Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh thương mại dịch vụ và sản xuất minh lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.61 KB, 74 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng bài luận này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong khóa luận là trung thực, khóa luận khơng trùng
với bất kỳ đề tài nào.
Bắc Ninh, Ngày.......... tháng .........năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong Trường Đại
học Quốc tế Bắc Hà nói chung và các giảng viên khoa Kinh tế và quản trị kinh
doanh nói riêng đã truyền tải cho em những kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập, thực tập và viết khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cán bộ hướng dẫn đã
tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận để em có thể
hồn thành tốt nhất bài khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong ban lãnh đạo
Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Lâm, các anh chị phịng
nhân sự và tồn thể nhân viên trong Cơng ty đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn em
trong thời gian thực tập tại Công ty.
Do kiến thức cịn hạn chế, nên khóa luận khơng tránh được những sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp của q thầy/cơ để khóa luận hồn chỉnh
hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, ngày …. tháng ….năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


3

MỤC LỤC


4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

TK

Tài khoản

STT


Số thứ tự

ĐVT

Đơn vị tính

TL

Tiền lương

ĐDPL

Đại diện pháp luật

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn


5

DANH MỤC BẢNG BIỂU


6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Giữa lý thuyết và thực tế ln có một khoảng cách nhất định,chính vì thế
việc Trường ĐH Quốc Tế Bắc Hà đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em tiếp

xúc với thực tế là một bài học vô cùng quý báu với mỗi sinh viên. Sau một thời
gian học tập, tìm hiểu tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Minh
Lâm, em đã phần nào hiểu được thực tế cơng tác kế tốn nói chung, và cơng tác
kế tốn tiền lương nói riêng. Được sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong
Cơng ty, đặc biệt là phịng kế tốn, trong thời gian tìm hiểu làm luận văn em đã
được đến các phịng ban trong Cơng ty để biết được hoạt động của từng phịng
điều đó đã giúp em hiểu được q trình vận hành cơng ty, cùng sự định hướng và
hướng dẫn của các thầy cô Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học
Quốc tế Bắc Hà nên em quyết đinh chọn đề tài “Kế tốn tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất
Minh Lâm” làm chun đề khóa luận của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài
- Mơ tả và phân tích thực trạng hạch tốn tiền lương và các khoản trích
theo lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về tiền lương và các
khoản tríchtheo lương
- Tính tốn phân bổ chính xác đối tượng chi phí tiền lương, các khoản
trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh..
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơng tác kế tốn tiền lương và
các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất
Minh Lâm


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH thương mại dịch vụ và sản xuất Minh Lâm
- Phạm vi nghiên cứu: Tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng
ty năm 2022

4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thu thu thập thông tin sơ cấp: Được tổng hợp thông qua trao đổi trực tiếp
với nhân viên phịng tài chính kế tốn và có tham khảo ý kiến của các giáo viên
bộ môn trong trường.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: Tham khảo tại các tài liệu nghiên cứu về kinh tế,
các bài luận và các báo cáo tài chính về lương và các khoản chi ngoài lương
- Phương pháp xử lý thơng tin: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp và so sánh. Phần mềm sử dụng chủ yếu là Excel.
5. Giải pháp đề xuất
Đánh giá kết quả thành tựu mà cơng ty đã đạt được, những khó khăn cịn
tồn tại để đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hồn thiện hơn cơng tác kế tốn
tiền lương và các khoản trích theo lương của cơng ty .
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì nội dung khóa luận được chia làm ba
phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty


8

Chương 3: Hồn thiện nghiệp vụ kế tốn tiền lương và các khoản trích theo
lương tại cơng ty.


9


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.1.1. Tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao
động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến.
Như vậy tiền lương thực chất là khoản trù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao
động trong thời gian mà họ cống hiến cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể biểu
hiện bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Tiền lương có chức năng vơ cùng quan trọng
nó là địn bẩy kinh tế vừa khuyến khích người lao động chấp hành kỷ luật lao
động, đảm bảo ngày công, giờ công, năng suất lao động, vừa tiết kiệm chi phí về
lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa của tiền lương
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngồi ra người
lao động cịn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp BHXH, tiền
thưởng, tiền ăn ca… Chi phí tiền lương là một phận chi phí cấu thành nên giá
thành sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động
hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cở sở đó tính đúng thù lao lao động, thanh
tốn kịp thời tiền lương và các khoản liên quan từ đó kích thích người lao động
quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao
động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiện chi phí về lao động sống,
hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tạo điều kiện
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.


10

1.1.3. Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
- Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản

phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động. Tính chính xác số
tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động.
- Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ
lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ
lương kỳ sau.
- Tính và phân bổ chính xác đối tượng, tính giá thành.
- Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, đề
xuất biện pháp tiếp kiệm quỹ lương, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp và các
bộ phận quản lý khác.
- Lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT,KPCĐ thuộc phạm
vi trách nhiệm của kế tốn. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ
tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT KPCĐ đề xuất các biện pháp khai thác có
hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động. Đấu tranh chống những
hành vi vô trách nhiệm, vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về
lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế
độ phân phối theo lao động.
1.2. Phân bổ tiền lương và các hình thức tiền lương
1.2.1. Phân loại tiền lương
1.2.1.1. Phân loại theo hình thức trả lương
- Phân loại theo hình thức trả lương: Gồm có các loại sau:
-> Trả lương theo thời gian:


11

+ Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo định kỳ hàng tháng
cho người làm cố định được quy định theo hợp đồng lao động, tháng lương, bậc
lương cơ bản do nhà nước quy định.
+ Tiền lương theo ngày là khoản tiền lương trả cho một ngày làm việc và
được xác định bằng cách lấy số tổng số tiền lương tháng chia cho số tổng số ngày

làm việc trong tháng theo chế độ.
+ Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc theo giờ, tính
bằng cách lấy số tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.
-> Trả lương theo sản phẩm:
+ Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp: Là khoản tiền lương phải trả
cho người lao động được tính theo số sản phẩm người lao động hoàn thành theo
đúng quy cách, chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm đã được quy định
cụ thể.
+ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: Là khoản tiền lương trả cho
người lao động ở bộ phận điều khiển các loại thiết bị, máy móc hoặc vận chuyển
các nguyên vật liệu hay thành phẩm.
+ Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng có phạt: Là khoản tiền lương
trả theo sản phẩm trực tiếp, ngoài ra sẽ thưởng thêm nếu như sản phẩm có chất
lượng tốt và năng suất vượt mức quy định, hoặc giúp tối ưu hóa các khoản chi phí
như vật tư, nhiên liệu, vật liệu… và sẽ bị phạt khi vi phạm các quy định do công
ty đặt ra.
-> Tiền lương tính theo quỹ tiền lương:
+ Tiền lương tính theo quỹ tiền lương là toàn bộ khoản tiền lương phải trả
cho người lao động trong thời gian làm việc mà đã được doanh nghiệp quy định
trong hợp đồng lao động bao gồm các khoản lương chính, tiền phụ cấp các loại.


12

+ Tiền lương chính là khoản tiền lương phải trả cho người lao động bao
gồm lương cơ bản nhân với hệ số tiền lương cộng với các khoản phụ cấp theo
lương, cộng tiền thưởng, tiền làm thêm giờ.
+ Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động khơng làm
những nghiệp vụ chính nhưng vẫn hưởng lương theo chế độ của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Phân loại theo tính chất lương

- Phân loại theo tính chất lương: Gồm có các loại sau:
+ Lương lao động thời vụ
+ Lương lao động thử việc
+ Lương cho lao động chính thức
1.2.1.3. Phân loại theo chức năng tiền lương
- Phân loại theo chức năng tiền lương: Gồm có các loại như sau:
+ Lương sản xuất
+ Lương bán hàng
+ Lương quản lý
1.2.1.4. Phân loại theo đối tượng trả lương
- Phân loại theo đối tượng trả lương: Gồm có các loại sau:
+ Lương trực tiếp: Là tiền lương phải trả cho những người lao động trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất,
hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
+ Lương gián tiếp: Là phần lương trả cho những người lao động tham gia
gián tiếp vào quá trình sản xuất, hay những người lao động tham gia gián tiếp vào
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như bộ phận kỹ thuật, giám sát,
quản lý, hành chính, kế tốn…
1.2.2. Các hình thức tiền lương và cách tính tiền lương


13

a, Trả lương theo thời gian:
- Là việc trả lương theo thời gian lao động (ngày công) thực tế và thang
bậc lương của công nhân. Việc trả lương này được xác định căn cứ vào thời
gian cơng tác và trình độ kĩ thuật của người lao động.
Để trả lương theo thời gian người ta căn cứ vào ba yếu tố:
- Ngày công thực tế của người lao động
- Đơn giá tiền lương tính theo ngày cơng

- Hệ số tiền lương (hệ số cấp bậc).
Cách tính lương theo thời gian:
Hình thức 1: Lương tháng = Lương + Phụ cấp(nếu có) / Ngày công chuẩn
của tháng x Số ngày làm việc thực tế.
Hình thức 2: Lương tháng = Lương + Phụ cấp(nếu có) / 26 x Ngày cơng
thực tế làm việc (doanh nghiệp tự quy định 26 hoặc 24 ngày.
Theo cách này thì lương tháng khơng là con số cố định vì ngày công
chuẩn hàng tháng khác nhau.
- TL phải trả trong tuần = (Mức lương tháng/ 52) x 12.
- TL phải trả trong ngày = Mức lương tháng / Số ngày làm việc trong tháng.
- Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 150% x Số giờ làm thêm.
200%, 300%
Mức lương giờ được xác định:
+ Mức 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc.
+ Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
+ Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có
hưởng lương theo quy định.
b, Trả lương theo sản phẩm


14

- Lương theo sản phẩm là hình thức trả tiền cho người lao động phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm mà họ làm ra và đơn giá trả cho một đơn vị sản phẩm.
* Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Lsp = ĐG x Q
Trong đó:
ĐG: đơn giá sản phẩm
Q: số sản phẩm mà người lao động làm được
- Đơn giá sản phẩm được xác định:

ĐG = ( Lcb + PC ) / Msl hoặc ĐG = ( Lcb + PC ) x Mtg
Với:
Lcb: Lương cấp bậc của cơng việc (mức lương trả cho cơng việc đó) PC:
Phụ cấp mang tính lương cho cơng việc đó
Msl: Mức sản lượng Mtg: Mức thời gian
Cách tính lương này áp dụng đối với công nhân hoạt động tương đối độc
lập, tạo ra những sản phẩm tương đối hoàn chỉnh và địi hỏi có những mức lao
động áp dụng cho từng cá nhân.
Cách tính lương theo sản phẩm tập thể:
LSPtt = ĐG x Q
Trong đó:
ĐG: tiền lương trả cho tập thể lao động khi thực hiện một đơn vị sản phẩm
Q: sản lượng chung của tập thể.
Đơn giá sản phẩm trả cho tập thể:
ĐG = Tổng Lcb nhóm / Msl hoặc ĐG = Mtg x MLbq
Với: MLbq: Mức lương bình quân của nhóm.
- Chế độ tiền lương này thường được áp dụng với những công việc cần


15

phải có một nhóm cơng nhân mới hồn thành được (vì cơng việc địi hỏi những
u cầu chun mơn khác nhau) hoặc một nhóm người thực hiện mới có hiệu
quả.
- Chẳng hạn như lắp ráp máy móc thiết bị, xây dựng các cơng trình …
Với chế độ tiền lương này thì tiền lương của mỗi người phụ thuộc vào kết
quả hoạt động chung của nhóm và sức đóng góp của họ vào kết quả chung đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp:
LSPgt = ĐGpv x Q
Trong đó:

ĐGpv – là đơn giá sản phẩm phục vụ
Q – số sản phẩm mà cơng nhân chính đạt được
Đơn giá sản phẩm phục vụ được xác định:
ĐGpv = Lcbpv / Msl hoặc ĐGpv = Lcbpv x Mtgpv
Với Lcbpv là lương cấp bậc công việc phục vụ.
- Cách tính lương sản phẩm gián tiếp thường áp dụng để trả lương cho
công nhân phụ làm những cơng việc phục vụ cho cơng nhân chính. Với cách
này thì tiền lương của cơng nhân phụ sẽ phụ thuộc vào việc sản lượng mà cơng
nhân chính làm ra được.
Trả lương theo sản phẩm khoán:
LSP khoán = ĐGk x Qtt
Trong đó:
ĐGk: số đơn giá khốn cho một sản phẩm hay cơng việc Qtt: số lượng sản
phẩm được hồn thành.
Đây là hình thứ tính lương áp dụng chho cả cá nhân và tập thể.


16

Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Hình thức trả lương này thường được áp dụng ở những khâu yếu trong
dây chuyền sản xuất thống nhất - đó là khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến tồn bộ
q trình sản xuất.
LSPlt = ĐG xQ + ĐGlt x (Q – Msl)
Trong đó:
ĐGlt: là đơn giá trả thêm cho những sản phẩm vượt mức quy định.
Với cách tính này thì đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm sẽ được
tăng lũy tiến theo mức độ hoàn thành vượt quy định.
c, Hình thức trả lương hỗn hợp:
Đây là hình thức trả lương kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hình thức

trả lương theo thời gian với hình thức trả lương theo sản phẩm. áp dụng hình
thức trả lương này, tiền lương của người lao động được chia làm hai bộ phận:
- Một bộ phận cứng:
- Bộ phận biến động:
Quỹ tiền lương phải trả = Thu nhập tính lương thực tế x Đơn giá.
d, Các hình thức đãi ngộ khác ngồi lương:
Ngồi tiền lương thì tiền thưởng cũng là một cơng cụ kích thích người lao
động rất quan trọng. Thực chất tiền thưởng là một khoản tiền bổ sung cho tiền
lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Thông qua tiền
thưởng, người lao động được thừa nhận trước Doanh nghiệp và xã hội về những
thành tích của mình, đồng thời nó cổ vũ tinh thần cho tồn bộ Doanh nghiệp
phấn đấu đạt nhiều thành tích trong cơng việc.
1.2.3 Qũy tiền lương trong doanh nghiệp
- Quỹ tiền lương là tồn bộ số tiền lương tính theo số cơng nhân viên của


17

doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm các
khoản sau: Lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn…..
- Trong kế toán và phân tích kinh tế tiền lương của cơng nhân viên trong doanh
nghiệp được chia làm hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công
nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc
và các khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu
vực, phụ cấp thâm niên…
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian CNV thực
hiện nhiệm vụ khác ngồi nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên
nghỉ theo chế độ được hưởng lương như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đi
học, đi họp…

1.2.4. Quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
* Quỹ Bảo hiểm xã hội:
- Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự
đảm bảo hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi
lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên
tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 25% trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả CNV trong tháng, trong đó: 17% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 8% trừ vào lương của người lao
động.
- Quỹ BHXH được trích lập tạo ra nguồn vốn tài trợ cho người lao động


18

trong trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Thực chất của BHXH là
giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn
định cuộc sống khi gặp khó khăn, rủi ro khiến họ bị mất sức lao động tạm thời
hay vĩnh viễn.
- Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho
CNV bị ốm đau, thai sản... trên cơ sở các chứng từ hợp lệ. Cuối tháng,doanh
nghiệp phải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
* Quỹ Bảo hiểm y tế:
- BHYT là một khoản trợ cấp cho việc phịng chữa bệnh, chăm sóc sức
khoẻ cho người lao động. Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh tốn về chi phí khám chữa
bệnh theo tỷ lệ nhất định mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia
đóng bảo hiểm.
- Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên

tiền lương phải trả CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, doanh nghiệp trích
quỹ BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong
tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử
dụng lao động, 1,5% trừ vào lương của người lao động.
- Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia
đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn
chuyên trách quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
* Kinh phí cơng đồn:
- Kinh phí cơng đồn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ CNV trong doanh nghiệp nhằm
chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt


19

động của cơng đồn tại doanh nghiệp.
- Theo chế độ hiện hành hàng tháng doanh nghiệp trích 2% kinh phí cơng
đồn trên tổng số tiền lương thực tế phải trả CNV trong tháng và tính tồn bộ
vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
- Tồn bộ số kinh phí cơng đồn trích được một phần nộp lên cơ quan
cơng đồn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động cơng
đồn tại doanh nghiệp. Kinh phí cơng đồn được trích lập để phục vụ chi tiêu
cho hoạt động của tổ chức cơng đồn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người
lao động.
* Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp:
- Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người lao
động bị mất việc làm. Theo Điều 81 Luật BHXH, người thất nghiệp được hưởng
bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng

trước khi thất nghiệp.
- Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Theo điều 82 Luật BHXH, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức
bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi
thất nghiệp.
Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương,tiền cơng tháng đóng BHTN.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1,5% quỹ tiền lương, tiền cơng
tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN.


20

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 0.5% quỹ tiền lương,
tiền cơng tháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm
chuyển một lần.
- Vậy tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao
động chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
1.3. Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương chế độ hiện hành:
1.3.1. Kế toán chi tiết tiền lương
1.3.1.1. Hạch toán số lượng lao động
Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ
phận, phịng ban, tổ, nhóm gửi đến phịng kế toán để tập hợp và hạch toán số
lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm cơng kế
tốn có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người
nghỉ với lý do gì.
Hằng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng
người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối

tháng các phịng ban sẽ gửi bảng chấm cơng về phịng kế tốn. Tại phịng kế
tốn, kế tốn tiền lương sẽ tập hợp và hạch tốn số lượng cơng nhân viên lao
động trong tháng.
1.3.1.2. Hạch toán sử dụng thời gian lao động
Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là Bảng Chấm Công
Bảng Chấm Công là bảng tổng hợp dùng để theo dõi ngày công thực tế
làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội của từng người cụ thể và
từ đó để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người
và quản lý lao động trong doanh nghiệp.



×