Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của ngân hàng tmcp hàng hải việt nam đáp ứng chuẩn basel ii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG CHUẨN BASEL II
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI THẾ CƢỜNG

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngàythángnăm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Hoàn


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Quốc dân, lãnh đạo và các thầy cô giáo
trong khoa Quản trị Kinh doanh Quốc tế, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy,
bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tớiTS. Mai Thế Cường, người đã nhiệt tình
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành
những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngàythángnăm 2020
Tác giả Luận văn

Nguyễn Đức Hoàn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................ i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II ........................................................... 4
1.1. Tổng quan các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài ................................4

1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thƣơng mại quốc
tế của ngân hàng thƣơng mại ...............................................................................7
1.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ..........................7
1.2.2. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế ...........................18
1.3. Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của
ngân hàng thương mại ..........................................................................................20
1.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng thương mại quốc tế .........................................20
1.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng thương mại quốc tế ..........................................23
1.3.3. Kiểm sốt rủi ro tín dụng thương mại quốc tế .........................................26
1.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng thương mại quốc tế ...............................................29
1.4. Chuẩn Basel II và những vấn đề đặt ra đối với quản trị rủi ro trong hoạt
động tín dụng thƣơng mại quốc tế của ngân hàng thƣơng mại ......................30
1.4.1. Giới thiệu về Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel II ....................................30
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại .................................................32


1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc đáp ứng chuẩn Basel II của ngân hàng
thƣơng mại trong quản trị rủi ro tín dụng thƣơng mại quốc tế......................38
1.5.1. Yếu tố bên trong .......................................................................................38
1.5.2. Yếu tố bên ngoài ......................................................................................40
1.6. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II của
một số ngân hàng trong và ngoài nƣớc và bài học kinh nghiệm rút ra cho
Ngân hàng MSB ...................................................................................................42
1.6.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại một số
ngân hàng trên thế giới .......................................................................................42
1.6.2. Bài học kinh nghiệm về việc quản trị RRTD theo Basel II tại một số ngân
hàng tại Việt Nam ..............................................................................................46
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG

CHUẨN BASEL II .................................................................................................. 52
2.1. Khái quát về hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam .......52
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................52
2.1.2. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................53
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................55
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ..58
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thƣơng mại quốc tế
của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam .......................................................62
2.3.1. Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động thương
mại quốc tế .........................................................................................................62
2.3.2. Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong thương mại quốc tế
............................................................................................................................67
2.3.3. Thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng .......................................70
2.3.4. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng.............................................72
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản trị rủi ro tín dụng thƣơng mại quốc
tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đáp ứng chuẩn Basel II ...........76


2.3.1. Yếu tố bên trong .......................................................................................76
2.3.2. Yếu tố bên ngoài ......................................................................................81
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thƣơng
mại tế của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ...........................................83
2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................83
2.4.2. Hạn chế.....................................................................................................89
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế ........................................................................90
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ NHẰM ĐÁP ỨNG
CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ........ 93
3.1. Định hƣớng quản trị rủi ro trong hoạt động tín thƣơng mại quốc tế theo
chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam .....93

3.2. Giải pháp hồn thiện việc quản trị rủi ro tín dụng thƣơng mại quốc tế
nhằm đáp ứng chuẩn Basel II tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải
Việt Nam ...............................................................................................................94
3.2.1. Hồn thiện quy trình tín dụng thương mại quốc tế ..................................94
3.2.2. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng............97
3.2.3. Tăng cường kiểm tra nội bộ ngân hàng....................................................99
3.2.4. Hồn thiện hệ thống thơng tin báo cáo ..................................................101
3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác ..................................................................104
3.3. Kiến nghị......................................................................................................110
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành trung ương ...........110
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam.......................................111
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCT

Bộ chứng từ

MSB


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

IRB

Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở
dữ liệu đánh giá nội bộ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TSCĐ

Tài sản cố định

TSĐB

Tài sản đảm bảo


XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các dấu hiệu rủi ro tín dụng thương mại quốc tế .....................................21
Bảng 1.2: Xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor ............................................25
Bảng 2.1: Quy mô tín dụng thương mại quốc tế của MSB giai đoạn 2017-2019.....59
Bảng 2.2: Quy mơ tín dụng thương mại quốc tế của MSB theo đối tượng khách
hàng giai đoạn 2017-2019 .........................................................................................60
Bảng 2.3: Quy mơ tín dụng thương mại quốc tế của MSB theo ngành nghề kinh tế
giai đoạn 2017-2019 ..................................................................................................61
Bảng 2.4: Quy mơ tín dụng thương mại quốc tế của MSB theo loại tiền giai đoạn
2017-2019..................................................................................................................61
Bảng 2.5: Quy mơ tín dụng thương mại quốc tế của MSB theo kỳ hạn giai đoạn
2017-2019..................................................................................................................62
Bảng 2.6: Tổng hợp xếp loại khách hàng DN hoạt động thương mại quốc tế tại
MSB ..........................................................................................................................69
Bảng 2.7: Kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng của MSB .............................................72
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng của MSB ..................................74
Bảng 2.9: Tỷ lệ an toàn vốn của MSB giai đoạn 2017-2019 ....................................83
Bảng 2.10: Giá trị số dư khoản phải địi của một số sản phẩm tín dụng thương mại
quốc tế của MSB .......................................................................................................84
Bảng 2.11: Ứng dụng đo lường RWA tại MSB ........................................................85

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Các trụ cột của Basel II .............................................................................31

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của MSB ..........................................................................54
Hình 2.2: Dư nợ tín dụng thương mại quốc tế của MSB giai đoạn 2017-2019 ........59


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN ĐỨC HOÀN

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG CHUẨN BASEL II
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Mã ngành: 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2020


i

Chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ
vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Các ngân hàng trên
thế giới đã áp dụng chuẩn mực Basel II từ 13 năm trước, đến thời điểm này, Việt
Nam mới chỉ có một số ngân hàng tun bố hồn tất triển khai chuẩn mực Basel II.
Thực tế này đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc đang cản trở
việc hội đủ tư cách an toàn và quản trị rủi ro chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng
Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng.

Hoạt động tín dụng thương mại quốc tế là một khoảng thị trường mặc dù
khơng cịn mới mẻ tại Việt Nam. Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương
mại quốc tế mặc cũng không phải là điểm ưu việt nổi bật trong chuẩn basel II tuy
nhiên đây lại là một khoảng trống của vấn đề quản trị mà trong một chừng mực và
cách thức nhất định cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị
trường này của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay,
các ngân hàng trong nước và quốc tế, mọi ranh giới về thị trường, chuẩn mực đã
được làm phẳng gần như tuyệt đối. Việc duy trì được chỉ số an tồn vốn đáp ứng
theo chuẩn Basel II, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng để gia tăng lợi nhuận là
rất quan trọng. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng thương mại quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam
đáp ứng chuẩn Basel II”.
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II
Tổng quan các nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài
Các khái niệm cơ bản như tín dụng thương mại quốc tế, rủi ro tín dụng trong
hoạt động tín dụng thương mại quốc tế, quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế.
- Theo đó, tín dụng thương mại quốc tế là các khoản vay thương mại thường
ở dạng các khoản vay ngân hàng được phát hành bởi một ngân hàng trong nước cho
các doanh nghiệp nước ngồi hoặc chính phủ của quốc gia đó.


ii

- Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khoản lỗ tiềm tàng xảy ra khi
khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đầy đủ về số lượng và
thời gian theo như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế là q trình mà chủ thể tác động
vào các đối tượng để đạt được mục tiêu nhận diện, đo lường và hạn chế những biến

cố rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách hàng
đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế, đồng thời đưa ra
các phương thức giảm thiểu tổn thất và bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
04 nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của
ngân hàng thương mại đó là:
- Nhận diện rủi ro tín dụng thương mại quốc tế: Nhận diện rủi ro thương mại
quốc tế hay nhận dạng rủi ro, phát hiện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ
thống trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm theo dõi, xem xét, đánh
giá con người, quy trình, hệ thống, sự kiện bên ngoài làm ảnh hưởng tới RRTD cho
Ngân hàng theo danh mục dấu hiệu rủi ro của Ngân hàng (Nguyễn Thị Diệu Chi,
Nguyễn Thị Thu Hằng, 2017). Ngoài việc nhận diện các rủi ro chung của hoạt động
tín dụng, cịn phải nhận diện các rủi ro mang tính đặc thù riêng của tín dụng thương
mại quốc tế vì đây là loại hình cấp tín dụng cho các gioo dịch thương mại quốc tế.
- Đo lường rủi ro tín dụng thương mại quốc tế: Theo hiệp ước Basel II năm
2004 (Basel là Uỷ ban Giám sát ngân hàng do ngân hàng trung ương các nước G10
thành lập dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế), “các phương pháp đo
lường rủi ro tín dụng, gồm:
Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm độc lập;
Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa
ra những khoản rủi ro ngầm định;
Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa
ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.


iii

Đo lường rủi ro tín dụng thương mại quốc tế là việc xây dựng mơ hình thích
hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể xác định
được phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an tồn tối đa đối với một khách hàng cũng

như để trích lập dự phịng rủi ro.
- Kiểm sốt rủi ro tín dụng thương mại quốc tế: Kiểm soát RRTD trong hoạt
động thương mại quốc tế là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật,
cơng cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán,
giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro
tín dụng gây ra.
- Tài trợ rủi ro tín dụng thương mại quốc tế: Khi RRTD xảy ra, ngân hàng sẽ
phải gánh chịu nhiều tổn thất, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Tài trợ rủi ro tín dụng
là việc sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài của ngân hàng đề bù đắp tổn thất
của các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ được thu
hồi và được chuyển qua theo dõi ngoại bảng.
Chương 1 cũng giới thiệu về chuẩn Basel II và những vấn đề đặt ra đối với
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của ngân hàng thương
mại và các tiêu chí đánh giá cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương
mại quốc tế của ngân hàng thương mại.
Ngồi ra, Chương 1 cũng trình bày 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp
ứng chuẩn Basel II của ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng thương
mại quốc tế là nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngồi.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
CHUẨN BASEL II
Năm 1991, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chính thức thành lập tại
TP. Hải Phịng với số vốn ban đầu 40 tỷ đồng và một số chi nhánh tại 4 tỉnh thành
lớn: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM. Về bộ máy quản trị của MSB,
đứng đầu là Đại hội đồng Cổ đông. Về bộ máy điều hành, đứng đầu là Tổng giám
đốc MSB, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng điều hành, trực tếp điều hành hoạt động


iv


hàng ngày của Ngân hàng với 3 Ngân hàng chuyên doanh và 10 Khối/Ban hỗ trợ.
Giai đoạn 2017-2019, MSB đã gặt hái được nhiều kết quả đáng mừng.
Về thực trạng dư nợ tín dụng thương mại quốc tế của Ngân hàng liên tục
tăng từ năm 2017-2019, tăng từ 34.783 tỷ đồng năm 2017 lên 39.873 tỷ năm 2018
và 45.600 tỷ năm 2019.Doanh số cho vay tín dụng, doanh số thu nợ và dư nợ
thương mại quốc tế của Ngân hàng có xu hướng tăng. Số lương khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng MSB cho thương mại quốc tế có xu hướng
tăng.Dư nợ cho vay của MSB trong hoạt động thương mại quốc tế xét theo ngành
kinh tế chủ yếu là ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp.
Về thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động thương
mại quốc tế. Hiện MSB đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ban
hành kèm theo QĐ số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, thực hiện theo
Thông tư 02 của NHNN, hệ thống nhằm hỗ trợ cho công tác nhận diện rủi ro và đo
lường rủi ro khách hàng vay. Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang sử dụng
hiện nay của MSB đã hỗ trợ rất nhiều cho CBTD trong công tác nhận diện rủi ro
khách hàng vay. Việc chấm điểm khách hàng là DN hoạt động thương mại quốc tế
được khuyến khích chấm điểm trước khi cho vay làm cơ sở tham khảo khi đưa ra
quyết định cho vay. Hiện hầu hết các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế
đang vay vốn tại MSB hiện đều được Ngân hàng chủ động chấm điểm định kỳ.
Về thực trạng hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong thương mại quốc tế,
để đo lường rủi ro tín dụng trong thương mại quốc tế theo hướng định tính, MSB sử
dụng mơ hình 6C, đánh giá “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng đó là (Tư cách
người vay, năng lực của khách hàng, thu nhập của khách hàng, bảo đảm tiền vay,
các điều kiện, kiểm soát). Để đo lường rủi ro tín dụng trong thương mại quốc tế
theo hướng định lượng, MSB chủ yếu dựa vào mơ hình phân tích báo cáo tài chính,
phân tích dịng tiền của doanh nghiệp như: đánh giá khả năng tài chính hiện tại, các
dịng tiền hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đánh giá mức độ hiệu quả, khả
năng tìm kiếm lợi nhuận từ phương án/dự án kinh doanh của doanh nghiệp,...



v

Về thực trạng hoạt động kiểm sốt rủi ro tín dụng, MSB đã xây dựng được
một hệ thống các quy định, các chính sách tín dụng khá chặt chẽ và thường xuyên
cập nhật phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ.
Về thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng, hiện nay, MSB đang sử dụng
các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng trong thương mại quốc tế như sau: tuân
thủ đúng và thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thẩm định tín dụng và thực
hiện trích lập quỹ dự phịng đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Phần tiếp theo, Luận văn trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản trị rủi
ro tín dụng thương mại quốc tế tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đáp ứng
chuẩn Basel II theo các nội dung như Chương 1.
Qua những phân tích trong luận văn, từ đó tác giả rút ra những đánh giá thực
trạng quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng TMCP
Hàng hải Việt Nam. Nhìn chung cơng tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại tế của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam khá tốt nhưng vẫn tồn tại
một số hạn chế.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ NHẰM ĐÁP ỨNG
CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
- Hồn thiện quy trình tín dụng thương mại quốc tế: Xây dựng bộ phận định
giá tài sản chuyên trách; Thành lập bộ phận giao dịch tín dụng; MSB cần quy định
cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ gửi các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp cho ngân hàng theo đúng quy định, đảm bảo thời gian và tính chính
xác; Khi thực hiện quy trình tín dụng, cán bộ thẩm định phải tập trung thẩm định kỹ
các khía cạnh của doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Giao cho
các phịng ban có liên quan đến tín dụng thương mại quốc tế, cụ thể là trưởng phịng
rà sốt lại trình độ chun mơn, kiến thức nghiệp vụ của nhân viên phịng ban mình,



vi

sau đó tổng hợp, gửi cho Khối chiến lược để lên kế hoạch đào tạo cho các nhóm
nghiệp vụ, trình độ cịn hạn chế.
- Hồn thiện hệ thống thơng tin báo cáo: Thu thập thông tin khách hàng từ
nhiều nguồn khác nhau; Thẩm định cho vay; MSB cần quy định cụ thể về trách
nhiệm, nghĩa vụ gửi các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
cho ngân hàng theo đúng quy định, đảm bảo thời gian và tính chính xác; Ban hành
quy chế cụ thể về việc nhận, cung cấp thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng
Ngân hàng Nhà nước (CIC); Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
- Tăng cường kiểm tra nội bộ ngân hàng: Thực hiện giải ngân theo đúng các
quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu
giải ngân, cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử
dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Thực hiện kiểm tra sử
dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Theo
dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối
với từng loại vay.
- Một số giải pháp hỗ trợ khác như Thực hiện các biện pháp xử lý nợ; Chủ
động phân tán rủi ro khi cho vay; Thực hiện nghiêm túc cơng tác trích lập quỹ dự
phòng rủi ro; Nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp kinh
doanh thương mại quốc tế,
Ngồi ra, Chương 3 cịn đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các cơ
quan bộ, ngành trung ương và Ngân hàng nhà nước Việt Nam để các giải pháp được
thực hiện thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN
Hiện nay, tuy chất lượng tín dụng thương mại quốc tế của MSB đang ở mức
khá an toàn nhưng vẫn chưa đựng nhiều bất ổn. Nền kinh tế cũng đang có nhiều
biến động càng làm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế phức

tạp hơn. Do đó, MSB cần tích cực giữ vững những thuận lợi và thành tựu đã đạt
được, nhanh chóng sửa đổi, hồn thiện một số điểm yếu để công tác quản trị rủi ro
tín dụng thương mại quốc tế ngày một nâng cao.


vii

Luận văn cũng đã phân tích thực trạng thực trạng đáp ứng chuẩn Basel II
trong quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng hàng hải
dựa trên 04 nội dung quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế là nhận diện rủi ro,
đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro và các tiêu chí đo lường kết quả,
quy trình quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đánh
giá, đưa ra các nguyên nhân của việc chưa đáp ứng chuẩn Basel II trong việc quản
trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của Ngân hàng TMCP Hàng
hải Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá các nguyên nhân, tác giả đã đề xuất ra 4 giải pháp việc
quản trị rủi ro tín dụng thương mại quốc tế nhằm đáp ứng chuẩn Basel II tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam bao gồm: (1) Hoàn thiện cơng tác
nhận diện rủi ro; (2) Hồn thiện cơng tác đo lường rủi ro tín dụng thương mại quốc
tế; (3) Hồn thiện cơng tác giám sát, xử lý và khắc phục; (4) Hồn thiện cơng tác
phịng ngừa và ngăn chặn. Để các giải pháp được thực hiện thuận lợi, luận văn cịn
đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan bộ, ngành trung ương và Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN ĐỨC HOÀN


QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG CHUẨN BASEL II
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Mã ngành: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. MAI THẾ CƢỜNG

Hà Nội, năm 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuẩn mực Basel II là giải pháp tối ưu để các ngân hàng thương mại trụ
vững trước những biến động khó lường của thị trường tài chính. Các ngân hàng trên
thế giới đã áp dụng chuẩn mực Basel II từ 13 năm trước, đến thời điểm này, Việt
Nam mới chỉ có một số ngân hàng tuyên bố hoàn tất triển khai chuẩn mực Basel II.
Thực tế này đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc đang cản trở
việc hội đủ tư cách an toàn và quản trị rủi ro chuyên nghiệp của hệ thống ngân hàng
Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là 1 trong 10 tổ chức tín dụng trong
nước được ngân hàng nhà nước (NHNN) chỉ định xây dựng lộ trình triển khai và áp
dụng Basel II từ năm 2014. Đến ngày 17/6/2019, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam (MSB) chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trao quyết
định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với

các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
MSB ln duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức trên 9%, cao hơn so với
quy định 8%, nhằm đảm bảo độ an toàn hoạt động. Bên cạnh đó, MSB cũng đẩy
mạnh đầu tư vào hệ thống nguồn nhân lực, tập trung việc triển khai các dự án cải
thiện chất lượng dữ liệu, bổ sung, sửa đổi gần 100 quy trình, hồn thiện chính sách
quản trị rủi ro. Bên cạnh việc đảm bảo các hoạt động phát triển tín dụng trong nước,
hoạt động phát triển tín dụng thương mại quốc tế cũng được MSB hết sức chú trọng
và có giải pháp phù hợp để đáp ứng việc quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn Basel.
Hoạt động tín dụng thương mại quốc tế là một khoảng thị trường mặc dù
khơng cịn mới mẻ tại Việt Nam. Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương
mại quốc tế mặc cũng không phải là điểm ưu việt nổi bật trong chuẩn basel II tuy
nhiên đây lại là một khoảng trống của vấn đề quản trị mà trong một chừng mực và
cách thức nhất định cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị
trường này của các tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay,
các ngân hàng trong nước và quốc tế, mọi ranh giới về thị trường, chuẩn mực đã


2

được làm phẳng gần như tuyệt đối. Việc duy trì được chỉ số an toàn vốn đáp ứng
theo chuẩn Basel II, đồng thời mở rộng hoạt động tín dụng để gia tăng lợi nhuận là
rất quan trọng. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng thương mại quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt
Nam đáp ứng chuẩn Basel II”.

2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đề xuất các
giải pháp Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam đáp ứng chuẩn Basel II.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại theo chuẩn Basel II.
+ Phân tích thực trạngđáp ứng chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro trong hoạt
động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng hàng hải.
+ Đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín
dụng thương mại quốc tế nhằm đáp ứng chuẩn Basel II tại Ngân hàng Hàng hải

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam (MSB)
+ Về thời gian:Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp Quản trị
rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải Việt Nam đáp ứng chuẩn Basel II giai đoạn 2017 – 2019. Các giải
pháp đề xuất đến năm 2025.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, các cơng
trình nghiên cứu có liên quan, các giáo trình để hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết
về hoạt động tín dụng thương mại quốc tế của ngân hàng thương mại, giới thiệu
tổng quan về basel II và tổng quan nghiên cứu để xác định khoảng trống nghiên
cứu. Ngoài ra, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên của MSB trong giai đoạn 2017 – 2019 và các báo cáo nội bộ về hoạt
động tín dụng như mơ hình quản trị tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng…để làm

rõ thực trạng hoạt động tín dụng của MSB theo Basel II.
4.2. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
- Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu: Phương pháp này được sử
dụng để thống kê các dữ liệu thu thập được của ngân hàngMSB (báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) từ năm 2017 đến năm 2019 sau đó tổng hợp,
trình bày số liệu, tính tốn phục vụ cho q trình phân tích.
-Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh công tác
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng MSB với các
ngân hàng khác trong và ngồi nước; từ đó có đánh giá khách quan hơn về cơng tác
quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng MSB.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại theo chuẩn Basel II
Chương 2: Thực trạng đáp ứng chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro trong hoạt
động tín dụng thương mại tế của Ngân hàng MSB
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
thương mại quốc tế nhằm đáp ứng chuẩn Basel II tại Ngân hàng MSB.


4

CHƢƠNG1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI THEO CHUẨN BASEL II
1.1. Tổng quan các nghiên cứuđã có liên quan đến đề tài
Về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn BaselII, có thể kể đến một số nghiên

cứu như:Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017) với bài viết “Tăng cường
quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Basel II nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Bài viết được đăng trênKỷ yếu
hội thảo khoa học quốc gia về áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro của các NHTM
Việt Nam: Cơ hội – Thách thức và lộ trình thực hiện. Bài viết đã hệ thống hóa cơ sở
lý luận về rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại và quản
trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, nhóm tác giả đã xây dựng sử dụng hàm Cobb-Douglas
tuyến tính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của 30 ngân hàng thương mại cổ phần
Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2015 có tính đến yếu tố rủi ro tín dụng bằng cách
xem xét rủi ro tín dụng như một biến đầu vào độc lập và biến phụ thuộc là biến hiệu
quả kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả phân tích cho thấy, rủi ro tín dụng thực
sự có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, nhóm tác giả đã đề xuất ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi
ro tín dụng theo basel II như: (1) Đẩy mạnh quản trị rủi ro ngân hàng; (2) Tăng
cường xử lý nợ xấu.
Tô Ngọc Hưng và Phạm Quỳnh Trang (2018) với bài viết “Những vấn đề
quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam”. Bài viết đã đưa ra những yêu cầu của Basel II trong quản trị
rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại bao gồm: Thứ nhất, với nội dung yêu cầu về
vốn tối thiểu; Thứ hai, với nội dung yêu cầu về phương pháp tiếp cận; Thứ ba, yêu
cầu về xây dựng các hệ thống. Tiếp đó, tác giả phân tích thực trạng quản trị rủi ro
tín dụng tại 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II. Từ đó,tác giả đưa ra những


5

vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo
Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam như: Giải quyết vấn đề
thiếu vốn trong dài hạn; Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; Xây dựng và
hồn thiện hệ thống công nghệ thông tin; Nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực;Nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực tài chính hỗ trợ cho q trình ứng
dụng Basel II vào quản trị rủi ro hệ thống ngân hàng.
Về áp dụng chuẩn mực Basel II trong kiểm soát rủi ro tín dụng, có thể kể đến
nghiên cứu của Đặng Quang Tuyến (2017) với bài viết “Áp dụng các chuẩn mực
Basel II trong kiểm sốt rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
Bài viết tập trung phân tích việc áp dụng các chuẩn mực Basel II trong kiểm sốt rủi
ro tín dụng củ các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam bằng phương pháp
định tính. Kết quả chỉ ra rủi ro trong hoạt động nói chung và tín dụng nói riêng của
các NHTM đã khiến hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với nhiều bất ổn như
khó khăn về thanh khoản, nợ xấu gia tăng, tính bền vững của sự phát triển chưa cao
,… Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản,
hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân
hàng hoạt động kinh doanh trong mơi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm sốt rủi
ro tín dụng của các NHTMđược bài viết phân tích trên các khía cạnh cơ bản như:
Tỷ lệ an tồn (CAR); chỉ tiêu đo lường khả năng thanh khoản; mức dự phịng rủi ro
và tổn thất rủi ro; an tồn vốn. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng là số
liệu của 10 ngân hàng thương mại tại Việt Nam được NHNN chỉ định áp dụng các
chuẩn mực Basel II đến năm 2016, được lấy từ cơ sở dữ liệu theo BizLIVE.vn, bổ
sung thêm các thông tin từ báo cáo thường niên của 10 ngân hàng. Cuối cùng, nhằm
phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, tác giả đề xuất
một số khuyến nghị từ phía cơ quan quanr lý và phía NHTM liên quan đến kiểm
soát RRTD khi áp dụng các chuẩn mực Basel II.
Về tác động của Basel II lên chất lượng tín dụng, có thể kể đến nghiên cứu
của Nguyễn Thị Diệu Chi, Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) với bài viết “Tác động
của Basel II lên chất lượng tín dụng 10 ngân hàng được thí điểm tại Việt Nam”. Bài


6

viết đã khái quát về Basel II, lộ trình áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu đánh giá tác động của Basel II lên chất lượng tín
dụng của 10 ngân hàng được lựa chọn. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra việc áp
dụng Basel II vào hoạt động của các NHTM Việt Nam đã đem lại những chuyển
biến tích cực trong việc cải thiện chất lượng tín dụng của các NH hiện nahy, đi đầu
là kết quả từ 10 ngân hàng thí điểm. Cả 10 NHTM đã và đnag gấp rút hoàn thiện
theo các tiêu chuẩn của Basel II về quy trình, chính sách, cơ sở dữ liệu, hệ thống
thơng tin…MB là một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động xây dựng
cơ sở dữ liệu đáp ứng theo yêu cầu của Basel II. Cụ thể, ngân hàng này đã xây dựng
xong hệ thống khung quản trị rủi ro để định hướng, tổ chức vận hành và triển khai
các hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng chiến lược và mục tiêu kinh
doanh theo từng thời kỳ, đồng thời tiệm cận với các mơ hình quản trị rủi ro tiệm cận
với thông lệ quốc tế như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do MB nâng cấp với độ
chính xác cao, giảm thiểu rủi ro nợ xấu. VIB và Sacombank cũng đã tích cực hồn
thành hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Các ngân hàng
khác như BIDV, Vietcombank, ACB,… đều nỗ lực tăng vốn điều lệ, xây dựng
khung quản trị hợp lý và đầu tư vào yếu tố nhân sự, đặc biệt là mời các chuyên gia
nước ngoài trong việc tham vấn xây dựng chính sách. Nhóm tác giả cũng đưa ra
những thách thức khi áp dụng Basel II như thách thức về nguồn nhân lực; Thách
thức trong công tác tăng vốn điều lệ; Thách thức từ cơ sở dữ liệu.
Ngồi ra, cịn có nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh (31/10/2016) về “Phát
triển hoạt động ngân hàng quốc tế những vấn đề cần xem xét”. Bài viết nêu ra
những vấn đề của Ngân hàng trong nước phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách
thức khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Một trong những hướng đi
cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để có thể nhanh chóng đứng vững trong
hệ thống ngân hàng khu vực đó là phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế. Bài viết
trình bày một số khái niệm và đặc điểm trong hoạt động ngân hàng quốc tế, qua đó,
tập trung phân tích những khía cạnh cần cân nhắc khi lựa chọn phát triển hoạt động
này.



7

Tổng quan một số các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu cho thấy, đã có rất
nhiềucác cơng trình nghiên cứu về việc áp dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi
ro ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Đối với vấn đề quản
trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại quốc tế, khơng có đề tài, cơng trình
nghiên cứu riêng nào nổi bật. các cơng trình nghiên cứu tập trung nói chung về hoạt
động tín dụng mà khơng đi phân tích và đánh giá riêng rẽ đối với hoạt động tín
dụng thương mại quốc tế. Có thể nói đây là khoang trơng nghiên cứu để người viết
khai thác. Các nghiên cứu về quản trị rủi ro và vai trò cũng như tác động của Basel
II trong hoat động quản trị rủi ro đã chỉ ra những tác động tích cực trong việc áp
dụng basel II trong việc gia tăng hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng
tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu thường đa số tập
trung chủ yếu đối với quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng.Chưa có cơng
trình nghiên cứu nào về Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thƣơng mại
quốc tế của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam đáp ứng
chuẩn Basel II. Mặc dù MSB là một trong số 10 ngân hàng tiên phong được ngân
hàng nhà nước chỉ định triển khai áp dụng Basel II trong quản trị ro, Tuy nhiên việc
quản trị rủi ro là một công việc thương xuyên, liên tục và đảm bảo sự cập nhật, ứng
phó với mọi biến động của thị trường tài chính. Do đó việc mổ xẻ, nghiên cứu vấn
đề quản trị rủi ro trong hoạt đơng tín dụng thương mại quốc tế của ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam đáp ứng chuẩn basel II là cần thiết và cần quan tâm.

1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng thƣơng mại
quốc tế của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm tín dụng thương mại quốc tế
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai bên, trong đó một bên (bên cấp tín
dụng) chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị cho bên còn lại (bên được
cấp tín dụng) trong một thời gian nhất định (Trần Chí Chinh, 2012). Hết thời hạn

theo thỏa thuận, người được cấp tín dụng phải hồn trả cho người cấp tín dụng một
lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa


8

ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai là
người cấp tín dụng.
Tín dụng thương mại quốc tế khác với tín dụng thơng thường. Tín dụng
thương mại quốc tế là các khoản vay thương mại thường ở dạng các khoản vay ngân
hàng được phát hành bởi một ngân hàng trong nước cho các doanh nghiệp nước
ngồi hoặc chính phủ của quốc gia đó (Investopedia, Foreign Investment).
Các hình thức phổ biến của tín dụng thương mại quốc tế là:
- Tín dụng giữa tổ chức quốc tế với chính phủ một nước
- Tín dụng giữa chính phủ nước này với chính phủ nước khác.
- Tín dụng giữa tư nhân nước này tư nhân nước khác (có sự bảo lãnh của
chính phủ hoặc tổ chức tài chính trung gian; hoặc khơng có sự bảo lãnh, chỉ trên
niềm tin giữa hai bên, thường có lãi suất cao hơn hẳn lãi suất thị trường chung và
thời gian vay ngắn).
Tín dụng thương mại quốc tế có đặc điểm sau:
- Chủ đầu tư có thể là: Tư nhân nước ngồi (tín dụng thương mại tư nhân);
Chính phủ (tín dụng thương mại song phương) hoặc Tổ chức quốc tế (tín dụng
thương mại đa phương).
- Lợi ích của chủ đầu tư được ấn định trước thông qua lãi suất thoả thuận
giữa hai bên, lấy lãi suất thị trường làm cơ sở.
- Với bên nhận đầu tư: Đây là nguồn vốn có lãi suất thị trường, sẽ làm tăng
nhanh chóng gánh nặng trả nợ trong tương lai. Nếu bên nhận đầu tư là doanh
nghiệp, sẽ đáp ứng rất nhanh vốn, giúp bên sử dụng vốn tận dụng được cơ hội kinh
doanh, nhưng thường có thời hạn ngắn và lãi suất cao, ảnh hưởng đến phần thu
nhập còn lại của bên sử dụng vốn. Nếu bên nhận đầu tư là Chính phủ, hoặc Chính

phủ bảo lãnh cho việc vay vốn của doanh nghiệp sẽ tác động đến nghĩa vụ trả nợ
của chính phủ (trong trường hợp bên sử dụng vốn khơng có khả năng trả nợ).


×