Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan việt nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 132 trang )

-1-

MỤC LỤC
Lời mở đầu ............................................................................................................................................... 1
CHUƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THUƠNG
MẠI, PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN THUƠNG MẠI TRONG LĨNH
VỰC HẢI QUAN ................................................................................................................................. 4
1.1 Tổng quan về GLTM trong lĩnh vực Hải quanKhái niệm về GLTM và
GLTM trong lĩnh vực Hải quan .................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm về gian lận thương mại và gian lận thuơng mại trong
lĩnh vực hải quan ....................................................................................... 4
1.1.2 Phân loại GLTM trong lĩnh vực Hải quan trên thế giới .................. 7
1.1.3 Nguyên nhân, hậu quả của GLTM ................................................. 10
1.2 Các hình thức GLTM thường gặp trong lĩnh vực Hải quan ở Việt Nam.
..................................................................................................................... 14
1.2.1 Khai báo không trung thực về mặt hàng thực xuất nhập khẩu ...... 14
1.2.2 Khai báo sai về giá trị hàng hố ..................................................... 15
1.2.3 Khai báo khơng trung thực số lượng, trọng lượng và chất lượng
hàng hoá xuất nhập khẩu. ........................................................................ 18
1.2.4 Khai báo không trung thực về xuất xứ hàng hố. .......................... 19
1.2.5 Xuất trình khơng đúng chủng loại hàng hố .................................. 20
1.2.6 Xuất trình giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hố khơng đầy
đủ, thiếu tính chân thực. .......................................................................... 21
1.2.7 Lợi dụng chế độ thương mại Quốc tế, hàng gia công. ................... 22
1.2.8 Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã. .................. 23
1.3 Nội dung cơng tác phịng chống GLTM tại Tổng cục Hải quan .......... 24


-2-

1.3.1 Cơ cấu tổ chức................................................................................ 24


1.3.2 Các biện pháp nghiệp vụ được sử dụng trong cơng tác phịng chống
GLTM...................................................................................................... 24
1.4 Cơ sở pháp lý của cơng tác phịng chống GLTM trong lĩnh vực Hải
quan ............................................................................................................. 26
1.4.1 Các quy định quốc tế về phòng chống GLTM trong lĩnh vực Hải
quan. ........................................................................................................ 26
1.4.2 Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động chống GLTM ...... 29
1.5 Kinh nghiệm phòng chống GLTM của một số nước tiên tiến trên thế
giới............................................................................................................... 30
1.5.1 Hải quan Hoa Kỳ ............................................................................ 30
1.5.2 Hải quan Nhật Bản ......................................................................... 39
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG GLTM
TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM ..................................................................... 44
2.1 Giới thiệu về Tổng cục Hải quan .......................................................... 44
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục Hải quan: ............. 44
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Hải quan: ........... 47
2.2 Tình hình GLTM trong lĩnh vực Hải quan ở Việt Nam trong thời gian
qua ............................................................................................................... 51
2.2.1 GLTM theo tuyến và địa bàn ......................................................... 51
2.2.2 Các biểu hiện GLTM theo loại hình. ............................................. 60
2.3 Thực trạng cơng tác đấu tranh chống các hình thức GLTM. ............... 70
2.3.1 Đấu tranh chống lại hình thức GLTM qua chính sách thuế của Nhà
nước. ........................................................................................................ 70


-3-

2.3.2 Đấu tranh chống lại hình thức GLTM qua giá hàng hoá xuất nhập
khẩu. ........................................................................................................ 73
2.3.3 Đấu tranh chống lại hình thức GLTM qua việc cố ý xác định sai

xuất xứ hàng hố. .................................................................................... 75
2.3.4 Đấu tranh chống lại hình thức GLTM trong lĩnh vực liên doanh đầu
tư:............................................................................................................. 76
2.3.5 Đấu tranh đẩy lùi nạn hàng giả, hàng kém chất lượng .................. 77
2.4 Đánh giá cơng tác phịng chống GLTM tại Tổng cục Hải quan Việt
Nam thời gian qua ....................................................................................... 79
2.4.1 Kết quả đạt được trong cơng tác phịng chống GLTM của Tổng cục
Hải quan Việt Nam................................................................................. 79
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân .................................................................. 84
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÒNG CHỐNG
GLTM CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. .................................................................................................... 88
3.1 Định huớng và mục tiêu phấn đấu của ngành Hải quan đến 2020: .... 88
3.2 Dự báo tình hình GLTM thời gian tới: ................................................. 89
3.2.1 Xác định địa bàn, tuyến trọng điểm ............................................... 90
3.2.2 Xác định đối tượng trọng điểm: ..................................................... 91
3.2.3 Xác định mặt hàng trọng điểm ....................................................... 91
3.3 Quan điểm cơ bản về phòng chống GLTM ........................................... 92
3.4 Các giải pháp phòng chống GLTM trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế của Tổng cục Hải quan Việt Nam ........................................................... 94
3.4.1 Triển khai có hiệu quả Luật Hải quan sửa đổi đã ban hành: ......... 94
3.4.2 Tiếp tục hoàn thiện Quản lý rủi ro ................................................. 95


-4-

3.4.3 Kiểm tra sau thông quan: ............................................................... 95
3.4.4 Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, chống GLTM, đặc biệt
tại các cửa khẩu. ...................................................................................... 98
3.4.5 Tiến hành tham vấn với doanh nghiệp .......................................... 99

3.5 Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật hải quan .. 100
3.5.1 Phổ biến, tuyên truyền chủ trương. .............................................. 100
3.5.2 Phát huy hết năng lực của các phương tiện nghiệp vụ: ............... 101
3.5.3 Phối hợp tốt các lực lượng chống GLTM trong và ngoài nước để
nâng cao năng lực chống GLTM: ......................................................... 103
3.5.4 Các biện pháp về kinh tế, xã hội: ................................................. 106
3.5.5 Các biện pháp về cơ chế quản lý:................................................. 107
3.6 Một số kiến nghị .................................................................................. 109
3.6.1 Kiến nghị với Nhà nước: .............................................................. 109
3.4.2 Kiến nghị với Doanh nghiệp ........................................................ 117
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 123


-5-

BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT

Stt

Từ viết tắt

1

GLTM

2

WTO


World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế

3

WCO

WorldCustoms Organization

giới

4

GATT

General Agreement on Tariffs Tổ chức Hải quan thế giới

5

JICA

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Gian lận thương mại

and Trade

Hiệp định chung về thuế


Japan International

quan và thương mại

Cooperation Agency

Tổ chức hợp tác quốc tế

6

MFN

Most Favoured Nation

Nhật bản

7

C/O

Certificated of Origin

Ưu đãi tối huệ quốc

8

C/O form D Certificated of Origin Form D Chứng nhận xuất xứ
Chứng nhận xuất xứ từ các


9

ATA

Agreement on Temporary

nước Asean

Admission
10

ICD

Inland Clearance Depot

Cảng nội địa

11

ASEAN

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

nam Á



-6-

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cấu trúc bộ máy Hải quan Việt Nam .............................................. 45
Bảng 2.3: Một số vụ bắt giữ tiêu biểu ............................................................. 57
Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa-Tỷ lệ gian lận . 77
Bảng 2.5: Quy trình kiểm tra sau thơng quan ................................................. 97
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Tở ng cu ̣c Hải quan................................................... 46
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
thương mại....................................................................................................... 50
Hình 2.3: Biểu đồ số vụ vi phạm từ 2003-2007 .............................................. 56
Hình 2.4: Sơ đồ vận hành của phương pháp Quản lý rủi ro ........................... 72
Hình 2.5: Sơ đồ Hệ thống thơng tin quản lý rủi ro ......................................... 82
Hình 3.1: Tỷ lệ gian lận theo loại hình giai đoạn 2003-2007 ....................... 117


-1-

Lời mở đầu
1

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, đất nước ta ổn định về kinh tế, chính trị và

xã hội, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơng cuộc cải cách hành chính
đạt được những thành tựu nổi bật. Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và là thành viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an liên hợp quốc. Những bước tiến quan trọng đó đã
mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn trong việc nâng tầm quan hệ ngoại

giao, mở rộng thị trường và xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế. Tuy
nhiên, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với trách
nhiệm chúng ta phải thực hiện một loạt các cam kết về thuế quan, phi thuế
quan, hài hồ và đơn giản hố thủ tục hành chính…
Sức ép phải cải cách trong khi thể chế hành chính trong nước đang quá
độ, chưa theo kịp tiến trình hội nhập đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ
quan quản lý nhà nước trong đó có Ngành Hải quan.
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh
tế đối ngoại (khoảng 20%/năm), lưu lượng hàng hố xuất nhập khẩu rất lớn
tình hình gian lận thương mại trên phạm vi cả nước phát triển nhanh chóng,
đáng chú ý là tập trung vào những mặt hàng như: hàng chuyển tiếp, hàng đầu
tư-gia công, hàng có chế độ riêng, hàng tạm nhập-tái xuất… Trước tình trạng
đó, để có những biện pháp can thiệp kịp thời, Tổng cục Hải quan đã tiến hành
kiểm soát chặt chẽ các loại hàng hoá, hành lý, ngoại hối, bưu phẩm, bưu kiện
xuất nhập khẩu qua các Chi cục do Tổng cục Hải quan quản lý. Tuy nhiên,


-2-

phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan rất rộng, phức tạp với đủ loại hình
của hơn 6.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn nữa các hoạt động gian
lận thương mại và những hành vi vi phạm pháp luật Hải quan ngày càng tinh
vi và khó kiểm sốt, vì vậy việc đẩy mạnh cơng tác phịng chống gian lận
thương mại trở thành vấn đề hết sức cấp bách đối với cơ quan Hải quan Việt
Nam.
Chính vì những đặc điểm nêu trên mà đề tài được chọn là: “Phòng
chống gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực Hải quan Việt Nam thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế”.
2.


Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng của cơng tác

phịng chống gian lận thương mại tại Tổng cục Hải quan, luận văn làm rõ các
nguyên nhân chủ quan và khách quan trong việc dẫn đến sự xuất hiện và phát
triển của gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, để từ đó đề ra
một số giải pháp phịng chống các loại hình gian lận này trong khi nó đang
ngày càng bùng phát một cách phức tạp và tinh vi.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Để việc nghiên cứu được tập trung và có trọng điểm, tác giả

xin chỉ đề cập đến vấn đề gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, qua
công tác kiểm tra, giám sát và quản lý của Tổng cục Hải quan có tham khảo
kinh nghiệm chống GLTM của một số nước tiên tiến.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2002 đến nay.


-3-

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng, phương pháp mơ tả, so sánh, thống kê, phân tích, tổng
hợp …
5.


Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo và

mục lục, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về gian lận thương mại (GLTM) và
phòng chống GLTM trong lĩnh vực Hải quan.
Chương 2: Thực trạng cơng tác phịng chống gian lận thương mại tại
Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phòng chống gian lận thương
mại của Tổng cục Hải quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.


-4-

CHUƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THUƠNG MẠI, PHÒNG
CHỐNG GIAN LẬN THUƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

1.1 Tổng quan về GLTM trong lĩnh vực Hải quanKhái niệm về GLTM và
GLTM trong lĩnh vực Hải quan
1.1.1 Khái niệm về gian lận thương mại và gian lận thuơng mại trong lĩnh
vực hải quan
1.1.1.1 Khái niệm
Gian lận thương mại (commercial fraud) là những hành vi dối trá, lừa
lọc trong thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó
mà lẽ ra những khoản lợi thu được này họ không được hưởng.
Chủ thể tham gia hành vi GLTM bao gồm: người mua, người bán hoặc
cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hố. Mục đích của
hành vi GLTM là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo,
dối trá. Người mua, người bán sử dụng các thủ đoạn khác nhau để lừa dối cơ

quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm sốt hàng hố. Ngồi ra, đối
với hàng cấm, do cơ quan Nhà nước quản lý và hạn chế nhập khẩu, các chủ
hàng cũng dùng thủ đoạn GLTM để trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan
chức năng.
GLTM là một hiện tượng mang tính lịch sử vì chỉ khi có sản xuất hàng
hố, khi các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua và
người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hố thì


-5-

GLTM mới xuất hiện. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, thị trường
ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi buôn bán trên thị trường
ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hoá ngày càng đa dạng,
phong phú, đa cơng dụng thì GLT M cũng càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày
nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hố tồn cầu nhưng tồn cầu
hố về kinh tế lại là một quá trình tất yếu, khách quan dẫn đến GLTM mang
tính tồn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập.
GLTM ở Việt Nam đã có từ xa xưa. Hành vi GLTM đã được đúc kết
thành câu thành ngữ: “Buôn gian, bán lận” để chỉ những mặt trái của việc
buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn, mánh khoé, lừa dối khách
hàng của các gian thương. Ngày nay, chúng ta đang phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp
nhận cạnh tranh. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều hình thức
GLTM phức tạp và thủ đoạn tinh vi GLTM thể hiện ở hành vi trốn thuế, lẩn
tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp các bí mật
sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế… Như vậy, theo cách tiếp cận hệ
thống, hành vi GLTM là sự thể hiện ra bên ngoài của hành vi gian lận trong
lĩnh vực thương mại nhằm đạt được lợi nhuận khơng chính đáng.
1.1.1.2 GLTM trong lĩnh vực Hải quan

Vấn đề xác định rõ khái niệm GLTM cũng được Hội đồng hợp tác Hải
quan quốc tế (nay là Tổ chức Hải quan Thế giới WCO- World Customs
Organization) thảo luận, đề cập nhiều lần. Ngày 09/06/1977, các nước thành
viên đã ký kết công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính giữa các nước nhằm


-6-

ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan (gọi tắt là
công ước NAROBI- Cộng hoà Kenia) đã đưa ra định nghĩa: “GLTM trong
lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để
lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khầu, vi phạm các
biện pháp cấm hoặc hạn chế các biện pháp do Hải quan quy định, để thu được
một khoản lợi nhuận nào đó qua việc vi phạm Pháp luật này”.
Về cơ bản, định nghĩa này đã khái quát được hành vi GLTM trong lĩnh
vực Hải quan. Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu hố, thương mại quốc tế ngày
càng phát triển thì GLTM ngày càng phức tạp và tinh vi. Vì vậy, định nghĩa
trên chưa đưa ra được một cách đầy đủ và chính xác các hành vi GLTM trong
lĩnh vực Hải quan. Do đó, tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống GLTM
trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels – Bỉ từ ngày
09/10/1995 đến ngày 13/10/1995 đã xem xét, thống nhất đưa ra một định
nghĩa mới: „GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều
khoản pháp quy hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh việc nộp thuế Hải
quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyền của hàng hố thương
mại và/hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp và phụ cấp cho hàng
hố khơng thuộc đối tượng đó và/hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế
thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục thương mại
chân chính.
Hội nghị cũng đã phân tích, tổng hợp, đúc kết, liệt kê 16 loại hành vi
GLTM chủ yếu. Như vậy, có thể thấy định nghĩa mà hội nghị Quốc tế lần thứ

5 đưa ra so với định nghĩa trong Cơng ước NAIROBI cụ thể hơn, chính xác


-7-

hơn và có tính khái qt cao hơn thể hiện tính chất vi phạm và mục đích của
hành vi GLTM. Trên cơ sở đó với thực tiễn thương mại Việt Nam, khái niệm
GLTM được biết đến như sau: “GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi
gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sự sơ hở của
luật pháp, chính sách quản lý của cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm
tra, kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với nhà nước và thu
lợi bất chính cho riêng mình”. Định nghĩa này đã thể hiện được hành vi, đối
tượng, chủ quan, khách thể, nghĩa vụ và mục đích của GLTM trong lĩnh vực
Hải quan.
Ví dụ: Chủ hàng để lẫn lộn nhiều loại hàng hoá với nhau và khi hải
quan kiểm tra thì xuất trình những mặt hàng có thuế suất thấp. Hàng là sản
phẩm hoàn chỉnh được khai là linh kiện, là nguyên phụ liệu để gia công, lắp
ráp để trốn thuế. Hàng có xuất xứ từ nước này lại khai báo là hàng có xuất xứ
từ nước khác để được hưởng ưu đãi thuế…
1.1.2 Phân loại GLTM trong lĩnh vực Hải quan trên thế giới
Theo tài liệu số 36623 ngày 28/06/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ 5
về chống GLTM do WCO hợp tác Brussels – Bỉ đã khằng định GLTM tồn tại
dưới 16 hình thức sau:
1.

Bn lậu hàng hoá ( kể cả hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và đặc

biệt hàng thuộc Công ước Washington về bảo vệ động thực vật quý hiếm và
các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho
ngoại quan.

2.

Khai báo sai


-8-

3.

Khai báo tăng, giảm giá trị hàng hoá

4.

Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hay những quy định về chế độ ưu

tiên đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kể cả chế độ hạn nghạch.
5.

Lợi dụng ưu đãi chế độ hàng gia công, nhập sản xuất xuất khẩu

6.

Lợi dụng chế độ tạm nhập, tái xuất ( kể cả dùng thẻ ATA –

Agreement on Temporary Admission).
7.

Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu.

8.


Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hoá quá cảnh để tiêu dùng ở

nước hàng đi qua).
9.

Khai sai về số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hố.

10. Lợi dụng chế độ, mục đích sử dụng, kể buôn bán trái phép hàng
được ưu đãi thuế nhằm giảm thuế hàng hoá (lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ
về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng thuế nhất định).
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
12. Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Hàng giao dịch buôn bán khơng sổ sách.
14. u cầu giả, khống việc hồn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả
làm chứng từ về hàng hoá đã xuất khẩu).
15. Kinh doanh „ma‟, đăng ký kinh doanh lậu tức doanh nghiệp kinh
doanh chỉ trên giấy tờ hoặc đăng ký kinh doanh bất hợp pháp để hưởng ưu đãi
thuế.


-9-

16. Tun bố thanh lý có chủ đích khi cơng ty kinh doanh một thời
gian ngắn, nợ thuế đã leo lên cao rồi tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế,
giám đốc cơng ty đó thành lập cơng ty mới ngay sau đó với cùng ý định.
Ngồi ra, GLTM cịn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hố. Đó là
việc sử dụng một nước thứ ba để che giấu nguồn gốc thực sự của hàng hoá
nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Tại nước thứ ba, nguồn gốc hàng

hoá bị làm giả, thay đổi để tránh được các hạn chế của nước nhập khẩu. Trong
trường hợp này, nước thứ ba là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ
đoạn thay đổi nguồn gốc hàng hoá từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh.
Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn
chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn nghạch, chế độ ưu đãi, bản quyền
sản xuất… Các cách thức thông thường là đem hàng vào nước chuyển tải
dưới dạng hoàn chỉnh hoặc bán thành phẩm nhưng được khai báo là nguyên
phụ liệu để sản xuất hoặc chế biến và nghiễm nhiên trở thành sản phẩm
chuyển tải. Hàng hoá được đưa vào kho của nước chuyển tải để thay đổi nhãn
mác rồi bốc lên tàu và được xem là hàng của nước chuyển tải. Hàng mang
giấy tờ giả để chứng minh là hàng của nước thứ ba trên đường đi từ nước xuất
hàng đến nước nhập hàng…
Cách phân loại trên là kết quả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong
nhiều năm của hoạt động thương mại Quốc tế ở nhiều nước trên Thế giới,
trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta trong thời gian qua cho
thấy các thủ đoạn GLTM trong hoạt động thương mại Quốc tế cũng chính là
các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định.


-10-

1.1.3 Nguyên nhân, hậu quả của GLTM
1.1.3.1 Nguyên nhân
- Nguyên nhân kinh tế: Nguyên nhân và động cơ cuối cùng là lợi
nhuận. Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã áp
dụng việc tự hạch toán trong sản xuất, kinh doanh, các cơ sở kinh tế và mỗi cá
nhân đều phải tự lo vốn, tự xoay xở trả lương… Đây chính là nguyên nhân
làm phát sinh và gia tăng tệ nạn GLTM trong hoạt động xuất nhập khẩu vì ý
thức của nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội cịn kém nên khi họ khơng thể tự

lo cho bản thân thay vì bao cấp như trước đây, họ đã tìm mọi cách để kiếm
sống bất chấp mọi thủ đoạn ngay cả khi việc làm đó trái với quy định của
pháp luật.
- Nguyên nhân về pháp luật: Với tốc độ phát triển chóng mặt của nền
kinh tế thị trường, hệ thống luật pháp chưa được cải thiện và hoàn chỉnh kịp
thời nên cịn nhiều thiếu sót. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chính sách xuất
nhập khẩu và thuế xuất nhập khẩu đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung song
cịn chưa được thơng suốt giữa các ngành, các cấp chính là kẽ hở để gian
thương lợi dụng. Các quy định về thuế suất đối với từng mặt hàng xuất nhập
khẩu chưa ổn định vì danh sách những mặt hàng bị cấm hay được phép xuất,
nhập khẩu phải có giấy phép, mà giấy phép xuất nhập khẩu vẫn rườm rà,
không cụ thể. Ngoài ra một số văn bản pháp quy trong lĩnh vực chống GLTM
còn mâu thuẫn và chồng chéo gây vướng mắc trong quá trình thực thi.


-11-

- Nguyên nhân về con người: Mỗi một xã hội và một nền kinh tế đều
có mặt tích cực và mặt trái của nó. Xố bỏ bao cấp, mỗi con người đều phải tự
khẳng định vị trí của mình trong xã hội bằng khả năng thực sự của mình. Tuy
nhiên nhiều người khơng thể tự lo cho bản thân mình nếu khơng nhờ vào
những mánh kh làm giàu khơng chính đáng. Một trong những con đường
đó là thơng qua hoạt động GLTM. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng đời sống
tâm lý xã hội nước ta hiện nay có ý nghĩa góp phần xây dựng một đời sống
tâm lý lành mạnh, khắc phục những tiêu cực liên quan đến GLTM.
1.1.3.2 Hậu quả và tác hại của GLTM.
- Hậu quả của GLTM với nền kinh tế quốc dân: Tác hại của GLTM
đối với nền kinh tế quốc dân trước hết ở chỗ nó gây thất thu cho ngân sách
Nhà nước vì GLTM là nhằm trốn thuế, dẫn đến tình trạng Nhà nước bị thất
thu thuế lớn, làm mất cân đối thu chi ngân sách, làm ảnh hưởng đến q trình

tích luỹ vốn của Nhà nước. Đối với Nhà nước, việc thất thu thuế là tác hại
trực tiếp và GLTM có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức thất thu thuế, GLTM
càng nhiều, mức thất thu thuế càng lớn và ngược lại. Nhà nước bị thất thu
thuế lớn sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình cân đối thu chi và đầu tư cho
cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Mặt khác, thuế quan là thuế đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục
đích tăng giá của hàng nhập khẩu để giảm sự cạnh tranh với hàng hố trong
nước, kích thích sản xuất trong nước. Nhờ trốn thuế mà giá hàng nhập khẩu
trở nên rẻ hơn đã tạo ra sự mất ổn định về giá cả. Với mức giá thấp và chất
lượng cao hơn, hàng ngoại lấn át hàng nội, làm doanh nghiệp trong nước bị


-12-

phá sản, gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng nội địa. Các thủ đoạn thường
được sử dụng để trốn lậu thuế là: khai báo sai về mặt hàng, về số lượng, về
chủng loại, phẩm cấp hoặc xuất xứ hàng hố.
Khơng chỉ ảnh hưởng đến đầu tư trong nước mà GLTM còn ảnh hưởng
đến việc thu hút đầu tư nước ngoài. GLTM khiến các nhà đầu tư nước ngoài
lo ngại, chần chừ và phần lớn đã chọn giải pháp an tồn là rút lui khơng mạo
hiểm đầu tư vào một đất nước mà thị trường nhiều rối loạn và biến động.
- Hậu quả của GLTM đối với an ninh chính trị: Chính những tác hại mà
GLTM gây ra cho nền kinh tế quốc dân và văn hoá xã hội đã làm ảnh hưởng
đến niềm tin của dân chúng vào uy tín của Đảng và vai trị quản lý của Nhà
nước trong q trình xây dựng một xã hội cơng bằng văn minh. Luật pháp
không được tuân thủ sẽ đưa đến tình trạng hỗn loạn. Những kẻ có tội mà
khơng bị trừng trị bằng các hình phạt thích đáng sẽ làm nảy sinh tâm lý coi
thường pháp luật, coi thường Nhà nước, làm khủng hoảng cả hệ thống lập
pháp, tư pháp cũng như công luận. GLTM cũng gắn liền tham với nhũng, vừa
làm thoái hoá, biến chất đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà nước, vừa đẻ ra

nhiều tiêu cực phiền hà.
- Hậu quả của GLTM đối với xã hội: GLTM gây nên những hậu quả
phức tạp và nặng nề về mặt xã hội vì nó là một nhân tố làm tăng chênh lệch
giữa giàu và nghèo, mà chính sự phân hoá này làm nảy sinh một bộ phận ni
ý chí làm giàu bằng mọi giá, thơng qua những con đường ngắn nhất và bất
chấp hậu quả khó lường. Một trong những con đường ấy là kinh doanh trái
phép và GLTM. Những đối tượng nếu không trực tiếp tham gia vào hành vi


-13-

gian lận thì cũng tiếp tay cho gian thương hành động gây nên nhiều phức tạp
cho các lực lượng là nhiệm vụ phịng, chống GLTM, nhất là cơng tác xử lý vi
phạm.
GLTM còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá xã hội. Mục tiêu
của GLTM là thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chân chính
thì các doanh nghiệp khó có thể có được. Do đó, GLTM làm cho đạo đức, lối
sống của nhiều người bị tha hoá, biến chất, đặc biệt là cán bộ. Đó là ngun
nhân chính gây ra nhiều tệ nạn xã hội tác động nghiêm trọng đến nhân cách
văn hoá của nhiều tầng lớp nhân dân…
- Hậu quả của GLTM đối với các doanh nghiệp: Một điều dễ nhận
thấy GLTM gây nhiều thiệt hại cho những nhà sản xuất trong nước, làm cho
các doanh nghiệp sản xuất cũng như thương mại điêu đứng. Hiện nay phần
lớn doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có đủ điều kiện nâng cấp dây chuyền
sản xuất hiện đại hoặc chưa tự chế biến được một số nguyên phụ liệu cần
thiết, vẫn phải nhập khẩu. Hơn nữa vẫn phải nộp đầy đủ thuế nhập khẩu, thuế
lợi tức, thuế doanh thu, trong khi hàng ngoại do trốn thuế nên rẻ hơn hàng nội
dẫn đến tình trạng khơng bán được hàng hố, theo đó nợ đọng vốn sẽ chồng
chất.
Những doanh nghiệp kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ bị những

doanh nghiệp kinh doanh trái phép, gian lận chèn ép. Điều đó làm cho các
doanh nghiệp làm ăn chân chính khó có cơ hội cạnh tranh.
Tóm lại, GLTM làm cho Nhà nước khơng thể kiểm sốt được tình hình
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, liên doanh đầu tư với nước ngoài và


-14-

khiến công tác quản lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn. Đối
với tồn xã hội nói chung, GLTM làm ngưng trệ nền sản xuất vốn đang cịn
yếu ớt của Việt Nam. Nhà máy đóng cửa dẫn đến làm gia tăng thất nghiệp, từ
đó kéo theo gia tăng các tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Thực tế cho thấy các giải
pháp áp dụng trong cơng tác phịng, chống cịn chưa mang tính thực tế mà vẫn
cịn nặng tính tình huống, nghiêng nhiều về lý thuyết nên chưa giải quyết
được triệt để tận gốc. Điều đó đã làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước
không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với quá trình lưu thơng
hàng hố, GLTM gây nên các cơn sốt về giá do nguồn hàng không ổn định là
cho thị trường nội địa khơng được thiết lập, lưu thơng hàng hố bị rối loạn các
dòng vận động, gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
1.2 Các hình thức GLTM thƣờng gặp trong lĩnh vực Hải quan ở Việt
Nam.
1.2.1 Khai báo không trung thực về mặt hàng thực xuất nhập khẩu
Tức là trên thực tế xuất nhập khẩu mặt hàng này nhưng trong bộ hồ sơ
chứng từ chủ hàng lại kê khai là mặt hàng khác. Mục đích của việc khai báo
không trung thực này là để được hưởng thuế xuất nhập khẩu thấp hoặc không
phải nộp thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác của Nhà nước nhằm thu
một khoản lợi. Thủ đoạn khai gian mặt hàng xuất nhập khẩu mà chủ hàng
thường áp dụng là: họ mơ tả hàng hố trong bộ chứng từ, trong tờ khai Hải
quan khơng thuộc danh mục hàng hố cấm xuất, cấm nhập hoặc thuộc hàng
hố phải có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước. Ví dụ: xuất khẩu mật



-15-

ong dưới dạng nước đóng chai nhưng lại mơ tả trong tờ khai là sản phẩm từ
ong dưới dạng thô chưa tinh chế như sáp ong hay phấn hoa.
Cách khác là chủ hàng không ghi đúng mẫu mã theo quy định về mã
hàng của Công ước Quốc tế và quy định về hệ thống thống nhất trong mô tả
mã hàng hố hoặc mơ tả mập mờ, khó xác định chính xác nó xếp vào mã nào.
Ngồi ra, chủ hàng để lẫn lộn hai loại hàng hoá với nhau rồi chỉ khai báo một
loại hàng nào đó có lợi hơn để dễ dàng được cho qua. Nếu mặt hàng đó thuộc
diện khơng được phép làm thủ tục xuất nhập khẩu thì chủ hàng thường khai
báo gian dối với Hải quan nhằm tránh khỏi bị tịch thu, xử lý hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự.
1.2.2 Khai báo sai về giá trị hàng hoá
Khai báo sai về trị giá hàng hoá bao gồm khai cao hơn giá trị thực tế và
khai thấp hơn giá trị hàng hố. Điều này địi hỏi phải có sự thống nhất giữa
người xuất khẩu và người nhập khẩu một cách đồng bộ để cố ý ghi sai lệch đi
trị giá lơ hàng trong tồn bộ hồ sơ chứng từ xuất nhập khẩu.
a) Khai báo trị giá thấp hơn thực tế (undervaluation)
Là việc chủ hàng khai hàng hố có giá trị thấp hơn so với giá trị thực
của nó, tức là hàng hố có giá trị cao lại khai báo với Hải quan là có giá trị
thấp nhằm trốn thuế xuất nhập khẩu. Đây là trường hợp người xuất khẩu và
người nhập khẩu thơng đồng với nhau để tồn bộ hồ sơ chứng từ đều ghi giá
trị lô hàng giảm xuống thấp hơn, nhờ đó trốn được một khoản thuế phải nộp
cho Nhà nước tương ứng với phần chênh lệch giữa giá trị thực tế với trị giá
khai báo gian dối. Biểu hiện gian lận này khá phổ biến ở những nước áp dụng


-16-


sắc thuế theo giá hàng và có quy định mức giá tối thiểu vì nếu đơn giá hàng
hố kê khai thấp thì số lượng thuế sẽ phải nộp ít hơn. Chẳng hạn trong giai
đoạn Bộ Tài chính chưa quy định giá sàn để tính thuế nhập khẩu linh kiện
CKD cho xe máy Avenis, mặt hàng có thuế suất, thuế nhập khẩu bằng 60%
giá tối thiểu mà các doanh nghiệp thường khai báo để tính thuế nhập khẩu là
1200 USD/bộ và xe nguyên chiếc là 2400 USD/chiếc, trong khi đó, trên thị
trường nội địa mặt hàng này được bán với giá 5000 USD/chiếc.
Đối với quốc gia có sự phân biệt danh mục hàng hố chính thức và
khơng chính thức dựa trên giá trị hàng hố, chủ hàng cố tình khai báo sai hàng
hố chính thức thành hàng hố khơng chính thức để tránh kiểm tra kiểm soát
và hưởng ưu đãi thuế.
Bên cạnh đó trong một số trường hợp, xuất nhập khẩu phải thơng qua
hạn nghạch hạn chế vì trị giá hàng hố xuất nhập, chủ hàng thường tìm cách
khai thấp hơn trị giá hàng hoá để xuất nhập khẩu được số lượng hàng hoá
nhiều hơn.
Trường hợp quốc gia áp dụng thuế suất luỹ kế, tức là nếu trị giá lô hàng
là X đồng thì thuế xuất nhập khẩu của lơ hàng đó là 10% nhưng nếu trị giá lơ
hàng vượt mức X đồng thì thuế suất áp dụng lúc này là 20%. Vì lẽ đó, chủ
hàng sẽ tìm mọi cách để khai báo trị giá lô hàng thấp hơn thực tế hoặc chia
nhỏ lô hàng thành nhiều lô để hưởng thuế suất thấp hơn.
b) Khai báo giá trị cao hơn ( overvaluation)
Trong thực tiễn hoạt động thương mại Quốc tế, còn xảy ra trường hợp
chủ hàng khai báo trị giá hàng hố cao hơn trị giá giao dịch vốn có của lô


-17-

hàng. Nguyên nhân của loại gian lận này là do ở một số nước, thuế suất được
xác định căn cứ vào trị giá hàng hoá: trị giá hàng hoá cao được áp dụng mức

thuế suất thấp hơn. Khi đó chủ hàng sẽ tìm cách khai báo trị giá hàng xuất
nhập khẩu cao hơn giá hàng thực tế để được mức thuế suất thấp hơn. Như vậy
trị giá chịu thuế tuy có cao hơn nhưng số tiền nộp thuế vẫn giảm đi.
Trong trường hợp hạn ngạch xuất nhập khẩu và việc cấp giấy phép xuất
nhập khẩu bị hạn chế về số lượng hàng hoá, người ta lập hoá đơn chừng từ
thanh tốn và kết tốn là hồn tồn đúng với số tiền thực tế phải trả, nhưng số
lượng hàng hoá ghi ít hơn thực tế (để còn được tiếp tục xuất nhập khẩu), vì
thế đơn giá hàng hố phải ghi cao hơn thực tế. Khi thực hiện hành vi gian lận
này, chủ hàng đã tính tốn để việc phịng chống nghi ngờ và có thể bị điều tra
về chống bán phá giá hay bắt nộp thuế phụ thu, nộp thêm tiền thuế, nộp phạt,
chi phí đó sẽ cao hơn nhiều với số thuế phải nộp thêm vì khai báo trị giá Hải
quan cao hơn thực tế.
Nếu quốc gia nào quy định phải nộp thuế lợi tức, thuế doanh thu, các
khoản thuế nội địa khác cao hơn thuế xuất nhập khẩu hàng hố thì chủ hàng
sẽ khai tăng trị giá lơ hàng nhập để giảm lãi nhằm tránh nộp thuế lợi tức.
Ngoài ra, khai báo giá cao hơn vẫn còn xảy ra trong lĩnh vực liên doanh
đầu tư nước ngoài. Các chủ đầu tư nước ngồi thường nâng giá máy móc thiết
bị, vật tư lên cao hơn nhiều so với giá cả thị trường quốc tế để làm tăng phần
vốn góp của mình ( nhưng chỉ là hình thức tăng một cách giả mạo) nhằm nâng
cao giá đầu vào và thu lãi từ trước mà vẫn gia tăng phần vốn góp đồng thời lại
giảm phần thuế lợi tức phải nộp cho Nhà nước.


-18-

1.2.3 Khai báo không trung thực số lượng, trọng lượng và chất lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện Việt nam vừa mở cửa hội nhập kinh tế, thương mại
Quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, lưu lượng hàng hoá đi qua cửa khẩu ngày
càng nhiều, càng phong phú đa dạng về chủng loại, trị giá xuất nhập khẩu

ngày càng cao đòi hỏi tất yếu nảy sinh yêu cầu ngành Hải quan các nước phải
có sự cải tiến mạnh mẽ, đổi mới tích cực về thủ tục Hải quan theo hướng đơn
giản, thống nhất, thơng thống hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả
cho hoạt động thương mại, giải phóng được hàng hố xuất nhập khẩu nhanh,
giảm tối thiểu các chi phí phát sinh do thủ tục Hải quan gây ra. Lợi dụng điều
này, chủ hàng đã xuất nhập khẩu hàng hoá với số lượng, trọng lượng nhiều
nhưng chỉ khai một phần, tức là khai nhiều hàng thành ít, thậm chí chỉ khai
một lần. Hơn nữa, hàng chất lượng tốt khai thành trung bình, hàng cũ khai
thành hàng mới, hàng thành phẩm khai thành hàng linh kiện, nguyên liệu, phụ
kiện để trốn thuế cả về trị giá tính thuế và thuế suất. Đáng lẽ phải nhập hàng
theo quy định của giấy phép có hạn nghạch nhưng chủ hàng muốn xuất nhập
khẩu ngoài số lượng, trọng lượng quy định đó nên họ khai báo gian dối với cơ
quan Hải quan về lượng hàng hoá xuất nhập khẩu để xuất khẩu và nhập khẩu
được nhiều hơn.
Trường hợp mặt hàng khan hiếm trên thị trường nội địa đẩy giá thành
mặt hàng này lên cao thì dù khơng được hưởng ưu đãi về thuế, chủ hàng vẫn
xem xét mức thuế suất đánh vào hàng hoá loại này cộng thêm với mức giá
nhập vẫn thấp hơn nhiều so với mức giá bán ra và vẫn có lợi. Do đó dù nhập


-19-

hàng cũ chủ hàng vẫn khai là hàng mới do khan hiếm. Đặc biệt với các quốc
gia đang phát triển, hàng tiêu chuẩn công nghệ kỹ thuật tiên tiến thông thường
được ưu tiên nên được hưởng ưu đãi về thuế, các chủ hàng nhập hàng cũ khai
là hàng mới để được làm thủ tục Hải quan.
1.2.4 Khai báo không trung thực về xuất xứ hàng hoá.
Vấn đề xác định xuất xứ hàng hố là cơng việc địi hỏi kỹ thuật rất
phức tạp vì xuất xứ hàng hố có liên quan trực tiếp đến hai vấn đề chính là:
việc xác định thuế xuất nhập khẩu của hàng hố và chính sách ưu đãi thuế

quan chung cũng như chính sách ưu đãi giữa các thành viên có giành cho
nhau chế độ tối huệ quốc MFN ( Most Favoured Nation). Nguyên tắc tối huệ
quốc là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO, được hiểu là nếu một
nước dành cho nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này
cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông
thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song
phương. Điều này địi hỏi các quốc gia phải có sự kết hợp lẫn nhau. Nguyên
tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Trị giá tính thuế ở
các nước khác nhau được tính khác nhau, tức là cùng một mặt hàng nhưng
xuất xứ khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tính khác nhau.
Do đó chủ hàng tìm cách khai sai xuất xứ hoặc gây khó khăn trong việc xác
định xuất xứ hàng hố hoặc cố ý gây khó khăn trong việc xác định xuất xứ để
trốn thuế. Ngoài ra, xuất xứ hàng hố cịn có liên quan trực tiếp đến các
chương trình tự do thương mại song phương… nên chủ hàng thường lợi dụng


×