Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TẬP TÍNH SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 25 trang )



TẬP TÍNH SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
I. Tìm hiểu về tập tính sinh sản ở động vật
1. Một số thông tin về tập tính sinh sản ở động vật
-Phần lớn là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng, thường các tập tính này bao
gồm nhiều hoạt động
-Thường khởi đầu do kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ
ẩm,…),ánh sáng, âm thanh,….tác động vào các giác quan hay do kích thích của
môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín
sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn,
khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ , ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non…
-Cơ chế hình thành tập tính sinh sản
+ Kích thích từ bên ngoài: một kích thích của môi trường bên ngoài  cơ quan tiếp
nhận kích thích  hệ thống thần kinh  cơ quan thực hiện vận động  tạo nên
hành vi
+ Môi trường tác động từ bên trong cơ thể: hệ thống hoocmon sinh dục được tiết ra
ở tuyến sinh dục và mấu não dưới
- Ý nghĩa của tập tính sinh sản
Giúp sinh vật tích lũy nhiều tính trạng tốt từ bố mẹ
Tạo ra thế hệ con thích nghi với môi trường
Tạo sự đa dạng phong phú cho loài


2. Một số hình ảnh về tập tính sinh sản của động vật















A. Tập tính kết đôi

Kết đôi ở chuồn chuồn


Bướm đực có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái cách đó 10km


Tranh giành con mái





















B. Tập tính sinh sản và chăm sóc con














3. Tập tính sinh sản ở một số nhóm động vật












































II. Một số câu ca dao, tục ngữ về tập tính sinh sản của động vật
-Ca dao:
“Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?”
Đó là một tập tính sinh sản của tò vò. Khi tò vò xây tổ xong nó sẽ đi kiếm nhện và đốt cho
chúng tê liệt. Sau đó tò vò mang mồi về tổ rồi lấp đất lại. Không phải tò vò nuôi nhện mà
nó bắt, nhốt nhện vào tổ, đẻ trứng trong đó chờ khi ấu trùng tò vò ra đời thì có sẵn nguồn
thức ăn dự trữ. Các con tò vò cái lớn lên lặp lại quá trình tự đào hố và đẻ trứng như tò vò
mẹ.
-Tục ngữ:
“Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm”
Đây là câu tục ngữ nói về kinh nghiệm bắt rươi của người dân vùng sông nước lợ. Người
ta đã dựa vào tập tính sinh sản của rươi để đưa ra kinh nghiệm đánh bắt này: Tháng chín
vào ngày 20 và tháng mười vào ngày mồng năm (âm lịch) thì rươi xuất hiện nhiều bởi lẽ
đây là giai đoạn chúng kết đôi để sinh sản.
Chim gì làm tổ trên cây,
Chim gì sẵn đó đẻ ngay tức thì,
Đẻ rồi chắp cánh bay đi,
Ấp nở mặc trứng, con thì không nuôi? Đáp: Chim chích - Tu hú
Nói về tập tính sinh sản của tu hú. Tu hú là giống chim mà không bao giờ nuôi con, đặc
điểm của giống chim này là tìm những tổ đã lót sẵn trên cành cây cao, đợi khi chủ nhân
vắng nhà nó đến đẻ trứng vào tổ hoặc nếu trong tổ đã có trứng thì nó tìm cách ăn trứng và
thế trứng mình vào.

Cứ như vậy loài chim kia không hề hay biết và cứ ấp trứng tu hú ra con, rồi mớm mồi
nuôi con lớn mà không phải con của mình. Tu hú cũng nhờ vào việc này để duy trì nòi
giống.
Về hình ảnh con công xòe đuôi xòe cánh, ca dao có câu:
Tập tầm vông
Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra
Vào khoảng tháng 4 tháng 5 hàng năm là lúc chim công xoè lông nhiều nhất, đồng
thời cũng là mùa sinh sản của chim công. Chim công xoè lông là nhu cầu tìm bạn.
Mỗi khi đến mùa sinh sản, lông vũ của chim công đực lại hoàn toàn đổi mới, trên
những bãi cỏ rộng hoặc những khe nhỏ dưới chân núi nó dựng bộ lông đuôi đẹp đẽ
lên, rồi xoè bộ lông lộng lẫy của mình đi theo sau chim công cái, đi đi lại lại một
cách đắc ý, mà có lúc còn nhảy múa vẽ vãn chim công cái. Động tác này của chim
công đực không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả của sự kích thích của kịch dục tố
tiết ra từ tuyến sinh dục của bản thân động vật. Mùa sinh sản qua đi thì hiện tượng
này cũng dần dần biến mất.
>>> Hiện tượng ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình
-Tục ngữ: “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. “
Đúng là vào những ngày sau các trận mưa của mùa hè, nhất là những trận mưa đầu mùa, ở
những nơi có ếch sinh sống, chúng ta thường nghe thấy tiếng ếch kêu.
Lý do là vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp
liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Đấy chính là tín hiệu để ếch cái nghe thấy
tiếng gọi của "người yêu" sẽ tìm đến để giao phối. Hiện tượng này là hoàn toàn bình
thường và sẽ lặp lại theo mùa sinh sản.

III. Tổng kết
Trên đây là bài thực hành của nhóm về tập tính sinh sản của các loài động vật cùng
với các tranh, ảnh minh họa và một số câu ca dao, tục ngữ

Rất mong qua bài tìm hiểu lần này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều hiểu biết về các
tập tính nói chung của động vật cũng như tập tính sinh sản nói riêng.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn các đóng góp của cô giáo bộ môn và toàn
thể các bạn!!!


×