Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nguyên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hải quan trong phòng chống gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.48 KB, 97 trang )

Nghiên cứu khoa học

1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
APEC
ASEAN
ASEM
CBCC
CIEM
CR
CSND
CTI
DN
FDI
HQĐT
IFT
ISA
KSC
KTSTQ
NK
ODA
RILO A/P

Ý nghĩa
(Asia-Pacific Economic Cooperation) Diễn đàn hợp tác châu
Á - Thái Bình Dương
(Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á
(The Asia-Europe Meeting) Diễn đàn hợp tác Á-Âu


Cán bộ công chức
(Central Institute for Economic Management) Viện Nghiên
cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Mã số đăng ký trung tâm
Cảnh sát nhân dân
(Committee on Trade and Investment) Uỷ ban thương mại
và đầu tư APEC
Doanh nghiệp
(Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hải quan điện tử
Hệ thống thanh tóan bất hợp pháp
Hệ thống doanh nghiệp tự đánh giá
(Korea customs service) Hải quan Hàn Quốc
Kiểm tra sau thông quan
Nhập khẩu
(Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính
thức
(Regional Intelligence Liaison Offices - Asia and the
Pacific) Văn phòng tình báo khu vực châu Á - Thái Bình

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

2

Dương
SCCP
TN – MT

TQ
TTHQĐT
VNACCS/VCIS
VSA
WTO
XK
XNK

(Sub-Committee on Costume Procedure) Tiểu ban thủ tục
Hải quan APEC
Tài nguyên môi trường
Trung Quốc
Thủ tục hải quan điện tử
Hệ thống thông quan tự động
Hiệp hội thép Việt Nam
(World Trade Organization) Tổ chức thương mại Thế giới
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


3

Nghiên cứu khoa học

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
a - Lý luận
Tổng cục Hải quan (tên giao dịch tiếng Anh: GeneralDepartment of

Vietnam Customs) là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng quản lý
Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá
cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng
hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt Nam qua biên giới. Trong chương II điều 11 Luật
của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 29/2001/QH10
về Hải Quan, thì Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát
hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải
quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Xuất phát từ những hoạt động chính của ngành hải quan thì đây là ngành
nghề đặc thù và có những đặc điểm cụ thể. Trong xu thế hiện nay của Thế giới
khi mà việc “mở cửa” và “hội nhập” là một điều tất yếu, bên cạnh việc du nhập
những yếu tố thuộc lĩnh vực văn hóa thì điều quan trọng hơn đó là sự gia tăng
mạnh mẽ các dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ… giữa các
quốc gia với nhau và sự tăng lên không ngừng của những lượt du khách và các
phương tiện xuất nhập cảnh. Xuất phát từ đó thì việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ
các rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, nhất là các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Việc hội nhập là một yếu tố tất yếu,
bên cạnh những thuận lợi để có thể đẩy mạnh quá trình phát triển, tạo điều kiện
cho quốc gia có nhiều cơ hội nâng tầm mình trên thương trường quốc tế thì
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

4

tiềm ẩn trong đó cũng không ít những khó khăn xuất phát từ chính cánh cửa

mang tên “hải quan”.
b - Thực tiễn
Lợi ích và bất lợi luôn là hai mặt song hành của một vấn đề. Bên cạnh
những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây đó là nền
kinh tế tăng trưởng đạt tốc độ cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt Việt
Nam đã xoay mình đạt bước chuyển lớn - trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức thương mại thế giới WTO nhờ sự nỗ lực cải cách, mở cửa, hội nhập
tập trung ưu tiên cho hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập
phát triển trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích lớn lao
đó lại xuất hiện những bất lợi nảy sinh trong quá trình hội nhập, đó là kéo theo
sự gia tăng của các loại tội phạm cùng sự tinh vi trong cách lách luật, phạm tội
để chuộc lợi cho bản thân. Đặc biệt là trong hoạt động buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới kèm theo đó là những gian lận trong thương
mại. Hiện nay, việc giải quyết những hành vi phạm pháp trong buôn lậu, gian
lận thương mại là một trong những yếu tố cấp bách đặt ra với các cơ quan chức
năng thuộc ngành hải quan nói riêng và cơ quan quản lý Nhà nước nói chung,
bởi lẽ những hành động phạm pháp này không chỉ gây thiệt hại ngân khố quốc
gia nói chung mà còn vô hình tiếp tay cho tội phạm vào Việt Nam gây nhiễu
loạn về kinh tế, chính trị, ngoài ra vô hình có thể đem lại hình ảnh Việt Nam
xấu đến với các nước bạn. Do đó yêu cầu cấp bách hiện nay đó là cần phải
nghiên cứu, tìm ra các kẽ hở các hình thức phạm tội để có thể xây dựng các giải
pháp tăng cường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận
thương mại, mà trong đó ngành Hải Quan đóng vai trò chủ chốt.
Không thể phủ nhận rằng, trong những năm qua ngành Hải Quan đã có
những biện pháp không ngững cải cách, hiện đại hóa, phát triển nhằm nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc duy trì hoạt động cho ngành nói chung
và đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại nói riêng.
Cùng với đó ngành Hải quan còn tích cực phối hợp với các ngành như: công an,
Quản lý thị trường, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng… cùng vào cuộc để có thể
truy quét triệt để những tổ chức, cá nhân có hành vi phạm tội. Mặc dù đã thu

được nhiều kết quả khả quan, giảm thiểu được hành vi buôn lậu, gian lận
thương mại song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hành vi phạm tội mới do thủ
đoạn và cách thức phạm pháp của tội phạm trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận
thương mại ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn.
Do đó đề tài nghiên cứu được đưa ra nhằm góp phần nào làm rõ hơn
những hành vi, cách thức phạm pháp trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại để có thể đề xuất một số giải pháp mang tính chiến lược giúp giảm thiểu số

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

5

lượng các hoạt động phạm pháp góp phần cho các hoạt động thương mại qua
biên giới diễn ra chuẩn mực, được trong sạch, đúng nghĩa. Đề tài mà chúng tôi
đưa ra đó là “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về Hải
quan trong phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại từ hoạt động nhập
khẩu hàng hóa của Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ nghiên cứu giải pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước của Hải
quan trong chống gian lận thương mại hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của
Việt Nam hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận
thương mại của ngành Hải quan.
4. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian

Những chính sách, giải pháp của ngành Hải quan và những kết quả, hạn
chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành
Hải quan Việt Nam.
Kinh nghiệm phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của một số
nước.
b. Thời gian
Từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) năm
2007 cho đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nước về các vấn đề có
liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành được sử dụng trong quá trình nghiên
cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống… để làm rõ
nội dung nghiên cứu.

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


6

Nghiên cứu khoa học

Luận văn kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận
thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành
Hải quan. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm chống gian lận thương mại
qua giá của một số nước tiến tiến.
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình do chúng tôi thực hiện chưa gửi
tham dự bất kỳ một giải thưởng cấp quốc gia nào khác tại thời điểm nộp hồ sơ.
Nếu sai, chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Bộ Giáo dục và

Đào tạo.

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HẢI QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
I. Cơ sở lý luận về buôn lậu và gian lận thương mại
1.1. Khái niệm
Căn cứ vào điều 153 Bộ luật hình sự có thể rút ra khái niệm buôn lậu
“Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam,
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa”.
Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói, cử chỉ, hành
động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục đích đánh lừa
người khác. Gian lận thương mại trong dân gian luôn gắn liền với thành ngữ
“buôn gian, bán lận”, dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừa lọc khách
hàng hoặc người khác để thu lời cho bản thân. Hành vi “buôn gian, bán lận”
trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng xấu nói
tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lậu thuế…
Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận được thể
hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gian lận thương mại là các
chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có khi là cả người mua và
người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính
từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Khác với gian lận thương mại nói
chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận
nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập
khẩu.
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học


7

Hiện nay, ở nước ta chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách
đầy đủ khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Mặc dù vậy,
thuật ngữ gian lận thương mại được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ, ngành,
các tổ chức khác nhau. Đến 9/6/1977 định nghĩa về gian lận thương mại trong
lĩnh vực Hải quan mới được Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế đưa ra trong
Công ước quốc tế về hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong ngăn chặn, trấn áp và
điều tra các vi phạm Hải quan - Công ước Nairobi. Công ước Nairobi nêu ra:
“Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải
quan trong đó một cá nhân lừa dối Hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc
toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm hoặc
hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nhuận
nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”. Nhưng trong xu thế phát triển, độ tinh
vi xảo quyệt của tội phạm ngày càng tăng lên thì khái niệm trên không còn đủ
rộng để bao phủ được. Do đó, tại hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận
thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày
9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: “gian lận thương
mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc
pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí
và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận
và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc
đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp
gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính”.
1.2. Biểu hiện
Lẩn tránh trách nhiệm nộp thuế hải quan, phí, các khoản thu khác bắt buộc
đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại: tức là các cá nhân hoặc tổ chức
tham gia việc buôn bán quốc tế, phải di chuyển hàng hóa qua biên giới mà
không chấp hành việc đóng khoản phí bắt buộc khi hành hóa xuất - nhập cảnh

mà thay vào đó có những hành động bất hợp pháp bằng mọi cách để đưa hàng
hóa của mình qua trót lọt mà không muốn mất phí.
Nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá
không thuộc đối tượng đó: tức là cá nhân hoặc tổ chức có ý định nhận những
trách nhiệm không phải của mình nhằm mục đích chuộc lợi bản thân; đạt được
hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc
và tập tục, cạnh tranh thương mại chân chính.
Một số biểu hiện cụ thể như giả mạo hồ sơ trong kinh doanh nhằm trốn
thuế, hoặc hoàn thuế nhập khẩu bất hợp pháp với số lượng lớn; nhập khẩu
không khai báo và sai khai báo với hợp đồng hải quan để có thể nhập vào hàng
cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện…

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

8

1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước về hải quan trong
phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại từ hoạt động nhập khẩu
• Chức năng của ngành hải quan trong phòng chống
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, phương tiện vận
tải nhập cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối
với hàng hóa nhập khẩu; tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với
hàng hóa nhập khẩu; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các
chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động nhập
khẩu, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu; phát
hiện ngăn ngừa các hiện tượng tổn thất làm ảnh hưởng đến hàng nhập cảng
thuộc tài sản của nhà nước còn nằm trong phạm vi giám sát, quản lý của Hải

quan; kiểm soát để ngăn ngừa những hành vi vi phạm luật lệ hải quan, những
hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các loại hàng nhập trái phép, kể cả ma
túy, thuốc phiện.
• Vai trò trong phòng chống gian lận của hải quan
Xuất phát từ nhiệm vụ chính của ngành đó là: thực hiện kiểm tra, giám sát
hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hoá qua biên giới; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu… thì ngành Hải
quan có vai trò quan trọng trong việc cân bằng, duy trì ổn định hoạt động của
ngành và tích cực phòng chống những hành vi gian lận thương mại.
Vai trò chính của ngành hải quan trong hoạt động phòng chống đó là: giúp
đảm bảo được sự minh bạch và trong sáng trong hoạt động buôn bán quốc tế.
Tìm kiếm, phát hiện những cách thức phạm pháp của các cá nhân tổ chức để có
thể có biện pháp xử lý thích đáng. Ngoài ra ngành hải quan còn có vai trò quan
trọng trong việc cùng với pháp luật xử lý nghiêm các đối tượng phạm pháp
trong gian lận thương mại để cảnh cáo, răn đe không để những hành động đó
tiếp diễn và lan rộng ở những đối tượng và phạm vi lớn hơn.
• Nguyên nhân của gian lận thương mại trong nhập khẩu
Theo ông Lê Cao - Chuyên gia pháp lý Công ty luật hợp danh FDVN (Đà
Nẵng) đã có những nhận định hết sức chính xác rằng: “Đấu tranh với gian lận
thương mại như nhân loại đấu tranh với bệnh tật hay ô nhiễm môi trường, đó là
cuộc chiến và sự tồn tại song hành gian nan”. Vậy nguyên nhân chính dẫn đến
gian lận thương mại trong nhập khẩu là gì?

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học


9

Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này chủ yếu vẫn xuất phát từ lý do lợi
nhuận. Chính lý do lợi nhuận khiến nhiều thương nhân sẵn sàng đánh mất
lương tri để bằng mọi cách lách luật, trốn thuế để tìm kiếm tiền tài danh vọng
một cách mù quáng để nhập hàng vào thị trường trong nước kể cả đấy là mặt
hàng cấm tiêu dùng. Mà khi các hành động vi phạm này trót lọt sẽ đem lại rất
nhiều lợi ích cho thương nhân làm ăn không thật thà, vượt qua những nỗ lực
của thương nhân làm ăn chân chính. Do đó, xã hội càng phát triển, giao thương
càng phong phú thì các hành vi gian lận thương mại nói chung và trong nhập
khẩu nói riêng càng tinh vi để tiếp tục cạnh tranh và giá cả và sự sinh tồn. Đây
chính là nguyên nhân nội tại, yếu tố chủ quan dẫn đến hành vi gian lận thương
mại.
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ yếu tố hiệu quả quản lý thị trường chưa
cao. Khi mà giữa một thị trường quá rộng lớn, màu mỡ, các thương nhân đua
nhau tung ra những cách thức để lách luật đem lại nhiều lợi ích cho bản thân
nhất thì việc quản lý bắt kịp được cách thức gian lận là khó khăn, nhất là khi
thiếu đi sự kết hợp hài hòa giữa các cơ quan quản lý để cùng nhau truy bắt triệt
để các cá nhân tổ chức có hành vi phạm tội.
Nguyên nhân thứ ba, xuất phát từ chính lương tâm đó là câu chuyện về
việc ý thức bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng trong hoạt động nhập khẩu
thương mại. Từ thiếu ý thức của thương nhân đến thiếu ý thức tự bảo vệ mình
của người tiêu dùng đã vô hình trở thành cầu nối tiếp tay cho các hành vi gian
lận thương mại trong nhập khẩu.
Ngoài ra, một phần rất nhỏ những thành phần trong chính cơ quan Hải
quan bắt tay cùng với gian thương khiến họ có thể dễ dàng nhập hàng hóa trái
phép hoặc trốn thuế nhập khẩu đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ khiến thị
trường lũng loạn. Đó chính là thiếu đi sự kiểm soát chặt chẽ ngay trong chính
nội bộ của mình. Đây là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Bên
cạnh đó một số mặt hàng trong diện cấm nhập mà chỉ có những cơ quan hoặc tổ

chức đặc thù được sự đồng ý của Nhà nước mới được nhập nhưng lại có những
cá nhân tổ chức muốn tự ý đưa hàng cấm đó vào Việt Nam, họ đã nghĩ ra
những cách lách luật hết sức tinh vi: giả mạo hàng hóa, ghi sai mặt hàng… để
đưa vào Việt nam bán giá lên cao chuộc lợi bản thân hoặc bán cho các tổ chức
với mục đích bất chính.
II. Ảnh hưởng của buôn lậu và gian lận thương mại
Trong những năm qua buôn lậu và hoạt động gian lận thương mại ở Việt
Nam có chiều hướng gia tăng và gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho các doanh
nghiệp làm ăn chân chính. Không chỉ vậy buôn lậu và gian lận thương mại còn

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

10

gây thất thu lớn ngân sách nhà nước, tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự
xã hội và sức khỏe người dân.
• Hậu quả đối với nền kinh tế
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế là sự lớn mạnh của thương
nhân, giao lưu kinh tế giữa hai nước qua biên giới, góp phần thúc đẩy kinh tế
của địa phương. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại theo đó cũng ngày
càng diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Buôn lậu, gian lận
thương mại như khối ung nhọt, nếu không có giải pháp ngăn chặn và xử lý
mạnh mẽ, sẽ là tác nhân phá hoại, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo
thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Buôn lậu và gian lận thương mại ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến thị trường và doanh thu, tạo
sự cạnh tranh không bình đẳng, nhiều lúc có thể dẫn đến thua lỗ và phá sản như

đối với các sản phẩm điện tử, đường… Hàng hoá nhập lậu là hàng gian lận,
trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội
và hàng ngoại. Mặt khác, hệ thống công nghệ kỹ thuật trong nước hiện vẫn còn
lạc hậu, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp… và có những doanh
nghiệp mới gia nhập thị trườn nên không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại
ngay trên chính thị trường của mình. Người tiêu dùng sẽ chuộng hàng ngoại
hơn làm cho hàng nội bị lấn át, không tiêu thụ được dẫn đến tồn kho, ứ đọng
vốn khiến các doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, tỷ lệ thất
nghiệp do mất việc làm sẽ tăng lên.
Buôn lậu và gian lận thương mại không chỉ gây thiệt hại cho người sản
xuất, mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Về mặt tích cực, khi hàng ngoại
tràn ngập thị trường với giá rẻ tương đối do trốn được thuế quan, người tiêu
dùng sẽ được dùng hàng hoá chất lượng cao với giá cả rẻ hơn, nhu cầu tiêu
dùng tăng lên. Về mặt tiêu cực, vì hàng ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội
tạo xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhưng lại không ổn định làm mất sự ổn định
giá cả trên thị trường. Bên cạnh đó, những hàng hoá không đảm bảo về chất
lượng cũng như xuất xứ sẽ đe doạ sức khoẻ, sự an toàn của ngườì tiêu dùng. Có
thể thấy một số sản phẩm nhiễm độc tố như thực phẩm nhiễm melamine, kem
đánh răng nhiễm độc, tân dược giả hoặc kém chất lượng rồi các phụ tùng, linh
kiện…
Mặt khác, buôn lậu và gian lận thương mại còn làm cho đất nước thất thu
một khoản lớn về thuế xuất nhập khẩu và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến
quá trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ
mạnh ra ngoài biên giới như theo thống kê của Cục Quản lý thị trường (QLTT)

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học


11

riêng chỉ trong 8 tháng đầu năm 2013, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra
111.195 vụ, xử lý 57.867 vụ vi phạm, với tổng số thu nộp ngân sách là 220 tỷ
đồng, trong đó vi phạm hành chính là 157,2 tỷ, tiền bán hàng tịch thu là 60,4 tỷ
và truy thu thuế là 2,4 tỷ đồng. Những con số này mới chỉ là thống kê sơ bộ với
những vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý. Bề nổi đã là như vậy, nếu như kể
luôn những vụ vi phạm còn chưa được phát hiện và đang trong quá trình điều
tra, xác thực thì con số thiệt hại trên thực tế mà các đối tượng làm ăn phi pháp
này gây ra chắc chắn là còn lớn hơn rất nhiều.
• Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do buôn lậu, gian lận thương mại gây ra dẫn đến những tác
hại về mặt chính trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước. Hàng nhập lậu,
gian lận trốn thuế làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ
phận nhân dân gặp khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã
hội không được thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu chi ngân sách, một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút… Buôn lậu và
các chủ thể buôn lậu với những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính
trong khi đại bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo
khổ. Chính sự bất công đó đã làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi
thường Nhà nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và
tư pháp.
Một trong những hậu quả nữa gây ra về mặt chính trị là tác hại của nó đối
với chủ quyền và an ninh quốc gia. Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức
xâm lăng mới, đó là “diễn biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng
hoá đến đâu là biên giới đến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước
phụ thuộc vào kinh tế và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị. Vì vậy, bảo vệ
an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là
bảo vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.
• Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại là nguyên nhân làm suy thoái đạo

đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá
dân tộc. Trong một môi trường cạnh tranh, nhiều thương nhân sẵn sàng đánh
mất lương tri để tìm kiếm tiền tài, danh vọng. Không chỉ có thế, buôn lậu và
gian lận thương mại bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Nó không chỉ
tha hoá những người trực tiếp tham gia vào hoạt động này mà còn dễ dẫn đến
tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước. Thực tế cho thấy những
ngành chức năng trong hoạt động chống gian thương mại; trong điều hành, thực
thi chính sách thương mại hoặc liên quan đến hoạt động thương mại nếu không

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

12

vững vàng sẽ bị lôi kéo, mua chuộc và trở thành nô lệ của đồng tiền. Vì vậy
“vẫn còn tiêu cực trong lực lượng chống buôn lậu”. Đó là nhận định của đại
biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Ông
Cương nêu ví dụ điển hình là vụ buôn lậu 6.000 tấn dầu do của Công ty Hoàng
Sơn (Thanh Hóa), chiếc tàu chở xăng dầu lậu đã từng bị bắt, sau đó thanh lý lại
cho Công ty Hoàng Sơn và lại tiếp tục không được đăng kiểm, chứa 1.000m3
dầu ngang nhiên hoạt động trên biển mà Hải quan và Cảnh sát biển “không
biết”.
Đây còn là một trong những yếu tố làm gia tăng khoảng cách giàu và
nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động. Vì những khoản lợi
nhuận khổng lồ mà những gian thương đã bất chấp pháp luật, bất chấp đường
lối của Đảng và Nhà nước để thu lợi nhuận bất chính trong khi đại bộ phận
nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ. Hiện tượng buôn
lậu, gian lận thương mại xuất hiện còn làm cho sản xuất bị buông lỏng, tình

hình trật tự an toàn xã hội cũng bị biến động.
Hàng nhập lậu vào thị trường nội địa bất hợp pháp không chỉ đơn thuần là
những hàng hoá tiêu dùng mà còn có cả những mặt hàng mà nước ta cấm kinh
doanh như ma tuý… hay còn có nhiều tài liệu phản động, văn hoá đồi trụy,
thậm chí có cả vũ khí của những phần tử thù địch từ nước ngoài chuyển về có ý
đồ làm thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc, từ đó làm thay đổi bản chất của dân
tộc từ trong ra ngoài. Chúng lợi dụng triệt để quá trình mở cửa của nước ta như
gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… để tăng cường chống phá ta
trên mặt trận văn hoá - xã hội bằng nhiều thủ đoạn cho nên buôn lậu, gian lận
thương mại còn xâm hại thuần phong mỹ tục của đất nước.
• Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối nền
kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn nhận.
Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả dưới góc độ cả về vĩ
mô và vi mô. Nó làm cho cơ quan quản lý nhà nước không kiểm soát được tình
hình xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ
quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
Buôn lậu và gian lận thương mại là một trong những nguyên nhân làm
hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phân phối và tiêu dùng do không cạnh
tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản, kéo theo sự gia
tăng của đội quân thất nghiệp. Đây còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
dẫn đến dẫn đến các tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, rượu chè… Do đó, nó làm
cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Ngoài ra còn phá

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

13


vỡ sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhà
nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó việc quản lý của cơ
quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũng đoạn thị trường của hàng
ngoại nhập lậu.
Tóm lại những hậu quả và tác hại do buôn lậu, gian lận thương mại gây
nên đó là: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước,
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho nhà nước, tạo
nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là nguyên
nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội. Vì vậy tệ nạn buôn lậu, gian lận
thương mại phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn xã
hội, trong đó có ngành Hải quan.
III. Phân loại gian lận thương mại
Trải qua nhiều năm, từng việc hội nhập và phát triển đã trở thành một xu
thế chung của thế giới, bên cạnh những lợi ích cụ thể mà nó đem lại, thì việc
phát triển vô hình và mạnh mẽ của những hình thức gian lận thương mại cũng
tăng lên và phổ biến trên toàn thế giới, trở thành mối đe dọa thực sự cả về kinh
tế, văn hóa, xã hội và an ninh chính trị của các quốc gia. Chính vì những tác
động tiêu cực của gian lận thương mại mà, tổ chức của Hải quan Thế giới đã
triệu tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại diện Hải
quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức
gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể phòng chống tệ nạn này.
Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V về
chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels (Bỉ) đã khẳng định gian
lận thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
2- Khai báo sao
3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế)
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công

6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

14

9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng
được ưu đãi thuế
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm
chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15- Kinh doanh “ma”, đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng
trái phép
16- Thanh lý có chủ đích
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng
hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của
hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này, nước
thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc
hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước
nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu
như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất...
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu

các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều
nước trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại
Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng
cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế
cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã
nêu trên.

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

15

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BUÔN
LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI HẢI QUAN TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA
I. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá Việt Nam
1.1. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO)
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đánh dấu một mốc phát triển trong lĩnh
vực ngoại thương của Việt Nam. Đến nay, sau khi gia nhập WTO, năng lực sản
xuất và kinh doanh của các ngành hàng đã tăng lên rõ rệt. Thị trường xuất khẩu
của Việt Nam được mở rộng sang 150 nước thành viên WTO và không có sự
phân biệt đối xử. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn vào các thị
trường trọng yếu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU… Về nhập khẩu, hiện tượng
nhập siêu cũng đang gia tăng do nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn FDI, ODA
tăng…
Biểu đồ 1: Thống kê xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 6 năm

trước và sau khi gia nhập WTO

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

16

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2003 có giá trị xuất, nhập khẩu thấp nhất trong giai đoạn 2002 - 2012
trong đó trị giá xuất khẩu là 20.149,3 triệu USD, nhập khẩu là 25.255,8 triệu
USD, trị giá này ngày càng tăng qua các năm. Về cán cân thương mại, Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết dù nhập siêu nhưng
năng lực sản xuất, xuất khẩu ít tăng trong các năm 2007-2008 mà chỉ tăng trong
những năm gần đây. Trong đó, nhập siêu hàng hóa đạt 14,2 tỷ USD vào năm
2007 và 18,0 tỷ USD năm 2008 (so với 5,1 tỷ USD năm 2006). Sau đó, do tác
động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các chính sách của Chính phủ nhập siêu
giảm xuống 9,8 tỷ USD năm 2011 và năm 2013 xuất siêu. Như vậy thời gian
qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có
những tác động sâu đến kinh tế và xã hội.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng giá trị xuất,
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2007 đã tăng mạnh 31,3%, mức tăng về
số tương đối cao nhất trong giai đoạn 2003-2013, tương đương tăng 26,52 tỷ
USD so với năm 2006. Sau 7 năm là thành viên của WTO, đến năm 2013 tổng
kim ngạch xuất khẩu đã chính thức khép lại với con số ấn tượng nhất từ trước
đến nay: 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Tổng kim ngạch nhập
khẩu ước đạt khoảng 131,3 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với năm 2012. Như
vậy, năm 2013 Việt Nam chính thức xuất siêu ở mức 863 triệu USD, đây cũng
là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi gia nhập WTO Việt Nam đạt thặng dư thương

mại.
Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam còn được khẳng
định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua
các năm. Theo xếp hạng của Tổ chức Thương mại Thế giới, thứ hạng của Việt
Nam xét theo kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong năm 2006 ở vị trí 44 trên
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


17

Nghiên cứu khoa học

toàn thế giới. Cũng theo nguồn số liệu của WTO thì thứ hạng nhập khẩu của
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 34 năm 2012, thứ 42 năm 2013. Trong khi đó thứ
hạng xuất khẩu lần lượt là 37 và 34. Có thể thấy Việt Nam đang dần chuyển từ
nhập siêu sang xuất siêu.
Bảng 1: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trên toàn thế giới
theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới giai đoạn 2006-2013

Năm
Nhập
khẩu

2006

2007

2008

2009


2010

2011

2012

2013

44

41

42

36

34

33

34

42

(Nguồn: wto.org)
Như vậy có thể thấy nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh ngay sau khi gia
nhập WTO. Cụ thể, tăng trưởng nhập khẩu đạt tới 40% năm 2007 và 28,6%
năm 2008. Do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, nhập khẩu đã giảm
13,3% năm 2009 và sau đó nhanh chóng phục hồi, tăng 25,9% vào năm 2011

và 15,4% năm 2013. Vậy nhập khẩu đã tăng nhanh hơn hẳn ngay sau khi Việt
Nam gia nhập WTO nhưng tăng chậm lại trong thời gian gần đây do khó khăn
trong nước và tăng năng lực kiểm soát nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu từ một
số thị trường chính khoảng 72-77%.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, có thể thấy, việc gia nhập WTO có tác động
làm tăng nhập khẩu tất cả các mặt hàng từ sản phẩm nông nghiệp đến sản phẩm
công nghiệp, tuy tác động đối với mỗi ngành hàng mạnh yếu khác nhau.
Bảng 2: Xu hướng biến động giá trị nhập khẩu một số mặt hàng
Tăng giá trị nhập khẩu, đơn
vị tính %

2008

2010

2012

2015

Động cơ

0.70

1.03

1.23

1.27

Nông sản khác


0.97

2.12

2.58

3.22

Lâm sản

1.13

1.08

1.06

1.45

Vật liệu xây dựng

1.53

2.96

3.78

4.28

Thủy sản


1.90

4.38

5.59

5.58

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

18

Cà phê, chè, hạt tiêu

2.01

1.66

1.14

0.43

Điện tử

2.15


3.59

5.73

4.13

Gạo

3.44

3.93

4.45

5.40

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

3.81

5.20

6.39

6.13

Rau quả

5.41


9.54

13.89

13.75

Nguồn: MIRAGE
Qua bảng số liệu có thể thấy ngành rau quả, giầy, may mặc có tỷ lệ nhập
khẩu cao nhất lần lượt là 13.75; 10.64; 31.80. Ngành may mặc và da giầy là hai
ngành có xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất nhưng cũng là hai ngành có nhập
khẩu gia tăng lớn nhất do tác động của việc gia nhập WTO.
1.2. Cơ cấu thị trường và hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
1.2.1. Cơ cấu thị trường
Hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt 264,26 tỷ USD,
tăng 15,7% so với năm 2012. Trong đó, tổng trị giá xuất, nhập khẩu với châu Á
đạt 176,77 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. Tiếp theo là với châu Âu đạt
39,55 tỷ USD, tăng 15,7%; châu Mỹ: 37,84 tỷ USD, tăng 19,4%; châu Đại
Dương: 5,82 tỷ USD, tăng 3,9%; châu Phi: 4,29 tỷ USD, tăng 22,4% so với
năm trước.

Bảng 3: Kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của
Việt Nam sang các châu lục và theo nước/khối nước năm 2013
Xuất khẩu
Thị trường

Nhập khẩu

So với
Trị giá
2012

(Tỷ USD)
(%)

Xuất, nhập khẩu

So với
So với
Trị giá
Trị giá
2012
2012
(Tỷ USD)
(Tỷ USD)
(%)
(%)

Châu Á

68,57

11,5

108,20

17,8

176,77

15,3


- ASEAN

18,47

4,4

21,64

2,7

40,10

3,5

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


19

Nghiên cứu khoa học

- Trung Quốc 13,26

7,0

36,95

28,4

50,21


22,0

- Nhật Bản

13,65

4,5

11,61

0,1

25,26

2,4

Châu Mỹ

28,85

22,4

8,98

10,6

37,84

19,4


- Hoa Kỳ

23,87

21,4

5,23

8,4

29,10

18,8

Châu Âu

28,11

19,2

11,43

7,9

39,55

15,7

- EU (27)


24,33

19,8

9,45

7,5

33,78

16,1

Châu Phi

2,87

16,0

1,42

37,7

4,29

22,4

Châu Đại
Dương


3,73

9,9

2,09

-5,3

5,82

3,9

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong năm 2013, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và
vùng lãnh thổ. Trong đó kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang châu Á
cao nhất: 176,77 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất (67%) trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của cả nước; trong đó kim ngạnh xuất khẩu là 68,57 tỷ USD
chiếm 52% và 108,20 tỷ USD chiếm 82% về nhập khẩu. Sau Châu Á Việt Nam
có kim ngạch xuất, nhập sang Châu Mỹ và Châu Âu lớn thứ 3 và thứ 2 lần lượt
là 37,84 tỷ USD, 39.55 tỷ USD.
Biểu đồ 2: Thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số thị trường năm
2013

Như vậy qua biểu đồ 5 ta thấy có 6 thị trường mà Việt Nam nhập siêu trên
1 tỷ USD, trong đó có 5 thị trường thuộc châu Á. Dẫn đầu mức thâm hụt là thị

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học


20

trường Trung Quốc với 23,69 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc: 14,07 tỷ USD,
Đài Loan: 7,21 tỷ USD, Thái Lan: 3,45 tỷ USD, Singapore: 3,09 tỷ USD.
• Thị trường các nước ASEAN: Năm 2013, kinh tế các nước ASEAN dự
kiến tăng nhẹ so với năm 2012 và vẫn cao hơn rất nhiều so tăng trưởng kinh tế
thế giới. Xuất, nhập khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2013 đạt tốc độ tăng
trưởng dương nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2012. Cụ thể,
tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN qua các năm là: 19,4%
năm 2010; 9,4% năm 2012 thì đến năm 2013 chỉ còn là 3,5%. Trong đó nhập
khẩu là 21,64 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2012.
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các
nước ASEAN giai đoạn 2010 - 2013 (%)

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN: Các mặt hàng chính nhập khẩu từ thị
trường này là máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, xăng dầu các loại, máy
móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, chất dẻo nguyên liệu…
Thị trường Trung Quốc: Đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lên tới 50,21 tỷ USD, tăng 22% trong năm
2013. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc tăng trưởng mạnh
(tăng 28,4%), đạt trị giá là 36,95 tỷ USD, chiếm 28% tổng trị giá nhập khẩu của
cả nước. Mặc dù thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày
càng tăng trưởng nhưng nhập siêu vẫn trong xu hướng gia tăng do chênh lệch
về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu với thị trường này khá lớn (năm 2013,
nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4%, xuất khẩu chỉ tăng 7% nên nhập siêu là
23,76 tỷ USD, tăng 44,5% so với năm 2012). Tỷ lệ phần trăm tăng có giảm,
nhưng con số thực tế nhập siêu từ Trung Quốc đang rất báo động cho thấy sự
phụ thuộc nguyên nhiên vật liệu từ Trung Quốc với sản xuất trong nước ngày


GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

21

càng tăng mạnh. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải tiếp tục chủ động tìm
kiếm những mặt hàng có thế mạnh để gia tăng xuất khẩu trên thị trường này,
từng bước giảm dần nhập siêu trong thời gian tới.
• Đối với thị trường Nhật Bản ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 4: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương
mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn năm 2005- 2012 và 11 tháng năm 2013

(Ghi chú: Thực hiện theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của
Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/01/2009 nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam
được thống kê và công bố theo nước xuất xứ).
Thống kê trong Bảng cho thấy từ nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị
trường thương mại quan trọng của Việt Nam, chiếm tỷ trọng lên đến 10% trong
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với tất cả các thị trường trên thế
giới. Trị giá nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản năm 2013 là 11,61 tỷ USD.
Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng nhập khẩu là 2,96
tỷ USD, giảm 12,3%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện là 1,82 tỷ USD,
tăng 7,4%; sắt thép các loại đạt 1,64 tỷ USD, tăng 5,9%; sản phẩm từ chất dẻo
là 625 triệu USD, giảm 3,4%...
• Thị trường Hoa Kỳ: Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong
năm 2013 đạt 5,23 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước. Trong năm qua, có 13
nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt trị giá trên 100 triệu USD với tổng trị giá
hơn 4 tỷ USD, chiếm 77% trị giá hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Năm 2013,

máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện nhập khẩu từ Hoa Kỳ suy giảm mạnh

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


22

Nghiên cứu khoa học

(giảm 41,5% xuống còn 576 triệu USD) và trở thành nhóm hàng đứng thứ hai
sau máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng (với 778 triệu USD, tăng 4,4%).
• Thị trường EU: Nhập khẩu hàng hóa từ các nước EU trong năm qua có
trị giá là 9,45 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2012. Các mặt hàng chính nhập
khẩu từ thị trường này là: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng: 2,29 tỷ USD,
tăng 11,7%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng: 1,17 tỷ USD, giảm 7,5%;
dược phẩm: 930 triệu USD, tăng 6,2%; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh
kiện: 928 triệu USD, tăng 47,3%... so với năm 2012.
1.2.2. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam
Trước nền kinh tế hội nhập thì kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam
ngày càng tăng. Bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì Việt cũng
nhập khẩu rất nhiều mặt hàng, thứ hạng nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt
Nam thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Thứ hạng, trị giá và tỷ trọng của một số nhóm hàng nhập khẩu
chính của Việt Nam năm 2012

Tên nhóm hàng

Thứ hạng

Trị giá

(Tỷ USD)

Tỷ trọng*
(%)

Máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phụ tùng khác

1

16,04

14,1

Máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện

2

13,11

11,5

Xăng dầu

3

8,96

7,9


Vải

4

7,04

6,2

Sắt thép

5

5,97

5,2

(Ghi chú:* Tỷ trọng là tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng trong tổng kim
ngạch nhập khẩu của cả nước), (Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Trong năm 2013, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch
nhập khẩu đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%, đứng đầu trong các nhóm hàng. Trong
đó, thị trường nhập khẩu chủ yếu vẫn là Trung Quốc với khoảng tăng 36,8%
(1,1 tỷ USD). Trong khi đó, nhập khẩu mặt hàng máy tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện vào Việt Nam từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Trung Quốc,

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


23


Nghiên cứu khoa học

Hoa Kỳ tăng trưởng chậm hoặc giảm trở lại với tốc độ tăng trưởng dao động
trong khoảng từ 0-5%.
Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ đứng thứ 2 về kim ngạch nhập
khẩu với 18,6 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu
từ Trung Quốc với kim ngạch so với năm 2012 tăng 25,5% (1,2 tỷ USD).
Đối với mặt hàng xăng dầu các loại, đây là mặt hàng có tỷ lệ nhập khẩu
lớn chiếm khoảng 70% lượng xăng dầu cả nước. Tính đến hết tháng 7/2013,
tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 4,29 triệu tấn, giảm 25,3%.
Lượng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong 7 tháng năm 2013 giảm mạnh
ở thị trường chính là Singapore với lượng nhập khẩu đạt 1,28 triệu tấn, giảm
46,4%. Lượng nhập khẩu từ một số thị trường khác như: Trung Quốc: 742
nghìn tấn, giảm 10,6%; Đài Loan: 720 nghìn tấn, giảm 6,2%; Cô Oét: 400
nghìn tấn, tăng 20,2%; Malaysia: 399 nghìn tấn, tăng 73,5% ...
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm
qua. Dù kim ngạch xuất khẩu dệt may luôn đứng đầu trong các mặt hàng xuất
khẩu nhưng nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này là vải vẫn đang phải nhập
khẩu với lượng lớn. Toàn ngành dệt may đang phụ thuộc khoảng 70% nguyên
phụ liệu nhập khẩu; trong nước chỉ sản xuất được một số nguyên phụ liệu đơn
giản như vải, vải lót, dây kéo, chỉ, nhãn mác...
Mặt hàng nhập khẩu nhiều thứ 5 là sắt thép các loại.
Bảng 5: Lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong giai đoạn
năm 2008 - 2012
Phôi thép

Sắt thép loại khác

Tổng cộng


Năm

Lượng
(Nghìn
tấn)

Trị giá
(Triệu
USD)

Lượng
(Nghìn
tấn)

Trị giá
(Triệu
USD)

Lượng
(Nghìn
tấn)

Trị giá
(Triệu
USD)

2008

2.393


1.636

5.872

5.085

8.265

6.721

2009

2.417

1.032

7.332

4.329

9.749

5.361

2010

1.986

1.076


7.096

5.079

9.082

6.155

2011

878

576

6.509

5.857

7.387

6.434

2012

444

278

7.159


5.688

7.603

5.966

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

24

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tính đến hết năm 2013, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của cả nước là gần
9,46 triệu tấn, trị giá là 6,66 tỷ USD, tăng 24,4% về lượng và tăng 11,6% về trị
giá so với năm trước. Trong năm 2013 sắt thép nhập chủ yếu có xuất xứ từ:
Trung Quốc: 3,5 triệu tấn, tăng 49,5%; Nhật Bản: 2,51 triệu tấn, tăng 16,3%;
Hàn Quốc: 1,41 triệu tấn, giảm 3,7%... so với năm 2012.
Ngoài ra còn có một số mặt hàng nhập khẩu chính khác của Việt Nam như
chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may, da giày; hoá chất; thức ăn gia
súc và nguyên liệu; phân bón; linh kiện, phụ tùng ô tô... thể hiện qua biểu đồ
sau:
Biểu đồ 5: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2012

II. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại từ khi Việt Nam gia
nhập WTO
Nước ta có biên giới đường bộ và đường biển khá dài (với trên 4.600 km
đường bộ và trên 3.400 km đường biển). Biên giới đường bộ núi liền núi, sông
liền sông, có nhiều cửa khẩu quốc tế, quốc gia, chưa kể đường mòn, lối mở,

nhất là biên giới phía Tây Nam, vào mùa nước nổi đồng nước mênh mông, rất
thuận tiện cho việc qua lại. Nước ta lại sát với Trung Quốc, quốc gia có nền sản
xuất hàng hóa khá phát triển, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, lại
gần khu vực ngã ba biên giới Lào - Thái Lan - Myanma (được gọi là “tam giác
vàng”)... Những đặc điểm địa lý đó rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán,
nhưng cũng thuận lợi cho việc vận chuyển hàng lậu, gây khó khăn cho công tác
chống buôn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu và gian lận thương mại ở
GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


Nghiên cứu khoa học

25

nước ta đã xuất hiện từ nhiều năm nay và đặc biệt phát triển sau khi nước ta mở
cửa thị trường, tăng cường hội nhập với diễn biến ngày càng phức tạp trên tất
cả các tuyến, bằng nhiều hình thức khác nhau.
2.1. Diễn biến tình trạng buôn lậu
2.1.1. Trên tuyến biên giới đường bộ
Các đối tượng buôn lậu gọi là “đầu nậu” thường giấu mặt lợi dụng cư dân
biên giới và “cửu vạn” (là những người dân từ các tỉnh khác lên biên giới làm
ăn) để vận chuyển hàng lậu, theo nhiều kiểu khác nhau:
Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước cho phép cư dân ở khu vực biên
giới được mua, bán, trao đổi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu với định mức quy
định (những năm trước đây không quá 500.000 đồng/người/ngày, từ năm 2006
tới nay là 2.000.000 đồng/người/ngày). Các đối tượng buôn lậu đã tìm mọi cách
thu gom hàng của cư dân hoặc thuê cư dân vận chuyển qua cửa khẩu để buôn
bán trốn thuế. Chính sách ưu đãi quy định như trên cũng chỉ áp dụng đối với cư
dân ở khu vực biên giới và chỉ miễn thuế đối với một số mặt hàng quy định
trong định mức. Song trên thực tế, người dân đã qua biên giới nhiều lần trong

ngày để mua hàng miễn thuế, rồi bán lại kiếm lời hoặc xách thuê cho các đối
tượng buôn lậu.
Lợi dụng đời sống khó khăn của cư dân biên giới các chủ đầu nậu đã thuê
người dân và “cửu vạn” vận chuyển hàng lậu về Việt Nam và đưa các hàng cấm
xuất khẩu từ Việt Nam qua biên giới tiêu thụ. Những hoạt động diễn ra với các
phương thức thủ đoạn tinh vi, phức tạp, gắn trách nhiệm vật chất đối với người
khuân vác vận chuyển hàng lậu, nếu bị bắt thì họ phải tự đền tiền, vì vậy các
lực lượng chức năng chống buôn lậu thường gặp phải sự chống đối rất quyết
liệt của người dân và “cửu vạn” được thuê mướn khuân vác hàng lậu.
Lợi dụng việc đưa hàng miễn thuế vào các khu kinh tế cửa khẩu, khu bảo
thuế để chuyển hàng nhập lậu, các đối tượng kinh doanh bao gồm thương nhân
trong nước và thương nhân nước ngoài đã mang hàng với thuế suất bằng 0%
qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu quốc gia đưa vào bán tại các khu kinh tế cửa
khẩu, khu bảo thuế, chợ biên giới. Từ đây, các đối tượng buôn lậu tổ chức thu
mua gom lại và dùng hóa đơn bán hàng (để hợp thức hóa hàng lậu) rồi dùng các
phương tiện khác nhau hoặc lợi dụng người đi du lịch để vận chuyển hàng lậu
vào các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Sau khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới thì việc
giám sát hải quan tại các cửa khẩu thông thoáng hơn. Lợi dụng sự thông thoáng
này, các đối tượng làm ăn gian dối đã tìm mọi cách gian lận khi làm thủ tục hải

GVHD: ThS. NGUYỄN QUANG HUY


×