Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bệnh đốm vòng của xu hào bắp cải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.04 KB, 5 trang )

Bệnh đốm vòng của xu hào bắp cải
I. Giới thiệu về cây su hào, bắp cải
1. Cải bắp (brassica oleracea nhóm Capitata)
Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) là một loại rau chủ lực trong họ
Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ vùng Địa Trung Hải.
Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với
các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng.
Nó đã được biết tới từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại; Cato Già đánh giá cao loại cây này vì
các tính chất y học của nó, ông tuyên bố rằng "nó là loại rau thứ nhất".
[1]
. Tiếng Anh gọi nó
là cabbage và từ này có nguồn gốc từ Normanno-Picard caboche ("đầu"). Cải bắp được
phát triển từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục để ngăn chặn chiều dài các gióng.
Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát
triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.
Cải bắp ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: phòng bệnh
ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da. Cải bắp được trồng trong vụ
đông xuân ở các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Cải bắp thuộc nhóm rau có
nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là
10°Ctrong khoảng 15-30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống.
2. Su hào ( Brassica nhóm Gongylodes)
Su hào hay xu hào (từ tiếng Pháp: chou-rave, danh pháp hai phần: Brassica oleracea
nhóm Gongylodes) là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, được chọn lựa
vì thân mập, gần như có dạng hình cầu, chứa nhiều nước của nó. Su hào được tạo ra từ quá
trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân, mà trong đời
thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại.

Mùi vị và kết cấu của su hào là tương tự như của thân cải bông xanh hay phần lõi của cải
bắp (cả hai loại này là cùng loài với su hào, nhưng khác nhóm giống cây trồng), nhưng nhẹ
hơn và ngọt hơn, với tỷ lệ phần cùi thịt/vỏ cao hơn. Ngoại trừ nhóm giống Gigante, thì các
giống su hào trồng vào mùa xuân ít khi có kích thước trên 5 cm, do chúng có xu hướng bị


xơ hóa, trong khi
đó các giống trồng
vào mùa thu lại có
thể có kích thước
trên 10 cm; giống
Gigante có thể có
kích thước lớn hơn
mà vẫn giữ được
chất lượng tốt để
ăn.
Su hào có thể ăn
sống cũng như
được đem luộc,
nấu. Su hào chứa
nhiều chất xơ tốt
cho hệ tiêu hóa
cũng như chứa các
chất như selen, axít folic, vitamin C, kali, magiê và đồng.
II. Các loại bệnh thường gặp

Cùng với thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ… thì bệnh Đốm vòng (Alternaria brassicae)
cũng là một đối tượng thường xuất hiện và gây hại trên cây cải bắp ở nước ta hiện
nay, đặc biệt là vào những tháng mùa mưa. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở những
vùng trồng rau tập trung chuyên canh. Bệnh có thể gây hại từ khi cây cải bắp còn nhỏ
mới có lá sò, nhưng thường hại nhiều từ khi cây chuẩn bị cuốn bắp trở đi (kể cả trong
thời gian cất trữ, vận chuyển, tiêu thụ sau thu họach). Ngoài cải bắp, bệnh còn gây
hại trên cả một số cây rau thuộc họ thập tự như súp lơ, cải thảo
III. Triệu chứng bệnh
Phân bố và ký chủ:
Hại trên cây con, ở giai đoạn bắp đã cuốn và 1 số cây trồng khác.

Đặc điểm và hình thái:
Ở trên thân, vết bệnh có màu đen lan rộng => cây suy yếu và chết.
Ở trên lá, Hại trên lá và cây con.
vết bệnh có hình vòng tròn lớn, có nhiều hình đồng tâm, màu nâu nhạt hoặc màu sẩm,
đường kính >1 cm, vết bệnh thường lớn nhiều vết liên kết với nhau tạo thành hình bất
kỳvà có lớp nấm đen.
Quy luật biến động:
Trên mô bệnh có lớp mốc đen đó là lá cành bào tử phân sinh. Cành bào tử phân sinh
ngắn có màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh có màu nâu, có nhiều ngăn ngang dọc, kích
thước 60 –140 x 16 -18m.
Nấm bán kí sinh xâm nhập vào cây qua vết thương xay xát, lan truyền bằng bào tử
phân sinh, phát triển trong đkiện ẩm ướt, mưa nhiều, T0 = 250C, thích hợp nhất cho
nấm phát triển.
Mật độ trồng dày, muộn, giống chín sớm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Nấm gây
hại ở quả giống, ăn sâu vào trong hạt, làm cho hạt lép, tỉ lệ nẫy mầm thấp. Nấm tàn
dư trong cây bệnh, hạt giống, ở bắp cải chưa có giống kháng.
Bệnh thường xuất hiện ở những lá già phía dưới trước, sau đó lan dần lên các lá phía trên.
Ban đầu, vết bệnh chỉ là những đốm tròn nhỏ, mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Nếu gặp
thời tiết mưa nhiều, tạo ẩm ướt, trời mát mẻ (nhiệt độ không khí khoảng 22-25 độ C)
thì bệnh sẽ phát triển mạnh, vết bệnh hình thành những vòng tròn đồng tâm nhìn
giống như chiếc nhẫn, phần giữa vết bệnh bị khô chết. Nếu bị hại nặng nhiều vết
bệnh liên kết hòa lẫn với nhau tạo thành một hình dạng bất kỳ, lá bệnh sẽ héo rũ
xuống như bị dội nước sôi, trên bề mặt vết bệnh có lớp mốc mầu đen, lá già dễ bị gẫy
hoặc thối.
Nấm gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua các vết thương cơ giới do mưa gió hoặc
do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc do vết cắn phá của côn
trùng.
Trên những cây để giống, ngoài lá bệnh còn tấn công trên cả trên trái và ăn sâu vào
trong hạt, làm cho trái bị khô tóp, hạt bị lép lửng, nẩy mầm kém.
Nấm bệnh tồn tại trên trên tàn dư của lá cây bị bệnh, từ đây sẽ lây truyền cho vụ

sau.
IV. Những biến đổi của cây sau khi bị bệnh
+, cường độ quang hợp: cường độ quang hợp giảm. do diện tích lá của cây giảm sút
rõ rệt, hàm lượng diệp lục giảm
+, cường độ hô hấp: cường độ hô hấp tăng cao ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh rồi sau đó
giảm sút dần
+, phá hủy quá trình trao đổi chất: sự vận chuyển, phân bố, điều hòa các chất đạm,
gluxit bị phá vỡ
+, sự biến đổi chế độ nước: cường độ thoát hơi nước tăng mạh làm cây mất nước
+, biến đổi cấu tạo của tế bào: Khi nhiễm bệnh, độ thẩm thấu của màng nguyên sinh thay
đổi, phá vỡ tính bán thẩm thấu của màng tế bào, phá huỷ áp lực thẩm thấu và tính trương
của tế bào. Độ keo nhớt của chất nguyên sinh giảm sút. Thay đổi về số lượng và độ lớn của
lạp thể, ty thể, nhân tế bào và nhiều thành phần khác của tế bào. Những biến đổi trên đây
dẫn đến sự thay đổi hình thái tế bào và mô thực vật: đó là gây chết mô và đám chết trên lá,
than, cành, củ, quả.Những tác hại về sự hao hụt một lượng lớn các chất dinh dưỡng của cây
bị bệnh, phá vỡ hoạt động sinh lý bình thường. Quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cây
như: trao đổi đạm, gluxit, chất khoáng, chất điều hoà sinh trưởng cũng bị rối loạn và phá
vỡ. Phá huỷ chế độ nước làm ảnh hưởng tới quá trình đồng hoá, sự sinh trưởng, phát triển
và tích luỹ vật chất của cây. Làm thay đổi chức năng sinh lý - thay đổi cấu tạo của tế bào và
mô. Cuối cùng trong những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến cây chết
V. Những thiệt hại kinh tế do bệnh gây ra
• Bệnh làm giảm năng suất của cây trồng: do cây bị chết, do một bộ phận thân, cành
lá, củ, quả bị huỷ hoại. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, còi cọc dẫn đến năng suất giảm.
Nếu dịch bệnh bùng phát có thể làm giảm sản lượng trên diện tích rộng gây thiệt hại kinh tế
lớn.
• Bệnh làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và cất trữ: giảm giá trị dinh
dưỡng như giảm hàm lượng đạm, chất béo, đường, các vitamin, các chất khoáng ở rau
quả.
Bệnh làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hoá
Bệnh làm giảm sức sống hoặc gây chết hom giống, mắt ghép, gốc ghép, cành ghép, các sản

phẩm nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống vô tính và giảm sức nảy mầm gây chết
cây con khi bệnh nhiễm trên hạt giống.
• Nấm gây bệnh đốm vòng su hào, bắp cải Alternaria brassicae tiết ra độc tố
Alternarin.
• Bệnh cây còn gây ô nhiễm đất trồng trọt, vi sinh vật gây bệnh nằm trong tàn dư rơi
xuống đất và tuyến trùng trong đất đã làm đất trở thành một nơi nhiễm bệnh rất nguy hiểm
cho vụ trồng trọt sau. Hoá chất phòng trừ bệnh tích tụ lại trong đất ức chế vi sinh vật có
ích, làm ô nhiễm môi trường
VI. Biện pháp phòng trừ
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:
-Sau khi thu họach, cần thu gom và đưa hết những tàn dư của cây cải ra khỏi ruộng
tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh lây truyền cho vụ sau.
-Trước khi làm đất gieo hạt giống (đối với vườn ươm), hoặc trồng mới (đối với ruộng
sản xuất) ngoài việc phải dọn sạch sẽ tàn dư của cây cải bắp hoặc những lọai rau
thuộc họ thập tự khác của vụ trước còn sót lại chưa thu gom hết. Cần cày lật đất để
chôn vùi nguồn bệnh vào sâu trong đất, để hạn chế nguồn bệnh ở đầu vụ sau.
-Phải lên liếp cao, trong vườn phải có hệ thống thoát nước tốt để kịp thời thoát nước
khi có mưa, hạn chế ẩm ướt trong vườn cây.
-Trước khi gieo, ngâm hạt giống vào nước nóng 50 độ C trong vòng 20-25 phút.
-Không nên trồng qúa dầy, để ruộng thông thóang, giảm bớt độ ẩm ướt trong ruộng.
-Phải bón cân đối giữa đam, lân và kali. Tốt nhất là tăng cường phân hữu cơ hoai
mục, giảm bớt phân hóa học, tạo cây chắc khỏe, tăng cường sức chống đỡ bệnh cho
cây.
-Phải kiểm tra ruộng cải bắp thường xuyên (nhất là từ khi cây sắp cuộn bắp trở đi)
nếu phát hiện có bệnh nên tỉa bỏ bớt những lá già đã bị bệnh ở phía dưới để hạn chế
nguồn bệnh lây lan, đồng thời làm cho vườn thông thoáng, khô ráo hạn chế bệnh phát
triển, rồi phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc
như: Copforce Blue 51WP, Olisan 10DD, Biogreen 4.5DD, Fusai 50SL, Zincopper
50WP, Ricide 72WP, Daconil 500SC, Rovral 50WP, Boócđô 1% (trước khi sử
dụng bà con nhớ đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của nhà sản xuất

có in trên nhãn thuốc). Chú ý, phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để
giữ an tòan cho người ăn rau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên
khuyennongtphcm.com
agriviet.com
xdoc.vn
Để phòng trừ bệnh do nấm gây ra, người nông dân chủ yếu sử dụng các loại thuốc hóa học.
Mặc dù thuốc hóa học cũng mang lại hiệu quả nhất định, nhưng lại không có hiệu quả với
việc phòng trừ một số loại nấm bệnh có nguồn gốc trong đất, dễ gây ra kháng thuốc và
bùng phát dịch hại mới. Mặt khác, việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh rất khó khăn
do vậy nhiều trường hợp người nông dân sử dụng không đúng thuốc, đúng lúc nên hiệu quả
thuốc không cao, dư lượng thuốc hóa học gây ô nhiễm môi trường, tác động có hại đến sức
khỏe con người.
Ngày nay, việc sử dụng biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật đang được áp dụng và
triển khai trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, việc sử dụng các vi sinh vật khác để tiêu
diệt vi sinh vật gây hại cây trồng một cách có chọn lọc đã và đang được phát triển mạnh
mẽ. Đối với nấm hại cây trồng thì biện pháp phổ biến là sử dụng vi sinh vật đối kháng, mà
thường là nấm đối kháng. Một số chế phẩm đã được ứng dụng rộng rãi để phòng trừ các
bệnh nấm hại cây trồng là: Trichoderma viride, Trichoderma harzianum,

×