Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.57 KB, 11 trang )

PHẦN I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Giao tiếp là một hoạt động được diễn ra hàng ngày, liên tục và không theo
khuân khổ nào, tuy vậy giao tiếp tốt hay chưa tốt lại ảnh hưởng rất nhiều đến
cuộc sống của mỗi người, với những người giao tiếp tốt hay nói cách khác là
biết giao tiếp thì khi sống và làm việc dù bất cứ nơi nào cuộc sống cũng trở nên
dễ dàng hơn so với những người giao tiếp kém hơn.
Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi A với tổng số 23
học sinh có 12 bé trai và 11 bé gái. Tơi nhận thấy có những thuậnn lợi và khó
khăn sau:
1. Thuận lợi
Ln nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của bam giám hiệu
nhà trường. Trường học sạch sẽ, thoáng mát.
Trường tương đối đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây
dựng được môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn.
Lớp được cấp phát tài liệu, tập san, tuyển chọn bài thơ, câu đố các độ
tuổi.
Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, nhiệt tình tham
gia các phong trào của nhà trường.
2. Khó khăn
Đa số trẻ còn bị động, rụt rè chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với mọi
người. Trẻ chưa tích cực hợp tác, chia sẻ với bạn trong các hoạt động theo tổ và
nhóm.
Một số trẻ cịn có thói quen, hành vi chưa chuẩn, như hay nói leo, trẻ cịn
nói trống khơng, chưa có ý thức giữ dìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Nhận thức của trẻ trong lớp chưa đồng đều nên việc truyền thụ kiến thức
đến trẻ gặp nhiều khó khăn.


Đa số phụ huynh làm nghề nông và đi làm cơng nhân nên ít có thời gian
cho con tham gia các hoạt động nơi đông người, chưa nhận thức được tầm quan
trong của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Nên còn


bỏ qua, chưa quan tâm tới kỹ năng giao tiếp của con mình.
3. Kết quả trước khi áp dụng biện pháp
Để đề tài có tính xác thực tơi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả
như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát đánh giá hành vi ứng xử của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi
( Thời điểm khảo sát : Tháng 9/ 2022 )
Trước khi áp dụng biện pháp
STT

Nội dung đánh giá

Tổng

Đạt

%

số trẻ

Chưa

%

đạt

1

Trẻ lễ phép, biết chào hỏi

23


10

43.4

13

56,6

2

Trẻ biết bày tỏ ý kiến

23

8

34.7

15

65,3

3

Trẻ thể hiện sự tự tin khi giao tiếp

23

11


47,8

12

52,2

4

Trẻ biết hợp tác với bạn

23

9

39. 3

14

60,7

Từ kết quả khảo sát trên ta có thể thấy việc giao tiếp của trẻ chưa thường
xun, cịn mang tính hình thức chứ khơng xuất phát từ nhận thức của trẻ. Trẻ
cịn chưa có những hành vi tốt trong giao tiếp, chưa thực hiện đúng quy tắc ứng
xử nơi cơng cộng. Số trẻ có hành vi giao tiếp tốt còn hạn chế, với trẻ việc thực
hiện các hành vi ứng xử còn rất mờ nhạt và mang tính tự phát.
Là một giáo viên dạy lớp trực tiếp chăm sóc – giáo dục trẻ, tơi khơng thể
khơng suy nghĩ và nhận thấy rằng hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho
trẻ cho trẻ mẫu giáo hiện nay là việc làm cần thiết có vai trị to lớn trong q
trình phát triển tồn diện cho trẻ mẫu giáo. Chính vì thế, tơi đã chọn : "Biện

pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp"


PHẦN II: NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP
Biện pháp 1: Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
Các hoạt động của trẻ ở trường mầm non đều ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển toàn diện đối với trẻ trong đó có việc hình thành và phát triển kỹ năng
giao tiếp. Để trẻ có thể phát triển tốt mặt kỹ năng giao tiếp chúng ta cần phải có
những phương pháp tiếp xúc với trẻ thật nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện.
Tôi luôn tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được giao tiếp với bạn
bè, cô giáo và luôn tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp mọi lúc mọi
nơi.
+ Đối với Giờ đón và trả trẻ: Đầu năm học để tạo thói quen chào hỏi, tơi
ln chào và tạm biệt trẻ trước và nói chuyện cởi mở với trẻ
VD: Trong Giờ đón và trả trẻ tơi ln nhắc trẻ các kỹ năng lễ giáo như:
Biết chào ông, bà, bố, mẹ, cơ giáo, chào các bạn.... như vậy kích thích trẻ trả lời
câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời.Ngồi
ra tơi ln tạo khơng khí vui vẻ, lơi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cơ phải thật gần
gũi, tích cực trị chuyện với trẻ. Vì trị chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất
để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ
mạch lạc. khi trị chuyện với cơ trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngơn ngữ của
trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. Để trẻ có thói quen ở lớp tơi xây
dựng biểu tượng chào hỏi...Mỗi biểu tượng gắn với một hành động để giúp trẻ
nhìn từ các biểu tượng để thể hiện hành động của mình với cơ, trẻ....

+ Trong các hoạt động học: đặc biệt là những giờ thơ, chuyện, hát và môi
trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp,
nên tôi cần khai thác tốt chủ đề tư tưởng trong từng bài dạy, môn dạy.
Khi đàm thoại tôi chú trọng đến hệ thống câu hỏi mở xoay quanh kỹ năng giao
tiếp bằng các câu hỏi: tại sao? Như thế nào? Vì sao?....



Ví dụ: Đối với đề tài kể chuyện, trước tiên tôi phải chọn lựa câu chuyện
phù hợp với chủ đề và lĩnh vực phát triển như: Truyện “Gấu con chia quà” (chủ
đề gia đình), truyện “Cáo, Thỏ và Gà Trống” (chủ đề động vật), truyện “Kiến thi
an tồn giao thơng ” (chủ đề Giao thông).....

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường cùng nhau kể truyện)

Đối với thơ, tôi thường chọn những bài thơ mang đậm tính chất tình cảm và ứng
xử giao tiếp nhằm cho trẻ thể hiện cách ứng xử giao tiếp của trẻ và qua đó mình
có cách định hướng giao tiếp đúng cho trẻ như bài thơ: Mẹ và cô, Em yêu nhà
em, Tết đang vào nhà…
Đối với môi trường xung quanh, tôi thường chọn những hoạt động như: bé và
thế giới tự nhiên, bé và những cơng việc gia đình, những con vật đáng u, ...
Thơng qua đó làm nổi bật thêm những tình cảm của được lồng ghép trong nội
dung giáo dục.

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường tìm hiểu và khám phá cây)

+ Đối với hoạt động góc: Thơng qua các trị chơi hình thành nơi trẻ những
hành vi giao tiếp, đặc biệt là ở hoạt động góc vì đây là trị chơi có ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành cũng như rèn luyện thói quen các hành vi giao tiếp tốt.
Ví dụ: Trị chơi đóng kịch theo câu chuyện, trị chơi phân vai (bác sĩ, bán hàng,
mẹ - con)

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường giao tiếp với nhau qua trò chơi bán hàng)

+ Hoạt động giáo dục lao động: Trong giáo dục, lao động cũng là một
phương tiện giáo dục kỷ năng giao tiếp, thông qua lao động trẻ biết làm cơng

việc vừa sức với bản thân và cũng hình thành được những tình cảm cần thiết của


con người như lịng u thích lao động, q trọng người lao động, sản phẩm lao
động.
Biện pháp 2: Sưu tầm các loại sách, truyện tranh ảnh để phát triển kỹ
năng nghe, nói cho trẻ.
Việc học giao tiếp là q trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một thể khơng
tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra. Do đó mà việc sử dụng tranh
ảnh, sách, truyện...cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp
ở trẻ. Khi trẻ được cô, ba mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc
sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích
thích sự háo hức, tị mị nơi trẻ. Khi trẻ được người lớn, cơ giáo đọc, cho xem
tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngơn ngữ các nhân vật trong truyện: nói
như thế nào? hành động ra sao?...Trẻ sẽ bắt chước, vì lứa tuổi này bắt chước rất
nhanh. Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ
nghe được, mà phải có sự lựa chọn.
Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu sắc sặc sỡ, sinh động, ngôn
ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ. Ngồi ra để cho việc dùng sách truyện có
tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút
đựoc sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các
giọng khác nhau của các nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được
tham gia vào câu chuyện.
Ví dụ: cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân
vật cô vừa kể, đọc.

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường tham gia đóng kịch hứng thú)

Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, địi hỏi cơ giáo mầm
non phải ln gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái

ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu lốt thì trẻ mới có cơ
hội phát triển tồn diện.


Biện pháp 3: Giáo dục trẻ qua những hoạt động vui chơi.
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường
mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng
dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm
giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.
        Bên cạnh đó hoạt động vui chơi cịn là phương tiện giáo dục và phát triển
trí tuệ cho trẻ,góp phần củng cố, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới
xung quanh.
        Hoạt động vui chơi giúp giáo dục và phát triển giao tiếp vì: vì chơi là hoạt
động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ.Thơng qua
trị chơi, trẻ biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh.
         Thơng qua các trị chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở màu sắc, hình dạng,
kích thước của đồ chơi, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử, lời
nói khi tre thực hiện vai chơi.trẻ phân biệt được những hành vi trẻ nên làm và
những hành vi nào trẻ khơng nên khi giao tiếp.
Trong q trình chơi, dưới sự hướng dẫn của cơ, trẻ hình thành được một
số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của
người lao động trong tương lai như tính mục đích, sánh tạo, kiên trì, yêu lao
động., thấu cảm được tình người của con người với con người… góp phần hình
thành hành vi kĩ năng xã hội cho trẻ.

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường tự mình làm đồ chơi để chơi)

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường hứng thú tham gia chơi trò chơi)



          Hoạt động vui chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là một phần không thể
thiếu trong cuộc sống của trẻ mẫu giáo. Chơi là phương tiện học tập của trẻ, là
con đường để tăng trưởng và phát triển. Chơi tạo cơ hội cho trẻ thử nghiệm
những hoạt động trẻ mong muốn tìm hiểu về thế giới, trẻ không những hiểu cơ
bản về cách lựa chọn phương tiện giao thơng mà cịn dần có khái niệm về các
những hành vi giao thông đúng đắn, và có ý thức tơn trọng luật giao thơng ngay
ở tuổi nhỏ này.Hoạt động vui chơi là con đường tiếp xúc độc đáo của trẻ mẫu
giáo với cuộc sống người lớn, nhờ hoạt động này trẻ bước vào giai đoạn đầu tiên
của quá trình hình thành nhân cách. Hoạt động vui chơi có tác động giúp trẻ phát
triển đầy đủ tồn diện về nhận thức tình cảm, ý trí, cũng như các nét tính cách và
năng lực xã hội.
Biện pháp 4: Hình thành và phát triển giao tiếp thơng qua các hoạt
động ngoại khóa.
Tư duy của trẻ mầm non phát triển từ tư duy trực quan đến tư duy trừu
tượng và trong giai đoạn này chủ yếu là trẻ tư duy trực quan. Bởi vậy, chúng ta
cho trẻ tiếp xúc nhận biết thực tiễn càng nhiều càng tốt cho bé. Trẻ sẽ nhận biết
nhiều hơn những gì chúng học trong các giờ học ở trường thơng qua các hoạt
động ngoại khóa. Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ học hỏi,
quan sát, khám phá, sáng tạo thêm nhiều điều mới hơn; giúp trẻ có nhiều niềm
vui, hứng thú, tự tin, linh hoạt, hòa đồng gắn kết với bạn bè; phát triển năng
khiếu; Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn. Các hoạt động ngoại
khóa giúp trẻ có thêm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sống thực tế. Ngồi ra,
cịn mang lại cho trẻ những cơ hội trải nghiệm đa dạng về mọi lĩnh vực, giúp trẻ
thư giãn sau giờ học. cũng đòi hỏi trẻ phải vận động nhiều hơn khi ở trường.
Vừa phải vận động, vừa phải nỗ lực học hỏi những kiến thức thú vị, mới lạ
khiến tâm trạng trẻ tích cực hơn, năng động hơn và thể chất cũng tốt hơn rất
nhiều củng cố và phát triển các kỹ năng sống giúp trẻ dễ dàng thích nghi, hịa
nhập khi đến các mơi trường khác…



Hãy so sánh một trẻ thường xuyên được ra ngoài tham gia các hoạt động
ngoại khóa với một trẻ chỉ ở trong nhà ít tiếp xúc, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt
phải không.

(Các bé lớp 4 tuổi A- Trường hoạt động trong khu vui chơi)

Biện pháp 5: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh giúp
trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.
Để giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp đạt hiệu quả cao
thì sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiệt nên ngay từ
đầu năm học hàng ngày tơi đã thơng báo đặc điểm tình hình trường lớp và nêu
lên tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng giao tiếp đối với trẻ để phụ huynh
nhận thức được ý nghĩa của vấn đề cùng nhà trường giáo dục trẻ.Bên cạnh đó
trao đổi nội quy của trường, lớp và nêu lên những thuận lợi và khó khăn qua đó
cùng nhau thảo luận để đi đến thống nhất sao cho việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt
kết quả cao. Ngồi ra tơi tun truyền cho phụ huynh hiểu Bố mẹ, anh chị là
những người tiếp xúc nhiều với trẻ hàng ngày. Mọi cử chỉ, hành vi, cách giao
tiếp của người lớn trẻ đều quan sát và bắt chước theo. Chính vì vậy trong khi
dạy trẻ giao tiếp các bậc phụ huynh cần chỉ dạy con phải lễ phép, kính trọng
người lớn tuổi. Trong cách giao tiếp với các con nên sử dụng những từ “ạ”,
“vâng”, đặt những câu hỏi rõ ràng, tránh nói trống khơng với trẻ. Trẻ đang tuổi
mải chơi và rất mau quên, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở con hàng ngày để hình
thành thói quen đi hỏi về chào cho trẻ. Cách chăm sóc trẻ và giúp con rèn luyện
cách giao tiếp: Khi các con hứng thú và bắt đầu kể chuyện về hơm nay con học
được gì ở trường hay thầy cô bạn bè ra sao. Hãy dừng việc đang làm và chú ý
lắng nghe con nhìn vào mắt trẻ hoặc gật đầu hoặc vỗ tay cổ vũ. Như vậy trẻ sẽ
cảm thấy mình được quan tâm, tán thưởng. Các con sẽ tự tin hơn trong những
lần giao tiếp sau. Tuy nhiên phụ huynh không phải lúc nào cũng nên tán thưởng.



Lúc nào trẻ nói sai, hay mắc lỗi cần nhắc nhở trẻ ln lúc đó. Chỉnh sửa lại câu
từ cho trẻ khi đúng. Nói cho con hiểu như thế là khơng được và lặp đi lặp lại câu
nói vừa điều chỉnh như vậy trẻ mới nhớ lâu. Hãy bình luận, phân tích, thảo luận
với trẻ để trẻ hiểu thì việc giao tiếp của trẻ sẽ vô cùng dễ dàng.
Thực hiện tốt việc tuyên truyền trao đổi với phụ huynh thông qua hoạt
động đón và trả trẻ, nhóm zalo, facebook của lớp. Qua các hoạt động tập thể,
ngày hội ngày lễ do lớp và nhà trưoowngf tổ chức có sự tham gia của phụ
huynh. Qua đó phụ huynh sẽ nắm vững được trình độ tiếp thu khả năng nắm bắt
của trẻ cũng như sức khỏe của trẻ để phối kết hợp cùng giáo viên rèn luyện kỹ
năng giao tiếp cho trẻ.Với những trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp tôi cần trao
đổi với phụ huynh cho trẻ cho trẻ ngày càng phát huy ngôn ngữ để trẻ giao tiếp
với mọi người tốt hơn.Với trẻ chậm nhút nhát tôi kết hợp với phụ huynh động
viên giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp.Tơi ln quan tâm tới trẻ, tìm
ra những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của trẻ để kịp thời trao đổi với
phụ huynh.

(Giáo viên và phụ huynh lớp 4 tuổi A- Trường trao đổi về tình hình của trẻ)

PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
Sau khi áp dụng "Biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành và phát triển kỹ
năng giao tiếp" vào thực tế lớp tôi trong thời gian thực hiện tôi đã thu được kết
quả như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát, đánh giá giao tiếp của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi
sau khi áp dụng biện pháp.

Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện pháp
STT

Nội dung đánh giá


Tổng
số trẻ

pháp
Đạt

%

Chưa

%

Đạt

%

Chưa

%


đạt
1
2
3
4

Trẻ lễ phép, biết chào
hỏi
Trẻ biết bày tỏ ý kiến

Trẻ thể hiện sự tự tin
khi giao tiếp
Trẻ biết hợp tác với bạn

đạt

23

10

43.4

13

56,6

23

100

0

0

23

8

34.7


15

65,3

19

82.6

4

17,3

23

11

47,8

12

52,2

18

78,2

5

21,8


23

9

39. 3

14

60,7

20

86,9

3

13,1

Dựa vào bảng so sánh đối chứng trên ta có thể thấy được tỷ lệ trẻ biết
giao tiếp đạt tốt và khá tăng lên rõ rệt. Nhận thức của trẻ trong việc thực hiện
hành vi chào hỏi lễ phép tốt tăng từ 43.4 % lên 100%. Tỷ lệ trẻ biết cảm ơn, xin
lỗi đạt tốt tăng từ 34.7% lên 73.9%. Trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp
thể hiện ở tỷ lệ trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp tốt tăng cao, tỷ lệ trẻ biết hợp
tác với bạn tăng từ 30% lên 65%. Điều đó có thể khẳng định những biện pháp
mà tơi áp dụng hoàn toàn hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Để có được kết quả như trên địi hỏi sự cố gắng, lỗ lực không chỉ cửa
bản thân tôi và các bé mà đặc biệt là sự ủng hộ, góp sức của các bậc phụ huynh
cùng phối hợp tích cực để hình thành cho trẻ những hành vi ứng xử phù hợp với
chuẩn mực của xã hội.
PHẦN IV. KẾT LUẬN

Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có kĩ năng
giao tiếp mà con người con người có thể chung sống và hịa nhập trong một xã
hội. Vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho trẻ thì điều cần thiết là phải
hình thành và phát triển ở các em kĩ năng giao tiếp ngay từ lứa tuổi mầm non. Kĩ
năng giao tiếp không phải bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành và phát


triển trong quá trình sống, quá trình hoạt động và trải nghiệm, luyện tập, rèn
luyện.
Là một giáo viên mầm non, việc dạy trẻ kĩ năng giao tiếp là một trong
những việc làm thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình giảng dạy. Kĩ năng
giao tiếp của trẻ không nhất thiết là phải truyền tải qua các giờ học mà nó được
lồng ghép trong tát cả các hoạt động, trong quá trình trẻ vui chơi và hoạt động
hàng ngày nhằm tạo được khơng khí hào hứng, sơi nổi, lơi cuốn trẻ tham gia tích
cực trong các hoạt động, nâng cao hơn nữa khả năng giao tiếp của trẻ và chương
trình chăm sóc trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới phù hợp.
Tôi xin chân trọng cảm ơn!



×