Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp của hàn quốc vào việt nam trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGÔ THị HUYềN TRANG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI

HÀ NộI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019
Học viên

Ngô Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau đại học, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế;
quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Kinh tế quốc tế K26 đã nhiệt tình truyền đạt
kinh nghiệm và trợ giúp cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại Trường. Đặc
biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng đến PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai đã rất
tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho em thực hiện và
hoàn thành luận văn cao học này.
Luận văn này chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và bạn bè.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019
Học viên

Ngô Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO MỘT QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP
ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ................................................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài vào một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do . 7
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia trong

bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do ...................................................... 8
1.1.3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia
trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do ........................................... 10
1.2. Nội dung thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một quốc gia trong bối
cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do ......................................................... 11
1.2.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi ....................... 11
1.2.2. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngồi ................. 12
1.2.3. Các biện pháp xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài................................. 14
1.2.4. Quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi ............................................................................................ 16
1.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do ................. 16
1.3.1. Vốn và quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài................................... 17


1.3.2. Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .....17
1.3.3. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi .................................................................................................................... 17
1.3.4. Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân
sách nhà nước, giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường ................................. 18
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một
quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do......................... 19
1.4.1. Nhân tố bên trong quốc gia ....................................................................... 19
1.4.2. Nhân tố bên ngoài quốc gia ...................................................................... 24
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN
QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC.......................... 29
2.1. Quy định của Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hàn Quốc vào Việt
Nam......................................................................................................................... 29

2.2. Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam
trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn
Quốc........................................................................................................................ 32
2.2.1. Vốn và quy mơ dự án đầu tư..................................................................... 32
2.2.2. Các hình thức đầu tư ................................................................................. 36
2.2.3. Lĩnh vực đầu tư ......................................................................................... 37
2.2.4. Địa bàn đầu tư ........................................................................................... 38
2.3. Nội dung thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam trong bối
cảnh thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc ...... 40
2.3.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi ....................... 40
2.3.2. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trực tiếp nước ngoài ................. 42
2.3.3. Các biện pháp xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài................................. 47
2.3.4. Quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi ............................................................................................ 51


2.4. Đánh giá chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn
Quốc........................................................................................................................ 52
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................. 52
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ........................................................................ 56
2.4.3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế ......................................................... 57
CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM
VÀ HÀN QUỐC ....................................................................................................... 60
3.1. Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong
bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc 60
3.2. Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và

Hàn Quốc ............................................................................................................... 63
3.2.1. Hồn thiện cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.... 63
3.2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp Hàn Quốc................................................................................................. 64
3.2.3. Đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước ..................................... 66
3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc . 69
3.2.5. Hiện đại hóa phương thức và hoạt động xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc
vào Việt Nam ...................................................................................................... 70
3.2.6. Tăng cường vai trò và hiệu quả của Cục Đầu tư nước ngoài .................. 71
3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp trong nƣớc............................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT

Nghĩa đầy đủ

Các chữ
viết tắt

1

AFTA

2

AKFTA


Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ASEAN Korea Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - ASEAN

Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BOT

Build-Operate-Transfer

Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao

5

EEC

European Economic Community


Cộng đồng kinh tế châu Âu

6

EU

European Union

Liên minh châu Âu

7

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

8

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do

9

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

10

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

11

M&A

Mergers and Acquisitions

Mua bán và sáp nhập

12

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

13


R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

14

TNC

Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

15

UNCTAD

United Nations Conference on Trade

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về

and Development

Thương mại và Phát triển

Vietnam Korea Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt


3

ASEAN

4

16

VKFTA

Nam - Hàn Quốc
17

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1. Các tỉnh thành có FDI Hàn Quốc lớn nhất Việt Nam tính đến năm 2018........39
Bảng 2.2. Chính sách thuế thu nhập dành cho doanh nghiệp FDI tại Việt Nam...............44

HÌNH
Hình 2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tại Việt Nam giai đoạn 2013-2018 .32
Hình 2.2. Tổng số vốn thực hiện, số vốn đăng ký và số dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi
tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 ........................................................................................33
Hình 2.3. Vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2013- 2018........34

Hình 2.4: Các đối tác đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam ....................................................34
Hình 2.5. Hình thức đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam .............................36
Hình 2.6. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc theo ngành tại Việt Nam .......................38


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGÔ THị HUYềN TRANG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã ngành: 8310106

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NộI, NĂM 2019


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt - Hàn đã có bước phát
triển vượt bậc, trở thành đối tác chiến lược toàn diện trong thế kỷ 21. Quan hệ hợp tác
giữa hai nước đang đi vào chiều sâu trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghiệp, tài

nguyên, công nghệ thông tin, năng lượng,… Hàn Quốc là một trong 4 “con hổ châu Á”
đã hồn thành cơng nghiệp hóa trong hơn 30 năm (1960-1996) trong khi các nước tư
bản chủ nghĩa phương Tây mất hơn 300 năm để có được cơ sở vật chất và hạ tầng
kinh tế cùng mức GDP đầu người như hiện nay. Thành tựu phát triển kinh tế của Hàn
Quốc được đánh giá là sự phát triển thần kỳ và được gọi là “Kỳ tích sơng Hàn”. Từ
năm 2012 đến nay, vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng 3 lần lên
mức 50 tỷ USD, đưa Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam,
trong khi kim ngạch thương mại song phương cũng tăng 2 lần lên mức 42,8 tỷ USD. Hàn
Quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, là điểm đến
bổ sung cho thị trường Trung Quốc do Việt Nam có sự ổn định về chính trị - xã hội, chi
phí sản xuất cịn tương đối thấp, lực lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đã
thiết lập được mạng lưới cung ứng ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, tận
dụng được thị trường tự do ASEAN (AFTA) và cơ chế Hiệp định Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Hàn Quốc (2008) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
(2015).
Hợp tác đầu tư luôn là điểm nổi bật trong quan hệ song phương Việt Nam Hàn Quốc. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chính thức có hiệu lực
từ 20/12/2015 đã tạo đà cho hợp tác đầu tư song phương phát triển nhanh chóng. Hàn
Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và Việt Nam là đối tác đầu tư ra nước
ngoài lớn thứ tư của Hàn Quốc, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kơng. Vốn FDI
của Hàn Quốc có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn phát triển
và đặc biệt là chuyển giao được công nghệ và kỹ năng quản lý từ các tập đoàn lớn của
Hàn Quốc như Samsung, Huyndai, LG,.... Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh mà các


ii

doanh nghiệp FDI mang lại cũng tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước đổi
mới và hoàn thiện hơn.
Nhận thấy việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn
Quốc vào Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết, tác giả chọn thực hiện đề tài “Thu hút

đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi nói chung đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu, đề cập ở nhiều khía cạnh hay giác độ khác nhau. Những năm gần đây, có thể
kể đến các cơng trình nghiên cứu, một số bài viết xung quanh đề tài "Thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” như:
“Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước G7 vào
Việt Nam” năm 2004, của NCS Trần Anh Phương;“Giải pháp tăng cường thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” của NCS Nguyễn Thị Kim Nhã năm
2005; “Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” năm 2006 của NCS Bùi Huy Nhượng; “Thu hút và sử
dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn duyên hải miền trung” năm 2007 của
NCS Hà Thanh Việt; Luận án tiến sĩ kinh tế “Vận dụng một số phương pháp thống kê
phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” của NCS
Nguyễn Trọng Hải năm 2008; Đinh Thị Hảo (2011): “Nâng cao hiệu quả thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”.
Các nghiên cứu trên nhìn chung đều tập trung khát quát những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích những thành tựu và hạn chế
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả thu hút FDI. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
Hàn Quốc vào Việt Nam đặt trong bối cánh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc. Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu đã có, thu thập thơng tin
và đánh giá thực trang thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018, luận văn sẽ


iii

đưa ra các đánh giá, định hướng, kiến nghị và các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vào
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của
Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Hàn Quốc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chung về tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại
tự do.
Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam giai đoạn 2013-2018; từ đó chỉ ra các mặt tích cực, xác định những mặt còn tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân gây ra.
Đề xuất định hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của
Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Hàn Quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một
quốc gia trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt
Nam trong thời gian 5 năm gần đây và đề xuất giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Hàn Quốc cho đến năm 2020 và tầm nhìn 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp nghiên cứu


iv


cụ thể gồm phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp và phương pháp chuyên gia.
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ giáo trình, sách, các
văn bản pháp quy, các báo cáo chính thức và các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia
trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong
bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn
Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Hàn Quốc
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO MỘT QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP
ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
1.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả đưa ra một vài quan điểm về khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, cuối
cùng rút khai khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào một quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia trong bối
cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do
1.1.2.1. Đặc điểm chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.2. Đặc điểm của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia trong bối

cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do


v

Tác giả nêu sơ lược bốn đặc điểm chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài và năm
đặc điểm riêng có của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào một quốc gia trong bối
cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do về tính chất, mục tiêu, ưu tiên và sự phù hợp
của hoạt động thu hút FDI với các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do.
1.1.3. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia trong bối
cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do
Thu hút FDI là xu thế tất yếu tại các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc
gia đang và kém phát triển nói riêng bởi những lợi ích đáng kể mà nguồn vốn FDI mang
lại cho nước tiếp nhận. Những lợi ích đó bao gồm: (i) đầu tư trực tiếp nước ngồi giải
quyết hiệu quả những khó khăn về vốn cho cơng nghiệp hố; (ii) đầu tư trực tiếp nước
ngồi hỗ trợ các nước đang phát triển phát triển công nghệ và kỹ thuật; (iii) các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm
cho các dịch vụ tương ứng; (iv) đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho
việc tạo lập một hệ thống thị trường phù hợp với yêu cầu của một nền sản xuất cơng
nghiệp hố.
Ngồi ra, trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do, các doanh
nghiệp nước ngoài nhận thức được cơ hội đầu tư vốn ra nước ngoài với nhiều điều kiện
thuận lợi do các cam kết và chính sách ưu đãi đầu tư mang lại.
1.2. Nội dung thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một quốc gia trong bối cảnh
thực thi hiệp định thƣơng mại tự do
1.2.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xây dựng chiến lược thu hút FDI là cơng việc mang tính định hướng cho cơng
tác thu hút FDI, tránh tình trạng thu hút FDI một cách tràn lan. Chiến lược thu hút FDI về
cơ bản sẽ xác định được mục tiêu thu hút FDI và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do.

1.2.2. Chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngồi
Nhằm tăng tính hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, các quốc gia ln chú trọng việc ban hành những chính sách ưu đãi và hỗ
trợ thu hút FDI. Chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở các quốc


vi

gia rất đa dạng, thường là các chính sách liên quan đến thuế, tài chính, đất đai, cơ
sở hạ tầng kĩ thuật, lao động…
1.2.3. Các biện pháp xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi
Chính sách xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngồi
Xúc tiến đầu tư có vai trị đặc biệt quan trọng trong nội dung thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nhằm cung cấp cho chủ đầu tư lượng thơng tin kịp thời chính xác tạo điều
kiện cho họ nhanh tính tốn được doanh thu, lợi nhuận hay độ rủi ro của dự án đầu tư,
giúp họ có cái nhìn bao quát về địa phương để cân nhắc lựa chọn. Bên cạnh đó, xúc tiến
đầu tư trực tiếp nước ngồi giúp các nhà đầu tư có được thơng tin về thị trường nội địa,
được tư vấn về lực lượng nhân công cũng như thủ tục đăng ký cấp phép được giúp tháo
gỡ khó khăn trong q trình thực hiện dự án để chủ đầu tư có thể đi vào hoạt động thuận
lợi hiệu quả.
Hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài trong bối cảnh thực thi hiệp định thương
mại tự do bao gồm 8 nội dung:
(i) Nghiên cứu các quy định của FTA về đầu tư, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu
hướng và đối tác trong khuôn khổ FTA.
(ii) Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.
(iii) Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư.
(iv) Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư và phổ biến
tại các nước đối tác ký FTA.
(v) Triển khai hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về mơi trường, chính sách,
tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư tại các nước đối tác ký FTA.

(vi) Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư.
(vii) Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, các
quy định của FTA, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị
trường, đối tác và cơ hội đầu tư, triển khai dự án sau khi được cấp giấy chứng nhận
đầu tư.
(viii) Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư.
Chính sách hỗ trợ sau đầu tư


vii

Chính sách hỗ trợ sau đầu tư là một chức năng chiến lược của cơng tác xúc tiến
đầu tư. Chính sách hỗ trợ sau đầu tư hiệu quả sẽ góp phần thu hút mở rộng đầu tư, nâng
cao sự tín nhiệm của nhà đầu tư đối với nước tiếp nhận.
1.2.4. Quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi
Cơng tác giám sát, quản lý doanh nghiệp FDI đóng vai trị rất quan trọng và có
quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai
cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới.
1.3.

Các tiêu chí đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc
gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do
Để đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính phủ các nước

thường dựa vào các chỉ tiêu đánh giá sau đây: (i) Vốn và quy mô dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài; (ii) Sản lượng sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi;
(iii) Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi; (iv)
Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngân sách nhà nước;
(v) Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề giải quyết việc làm; và

(vi) Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với vấn đề bảo vệ môi trường.
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào một quốc
gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do
1.4.1. Nhân tố bên trong quốc gia
Các nhân tố bên trong quốc gia ảnh hưởng đến thu hút FDI trong bối cảnh thực
thi hiệp định thương mại tự do bao gồm: (i) Sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô; (ii)
Sự phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc,
hệ thống cung cấp năng lượng, cấp thốt nước, các cơng trình cơng cộng phục vụ sản
xuất kinh doanh như cảng biển, sân bay,…; (iii) Sự hấp dẫn của mơi trường đầu tư: Sự
linh hoạt của chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngồi, sự phát triển của
công nghiệp hỗ trợ trong nước; (iv) Cải cách thủ tục hành chính; (v) Chất lượng nguồn
nhân lực; và (vi) Quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế của quốc gia


viii

1.4.2. Nhân tố bên ngoài quốc gia
Các nhân tố bên ngoài quốc gia ảnh hưởng đến thu hút FDI trong bối cảnh thực
thi hiệp định thương mại tự do bao gồm: (i) Môi trường kinh tế thế giới; (ii) Hướng dịch
chuyển của FDI; (iii) Chiến lược và năng lực của các nhà đầu tư nước ngoài.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
2.1. Quy định của Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
Tác giả nêu khái quát những nội dung, quy định của Hiệp định VKFTA ảnh
hưởng đến thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, đó là các cam kết miễn giảm
thuế quan và phi thuế quan, các nguyên tắc trong đầu tư bao gồm Đối xử quốc gia,
đối xử tối huệ quốc, các yêu cầu về hoạt động và nhân sự quản lý cấp cao.

2.2. Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam trong bối
cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
2.2.1. Vốn và dự án đầu tư
Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực
nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án
cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm
2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là vốn FDI
thực hiện năm 2016 ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, đạt mức giải
ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.
Năm 2017 đánh dấu một mốc rất ý nghĩa - 30 năm đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam. Lũy kế đến 20/12/2017, cả nước có 24.748 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng
ký 318,72 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước
đạt 172,35 tỷ USD, bằng 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Điểm nhấn là vốn thực


ix

hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng
kỳ năm 2016.
Giai đoạn 2013 - 2018 chứng kiến xu hướng tăng rõ rệt của nguồn vốn FDI từ
Hàn Quốc vào Việt Nam. Năm 2007, vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng vọt
đánh dấu mốc Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO, theo sau đó là sự sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Dần hồi phục và bắt đầu tăng từ năm 2013, FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam
có bước nhảy vọt vào năm 2016 khi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn
Quốc chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2015. Cụ thể, FDI của Hàn Quốc đăng ký vào
Việt Nam tăng từ 19 tỷ USD năm 2014 lên 20,9 tỷ USD trong năm 2015 và hơn 24,3 tỷ
USD năm 2016. Trong năm 2018 có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại
Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 62,57 tỷ USD (chiếm
18,3% tổng vốn đầu tư).

2.2.2. Các hình thức đầu tư
Tương tự như các doanh nghiệp FDI nước khác, hình thức đầ u tư chủ yế u của
nhà đầu tư Hàn Quốc là 100% vố n nước ngoài, liên doanh và hơ ̣p đồ ng hơ ̣p tác kinh
doanh BOT, BT, BTO. Các hoạt động đầu tư trải theo một phổ rất rộng, từ rất nhiều dự
án tỷ USD đến các dự án siêu nhỏ. Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp sản xuất, sự am hiểu thị trường bản địa, nới lỏng điều kiện đầu tư theo cam kết
khi gia nhập các Tổ chức quốc tế của Việt Nam ... doanh nghiệp Hàn Quốc có xu hướng
ưu tiên đầu tư theo hình thức 100% FDI.
2.2.3. Lĩnh vực đầu tư
Cho đế n nay, Hàn Quốc đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến
, chế
tạo, đóng tàu, bán buôn, bán lẻ, logistics, bấ t đô ̣ng sản, xây dựng…tại Việt Nam. Hầ u hế t
các công ty lớn của Hàn Quốc có trong danh sách FORTUNE500 đều đã có các dự án
đầ u tư hoă ̣c hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ta ̣i Viê ̣t Nam. Ví dụ, lĩnh vực công nghiệp điện tử:
Samsung, LG; phân phố i, bán bn, bán lẻ: Lorce Shinseghe, E Mart, Lotte; tài chính bảo hiểm: Shinda, Woori, KEB, IBK, KB, Hanwha; kinh doanh bấ t đô ̣ng sản: Daewoo,
GS, Posco, Hyundai;...


x

2.2.4. Địa bàn đầu tư
Phân theo địa phương, các nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 55 địa phương
của cả nước: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh , Bà
Rịa -Vũng Tàu, Hải Phịng Viñ h Phúc , Thái Nguyên , Tây Ninh , Hải Dương …
2.3. Nội dung thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc tại Việt Nam trong bối cảnh
thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
2.3.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong bối cảnh thực thi VKFTA, chiến lược thu hút FDI của Hàn Quốc phải đi
vào thực chất hơn, đảm bảo phát triển bền vững, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và liên
kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, nâng cao vị trí của

Việt Nam trong mạng sản xuất, chuỗi giá trị tồn cầu và trình độ, năng lực sáng tạo của
lực lượng lao động Việt Nam… Việc xây dựng chiến lược về thu hút FDI Hàn Quốc cần
phải phù hợp với các quy định và cam kết trong VKFTA và phù hợp với định hướng
phát triển của Việt Nam, tận dụng lợi thế của Việt Nam trong và cơ hội do Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc tạo ra để thu hút FDI.
2.3.2. Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong quá trình đàm phán và ký kết, thực thi VKFTA, Chính phủ Việt Nam đã
dần hồn thiện các chính sách, biện pháp thu hút FDI từ Hàn Quốc nói riêng và từ các
đối tác quốc tế nói chung. Pháp luật Việt Nam (luật đầu tư, luật doanh nghiệp) hiện
nay hoàn toàn tương thích với ngun tắc đối xử quốc gia, khơng có quy định
phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trừ thủ tục
đầu tư. Việt Nam hiện quy định khá đầy đủ, bình đẳng về các quyền tố tụng và
được đảm bảo bởi các cơ quan công quyền. Các nguyên tắc về mở cửa thị trường,
xóa bỏ rào cản, với những nguyên tắc về yêu cầu hoạt động, quy định về nhân sự
cấp cao... hầu hết đều có sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và cam kết trong
VKFTA. Một số nội dung, điều khoản và quan điểm thực thi pháp luật chưa có sự
đồng nhất, dẫn tới việc cần phải có sự tập hợp nhiều ý kiến hơn nữa từ các cấp,
ngành, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp để đề xuất sửa đổi, điều chỉnh luật
sao cho vừa đảm bảo tuân thủ các cam kết VKFTA, vừa góp phần cải thiện môi


xi

trường đầu tư, nhưng đồng thời vẫn bảo vệ và cân bằng được lợi ích giữa các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
2.3.3. Các biện pháp xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài thành lập năm 2003 đánh dấu bước phát
triển mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam, cả về phạm vi, chức năng
cũng như bộ máy tổ chức hoạt động. Hoạt động xúc tiến đầu tư dần trở thành
một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về FDI ở

các cấp và các ngành. Nhiều văn bản quy định về hoạt động xúc tiến đầu tư cũng
được ban hành. Các website xúc tiến đầu tư đã đi vào vận hành ổn định bằng
tiếng Anh, góp phần quảng bá rộng rãi mơi trường và chính sách đầu tư của
Việt Nam tới đơng đảo các nhà đầu tư. Các mơ hình xúc tiến đầu tư “tại chỗ” đã
được nhiều địa phương áp dụng rộng rãi và cụ thể hóa trong quy định về quản
lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư.
Năm 2014, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đ ầu tư Việt Nam
thành lập Bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc (Korea Desk) với chức năng
kết nối thông tin và hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt
Nam. Hàng năm, Việt Nam tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc được
định kỳ tổ chức theo các chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, trong đó tranh
thủ các cơ hội vận động đầu tư trực tiếp tại trụ sở các tập đoàn lớn, tranh thủ
các kênh xúc tiến đầu tư thơng qua các định chế tài chính, quỹ đầu tư, công ty
tư vấn và các tổ chức quốc tế. Việt Nam cũng tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu
tư vào các tỉnh của Việt Nam như Bắc Ninh, Hà Nam,… tại Hàn Quốc nhằm
cung cấp thông tin về môi trường đầu tư tại các tỉnh, các chính sách cũng như
cam kết của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc
trong quá trình đầu tư và kinh doanh.
2.3.4. Quản lý, giám sát và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi
Cơng tác giám sát, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đóng vai trị rất quan trọng và có
quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy mở rộng đầu tư của các dự án đầu tư đã triển khai
cũng như thu hút vốn đầu tư FDI vào các dự án mới trong bối cảnh thực thi VKFTA.


xii

2.4. Đánh giá chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong
bối cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

FDI Hàn Quốc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam
Trong bối cảnh thực thi VKFTA, với những chính sách ưu đãi đầu tư và
biện pháp xúc tiến thu hút đầu tư phù hợp, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn
FDI từ Hàn Quốc trong thời gian qua, đặc biệt là từ khi VKFTA có hiệu lực. Hàn
Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam và Việt Nam là đối tác đầu tư ra
nước ngoài lớn thứ 4 của Hàn Quốc.
FDI Hàn Quố c có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởn, gphát triển các
ngành kinh tế ở Viê ̣t Nam. Đặc biệt, từ sau khi VKFTA có hiệu lực, môi trường đầu tư
tại Việt Nam càng trở nên thông thoáng, thuận lợi và tạo điều kiện tối đa cho các doanh
nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam.
FDI Hàn Quốc góp phần gia tăng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch
xuất nhập khẩu Việt Nam - Hàn Quốc đã tăng hơn 130 lần kể từ khi thiết lập quan hệ
ngoại giao (năm 1992) từ 500 triệu USD lên 68,3 tỉ USD (năm 2018). Sự có mặt của các
doanh nghiê ̣p FDI Hàn Quố c đã góp phầ n nâng cao năng lực xuất khẩ u, giúp Việt Nam
từng bước tham gia và cải thiê ̣n vi tri
.u
̣ ́ trong chuỗi giá tri toa
̣ ̀ n cầ
FDI Hàn Quốc đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước Việt Nam. Theo Tổng
cục Thống kê, từ năm 2016 đến nay, thu ngân sách nhà nước từ khu vực doanh nghiệp
FDI có xu hướng tăng, từ 147,7 nghìn tỷ đồng năm 2016 lên 168,4 nghìn tỷ đồng năm
2018. Điều này một phần minh chứng cho tính phù hợp của chính sách ưu đãi thu hút
FDI vào Việt Nam, sự hiệu quả của hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp FDI
và công tác quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Việt Nam đối với hoạt động đầu tư của
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
FDI Hàn Quốc tạo việc làm và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Việt Nam.
Tỷ lệ thuâ ̣n với nguồ n FDI Hàn Quố c đổ vào Viê ̣t Nam, nhu cầ u tuyể n du ̣ng
nguồ n nhân lực ta ̣i chỗ của các doanh nghiê ̣p Hàn Quố c có sự gia tăng đáng, kể
mang la ̣i



xiii

nhiề u cơ hô ̣i viê ̣c làm cho lao đô ̣ng Viê ̣t Nam . Theo Cu ̣c Đầ u tư nước ngoài, hiện có
khoảng 7.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam và là thành phần quan
trọng của nền kinh tế Việt Nam, sử dụng khoảng trên700.000 lao động và góp phầ n cải
thiê ̣n đời số ng mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong cô ̣ng đồ ng dân cư
, nâng cao phúc lơ ̣i xã hô,̣i đưa mức
GDP đầ u người tăng lên hàng năm. Khu vực FDI Hàn Quố c đươ ̣c xem là nơi đào ta ̣o ta ̣i
chỗ quan tro ̣ng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước
.
Những kết quả trên là bằng chứng cho việc xây dựng, điều chỉnh và thực thi
chính sách, biện pháp thu hút FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam là đúng đắn và phù hợp
xu hướng phát triển trong bối cảnh thực thi VKFTA.
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả tích cực
, dịng vốn FDI từ Hàn Quốc cũng bộc lộ những
hạn chế, bấ t câ ̣p. Điề u đó đến từ sự mất cân đối với các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế,
vấ n đề bảo đảm quyề n lơ ̣i cho người lao đô ̣ng hay vấ n đề ô nhiễm môi trường , công
nghê ̣ la ̣c hâ ̣u của mô ̣t số dự án đầ u tư…
2.4.3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong thu hút FDI Hàn Quốc vào Việt
Nam
Hiện nay, Việt Nam có nhiều văn bản luật cũng như hướng dẫn liên quan đến thu
hút FDI. Cán bộ tiếp nhận và thực thi hiểu theo nhiều hướng khác nhau dẫn đến việc
hướng dẫn doanh nghiệp không đúng, không rõ ràng.
Sự phức tạp, rườm rà của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư gây ra tác
động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp FDI.
Hoạt động của ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn thiếu tính chiến lược định hướng

tồn diện, thiếu cơ chế giám sát; chưa thể tận dụng hết các lợi ích của các hiệp định
thương mại tự do trong việc phát triển ngành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hoạt động của các cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài thiếu hiệu quả, chức
năng nhiệm vụ bị phân tán (xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, đổi mới,…).


xiv

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
3.1. Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối
cảnh thực thi hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc,
Việt Nam cần sớm điều chỉnh định hướng chiến lược về thu hút FDI thế hệ mới, đi kèm
với đó là có kế hoạch hành động gắn liền với việc cải cách mơi trường đầu tư, chính sách
và thể chế cụ thể, có như vậy mới khai thác tối đa những tiềm năng mà FDI thế hệ mới
mang lại. Việt Nam cần ưu tiên thu hút đầu tư nước ngồi từ Hàn Quốc vào các ngành,
lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, bền vững và có hiệu ứng lan tỏa FDI mạnh mẽ. Đồng
thời, Việt Nam cần đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản
phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng, sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công
nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam
trong bối cảnh thực thi Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Qua nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bao gồm: (i) Hồn thiện cơ chế, chính sách về thu hút đầu

tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam; (ii) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; (iii)
Đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ trong nước; (iv) Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực trong nước đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp Hàn Quốc; (v) Hiện đại hóa
phương thức và hoạt động xúc tiến đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam; (vi) Tăng cường
vai trò và hiệu quả của Cục Đầu tư nước ngoài.
3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp
Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với doanh nghiệp trong nước nhằm tăng
cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp
định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc, bao gồm: (i) Chủ động tìm hiểu và


xv

nghiên cứu về thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế; (ii) Coi
đổi mới, sáng tạo là định hướng lớn để đầu tư vào công nghệ; (iii) Chủ động lựa chọn và
thay đổi nguồn nguyên liệu đầu vào, đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà đầu tư nước ngoài;
(iv) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có tay nghề và nhân lực
trình độ cao; (v) Tăng cường mối liên kết với giữa doanh nghiệp Hàn Quốc để có cơ hội
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và trở thành đối tác đáng tin cậy của khu vực FDI.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------

NGÔ THị HUYềN TRANG

THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC


Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ TUYẾT MAI

HÀ NộI, NĂM 2019


×