Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án oda cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thông bền vững các tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 118 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU DỰ
ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh chuyên
ngành Quản trị kinh doanh quốc tế thuộc Viện Thương mại và Kinh tế
quốc tế với đề tài “Bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục
tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Hà nội, ngày

tháng 11 năm 2013


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣơng Giang


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện được luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh này, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ các cá nhân, tập thể.
Đầu tiên, với sự kính trọng và lịng biết ơn, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới TS.Tạ Văn Lợi đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi
trong q trình học và q trình hồn thiện luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo – những người đã
cung cấp, bổ trợ kiến thức và giúp đỡ tơi trong q trình học và hồn thiện nghiên
cứu của mình.
Tơi cũng muốn gửi lời cảm ơn của mình tới Ban Giám Hiệu trường Đại học
Kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo sau đại học trường Đại học Kinh tế quốc dân,
Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn
bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Giám đốc, Thạc sỹ Trần Văn
Lam đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong q trình học tập, làm việc và thực hiện
luận văn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC
MỤC TIÊU DỰ ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NƠNG
THƠN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ......................................... 7
1.1

Dự án ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn các tỉnh
miền núi phía Bắc ............................................................................................ 7

1.1.1

Đặc điểm địa lý và kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc ......................... 7

1.1.2.

Vai trị của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn trong việc phát triển kinh tế
xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc. .......................................................... 10

1.1.3.

Vai trò của dự án ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các
tỉnh miền núi phía Bắc. ................................................................................. 12

1.1.4.

Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn tại các tỉnh miền núi phía
Bắc ............................................................................................................... 13

1.1.5.

Nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn các tỉnh miền núi

phía Bắc ....................................................................................................... 19

1.2.

Giới thiệu dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc .................................................................................. 21

1.2.1.

Giới thiệu chung về dự án ............................................................................ 21

1.2.2.

Đặc trưng của dự án. .................................................................................... 21

1.2.3.

Nguồn vốn dự án ......................................................................................... 22

1.2.4.

Mơ hình quản lý dự án.................................................................................. 23

1.2.5.

Kết quả đầu ra của dự án .............................................................................. 25

1.3 .

Các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền

vững các tỉnh miền núi phía Bắc. ................................................................. 25


1.3.1.

Tiến độ dự án ............................................................................................... 25

1.3.2.

Huy động vốn và giải ngân ........................................................................... 27

1.3.3.

Năng lực quản lý, tổ chức ............................................................................. 27

1.4.

Các điều kiện bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc........ 27

1.4.1.

Nguồn nhân lực thực hiện dự án ................................................................... 27

1.4.2.

Hoạt động sắp xếp nguồn vốn....................................................................... 32

1.4.3.


Cơ chế chính sách phối hợp của các chủ thể tham gia dự án ......................... 35

1.4.4.

Giám sát đánh giá dự án của Ban Quản lý dự án ........................................... 38

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU DỰ
ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NƠNG THƠN BỀN
VỮNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ............................................................. 40
2.1.

Thực trạng các điều kiện thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thơn bền vững các tỉnh miển núi phía Bắc........ 40

2.1.1.

Thực trạng nguồn nhân lực thực hiện dự án ................................................. 40

2.1.2.

Thực trạng sắp xếp nguồn vốn dự án ............................................................ 53

2.1.3.

Thực trạng cơ chế chính sách phối hợp giữa các chủ thể tham gia dự án. ............ 61

2. 1.4

Thực trạng công tác giám sát, đánh giá, báo cáo triển khai dự án của ban
quản lý dự án ................................................................................................ 68


2.2.

Đánh giá các điều kiện bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. .. 70

2.2.1.

Mặt được của các điều kiện thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. .................................... 70

2.2.2.

Mặt hạn chế của các điều kiện thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc. ............................ 73

2.2.3.

Nguyên nhân các hạn chế của các điều kiện bảo đảm thực hiện mục tiêu
dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thơn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc. ........................................................................................ 76


CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
DỰ ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG NƠNG THƠN
BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...................................... 80
3.1.

Thuận lợi và khó khăn trong bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền

núi phía Bắc .................................................................................................... 80

3.1.1

Thuận lợi ...................................................................................................... 80

3.1.2

Khó khăn ...................................................................................................... 81

3.2.

u cầu bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. ................ 81

3.3.

Các giải pháp và kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự
án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc .......................................................................................... 84

3.3.1.

Giải pháp từ Ban quản lý dự án .................................................................... 84

3.3.2.

Kiến nghị với Chính phủ Việt Nam .............................................................. 89

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 100


DANH MỤC TỪ TIẾNG ANH VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

ADF

Asian Development Fund

Qũy hỗ trợ phát triển châu Á

CPMU

Central Project Management Unit

Ban Quản lý dự án Trung ương

ODA


Official Development Aid

Hỗ trợ phát triển chính thức

PPMU

Provincial Project Management Unit Ban Quản lý dự án tỉnh

USD

Đô la Mỹ


DANH MỤC TỪ TIẾNG VIỆT VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

Ban QLDA

Ban Quản lý dự án

Bộ NN & PTNT.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và đầu tư


CSAT

Chính sách an tồn

DTTS

Dân tộc thểu số

ĐRV

Đơn rút vốn

GTNT

Giao thơng nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

TDA

Tiểu dự án

TĐC

Tái định cư

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc ................................. 9
Bảng 1.2: Đường nơng thơn các tỉnh miền núi phía Bắc phân theo Kết cấu mặt
đường ...................................................................................................... 15
Bảng 1.3: Tóm tắt đặc điểm hệ thống thủy lợi .......................................................... 17
Bảng 1.4: Hệ thống chợ tại các tỉnh miền núi phía Bắc ............................................ 18
Bảng 1.5: Tiến độ tuyển tư vấn tại Ban QLDA ........................................................ 26
Bảng 1.6: Kế hoạch giải ngân toàn dự án ................................................................. 34
Bảng 2.1 : Số lượng nhân sự Ban QLDA tính tới tháng 6/2013 ................................. 44
Bảng 2.2: Trình độ học vấn của nhân sự Ban QLDA ............................................... 45
Bảng 2.3: Bằng cấp chuyên môn phù hợp với công việc .......................................... 46
Bảng 2.3: Phân bổ và rút vốn vay nguồn vốn vay ưu đãi .......................................... 53
Bảng 2.4: Phân bổ và rút vốn vay nguồn vốn vay kém ưu đãi .................................. 54
Bảng 2.5: Rút vốn vay ADB theo ĐRV ................................................................... 55
Bảng 2.6: Tình hình sử dụng nguồn vốn cho hoạt đông chi Ban QLDA ................... 57
Bảng 2.7: Phân bổ và nhu cầu vốn cho hoạt động xây lắp ........................................ 58
Bảng 2.8: Tiến độ giải ngân vốn vay ADB tính tới thời điểm tháng 6/2013 ............. 59
Bảng 2.9: Tiến độ giải ngân vốn đối ứng tính tới tháng 6/2013 ................................ 60

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Cấu trúc quản lý, thực hiện dự án............................................................... 24
Hình 2.1:

Cơ cấu nhân sự của CPMU ...................................................................... 42

Hình 2.2:


Sơ đồ lưu chuyền tiền từ nguồn vốn vay ADB ......................................... 54

Hình 2.3 : Sơ đồ phối hợp của các chủ thể trong hoạt động quản lý tài chính ........... 61
Hình 2.4:

Sơ đồ phối hợp của các chủ thể trong hoạt động giám sát đánh giá .......... 64

Hình 2.5:

Sơ đồ phối hợp giữa các chủ thể trong hoạt động xây lắp ......................... 67


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU DỰ
ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2013



i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Phát triển nơng nghiệp và nơng thơn là một trong những mục tiêu quan trọng
trong mục tiêu phát triển tầm nhin 2020 của Chính phủ và phát triển cơ sở hạ tầng
nông thôn là một ưu tiên thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội tại các vùng nơng
thơn. Do đó dã có rất nhiều dự án ODA với ưu thế về vốn lãi suất thấp và thời gian
vay kéo dài được Chính phủ đầu tư cho lĩnh vực này. Để đạt được mục đích này thì
triển khai các dự án phải đảm bảo những mục tiêu quan trọng như: tiến độ dự án,
huy động vốn và giải ngân, năng lực quản lý, tổ chức. Với chiến lược phát triển
nông nghiệp và nông thôn đang được Chính phủ chú trọng vai trị quan trọng của hệ
thống hạ tầng nông thôn trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội thì
việc bảo đảm các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền
vững các tỉnh miền núi phía Bắc đang là một vấn đề cấp thiết. Đề tài “Bảo đảm
thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững
các tỉnh miền núi phía Bắc” nghiên cứu, phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện
các mục tiêu dự án ODA cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc, qua đó đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục
tiêu đó. Dựa trên khung lý thuyết về triển khai dự án hướng vào các mục tiêu dự án
ODA , kết hợp với các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, luận văn đã phân tích thực
trạng thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền
vững các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian từ 23/5/ 2011 tới hết tháng 6 năm
2013 để từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA
cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc trong
thời gian cịn lại của dự án. Luận văn sử dụng các số liệu sơ cấp thu thập được từ
các báo cáo của Ban quản lý dự án tỉnh và nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo quý,
báo cáo năm của phòng Kế hoạch kỹ thuật, Phòng tổng hợp và quan hệ quốc tế,
phịng Tài chính kế tốn của Ban Quản lý Trung ương dự án Phát triển cơ sở hạ
tầng nông thơn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc


Comment [t1]: Đến hết 6 tháng năm 2013.


ii

Trong chương 1: những vấn đề cơ bản về bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự
án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía
bắc, tác giả trình bày về dự án ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn
các tỉnh miền núi phía Bắc, mục tiêu dự án ODA và điều kiện nhằm bảo đảm thực
hiện mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc là vùng có nhiều đồi núi, điều kiện tự nhiên
khó khăn, mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có tỷ lệ dân số nghèo
cao hơn bất cứ vùng nào tại Việt Nam, nhiều dân tộc thiểu số. Hệ thống cơ sở hạ
tầng nơng thơn có vai trị rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện
sức khỏe người dân, giảm tỷ lệ mù chữ và góp phần bình đẳng giới. Với vai trò
quan trọng trên của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với phát triển kinh tế xã hội của các
tỉnh miền núi phía Bắc, có rất nhiều dự án ODA được đầu tư với mục đích xây dựng
cải tạo cơ sở hạ tầng vùng này, trong đó có các dự án của các nhà tài trợ lớn như:
Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ phát triển nông nghiệp quốc
tế,…. Với lợi thế vốn vay có thời gian ân hạn kéo dài, lãi suất thấp, ngoài mục tiêu
xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng cịn mục tiêu xây dựng năng lực, chính sách nên các
dự án ODA có vai trị quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh miền núi
phía Bắc. Dự án Phát triển sơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh miền núi phía
Bắc được triển khai trong thời gian 6 năm từ tháng 5/2011 tới tháng 6/2017 tại 15
tỉnh miền núi phía Bắc, với mục tiêu cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn:
đường, chợ, đê kè, hồ chứa tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc và nâng cao năng lực quản
lý dự án, vận hành bảo dưỡng cơ sở hạ tầng. Tổng kinh phí dự án là 138 triệu đơ la
trong đó có 108 triệu đơ la vốn vay ADB và 30 triệu đô la vốn đối ứng. Để bảo đảm
thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các

tỉnh miền núi phía Bắc, cần phải bảo đảm các điều kiện sau: nguồn nhân lực thực
hiện dự án, hoạt động sắp xếp nguồn vốn, cơ chế chính sách phối hợp giữa các chủ
thể tham gia và hoạt động giám sát đánh giá báo cáo của Ban QLDA.


iii

Trong chương 2 thực trạng bảo đảm thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc, tác giả đã đề cập
tới thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc, nhận
thấy hệ thống hạ tầng nơng thơn tại đây xuống cấp do điều kiện thiên nhiên, do chất
lượng kém, thời gian sử dụng kéo dài, công tác bảo dưỡng khơng hiệu quả, do đó
cần được nâng cấp cải tạo và xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội của vùng này. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền
núi phía Bắc được triển khai nhằm khơi phục và xây mới cơ sở hạ tầng tại 15 tỉnh
miền núi phía Bắc, nâng cao năng lực quản lý và vận hành cơ sở hạ tầng. Để đánh
giá việc bảo đảm thực hiện mục tiêu dự án ODA, tác giả đánh giá các điều kiện hiện
có của dự án. Trước hết là thực trạng nguồn nhân lực thực hiện dự án. Ban QLDA
gồm 1 CPMU và 15 PPMU, gồm 142 cán bộ, trong đó có 82 cán bộ chiếm 57% là
cán bộ chuyên trách, 133 cán bộ chiếm 82% có trình độ đại học và trên đại học,
86% cán bộ có bằng cấp chun mơn phù hợp. Tuy nhiên bên cạnh nhiều cán bộ có
kinh nghiệm, năng lực, cũng có nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm, khơng có năng
lực chuyên môn, đặc biệt trong công tác đấu thầu. Và một nhược điểm nữa về nhân
sự Ban QLDA là hầu hết các cán bộ tại PPMU khơng có trình độ tiếng Anh. Về tư
vấn: nhiều chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm đặc biệt là chuyên gia quốc tế
của nhóm tư vấn thực hiện dự án nhưng cũng có một số chuyên gia tư vấn trong
nước và chuyên gia CSAT trình độ chun mơn và ngoại ngữ chưa đáp ứng được
yêu cầu. Công tác tập huấn triển khai khá tốt, 100% cán bộ đã được tập huấn nhưng
một số lớp tập huấn chưa thực sự thu hút được học viên hoặc người đi học không
đúng đối tượng đào tạo. Thứ hai thực trạng hoạt động sắp xếp nguồn vốn. Hoạt

động xin cấp vốn: số vốn vay ADB được cấp theo hình thức tại khoản tạm ứng dựa
trên hệ thống tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Hiện tại mức trần tài khoản tạm ứng cấp 1 là 2,2 triệu đô la đảm
bảo cho các chi tiêu hợp lệ của dư án cho tới thời điểm hiện tại.Vốn đối ứng Trung
ương do Bộ KH& ĐT phân bổ, Bộ NN&PTNT cấp, qua Bộ Tài chính cấp phát và
quản lý. Vốn đối ứng địa phương do UBND tỉnh phân bổ. Vốn đối ứng, đặc biệt là


iv

đối ứng địa phương tại một số tỉnh bị thiếu, hoặc không kịp thời. Vốn phân bổ cho
hoạt động xây lắp và chi Ban QLDA không đủ, cụ thể hạng mục chi Ban QLDA
thiếu khoảng 300.000 đô la và hạng mục xây lắp thiếu khoảng 17 triệu đô la, dẫn tới
cắt giảm 2 TDA. Về giải ngân, tỷ lệ giải ngân vốn vay ADB cho tới 30/6/2013 là
3% thấp hơn vốn đối ứng là 20% do thiết kế dự án các hạng mục chuẩn bị cho xây
lắp được tài trợ bằng vốn đối ứng. Thứ ba về cơ chế chính sách phối hợp giữa các
chủ thế tham gia dự án: nhìn chung, các hoạt động quản lý tài chính, đấu thầu mua
sắm, xây lắp, giám sát dánh giá, chính sách an tồn đều có sự hợp tác của các chủ
thể từ các cơ quan Bộ ngành quản lý tới Ban QLDA, tư vấn và người hưởng lợi dự
án. Tuy nhiên vẫn cón có sự chậm trễ trong phê duyệt các báo cáo, phối hợp giám
sát đánh giá mới chỉ mang tính hình thức,quản lý tài chính vẫn chư chặt chẽ. Thứ tư,
thực trạng công tác giám sát đánh giá: chi có một số Ban QLDA phân cơng cán bộ
chun trách giám sát đánh giá báo cáo tuy nhiên chất lượng các báo cáo giám sát
chưa cao, báo cáo chậm, không đủ thông tin, sai lệch. Dự án chưa thực hiện báo cáo
đánh giá giữa kỳ do chưa tuyển được tư vấn nhưng đoàn đánh giá định kỳ 6 tháng
do Bộ ngành, ADB và CPMU phối hợp đã thực hiện tốt cơng tác đánh giá, kịp thời
phát hiện và góp phần tháo gỡ các khó khăn cho các PPMU, trong đó có việc cấp bổ
sung 80 tỷ vốn đối ứng ứng trước năm 2013 tài trợ cho nhu cầu vốn khẩn cấp năm
2012. Sau khi phân tích các điều kiện trên của dự án, tác giả đã đưa ra được 2 nhóm
ngun nhân chính là ngun nhân chủ quan từ phía Ban QLDA, tư vấn và nguyên

nhân khách quan từ phía Chính phủ, Nhà tài trợ và một số nguyên nhân khác.
Trong chương 3, trước hết, tác giả phân tích thuận lợi và khó khăn mà dự án
gặp phải. Yếu tố thuận lợi là chính sách ưu tiên của Chính phủ cho các dự án về cơ
sở hạ tầng nông thôn, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng giảm do nhiều TDA là
nâng cấp cơng trình và ngồi ra nhiều người dân hiến đất. Yếu tố khó khăn là: địa
hình và thời tiết thiên tai gây khó khăn cho việc xây dựng, thiêt kế kỹ thuật và gia
tăng chi phí; người dân chủ yếu là động bảo dân tộc thiếu số do đó khó khăn trong
nâng cao nhận thức về giao thơng và vận hành bảo dưỡng cơng trình cho người dân.
Quan điểm và phương hướng nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu dự án ODA mà


v

Ban QLDA đặt ra là: tìm ngồn vốn bổ sung tài trợ cho các hạng mục đang bị thiếu
hụt, thúc đẩy giải ngân nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định, tăng cường công tác
giám sát đánh giá báo cáo, tăng cường cơ chế phối hợp giữa các chủ thể, đặc biệt là
giữa các ban ngành chức năng, nâng cao năng lực Ban QLDA và tư vấn. dựa trên
các đánh giá về các điều kiện bảo đảm thực hiện mục tiêu dự án ODA, nguyên
nhân, các yếu tố thuận lợi khó khăn, quan điểm và phương hướng bảo đảm thực
hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc, bài viết đưa ra giải pháp cho Ban QLDA, kiến nghị Chính
phủ và nhà tài trợ để bảo đảm thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miển núi phía Bắc. Thứ nhất, giải pháp đề ra
cho Ban QLDA là: Tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ ban
quản lý dự án, Ban QLDA sát sao trong việc quản lý các hoạt động triển khai dự án,
Hồn thiện quy trình giải ngân, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu mua sắm,
tăng cường công tác quản lý tư vấn, nhà thầu, cập nhật thường xuyên các văn bản
pháp lý quy định về quản lý dự án. Tác giả cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ:
tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát dự án, phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương
và địa phương có dự án, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu mua sắm, tăng

cường công tác bố trí, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ, cải cách thủ tục hành
chính, bố trí đủ vốn cho dự án, hài hịa hóa các thủ tục của Ngân hàng phát triển
châu Á với các thủ tục của Chính phủ Việt Nam, bố trí nhân sự hợp lý, có trình độ
năng lực phù hợp tại các Ban QLDA. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra kiến nghị với
nhà tài trợ ADB: Giúp đỡ phía Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cán bộ ban
quản lý dự án, đẩy nhanh qúa trình phê duyệt từ phía Ngân hàng phát triển châu Á,
hài hịa hóa thủ tục với Chính phủ Việt Nam. Các giải pháp này nếu thực hiện một
cách nghiêm túc và đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả đáng kể cho việc thực hiện các mục
tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc
Đề tài “ Bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc” đưa ra đánh giá về các điều


vi

kiện nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ
tầng nông thơn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên cơ sở phân tích các điều
kiện, đưa ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp và kiến nghị thiết thực nhằm đảm
bảo thực hiện mục tiêu dự án. Tác giả tin tưởng rằng với những nghiên cứu phân
tích sát sao trên thực tế triển khai hoạt động của dự án cùng những biện pháp và
kiến nghị đưa ra sẽ góp phần hồn thiện các điều kiện của dự án để đảm bảo thực
hiện các mục tiêu về tiến độ dự án, huy động vốn và giải ngân, năng lực quản lý tổ
chức của dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền
núi phía Bắc.
Tuy nhiên, do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều, khả năng lý luận
chưa thực sự sâu sắc, do vậy bài luận này cần được đóng góp ý kiến bởi các thầy cơ
giáo cũng như những người quan tâm, có kinh nghiệm để hồn thiện hơn.



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU DỰ
ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
NÔNG THÔN BỀN VỮNG CÁC TỈNH MIỀN
NÚI PHÍA BẮC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VA QUẢN LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TẠ VĂN LỢI

HÀ NỘI – 2013


1

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các khu vực có cơ sở hạ tầng nơng thơn yếu kém
thì có mức độ sản xuất nơng nghiệp thấp và tỷ lệ đói nghèo cao. Phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp,
tạo nhiều cơ hội kinh tế cho tất cả người dân địa phương trong đó có người nghèo,
tạo cơng ăn việc làm cho người nông dân, tăng thu nhập và hạn chế tính dễ tổn
thương do rủi ro và tác động bên ngoài, tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với y
tế, giáo dục, cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn là một biện pháp hiệu quả nhất để xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng

cuộc sống. Ở nước ta kết cấu hạ tầng nông thôn: đường giao thông, đê kè, hồ đập,
hệ thống thơng tin liên lạc … cịn lạc hậu, bộc lộ nhiều hạn chế, đã khiến cho tiềm
năng của các địa phương không được khai thác một cách phù hợp, kìm hãm sự phát
triển kinh tế- xã hội và khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thấy được
tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn, Chính Phủ Việt Nam đã
vạch ra chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là sử dụng việc phát triển
cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và đảm
bảo việc tăng trưởng này sẽ được trải rộng trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên cũng như các nước đang và chậm phát triển khác, nhu cầu về vốn
để đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng nông thôn là lớn nhưng nguồn vốn thì có hạn.
Hơn nữa, đầu tư cho các cơng trình cơ sở hạ tầng cần lượng vốn đầu tư lớn trong
thời gian dài. Vì vậy hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia phát triển,
của các tổ chức thế giới và tổ chức phi chính phủ với nhiều ưu đãi về vốn, thời gian
và lãi suất cho các nước kém phát triển và đang phát triển như Việt Nam là một
nguồn vốn đầu tư vô cùng cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn nói chung và phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn nói riêng.
Nguồn vốn được sử dụng cho các dự án ODA nhằm mục đích: xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế xã hội; phát triển con người; phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế, xã hội; nâng cao năng lực thể chế, bảo vệ mơi trường. Để đạt được mục đích này


2

thì triển khai các dự án phải đảm bảo những mục tiêu quan trọng như: tiến độ dự án,
huy động vốn và giải ngân, năng lực quản lý, tổ chức. Thực tế, khi tiến hành đánh
giá các dự án, nhiều dự án triển khai chậm tiến độ, không đảm bảo được nguồn vốn
dự án, vốn được rót về cho dự án nhưng lại không giải ngân được hoặc chậm giải
ngân, năng lực quản lý, tổ chức cán bộ của các dự án thấp,...
Một điều cần chú ý rằng ODA không phải là nguồn vốn cho không. Do ODA
không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất mà là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã

hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục là những lĩnh vực phi sản xuất vật chất nên
hiệu quả kinh tế mà nó mang lại khơng mang tính trực tiếp mà chủ yếu chỉ mang
tính chất hỗ trợ cho sản xuất. Trong khi đó, khi tới hạn trả nợ, ODA sẽ là một gánh
nặng nợ nần cho các nước tiếp nhận. Vì vậy nếu không đạt được các mục tiêu đề ra
của một dự án ODA, thì khơng những Việt Nam khơng khai thác được những ưu đãi,
tích cực của vốn ODA mà còn đẩy nước ta đối mặt với gánh nặng nợ nần và hàng loạt
các bất ổn kinh tế khác như lạm phát, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế.
Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía
Bắc với tổng số vốn là 138 triệu USD, trong đó có 108 triệu USD là vốn vay Ngân
hàng Phát triên châu Á và 30 triệu USD là vốn đối ứng. Dự án sẽ phục hồi cơ sở hạ
tầng nông thôn đã xuống cấp và đầu tư những cơ sở hạ tầng nông thôn mới mang
tính chiến lược, các tuyến đường liên kết từ xã lên huyện, liên xã và từ xã tới các
thôn bản, các cơng trình thủy lợi hoặc tiêu úng vừa và nhỏ, chợ nông thôn ở huyện
và xã. Một mục tiêu khác của dự án bao gồm xây dựng nâng cao năng lực, trong đó
có xây dựng nâng cao thể chế, năng lực thực hiện dự án và lên kế hoạch quản lý
thống kê các tài sản, cơ sở hạ tầng cho công tác vận hành bảo dưỡng, và nâng cao
nhận thức an tồn giao thơng. Dự án sẽ được triển khai ở 15 tỉnh miền núi phía Bắc:
Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hịa Bình, Lai Châu, Lạng
Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Yên
Bái với tổng dân số là 12,2 triệu dân. Dự án sẽ có 2 mục tiêu chính: (i) Cơ sở hạ
tầng nơng thơn thiết yếu được cải tạo hoặc nâng cấp; (ii) Nâng cao năng lực quản lý
dự án để xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững.Mục tiêu


3

về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng
cơ sở hạ tầng thiết yếu cho những người nghèo và người dân tộc thiểu số, từ đó xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng, phát triển con người, giúp ứng phó với biến
đổi khí hậu, nâng cao năng lực thể chế quản lý nhà nước.

Với chiến lược phát triển nông nghiệp và nơng thơn đang được Chính phủ
chú trọng vai trị quan trọng của hệ thống hạ tầng nơng thơn trong việc phát triển
kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội thì việc bảo đảm các mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc đang là một vấn
đề cấp thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu, từ thực tế làm việc
tại Ban quản lý Trung ương Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các
tỉnh miền núi phía Bắc và những kiến thức tiếp thu được tại Viện Thương mại và
kinh tế quốc tế tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía
Bắc ” để tiến hành nghiên cứu và làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản trị
kinh doanh quốc tế.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có một số tác giả nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quản
lý dự án ODA, một trong số đó là luận văn: “Tình hình quản lý các Dự án sử dụng
vốn ODA tại Ban quản lý dự án 5 (PMU5)- Bộ Giao thông vận tải ” của tác giả
Phạm Phương Thảo. Dựa trên việc phân tích 3 mục tiêu chính của quản lý dự án, đó
là quản lý về tiến độ dự án, quản lý chất lượng dự án và quản lý chi phí dự án, đề tài
đánh giá tình hình quản lý các dự án ODA tại Ban quản lý dự án 5, để từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án. Luận văn này tiếp
cận trên giác độ quản lý dự án tầm vĩ mô cho tất cả các dự án ODA hiện đang thuộc
quản lý của Ban quản lý dự án 5 nhưng chưa thực sự phân tích sâu vào việc thực
hiện các mục tiêu của từng dự án.
Luận văn: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam“ của tác giả Lương Mạnh Hùng. Trong luận văn


4


này, tác giả phân tích về việc huy động vốn ODA và tinh hình sử dụng nguồn vốn
này trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản qua các năm của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng huy động,
giải ngân nguồn vốn ODA, tác giả nêu lên nguyên nhân của những hạn chế. Bài viết
đã phân tích rất sâu sắc, trên từng khía cạnh và nêu những nguyên nhân cùng giải
pháp hợp lý.
Ngồi ra cịn có luận văn: “Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn cho pha
II của dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn tại ” của tác giả Đặng Quỳnh Nga.
Luận văn đi sâu vào phân tích quản lý tài chính pha I của dự án trên các khía cạnh:
cơ chế quản lý tài chính, tình hình giải ngân vốn, qua đó đánh giá kết quả quản lý sử
dụng vốn ODA trong pha 1 của dự án và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong pha 2. Luận văn cũng đã chỉ ra một số kết quả đạt được của dự án
trong pha 1 để từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho pha 2. Tuy nhiên luận
văn lại chỉ nghiên cứu đễ xuất các biện pháp trên khía cạnh tài chính chứ khơng
phân tích các hoạt động khác của dự án tác động tới việc thực hiện mục tiêu đề ra
của dự án.
Đề tài” Bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc” được tác giả chọn nhằm
nghiên cứu một cách đầy đủ về các điều kiện nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu
của dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miển núi
phía Bắc và từ đó đề ra giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu này.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu, phân tích, đánh giá các điều kiện thực hiện các mục
tiêu dự án ODA cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc, qua đó đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu
đó. Các mục tiêu nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thực trạng các điều kiện thực hiện dự án của dự án Phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tinh miền núi phía Bắc, so sánh, đánh
giá các điều kiện đó có đáp ứng được yêu cầu trong việc bảo đảm thực hiện mục



5

tiêu hay không. Đánh giá các mặt được và mặt hạn chế của các điều kiện này trong
việc bảo đảm thưc hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế
và từ đó để ra giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho Phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Với các mục tiêu nghiên cứu trên, câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là:
- Các mục tiêu của dự án ODA là gì?
- Các điều kiện nhằm đạt được các mục tiêu dự án ODA
- So sánh, phân tích, đánh giá các điều kiện mà dự án hiện có trong việc bảo
đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền
vững các tỉnh miền núi phía Bắc
- Nguyên nhân hạn chế của các điều kiện đảm bảo thực hiện mục tiêu dự án
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc?
- Giải pháp và kiến nghị nào góp phần bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: điều kiện để đảm bảo thực hiên các mục
tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc
Thời gian: Các số liệu về tình hình triển khai dự án theo các mục tiêu của dự
án ODA từ tháng 6 năm 2011 tới tháng 6 năm 2013.


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Dựa trên khung các vấn đề cơ bản trong đảm bảothực hiện các mục tiêu dự
án ODA cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc , luận văn đã phân tích thực trạng thực hiện mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian


6

từ 23/5/ 2011 tới hết tháng 6 năm 2013 để từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm

Comment [t2]: Đến hết 6 tháng năm 2013.

thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn bền vững
các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời gian còn lại của dự án. Luận văn sử dụng các
số liệu sơ cấp thu thập được từ các báo cáo của Ban quản lý dự án tỉnh và nguồn số
liệu thứ cấp từ báo cáo quý, báo cáo năm của phòng Kế hoạch kỹ thuật, Phòng tổng
hợp và quan hệ quốc tế, phịng Tài chính kế tốn của Ban Quản lý Trung ương, Báo
cáo đánh giá định kỳ dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành 3
chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án
ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miển núi phía Bắc
Chƣơng 2: Thực trạng bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miển núi phía Bắc
Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu dự án ODA
cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.


Comment [t3]: Bảo đảm thực hiện ….


7

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÁC
MỤC TIÊU DỰ ÁN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG NƠNG THƠN BỀN VỮNG CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.1 Dự án ODA trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn các tỉnh
miền núi phía Bắc
1.1.1 Đặc điểm địa lý và kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc
1.1.1.1 Đặc điểm địa lý hành chính các tỉnh miền núi phía Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc có các đặc điểm địa lý hành chính như sau:
Địa hình các tỉnh miền núi phía Bắc rất đa dạng, trải dài từ những vùng cao
nguyên gợn sóng đến những ngọn đồi thoải bị phong hóa, hay từ những ngọn núi đá
vơi được hình thành với đỉnh nhọn cho đến những ngọn núi với độ cao lên đến
2,450m so với mặt nước biển. Đá kiến tạo nên núi thường là trầm tích, khác biệt từ
độ bền vững cho đến độ phong hóa. Thơng thường, do đá vơi có khả năng kháng
phong hóa tốt hơn nên phổ biến hơn, tồn tại dưới dạng những triền đồi dốc đứng hùng
vĩ. Những loại đá khác dễ bị phong hóa hơn lại hình thành những triền đồi thoải.
Những dạng đồi thoải này thường có cấu tạo là một lõi đá phong hóa (đá regolith)
được bao phủ trong một lớp đất dày được hình thành thơng qua một q trình phong
hóa liên tiếp. Nằm giữa núi và đồi là những đồng bằng bị rửa trôi và chịu lũ nằm trên
nền thung lũng, bao gồm các loại đất được phù sa bồi tích rất màu mỡ. Các thung
lũng với hai bên sườn núi dốc đứng và nền thung lũng hẹp thường hạn chế cơ hội
phát triển thành đất canh tác nông nghiệp. Kết quả là, nhiều người dân có nguồn sinh
kế đa dạng phụ thêm cho cho vụ lúa không đủ sống bằng cách thu hoạch thêm các

sản phẩm từ rừng, nhưng nguồn thu này cũng khơng ổn định. [20]
Càng lên cao về phía Tây và phía Bắc của vùng dự án với mơ hình thoát


8

nước thường chảy xi về phía Tây nam vào vịnh Bắc Bộ qua lưu vực sơng Hồng.
Các dịng sơng thường dốc đứng và dòng chảy xiết vào mùa mưa nhưng giảm
cường độ tại các lưu vực cao dẫn tới việc giảm lưu lượng dịng chảy vào mùa khơ,
nên cần chú trọng vào việc tích trữ nước vào các hồ chứa nhằm duy trì dịng chảy
liên tục vào mùa khơ. Địa hình núi dốc đứng tạo cơ hội tốt cho việc xây dựng trạm
phát điện, hướng mà Chính phủ hiện nay đang tích cực theo đuổi. Gần về phía bờ
biển, các dịng sơng ngày càng mở rộng hình thành các con sông thực thụ và quanh
co uốn khúc hơn qua các bãi sông thuộc vùng đồng bằng khá rộng lớn nơi việc tiêu
thoát nước trở thành vấn đề vào mùa mưa vì rất nhiều cơng trình được xây dựng đã
phá vỡ các dịng thốt nước tự nhiên đồng thời lượng mưa với tần số và cường độ
lớn thường gây ra lũ lụt ở diện rộng tại khu vực liền kề các dịng sơng bao trọn các
khu vực đồng bằng khá lớn, đó cũng chính là diện tích đất canh tác đạt năng suất
cao nhất Việt Nam. [20]
Khí hậu rất đa dạng, từ nóng ẩm tại những vùng thấp trải dài về phía đơng
cho đến khí hậu ơn hịa hơn tại các vùng núi. Lượng mưa chủ yếu chịu ảnh hưởng
từ gió mùa phía nam, khi gió đơng thổi về nam mang theo khơng khí ẩm tạo nên
mưa lớn, đạt đỉnh điểm từ tháng 7 đến tháng 8. Một loại gió mùa phía bắc cũng có
thể xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4, mang theo mây, mưa
nhẹ và khơng khí mát hơn. Lượng mưa đặc biệt phụ thuộc vào địa điểm khu vực và
bị ảnh hưởng bởi địa hình. Tại một số nơi, những triền dốc khiến gió nổi lên và hơi
ẩm ngưng tụ rồi rơi xuống tạo mưa, hình thành những vùng vi khí hậu ẩm hơn rất
nhiều, cũng như hình thành các vùng mưa theo chiều gió thổi. Lượng mưa tại mỗi
vùng có sự chênh lệch đáng kể, từ khoảng 1.500 mm/năm cho đến gần 4.000 mm tại
một số nơi [20]

Trên địa bàn 15 tỉnh tham gia dự án, tổng cộng có 126 huyện và 2.391 xã
nông thôn, với khoảng 28.000 thôn và hơn 2,1 triệu hộ dân nơng thơn. Quy mơ
trung bình ước tính của một hộ dân là khoảng 4,6 người [20]


×