Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phan tich tai chinh tu can doi ke toanx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.73 KB, 26 trang )

Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng
cân đối kế toán với việc tăng cường quản trị
doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội
cherrynp
Tất cả
• Trang chủ
• /
• Tài liệu
• /
• Thành viên
TẠI SAO TẢI LÊN 123DOC.VN ?
Chuyên đề thực tập
Lời mở đầu
Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta
đã đạt được nhiều bước tiến hết sức quan trọng. Tuy nhiên để đặt được mục
tiêu đến năm 2020 đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp với
cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí và thực hiện công nghiệp
hoá hiện dại hoá đất nước thì đòi hỏi chúng ta chiến lược đúng đắn và hợp lí.
Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới phát triển nền kinh tế là mũ
nhọn của đất nước. Công cụ chủ yếu được dùng đó là tài chính. Vàđể cung
cấp những thông tin hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh và kinh tế của
các nhà quản lí doanh nghiệp và các nhà sử dụng thông tin tài chính ở bên
ngoài, hệ thống báo cáo tài chính đã ra đời. Dựa vào các nguồn thông tin nhận
được trong các Báo cáo tài chính, người sử dụng sẽ nắm được thực trạng tài
chính của doanh nghiệp và làm cơ sở cho việc ra quyết định của mình.
Các Báo cáo tài chính gồm Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh Báo cáo tài chính, mỗi loại
cung cấp những thông tin tổng hợp về một khía cạnh khác nhau của tình hình
tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo này bổ sung
cho nhau và cùng làm sáng tỏ bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Trong
các báo cáo tài chính đó, Bảng cân đối kế toán đóng vai trò quan trọng, nó


đưa ra bức tranh tài chính tổng quát tại doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
định. Tuy nhiên, Bảng cân đối kế toán cũng có những hạn chế vốn có của nó,
những hạn chế thuộc về bản chất được quy định bởi những nguyên tắc, quy
tắc hạch toán nên không thể khắc phục được. Vì vậy, để tránh đưa ra các
quyết định sai lầm, những người sử dụng thông tin của Báo cáo tài chính cần
được trang bị những công cụ phân tích thích hợp. Phân tích Báo cáo tài chính
sẽ giúp cho nhà phân tích nắm bắt được đầy đủ thực trạng tài chính doanh
1
nghiệp và khắc phục được những hạn chế trên.
Phân tích Báo cáo tài chính thông qua các công cụ và kĩ thuật phân tích
giúp các nhà phân tích kiểm tra Báo cáo tài chính, qua đó có thể đánh giá
1
1
Chuyên đề thực tập
được những thành tích và tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như dự
tính được những rủi ro và tiềm năng trong tương lai. Phân tích Báo cáo tài
chính có thể mang lại những thông tin có giá trị về xu thế và mối quan hệ, khả
năng sinh lợi của doanh nghiệp qua đó phát hiện được những điểm mạnh,
điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị của doanh
nghiệp, phân tích Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng,đặc biệt trong tình
hình hiện nay, khi công việc ghi chép, xử lí thông tin kế toán đơn thuần đã
được máy vi tính đảm nhận thì công việc kế toán được thực hiện chủ yếu là
phân tích các thông tin kế toán có ích để phục vụ cho việc ra quyết định tài
chính của chủ doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp đối với việc ra quyết định của những nhà quản lí, với mong
muốn được nghiên cứu sâu hơn về vấn đề phức tạp và khó khăn này và để vận
dụng những hiểu biết, kiến thức đã thu thập được trong nhà trường và thực tế
thực tập tại một doanh nghiệp sản xuất cụ thể, em đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài: “Phân tích tình hình tài chính trên cơ sở bảng cân đối kế toán với việc

tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Công ty cơ khí Hà Nội” cho chuyên
đề của mình.
Luận văn ngoài Lời mở đầu và kết luận bao gồm ba nội dung chính sau:
Chương I: Hoạt động tài chính và cơ sở của việc phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cơ khí Hà Nội.
Chương III: Phương hướng nâng cao công tác quản trị tài chính tại
Công ty cơ khí Hà Nội
Do trình độ lí luận và thực tiên còn nhiều hạn chế nên bài viết này
không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo cùng các cô chú trong công ty.
2
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG I
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1.1. Hoạt động tài chính:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều phải có một số
vốn. Số vốn đó được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như từ nguồn vốn
góp của cá nhân, của Nhà nước và các nguồn vốn vay hay đi chiếm dụng của
các doanh nghiệp khác. Nguồn vốn đó chính là nguồn hình thành các yếu tố
sản xuất để tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ
chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh
doanh. Nó giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện và tiến hành thông suốt.
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài
chính giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất

kinh doanh (SXKD) được biểu hiện qua các hình thái tiền tệ, xuất phát từ yêu
cầu và mục đích kinh doanh. Cũng do đặc điểm là một bộ phận của hoạt động
SXKD, hoạt động tài chính chịu tác đông của hoạt động SXKD nhưng nó
cũng có tác động trở lại đối với hoạt động SXKD (nếu hoạt động tài chính tốt
hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất và
lưu chuyển hàng hoá).
Nếu hoạt động tài chính thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình thông
qua việc hoàn thành tốt hai chức năng phân phối và giám sát thì nó sẽ góp
phần giúp cho doanh nghiệp:
- Tạo thuân lợi trong quá trình tạo vốn và đảm bảo sản xuất: giúp doanh
nghiệp tìm được các nguồn vốn để tăng vốn kinh doanh, đảm bảo đủ vốn để
sản xuất.
- Đảm bảo khả năng sinh lời tối đa trên cơ sở sử dụng vốn một cách tiết
kiệm, hiệu quả.
- Tạo đòn bẩy kích thích SXKD.
3
3
Chuyên đề thực tập
- Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động
SXKD của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động tài chính phải tuân theo
những nguyên tắc cơ bản:
- Phải có mục tiêu: Để giải quyết tốt mối quan hệ kinh tế với Nhà nước,
với đơn vị bạn, công nhân viên,… thì doanh nghiệp phải cụ thể hoá về số
lượng, chất lượng và thời gian tiến hành sản xuất, dự kiến bằng các con số kế
hoạch cụ thể. Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động an toàn
và phòng ngừa những rủi ro.
- Phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả: Nó có ý nghĩa là phải
đảm bảo đầy đủ, kịp thời số vốn tối thiểu cần thiết cho sản xuất và lưu thông,
đồng thời phải sử dụng số vốn đó một cách hợp lý vào các khâu, các giai đoạn

của quá trình kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Phải tôn trọng pháp luật, tuân theo chế độ tài chính tín dụng, pháp luật
về tài chính, kỷ luật thanh toán, đảm bảo doanh nghiệp vừa đạt được lợi
nhuận tối đa, vừa đảm bảo các yếu tố xã hội.
1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Tình hình tài chính doanh nghiệp (TCDN) được ghi chép và biểu hiện
qua các con số trên các tài liệu kế toán. Những con số đó tự thân nó không nói
lên một điều gì cả. Hơn nữa, chúng chỉ là những minh chứng cho quá khứ, chỉ
là những con số trên sổ sách, không thể hiện được thực trạng đa dạng và sôi
động của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Chính phân tích sẽ làm cho
chúng biết nói, không những làm hiện ra bức tranh tài chính hiện tại của
doanh nghiệp mà còn chỉ ra xu hướng của nó trong tương lai tươi sáng hay ảm
đạm. Nói cách khác, phân tích làm công việc thổi hồn cho bức tranh tài chính
của doanh nghiệp, khiến nó trở nên sống động và có ích.
Hoạt động tài chính là một hoạt động đóng vai trò cực kì quan trọng đối
với sự phát triển của doanh nghiệp và cũng là đối tượng quan tâm đặc biệt của
những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, những người có quan hệ tài chính
với doanh nghiệp. Do tính chất quan trọng đó, đối tượng hoạt động tài chính
luôn là đối tượng cần được nắm bắt để kiểm tra tình hình hoạt động và đưa ra
những dự đoán, quyết định cho tương lai. Nếu chỉ nhìn vào những con số khô
4
4
Chuyên đề thực tập
cứng trong các báo cáo tài chính và các tài liệu tài chính khác thì thông tin tài
chính không mang một ý nghĩa nào đáng kể, các mối quan hệ, các xu hướng
biến đổi, những cơ hội và rủi ro tiềm tàng sẽ chìm trong biển chi tiết các con
số. Vì vậy chỉ có phân tích tình hình tài chính mới giúp người sử dụng đánh
giá và đưa ra các dự đoán, quyết định trong tương lai một cách có hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dùng.
1.2. HAI BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠ BẢN SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Có những tài liệu khác nhau để phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp, chúng bao gồm các báo cáo tài chính (BCTC) được công bố rộng rãi,
các tài liệu bổ xung của bộ phận quản lý và các tài liệu khác như: Môi trường
hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, các
chính sách tài chính hiện hành... nghĩa là mọi nguồn thông tin có khả năng
làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Tuy nhiên, trong các tài liệu đó, thông
tin kế toán là một nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Các thông tin kế toán
phản ánh trong các BCTC là nguồn thông tin có sẵn, được công bố rộng rãi,
sát thực và đầy đủ. Làm một bộ phận của BCTC, bảng CĐKT luôn là đối
tượng được quan tâm, là tài liệu quan trọng và phổ biến để phân tích tài chính
doanh nghiệp.
1.2.1.1. Đặc trưng và ý nghĩa của bảng CĐKT trong việc phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp
a) Đặc trưng của BCĐKT
- Bảng CĐKT cơ ba đặc trưng cơ bản. Những đặc trưng này được hình
thành từ những quy định về nội dung và kết cấu hết sức khoa học và hợp lý.
Chúng bao gồm:
- Các chỉ tiêu trên bảng CĐKT được biểu hiện bằng giá trị (tiền) nên có
thể tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới
các hình thái( cả vật chất và tiền tệ).
- Bảng CĐKT được chia thành hai phần theo hai cách phản ánh vốn kinh
doanh của doanh nghiệp là tài sản và nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn).
Về mặt lượng, tổng số tài sản luôn cân bằng với tổng số nguồn.
- Bảng CĐKT phản ánh tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời
điểm đó thường là ngày cuối cùng của quý, năm. Tuy nhiên, do tính chất là
5
5
Chuyên đề thực tập

báo cáo so sánh nên căn cứ vào số liệu ở hai thời điểm cuối kì và đầu năm sẽ
thấy được sự thay đổi của vốn và nguồn vốn trong kì báo cáo.
b) Ý nghĩa của bảng CĐKT trong việc phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp.
Do những đặc trưng cơ bản, riêng có, bảng CĐKT khái quát hoá toàn bộ
tài sản và nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp vào thời điểm cuối kì. Nhìn vào
hai dòng cuối cùng của phần tài sản và nguồn vốn, người đọc có thể thấy
được quy mô tài sản của doanh nghiệp và các nguồn vốn tài trợ cho các tài
sản đó.
Do được sắp xếp khoa học theo các khoản mục và mục chi tiết, người
đọc có thể dễ dàng nắm bắt được các con số tổng hợp, các con số chi tiết của
từng loại tài sản và nguồn vốn, qua đó có thể tiến hành phân tích dọc để có
thể thấy sự biến động về cơ cấu của chúng. Việc sắp xếp, phân loại hết sức
lôgíc này cũng giúp người phân tích tài chính giảm thời gian và công sức
phân loại thông tin trước khi tiến hành phân tích.
Ngoài ra, do mang tính chất là báo cáo so sánh, bảng CĐKT luôn có số
liệu của đầu năm và cuối kỳ. Việc cung cấp số liệu của hai kì liên tiếp tạo điều
kiện choviệc so sánh, đối chiếu để dễ nhận thấy sự biến đổi qua thời gian, qua
đó sự đoán dược xu hướng phát triển trong tương lai.
Cuối cùng, bảng CĐKT được sắp xếp theo thứ tự khả năng chuyển đổi
thành tiền của tài sản, từ nguồn vốn tài trợ tạm thời đến thường xuyên giúp
cho người phân tích nhanh chóng thấy được khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Nói tóm lại, bảng CĐKT là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tình hình tài
sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nó cung cấp
những thông tin tài chính tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để
nghiên cứu, phân tích toàn diện tình hình tài chính, kết quả và xu hướng phát
triển của doanh nghiệp. Nó cũng cung cấp những thông tin, mối quan hệ cơ
bản giữa các yếu tố, quá trình giúp cho việc đề xuất phương hướng và biện
pháp quản lý hiệu quả. Chính nhờ sự khái quát hoá của bảng CĐKT và dựa

vào các thông tin được phân theo bản chất kinh tế, tài chính, pháp lý,... nhà
6
6
Chuyên đề thực tập
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ có thể phân tích nhanh chóng và
hiệu quả hơn.
1.2.1.2 Nội dung, kết cấu, nguyên tắc lập và kiểm tra bảng CĐKT
a) Nội dung:
Bảng CĐKT là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo). Như vậy, nó có
nội dung gồm hai phần tài sản và nguồn vốn cân bằng nhau theo công thức:
Tài sản = Nguồn vốn
Hay ta có thể viết:
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu (CSH)
b) Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán :
Cơ sở số liệu để lập bảng CĐKT là các số liệu ở sổ kế toán tổng hợp, sổ
kế toán chi tiết và số liệu ở bảng CĐKT cuối năm trước. Nguyên tắc quy định
như sau:
+ Trước khi lập bảng CĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết liên quan,
thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán
trước khi khóa sổ. Sau đó tiến hành đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, đối
chiếu giữa số liệu tổng hợp và chi tiết, số liệu trên sổ kế toán và số thực kiểm
kê, khoá sổ kế toán và tính số dư các tài khoản.
+ Khi lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu liên quan đến những tài
khoản phản ánh tài sản có số dư bên Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi.
Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn có số dư
Có thì căn cứ vào số dư Có của tài khoản để ghi.
+ Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi
tiết của các tài khoản phải thu, phải trả. Nếu số dư chi tiết là dư nợ thì ghi ở

phần tài sản, nếu dư có thì ở phần nguồn vốn.
+ Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hay tài khoản
dự phòng như tài khoản 214, 129, 229,139, 159…Các tài khoản này luôn có
7
7
Chuyên đề thực tập
số dư có nhưng khi lên bảng CĐKT phải ghi ở phần tài sản theo số âm. Các
tài khoản phản ánh nguồn vốn như tài khoản 412, 413, 421…nếu có số dư bên
nợ thì vẫn ghi ở phần nguồn vốn và ghi theo số âm.
c) Kiểm tra bảng CĐKT
Kiểm tra bảng CĐKT là yêu cầu bắt buộc với công tác hạch toán và quản
lý doanh nghiệp. Thực chất của công việc kiểm tra là thẩm định tính chính
xác của số liệu trong bảng CĐKT thông qua kiểm tra nguồn số liệu và kĩ thuật
lập bảng. Việc thực hiện công việc này hoàn toàn không dễ dàng. Vì vậy, để
hỗ trợ, một hệ thống các phương pháp kiểm tra đã ra đời, cho phép người sử
dụng, tuỳ từng trường hợp cụ thể, có thể vận dụng linh hoạt, lựa chọn hay kết
hợp nhiều phương pháp để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, dù có áp
dụng phương pháp nào đi nữa thì công việc kiểm tra cũng được tiến hành qua
các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra khái quát.
Việc kiểm tra khái quát được tiến hành theo nhận thức cảm quan hoặc
kiểm tra lôgíc các số liệu trong bảng CĐKT và một số tài liệu có liên quan.
Thông qua kiểm tra lôgíc người ta phân tích sự biến động của các khoản
mục có liên quan với nhau trên bảng CĐKT. (Khoản phải thu giảm tương ứng
với lượng tiền tăng, khoản vay dài hạn tăng tương ứng với TSCĐ tăng...)
Việc kiểm tra khái quát cho phép người phân tích nắm bắt được những
mâu thuẫn, những dấu hiệu sai phạm trọng yếu có thể tồn tại qua đó có định
hướng khoanh vùng kiểm tra, tiết kiệm được thời gian và công sức.
Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật lập bảng:
Sau khi nắm bắt được những sai sót trên bảng CĐKT, người ta cần tiến

hành kiểm tra kĩ thuật lập bảng nhằm xem xét khả năng xảy ra sai phạm trong
quá trình chuyển sổ. Việc kiểm tra được tiến hành thông qua sự so sánh, đối
chiếu các số liệu của các chỉ tiêu phản ánh trong bảng CĐKT với số dư các tài
khoản, tiểu khoản tương ứng được ghi trong sổ cái hoặc sổ chi tiết. Về nguyên
tắc, các số liệu so sánh này phải khớp đúng. Nếu các số liệu đối chiếu đã hoàn
toàn khớp đúng, người ta phải xem xét khả năng nguồn số liệu cung cấp cho
hạch toán đã không chính xác.
8
8
Chuyên đề thực tập
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong kinh
doanh với chi phí thấp nhất.
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh
trình độ tổ chức quản trị mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong
điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, doanh nghiệp muốn tồn tại,
vươn lên thì trước hết kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả càng cao, doanh
nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị,
áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và qui trình công nghệ mới, cải thiện và
nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước.
Hiệu quả kinh doanh được đánh giá theo hai dạng: số và phân số (chênh
lệch tuyệt đối và chênh lệch tương đối) dựa trên các chỉ tiêu đánh giá tổng
hợp và chi tiết.
a) Phân tích khái quát:
Như đã đề cập ở trên, hiệu quả kinh doanh được đánh giá qua việc so
sánh giữa chi phí và kết quả và qua cả hai dạng số và phân số. Ở dạng số, hiệu
quả kinh doanh được xác định bằng hiệu số giữa kết quả trừ chi phí.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra – Chi phí đầu vào
Kết quả này cho thấy doanh nghiệp đã đạt được lợi ích là bao nhiêu sau

một kỳ sản xuất. Tuy nhiên, con số đó chưa phản ánh được quá trình sản xuất
đó có thực sự đem lại hiệu quả hay không hay chỉ là một kết quả thông
thường. Vì vậy, người ta thường sử dụng phân số giữa kết quả và chi phí để
chỉ hiệu quả.:
Kết quả đầu ra
Hiệu quả kinh doanh = (*)
Chi phí đầu vào
Công thức (*) trên phản ánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào, được tính
cho tổng số và cho riêng phần gia tăng trong kì.
Hay:
Chi phí đầu vào
24
24
Chuyên đề thực tập
Hiệu quả kinh doanh = (**)
Kết quả đầu ra
Công thức (**) phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào nghĩa là
để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu chi phí đầu vào.
Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng
doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Còn yếu tố đầu vào bao gồm:
lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn CSH, vốn vay…
Trong các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh, chỉ tiêu hiệu quả sử
dụng vốn sản xuất kinh doanh được coi là chỉ tiêu cơ bản nhất.
25
25
Chuyên đề thực tập
Kết quả đầu ra
Hiệu quả sử dụng vốn SXKD =
Vốn sản xuất bình quân
Chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản

xuất kinh doanh trong kì thì được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp càng lớn. Để nâng cao chỉ tiêu này, một mặt phải
tăng qui mô kết quả đầu ra, mặt khác cần sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu
vốn sản xuất.
Để giải quyết hợp lý về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh, ta phải thực
hiện tốt các mặt sau:
- Phải đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa TSCĐ tích cực và TSCĐ không
tích cực.
- Phải đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên qui
trình công nghệ nhằm tạo ra sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận
của doanh nghiệp.
- Phải đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động nhằm
tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh ( cung ứng- sản
xuất- tiêu thụ).
b) Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ:
Để đánh giá hiệu quả sử dụngTSCĐ, ta có thể dùng rất nhiều chỉ tiêu.
Sau đây là những chỉ tiêu phổ biến.
Doanh thu thuần
* Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Vốn cố định bình quân
Vốn cố định bình quân ở đây được tính bằng cách lấy trung bình vốn
cố định đầu và cuối kì. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp sử dụng vốn cố định càng hiệu quả hay doanh nghiệp đã sử
dụng hiệu quả “ đòn bẩy vận hành”
Lợi nhuận thuần
* Tỉ suất sinh lợi vốn cố định =
26
26

Chuyên đề thực tập
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các chủ
sở hữu của doanh nghiệp. Doanh lợi vốn chủ sở hữu chính là chỉ tiêu đánh giá
mức độ tạo ra lợi nhuận của mục tiêu này.Công thức xác định là:
Lợi nhuận sau thuế
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Vốn CSH bình quân
Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu binh quân tạo ra được mấy
đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn CSH cũng có mối quan hệ với tỉ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở
hữu thể hiện qua công thức:
Tỉ suất lợi nhuận/vốn sử dụng
Doanh lợi vốn CSH =
1- tỉ số nợ bình quân
Tổng số dư nợ đầu kì và cuối kì
Với tỉ số nợ bình quân =
Tổng vốn đầu kì và cuối kì
Hay doanh lợi vốn CSH = Tỉ suất lợi nhuận/ 1
vốn sử dụng 1- tỉ số nợ bình quân
= Tỉ suất lợi nhuậndoanh thu x Hệ số quay vòng TS x
1- Hệ số nợ bq
Như vậy doanh lợi tổng vốn phụ thuộc vào:
- Trong một đồng vốn sử dụng có bình quân trong kì có mấy đồng được
hình thành từ vốn huy động bên ngoài?
- Một đồng vốn sử dụng bình quân trong kì tạo ra mấy đồng doanh thu?
- Trong một đồng doanh thu có mấy đồng lợi nhuận sau thuế?
32
32
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
2.1.1.Giới thiệu chung:
+ Công ty cơ khí Hà Nội (Hanoi Mechanical Company) là công ty trách
nhiệm hữu hạn nhà nước 1 thành viên; dã trải qua hơn 50 năm hoạt động.
Nhiều năm qua công ty dã chế tạo sản xuất các sản phẩm cơ khí, luyện kim
phục vụ các ngành kinh tế trong nước và ngoài nước.
+ Được thành lập ngày 26/11/1955 Công ty Cơ khí Hà Nội hiện nay là
công ty sản xuất cơ khí lớn nhất ở nước ta có quy mô khá lớn với tổng số vốn
đầu tư là 275 tỷ đồng và tổng diện tích là 129.796 m2, có hệ thống cơ sở hạ
tầng, máy móc thiết bị hiện đại, tạo công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động.
Trông đó đội ngũ kĩ sư : 150 người và công nhân bậc cao (từ bậc 5/7 trở
lên):360 người
+ Giám đốc công ty : kĩ sư Lê Sỹ Chung
+ Địa chỉ trụ sở chính: 74 đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân- Hà
Nội
Số Fax: 048 583268 Điện Thoại: 04 8584416
2.1.2. Các ngành nghề kinh doanh của công ty
2.1.2.1.Lĩnh vực kinh doanh:
• Công ty sản xuất máy cắt gọt kim loại:Máy tiện, máy phay, máy bào,
máy cắt,…
• Chế tạo thiết bị công nghiệp và các phụ tùng thay thế cho các ngành
kinh tế, thiết kế, chế tạo,và lắp đặt, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kĩ
thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
• chế tạo thiết bị nâng hạ, cân diện tử 60tấn
• Kinh doanh thiết bị điện tử tin học. Dịch vụ chuyển giao công nghệ
các thiết bị diện tử tin học
• Sản phẩm đúc, rèn, cán, thép
• Kinh doanh nhựa, gỗ và các sản phẩm làm bằng nhựa, gỗ; thiết bị

dụng cụ y tế, hàng tiêu dùng
33
33
Chuyên đề thực tập
• Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
• Kinh doanh nhà ở, bất động sản, phân bón, hoá chất và vật tư nông
nghiệp. Dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, vận chuyển và giao
nhận hàng hoá
• Xuất nhập khẩu và kinh doanh thiết bị.
• Chế toạ các thiết bị áp lực cao
• Đào tạo công nhân kĩ thuật các nghề tiện, phay, bào, rèn, đúc, nhiệt,
luyện, công nhân vận hành các máy công nghệ cao
• Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật
2.1.2.2 Mục tiêu phát triển:
+ Luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi
yêu cầu của khách hàng.
+ Thực hin đúng, đầy đủ phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với
khách hàng.
+ Bằng mọi phương tiện tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công
nhân viên hiểu rõ chất lượng là sự sống còn của công ty, lao động có chất
lượng là nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sừơn của mỗi người
+ Thường xuyên cải tiến sản phẩm thực hiện chiến lược đầu tư đổi
mới công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đáp ứng
mọi yêu cầu phát triển của công ty.
+ Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình TCVN ISO
9002:1996
2.1.2.3 Hoạt động chính của công ty:
Với lực lượng kĩ sư gần 150 người và nhiều công nhân lành nghề, công
ty cơ khí Hà Nội có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn và trực tiếp thực hiện

thiết kế công nghệ và chế tạo sản phẩmcơ khí, công ty cơ khí đã cung cấp phụ
tùng thay thế, chế tạo và lắp đặt thiết bị máy móccho các ngành như sau:

×