1
2
MỤC LỤC
1. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ ............................................... 3
2. KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU
HIỆN ĐẠI CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ DOANH NGHIỆP ......................................... 10
3
1. XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm và nội dung xúc tiến thương mại và đầu tư
1.1.1. Khái niệm xúc tiến thương mại và đầu tư
Để có thể hiểu thế nào là xúc tiến thương mại và đầu tư, trước hết chúng ta cần
nắm rõ khái niệm “xúc tiến”. Các văn bản pháp luật của Việt Nam không đưa ra
một định nghĩa chính thức về khái niệm “xúc tiến”, nhưng căn cứ theo cách hiểu
về khái niệm “xúc tiến thương mại” trong luật thương mại Việt Nam
1
, ta có thể
hiểu một cách đơn giản “xúc tiến” là chuỗi các hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc
đẩy những cơ hội thuận lợi hóa các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể. Việc
“xúc tiến” có thể bao gồm nhiều hoạt động, với tính chất và phương thức khác
nhau, nhưng có cùng chung một mục đích là tạo ra những cơ hội cho các bên tham
gia, thúc đẩy các cơ hội đó thành hiện thực.
Từ cách hiểu này, ta có thể dễ dàng nắm bắt hơn khái niệm xúc tiến thương
mại và xúc tiến đầu tư. Hoạt động xúc tiến có thể ở các cấp độ khác nhau (hoạt
động xúc tiến ở cấp độ quốc tế (giữa các quốc gia thống nhất thông qua những
thỏa thuận nhằm xúc tiến thương mại và đầu tư, như trường hợp các FTA), cũng
có thể ở cấp độ quốc gia (xúc tiến xuất nhập khẩu, xúc tiến nội địa)). Chuyên đề
này có mục đích nghiên cứu chuyên sâu khái niệm xúc tiến ở cấp độ quốc gia (xúc
tiến nội địa) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Xúc tiến thương mại (trade promotion) là khái niệm quy định cụ thể trong luật
thương mại Việt Nam
2
, được hiểu là “hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại.” Theo đó, xúc tiến thương
mại bao gồm chuỗi các hoạt động như khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới
thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ và triển lãm thương mại. Dưới góc độ kinh doanh
quốc tế, xúc tiến thương mại bao gồm xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến nhập khẩu và
xúc tiến thương mại nội địa.
Khái niệm xúc tiến đầu tư (investment promotion) thì lại không được quy định
chi tiết trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Căn cứ theo các văn bản pháp lý
liên quan, cùng với cách hiểu về khải niệm xúc tiến thương mại, chúng ta có thể
khải quát khái niệm xúc tiến đầu tư là “một loạt các biện pháp nhằm thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài thông qua các chiến lược maketing hỗn hợp bao gồm chiến
lược sản xuất (product strategy), chiến lược giá cả (pricing strategy) và chiến lược
xúc tiến (promotional strategy).
Như vậy, xúc tiến thương mại và đầu tư không phải là hành vi mua bán hàng
hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, mà chỉ là hoạt động hỗ trợ cho hành vi đó
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Chủ thể của các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư có thể là các cơ quan
quản lý trung ương hoặc địa phương trong từng lĩnh vực tương ứng, cũng có thể là
chính các doanh nghiệp, doanh nhân, các hiệp hội, ngành hàng.
Các hoạt động xúc tiến có thể được thực hiện ở những cấp độ khác nhau, có
thể ở cấp độ quản lý Nhà nước trên phạm vi toàn quốc (chiến lược xúc tiến quốc
gia) hoặc quy mô địa phương (chiến lược xúc tiến của các tỉnh, thành phố), cũng
1
Khoản 5 Điều 5 Luật Thương mại 2005.
2
Khoản 5 Điều 5 Luật Thương mại 2005
4
có thể là ở cả cấp độ cá thể (chiến lược xúc tiến của từng ngành, doanh nghiệp cụ
thể).
1.1.2. Nội dung các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư
a. Xúc tiến thương mại
Như đã đề cập ở trên, xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động như khuyến
mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ, hội chợ và triển lãm
thương mại. Các hoạt động này đều có chung một mục đích là nhằm tìm kiếm, thúc
đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh
doanh của thương nhân hiệu quả hơn.
Khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán
hàng, cung ứng dịch vụ trong phạm vị kinh doanh của thương nhân bằng cách dành
những lợi ích nhất định cho khách hàng
3
.
Các hình thức khuyến mãi hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luật Thương mại
2005 có liệt kê một vài hình thức khuyến mại sau đây
4
:
1.2. Đưa hàng mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
1.3. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền;
1.4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng
dịch vụ bình thường trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại;
1.5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng hoặc các
hình thức khác để được trúng thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
1.6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để
chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố;
1.7. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo vé số dự thưởng theo thể lệ và
giải thưởng đã công bố.
Ngoài các phương thức được liệt kê ở trên, do tính chất đa dạng của các hình
thức khuyến mại, Luật Thương mại 2005 cũng có một điều khoản mở, cho phép
thương nhân được thực hiện các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản
lý nhà nước về thương mại chấp thuận
5
.
Tuy nhiên, không phải hình thức khuyến mại nào cũng được coi là hợp pháp,
nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh
và hiệu quả, Luật Thương mại cấm những hình thức khuyến mại dưới đây
6
:
1.8. Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa chưa
được phép lưu thông;
1.9. Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hóa, dịch vụ
để lừa dối khách hàng;
1.10. Khuyến mại để tiêu thụ hàng hóa kém chất lượng, làm phương hại tới
sản xuất, lợi ích và sức khỏe con người, làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường;
1.11. Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan, tổ chức và
đơn vị vũ trang nhân dân;
3
Điều 180 Luật Thương mại 2005.
4
Khoản 1 Điều 181.
5
Khoản 2 Điều 181.
6
Điều 185 Luật Thương mại 2005.
5
1.12. Khuyến mại các mặt hàng rượu, bia, thuốc là với các đối tượng trẻ
em dưới 16 tuổi;
1.13. Hứa hẹn tặng phẩm, giải thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng.
Quảng cáo thương mại
Quảng cáo là một hoạt động rất phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.
Quảng cáo thương mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm giới thiệu
hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại
7
. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể
quảng bá, giới thiệu những sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, theo cách tiếp
cận thu hút nhất, nhằm kích thích tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Thương nhân
có quyền quảng cáo về hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc thuê tổ
chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
Các thông tin quảng cáo có thể được công bố trên các phương tiện quảng cáo
thương mại như:
- Các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các phương tiện truyền tìn;
- Các loại ấn phẩm;
- Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp phích;
- Các phương tiện quảng cáo thương mại khác
8
.
Quảng cáo một mặt, là công cụ hữu hiệu quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp
tới người tiêu dùng, do hiệu ứng tác động mạnh tới các giác quan cảm xúc của
khách hàng (hình ảnh, âm thanh, mầu sắc, cảm xúc…). Tuy nhiên, do hiệu quả to
lớn mang lại cho doanh nghiệp, các hoạt động quảng cáo một mặt, dễ bị lạm dụng
để đưa những thông tin sai lệch, thiếu trung thực tới người tiêu dùng, mặt khác dễ
gây phản cảm do tác động xấu tới những phong tục tập quán quốc gia, cũng như
các giá trị đạo đức truyền thống. Do đó, để hạn chế những điều này, Luật Thương
mại cấm những trường hợp sau đây:
- Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh hoặc cấm quảng
cáo;
- Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa
được phép kinh doanh trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo;
- Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá
nhân và các thương nhân khác;
- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,
biểu tượng, màu sắc, ánh sáng trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần
phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật;
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hóa, dịch vụ của
mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác hoặc bắt chước sản
phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
- Quảng cáo sai với sự thật của hàng hóa, dịch vụ về một trong các nội dung
sau: quy cách, chất lượng, giá cả, công cụ, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, phương
thức phục vụ, thời hạn bảo hành.
9
7
Điều 186 Luật Thương mại 2005.
8
Điều 190 Luật Thương mại 2005
9
Điều 192 Luật Thương mại 2005.
6
Các quy định trên cũng áp dụng đối với các thương nhân nước ngoài được phép
hoạt động tại Việt Nam; đối với trường hợp thương nhân nước ngoài chưa được
phép hoạt động thương mại tại Việt Nam thì cần phải thuê tổ chức kinh doanh dịch
vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.
Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Trưng bày giới thiệu hàng hóa là hành vi thương mại của thương nhân dùng
hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo với khách hàng về sản phẩm, hàng hóa của mình
nhằm xúc tiến thương mại. Các hình thức trưng bày giới thiệu hàng hóa được liệt
kê trong Luật Thương mại 2005 gồm:
- Mở phòng trưng bày giới thiệu hàng hóa
- Tổ chức giới thiệu hàng hóa đối với các hình thức tại các trung tâm thương
mại, hội chợ triển lãm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn
hóa, nghệ thuật.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày giới thiệu hàng hóa
10
.
Hội chợ, triển lãm thương mại
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời
gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được
trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán
hàng.
Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng
bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc
đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.
Các hội chợ, triển lãm thương mại phải xác định rõ chủ đề, quy mô, thời gian,
địa điểm tiến hành, danh mục hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, tên, địa chỉ các tổ
chức, cá nhân tham gia. Tất cả các hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt
Nam, kể cả hội chợ, triển lãm thương mại do các thương nhân nước ngoài tổ chức,
phải được Bộ Công Thương Việt Nam cho phép.
Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước
hoặc ở nước ngoài để giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm của mình.
Tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các hoạt động thương mại
không còn thuần tủy trong phạm vi quốc gia, mà đã vươn ra ở cấp độ quốc tế. Do
đó, đặc thù của hoạt động xúc tiến thương mại hiện nay cũng không nằm ngoài quy
luật đó. Hiện chúng ta đã đặt quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia, tham gia
nhiều FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối tác trong khu vực ASEAN và
quốc tế. Vai trò của xúc tiến thương hiện nay trở nên vô cùng quan trọng, nhằm
thúc đẩy những cơ hội lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được.
Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung
đều có các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại. Tuy tên gọi khác nhau, song các
cơ quan này đều có nhiệm vụ chung là thúc đẩy hoạt động thương mại trong và
ngoài nước. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại do Cục xúc tiến
thương mại, Bộ Công Thương và Phòng Công nghiệp và Thương nghiệp Việt Nam
đảm nhiệm.
Các hoạt động của tổ chức xúc tiến thương mại bao gồm:
10
Điều 199 Luật Thương mại 2005.
7
- Kiến nghị chính sách phát triển thương mại;
- Các hoạt động nhằm thúc đẩy sự tham gia mạnh hơn nữa vào hoạt động xuất
khẩu của các nhà sản xuất trong nước như tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và
chính phủ;
- Các hoạt động nghiên cứu nhằm xác định khối lượng các sản phẩm hàng hóa
cung cấp cho xuất khẩu, tiềm năng và thách thức;
- Nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin về các thị trường nước ngoài, thị
trường mặt hàng
- Các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn chuyên môn cho các nhà xuất khẩu (điều chỉnh,
thiết kế và phát triển sản phẩm; đóng gói, bao bì mẫu mã sản phẩm, các ấn phẩm về
thị trường, mặt hàng, các quy định về thể chế, các danh bạ nhà sản xuất, nhập khẩu;
phát triển nguồn nhân lực);
- Làm công tác đại diện thương mại ở nước ngoài, thường bằng cách cử các
đại diện hoặc phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao.
- Các hoạt động xúc tiến cụ thể như tham dự các hội chợ thương mại và tổ
chức các phái đoàn thương mại rat ham quan, khảo sát các thị trường nước ngoài.
b. Xúc tiến đầu tư
Vốn đầu tư FDI không tự nhiên đến với bất kì thành phố, quốc gia nào. Trong
bối cảnh các thành phố đều thực hiện tự do hoá đầu tư, các công ty đa quốc gia chỉ
bị hấp dẫn bởi nơi nào có điều kiện phù hợp nhất. Bởi vậy sự cạnh tranh giữa các
thành phố, các địa phương để thu hút nguồn vốn FDI ngày càng gay gắt, nhất là
trong điều kiện đầu tư quốc tế có xu hướng suy giảm trong những năm sắp tới.
Cũng vì lẽ đó, thay vì đưa ra các quy tắc, luật lệ đối với các nhà đầu tư, các địa
phương giờ đây lại tìm đến giải pháp xúc tiến để thu hút họ. Trọng tâm của giải
pháp này là khái niệm xúc tiến đầu tư và các kĩ thuật xúc tiến đầu tư cũng như việc
đưa ra các chiến lược phù hợp với các yêu cầu và điều kiện đầu tư. Vai trò ngày
càng quan trọng của vốn FDI đã khiến hoạt động xúc tiến đầu tư trở nên sôi nổi
hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các nước phát triển mà đối với cả các nước đang
phát triển.
Hoạt động xúc tiến đầu tư ngày càng trở nên phức tạp, nó không chỉ đơn thuần
là mở cửa thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài và tiến hành vận động
chung chung. Không có một cách định nghĩa nhất quán cho khái niệm xúc tiến đầu
tư, song theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư được coi là một loạt các biện pháp nhằm
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một chiến lược marketing hỗn hợp
bao gồm chiến lược sản phẩm (Product strategy), chiến lược giá cả (Pricing
strategy) và chiến lược xúc tiến (Promotional strategy). Hay nói một cách cụ thể
hơn xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên
ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương thường tổ chức các đoàn tham quan,
khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa
học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Đồng thời, họ tích cực sử dụng
các phương tiện truyền thông, xây dựng mạng lưới các văn phòng đại diện ở các
địa phương khác và nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ
kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở địa phương mình.
Mặt khác, còn có quan niệm xúc tiến đầu tư không chỉ là việc quảng bá hình
ảnh địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài mà còn thu hút ngay thêm các nguồn
vốn trong nước như nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của Doanh nghiệp