Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Đầu tư xây dựng hệ thống sân golf tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.77 MB, 126 trang )


TRƯỎXG Đ Ạ I HỌC KLM I TỂ f t i o c D M
fyt

Ê3

NGUY ỄN L Ẽ V IỆT HÀl
ĐẠI HỌCKINHTỂ QUỐCDÂM
TRUNG TÂM

'TH0NGTIN THƯVĨỆN

ĐẨU Tư XÂY DỤNG HỆ THŨNG SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHẤP
chuyên ngành: Kinh té đâu tu

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TẾ




Q ỉíịuừi hướng, d ẫ n Uítoa hợe:

TS. PHẠM VẲN HÙNG

Hà Nội - 2008

7ffS.ó?9?Ỹ


MỤC LỤC


PHẦN MỞ Đ Ầ U ................................................................................................
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ ĐẦU T ư XÂY DỰNG
SÂN G O L F ...... ...........................................................................................
1.1. ĐẦU T ư PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU T ư XÂY D ựN G SÂN G O L F.............6
1.1.1. Đầu tư xây dụng sân golf và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng sân g o lf
6
ỉ. 1.1.1. Đầu tư xây dựng sân g o lf............................................................................6
1.1.1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng sân g olf........................................................7
1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển sân golf......................................................... 9
1.1.3. Một số đặc điểm của đầu tư xây dựng sân golf......................................... 11
1.2. NỘI DUNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÂN GOLF.......................... 13
1.2.1. Xây dựng sân g o lf..........................................................................................13
1.2.2. Xây dựng Nhà Câu lạc b ộ ............................................................................15
1.2.3. Xây dựng sân tập golf................................................................................... 15
1.2.4. Xây dựng các cơng trình phụ trợ: gồm: kios bán hàng, nhà văn phòng làm
việc, nhà kho, xưởng cơ k h í,..................................................................................15
1.2.5. Xây dựng biệt thự, khách sạn...................................................................... 16
1.2.6. Đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết b ị.................................................... 16
1.3. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY D ựN G SẦN GOLF................................... 16
1.3.1. Nguồn vốn trong nước.................................................................................. 17
1.3.2. Nguồn vốn nước ngoài.................................................................................. 18
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG SÂN G O LF.........................................................
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triên sân g o lf..........................18
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển sân g o lf........................22
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÂN GOLF

25

1.5.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người..................25

1.5.2. Lãi su ấ t............................................................................................................25
1.5.3. Tình hình ngoại thương và chính sách thuế:..............................................26
1.5.4. Mơi trường chính trị, luật pháp:.................................................................. 27
1.5.5. Mơi trường văn hoá xã h ộ i...........................................................................27

1
6


1 5.6. Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thê khai thác cho
việc thực hiện dự án................................................................................................. Zô
1.5.7. Quy hoạch, kế hoạch phát triển..................................................................28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH vực
GOLF TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 5/2008.................... ............29
2.1. KHAI QUẰT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ ÁNH
HƯƠNG ĐEN HOẠT ĐỘNG ĐÂU TƯ PHÁT TRIỂN SẦN G O L F..............29
2.1.1. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quôc t ê ...................................................... 29
2.1.2. Đổi mới cơ chế kinh tế, nâng cao đời sống nhân d â n ...............................29
2.1.3. Tình hình lãi suất...........................................................................................29
2.1.4. Mơi trường chính trị - xã h ộ i.......................................................................29
2.1.5. Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên............................. 32
2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY D ựN G SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM ...32
2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng sân golf tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 5/2008 .. 32
2.2.2. Đầu tư phát triển sân golf theo các nội dung:............................................34
2.2.3. Cơ cấu đâu tư phát triển sân golf.................................................................49
2.2.4. Công tác quản lý nhà nước trong đâu tư xây dựng sân g o lf.....................46
2.3. KÉT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÂN GOLF TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 5/2008.............................................................47
2.3.1. Kết quả đầu tư phát triển sân golf tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 5/2008 47

2.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:............................................................47
2.3.1.2. Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm..... 48
2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển sân golf Việt Nam giai đoạn 1990 - 5/2008 .51
2.3.2. ỉ. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư phát triển sân g o lf Việt Nam5\
2.3.2.2. Tác động của đầu tư xây dựng sân g o lf tới phát triển kinh tế xã h ộ i... 60
2.4. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN................................................ 66
2.4.1. Một số tồn tại trong hoạt động đầu tư xây dựng sân g o lf........................ 66
2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại................................................................... 69
2.4.2.1. về nhận thức đổi với đầu tư phát triển sân g o lf.................................... 69
2.4.2.2. Công tác quản lý Nhà nước...................................................................... 29
2.4.2.3. Chưa kết hợp đồng bộ giữa đầu tư phát triển sân g o lf với kết cấu hạ
ị _

.

tâng cơ sơ. ................................................................................................................

70

CHƯƠNG III: MỘT SỔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM........................................71


3.1. x u HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH v ự c GOLF TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI VA BÀI HỌC KINH N G H IỆM ..... ............ .......................... 71
3.1.1. Xu hướng phát triển golf tại Việt Nam trong thời gian tớ i..... ............. ...11
3.1.2. Bai học kinh nghiệm đầu tư xây dựng sân golf của một số quốc gia trên
thế giới.................................................................. ....................................................^
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
ĐAU TƯ PHÁT TRIỂN SÂN GOLF Ở VIỆT NAM ..........................................74

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơng tác quản lý Nhà nước:.... .......... ............... ;.......74
3.2.1.1. cần phải xây dựng phương hướng, quy hoạch tông thể phát triển sân
g o lf trên phạm vỉ cả nước........................................................................................74
3.2.1.2. Mỗi địa phương cần xem xét quy hoạch vùng, địa phương cho phù hcrp
với đặc điểm của địa phương mình........................................................................ 75
3.2.1.3. Tiếp tục tập trung hồn thiện cơ chế “liên th ơ n g -m ộ t cửa ”............. 75
3.2.1.4. Phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sân g o lf..........................................................76
3.2.1.5. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chứ c................................... 78
3.2.1.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã h ộ i............................................78
3.2.1.7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư xây
dựng các sản g o lf......................................................................................................78
3.2.1.8. Thu hồi giấy phép đầu tư đối với những sân g o lf là “dự án treo ”...... 80
3.2.1.9. Cần có chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương........................ 82
3.2.1.10. Đầu tư xây dựng sân golf đảm bảo phát triển bền vững kinh tể - xã h ộ i.. 82
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp:...................................................... 83
3.2.3. Nhóm giải pháp về cơng tác tuyên truyên..................................................84

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 88
PHÀN PHỤ LỤC.................................................................................... 89


DANH MỤC BẢNG BIẺƯ, s ơ ĐỊ, MƠ HÌNH
Bảng 2.1: số lượng dự án được cấp phép qua các giai đoạn............................... 34
Bảng 2.2: Nội dung vốn đầu tư phát triển sân golf của một số dự án................. 35
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của các dự án sân golf đã được huy động.... 44
Bảng 2.4: Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ.........................................................45
Bảng 2.5: v ố n đầu tư xây dựng sân golf thực hiện qua các năm .........................47
Bảng 2.6: Các sân golf đã được huy động tại Việt N am .......................................49

Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh của dự án sân golf đã được huy động................52
Bảng 2.8: Hiệu quả tài chính một số dự án đầu tư phát triển sân golf............... 53
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các dự án đầu tư phát triển sân golf phân theo nguồn vốn..... 42
Biểu đồ 2.2: Số lượng sân golf hoạt động qua các năm............................................... 51
Mơ hình 3.1: Mơ hình phân cấp cấp phép và quản lý đầu tư xây dựng sân golf..... 77
Mơ hình 3.2: Mơ hình giám sát thực hiện dự án đầu t ư xâydựng sân golf............... 79
Mơ hình 3.3: Mơ hình quản lý đối với “dự án treo” ................................................... 81


TRƯỜNG Đ Ạ I HỌC K IN H TỂ

ftrốc D Â N

EQ

N GUYỄN LÊ V IỆT HẢl

ĐẨU Tư XÂY DỰNG HỆ THỈNG SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM:
THỰG TRẠNG VÀ GIẢI PHẤP
Chuyên ngành: Kỉnh tế đổu tư

TÓM TẮT l u ậ n Vă n t h ạ c s ĩ


Hà Nôi - 2008




1


LỜI MỞ ĐẦU
Đường lối, chiến lược phát triển của Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển văn hoá xã hội nhằm
sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế
với nhịp độ nhanh, chât lượng cao và bên vững găn với phát triên con người, thực
hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội.
Trong chính sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần tạo bước phát triển vượt
bậc của khu vực dịch vụ đáp ứng yêu cầu và xu hướng phát triển chung của thế
giới; tận dụng tốt thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế để tạo bước phát triển vượt bậc
của khu vực dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ
tăng GDP; Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, mở rộng, nâng
cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, dịch vụ mới, dịch vụ cao câp, dịch
vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Khuyên khích đâu tư phát
triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phâm và
các loại hình du lịch...
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập kinh tế quốc tế, phải luôn coi trọng yêu cầu nâng cao phúc lợi xã hội cơ bản
của nhân dân, đặc biệt các đối tượng người nghèo, vùng nghèo, các đối tượng chính
sách; đồng thời khơng xem nhẹ việc đáp ứng những nhu cầu của bộ phận ngày càng
đông dân cư có thu nhập cao hơn... Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển các cơ sở dịch vụ tư nhân và cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
Sự nghiệp phát triển thể dục thể thao cần đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể
thao cả về quy mơ và chất lượng, khun khích và tạo điêu kiện đê toàn xã hội tham
gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Môn thê thao golf là sự kêt hợp


ii


đa dạng giữa thể dục thể thao với văn hoá, du lịch, dịch vụ và hỗ trợ phát triên kinh tê.
Thành tựu hơn 20 năm đổi mới đã đưa đất nước tăng trưởng kinh tế với tốc độ
nhanh đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, một bộ phận giàu lên, có nhu cầu
đời sống ngày càng cao, nhất là ở các đơ thị, khu cơng nghiệp. Q trình hội nhập
kinh tế ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, nhât là từ khi Việt Nam tham gia
các tổ chức khu vực, và quốc tế, bình thường hố quan hệ với Mỹ, gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO cùng với sự phát triển kinh tế, văn hố, bộ mơn thể thao
golf khơng ngừng phát triển đáp ứng nhu cầu của một bộ phận dân cư trong nước và
và người nước ngoài. Trong thời gian qua đã có hàng trăm dự án đầu tư xây dựng
sân golf được cấp phép và cấp chủ trương cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng sân
golf trong đó đã có một số sân golf đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đâu tư xây dựng
sân golf cịn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch và quản lý thống nhất. Do đó,
bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại,
tạo nên những ý kiến khác nhau trong xã hội và cả trên diễn đàn quốc hội về đầu tư
xây dựng sân golf.
Golf là một môn thể thao mới du nhập vào nước ta, vốn đầu tư cho một sân
golf lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội như quản lý tài ngun, đât đai,
mơi trường... Do đó, nhận thức khác nhau về vấn đề này là điều tất nhiên.
Để đi đến sự thống nhất về quan điểm và chính sách đầu tư xây dựng sân
golf ở Việt Nam một cách đúng hướng, cần phải đánh giá đầy đủ, khách quan
tình hình đầu tư xây dựng sân golf ở Việt Nam trong thời gian qua, chi ra nhưng
hạn chế tồn tại và nguyên nhân. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
đầu tư xây dựng sân golf ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài: “Đầu tư
xảy dựng hệ thống sân g o lf tại Việt Nam: Thực trạng và giải p h á p ” để làm
luận văn thạc sỹ kinh tế.


I ll

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÊ ĐẦU TƯ

XÂY DựNG SÂN GOLF
1.1. Đầu tư xây dựng sân golf và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng sân golf

1.1.1. Đầu tư xây dựng săn golf
Là hoạt động đầu tư phát triển, sự hi sinh các nguồn lực để tiến hành các
hoạt động xây dựng, mua sắm, lắp đặt, đào tạo để tạo ra sân golf, tạo ra các hạng
mục cơng trình, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của
người dân.

1.1.2. Sự cần thiết đầu tư xây dựng săn golf
Nhu cầu chơi s o lf tai Viêt Nam ngày cans tăns
Ngày nay, do chính sách đối ngoại và kinh tế rộng mở, số lượng người nước
ngoài đến làm ăn tại Việt Nam và khách du lịch đến Việt Nam ngày càng nhiều, có
nhu cầu nghỉ ngơi và nhu cầu về các loại hình dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí,
trong đó có mơn thể thao golf. Đồng thời, một bộ phận dân cư trong nước có thu
nhập cao, cán bộ cơng chức các cơ quan, doanh nghiệp cũng có nhu cầu chơi golf.
Xây dưng sân 20l f góp phần nâns cao hỉêu quả sử duns đất và cải tao
cảnh quan thiên nhiên
Các dự án sân golf thường được xây dựng tại những vùng đất đồi núi,
vùng đất nông nghiệp nhưng trũng, để ngập nước, sản lượng thấp; các khu vực
bán sơn địa, đồi núi ít canh tác, dân cư thưa thớt và xa trung tâm tỉnh lỵ, các
vùng ven biển. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng sân golf làm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
Là tác nhân thu hút khách du lich đến Viêt Nam, tác đông đến sư phát triến
của các ngành du lich
Một số nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc có mùa đơng khắc


IV


nghiệt, do vậy người chơi golf thường di chuyển đến các nước có khí hậu nhiệt
đới để chơi golf trong thời gian khoảng 3 tháng. Chúng ta cần nắm bắt nhu cầu
này và phát triển sân golf, tạo điều kiện phát triển mạnh ngành du lịch, góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
G olf là môn thể thao phổ biến trên thế giới đươc nhiều người ưa thích
Golf là một mơn thể thao giải trí có tính phổ biến ở nhiều quốc gia và được
nhiều người ưa thích. Đen với mơn thể thao này, người chơi golf không chỉ thuần
tuý vui chơi, giải trí hay hít thở khơng khí trong lành sau những giờ làm việc căng
thẳng nơi công sở, nhà máy, công trường mà sân golf còn trở thành nơi gặp gỡ,
trao đổi ý tưởng giữa các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư, và các chính khách.
Sân golf cũng là nơi gặp gỡ của các doanh nhân, các nhà ngoại giao: Rất
nhiều doanh nhân ký kết và thương thảo hợp đồng tại sân golf, các nhà ngoại
giao cũng bàn bạc, thảo luận cơng việc, sự kiện tại đây. Vì vậy, ngày nay, golf là
môn thể thao không thể thiếu trong một quốc gia đang phát triển và hội nhập
quốc tế.
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển sân golf
- Phát huy được ưu thế về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng, địa
phương, đồng thời cải tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường.
- Tạo ra môi trường lý tưởng cho giao lưu giải trí, thư giãn của các doanh
nhân trong và ngoài nước, các nhà ngoại giao, các chính khách...
- Thu hút và tạo cơng ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động, tăng cường
tích luỹ và nâng cao đời sống cho người lao động.
- Thu hút được nhiều vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Tăng thu cho ngân sách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


1.3. Một số đặc điểm của đầu tư xây dựng sân golf
- Hoạt động đầu tư xây dựng sân golf đòi hỏi vốn đầu tư lớn và lượng vốn
này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Lượng vốn đầu tư lớn

tuỳ thuộc vào số lượng hố golf, trung bình là 70-100 tỷ đồng/9 hố golf. Vì vậy,
một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi chủ đầu tư phải bỏ ra lượng vốn hàng
trăm tỷ đồng.
- Thời gian thực hiện xây dựng sân golf đến khi dự án hoàn thành và đi
vào hoạt động thường kéo dài nhiều năm với nhiều biến động xảy ra. Đe xây
dựng được 9 hố golf đòi hỏi thời gian tối thiểu là 1 năm. Khi đầu tư xây dựng
một sân golf 18 hố, 36 hố đòi hỏi thời gian xây dựng trong thời gian 2 - 3 năm.
- Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các sân golf đẹp, hùng vĩ,
có giá trị sử dụng lâu dài, thời gian hoạt động thường là 50 năm - 70 năm.
- Yêu cầu xây dựng trên phạm vi, diện tích rất lớn, thường là hàng trăm
ha, tuỳ thuộc vào số lượng hố golf, diện tích trung bình cho 9 hố golf là 30 ha,
ngồi ra cịn các cơng trình phụ trợ. Như vậy, để xây dựng được một sân golf
tiêu chuẩn quốc tế cùng với cơng trình phụ trợ, địi hỏi diện tích hàng trăm ha.
- Thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng sân golf là sân golf hoạt động
tại nơi nó được xây dựng, sẽ là nơi để khách đến chơi golf và đến nghỉ ngơi. Vì
vậy, việc nghiên cứu địa hình và vị trí để xây dựng sân golf có ý nghĩa rất lớn.
- Hoạt động đầu tư xây dựng sân golf chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
về địa lý, địa hình tại nơi xây dựng sân golf.
- Đầu tư xây dựng sân golf địi hỏi lịng kiên trì, kỳ cơng, vì đây là lĩnh
vực rất mới tại Việt nam, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Khi quyết định đầu tư
vào lĩnh vực này, các chủ đầu tư phải tìm hiểu, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm
của các nước đã phát triển lĩnh vực sân golf.


VI

CHƯƠNG II: PHẦN TÍCH TH ựC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DựNG
SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990-5/2008
2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
phát triển sân golf

Quan hệ đối ngoại với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên thế giới ngày
càng mở rộng và đi vào chiều sâu, đặc biệt từ khi bình thường hố quan hệ với Mỹ
và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Có nhiều cơ quan, doanh nghiệp,
người nước ngồi đến làm việc, đâu tư, buôn bán, du lịch tại Việt Nam. Trong đó,
có một bộ phận lớn có nhu cầu hoạt động các mơn thể thao giải trí cao cấp như
chơi golf. Đó cũng là lý do cần thiết để đầu tư xây dựng sân golf tại Việt Nam.
Việt Nam chính thức thực hiện cơng cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm
1986 đã tác động đến sự ra đời của hoạt động đầu tư phát triển sân golf vào năm
1991. Hoạt động này phát triển nhanh và nhiều từ năm 2003 trở lại đây.
Sau hơn 20 năm đổi mới, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, một
bộ phận dân cư có mức sống cao, trong đó, nhiều người có nhu cầu hoạt động thể
thao golf. Đó là đặc điểm rất cơ bản để nhiều địa phương, khu kinh tế, ở những
vùng đô thị, khu công nghiệp tập trung, những nơi nhiều người nước ngoài làm
việc, sinh sống có nhu cầu xây dựng sân golf phục vụ đời sống xã hội.
Lãi suất giai đoạn từ 1990 - 2005, lãi suất chỉ ở mức dưới 12%. Khi đó,
hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng sân golf nói riêng có nhiều thuận
lợi. Từ năm 2006 đến đầu năm 2008 là sự biến động của lãi suất. Lãi suất dao
động ở mức 18%/năm. Lãi suất thị trường lên xuống thất thường, rất cao. Điều
này gây hoang mang, lo lắng cho các nhà đầu tư trong việc thi công xây dựng,
thực hiện đầu tư xây dựng.


v ii

Việt Nam là nước có nền kinh tế ổn định nhât. An ninh, chính tri, xa họi
ổn định trật tự. Đó là yếu tố quan trọng nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước yên tâm đầu tư, kê cả trong lĩnh vực đâu tư phat tnen san golf.
Địa hình Việt Nam có đồi núi chiếm 40%, diện tích đồng băng chỉ khoảng
20%. Như vậy, diện tích đất đồng bằng rất ít. Vì vậy, đầu tư xây dựng sân golf
khơng được chiếm diện tích đất đơng băng.

2.2. Thục trạng đầu tu xây dựng sân golf tại Việt Nam

2.2.1. Tinh hình đầu tư xây dựng sân golf tại Việt Nam
Sân golf đầu tiên được xây dựng tại Đạt Lạt năm 1920. Một thịi gian dài
sau đó mơn thể thao này không được quan tâm. Đen năm 1990, một số nhà đâu
tư nước ngoài đặt vân đê liên doanh xây dựng va kinh doanh san golf.
Năm 1991, dự án sân golf Vũng Tàu được cấp phép đầu tiên ở Việt Nam.
Tính đến thời điểm trước 1/7/2008, khi luật đầu tư có hiệu lực, cả nước có
38 dự án được cấp phép, trong đó chỉ có 13 dự án đi vào hoạt động kinh doanh...
Khi đó việc cấp phép các dự án sân golf phải tuân theo một quy trình chặt chẽ,
có sự đánh giá, thẩm định từ nhiêu bộ, ngành trước khi trinh len Thu tương chinh
phủ quyết định.
Từ khi có Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 hướng dẫn thi
hành Luật Đầu tư được ban hành, việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư
được phân cấp cho ƯBND câp tỉnh, Ban quản lý khu kinh tê, khu thương mại
đặc biệt và Ban quản lý khu cơng nghiệp.
Tính từ 1/7/2006 đến tháng 5/2008, trên cả nước có thêm 106 dự án có
mục tiêu kinh doanh sân golf được cấp phép hoặc duyệt chủ trương thực hiện,
gấp 3 lần so với số dự án được cấp phép 16 năm trước đó cộng lại.


V lll

Tính đến cuối tháng 5/2008, cả nước có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh
sân golf được cấp phép hoặc cấp chủ trưcmg cho phép nghiên cứu thực hiện dự
án. Trong số này có 78 dự án đã được cấp phép, 66 dự án đang trong q trình
hồn thành hồ sơ.

2.2.2. Các nội dung đầu tư phát triển sân golf:
Đầu tư xây dựng sân golf gồm các nội dung: xây dựng sân golf, xây dựng

sân tập, xây dựng nhà Câu lạc bộ, xây dựng các cơng trình phụ trợ, xây dựng
khách sạn, biệt thự, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu của khách...
Trong đó, xây dựng sân golf đóng vai trị quan trọng nhất. Q trình này
chiếm tỷ trọng vốn đầu tư rất lớn, chiếm khoảng 70-80% tổng vốn đầu tư toàn dự án.

2.2.3. Cơ cấu đầu tư xây dựng sân golf:
2.2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn dầu tư:
Tính đến tháng 5/2008, cả nước hiện có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh
sân golf được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự
án bao gồm 34 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, 27 dự án liên doanh, 83 dự
án 100% vốn trong nước.
Như vậy là các dự án đầu tư phát triển sân golf của các nhà đầu tư trong
nước chiếm số lượng lớn nhất, chiếm 57%, tiếp đến là các dự án của các nhà đầu
tư 100% vốn nước ngoài và cuối cùng là các dự án liên doanh.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng số vốn đầu
tư của 144 dự án sân golf là trên 18 tỷ USD, tương đương 288000 tỷ đồng Việt
Nam. Trong đó, tổng số vốn đầu tư thực hiện là 4620 tỷ đồng Việt Nam. Tổng số
vốn đầu tư đăng ký nhưng chưa được thực hiện là 283.380 tỷ đồng Việt Nam.
Như vậy, tổng vốn đầu tư thực hiện chỉ chiếm 1,6% tổng mức vốn đầu tư đăng
ký. Tổng mức đầu tư thực hiện chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy là do các dự án đầu


IX

tư phát triển sân golf ở giai đoạn trước thường là các dự án chỉ kinh doanh sân
golf hoặc có thêm mục đích xây dựng biệt thự đế bán, cho thuê.
2.2.3.2. Cơ cấu dầư tư theo vùng lãnh thồ
Tính đến cuối tháng 5/2008, cả nước có 144 dự án có mục tiêu kinh doanh
sân golf được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự
án. Khu vực có nhiều sân golf nhất là Đơng Nam Bộ với 36 sân, trong đó

TP.HCM có 13 sân, Bà Rịa - Vũng Tàu có 12 sân, Bình Dương và Đồng Nai mỗi
tỉnh có 4 sân...
Sân golf đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở miền Nam là sân golf Đà
Lạt. Khi chính phủ cho phép đầu tư vào lĩnh vực sân golf, sân golf đầu tiên được
cấp phép là sân golf Vũng Tàu tại miền Nam. Tuy nhiên, đến nay, số lượng sân
golf tại miền Bắc nhiều hơn miền Nam với 8 sân golf, miền Nam là 7 sân golf và
miền Trung có duy nhất 1 sân golf là sân golf Ocean Dune ở Phan Thiết.
Với 16 sân golf đưa vào hoạt động có tổng mức vốn đầu tư là 4620 tỷ
đồng. Trong đó, các tỉnh phía Bắc có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước, đạt 2510
tỷ đồng, chiếm 54,32%, đứng thứ hai là khu vực miền Nam với 1870 tỷ đồng,
chiếm 40,48%.

2.2.4. Công tác quản lỷ nhà nước trong đầu tư xây dựng sân golf
Ở nước ta chưa có định hướng phát triển sân golf, chưa có quy hoạch tổng
thể và quy hoạch của từng vùng, miền, từng địa phương, dẫn đến tình trạng tự
phát trong đầu tư xây dựng sân golf.
Hiện nay vẫn cịn tình trạng các chủ đầu tư tự tìm kiếm vị trí đất phù họp
rồi xin chủ trương cho xây dựng sân golf. Việc này làm cho quy hoạch sân golf
trên cả nước lộn xộn, thiếu đồng bộ.

- về môi trường pháp lý và kinh tế, hiện này chưa có văn bản pháp lý quy
định cụ thế đầu tư phát triển sân golf. Khi các chủ đầu tư trình dự án, các cơ


quan quản lý Nhà nước vận dụng một số điều trong luật đầu tư, luật đất đai, luật
doanh nghiệp để xem xét quyết định cấp phép đầu tư hoặc duyệt chủ trương đầu
tư. Điều này dẫn đến làm thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, tác động
đến nhiều lĩnh vực khác.

- về công tác kiểm tra, giám sát các dự án cũng gặp khó khăn do tính chất

đa dạng, phức tạp của đầu tư xây dựng và hoạt động của sân golf trong khi cơ sở
pháp lý còn thiếu.
2.3. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển sân golf tại Việt Nam giai đoạn
1990-5/2008

2.3.1. Kết quả đầu tu phát triển sân golf tại Việt Nam giai đoạn 1990 - 5/2008
2.3.1 ■1■Khối lương vốn đầu tư thưc hiên:
Là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của cá/c công cuộc đầu
tư của các dự án đầu tư phát triển sân golf đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu
tư. Năm 1993 có 2 sân golf đi vào hoạt động là sân golf Đồng Mô và sân golf
Thủ Đức. Khi đó, hai dự án này mới hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án là xây
dựng xong 18 hố golf đầu. Vì vậy, tổng vốn đầu tư thực hiện của năm 1993 là
tổng vốn đầu tư bỏ ra để hoàn thành 2 dự án sân golf 18 hố đó với tơng sơ tiên
khoảng 300 tỷ.
Vốn đầu tư thực hiện năm 1994 là tổng mức đầu tư thực hiện của dự án
sân golf Sông Bé và Dự án sân golf Lâm Đồng đạt 310 tỷ đồng.
Năm 2003, con số này giảm do chỉ có duy nhất sân golf Đồng Nai hoàn
thành và đưa vào sử dụng với mức vốn đầu tư thực hiện là 240 tỷ đồng.
Năm 2004 có nhiều dự án được khánh thành: sân golf Vũng Tàu, sân golf
18 hố Moutain View (giai đoạn 2 của dự án sân golf Đồng Mô), sân golf 18 hố


XI

giai đoạn 2 của dự án sân golf Thủ Đức. Chính vì vậy, vơn đâu tư thực hiện tăng
vọt đạt 840 tỷ đồng.
Năm 2005, giai đoạn 1 là 2 sân golf 18 hố của hai dự án sân golf Long
Thành và sân golf Chí Linh được đưa vào vận hành có vốn đầu tư thực hiện
trong năm đạt 450 tỷ đồng.
Vốn đầu tư thực hiện qua các năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt là trong

năm 2006 vốn đầu tư thực hiện là 1066 tỷ đồng vì có 4 dự án hoàn thành và khai
trương: dự án sân golf Nam Sài Gịn (trong khu đơ thị Phú Mỹ Hưng), sân golf
Vân Trì, sân golf Minh Trí và sân golf Long Sơn, bên cạnh đó Sân golf Đồng
Mơ khánh thành nhà câu lạc bộ và đưa vào sử dụng, sân golf Long Thành hoàn
thành giai đoạn 2.
Vốn đầu tư thực hiện giảm trong năm 2007 do chỉ có sân golf Phan Thiết,
sân golf Tam Đảo được hoàn thành.
Trong 5 tháng đầu năm 2008, có 2 dự án được khai trương là dự án sân
golf Móng Cái và sân golf Đầm Vạc có tổng vốn đâu tư thực hiện là 800 tỷ đơng.
Tính đến thời điểm tháng 5/2008, theo thống kê, khối lượng vốn đầu tư
thực hiện của các dự án sân golf đã hoàn thành giai đoạn đâu là 4620 tỷ đông.
Như vậy, tổng vốn đầu tư thực hiện xây dựng các sân golf trong thời gian
18 năm là tương đối lớn, là kết quả của quá trình đầu tư vơ cùng khó khăn, vất vả
của các dự án.
2.3.1.2. Tài sản cổ đinh huy đông và năng lưc sản xuất phuc vu tăng thêm.
Là tổng số sân golf, các công trình phụ trợ, hạng mục cơng trình đã được
huy động, đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư.


xu

Theo báo cáo mới nhất của Bộ kế hoạch đầu tư, tính tới tháng 5/2008, cả
nước có 144 dự án sân golf được cấp phép hoặc chủ trương cho phép đầu tư xây
dựng sân golf nhưng hiện có 16 sân golf đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu
tư và đi vào hoạt động. Cùng với 16 sân golf đi vào hoạt động cũng đưa vào sử
dụng 16 nhà câu lạc bộ, 16 sân tập golf, hàng trăm xe golf car, hàng trăm xe ô tô,
máy rắc cát, máy căt cỏ, máy thơng khí cỏ, đâu keo chun dụng....

2.3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển sân golf Việt Nam giai đoạn 1990 - 5/2008
2 3 .2 .1 ■Hiêu quả tài chính của hoat dơng dầu tư phát triển sân golf Việt Nam

Qua tìm hiểu, các sân golf hoạt động tương đơi hiệu quả, có lãi: san golf
Đồng Mơ, sân golf Chí Linh, sân golf Long Thành... Bên cạnh đó, cịn có một sơ
sân golf thua lỗ do chưa thu hút được khách chơi golf: sân golf Đà Lạt, sân golf
Lương Sơn' có 2 dự án mới đi vào hoạt động từ đâu năm 2008 nên chưa xac đinh
được hiệu quả đầu tư.
Tổng số dự án sân golf hoạt động có lãi bằng tổng số dự án sân golf hoạt
động bị thua lỗ. Tuy nhiên, số lượng các dự án sân golf không lớn, thời gian hoạt
động của các dự án này chưa dài. Có dự án hoạt động đã lâu như san golf Đong
Mô nhưng lại chia 2 giai đoạn: giai đoạn liên doanh làm ăn thua lỗ, sau đó
chuyển nhượng cho nhà đầu tư trong nước, từ đó, dự án hoạt động hiệu quả và đã
có lãi trong nhiều năm gần đây. Sân golf Long Thành là đại diện cho sự hiệu quả
trong đầu tư xây dựng sân golf. Trong nhiêu năm kê từ khi đi vào hoạt đọng, dự
án thường lãi. Sân golf Vân Trì mới đi vào hoạt động năm 2007 nhưng cũng rất
hiệu quả.
Bên cạnh một số dự án hoạt động hiệu quả, hàng năm có lãi, có tới 7 dự án
kinh doanh khơng hiệu quả. Trong đó, điên hình là sân golf Đà Lạt, la mọt trong
những sân được đưa vào vận hành, khai thác đầu tiên nhưng chưa năm nào có lãi.


X lll

2.3.2.2. Tác đông của đầu tư phát triển sân golf tới kinh tế xã hôi
Đầu tư phát triển sân golf trong thời gian từ năm 1990 đến tháng 5/2008
đã có những tác động đáng kề tới kinh tế xã hội của cả nước nói chung và mỗi
địa phương có sân golf nói riêng.
Đầu tư xây dựng sân golf đã có những tác động tích cực: đóng góp vào
ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước và địa phương,
gia tăng số lao động có việc làm, đào tạo nhiều lao động cho địa phương, nâng
cao hiệu quả sử dụng những vùng đất bán sơn địa, đồng chiêm trũng, giá trị canh
tác thấp... Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư phát triển sân golf cũng có những ảnh

hưởng tiêu cực tới kinh tế xã hội: lấy diện tích đất nơng nghiệp của người dân
dẫn đến tình trạng nơng dân mất việc, phải đi nơi khác tìm việc làm, gây ơ nhiễm
nguồn nước, làm sụt giảm lượng nước ngầm.
Nhìn chung, đầu tư phát triển sân golf có những tác động to lớn tới sự phát
triển kinh tế xã hội của đất nước, không thể tránh được những tác động khơng
mong muốn. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra giải pháp để khắc phục, hạn chế những
mặt trái đó.
2.4. Một số tồn tại và nguyên nhân của hoạt động đầu tư phát triển sân golf
tai Viêt Nam giai đoan 1990 —05/2008

2.4.1. Môt số tồn tai
- Công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng sân golf chưa được
chú trọng, thiếu định hướng phát triển, chưa có quy hoạch tổng thể dẫn đến tình
trạng đầu tư tràn lan, tự phát, phân bố không hợp lý, số lượng dự án đầu tư đưa
vào hoạt động thấp.
- Công tác phê duyệt phương án đầu tư, cấp phép đầu tư dự án xây dựng
sân golf chưa thống nhất, thiếu đồng bộ, chưa tuân thủ quy trình chặt chẽ. Việc


XIV

phân cấp thẩm quyền giữa trung ương với địa phương chưa nhất quán dẫn đến
tình trạng phát triển theo hình thức phong trào, chưa tính đến tác động tích cực,
tiêu cực của dự án.
- Hiệu quả đầu tư xây dựng và hoạt động của nhiều sân golf còn thấp, thời
hạn kéo dài, thậm chí có dự án khơng thực hiện được.
- Cơ sở hạ tầng lạc hậu, yếu kém, gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng
dự án sân golf
- Một số dự án sân golf lấy đất sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến an
ninh lương thực, việc làm và đời sổng của nông dân.

- Xây dựng sân golf tác động xấu tới môi trường

2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại
2.4.2. L về nhân thức đổi với đầu tư phát triển sân g o lf
Môn thể thao golf liên quan đến nhiều lĩnh vực như: văn hoá, du lịch, dịch
vụ, hỗ trợ kinh doanh, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, lại là một môn
thể thao mới lạ đối với nước ta, cho nên nhận thức của xã hội, trong đó có cả các
nhà lãnh đạo, quản lý, các cấp, các ngành chưa thấy hết lợi ích và những tác
động tích cực của môn thể thao này. Do đó, chưa quan tâm xây dựng phương
hướng đầu tư phát triển sân golf trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng
thể của cả nước cũng như từng vùng miền địa phương.
2.4.2.2. Côns tác quản lý Nhà nước
Các cơ quan Nhà nước chưa có văn bản pháp lý định hướng đầu tư phát
triển sân golf cho cả nước, chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch tổng thế
đầu tư cho cả nước, từng vùng miền hay từng địa phương; chưa có chính sách cụ
thể khuyến khích đầu tư phát triển sân golf; chưa có chỉ đạo thống nhất của
Trung ương đối với các địa phương dẫn đến tình trạng đầu tư tự phát, tràn lan;


XV

chưa có biện pháp kiểm tra, kiểm sốt, giám sát chặt chẽ các dự án đã duyệt
phương án, các dự án đã cấp phép và các dự án đã đưa vào khai thác.
2.4.2.3. Chưa kết hơp đồng bô siữa đầu tư phát triển sân 2QỈf với kết cấu ha tầng
cơ sở.
Sân golf thường xây dựng ở các vùng đồi núi, đồng chiêm trũng chua mặn
ven biển, xa trung tâm đô thị, khu kinh tế... Nếu không đầu tư xây dựng đường
giao thơng, hệ thống cấp điện, nước thì việc đầu tư xây dựng sân golf gặp khó
khăn. Vì vốn đầu tư cho kết cấu hạ tàng lớn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho
nhiều dự án đã được duyệt, cấp phép chậm triển khai hoặc dừng lại, thậm chí nhà

đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẦU TƯ XÂY DựNG SÂN GOLF TẠI VIỆT NAM
3.1. Nhóm giải pháp về cơng tác quản lý Nhà nước:
- Cần phải xây dựng phương hướng, quy hoạch tổng thế phát triển sân golf
trên phạm vi cả nước.
- Mỗi địa phương cần xem xét quy hoạch vùng, địa phương cho phù họp
với đặc điểm của địa phương mình.
- Tiếp tục tập trung hồn thiện cơ chế “liên thông - một cửa”.
- Phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong công
tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sân golf.
- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức.
- Giải pháp về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện đầu tư xây
dụng các sân golf.


XVI

- Thu hồi giấy phép đầu tư đối với những sân golf là “dự án treo”.
- Cần có chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương.
- Đầu tư xây dựng sân golf đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
3.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp:
- Nhà đầu tư, các tổ chức quản lý đầu tư và hoạt động đầu tư phải nắm
vững phương hướng, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật.
- Cần nghiên cứu kỹ, phân tích nhu cầu phát triển sân golf.
- Đa dạng hoá nội dung đầu tư phát triển sân golf.
- Nghiên cứu kỹ địa hình trước khi quyết định đầu tư.
3. 3. Nhóm giải pháp về cơng tác tun truyền

- Cần phải tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu môn thê thao golf.
- Nâng cao nhận thức cho nhân dân, kể cả các cấp các ngành thấy lợi ích,
tác động tích cực của đầu tư phát triển sân golf ở nước ta.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng.


x v ii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Môn thể thao golf cịn mới mẻ và chưa bổ biến rộng rãi đơi với Việt Nam.
Hoạt động đầu tư xây dựng sân golf đã bắt đâu và đang phát triên hoạt đọng tại
Việt Nam được 18 năm nhiều năm qua. Trong những năm qua gần đây (20032008) tốc độ đàu tư các dự án sân golf ở nước ta tăng nhanh về số lượng. Đên
nay cả nước có 144 dự án có mục tiêu sân golf được câp phép hoặc câp chủ
trương cho phép nghiên cứu thực hiện dự án. Trong đó, có 78 dự án đã được câp
phép, 66 dự án vẫn đang trong q trình hồn thành hồ sơ.
Tổng số dự án được cấp phép hoặc cấp chủ trương cho phép nghiên cứu
thực hiện dự án tương đối lớn, nhưng đến tháng 5/2008 mới có 16 dự án sân
gongolf đã đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, giúp kinh tế Việt nam phát triển, giải quyết gần 20.000 lao
động Việt Nam và đóng góp đáng kể cho ngân sách.
Qua phân tích thực trạng đầu tư vào hệ thống sân golf tại Việt Nam, luận
văn đã chỉ ra những mặt làm được, những hạn chế khó khăntồn tại, những
nguyên nhân, và học hỏi kinh nghiệm đầu tư phát triển sân golf của một sổ nước
trên thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
sân golf tại Việt Nam.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn đưa ra các nhóm giải pháp
cần thực hiện trong thời gian tới là:
- Nhóm giải pháp đối với

quản lý Nhà nước.


- Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp
- Nhóm giải pháp vê tuyên truyên nâng cao nhận thức.
Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp nói trên là điều kiện rất quan
trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi những định hướng, chủ trương, kê hoạch vê


xvni

đầu tư phát triển sân golf. Các biện pháp nói trên có quan hệ biện chứng, gắn kết
mật thiết với nhau, đòi hỏi phải được triển khai một cách đồng bộ, thận trọng
nhưng phải kiên quyết, kịp thời rút kinh nghiệm để chúng mang tính khả thi đảm
bảo đầu tư xây dựng sân golf đúng hướng và có hiệu quả.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, chiến
lược phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới; vận dụng đúng đắn các quy định
của luật pháp, chính sách của nhà nước, có tham khảo kinh nghiệm của các nước.
Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã khảo sát thực tế các dự án đầu tư
sân golf ở trong nước thời gian qua; đưa ra các tư liệu, số liệu thực tế đê nhận xét,
đánh giá và đề xuất các giải pháp, kiến nghị sát thực, có tính khả thi cao.
Mơt số kiến nghi

- Đối với cơ quan hoạch định chủ trương, chính sách như Trung ương Đảng,
Quốc hội, Chính phủ.
- Đối với các cơ quan địa phương được phân cấp phê duyệt, quyết định cấp
phép đầu tư.


×