình.
Thuốc cịn lại là Memantin có tác dụng ức chế thụ thể N-methyl-D-aspartate (NMDA)

9
.


.


giúp cải thiện hiệu quả chức năng nhận thức, hành vi và chức năng ở các bệnh nhân
Alzheimer trung bình và nặng [41].
1.3. CÁC THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN BỆNH ALZHEIMER
1.3.1. Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE)
Thang MMSE là trắc nghiệm đánh giá nhận thức được sử dụng nhiều nhất trong
thực hành lâm sàng. Thời gian để làm test này khoảng 10 phút. MMSE cho phép đánh
giá nhiều chức năng nhận thức khác nhau, bao gồm định hướng lực, trí nhớ, sự chú ý,
tính tốn, ngôn ngữ, và thị giác không gian. Tổng điểm MMSE là 30 điểm. Điểm số dưới
24 là nghi ngờ có SSTT. Theo một nghiên cứu quy mô lớn chứng minh thang MMSE
với điểm cắt 24 thì có độ nhạy là 87% và độ đặc hiệu là 82% [8].
Bệnh Alzheimer trong giai đoạn sớm phần lớn bị ảnh hưởng nhận thức đầu tiên là
trí nhớ, những chức năng nhận thức khác như ngôn ngữ, sự chú ý tập trung, chức năng
điều hành và hành vi cũng bị ảnh hưởng trong suốt q trình tiến triển của bệnh. Những
khía cạnh nhận thức của bệnh Alzheimer có thể đánh giá dựa trên thang MMSE. Các
phân nhóm nhận thức khác nhau trong thang MMSE có thể cung cấp các thơng tin hữu
ích về tiến triển của bệnh Alzheimer bao gồm chuỗi các chức năng nhận thức suy giảm
riêng lẻ và sau đó là thứ tự suy giảm hoàn toàn cho từng chức năng nhận thức. Nhiều
bằng chứng lâm sàng cũng khẳng định tổng các tiểu thang MMSE có tương quan với các
giai đoạn tiến triển của bệnh Alzheimer [32]. Một số NC khác đã chứng minh được vai
trò của MMSE trong đánh giá bệnh nhân Alzheimer giai đoạn sớm và đồng thời giúp
phân biệt chính xác suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) với bệnh Alzheimer giai đoạn sớm
có ý nghĩa thống kê [10], [15].
Thang MMSE không nhạy với SSTT giai đoạn sớm và điểm số có thể bị ảnh hưởng
bởi tuổi và học vấn của bệnh nhân, cũng như ảnh hưởng bởi ngôn ngữ và thị lực [30].
1.3.2. Thang đánh giá sa sút trí tuệ lâm sàng (CDR)
Thang điểm sa sút trí tuệ trên lâm sàng (Clinical Dementia Rating hay CDR) được
phát triển bởi dự án “Memory and Aging” của viện y khoa của đại học Washington vào
10
.



.

năm 1979 nhằm đánh giai đoạn nặng của sa sút trí tuệ. Sau đó năm 1993 thang được sử
dụng để đánh giá giai đoạn sa sút trí tuệ trên bệnh nhân Alzheimer [34], [51]. Năm
2018 nghiên cứu của Trần Công Thắng và Nguyễn Tường Vy đã Việt hóa thang CDR,
chứng minh được độ tin cậy của thang điểm này trên bệnh nhân SSTT Việt Nam [3].
Thang điểm sa sút trí tuệ trên lâm sàng (CDR) giúp đánh giá thay đổi nhận thức,
xác định biểu hiện của sa sút trí tuệ và tiến triển của nó. Thang được áp dụng để chỉ ra
các giai đoạn của bệnh Alzheimer trên lâm sàng, bao gồm: giai đoạn rất nhẹ (CDR=0,5),
giai đoạn nhẹ (CDR=1), giai đoạn trung bình (CDR=2) và giai đoạn nặng (CDR=3) [19],

[81]. Việc phân theo giai bệnh Alzheimer có ý nghĩa trọng trong can thiệp điều trị và
tiên lượng tốt hơn. Một số thử nghiệm điều trị thuốc về nhận thức trên bệnh Alzheimer
cũng dùng CDR để phân bệnh Alzheimer theo giai đoạn giúp lựa chọn thuốc phù hợp.
Bảng tóm tắt thang điểm sa sút trí tuệ lâm sàng phiên bản Tiếng Việt
Nhóm

sa Suy

Khơng

giảm Sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ Sa sút trí

sút trí tuệ

nhận thức nhẹ

trung bình


tuệ nặng

CDR= 0

nhẹ

CDR= 2

CDR= 3

CDR= 1

CDR= 0.5
Trí nhớ

Khơng mất trí Qn

nhẹ Mất trí nhớ vừa, Mất trí nhớ nặng, Mất

trí

nhớ hay quên liên tục, nhớ nổi bật ở các sự chỉ nhớ những nhớ nặng,
nhẹ không liên một phần các kiện gần đây, ảnh điều xảy ra trước chỉ
tục

sự

kiện, hưởng hoạt động kia, nhanh chóng những


qn”lành

hằng ngày

Định

hướng

đầy đủ

qn những điều mẩu
mới

tính”
Định

nhớ
vụn

vặt

hướng Định hướng Khó khăn vừa Khó khăn nặng Chỉ

cịn

đầy đủ ngoại trong liên hệ thời trong liên hệ thời định

lực

trừ khó khăn gian, định hướng gian,


thường hướng bản

ít về liên hệ được nơi khám, xuyên mất định thân
thời gian

có thể mất định hướng thời gian,

11
.


.

hướng

địa

lý rất thường mất
định hướng nơi

khác.

chốn
Đánh
giá

Giải quyết tốt Suy giảm nhẹ Khó khăn vừa Suy giảm nặng Mất
+ vấn đề hàng trong


giải trong quản lý các khả

năng

giải năng đánh

giải

ngày, quản lý quyết vấn đề, vấn đề, phân biệt quyết

quyết

kinh doanh và sự

vấn đề

tài chính tốt, nhau, sự khác giống và khác điểm giống và vấn đề

giống những

vấn

khả

đề, giá

điểm phân biệt những giải quyết

có sự đánh giá nhau


nhau; đánh giá về khác nhau, sự

tốt

mặt xã hội còn đánh giá về mặt

so

với

trước đây

hoặc

xã hội thường

duy trì

xuyên giảm
Hoạt

Độc lập trong Suy giảm nhẹ Không thể hoạt Không thể tham Không thể

động xã công
hội

việc, các hoạt động động độc lập các gia độc lập các tham

gia


mua sắm, các này

hoạt động này hoạt động bên độc

lập

nhóm

mặc dù có thể ngồi xã hội mặc các

hoạt

tình

nguyện và xã

tham gia một số, dù bệnh nhân đủ động bên

hội



vẻ

thường

bình sức khoẻ tham ngồi


lần gia


hội

kiểm tra đầu




khơng đủ
sức khoẻ

Việc

Duy

trì

tốt Giảm

nhẹ Nhẹ nhưng chắc Chỉ cịn giữ lại Khơng có

nhà+

cuộc sống ở cuộc sống ở chắn suy giảm những công việc bất kì chức

thú vui

nhà, thú vui, nhà, thú vui, chức

năng


tại đơn

giản,

gần năng đáng

hoạt động trí hoạt động trí nhà, khó khăn như khơng cịn kể ở nhà
óc

óc

hơn trong làm thú vui hay quan
việc nhà khi ở tâm nào
một mình, thú
vui

12
.

quan

tâm


.

phức tạp hơn khi
bỏ một mình


Chăm

Cịn hồn tồn khả năng tự Cần nhắc nhở

Cần hỗ trợ trong Địi

hỏi

sóc bản chăm sóc

mặc đồ, vệ sinh giúp

đỡ

thân

và giữ tài sản bản nhiều
thân

trong
chăm sóc


nhân,

rối

loạn

tiêu


tiểu

thường
xuyên

Các nghiên cứu dọc cho kết quả tỷ lệ bệnh Alzheimer tiến triển từ các trường hợp
MCI ngày càng nhiều, tăng 12% mỗi năm, tăng 35% sau 2 năm và 80% trên 6 năm. Kim
và cs đánh giá 59 bệnh nhân được chẩn đoán là MCI và theo dõi thời gian 2 năm bằng
thang điểm CDR, MMSE nhóm tác giả kết luận thang CDR ở tiểu thang định hướng có
vai trò tiên lượng các trương hợp MCI thành Alzheimer (p<0,001) [36].
1.3.3. Thang đánh giá chức năng theo giai đoạn bệnh (FAST)
1.3.3.1. Độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy nói lên tính nhất qn của một thang đo. Có ba tính chất nhất quán đánh
giá độ tin cậy là nhất quán theo thời gian (độ tin cậy kiểm tra-tái kiểm tra), nhất quán
giữa các mục (độ tin cậy tương hợp nội bộ), nhất quán giữa các nhà nghiên cứu khác
nhau (độ tin cậy inter-rater).
Độ tin cậy tương hợp nội bộ: dùng kết quả của 1 lần khảo sát, xác định mối tương
quan của các câu hỏi trong thang điểm khi phân chia ngẫu nhiên chúng thành 2 bộ câu

13
.


.

hỏi nhỏ, cịn gọi là chia đơi độ tin cậy. Trong phương pháp tiếp cận cổ điển, hệ số tin cậy
nội bộ có thể xác định bằng hệ số Cronbach’s alpha. Đối với các thang cơng cụ sử dụng
hình thức trả lời nhị giá, có thể thay thế bằng cơng thức Kuder-Richardson 20 (KR-20).
Thơng thường, giá trị nhỏ nhất có thể chấp nhận được của độ tin cậy tương hợp nội bộ

là 0,70 đối với các so sánh nhóm và 0,90-0,95 cho các so sánh cá thể [3].
Độ tin cậy lặp lại: Khả năng lặp lại biểu thị sự ổn định của thang công cụ theo thời
gian và sự thống nhất khi thang điểm được đánh giá bởi nhiều người khác nhau. Phương
pháp test-retest đánh giá khả năng một thang công cụ cho ra kết quả ổn định theo thời
gian với giả định những người trả lời khơng có thay đổi về các lĩnh vực được đánh giá.
Dữ liệu từ phương pháp test-retest rất quan trọng cho việc đánh giá các thang công cụ
đánh giá. Tương tự như độ tin cậy tương hợp nội bộ, giá trị nhỏ nhất có thể chấp nhận
được của hệ số test-retest là 0,70 đối với các so sánh nhóm và 0,90-0,95 cho các so sánh
cá thể theo thời gian [3].
Một số phương pháp để tính độ tin cậy có thể sử dụng hiện nay như cronbach α, hệ
số tương quan nội lớp, hệ số tương quan pearson, tương quan spearman và cohen’s
kappa. Tùy theo điều điện nghiên cứu của mỗi thang đo sẽ lựa chọn phương pháp tính
phù hợp.
1.3.3.2. Mơ tả đặc điểm của thang FAST
Thang giai đoạn FAST được mô tả năm 1984 do Risberg và cs, thang điểm được
dùng để mô tả các chức năng theo giai đoạn bệnh Alzheimer. Bao gồm 7 giai đoạn tương
ứng với các chức nặng bị suy giảm trong bệnh Alzheimer. Nghiên cứu đã đưa ra sự tương
quan giữa thang MMSE với FAST với hệ số tương quan pearson r = 0,87 ở mức ý nghĩa
p<0,001 [62]. Năm 1988 Risberg đã hoàn thiện thang FAST và được áp dụng tại
NewYork. Thang gồm 16 giai đoạn mô tả trình tự các thay đổi chức năng bệnh Alzheimer
dựa trên lời khai của người chăm sóc trực tiếp [60]. Điểm ghi nhận trong giai đoạn FAST
là điểm thiếu hụt về chức năng cao nhất.

14
.


.

Đến năm 1992 thang FAST được chứng minh tính giá trị và độ tin cậy của nó qua

nghiên cứu do Sclan và Risberg tiến hành trên các bệnh nhân Alzheimer ở trung tâm
nghiên cứu sa sút trí tuệ và tuổi già tại NewYork (NYU-ADRC), độ tin cậy tương hợp
nội bộ của thang FAST là 0,86 với p <0,01 [66].
Tại Hàn Quốc, năm 2010 nghiên cứu do NaRi và cs về đánh giá chức năng giai
đoạn bệnh (FAST) ở bệnh nhân Alzheimer, kết quả độ tin cậy test-retest và inter-rater
theo hệ số tương quan pearson lần lượt là 0,969 và 0,999 có ý nghĩa với p <0,001 [53].
Thang chủ yếu là mô tả các đặc điểm chức năng của bệnh nhân Alzheimer, tùy theo
giai đoạn mà thiếu hụt các chức năng khác nhau. Sau đây là đặc điểm các giai đoạn của
của thang FAST được mô tả theo Risberg [84].
* FAST giai đoạn 1: Khơng có giảm chức năng chủ quan và khách quan
Những người lớn tuổi thì các chức năng chủ quan và khách quan vẫn còn trong
nghề nghiệp, xã hội và các chức năng vẫn còn nguyên vẹn so với trước đó, các chức năng
nhận thức trong giai đoạn này tốt.
* FAST giai đoạn 2: Có sự suy giảm các chức năng chủ quan nhưng khơng có
bằng chứng suy giảm các chức năng khách quan trong hoạt động nghề nghiệp phức
tạp và xã hội
Hầu hết thường than phiền các chức năng liên quan đến tuổi như quên tên đồ vật
và vị trí cất đồ vật, hoặc giảm khả năng nhớ lại. Sự suy giảm chủ quan này nhìn chung
khơng được chú ý bởi người quen hoặc đồng nghiệp và chức năng nghề nghiệp phức tạp
và xã hội không bị hạn chế.
* FAST giai đoạn 3: Suy giảm các chức năng khách quan đáng kể ảnh hưởng
đến chức năng nghề nghiệp và xã hội
Những người trong giai đoạn này thường quên những sự kiện quan trọng, mà họ
xem như đây là mới xảy ra lần đầu tiên trong cuộc đời của họ. Giảm chức năng này có
thể biểu hiện trong các nhiệm vụ tâm thần vận động phức tạp như khả năng đi du lịch
đến một nơi mới. Những người trong giai đoạn này khơng khó khăn trong các cơng việc
15
.



.

thường ngày chẳng hạn như mua sắm, quản lý tài chính và đi đến những nơi quen thuộc
nhưng các hoạt động địi hỏi nhiều kĩ năng hơn thì họ khơng thực hiện được. Bởi vì bệnh
nhân trong giai đoạn này có thể vẫn thực hiện được các hoạt động sống cơ bản hàng ngày
một cách đầy đủ, ngưng các hoạt động địi hỏi nhiều kĩ năng có thể đưa đến kết quả là
các triệu chứng cải thiện kéo dài trong vài năm.
* FAST giai đoạn 4: Giảm hiệu quả các công việc phức tạp trong cuộc sống hàng ngày
Giảm các chức năng trong giai đoạn trước là rõ ràng. Ở giai đoạn này việc mua sắm
các thực phẩm đầy đủ hoặc phù hợp và các mặt hàng khác bị suy giảm đáng chú ý. Những
người này có thể mua lại những mặt hàng khơng chính xác hoặc số lượng khơng phù
hợp. Cá nhân họ có thể khó khăn trong việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình và có thể biểu
lộ những thiếu hụt này tương tự trong khả năng quản lý công việc và xã hội. Các thành
viên trong gia đình có thể nhận thấy bệnh nhân khơng cịn khả năng chi tiêu, khơng nhớ
những hóa đơn thanh tốn và có thể nhiều sai sót đáng kể trong tài chính. Những người
này vẫn cịn khả năng đi lại độc lập và trong cơng việc khơng có khả năng nhớ lại tên
của khách hàng hoặc chi tiết nhiệm vụ việc làm của họ. Ở giai đoạn này, các việc như
lựa chọn quần áo, mặc quần áo, tắm và đi lại đến những nơi quen thuộc có thể vẫn thực
hiện được. Mặc dù những người này có thể vẫn độc lập các chức năng trong cộng đồng
nhưng họ vẫn cần người giám sát.
Làm tăng các chức năng bệnh nhân trong giai đoạn này là mục tiêu của gia đình và
chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Giám sát tài chính và đi lại nên được đặt ra.
* FAST giai đoạn 5: Bắt đầu khiếm khuyết trong các hoạt động cơ bản hàng ngày
Ở giai đoạn này những người bị Alzheimer khơng cịn các chức năng độc lập trong
cộng đồng. Những người này khơng chỉ địi hỏi trợ giúp trong quản lý tài chính, mà cịn
bắt đầu cần giúp đỡ trong lựa chọn quần áo (trang phục) phù hợp theo mùa và theo sự
kiện nào đó. Những người này có thể mặc quần áo phối hợp không phù hợp hoặc mặc
cùng quần áo từ ngày này qua ngày khác nếu khơng có sự giám sát.

16

.


×