Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Noi dung sk 2021 mot so giai phap nang cao hieu qua cong tac dieu tra du luan xa hoi tren dia ban tinh hung nh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.94 KB, 4 trang )

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác dư luận xã hội là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết nhằm nắm bắt,
tập hợp, báo cáo kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của
nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự, nhất là đối với các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trên có sở đó, giúp các cơ quan
lãnh đạo, quản lý có thêm thơng tin tham khảo trong q trình xây dựng, hoàn
thiện, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra các giải pháp tuyên truyền, định
hướng dư luận xã hội phục vụ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới.
Trong những năm qua, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt,
nghiên cứu dư luận xã hội đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng,
như: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII); Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII); Nghị quyết Trung
ương 5, khố X về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí; Kết luận số
100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về
việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư
luận xã hội… Tại tỉnh Phú Yên, công tác này luôn được cấp ủy các cấp
quan tâm, chỉ đạo thực hiện, từng bước đi vào nền nếp, chất l ượng, hi ệu
quả được nâng lên. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai vẫn cịn một số hạn
chế nhất định. Vì vậy, triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều
tra dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh là cần thiết và cần được thực hiện thường
xuyên, kịp thời.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng công tác điều tra dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh
Công tác điều tra dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua
mặc dù có những chuyển biến tích cực, như: Nội dung điều tra phù hợp, sát
thực tiễn; kết quả điều tra, thăm dò dư luận xã hội đã phản ánh khách quan,
thể hiện rõ tâm trạng, thái độ, đánh giá của người dân đối với các vấn đề đặt


ra, góp phần giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy kịp thời lãnh
đạo, chỉ đạo, giải quyết tốt một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm… Tuy
nhiên, công tác này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, như: Nội dung
điều tra chưa phong phú; hình thức, phương pháp điều tra, thăm dò dư luận xã
hội chưa đa dạng, kết quả đạt được chưa cao. Hiện nay, mỗi năm Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy được giao nhiệm vụ triển khai 02 cuộc điều tra bằng hình thức
chọn mẫu bằng phiếu hỏi tự điền truyền thống, chưa tổ chức được các cuộc


2
điều tra, nắm tình hình dư luận trên khơng gian mạng; số lượng phiếu xin ý
kiến trong một đợt điều tra chưa nhiều (900 phiếu/đợt), nên chưa thu thập, nắm
bắt kịp thời được các luồng dư luận xã hội đối với những vấn đề, sự kiện lớn,
quan trọng, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Bên
cạnh đó, do chưa bố trí được nguồn kinh phí dành cho người trực tiếp triển
khai các cuộc điều tra tại các địa phương, đơn vị nên có phần ảnh hưởng đến
chất lượng, hiệu quả của các cuộc điều tra dư luận xã hội (chủ yếu tổ chức điều
tra thông qua sự hỗ trợ của lực lượng cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh).
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra dư luận xã hội trên
địa bàn tỉnh
Trên cơ sở quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các quan điểm chỉ
đạo và các nội dung trong Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí
thư về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên
cứu dư luận xã hội và Công văn số 58-CV/TU, ngày 17/3/2016 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa XI; nhằm đổi mới, đa dạng hóa hình thức thu thập, nắm
bắt thơng tin, tình hình dư luận xã hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
cơng tác điều tra dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh, chúng tôi đã nghiên cứu,
tham mưu lãnh đạo Ban xây dựng Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác điều tra dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh trình Thường trực Tỉnh

ủy xem xét, cho ý kiến. Nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa hình thức, phương pháp điều tra dư luận xã hội.
Đối với phương thức điều tra chọn mẫu bằng phiếu hỏi tự điền: Tổ chức
02 cuộc/năm, số lượng 1.500 phiếu/cuộc. Nội dung tập trung vào việc thực
hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; những chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh có ảnh
hưởng sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh hình thức điều tra chọn mẫu bằng phiếu hỏi tự điền truyền
thống, bổ sung thêm hình thức điều tra trên khơng gian mạng. Đối với điều tra
trên không gian mạng: Tổ chức 04 cuộc/năm. Nội dung tập trung vào các vấn
đề nóng, phức tạp, nhạy cảm, mới phát sinh, ảnh hưởng đến an sinh xã hội,
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tư tưởng, tâm trạng của nhân dân
trước các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước, của tỉnh.
Thứ hai, đổi mới quy mô, phương pháp và chế độ kinh phí thực hiện
điều tra dư luận xã hội
- Điều chỉnh quy mô điều tra dư luận xã hội bằng phương pháp chọn
mẫu bằng phiếu hỏi tự điền từ 1.800 phiếu/năm (900 phiếu/cuộc x 2 cuộc/năm)
lên 3.000 phiếu/năm (1.500 phiếu/cuộc x 2 cuộc/năm). Với quy mô lớn như


3
trên, phù hợp để điều tra việc triển khai, tổng kết các chủ trương, chính sách
lớn của Đảng, Nhà nước và việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, của tỉnh.
Ưu điểm của hình thức điều tra dư luận xã hội bằng phiếu hỏi tự điền:
Do điều tra viên tiếp xúc trực tiếp nên có thể thuyết phục đối tượng trả lời, tỷ lệ
tham gia cao; có thể giải thích rõ cho đối tượng được điều tra về các câu hỏi;
có thể dùng hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích; có thể kiểm tra dữ liệu
tại chỗ trước khi hoàn thiện phiếu điều tra; những người khơng biết chữ cũng
có thể tham gia; có thể thích hợp cho những nghiên cứu có bộ câu hỏi dài, phức

tạp.
Nhược điểm: Chi phí cao, mất nhiều thời gian và cơng sức; điều tra viên
khác nhau có thể giải thích khác nhau cho cùng một câu hỏi; trong q trình
điều tra, một số người phỏng vấn có thể gợi ý câu trả lời cho người trả lời dẫn
đến thông tin không thực sự khách quan; đặc điểm cá nhân của điều tra viên có
thể ảnh hưởng đến thái độ của người trả lời (ví dụ: tuổi tác, giới tính, dân tộc...)
- Thực hiện hình thức điều tra dư luận xã hội mới: Điều tra trên không
gian mạng: 4 cuộc/năm.
Ưu điểm của hình thức điều tra dư luận xã hội trên khơng gian mạng:
Chi phí thấp (do khơng phải chi tiền công điều tra viên; chi cho đối tượng cung
cấp thông tin; chi xử lý kết quả điều tra thống kê; chi văn phịng phẩm); có thể
thực hiện cuộc điều tra trong thời gian ngắn nên rất phù hợp với các cuộc điều
tra liên quan đến các vấn đề nóng, phức tạp, nhạy cảm, mới phát sinh, cần báo
cáo gấp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; cỡ mẫu
nghiên cứu thu về rất lớn; giảm các sai số do người phỏng vấn diễn đạt hoặc
giải thích trong q trình diễn giải phiếu hỏi; dữ liệu được tích hợp ngay sau
khi người trả lời điền phiếu; giảm thiểu hoặc không cần nhập liệu nên giảm sai
số do nhập liệu.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào việc người tham gia trả lời phiếu biết sử
dụng máy tính, điện thoại thơng minh có kết nối mạng Internet nên phần nào
ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu điều tra.
- Về kinh phí: Đề xuất áp dụng quy định mới về nội dung và mức chi các
cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh (Thông tư số: 109/2016/TT-BTC, ngày
30/6/2016 của Bộ Tài chính về Quy định lập dự tốn, quản lý, sử dụng và
quyết tốn kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống
kê quốc gia; Nghị quyết số: 64/2016/NQ-HĐND, ngày 15/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Phú Yên Quy định nội dung và mức chi các cuộc thống kê
do ngân sách địa phương bảo đảm). Theo đó, bố trí được nguồn kinh phí dành
cho người trực tiếp triển khai các cuộc điều tra tại các địa phương, đơn vị (trực



4
tiếp phát phiếu và hướng dẫn để đối tượng điều tra tự điền thông tin vào phiếu
điều tra. Trong những trường hợp đặc biệt như đối tượng điều tra là người cao
tuổi, người không biết chữ…, điều tra viên trực tiếp phỏng vấn và điền nội
dung thông tin vào phiếu điều tra), từ đó tăng độ xác tín của các phiếu trả lời,
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc điều tra dư luận xã hội.
III. KẾT LUẬN
Trong tình hình hiện nay, nâng cao hiệu quả cơng tác điều tra dư luận xã
hội trên địa bàn tỉnh là đòi hỏi cấp thiết, cần được quan tâm thực hiện thường
xuyên, bảo đảm kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp ủy,
chính quyền. Thơng qua việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các giải
pháp kỹ thuật và tiện ích của Internet trong tổ chức điều tra, nắm bắt, thu thập
các luồng ý kiến trong xã hội nhất là khi diễn ra các sự kiện chính trị lớn, quan
trọng; việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách mới của Trung ương,
của tỉnh…, là cần thiết, góp phần giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực
Tỉnh ủy có cơ sở lãnh đạo, chỉ đạo sát và phù hợp với tình hình, giải quyết kịp
thời, hiệu quả những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, những vấn đề bức xúc,
nổi cộm, nhân dân quan tâm.



×