Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ việt nam sang thị trường nhật bản trong bối cảnh thực thi cptpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------------------

HOÀNG PHƢƠNG TRANG

XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CPTPP

Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số
: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THU HƢƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2020
Tác giả luận văn

Hoàng Phƣơng Trang



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn “XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ
GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC
THI CPTPP” bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến quý thầy cô giáo trongBộ môn Kinh tế Quốc tế, Viện Thương mại và
Kinh tế Quốc tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đặc biệt, em gửi đến TS. Đặng
Thu Hươngđã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
làm luận văn thạc sĩ một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, em cảm thấy rằng mình đã học tập
và trải nghiệm được nhiều điều vô cùng hữu ích mà có lẽ nến khơng tự mình trải
qua thì sẽ khơng bao giờ có thể biết được. Từ đó để em học hỏi và rút kinh nghiệm
cho những bài luận sau và xa hơn là trong quá trình làm việc sau này của mình.
Bài luận văn của em tất nhiên sẽ không thể tránh được những hạn chế, thiếu
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ q
thầy cơ và mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁCHÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................ i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC
SẢN PHẨM VỀ GỖ VÀ HIỆP ĐỊNH CPTPP ....................................................... 5

1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ .................... 5
1.1.1. Đặc điểm ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ ................................................. 5
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ........................... 6
1.1.3. Một số tiêu chí đánh giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ................... 9
1.2. Tổng quan về Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng (CPTPP) ................................................................................................... 19
1.2.1. Quá trình hình thành CPTPP ..................................................................... 19
1.2.2. Nội dung của Hiệp định CPTPP liên quan đến xuất nhập khẩu gỗ và sản
phẩm từ gỗ giữa các nước thành viên ................................................................. 20
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ
GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH
THỰC THI CPTPP ................................................................................................. 26
2.1 Khái quát về thị trƣờng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Nhật Bản ............. 26
2.1.1 Qui mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản ............................................................ 26
2.1.2. Cơ cấu thị trường gỗ và các sản phẩm từ gỗ Nhật Bản ............................ 27
2.1.3. Chính sách quản lý của Nhật Bản đối với hoạt động nhập khẩu gỗ và các
sản phẩm từ gỗ .................................................................................................... 35


2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang thị trƣờng Nhật Bản dƣới sự ảnh hƣởng của CPTPP ............................. 38
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản.............................................................................................................. 38
2.2.2. Tương quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Nhật
Bản so với các thị trường khác............................................................................ 41
2.2.3. Cơ cấu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản.............................................................................................................. 44
2.2.3.1 Giai đoạn trước khi CPTPP có hiệu lực (2015 – 2018) .......................... 44
2.2.3.2 Giai đoạn sau khi CPTPP có hiệu lực (từ năm 2019) .............................. 45
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản ..... 45

2.2.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ của Việt Nam tại thị
trường Nhật Bản .................................................................................................. 48
Trong năm 2019, đối với gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản (Mã HS 44), Việt Nam
bất ngờ tăng 4 bậc để vươn lên vị trí thứ 3. Đối với sản phẩm từ gỗ xuất khẩu
sang Nhật Bản, Việt Nam vẫn vững chắc ở ngôi vị số hai. ................................ 49
2.3. Ảnh hƣởng của hiệp định CPTPP đến xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ
gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản.............................................................. 51
2.3.1. Cơ hội đối với xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản .................................................................................................. 51
2.3.2. Những thách thức đặt ra cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản ........................................................................... 62
2.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt
Nam sang thị trƣờng Nhật Bản dƣới ảnh hƣởng của CPTPP ......................... 67
2.4.1. Thành tựu đạt được ................................................................................... 67
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 69
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT
BẢN ĐẾN NĂM 2025 TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP73


3.1. Định hướng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam đến năm 2025 73
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm
từ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .......................................................... 73
3.1.2. Định hướng xuất khẩu ............................................................................... 74
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt
Nam sang thị trƣờng Nhật Bản đến năm 2025 .................................................. 76
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước............................................ 76
3.2.2. Nhóm giải pháp từ phía Hiệp hội .............................................................. 80
3.2.3. Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 85
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH

STT

TÊN ĐẦY ĐỦ

HIỆUVIẾT
TẮT

Convention on International Trade in Endangered
1

CITTES

2

CPTPP

3

EU

European Union

4


FDI

Foreign Direct Investment

5

FSC

Forest Stewardship Council

6

FTA

Free Trade Agreement

7

GDP

Gross Domestic Product

8

JAS

Japan Agricultural Standard

9


JIS

Japan Industrial Standard

10

USD

United State Dollar

11

VIFORES

Viet Nam Forest

Species of Wild Fauna and Flora
Comprehensive and Progressive Agreement for TransPacific Partnership


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các thị trường xuất khẩu chính gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ......12
Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng gỗ (Mã HS 44) của Việt Nam
giai đoạn 2015-2018 ................................................................................15
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng sản phẩm gỗ (Mã HS 94) của
Việt Nam giai đoạn 2015-2018 ...............................................................18
Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ theo cơ cấu mặt hàng của Nhật
Bản giai đoạn 2015-2019 .........................................................................28
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gỗ (mã HS 44) của thị trường Nhật Bản
giai đoạn 2015-2019 ................................................................................31

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sản phẩm gỗ (mã HS 94) của thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 ................................................................33
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm HS 44 và HS 94 của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 ............................40
Bảng 2.5: Các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 ..............................44
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu gỗ (Mã HS 44) từ các thị trường chính của Nhật
Bản giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................46
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ gỗ (Mã HS 94) từ các thị trường
chính của Nhật Bản giai đoạn 2015 – 2019 .............................................47
Đơn vị: nghìn USD ....................................................................................................47
Bảng 2.8: Vị trí của thị trường Việt Nam trong hoạt động nhập khẩu đồ gỗ của Nhật
Bản giai đoạn 2015 - 2019 .......................................................................49
Bảng 2.9: Quy định khối lượng nhập khẩu giới hạn sản phẩm gỗ có xuất xứ nguyên
gốc Việt Nam trong thời kỳ 15 năm ........................................................52
Bảng 2.10: Các thị trường chính nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam ...........55
Bảng 2.11: Giá trị các mặt hàng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam..................................56


DANH MỤC CÁCHÌNH
Hình 1.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong giai đoạn 2015-2019 ......10
Hình 2.1: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sản phẩm gỗ (mã HS 44 và mã HS 94)
của thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 ........................................34
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 ..................................................39
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm HS 44 và HS 94 của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 ............................40
Hình 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang
các thị trường năm 2018 ..........................................................................42
Hình 2.5: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang

các thị trường 6 tháng đầu năm 2019 ......................................................42
Hình 2.6: kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang các thị
trường 11 tháng đầu năm 2019 ................................................................43
Hình 2.7: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam .............................55


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------------------

HOÀNG PHƢƠNG TRANG

XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CPTPP

Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số
: 8310106

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2020


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ năm 2005, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam bắt
đầu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD với việc xuất khẩu sản phẩm đến 60
quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến năm 2020, sau 15 năm phát triển ngành đã có sự bứt
phá mạnh mẽ. Năm 2018, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới,
thứ 2 châu Á, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản với kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 9 tỷ USD, mở rộng đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vì vậy, ngành sản xuất gỗ và sản phẩm từ gỗ đã được coi là một trong những
ngành sản xuất chính của nền cơng nghiệp Việt Nam với thành quả với vị trí đứng
đầu ASEAN, đứng thứ hai châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và rừng
trồng. Không chỉ gia tăng về số lượng, các sản phẩm đã dần được cải thiện về mẫu
mã, chất lượng, thiết kế, được các thị trường dù là khó tính nhất đón nhận. Một số
thị trường lớn nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có thể kể đến như
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam. Trong đó Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ
2 của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ.
Vì vậy, đứng trên giác độ quốc gia và nhà nước Việt Nam để tăng cường
năng lực xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật
Bản trong bối cảnh thực thi CPTPP” là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Luận văn
 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu và làm rõ thực trạng
hoạt động xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản trong bối cảnh thực thi CPTPP. Từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuát khẩu gỗ
và sản phẩm từ gỗ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025.
 Nhiệm vụ nghiên cứu


ii


- Hệ thống hóa vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa và những vấn đề chung
về CPTPP;
- Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi CPTPP;
- Đề xuất định hướng, giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025 trong bối
cảnh thực thi CPTPP.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu gỗ và
các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Bản trong bối cảnh thực
thi CPTPP (giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019) và đề xuất phương hướng, giải
pháp đến năm 2025.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phân tích thơng tin và số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu sơ cấp;
- Phương pháp so sánh và tổng hợp;
- Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
của bài luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa và những vấn đề chung về CPTPP;
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi CPTPP;
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm từ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2025.


iii


CHƢƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU GỖ
VÀ CÁC SẢN PHẨM VỀ GỖ VÀ HIỆP ĐỊNH CPTPP
1.1 Những vấn đề chung về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
1.1.1. Đặc điểm ngành gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Nghề sản xuất và chế biến đồ gỗ đã được hình thành, tồn tại và phát triển lâu
đời ở nước ta. Đây là ngành nghề có truyền thống đã hàng trăm ngàn năm, gắn liền
với tên nhiều làng nghề, phố nghề, được biểu hiện qua nhiều sản phẩm tinh xảo và
hoàn mỹ.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
 Các nhân tố thuộc môi trường trong nước
- Nguồn nguyên liệu đầu vào
-Lực lượng lao động
- Công nghệ chế biến gỗ
 Các nhân tố thuộc mơi trường ngồi nước
- Nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới ngày càng tăng
- Cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ từ các nước thành viên có nền kinh tế
phát triển
- Đối mặt với những điều kiện quy định đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu
1.1.3. Một số tiêu chí đánh giá xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
 Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
 Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
1.2. Tổng quan về Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái
Bình Dƣơng (CPTPP)
1.2.1. Quá trình hình thành CPTPP
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Bru-nây, Chi-lê, Niu Di-lân,
Sinh-ga-po và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4. Đến ngày 22 tháng 9 năm 2008,



iv

Hoa Kỳ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị không phải trong khuôn khổ Hiệp
định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệp định hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngay sau đó, các nước Ốt-xtrây-lia và Pê-ru
cũng tuyên bố tham gia TPP.
Tháng 11 năm 2017, tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất
đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương - CPTPP với những nội dung cốt lõi. Ngày 08 tháng 3 năm 2018, các Bộ
trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã chính thức ký kết Hiệp định
CPTPP tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê.
1.2.2. Nội dung của Hiệp định CPTPP liên quan đến xuất nhập khẩu gỗ
và sản phẩm từ gỗ giữa các nước thành viên
- Cam kết về Thuế quan
- Cam kết CPTPP về Quy tắc xuất xứ đối với gỗ và các sản phẩm gỗ
- Về thủ tục chứng nhận xuất xứ
- Cam kết CPTPP về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động
thực vật (SPS)
- Cam kết CPTPP về lao động
- Cam kết CPTPP về môi trường và bảo vệ động, thực vật hoang dã


v

CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM
TỪ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CPTPP
2.1. Khái quát về thị trƣờng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Nhật Bản

2.1.1 Qui mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản
Số liệu chính thức của Chính phủ Nhật Bản mới cơng bố cho thấy tăng trưởng
GDP quý 4/2019 của nước này ở mức -7,1%, cao hơn nhiều so với mức ước tính -6,3%
được cơng bố trước đó. Sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế quý 4/2019 cũng chấm dứt
mạch tăng trưởng kinh tế yếu ớt kéo dài 4 quý trước đó của Nhật Bản, do hoạt động
tiêu dùng và đầu tư đã bị ảnh hưởng bởi việc chính phủ tăng thuế tiêu dùng.

2.1.2. Cơ cấu thị trường gỗ và các sản phẩm từ gỗ Nhật Bản
 Cơ cấu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ Nhật Bản
Về cơ cấu sản phẩm gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng có thể kể đến
như các dạng từ gỗ dạng thô, nguyên liệu gỗ như gỗ dạng khúc, gỗ cây, gỗ dán,…
và các sản phẩm từ gỗ đã được hoàn thành như ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn
phòng, hòm, hộp thùng bằng gỗ, khung tranh, đồ gỗ sử dụng nhà bếp, đồ gỗ sử
dụng trong phịng ngủ. Trong đó nhu cầu về các mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm
nhiều nhất, khoảng trên 50% nhu cầu thị trường.
Các mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản,
được phân theo 2 mã HS chính là 44 và 94 trong đó mã hàng hóa chi tiết được trong

2.1.3. Chính sách quản lý của Nhật Bản đối với hoạt động nhập khẩu
gỗ và các sản phẩm từ gỗ
 Các quy định về thủ tục Hải Quan
Các bước khai báo theo trình tự hải quan đều được quy định và thực hiện
theo bộ luật Hải quan Nhật Bản , cụ thể điều 67-72 quy định theo trình tự các bước
như sau:
1. Điền form khai báo và nộp hồ sơ
2. Khai báo người khai quan


vi


3. Khai báo các chứng từ và cấp giấy phép theo yêu cầu
4. Hệ thống giám sát kiểm tra trước khi hàng đến
 Các quy định về thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ trong nước
Tổng cục Hải quan Nhật Bản đã ban hành biểu thuế nhập khẩu Nhật Bản
được cập nhật mới nhất vào ngày 01/04/2020, trong đó có chương 44 và chương 94
với đầy đủ mức thuế nhập khẩu dành cho gỗ và các mặt hàng làm từ gỗ.
 Các công ước quốc tế quy định hoạt động nhập khẩu gỗ và các sản phẩm
từ gỗ sang thị trường Nhật Bản
Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu gỗ vào Nhật Bản, các doanh nghiệp
xuất khẩu cần phải căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc
quản lý của Công ước CITES. Đông thời, tra cứu theo tên khoa học của loại gỗ
mà doanh nghiệp bạn dự kiến nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước
CITES hay không.
 Các quy định pháp luật khi kinh doanh gỗ và các sản phẩm từ gỗ
Các sản phẩm đồ gỗ khi được nhập khẩu vào thị trường Nhật bản sẽ được
phân phối theo các kênh như:
- Nhà xuất khẩu - Nhà nhập khẩu - Nhà bán lẻ
- Nhà xuất khẩu - Nhà thiết kế và lắp ráp Nhật - Nhà Bán lẻ
- Nhà xuất khẩu - Nhà Bán lẻ

2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của
Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản dƣới sự ảnh hƣởng của CPTPP
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản
 Giai đoạn trước khi CPTPP có hiệu lực (2015 – 2018)
Nhật Bản là thị trường đứng thứ 2 trong bảng kim ngạch xuất khẩu các mặt
hàng gỗ của Việt Nam, sau Mỹ với những yếu tố thuận lợi như nền kinh tế phát
triển, dân số đông với sức mua lớn. Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục
Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản tăng đều qua các năm



vii

 Giai đoạn sau khi CPTPP có hiệu lực (từ năm 2019)
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản tăng nhanh, đạt mức trên 1.3 tỉ USD. Theo tính tốn của tác
giả, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành sang Nhật Bản là 10% so với
2018 và lên tới trên 35% so với năm 2016

2.2.2.Tương quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
sang Nhật Bản so với các thị trường khác
Trong giai đoạn 2015 - 2019, nếu so sánh với kim ngạch xuất khẩu gỗ và các
sản phẩm từ gỗ của Việt nam sang Nhật Bản với các thị trường khác, có thể thấy
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vẫn duy trì ở mức ổn định, là một
trong những thị trường lớn của ngành gỗ Việt Nam.
Nhìn chung, Hiệp định CPTPP không làm thay đổi đáng kể vị trí của Nhật
Bản so với các thị trường khác. Nước này vẫn duy trì tỉ lệ 13% và giữ vững ngôi vị
thứ hai trong số các đối tác lớn nhất của gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam.

2.2.3. Cơ cấu mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản
 Giai đoạn trước khi CPTPP có hiệu lực (2015 – 2018)
Trong giai đoạn 2015-2018, nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản về mặt
hàng gỗ nguyên liệu và gỗ thành phẩm được nhập khẩu từ các nước châu Á đang ngày
một tăng lên cùng với đó mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ được nhập khẩu từ Việt Nam
cũng ngày càng được ưa chuộng. Mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam
được sang thị trường Nhật Bản khá phong phú với nhiều chủng loại sản phẩm bao gồm
cả dạng thơ và dạng sản phẩm đã hồn thiện có mẫu mã và kiểu dáng, đa dạng
 Giai đoạn sau khi CPTPP có hiệu lực (từ năm 2019)

Sang đến năm 2019, lượng dăm xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn khô với kim
ngạch là 504,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu dăm năm 2019 cũng cao hơn gần
1,2 lần kim ngạch năm 2018. Năm 2019, viên nén vẫn tiếp tục tốc độ tăng trưởng
nhanh, đạt kim ngạch 116,6 triệu USD trong năm 2019 từ mức 57,7 triệu USD năm
2018, tăng gấp 2 lần


viii

2.2.4. Đối thủ cạnh tranh của ngành gỗ Việt Nam trên thị trường
Nhật Bản
 Giai đoạn trước khi CPTPP có hiệu lực (2015 – 2018)
Nhật Bản là một quốc gia có nền cơng nghiệp phát triển mạnh với thế mạnh
về kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng do điều kiện địa lý của Nhật Bản khá đặc biệt
nên nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên khiến cho hoạt động sản xuất, khai thác và
chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ khơng có nhiều thuận lợi.
 Giai đoạn sau khi CPTPP có hiệu lực (từ năm 2019)
Đối với nhóm gỗ (HS 44), các nước ngoài CPTPP như Trung Quốc, Mỹ,
Indonesia có sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản với tỉ lệ giảm tương
ứng là: 2,7%, 10,6% và 13.1% so với năm 2018. Trong nhóm các nước thuộc
CPTPP có sự phân hóa sâu sắc, ba nước giảm mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Nhật
Bản là Canada (21,7%), Malaysia (11.6%), Chile (7.3%) so với 2018. Ở chiều
ngược lại, Việt Nam xuất sắc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thêm 21.9%.
Australia tăng nhẹ với 1.6%.

2.2.5. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ của Việt Nam
tại thị trường Nhật Bản
 Giai đoạn trước khi CPTPP có hiệu lực (2015 – 2018)
Nhìn chung vị trí của Việt Nam trọng bảng xếp hạng các đối tác nhập khẩu
gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Nhật Bản ít biến động trong giai đoạn 2015 -2018.

 Giai đoạn sau khi CPTPP có hiệu lực (từ năm 2019)
Trong năm 2019, đối với gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản (Mã HS 44), Việt Nam
bất ngờ tăng 4 bậc để vươn lên vị trí thứ 3. Đối với sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang
Nhật Bản, Việt Nam vẫn vững chắc ở ngôi vị số hai.

2.3. Ảnh hƣởng của hiệp định CPTPP đến xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản
2.3.1. Cơ hội đối với xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản
Từ cuối năm 2019 và trong tương lai khi hiệp định CPTPP bắt đầu có hiệu
lực và bắt đầu thực thi sẽ là cơ hội lớn cho thương mại Việt Nam. Đặc biệt các


ix

doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ có điều kiện thúc
đẩy xuất khẩu nhờ các hàng rào thuế quan rất nặng nề như hiện nay được gỡ bỏ. khi
ngành này bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, định hình được các
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh và khơng thể cạnh tranh trong ngành, nâng
cao chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của toàn ngành.
 Những ưu đãi về mức thuế quan áp dụng cho các mặt hàng gỗ và các sản
phẩm từ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
a. Cam kết thuế quan của Nhật Bản trong hiệp định CPTPP
Trong CPTPP, Nhật Bản cam kết về thuế quan đối với gỗ và các sản phẩm
gỗ Việt Nam theo 02 nhóm:
- Xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với đa số dịng thuế gỗ và các
sản phẩm gỗ (197/241 dịng thuế), bao gồm tồn bộ dòng thuế về nội thất bằng gỗ
thuộc chương 94, cùng một số dòng thuế chương 44.
- Cắt giảm và xóa bỏ thuế theo lộ trình 9-16 năm kể từ khi có hiệu lực với
một số dịng thuế.

b. Ưu đãi về thuế xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của thị trường Việt
Nam sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực
Đối với mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sẽ được áp dụng
thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo lộ trình đã nêu trên khi đáp ứng đủ được các
điều kiện
c. Ưu đãi về thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu sau khi Hiệp định CPTPP có
hiệu lực
Việt Nam đã trở thành trung tâm xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của thế
giới vì vậy ngành cơng nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam cũng ngày càng mở rộng.
Hiện nay Chính phủ đang duy trì chính sách cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên với
nguồn cung gỗ chủ yếu từ rừng trồng chủ yếu là gỗ keo và cao su nhưng vẫn chưa
đủ để cung cấp cho chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Vì vậy để đảm bảo nguồn
gỗ nguyên liệu cho chế biến, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn gỗ
nguyên liệu từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.


x

2.3.2. Những thách thức đặt ra cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ
của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
- Phải đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất nội địa, ổn định nguồn nguyên
liệu nhập khẩu nước ngoài.
- Tự hình thành chuỗi giá trị khép kín, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
- Nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Ngành sản xuất và chế biến gỗ nội địa phát triển, vững mạnh
- Công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động sản xuất và chế biến gỗ và các sản
phẩm từ gỗ phát triển
- Quyền sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng xuất khẩu

2.4. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ

gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản dƣới ảnh hƣởng của CPTPP
2.4.1. Thành tựu đạt được
 Tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện khó khăn
 Củng cố vị thế và mở rộng chiếm lĩnh thị phần
 Gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu
 Tận dụng tốt chính sách về thuế quan của Nhật Bản
 Chủ động hơn nguồn nguyên liệu đầu vào, đáp ứng tốt yêu cầu nghiêm ngặt
của Nhật Bản về nguồn gốc xuất xứ và bảo vệ môi trường

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
 Hạn chế chung của ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ Việt Nam
- Năng suất lao động thấp:
- Trình độ cơng nghệ thấp, có sự phân hóa:
- Chưa tự chủ hoàn toàn nguyên liệu đầu vào:
 Hạn chế của hiệp định CPTPP
- Mức độ tác động nhỏ:
- Các nước CPTPP không phải là đối tác lớn về tiêu thụ gỗ và sản phẩm từ gỗ
- Gia tăng sức ép cạnh tranh do lộ trình cắt giảm thuế quan


xi

CHƢƠNG 3:
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỖ
VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG
NHẬT BẢN ĐẾN NĂM 2025 TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
HIỆP ĐỊNH CPTPP
3.1. Định hướng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ Việt Nam đến năm 2025
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt
Nam và liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13% năm trong giai

đoạn 2010-2018. Sản phẩm gỗ của Việt nam hiện đã xuất khẩu đến 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu,
chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ tồn cầu và cịn nhiều dư địa để phát triển.
Với khoảng 4.500 doanh nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân và trên một
triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản
phẩm từ gỗ đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ phục vụ xuất khẩu thúc
đẩy phát triển trồng rừng, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vừng cho các hộ dân
vùng nơng thơn miền núi và góp phần thực hiện thành cơng chương trình tái cơ cấu
ngành lâm nghiệp.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả,
hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng
nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo
các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất.
- Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây
dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; phấn đấu để Việt
Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến,
xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngồi gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường
thế giới.


xii

Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11
tỷ USD; năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng
bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam,
có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp 2021-2030, rà sốt và
hồn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu và phát

triển ngành công nghiệp gỗ theo yêu cầu bối cảnh mới của Luật Lâm nghiệp.

3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ
của Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản đến năm 2025
Nhóm giải pháp về chính sách của nhà nước
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về
chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gỗ và các sản
phẩm từ gỗ.
- Tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành
- Quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu bền vững
- Đào tạo nguồn lao động chất lượng cao
Nhóm giải pháp từ phía Hiệp hội
- Phát huy vai trị hướng dẫn và bảo trợ doanh nghiệp
- Đẩy mạnh truyên thông và vận động về vấn đề phát triển bền vững
- Liên kết các thành viên trong hiệp hội và liên kết với các cơ sở đào tạo
Về phía doanh nghiệp
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp
- Chủ động nắm bắt cơ hội và cập nhật những quy định mới
- Chủ động nâng cao chất lượng nguồn lao động


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

------------------------

HOÀNG PHƢƠNG TRANG

XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ GỖ
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN

TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CPTPP

Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số
: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THU HƢƠNG

HÀ NỘI, NĂM 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu hướng tồn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác
động đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm lĩnh vực, ngành và nền kinh tế.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng hội nhập mở cửa nền kinh tế với những
thành tựu nổi bật, đặc biệt là về xuất khẩu. Chúng ta đã xác định những mặt hàng
chủ lực mũi nhọn để xúc tiến như dệt may, cà phê, gạo, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,...
Trong đó mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ ngày càng có vai trị quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Kể từ năm 2005, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam bắt
đầu gia nhập câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD với việc xuất khẩu sản phẩm đến 60
quốc gia và vùng lãnh thổ.Đến năm 2020, sau 15 năm phát triểnngành đã có sự bứt
phá mạnh mẽ. Năm 2018, Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới,
thứ 2 châu Á, đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản với kim ngạch
xuất khẩu đạt trên 9 tỷ USD, mở rộng đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim

ngạch xuất khẩu đã tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng đáng kể, chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nơng nghiệp và đóng góp rất
lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Vì vậy, ngành sản xuất gỗ và sản phẩm từ gỗđã được coi là một trong những
ngành sản xuất chính của nền cơng nghiệp Việt Nam với thành quả với vị trí đứng
đầu ASEAN, đứng thứ hai châu Á và đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và rừng
trồng. Không chỉ gia tăng về số lượng, các sản phẩm đã dần được cải thiện về mẫu
mã, chất lượng, thiết kế, được các thị trường dù là khó tính nhất đón nhận. Một số
thị trường lớn nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam có thể kể đến như
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chiếm hơn 70% tổng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt
Nam. Trong đó Nhật Bản là thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ
2 của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Đây là một quốc gia có nền kinh tế phát triển
trong khu vực châu Á và toàn thế giới, xã hội ổn định với dân số có nhu cầu và sức
mua lớn nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên lại hạn hẹp và khó khăn. Điều đó


2

khiến cho Nhật Bản phải gia tăng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ từ các nước
bên ngoài, trong đó có Việt Nam. Vì vậy đây là một thị trường tiềm năng rất lớn
trong cả hiện tại và tương lại, mang lại nhiều triển vọng phát triển không chỉ cho
riêng Việt Nam mà còn cho tất cả các quốc gia xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định đối tác Kinh tế
Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xun Thái
Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực ngày 30/12/2018. Đối với Việt
Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 vừa qua đã mở ra những cơ hội lớn
cho ngành gỗ Việt Nam. Với những cam kết cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu tập
trung vào các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như gỗ và các sản phẩm từ gỗ sẽ
giúp các sản phẩm của Việt Nam tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật
Bản, có nhiều điều kiện cạnh tranh với nguồn cung sản phẩm gỗ lớn nhất tại Nhật

Bản là Trung Quốc khi chúng ta mới đang chỉ xếp hạng thứ hai. Đồng thời những
cam kết của hiệp định CPTPP sẽ mang đến cho ngành gỗ của Việt Nam những thị
trường triển vọng với tiềm năng xuất khẩu rất lớn như Mexico, Canada,... tạo ra
những cú hích lớn trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.
Tuy nhiên, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam hiện nay còn
tổn tại những hạn chế nhất định. Cụ thể là xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiềm năng
tuy lớn nhưng sức ép cạnh tranh đang ngày càng gia tăng, đặc biệt từ phía Trung
Quốc, Đài Loan và các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia…Chất lượng
và mẫu mã sản phẩm đồ gỗ Việt Nam còn hạn chế, chưa thật phong phú, đa dạng.
Nhiều năm qua, ngành chế biến gỗ, lâm sản mặc dù phát triển nhanh nhưng không
bền vững. Tăng trưởng của ngành này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nhưng phần lớn
lại chỉ là gia công, phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ khách
hàng nước ngoài.Hầu hết các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, siêu nhỏ như hộ gia đình,
hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề… thường có cơng nghệ thiết bị lạc hậu, khả năng
quản lý hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh…Thiếu nguồn nguyên liệu gỗ hợp
pháp và ổn định.Vấn đề truy xuất nguồn gốc gỗ gây nên những vướng mắc lớn cho
doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay cịn
thấp, tính hợp tác và liên kết lỏng lẻo.


×