Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.18 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thảo My

Lớp

: KT-KH-ĐT 32B

Giáo viên Hướng dẫn : ThS. Sử Thị Thu Hằng
Bình Định, 02/2013


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên hướng dẫn.......................................................................................
Lớp...........................................................Khóa..............................................................
Tên đề tài:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

Tính chất của đề tài:........................................................................................................
I.Nội dung nhận xét


1.

Tình hình thực hiện:..................................................................................................

2. Nội dung của đề tài:..................................................................................................
- Cở
sở

thuyết:
-



-

Phương

sở
pháp

số
giải

quyết

liệu:
các

vấn


đề:

3. Hình thức của đề tài:.................................................................................................
- Hình
thức
trình
bày:
-

Kết

cấu

của

đề

tài:

4. Những nhận xét khác:...............................................................................................

II.Đánh giá cho điểm:
-

Tiến trình làm đề tài

......

-


Nội dung đề tài

......

-

Hình thức đề tài

......

Tổng cộng:

......

Ngày .....tháng..... năm..........


Giỏo viờn hng dn

NHN XẫT CA GIO VIấN PHN BIN
H tờn sinh viờn thc hin:.............................................................................................
Lp:............................................................Khúa:..........................................................
Tờn ti:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tớnh cht ca ti:........................................................................................................
I.

Ni dung nhn xột:


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
II.
Hỡnh thc ca ti:
- Hỡnh thc trỡnh by:..................................................................................................
- Kt cu ca ti:.....................................................................................................
III.
Nhng nhn xột khỏc:.......................................................................................
IV.
ỏnh giỏ cho im:
- Noọi dung ủe taứi :

......

- Hỡnh thửực ủe taứi :

......

Toồng coọng:

.......

Ngy.....thỏng.....nm..........


Giáo viên phản biện

MỤC LỤC

- Danh mục chữ viết tắt
-

Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu

-

Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

BQL

Ban quản lý

2

CS

Chính sách


3

ĐT

Đầu tư

4

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

5

KCN

Khu công nghiệp

6

KKT

Khu kinh tế

7

KKTM

Khu kinh tế mở


8

NMLD

Nhà máy lọc dầu

9

NS

Ngân sách

10

QG

Quốc gia

11

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12

TTXK

Thị trường xuất khẩu


13

KTXH

Kinh tế xã hội

14

CN

Công nghiệp

15

DV

Dịch vụ

16

LD

Lao động

17

NM

Nhà máy


18

GPMB

Giải phóng mặt bằng

19

SP

Sản phẩm

20

ĐTPT

Đầu tư phát triển


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
 Sơ đồ:
• Biểu đồ 2.1: Cơ cấu FDI theo địa bàn............................................................

33
 Bảng biểu:
• Bảng 1.1: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội............................

5
• Bảng 1.2: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế................


8
• Bảng 2.1 : Số lượng và quy mô các dự án FDI ở KKT Dung Quất...............

29
• Bảng 2.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo lĩnh vực.....................................

31
• Bảng 2.3: FDI vào Quảng Ngãi theo địa bàn.................................................

32
• Bảng 2.4: Số lượng dự án FDI tăng thêm......................................................

41


Bảng 2.5: Quy mô dự án FDI trên địa bàn KKT Dung Quất.........................

42
• Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế..........................................
43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài :

KKT Dung Quất có một lợi thế, khác biệt đáng giá so với các KKT,
KCN trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là Dung Quất nằm ở trung
điểm của Việt Nam và khu vực, tiếp giáp quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt
và là điểm đầu của 1 trong những tuyến đường xuyên Á nối với Lào,

Campuchia và Thái Lan…; gần sân bay quốc tế Chu Lai, có cảng biển nước
sâu; có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao;
được hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế
quản lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, nhắc đến
KKT Dung Quất, chúng ta không thể không nghĩ đến hình ảnh quen thuộc là
Nhà máy lọc dầu Dung Quất với ngọn lửa cháy sáng suốt ngày đêm. Cũng
chính từ hình ảnh này mà KKT Dung Quất được biết đến là KKT với ngành


công nghiệp chủ đạo là lọc hóa dầu và hóa chất. Vì vậy, để phát huy được
hiệu quả và lợi thế sẵn có của thương hiệu KKT Dung Quất, việc định vị
KKT Dung Quất trong tâm trí khách hàng mục tiêu cũng cần phải bám sát với
lợi thế đó.
Vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) miền Trung là một trong ba vùng
kinh tế động lực của Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn khoảng cách
khá xa so với hai VKTTĐ phía Nam và phía Bắc về phát triển kinh tế - xã hội
cũng như thu hút FDI. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của VKTTĐ miền Trung,
khu vực Dung Quất (Quảng Ngãi) đã được Chính phủ cho áp dụng chính sách
vượt trội, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào KKT Dung Quất
thời gian qua còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế
của KKT. Trước áp lực cạnh tranh thu hút FDI trên toàn cầu và “sức ép” từ
hàng loạt Khu kinh tế (KKT) khác, việc tìm ra những giải pháp giúp KKT
Dung Quất tăng cường thu hút FDI là vấn đề rất đáng quan tâm.
Nhờ có FDI, chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước
mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ,
khoáng sản …Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận FDI chúng ta học được kinh
nghiệm quản lý kinh doanh và cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế
thị trường của các nước tiên tiến.
Tóm lại, FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta nhanh chóng

hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực. Đây là lý do thôi thúc em
chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Khu kinh tế Dung
Quất tỉnh Quảng Ngãi”.
2.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan đến khu kinh tế và
hoạt động thu hút FDI vào các khu kinh tế. Đánh giá, phân tích thực trạng thu
hút FDI vào KKT Dung Quất trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, phát hiện
những mặt tích cực, thành công và những tồn tại với những nguyên nhân của


chúng. Đề xuất các giải pháp trên phương diện môi trường vĩ mô và năng lực
nội tại nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào KKT Dung Quất.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất.
4.

Phương pháp nghiên cứu:

- Hoạt động thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất tính từ thời điểm thành
lập 21/3/2005 đến hết ngày 31/12/2012
- Cơ chế, chính sách, hoạt động xúc tiến đầu tư và các nhân tố khác ảnh
hưởng đến thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất.
- Một số kinh nghiệm thu hút FDI liên quan đến đề tài.
- Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất.
5.


Dự kiến đóng góp của đề tài:

-

Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thu hút đầu tư và hiệu

-

quả hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong mô hình khu kinh tế.
Tổng kết đánh giá thực trạng thu hút đầu tư FDI trong khu kinh tế và xác
định vai trò của vốn đầu tư nước ngoài đến sự phát triển của khu kinh tế

-

Dung Quất.
Đánh giá những lợi thế và hạn chế về thu hút FDI của khu kinh tế Dung

-

Quất
Đề xuất các giải pháp phù hợp cũng như những kiến nghị nhằm phát huy
hơn nữa hiệu quả thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư phát triển

Dung Quất trong giai đoạn tiếp theo.
Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các
khu kinh tế.
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào Khu kinh tế Dung Quất
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Khu kinh tế
Dung Quất

Do trình độ còn hạn chế cũng như tài liệu thu thập còn chưa đầy đủ nên
trong quá trình viết bài sẽ không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy em xin
nhận lời góp ý của thầy cô để giúp em hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành


cảm ơn cô Sử Thị Thu Hằng đã tận tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện đề
tài. Cháu cũng xin chân thành cảm ơn các bác,các chú và các anh phòng Kinh
tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cung cấp tài liệu và tận tình giúp đỡ.


11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO CÁC KHU KINH TẾ
1.1. Tổng quan về khu kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu
kinh tế:
1.1.1. Những vấn đề chung về khu kinh tế:
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị
định này. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi
thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du
lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù
hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.
1.1.2. Những vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài:
1.1.2.1. Khái niệm về FDI:
Đầu tư trực tiếp: (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

1.1.2.2. Đặc điểm của FDI:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế, tức là nó
đưa vốn ra nước ngoài tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều
mục đích khác nhau, có thể mục đích lợi nhuận, hay một mục đích chính trị
nào khác. Nó có một số đặc điểm như sau:
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có đặc điểm khác với các nguồn
vốn khác với các nguồn vốn đầu tư trong nước khác là việc xuất các nguồn


12

vốn này không phải là một hình thức cho vay, đây không phải là một
nguồn nợ đối với nước nhận vốn đầu tư. Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm về
hiệu quả hoạt động của nguồn vốn. Thay vì nhận được lãi suất trên vốn đầu
tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư
-

hoạt động có hiệu quả.
Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia quản lý và điều

-

hành quá trình thực hiện và vận hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ góp vốn.
Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn
vay hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp để triển khai, mở

-

rộng dự án.
Thông qua vốn đầu tư của doanh nghiệp, nước tiếp nhận vốn có thể tiếp

thu khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại
của nước đi đầu tư hoặc là nước đi đầu tư sẽ tận dụng được sự phát triển
của nước nhận đầu tư về nguồn nhân lực trình độ cao, cơ sở hạ tầng phát
triển, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại …Tạo mọi điều kiện thuận lợi
mà bên trong nước của chủ đầu tư không có được, hoặc yêu cầu của dự án
cần nền tảng tương thích mới có thể phát triển được

1.1.2.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau:
Phân theo hình thức đầu tư:
• Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết
giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận
đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh
doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư

-

cách pháp nhân mới nào.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm:
Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết
giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ.


13

-

Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty


-

mới.
Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp
với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu
của hợp đồng.
Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập trong văn bản

hợp đồng hợp tác kinh doanh.


Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên
doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầu
tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. Một xí nghiệp liên
doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Đặc điểm của

-

hình thức liên doanh này là:
Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới

-

và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên

-

doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước.
Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng


thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn.
• Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức
các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá
nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty
-

này là:
Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một

pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư.
- Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư.
• Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế,
thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T).


14

Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo
mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế.
• Phân theo bản chất đầu tư:
• Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu
tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu
tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
• Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài)
mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này
không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

• Phân theo tính chất dòng vốn:
• Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một
công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào
các quyết định quản lý của công ty.
• Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được
từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.
• Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty
con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay
mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
• Phân theo động cơ của nhà đầu tư:
• Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao
động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động
kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài
sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng).
Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài
ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
• Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu
vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân


15

công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc,
giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
• Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị
trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra,
hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa
nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn

đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.1.2.4. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm
qua:
Đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam
 FDI góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội:
Bảng 1.1: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Đơn vị

FDI

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Cơ cấu

Năm 2009

Tỷ đồng

181183

708826

25,56%

Năm 2010

Tỷ đồng

214506


830278

25,84%

Năm 2011

Tỷ đồng

226905

877850

25,85%

Năm 2012

Tỷ đồng

230000

989300

23.30%

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Từ thực tế có thể thấy nguồn vốn FDI đã góp phần quan trọng trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội của đất
nước.Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 là 25,56%,

đến năm 2010 là 25,84%, và năm 2011 là khoảng 25,85% tuy nhiên dến năm
2012 vốn đầu tư từ khu vực nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất là 23.3%.
Các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp khá ấn tượng vào GDP. Trong thời kỳ


16

2001-2005, khối này đóng góp trung bình vào GDP là 14.5% và tăng lên 20%
trong năm 2010.
Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào thu ngân sách và các cân
đối vĩ mô. Trong 5 năm 2006-2010, khối doanh nghiệp này đã nộp ngân sách
hơn 10.5 tỷ USD, tăng bình quân trên 20%/năm. Trong năm 2011, không kể
thu từ dầu thô,con số này đạt 3.5 tỷ USD FDI đã góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Nếu như trong năm
1988, nông nghiệp chiếm đến 80% cơ cấu nền kinh tế, thì đến năm 2011 chỉ
còn khoảng 22%. Thay vào đó là sự tăng lên của khối ngành công nghiệpdịch vụ với 78%, trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên này. Tốc
độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn cao hơn cả nước.Năm
2000 tốc độ này tương ứng là 21.8% và 17.5%. Năm 2005 là 21.2% và
17.1%, năm 2010 là 17.2% và 14.7%.
Đóng góp quan trọng và ấn tượng nữa từ doanh nghiệp FDI là tăng kim
ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng
kim ngạch xuất khẩu. Nếu năm 1995 khu vực này đóng góp 27% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước( tính cả dầu thô), thì giai đoạn 2006- 2010 đã chiếm
trung bình 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong 9 tháng đầu năm 2012, nếu
tính cả dầu thô, doanh nghiệp FDI đã đạt kim ngạch xuất khẩu là 52.48 tỷ
USD, xuất siêu hơn 8,1 tỷ USD FDI đóng vai trò nổi bật, tác động trực tiếp
và gián tiếp đến hoạt động đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ ở Việt
Nam và quốc tế.
Tính đến nay, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp và
hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ

cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du nhập
phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến. FDI còn tạo ra sự lan


17

tỏa đến nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có đầu ra sản phẩm
cung cấp cho doanh nghiệp FDI, đồng thời sản phẩm của doanh nghiệp FDI
cũng là đầu vào cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác. Ngoài ra, vai trò của
FDI còn thể hiện thông qua những yếu tố khác như tạo động lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trong nước, qua đó nâng cao được năng lực của các
doanh nghiệp trong nước, mở rộng quy mô thị trường trong nước, giới thiệu,
đưa các sản phẩm hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào thị trường quốc tế...
 FDI góp phần tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tương
đối ổn định. Năm 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, nhưng năm 2011 lại giảm
còn 5,89% và đến năm 2012 chỉ còn 1.4%. Hoạt động FDI trong thời gian vừa
qua đóng vai trò quan trọng làm gia tăng GDP. Khu vực có vốn FDI chiếm tỷ
trọng ngày càng tăng trong GDP. Năm 2009, khu vực FDI đóng góp 18,35 %
vào GDP, năm 2010 tăng lên 18,17%, năm 2011 đóng góp 19% vào GDP.
Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng
so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất. Tốc
độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này luôn cao hơn mức trung bình của cả
nước.
 FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu:
Trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế, FDI vào nông nghiệp chiếm
khoảng 8% tổng vốn FDI vào Việt Nam nhưng năm 2011 chỉ vào khoảng 2%,
và hiện chỉ dừng lại ở mức 1%. FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực công nghiệp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực FDI cũng luôn

cao hơn cả nước trong đó FDI đóng góp không nhỏ vào sự tăng lên này. Mặc
dù dòng vốn FDI vào công nghiệp đang có những bước tiến triển quan trọng,
song ở một chừng mực vẫn còn “lệch tâm” khi hiệu quả đầu tư chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước


18

Năm 2011, cơ cấu vốn đăng ký đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp
với định hướng thu hút FDI, đó là tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng - chiếm 76,4% (cao hơn so với năm 2010 là 54,1%); kinh doanh bất
động sản chỉ chiếm 5,8% vốn đăng ký (so với năm 2010 là 34,3%). Theo số
liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 12,72 tỷ USD vốn FDI mà nước ta thu hút
được trong năm 2012 thì công nghiệp chiếm tỷ trọng áp đảo lên tới 70% số
vốn.
Nhờ đó, Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng
như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, xây dựng hạ
tầng ... Một đóng góp quan trọng và ấn tượng nữa từ doanh nghiệp FDI là
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Bảng 1.2: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính
Tổng
Khu vực KT trong
nước
Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài

Triệu USD
Triệu USD


Năm
2009
57096,3
26724

Năm
2010
72236,7
33084,3

Năm
2011
96905,7
41791,4

Năm
2012
114600
42300

Triệu USD

30372,3

39152,4

55114,3

72300


(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2009, xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 30372
triệu USD, chiếm 53,19%. Năm 2010 tăng lên 54,2%, năm 2011, xuất khẩu
đạt tăng trưởng khá ước đạt 55,11 tỷ USD (kể cả dầu thô), chiếm 56,78% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tăng 40,77% so với năm 2010). Chính sự
tăng trưởng cao của xuất khẩu khu vực FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu năm 2011 của cả nước lên mức 33,3% và góp phần làm
giảm gánh nặng cho cán cân thương mại. Nhập khẩu của khu vực FDI là
48,84 tỷ USD, chiếm 45,7%. Năm 2012, tiếp tục đà tăng trưởng trong những
năm qua, xuất khẩu trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế, góp


19

phần cân đối cán cân thương mại của nước ta. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả
năm đạt 114,6 tỷ USD - lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD, so với năm 2011
tăng khoảng 18,3% (vượt kế hoạch 10%, tương đương 18 tỷ USD). So sánh
với các năm trước, chỉ riêng mức tăng tuyệt đối năm nay đã gần bằng tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả 2 năm 1997 (9,1 tỷ USD) và năm 1998 (9,3 tỷ
USD). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn từ cuối năm trước đeo bám dai dẳng
đến nay, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải điều chỉnh, thì kết quả xuất khẩu
của năm 2012 là rất ấn tượng.
 FDI đã giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo

và cải thiện nguồn nhân lực:
Tính đến nay, khu vực FDI đã tạo công ăn việc làm cho hơn 2 triệu lao
động trực tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp khác. Trong đó, có hàng
vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu

nhập ngày càng tăng. Không những thế, họ còn được tiếp cận phương thức
lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.
Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI
đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm
những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển qui trình công nghệ hiện
đại.Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn
gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động
trong các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối
quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa các doanh
nghiệp này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có số liệu thống kê chính thức về số
lao động gián tiếp được tạo ra bởi khu vực FDI tại Việt Nam
 FDI đã đóng góp vào thu ngân sách và các cân đối vĩ mô:
Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào
nguồn thu ngân sách của Nhà nước.
Riêng thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI năm 2009 đạt 2,47 tỉ USD,
mức cao nhất từ trước đến nay và tăng 23% so với cùng kỳ 2008. Trong năm


20

2010, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách nhà nước 3,1 tỷ USD, tăng
26% so với năm 2009, vượt 6% kế hoạch và đóng góp 18,4% tổng thu ngân
sách nội địa. Trong năm 2011, con số này đạt 3,5 tỷ USD (không kể thu từ
dầu thô). Nộp ngân sách của khối DN FDI năm 2012 (chưa tính dầu thô) đạt
3,76 tỷ USD
 FDI góp phần chuyển giao công nghệ:
Trong hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, FDI cũng
đóng một vai trò quan trọng, góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua hoạt động FDI
đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những

thành tựu khoa học - công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ
mới và hiện đại đã được chuyển giao thông qua hoạt động FDI, tạo một bước
ngoặc quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Việc chuyển giao những công nghệ hiện đại vào Việt Nam không chỉ
có lợi cho hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp có vốn FDI mà còn có
tác động phổ biến những công nghệ này cho các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng công
nghệ trong các hoạt động khác ở Việt Nam. FDI đã thu hẹp khoảng cách phát
triển trình độ công nghệ, trình độ quản lý, trình độ tay nghề lao động giữa
Việt Nam và quốc tế.

1.2. Nội dung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài :
1.2.1. Khái niệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Thu hút là việc tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để các tổ chức, cá nhân
quan tâm và dồn sự chú ý vào đối tượng cần thu hút.Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài là tổng hợp nhiều hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh thu hút
FDI; tổ chức các hội thảo và phái đoàn vận động đầu tư, tham gia các triển
lãm, diễn đàn về thương mại – đầu tư; phân phát các tài liệu tuyên truyền kêu


21

gọi đầu tư; tổ chức các buổi tiếp xúc giữa các nhà đầu tư tiềm năng với các
đối tác địa phương; trợ giúp nhà đầu tư khảo sát, hình thành dự án, phê duyệt
và cấp giấy phép đầu tư, các hỗ trợ sau khi dự án đi vào hoạt động. Có thể
khái quát thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng thể các biện pháp, hoạt
động tích hợp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu
tư tại một quốc gia hay địa điểm nào đó.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài:

 Số lượng dự án đầu tư tăng thêm:
- Tức là đề cập đến các dự án đầu tư mới được thu hút trong một giai đoạn
-

nhất định.
Tốc độ tăng của dự án đầu tư là số lượng dự án tăng lên của năm sau so

với năm trước.
 Qui mô vốn đầu tư thu hút:
- Qui mô vốn đầu tư là số lượng vốn đầu tư mà nhà đầu tư bỏ ra để tiến
hành đầu tư tại nước (nơi) sở tại.
 Tốc độ tăng của vốn đầu tư được thu hút:
- Tốc độ tăng của vốn đầu tư thu hút hiển thị mức độ gia tăng của lượng vốn
qua các năm trước và nó được biểu hiện giá trị gia tăng trên tổng số vốn
đầu tư của năm trước.
 Cơ cấu vốn đầu tư:
- Cơ cấu vốn đầu tư được phân thành 2 loại là cơ cấu theo ngành nghề đầu
tư và cơ cấu hình thành theo nguồn đầu tư.
 Vốn đầu tư được thực hiện
- Tổng số vốn FDI thực hiện trong kỳ: Tổng số vốn FDI thực hiện trong kỳ
càng tăng kết quả thu hút vốn FDI càng tăng và ngược lại tổng số vốn FDI
càng giảm thì kết quả thu hút FDI càng giảm.
 Nguồn vốn đầu tư được thu hút
- Nguồn vốn đầu tư thu hút là nguồn vốn đầu của các quốc gia khác nhau
đầu tư tại nước Sở tại. Nguồn vốn này dùng để phát triển kinh tế-xã hội
của một quốc gia. Thông qua, nguồn vốn đầu tư Việt Nam xác định được
nhà đầu tư tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.


22


1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào các khu kinh tế:
1.3.1. Môi trường chính trị - xã hội:
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình
chính trị không ổn định, đặc biệt là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay
đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực hiện mục tiêu cũng thay đổi.
Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu một phần
hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc
khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước không đủ khả
năng kiểm soát hoạt động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt
động theo mục đích riêng, không theo định chiến lược phát triển kinh tế -xã
hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả dụng vốn FDI rất thấp.
1.3.2. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô:
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc
biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút
được FDI, nền kinh tế địa phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của
vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao hơn các nơi khác. Sự an toàn
đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi trường kinh tế
vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI. Mức độ ổn định kinh tế
vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn định tiền tệ.
Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính
tiền tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị
trường mở đồng thời phải kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ
cho ngân sách cân bằng.


23

1.3.3. Hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện, bộ máy quản lý nhà

nước có hiệu quả
Môi trường pháp luật là bộ phận không thể thiếu đối với hoạt động FDI.
Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một
trong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và
hỗ trợ cho các nhà ĐTNN. Vấn đề mà các nhà ĐTNN quan tâm là:
- Môi trường cạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp
-

luật bảo đảm.
Quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận

đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài.
- Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất...Bởi yếu tố này tác động trực tiếp
đến giá sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận. Nếu các quy định pháp lý bảo đảm
an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá khi hoạt động đầu tư
không phương hại đến an ninh quốc gia, bảo đảm mức lợi nhuận cao và
việc di chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện thì khả năng thu hút FDI càng
cao.
Do vậy, hệ thống pháp luật phải thể hiện được nội dung cơ bản của nguyên
tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và theo thông lệ
quốc tế. Đồng thời phải thiết lập và hoàn thiện định chế pháp lý tạo niềm tin
cho các nhà ĐTNN. Bên cạnh hệ thống văn bản pháp luật thì nhân tố quyết
định pháp luật có hiệu lực là bộ máy quản lý nhà nước. Nhà nước phải mạnh
với bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động,có phẩm
chất đạo đức. Việc quản lý các dự án FDI chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư song không ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền
kinh tế và xã hội.
1.3.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc
đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu

quả sản xuất kinh doanh. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư


24

trước khi ra quyết định. Quốc gia có hệ thống thông tin liên lạc, mạng lưới
giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch vụ tài chính
ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và
tạo môi trường đầu tư hấp dẫn.Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu
tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được
rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho các khâu vận chuyển, thông
tin...sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
1.3.5. Hệ thống thị trường đồng bộ, chiến lược phát triển hướng ngoại:
Hoạt động kinh doanh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải diễn ra trong
môi trường thuận lợi, có đầy đủ các thị trường: thị trường lao động, thị trường
tài chính, thị trường hàng hoá - dịch vụ...Các nhà ĐTNN tiến hành sản xuất
kinh doanh ở nước chủ nhà nên đòi hỏi ở nước này phải có một hệ thống thị
trường đồng bộ, đảm bảo hoạt động của nhà đầu tư được tồn tại và đem lại
hiệu quả. Thị trường lao động là nơi cung cấp lao động cho nhà đầu tư. Thị
trường tài chính là nơi cho nhà đầu tư vay vốn để tiến hành sản xuất kinh
doanh và thị trường hàng hoá - dịch vụ là nơi tiêu thụ sản phẩm, lưu thông
hàng hoá, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Hệ thống thị trường này sẽ đảm
bảo cho toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi - từ
nguồn đầu vào đến việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại là thực hiện chiến lược hướng về
xuất khẩu. Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh với
các quốc gia khác tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, chiếm được
lòng tin của các nhà đầu tư.
1.3.6. Trình độ quản lý và năng lực của người lao động:

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu
quả FDI. Bởi con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao


25

động phù hợp với yêu cầu, năng lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao.
Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được
thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục
tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở
các khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý
nhà nước có thể làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho
nước chủ nhà. Vì vậy, nước chủ nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí
của người lao động để không chỉ có nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ
thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quảnlý kinh tế.
1.3.7. Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới:
Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối
tác, mà còn tới cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị
trong khu vực và thế giới ổn định, không có sự biến động khủng hoảng thì các
nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp
nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi có biến động
thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư
gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI.
Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực
tế, đòi hỏi các nhà ĐTNN phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay
đổi đó. Hơn nữa, tình hình của nước đầu tư cũng bị ảnh hưởng nên họ phải
tìm hướng đầu tư mới dẫn đến thay đổi chiến lược ĐTNN của họ.
1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương :
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDI ở Quảng Nam :
Là khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, tổng diện tích trên 42.000ha

với khoảng 70km bờ biển, ngay từ khi ra đời Khu kinh tế mở Chu Lai được
xác định trở thành điểm tựa vững chắc và là đòn bẩy của Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung. Là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu


×