Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh bình phước lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.96 MB, 62 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH

BÌNH PHƯỚC

LỚP 7


BAN BIÊN SOẠN
Ban Chỉ đạo biên soạn tài liệu


1. Ông Lý Thanh Tâm

:

Trưởng ban



2. Ông Hồ Hải Thạch

:

Phó Trưởng ban




3. Ơng Trần Ngọc Thắng

:

Thành viên - Thư ký

Các thành viên tham gia


4. Bà Trần Thị Thái Hà



11. Ông Nguyễn Văn Táo



5. Bà Vũ Thị Bắc





12. Ông Trịnh Hồng Kỳ



6. Ông Nguyễn Thế An




13. Bà Lê Thị Yến Trinh



7. Bà Dương Thị Hà





14. Bà Nguyễn Thuý Mai



8. Ông Trần Đức Lâm



15. Ông Trần Văn Lương



9. Ông Nguyễn Hải Thanh



16. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương




10. Bà Đỗ Thị Kim Huê



17. Ông Phạm Văn Thắng







18. Bà Dư Cẩm Anh







Hãy bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng
các em học sinh lớp sau!

2


Các em học sinh thân mến!
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước được biên soạn nhằm giúp học

sinh nâng cao hiểu biết về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, mơi trường,
hướng nghiệp,… của tỉnh. Từ đó góp phần rèn luyện những phẩm chất, năng
lực được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, đồng thời bồi
dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những
điều đã học nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hố của q
hương Bình Phước.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước – Lớp 7 được biên soạn theo
các chủ đề, tương ứng với các mạch kiến thức trong Chương trình Giáo dục
phổ thơng 2018. Mỗi chủ đề được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt để có thể
điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương và thực
tiễn dạy học trong nhà trường, song vẫn bảo đảm mức độ u cầu chung của
Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước – Lớp 7 khơng chỉ dùng để dạy
và học mà cịn là tư liệu để học sinh trải nghiệm, khám phá những nét đẹp
của vùng đất Bình Phước. Trong quá trình biên soạn, mặc dù nhóm tác giả đã
cố gắng chắt lọc tư liệu để vừa giới thiệu những nét cơ bản về nội dung giáo
dục địa phương, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa sức với đối tượng học sinh
lớp 7 nên khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý từ
q thầy cơ giáo, phụ huynh, các em học sinh,… để lần tái bản sau tài liệu
được hồn chỉnh hơn.
Chúc các em có những trải nghiệm bổ ích cùng tài liệu.
Ban Biên soạn

3


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
MỤC TIÊU
Yêu cầu về năng lực và phẩm chất mà học sinh cần đạt được sau khi học.


KHỞI ĐỘNG
Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo
hứng thú, dẫn dắt vào bài mới.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm hiểu thông tin,...
nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới.

Em có biết Nội dung mở rộng của bài học, cung cấp thêm những kiến thức
cho các em có điều kiện tiếp thu bài học tốt hơn.

Học sinh thực hành nghe bài hát.
Học sinh thực hành hát.

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề,
tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi,... nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành
kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn.

Học sinh giải quyết một số vấn đề của thực tế hoặc vấn đề giả định có liên
quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả
năng sáng tạo.

4


trang
Lời nói đầu..................................................................................................... 03
Hướng dẫn sử dụng tài liệu......................................................................... 04
Lược đồ hành chính tỉnh Bình Phước......................................................... 06
Chủ đề 1. Lịch sử Bình Phước từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI..........................07

Chủ đề 2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn tỉnh Bình Phước.................... 14
Chủ đề 3. Ca dao, dân ca Bình Phước....................................................21
Chủ đề 4. Một số nghi lễ vịng đời tại tỉnh Bình Phước...........................28
Chủ đề 5. Vài nét về âm nhạc dân tộc S'tiêng ở Bình Phước..............35
Chủ đề 6. Sản phẩm mĩ nghệ truyền thống của tỉnh Bình Phước........44
Chủ đề 7. Ẩm thực tỉnh Bình Phước..........................................................50
Giải thích thuật ngữ..................................................................................... 56
Danh mục tác giả hình ảnh........................................................................ 57
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 58

5


Chú giải
UBND cấp tỉnh

Địa giới hành chính cấp tỉnh

Đường tuần tra
biên giới

UBND cấp huyện

Địa giới hành chính cấp huyện

Đường tỉnh

UBND cấp xã

Địa giới hành chính cấp xã


Hồ

Biên giới quốc gia

Quốc lộ

Sơng, suối

Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Bình Phước
6


Chủ đề 1

LỊCH SỬ BÌNH PHƯỚC
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI
MỤC TIÊU

– Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của địa phương Bình
Phước từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XVI.
– Nêu được những nét chính về tổ chức xã hội, kinh tế, văn hố của Bình
Phước trong giai đoạn này.
– Tự hào về lịch sử hình thành và phát triển của quê hương Bình Phước
từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XVI.

Hình 1.1. Di tích vịng trịn đá Bãi Tiên (huyện Lộc Ninh)

7





KHỞI ĐỘNG



Trong các thế kỉ X – XVI, những cộng đồng cư dân cổ vẫn liên tục hiện
diện, xây dựng cuộc sống và là chủ thể của lịch sử trên địa bàn Bình Phước.
Tiến trình lịch sử Bình Phước giai đoạn này có gì nổi bật? Các cộng đồng cư
dân cổ tồn tại, vận động và phát triển như thế nào? Đâu là những nét đặc
trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của họ?


HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ
KỈ XVI
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng đất Bình Phước
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

– Kể tên một số cộng đồng cư dân sinh sống trên địa bàn Bình Phước
giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.


Trong suốt gần 10 thế kỉ (VII – XVI), các kết quả nghiên cứu cho thấy dấu
ấn của người Chân Lạp trên vùng đất Nam Bộ rất mờ nhạt. Vùng đất Nam Bộ
khơng được quản lí chặt chẽ và gần như khơng có sự quản lí hành chính của
triều đình Chân Lạp. Ngoại trừ vùng cư trú của các tộc người sinh sống lâu đời

như S’tiêng, Chơ-ro, Mạ,... ở Đông Nam Bộ ngày nay, hầu hết lãnh thổ Nam Bộ
trở nên hoang vắng với rừng rậm bạt ngàn, sông rạch, đầm lầy mênh mơng.
Vùng đất Nam Bộ nói chung và khu vực ngày nay là tỉnh Bình Phước nói riêng
trên danh nghĩa thuộc Chân Lạp, nhưng “thuộc” một cách lỏng lẻo.

Trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, tại vùng đất Bình Phước ngày
nay, đại bộ phận dân cư sinh sống thuộc cộng đồng những dân tộc thiểu số
như S’tiêng, Mạ, Chơ-ro, Mnơng,... Trong đó, người S’tiêng là thành phần chủ
yếu.
8



Trong hồn cảnh đó, cộng đồng cư dân trên địa bàn Bình Phước đã tự
tổ chức quản lí đời sống xã hội. Họ tiếp tục duy trì các hoạt động kinh tế và
phong tục, tập quán truyền thống.
II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA CƯ DÂN TRÊN VÙNG ĐẤT BÌNH PHƯỚC
GIAI ĐOẠN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XVI


1. Đời sống vật chất

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết cư dân cổ trên địa bàn Bình Phước đã sinh sống bằng
những nghề gì?

– Giải thích vì sao những nét sinh hoạt vật chất của cư dân Bình Phước
giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI vẫn được duy trì đến các giai đoạn sau?



Các cộng đồng cư dân cổ trên địa bàn Bình Phước chủ yếu sinh sống
theo hình thức tự cung tự cấp, khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Một số hoạt
động kinh tế chính của họ là làm nương rẫy, khai thác sản vật núi rừng, đánh
bắt cá trên sông, suối, chăn nuôi một số gia súc, gia cầm,...

Nhu cầu khai thác nguồn lợi tự nhiên và phục vụ sinh hoạt đã thúc đẩy
việc duy trì một số hoạt động chế tác các cơng cụ lao động, vũ khí và đồ
dùng thủ công (rèn đúc kim loại, làm đồ gốm, đan lát, dệt vải,…).

Hình 1.2. Nghề dệt vải và thổ cẩm truyền thống của đồng bào S'tiêng


Việc trao đổi giữa các cộng đồng cư dân đã diễn ra nhưng chưa được
đẩy mạnh; dấu vết về các hoạt động này còn được bảo tồn qua các câu
chuyện kể, lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người S’tiêng.
9



Cư dân cư trú trong nhà sàn. Việc búi tóc, đeo khuyên tai,… rất phổ
biến. Các tập quán sinh hoạt vật chất này được duy trì lâu dài trong cộng
đồng người S’tiêng, Chơ-ro, Mnơng,… đến tận ngày nay.

Hình 1.3. Già làng bên ngơi nhà sàn truyền thống

Em có biết

Hầu hết các nét sinh hoạt vật chất được cư dân cổ ở Bình Phước
duy trì mãi về sau. Đến thế kỉ XIX, sử sách nhà Nguyễn khi viết về cư dân

bản địa (bấy giờ gọi là thổ dân, người Man) ở khu vực phía tây tỉnh Biên
Hồ (gồm địa bàn Bình Phước hiện nay) vẫn cho biết:

“Người thổ dân thì khơng biết chữ, đốt rẫy làm ăn, gác sàn mà ở,
không nhớ ngày tháng. Khi gặt hái xong thì hội họp ăn uống, đánh trống,
đánh chiêng, cùng nhau vui thích, gọi là Tết […] Người Man hình dáng
đen, mặc vải hoa vàng, búi tóc, lỗ tai rộng chừng một tấc, xâu bằng trục
gỗ, quấn lưng bằng miếng vải, khơng có áo quần, ở nơi xa lánh”.

(Quốc Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Bản
dịch Viện Sử học, NXB Thuận Hoá, Huế, 2006)


2. Đời sống tinh thần

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:

– Cho biết đời sống tinh thần của cư dân cổ Bình Phước giai đoạn từ
thế kỉ X đến thế kỉ XVI có gì nổi bật?

– Tìm hiểu nội dung của một hay một số truyện cổ giới thiệu ở mục "Em
có biết". Theo em, các truyện cổ được lưu truyền có tác dụng thế nào đối
với đời sống tinh thần của cư dân cổ Bình Phước trong các thế kỉ X – XVI?

10



Sau những ngày lao động vất vả hay sau khi thu hoạch mùa màng, cư
dân thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Họ cùng nhau ăn uống, nhảy múa, ca hát

trong tiếng cồng chiêng, tiếng trống,... rộn ràng.

Hình 1.4. Biểu diễn cồng của đồng bào S'tiêng


Cồng, chiêng có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của
cư dân, đặc biệt đối với người S'tiêng. Cồng, chiêng là vật gia bảo, thể hiện
sự giàu có của từng gia đình, dịng tộc hay cộng đồng. Cồng, chiêng gắn bó
mật thiết với đời sống từng con người, từng cộng đồng; gắn bó với cả một
dân tộc trong q trình lao động sản xuất, săn bắn, chiến đấu, trong những
ngày lễ hội.

Cư dân trên địa bàn Bình Phước thời kì này phổ biến tín ngưỡng đa thần.
Họ tơn thờ các yếu tố tự nhiên như rừng, núi, đất, nước, Mặt Trời, Mặt Trăng,...
Một số di tích và tín ngưỡng liên quan đến các nhân vật có cơng với cộng
đồng được gìn giữ và lưu truyền, trong đó có di tích Bãi Tiên (thuộc huyện Lộc
Ninh ngày nay) gắn với truyền thuyết về già làng Rlem.
Em có biết
Di tích Bãi Tiên

Di tích Bãi Tiên nằm trên địa phận xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, được
các nhà khoa học phát hiện vào cuối năm 2007. Di tích là một bãi đá
ong nằm trên một triền đồi thấp, với các tảng đá ong có kích thước
khác nhau phân bố trên diện tích khoảng một hécta. Chính giữa của
bãi đá là cụm đá ong được xếp thành vòng tròn, bên trong vòng tròn
đá ong là một vịng đá ong xếp theo hình vng. Sau khi di tích được
phát hiện, các nghiên cứu bước đầu cho thấy đây là cơng trình có sự
sắp đặt của bàn tay con người, là loại hình di tích khá đặc biệt, lần đầu
tiên khảo cổ học phát hiện.
11




Di tích Bãi Tiên gắn với truyền thuyết
về ơng Rlem đã có từ rất lâu đời, phản ánh
nhiều mặt về lịch sử, văn hố, tín ngưỡng
cổ truyền của cộng đồng dân tộc S’tiêng
sinh sống trong khu vực huyện Lộc Ninh,
tỉnh Bình Phước.

Di tích Bãi Tiên được Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân tỉnh Bình Phước quyết định
xếp hạng là di tích khảo cổ cấp tỉnh ngày
29/6/2018.

Hình 1.5. Di tích Bãi Tiên
(huyện Lộc Ninh)


Một số loại hình văn học dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi,... Sử thi "Krông
Kơ Laas đoạt hồn nàng Rơ Liêng Mas" là sử thi nổi tiếng của người S’tiêng.
Em có biết

Kết quả khảo sát bước đầu vào năm 2007 cho thấy vốn truyện cổ
S’tiêng vừa rất phong phú về số lượng (131 truyện), vừa đa dạng về thể
loại (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích lồi vật, truyện cổ tích thần
kì, truyện cổ tích thế tục và truyện cười). Trong đó, thần thoại gồm các
truyện: "Nguồn gốc của vũ trụ và muôn lồi"; "Vì sao có lũ lụt"; "Nguồn gốc
của sơng suối"; "Nguồn gốc của các bàu nước"; "Nguồn gốc loài người";

"Nguồn gốc của tộc người S'tiêng" (3 dị bản); "Nguồn gốc của tổ tiên
người S’tiêng"; "Sự tích cây lúa".

Truyền thuyết gồm các truyện: "Truyền thuyết về các dòng họ của
người S’tiêng"; "Truyền thuyết về dịng họ Bratít"; "Sự tích hai dịng họ B’Yung
Đrên và B’Yung Ro"; "Sự tích con suối M’Tươn"; "Sự tích con suối Văn Kha";
"Sự tích người S’tiêng ở nhà sàn"; "Sự tích người S’tiêng dựng nhà chịi trên
rẫy"; "Sự tích cúng Bà Bóng"; "Sự tích con trai ở rể"; "Truyện ông Yô Yốt"; "Anh
em Tiêng – Tang"; "Chuyện anh hùng Kamengđăng",...

Đời sống vật chất và tinh thần với các nội dung như trên đã góp phần
gắn kết cộng đồng, tạo điều kiện để cư dân cổ ở Bình Phước trong giai đoạn
từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI tiếp tục tồn tại, phát triển và bảo lưu nhiều giá trị văn
hoá truyền thống đặc sắc trong các giai đoạn về sau.
12



1. Lập bảng tóm tắt về q trình lịch sử, đời sống vật chất, tinh thần của
cư dân trên địa bàn Bình Phước giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Lĩnh vực

Nội dung tóm tắt

Q trình lịch sử

?

Đời sống vật chất


?

Đời sống tinh thần

?


2. Nêu nhận xét của em về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của
cư dân cổ trên địa bàn Bình Phước giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.



Học sinh có thể lựa chọn hồn thành một trong hai nhiệm vụ sau:


1. Em hãy sưu tầm hình ảnh về lễ hội cồng chiêng của một dân tộc ở
Bình Phước và giới thiệu cho thầy cô, các bạn trong lớp.

2. Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu với du khách
về lịch sử vùng đất Bình Phước trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI.

13


Chủ đề 2

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
MỤC TIÊU


– Trình bày được đặc điểm khí hậu và thuỷ văn của tỉnh Bình Phước.
– Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu và thuỷ văn đến sự phát triển
kinh tế – xã hội của địa phương.
– Nêu được một số hành động góp phần bảo vệ mơi trường, hệ sinh thái
của tỉnh Bình Phước.

Hình 2.1. Thác Đắk Mai (huyện Bù Gia Mập)

14


KHỞI ĐỘNG

Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, tỉnh Bình Phước chịu ảnh hưởng
khơng nhỏ từ các yếu tố khí hậu và thuỷ văn. Vậy các yếu tố này có đặc điểm
gì? ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Bình Phước như thế
nào?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. KHÍ HẬU
1. Đặc điểm của khí hậu

Dựa vào thơng tin trong bài, em hãy:

– Nêu một số đặc điểm về khí hậu của tỉnh Bình Phước.

– Phân tích những ảnh hưởng của khí hậu đến quá trình phát triển kinh
tế – xã hội của tỉnh.




Tỉnh Bình Phước có khí hậu cận xích đạo gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
ổn định, nóng quanh năm, ít bị ảnh hưởng của bão, thiên tai và phân thành
hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau). Thời điểm mùa mưa xuất hiện có thể sớm hoặc muộn
hơn, tuỳ từng năm.

Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tại trạm quan trắc Đồng Xoài năm 2020

15



Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước dao động trong
khoảng 26 – 27,5oC, sự chênh lệch nhiệt độ trong năm không lớn (3 – 5oC), cao
nhất vào tháng 3, 4, 5 và thấp nhất vào tháng 10, 12. Tổng số giờ nắng trong
năm trung bình 2 400 – 2 700 giờ, thuận lợi cho các ngành kinh tế của tỉnh hoạt
động quanh năm.

Lượng mưa trung bình trong nhiều năm của tỉnh Bình Phước đạt 2 050 –
2 350 mm. Lượng nước trong mùa mưa chiếm khoảng 85 – 90% tổng lượng
mưa cả năm và trong mùa khô chỉ chiếm khoảng 10 – 15% tổng lượng mưa cả
năm. Do đó, vào mùa khơ, các sơng, suối tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh
thường bị khô kiệt, gây thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Bình Phước là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình biến đổi khí hậu nên
trong thời gian gần đây, thời điểm bắt đầu mùa mưa hoặc mùa khơ có sự thay
đổi, sớm hơn hoặc muộn hơn tuỳ vào từng năm, gây khó khăn cho sản xuất
nơng nghiệp và đời sống nhân dân.
2. Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển kinh tế – xã hội trong tỉnh


Bình Phước có khí hậu cận xích đạo gió mùa với điều kiện nhiệt, ẩm,
ánh sáng dồi dào, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nhất
là ngành trồng những loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê,
tiêu, điều,... tạo nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển các ngành cơng
nghiệp chế biến và xuất khẩu. Khí hậu Bình Phước khá ổn định, ít có các hiện
tượng thời tiết cực đoan, là điều kiện thuận lợi để các ngành công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ phát triển; thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất
của người dân. Điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng thuận lợi phát triển điện năng
lượng mặt trời. Khí hậu có những sắc thái riêng rất thích hợp để du khách nghỉ
ngơi, an dưỡng, du lịch,…

Tuy nhiên, khí hậu cũng có một số yếu tố gây khó khăn cho hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của con người như: Mùa khô kéo dài dẫn đến hạn hán,
thiếu nước; mưa lớn kéo dài dẫn đến xói mịn, sạt lở ở các vùng miền núi,
ngập úng ở các vùng trũng, thấp. Những cơn mưa trái mùa ảnh hưởng đến
năng suất cây trồng,…


16


II. THUỶ VĂN

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

– Trình bày đặc điểm thuỷ văn của tỉnh Bình Phước.

– Phân tích những ảnh hưởng của thuỷ văn đến sự phát triển kinh tế –
xã hội trong tỉnh.



1. Sơng ngịi



a) Đặc điểm chung


Trên địa bàn tỉnh, mạng lưới sông, suối khá dày, phân bố tập trung ở
phần lãnh thổ phía bắc và đơng bắc của tỉnh như ở huyện Bù Gia Mập, huyện
Bù Đăng và thị xã Phước Long. Sông, suối hầu hết thuộc loại nhỏ.

Hướng chảy chính của các sơng là đơng bắc – tây nam. Ngồi ra có
nhiều đoạn của sơng, suối chảy theo hướng tây bắc – đông nam, bắc – nam,
đơng – tây,…

Chế độ nước phân hố theo mùa: mùa nước lớn chiếm khoảng 80%
tổng lượng nước cả năm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tương ứng với mùa
mưa, nước lên cao nhất vào tháng 9, 10. Mùa nước cạn chiếm khoảng 20%
tổng lượng nước cả năm, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tương ứng
với mùa khô, cạn nhất là vào tháng 1, 2, 3. Tuy nhiên, mùa nước lớn và mùa
nước cạn đều đến chậm hơn so với mùa mưa và mùa khơ từ 15 – 30 ngày.

Các sơng có tổng lượng nước chảy cả năm không nhiều, hàm lượng
phù sa nhỏ và có sự phân hố theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa lũ.


b) Một số sông lớn trong tỉnh



– Sơng Bé: Có chiều dài 350 km, bắt nguồn từ vùng núi phía tây của khu
vực nam Tây Nguyên ở độ cao 650 – 900 m, chảy qua trung tâm của tỉnh Bình
Phước (là một phần ranh giới tự nhiên giữa huyện Bù Gia Mập và Bù Đốp; Bù
Gia Mập và Lộc Ninh; Phú Riềng và Lộc Ninh, Hớn Quản; thị xã Chơn Thành và
huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xồi), tới tỉnh Bình Dương rồi đổ vào sơng
Đồng Nai ở phía dưới chân đập Trị An. Thượng lưu của sơng Bé cịn có tên
khác là sơng Đắk Glun. Sơng Bé có diện tích lưu vực khoảng 7 650 km2, đoạn
chảy qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 280 km, có diện tích lưu vực 4 778 km2.
Sơng Bé là một trong những phụ lưu quan trọng của hệ thống sông Đồng Nai,
có nhiều chi lưu là các sơng nhỏ và suối. Chế độ thuỷ văn của sông Bé phụ
thuộc vào chế độ mưa theo mùa nên lưu lượng dòng chảy khơng đều. Mùa
mưa nước chảy xiết do lịng sơng hẹp. Mùa khô mực nước sông bị hạ thấp. Từ
17


khi cơng trình thủy điện Thác Mơ được xây dựng đã góp phần điều tiết dịng
chảy trên sơng Bé.

– Sơng Đồng Nai: Có chiều dài 653 km, lưu vực rộng lớn với tổng diện
tích lưu vực phần trong nước khoảng 37 330 km2. Dịng chính của sơng chảy
qua các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước tại huyện Bù Đăng dài 60 km, có diện tích lưu
vực 620 km2. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang do 2 nhánh sông Đa
Dung và Đa Nhim hợp thành, bên cạnh đó cịn được tiếp nước từ một phụ
lưu khác là sông La Ngà. Ở đoạn uốn khúc trước khi xuống đồng bằng, sông
Đồng Nai tiếp nhận thêm nước của sông Bé rồi hội lưu với sơng Sài Gịn tại
Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, sơng chia ra nhiều nhánh nhỏ, chảy
qua vùng rừng Sác (huyện Cần Giờ) rồi đổ ra biển. Chế độ thuỷ văn của sông
Đồng Nai cũng phụ thuộc vào chế độ mưa theo mùa.


– Sơng Sài Gịn: Là một phụ lưu của hệ thống sơng Đồng Nai, dài 256 km,
diện tích lưu vực chung là 4 500 km2. Đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước dài 65 km,
có diện tích lưu vực 1 112 km2. Sơng bắt nguồn từ vùng đồi có độ cao khoảng
150 m, nằm trên ranh giới của hai xã Lộc Hoà và Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, rồi
chảy qua giữa địa phận xã Lộc Tấn, tiếp đến là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bình
Phước với tỉnh Tây Ninh, qua hồ Dầu Tiếng, chảy tiếp qua tỉnh Bình Dương, là
ranh giới giữa tỉnh Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh, hợp với sơng Đồng
Nai, đổ ra biển. Chế độ dịng chảy trên sơng Sài Gịn đoạn qua Bình Phước
chịu ảnh hưởng chế độ mưa hàng năm. Sau khi hồ Dầu Tiếng vận hành, chế
độ dịng chảy của sơng Sài Gịn chịu ảnh hưởng của lũ xả từ hồ Dầu Tiếng.
2. Hồ, đầm và nước ngầm


a) Hồ, đầm

Hình 2.3. Cầu 38 bắc qua hồ thuỷ điện Thác Mơ

18



Bình Phước có nhiều hồ, bàu, đầm. Hầu hết các hồ tự nhiên đều có diện
tích nhỏ, một số hồ nhân tạo có diện tích khá lớn là hồ Thác Mơ (110 km2), hồ
Srok Phu Miêng (16,42 km2), hồ Cần Đơn (36 km2), hồ Phước Hồ (20,77 km2).
Ngồi ra cịn có một số hồ khác đáng kể như hồ Suối Giai, hồ Suối Lam, hồ Suối
Cam,…

Phía bắc tỉnh (ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng) có địa hình cao,
nhiều sơng, suối nên có nhiều hồ nhân tạo. Phía nam tỉnh (ở thị xã Chơn Thành,

huyện Đồng Phú, thành phố Đồng Xồi) có địa hình thấp hơn, có nhiều bàu,
đầm,...

Hình 2.4. Hồ Thác Mơ (thị xã Phước Long)



b) Nước ngầm


Qua khảo sát, thăm dò và khai thác cho thấy nguồn nước ngầm của
Bình Phước khá phong phú, nhất là các huyện phía nam, tây nam của tỉnh. Tại
khu vực này, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt, dễ khai thác, đặc biệt là
dạng nước ngầm có áp (tự phun). Trong khi đó, tại các huyện phía bắc của
tỉnh, nguồn nước ngầm ở sâu dưới lớp đất bazan, lưu lượng kém, độ sâu mực
nước ngầm từ 50 đến 100 m, lưu lượng từ 3 đến 5 lít/giây.
3. Ảnh hưởng của thuỷ văn đến sự phát triển kinh tế – xã hội

Giá trị kinh tế lớn nhất của sơng, hồ ở Bình Phước là nguồn cung cấp
thủy năng dồi dào để phát triển thuỷ điện (trừ thượng nguồn sơng Sài Gịn).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 3 nhà máy thuỷ điện đi vào hoạt động (Nhà
máy thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng). Ngồi ra cịn có một số
nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ đã đi vào hoạt động, có nhà máy đang xây
dựng và cịn nhiều dự án thuỷ điện, thuỷ lợi khác sẽ được triển khai trong
tương lai.
19



Cùng với các hồ thuỷ điện, các hồ khác và sông, suối là nguồn cung

cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp; cung cấp nước cho các cơ sở sản
xuất công nghiệp, các lĩnh vực sản xuất khác và sinh hoạt của người dân;
thuận lợi phát triển giao thông vận tải đường thuỷ ở những nơi phù hợp và
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Ngồi ra, trên các sơng, hồ cịn có nhiều thắng
cảnh đẹp để phát triển du lịch (hồ Suối Lam và hồ Suối Giai ở huyện Đồng Phú,
hồ Suối Cam ở thành phố Đồng Xoài, thác Đứng ở huyện Bù Đăng,…).

Nước ngầm là nguồn bổ sung rất quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất,
nhất là vào mùa khô.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thuỷ văn cũng có một số yếu tố gây
khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân như lũ lụt trong mùa mưa,
nước cạn trong mùa khô.

Khi khai thác các giá trị của sông, hồ, nước ngầm cần chú ý bảo vệ tài
ngun và mơi trường, kiểm sốt chặt chẽ chất thải, nhất là vấn đề xả thải ở
các khu công nghiệp, trang trại chăn nuôi. Xây dựng các nhà máy thuỷ điện
cần đảm bảo nguồn nước cho sông, suối khi ngăn đập, bảo vệ tài nguyên
rừng; khi sử dụng phải chú ý đến vấn đề xả lũ, tránh hiện tượng lũ cục bộ ở
vùng trung và hạ lưu. Cần có kế hoạch khai thác, sử dụng phù hợp hơn nguồn
nước mặt và nước ngầm để hạn chế ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.


Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện khí hậu và thuỷ văn đối với
sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bình Phước.


1. Cho biết đặc điểm khí hậu và thuỷ văn ở địa phương nơi em đang sinh
sống đã giúp cho người dân phát triển những hoạt động sản xuất nào? Nếu
có thể, em hãy chụp hình để làm minh chứng.


2. Bản thân em và gia đình có thể làm những gì để góp phần sử dụng
hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước?

20


Chủ đề 3

CA DAO, DÂN CA BÌNH PHƯỚC
MỤC TIÊU
– Nhận biết được một số nét đặc trưng về ca dao, dân ca Bình Phước.
– Nhận biết được một số yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,… nghệ
thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,…) của một số văn ca dao, dân
ca Bình Phước.
– Nhận diện và giải thích được một số từ ngữ, yếu tố văn hố địa phương
trong dân ca Bình Phước.
– Trình bày được cảm nhận về một bài ca dao, dân ca Bình Phước.

Hình 3.1. Đồng bào S'tiêng đang gặt lúa

21


KHỞI ĐỘNG

1. Các nhóm thi đọc nhanh những câu ca dao, dân ca đã được học và
đọc thêm.

2. Em có cảm nhận gì về một trong những bài ca dao, dân ca đó?


HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CA DAO, DÂN CA BÌNH PHƯỚC

“Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ
tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Hiện nay người ta có phân biệt hai khái niệm dân ca và ca dao. Dân ca là
những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn
xướng. Ca dao là lời thơ của dân ca.”(1)

Bình Phước là một trong những vùng đất mới ở phương Nam có lịch sử
phát triển trên dưới 300 năm. Cho nên văn học dân gian Bình Phước nói riêng
cũng như văn học dân gian các tỉnh Nam Bộ nói chung là sản phẩm tinh thần
lịch sử đặc thù của người dân nơi đây.

Bình Phước có nhiều dân tộc sinh sống nhưng các dân tộc sinh sống
lâu đời chủ yếu là dân tộc S’tiêng. Ca dao, dân ca Bình Phước được các nhà
nghiên cứu sưu tầm, xác định và nghiên cứu chủ yếu là các sáng tác của
cộng đồng hai dân tộc này. So với ca dao, dân ca Việt Nam nói chung, ca
dao, dân ca Bình Phước nói riêng có nhiều điểm độc đáo và thú vị. Đặc biệt,
các bài ca dao, dân ca này gắn liền với cuộc sống, lao động, sinh hoạt của
người dân các dân tộc sinh sống lâu đời ở Bình Phước.

Hiện nay, dựa trên những văn bản sưu tầm được, có thể chia ca dao,
dân ca Bình Phước thành một số loại sau đây: bài ca về tình yêu thiên nhiên,
quê hương đất nước và tình yêu lao động; bài ca về tình cảm gia đình; bài ca
về tình u đơi lứa; bài ca về các mối quan hệ xã hội khác,…

1. Những bài ca về tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tình yêu
lao động


Trong kho tàng ca dao, dân ca của các dân tộc thì những câu mang
nội dung ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những cảnh
(1)

22

Theo Ngữ văn 7, trang 35, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.


đẹp của quê hương, hay sự trù phú về những sản vật của địa phương chiếm
vị trí hàng đầu. Người S’tiêng, Khmer cũng mượn lời ca dao thể hiện lòng tự
hào về nét đẹp văn hố của dân tộc mình. Đó là nghi thức mà người S’tiêng,
Khmer khơng bao giờ được phép quên, như lễ cột tay, lễ mở hàng rào gai
trong ngày cưới:
Khi nào làm lễ cột tay

Em đừng nhăn mặt, nhăn mày khó coi

Cơ dâu thì phải vui tươi

Đẹp lòng cha mẹ, người người đều khen

Tu hú con trắng, con đen

Con cao, con thấp sánh duyên cũng kì

Em phải ln ln mỉm cười

Cịn anh một chín một mười với em.

(Dân ca Khmer)

Tương tự như các địa phương khác, Bình Phước cũng là vùng đất mới,
hoang vu với nhiều rừng rậm, sông suối, đầm lầy hiểm trở nên cuộc sống người
dân gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, người dân ln phải cố gắng vượt
qua những khó khăn, vất vả để có được những mùa lúa bội thu để cuộc sống
gia đình thêm ấm no, hạnh phúc:
Dù vất vả với lao động

Một mùa nắng, hai mùa sương

Dân lao động khơng nản chí

Ráng làm để mang về cho gia đình

Những mùa lúa bội thu

Năm sau được nhiều hơn năm trước.
(Dân ca S’tiêng)

2. Những bài ca về tình cảm gia đình

Nội dung những câu ca dao về tình cảm gia đình của các dân tộc sinh
sống lâu đời ở Bình Phước thể hiện tình cảm vợ chồng, tình cảm giữa cha, mẹ,
con cái và các anh chị em trong gia đình. Vợ chồng ăn ở sống đời với nhau
nên phải cư xử sao cho khéo léo, tình nghĩa để có thể sống với nhau trọn đời
và là tấm gương cho con cháu noi theo:
Hồi nào mình ngủ, tui ngồi

Con muỗi bay qua tui đập, nhớ mấy hồi mình gian nan.

(Dân ca S’tiêng)

Hay đó là tình cảm của người mẹ dành cho con, mong con ngoan, ăn
giỏi, “để lớn thành người khơn”, góp tài, góp cơng cho bn sóc, cho đất
nước:
23


Kìa chim Pluc đang bay về nhánh đa

Gió mang theo thống hương rừng về đây

Kìa mặt trời lặn sâu vào chiều hôm

Gà con đã biết ăn hạt lúa thơm

Tiếng chim Kring đã theo bầy về đây

Ngủ hời ngủ để lớn thành người khơn.
(Dân ca S’tiêng)

3. Những bài ca về tình yêu đôi lứa

Trong kho tàng ca dao, dân ca của người S’tiêng, Khmer có thể nói chủ
đề tình u đơi lứa được thể hiện phong phú nhất. Tình yêu xuất phát trong
lao động sản xuất, do hoạt động kinh tế của người S'tiêng, Khmer gắn với nền
nơng nghiệp và tình yêu của họ cũng giản dị như chính đời sống của họ. Hình
ảnh người con trai tìm gặp được người mình mong đợi và cơ gái hiện ra như
một cánh hoa dịu dàng hương sắc màu:
Môi cười trao duyên


Em vui hội buôn làng

Em tựa những cánh hoa

Dịu dàng hương sắc màu.
(Dân ca S’tiêng)

Và khi người con trai đã tìm được người ưng ý thì họ bộc bạch ln tình
cảm của mình một cách tự nhiên, mộc mạc, khơng vịng vo:
Tơi là người trai tráng

Cũng kết tóc vén vành tai

Nếu được cùng sánh đơi

Ơi, thơi, thật là xứng lắm.

(Dân ca Khmer)

4. Những bài ca về các mối quan hệ xã hội khác

Trong ca dao, dân ca của người S’tiêng, Khmer ngoài những câu có nội
dung về tình u thiên nhiên, q hương đất nước, tình u đơi lứa và tình cảm
gia đình thì cịn có mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người với
thiên nhiên,…

Hoạt động kinh tế của người S’tiêng, Khmer gắn bó với núi rừng, mn
thú nên trong lời ca tiếng hát của mình, họ dành vị trí tương đối lớn cho những
lồi vật cùng chung sống, gắn bó với mình:

Chim Mơhơri, Mơhơri!

Nín đi, nín đi, đừng khóc làm chi
24


×