Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ứng dụng “ Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học” vào bước luyện tập ngôn ngữ của tiết Language focus nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.2 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………… …… 01
1.Lý do chọn đề tài………………………….……….…… 01
2.Mục tiêu nghiên cứu 02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.………… ……….…………………. 02
4. Phương pháp nghiên cứu… 02
5. Cấu trúc của đề tài……………………………………………………… 02
II. PHẦN NỘI DUNG… …….…………………… 02
1. Đặt vấn đề.………………………………………… 02
1.1 Cơ sở lý luận… …………………………………………………… 02
1.2 Cơ sở thực thực tiễn ……………………………………………… 03
2. Giải quyết vấn đề…………………………………… ……….………. 05
3. Kết quả ……………………………………………………………… 14
III KẾT LUẬN…………………………………………………………… 15
1. Kết luận ………………………………………………………………
15
2. Kiến nghị, đề xuất……………………………………………………….
16
IV TÀI LIỆU KHAM KHẢO…………………………………………… 17
1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất, được sử dụng
bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chương trình môn Tiếng Anh ở
trường phổ thông được xây dựng theo quan điểm giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ
( ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) là phương tiện cần thiết để hình thành và phát triển
các kỹ năng giao tiếp. Hình thành kỹ năng giao tiếp chính là mục tiêu cuối cùng
của quá trình dạy học.
Qua những năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy môn
Tiếng Anh ở cấp THPT, hầu hết các thầy cô giáo đã tìm tòi và có những kinh
nghiệm nhất định để phục vụ tích cực cho công tác giảng dạy bộ môn Tiếng


Anh. Trong quá trình giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng
hầu hết học sinh bước đầu có hứng thú và tích cực trong khi học các tiết kỹ năng,
đặc biệt là kỹ năng đọc. Tuy nhiên các em lại rất dễ chán nản trong việc sử dụng
kiến thức ngôn ngữ mà giáo viên giới thiệu vào bước luyện tập. Trong khi đó
mục đích của bước luyện tập là giúp học sinh sử dụng kiến thức ngôn ngữ một
cách chính xác, biến những kiến thức ngôn ngữ đó trở thành phương tiện cần
thiết để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Tiết Language Focus được
xây dựng nhằm củng cố và phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh, luyện tập
để tổng kết hoặc chốt lại những trọng tâm ngôn ngữ đã được giới thiệu ở các tiết
dạy kỹ năng. Vì vậy phải cho học sinh luyện tập như thế nào để học sinh có thể
phát triển kỹ năng giao tiếp qua tiết Language Focus.
Thông thường nhiều giáo viên vẫn yêu cầu học sinh luyện tập kiến thức
ngôn ngữ (đặc biệt là ngữ pháp) ở tiết Language focus bằng cách: Làm các bài
tập trong sách giáo khoa rồi lên bảng ghi câu trả lời và sửa lỗi. Như thực tế cho
thấy thường gây một không khí buồn tẻ, đối phó, nhàm chán, không tạo được
môi trường có lợi cho học tập .
Chính vì vậy giáo viên cần phải hiểu rõ ý đồ, yêu cầu, mục tiêu của từng bài,
từng mục để một mặt có thể dạy đúng trọng tâm của bài học, mặt khác có thể sử
dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo phù hợp với đối tượng học sinh
Được sự giúp đỡ của BGH, sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, sự
tìm tòi qua các phương tiện thông tin, tôi đã ứng dụng “ Một số trò chơi và kỹ
thuật dạy học” vào dạy học bước luyện tập ngôn ngữ của tiết Language focus”
và ở chừng mực nào đó đã thu được những kết quả tương đối khả quan, học sinh
sử dụng ngôn ngữ tốt hơn. Các em không còn nghĩ luyện tập ngôn ngữ lại nhàm
chán và không thực tế nữa, ngược lại rất hứng thú, chủ động, tích cực và đạt
được hiệu quả cao trong học tập.Từ đó thúc đẩy động cơ học tập của các em giúp
các em thích học môn Tiếng Anh hơn và biết sử dụng kiến thức ngôn ngữ để
giao tiếp.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu.

Ứng dụng “ Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học” vào bước luyện tập ngôn
ngữ của tiết Language focus nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh trường THPT Như Thanh.
- Bước luyện tập ngôn ngữ của tiết Language focus.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát ( thông qua dự giờ )
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học
5. Cấu trúc của đề tài :

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
1.1 Cơ sở lý luận
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X; Chỉ
thị số 14/2001/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình Giáo
3
Đề tài được chia làm 4 phần
I Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc của đề tài
II Phần nội dung
1.Đặt vấn đề
1.1 cơ sở lý luận
1.2 cơ sở thực tiễn
2. Giải quyết vấn đề

Ứng dụng “Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học ” vào dạy- học b-
ước luyện tập ngôn ngữ của tiết Language Focus.
3. Kết quả của việc ứng dụng “Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học ”
III Phần Kết luận
1. Kết luận.
2. Kiến nghị, đề xuất.
IV Phần Tài liệu tham khảo
dục phổ thông; Chỉ thị số 40-CTTW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về xây dựng,
nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và các cán bộ quản lí giáo dục, từ năm học
2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện chương trình và sách
giáo khoa mới Trung học phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành
kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD và ĐT đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, của
học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.”.
Trong chương trình giáo dục phổ thông thì môn Tiếng Anh được xây dựng
theo đường hướng giao tiếp. Hình thành kỹ năng giao tiếp chính là mục tiêu cuối
cùng của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng
được giới thiệu ở tiết Language focus được xem như là phương tiện cần thiết để
hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp, chứ không phải là đích cuối cùng
của quá trình học tập.
Hơn nữa, dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm
trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học- đối tượng của hoạt động
“dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “ học”- được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những
điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được giáo viên sắp đặt.
Chính vì vậy giáo viên cần phải hiểu rõ ý đồ, yêu cầu, mục tiêu của từng

bài, từng mục để một mặt có thể dạy đúng trọng tâm của bài học, mặt khác mạnh
dạn và sáng tạo trong việc thiết kế các bài tập vừa đảm bảo đúng trọng tâm của
bài, vừa thu hút được học sinh tích cực, chủ động tham gia vào quá trình rèn
luyện kiến thức ngôn ngữ. Từ đó học sinh có thể vận dụng các kiến thức ngôn
ngữ đó vào trong quá trình giao tiếp. Các hoạt động sẽ làm cho lớp học ồn ào
hơn, nhưng là sự ồn ào có hiệu quả.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Như vậy hình thành kỹ năng giao tiếp chính là mục tiêu cưối cùng của quá
trình dạy học . Kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển kỹ
năng giao tiếp, mà kiến thức ngôn ngữ được giới thiệu ở các tiết Language.Vậy
thì dạy và học các kiến thức ngôn ngữ đó như thế nào, đặc biệt là sau khi giới
thiệu các kiến thức ngữ pháp thì nên cho học sinh luyện tập như thế nào để giúp
các em có thể vận dụng chúng vào trong những tình huống giao tiếp cụ thể nhằm
đáp ứng được những mục tiêu của quá trình dạy học?

Một tiết Language Focus của SGK Tiếng Anh (CT-THPT ban cơ bản)
được tiến hành cơ bản như sau:
4
Pronunciation
Language Focus Presentation
Controlled pratice
Grammar Practice ( Luyện tập có hướng dẫn)
(vocabulary) Free practice
( Luyện tập tự do)
Production
( sơ đồ 01)
Một tiết Language Focus trong vòng 45 phút, thì bước luyện tập ngữ pháp
(practice) chỉ chiếm khoảng 20 phút.
Thông thường nhiều giáo viên, sau bước giới thiệu, vẫn yêu cầu học sinh luyện
tập kiến thức ngôn ngữ (đặc biệt là ngữ pháp) ở tiết Language focus bằng cách:

Làm các bài tập trong sách giáo khoa rồi lên bảng ghi câu trả lời và sửa lỗi.
Ví dụ: UNIT 11 : BOOKS
Period : 70 - Part E : Language focus ( Modals in passive voice)
(SGK Tiếng Anh 12 – Cb)
Sau bước giới thiệu công thức:
Giáo viên cho học sinh luyện tập cấu trúc trong vòng 20 phút.
*Nếu luyện tập theo kiểu truyền thống sẽ có dạng như sau:
5
Modal verb + be + PP2
* Giáo viên yêu cầu học sinh làm các bài tập sau (trang 126-127 SGK 12-
CB):
Bài 1 : Rewrite the sentences in the passive.
1.You mustn’t use this machine after 5.30 p.m
2. you must clean this machine every time you use it.
3. you should keep the flowers in warm sunny place.
4. you should pay your bill before you leave the hotel
5. you should give us the information now.
………………………………………………………
Bài 2: Complete the conversation with the suitable passive form of the verbs in
brackets.
Naomi : Dr. Kay, I’d like to ask how meals ( 1. will/ prepare) ….in the Space Station.
… food ( 2. Be going to/ cook)……on board or taken in the form of tablets?
Dr. Kay: Neither . Gourmet meals ( 3. will/pre-package)……….on Earth then they (4.
can/warm up)………on board.
Naomi:………………………………………………………
Dr. Kay:…………………………………………………
*Sau đó giáo viên cho học sinh lên bảng ghi câu trả lời và sửa lỗi
Với cách luyện tập theo kiểu truyền thống như trên, tôi thấy rằng :
- Học sinh thường làm bài tập với hình thức đối phó, ỷ lại, nhiều khi các em quá
lạm dụng các loại sách tham khảo khiến các em lười suy nghĩ, không sáng tạo.

- Không khí lớp học buồn tẻ, nhàm chán dẫn đến các em không hứng thú, chủ
động làn bài tập.
- Các em chưa biết vận dụng những kiến thức ngôn ngữ để diễn đạt các nội dung
giao tiếp ở các tình huống cụ thể trong đời sống thật nhằm phục vụ cuộc sống
Vì thế dẫn đến quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em
gặp nhiều khó khăn.
2. Giải quyết vấn đề.
Để khắc phục những hạn chế của kiểu luyện tập truyền thống, vì kiểu luyện
tập đó chưa đáp ứng được mục tiêu giao tiếp của quá trình dạy học môn Tiếng
Anh.Vì các kiến thức ngôn ngữ được xem như là phương tiện chứ không phải là
đích cuối cùng của quá trình học tập.
Vì Vậy để học sinh có thể phát triển được kỹ năng giao tiếp trong tiết
Language Focus, tôi đã ứng dụng “ Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học” để
thiết kế những bài tập phù hợp giúp học sinh vừa có thể luyện tập kiến thức ngôn
ngữ, vừa phát triển được kỹ năng giao tiếp
Ứng dụng “Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học ” vào dạy học bước luyện
tập ngôn ngữ của tiết Language Focus trong SGK Tiếng Anh ban cơ bản.
Sử dụng các trò chơi và kỹ thuật dạy học vào phần luyện tập sẽ thu hút
được tất cả học sinh tham gia làm bài tập, học sinh sẽ học tập tích cực, chủ động
hơn, không khí lớp học không còn buồn tẻ và nhàm chán nữa.
Từ “sơ đồ 01” trên cho thấy bước luyện tập ngôn ngữ gồm 2 phần :
* Phần thứ nhất của bước luyện tập là phần luyện tập có hướng dẫn(
controlled practice ). Thủ thuật thường được dùng nhất ở đây là sự luyện tập
(drills). Ở phần này học sinh học thông qua việc nhắc lại, sao chép để hình thành
thói quen. Bước này rất ngắn, chỉ khoảng 5 phút.
Một số kỹ thuật mà tôi thường sử dụng ở bước 1 là:
*Picture Drill
*Realia Drill
* Word cue drill
* Phần thứ hai của bước luyện tập là luyện tập tự do, luyện tập mở (free

practice ) : Ở phần này học sinh sử dụng những từ gợi ý để thành lập các câu
theo cấu trúc, hoặc là làm các bài tập mà giáo viên chuẩn bị hay ở trong SGK,
theo hình thức nhóm hay cặp. Giáo viên đến từng nhóm để giúp đỡ các em.
Dưới đây là một số trò chơi mà tôi thường sử dụng ở bước 2:
* Noughts and Crosses
*Lucky number
6
*Pelmanism
*Substitution Boxes
* Slap the board
Nói chung, mục đích của bước luyện tập là giúp học sinh sử dụng kiến
thức ngôn ngữ mới một cách chính xác, thông qua một quá trình đi từ các hoạt
động của luyện tập có hướng dẫn đến luyện tập tự do.Từ đó để các em có thể vận
dụng những kiến thức đã học vào trong những tình huống cụ thể nhằm hình
thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Dựa vào các trò chơi, giáo viên có thể thiết kế các bài tập phù hợp với nội
dung của từng bài, từng đối tượng học sinh. Dưới đây là một số ví dụ mà tôi đã
sử dụng vào dạy học ở trường THPT Như Thanh.
Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: UNIT 11 : BOOKS
Period : 70 - Part E : Language focus ( Modals in passive voice )
( SGK Tiếng Anh 12- cb)
Bước 1( 5 phút ): Sử dụng kỹ thuật Realia Drill:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát toàn bộ nội thất của phòng học, chỉ ra
( hoặc nghĩ trong đầu) những cái gì cần, phải hoặc nên được thay thế, sửa chữa,
sơn lại,………………….
Ví dụ : The door/must/repair.
The windows/should/replace.
The walls/should/ repaint.

The desks /must/ clean/everyday.
…………………………………………
- Giáo viên chỉ vào cửa chính (The door) và đọc to câu mẫu 2- 3 lần :

.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh câu mẫu 3 lần.
- Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh đọc lại câu mẫu.
- Giáo viên chỉ vào các bức tường ( The walls )và tiến hành theo các bước trên :

- Học sinh làm việc theo cặp và tự đặt các câu khác.
*Possible sentences :
The windows should be replaced.
7
The door must be repaired
The walls should be repainted
The desks must be cleaned everyday.
The blackboard should be repainted.
………………………………………………
Bước 2 ( 15 phút ):Sử dụng trò chơi Noughts and Crosses
Giáo viên kẻ 9 ô vuông lên bảng , mỗi ô dán một tranh ( với học sinh trung bình
thì giáo viên nên cung cấp cho các em các từ gợi ý đi kèm ).






- Giáo viên làm một câu mẫu sử dụng một bức tranh bất kỳ trong các ô:
8


2.The tap/should/turn
off.
3 The house/ must/
rebuild.
4.The coach/should/
repair.
5.The window/must/
close.
7. They /need /help.
8. The toilet/must/
clean.
6 The house/may/
sell.
9.The walls/ should/
repaint
1.The road/ should /
repair.
6.The house/may/ sell
The house may be sold.
- Giáo viên chia học sinh thành hai nhóm : Một nhóm là Noughts (O) và một
nhóm là Crosses (X)
- Giáo viên cho các thành viên trong mỗi nhóm thảo luận với nhau về các bức
tranh trong khoảng 2 phút.
Sau đó, hai nhóm lần lượt chọn tranh trong ô, đặt câu ở dạng bị động với động từ
khuyết thiếu.
- Nhóm nào đặt câu đúng thì sẽ được một “O” hoặc một “X”
Ví dụ 1: * Nhóm Noughts ( O ) chọn bức tranh 1:

* Học sinh đặt câu : “ The road should be repaired.”
* Vậy nhóm Noughts (O) được một “O”

O

X


Ví dụ 2: * Nhóm Crosses ( X) chọn bức tranh 5:



* Học sinh đặt câu : “The window must be closed”.
* Vậy nhóm Crosses ( X ) được một “X”.
- Các nhóm tiếp tục chọn tranh và đặt câu.
9
1. The road/ should/
repair
5.The window/must/
close
- Nhóm nào có ba “O” hoặc ba “X” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến
thắng.
*Suggested answers:
1. The road should be repaired.
2. The tap should be turned off ( after being used )
3. The house must be rebuilt
4. The coach should be repaired
5 The window must be closed ( when it is windy ).
6 The house may be sold
7. They need be helped
8. The toilet must be cleaned (everyday).
9. The walls should be repainted.
Ví dụ 2:

UNIT 5: HIGHER EDUCATION
Period: 30 - Part E: Language focus ( conditional sentences )
(SGK Tiếng Anh 12 – cb)
Bước 1: Sử dụng kỹ thuật Picture drill:
- Giáo viên chuẩn bị một số tranh vẽ và các từ vựng liên quan đến câu điều kiện
loại 1,2,3.


,
. .





10
1 They/go/for a picnic/
tomorrow/they/play/many
games.

2.He/get/up/early/yesterday
he/not/go/to/school/late.

3. There/be/something/eat/
now/ she/not/be/hungry.

4. It/ warm/tomorrow/
they/go/for a picnic

.

- Giáo viên cho học sinh nhìn lướt qua các bức tranh và các từ trong tranh vẽ.
- Giáo viên đưa 1 bức tranh lên cho cả lớp nhìn thấy.


- Giáo viên đọc to câu mẫu ( 2-3 lần ):
If he had got up early yesterday, he would not have gone to school late.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh câu mẫu 3 lần.
- Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh đọc lại câu mẫu.
- Giáo viên tiếp tục các bước trên với tranh vẽ thứ hai :

If it is warm tomorrow, they will go for a picnic.
- Học sinh làm việc theo cặp để đặt câu với các tranh vẽ còn lại ( Giáo viên treo
các bức tranh còn lại lên bảng ).
*Suggested answers:
11

5.He/work/hard/
he/get/better/marks/last week.

6. She/have /a/computer
now, she /not/feel/tired.

2. He/ get up/early/yesterday/
he/ not/go/to/school/late.

4. It/ warm/tomorrow,
they/go/for a picnic
1. If they go for a picnic tomorrow, they will play many games
2. If he had got up early yesterday, he wouldn’t have gone to school late.
3. If there were something to eat now, she wouldn’t be hungry.

4. If It is warm tomorrow, they will go for a picnic.
5. If he had worked hard, he would have got better marks last week.
6. If she had a computer now, she would not feel tired.
Bước 2: Sử dụng trò chơi Pelmanism.
- Giáo viên chuẩn bị 14 thẻ bằng bìa ( hoặc bằng giấy).
+ Một mặt giáo viên đánh các số từ 1-14
+ Mặt kia giáo viên ghi các mệnh đề của câu điều kiện loại 1,2,3. ( từ 1-7 ghi
mệnh đề điều kiện ; từ 8-14 ghi mệnh đề chính ).













- Giáo viên dán các thẻ đó lên bảng ( từ 1-7 dán một bên ; từ 8-14 dán một bên),
chỉ cho học sinh nhìn thấy mặt được đánh số.
- Chia lớp thành hai nhóm A và B.
- Lần lượt mỗi nhóm chọn hai số ( một số ở cột từ 1-7 ; một số ở cột từ 8-14).
- Lật hai thẻ học sinh đã chọn. Nếu khớp nhau thì nhóm đó sẽ được điểm ( giáo
viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao lại khớp).
Ví dụ: * Nhóm A chọn hai số là : và

* Học sinh lật hai thẻ thì hai mệnh đề ghép thành:


12
If you had told me earlier,1
2
If it rains,
3 If she had a car,
4 If I spoke Korean,
5
If she had worked hard,
6
If it is hot,
7 If I were you,
8
9
10
11
12
13
14
I wouldn’t drink so much.
I will stay at home.
she would go out in the evening.
she will go swimming.
I could translate this.
She would have passed the exams
I would have given it to you.
122
If it rains, I will stay at home
* Hai mệnh đề này ghép lại khớp với nhau thành một câu điều kiện
loại 1 có nghĩa.

* Vậy nhóm A sẽ được một điểm
- Lật hai thẻ đã chọn, nếu không khớp nhau thì lật úp lại như cũ và không được
điểm ( giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao lại không khớp).
Ví dụ : * Nhóm B chọn hai số là : và

* Học sinh lật hai thẻ thì hai mệnh đề ghép thành:
* Hai mệnh đề này ghép không khớp với nhau( vì động từ của mệnh
đề điều kiện được chia ở dạng của câu điều kiện loại 3, mà động từ của mệnh đề
chính được chia ở dạng của câu điều kiện loại 1. Ngoài ra hai mệnh đề này
không hợp nghĩa) .
* Lật úp các thẻ lại như cũ, và nhóm B không được điểm.
- Tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ được lật ra.
- Nhóm nào nhiều điểm hơn là nhóm chiến thắng.
*Suggested answers :
1- 13 ; 2 - 12 ; 3 - 11 ; 4 - 9
5 – 14 ; 6 – 10 ; 7 – 8
Ví dụ 3: UNIT 2: CULTURAL DIVERSITY
Period :12 – Part E : Language Focus ( Review of tenses )
( SGK Tiếng Anh 12- cb)
Bước 1: Sử dụng kỹ thuật Word cue drill
- Giáo viên chuẩn bị khoảng 3 đến 4 động từ :

13
5
10
she will go swimming
If she had worked hard,
have
Do home work
clean

- Giáo viên lướt qua các từ vựng
- Giáo viên đặt câu mẫu với động từ đầu tiên cho học sinh nghe ( mỗi động từ có
thể đặt được các câu khác nhau ở các thì đã đề cập ở phần giới thiệu).
Ví dụ:

Giáo viên đặt câu :
I have breakfast at 7 a.m every day.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đồng thanh và cá nhân câu mẫu.
Giáo viên tiếp tục các bước trên với các câu khác:
She is having a bath at the moment.
I had had a computer
I will have dinner
He has been having a bath
-Học sinh tự đặt câu với các động từ khác.
Bước 2: Sử dụng trò chơi Substitution Boxes
- Giáo viên kẻ lên bảng một hộp khung có chứa đầy từ .
- Các từ trong hộp khung này ghép được với nhau để tạo nên nhiều câu mà động
từ được chia ở các thì khác nhau.
Ví dụ: Hoa is Watching T.V now.












- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm ( tùy số lượng học sinh trong lớp để chia
nhóm )
- Các nhóm thảo luận với nhau: dùng các từ trong hộp khung để ghép lại thành
các câu ( càng nhiều câu càng tốt ). Một từ có thể được dùng nhiều lần.
14
Has all day have I
Watches often go
Every shopping will
next Clean the
house T.V been am
Week Hoa is now
Watching and Mai are
Had a new bought
Cleaned they repairing
have
- Sau đó giáo viên yêu cầu hai đội viết kết quả thảo luận lên bảng trong một thời
gian nhất định ( ví dụ: trong vòng 5 phút ). Các thành viên trong nhóm lần lượt
lên viết.
- Nhóm nào viết được nhiều câu đúng nhất là nhóm chiến thắng.
*Possible sentences:
- The present simple tense : - The present continuous tense:
*Hoa and Mai go shopping every week. * They are repairing the house.
*Hoa and Mai often clean the house. * Hoa is watching T.V.
*Hoa watches T.V every day. *I am watching T.V.
*Mai often watches T.V. *Mai is watching T.V now.
*They go shopping everyday. * Hoa and Mai are repairing the T.V,etc.
*I clean the house every week,………etc
- The past perfect tense: - The future simple tense:
*Hoa had bought a new T.V. *Hoa will clean the house next week.
*Mai had cleaned the house. * Mai and Hoa will go shopping .

*They had bought a new house. * I will clean the house.
*I had cleaned the house,…etc. * They will go shopping,………….etc.

- The present perfect continuous tense :
* Hoa has been watching T.V all day.
* They have been repairing the house .
* I have been watching T.V.
* Mai has been repairing the T.V,etc.
3. Kết quả của việc ứng dụng “Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học” vào bước
luyện tập ngôn ngữ ở tiết Language Focus môn Tiếng Anh ban CB.
Để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trong tiết
Language Focus, tôi đã ứng dụng “Một số trò chơi và kỹ thuật dạy học” vào dạy
học bước luyện tập ngôn ngữ theo hình thức tổ chức “ Học mà chơi, chơi mà
học” và thu được những kết quả tương đối khả quan:
* Kết quả thu được qua các bài kiểm tra như sau:
Lớp Chưa áp dụng các biện pháp( theo số liệu
khảo sát đầu năm học)
Sau khi áp dụng các biện pháp.
Giỏi Khá Tb Yếu Kém Giỏi Khá Tb Yếu&
Kém
S
L
% S
L
% SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
12A1
(46Hs)
1 2,2 5 10.9 15 32,6 22 47,
8
3 6,5 7 15 15 33 16 35 8 17

10C1
(46Hs)
2 4,
3
7 15,2 13 28,3 21 45,
7
3 6,5 8 17 17 37 15 33 6 13
15
Và tôi nhận thấy rằng:

* Học sinh đã thay đổi thái độ học tập đối với phần luyện tập ngôn ngữ (đặc
biệt là ngữ pháp). Các em rất hứng thú, tích cực bởi vì các em vừa được học,
vừa chơi, được tranh luận một cách thoải mái, không áp lực, lại có hiệu quả cao.
* Từ một bức tranh, đồ vật thật học sinh có thể đặt được rất nhiều câu khác
nhau. Vì vậy sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh đối với kiến
thức ngôn ngữ
* Các phần luyện tập gắn liền với các bức tranh, đồ vật thật, điều này giúp
các em liên hệ thực tế tốt hơn, từ đó các em biết vận dụng những kiến thức ngữ
pháp để diễn đạt các nội dung giao tiếp ở các tình huống cụ thể trong học tập và
trong đời sống thật nhằm phục vụ cuộc sống.
* Hình thức rèn luyện theo nhóm, cặp ( được lồng ghép trong các trò chơi,
kỹ thuật) giúp các em luyện tập được nhiều hơn, tận dụng được thời gian; dạy
cho các em cách để học hỏi lẫn nhau; khuyến khích những học sinh it nói, những
em hay ngại ngùng có tự tin nói lên ý kiến của mình
* Không khí lớp học: sôi nổi, không còn buồn tẻ và nhàm chán nữa; tạo
niềm tin, niềm vui trong học tập cho các em.


III KẾT LUẬN
1.Kết luận


Dạy- học tiết Language focus theo nhiều người dạy là một việc không
khó, hơn nữa để yêu cầu học sinh luyện tập thì chỉ cần dùng các bài tập cho sẵn
thôi là được rồi. Tuy nhiên dạy thế nào để gây được hướng thú học ở người học,
làm thế nào để giúp học sinh sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như phương tiện
để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp là một việc làm không dễ. Chính vì
vậy trong quá trình giảng dạy, nếu thực sự trăn trở với bài dạy chúng ta sẽ thấy
cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc ứng dụng “ trò chơi và kỹ thuật
dạy học” vào dạy- học bước luyện tập mà tôi nêu ra trong chuyên đề này không
chỉ có ý nghĩa đối với học sinh của tôi trong việc rèn luyện kiến thức ngôn ngữ
mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với thói quen học tập nói chung của các em, đó
là luôn chủ động, tích cực và sáng tạo. Hình thành cho các em kỹ năng làm việc
theo nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh để các em có thể thích ứng với xã
hội ngày nay đang không ngừng vận động, để các em trở thành những con người
vững tin trước những khó khăn và thách thức của cuộc sống hiện tại.
16
2.Kiến nghị, đề xuất.
*Đối với nhà trường:
Xây dựng phòng chức năng. Vì mỗi khi tổ chức các trò chơi, hoạt động theo
cặp, nhóm luôn làm cho lớp học ồn ào hơn, dễ ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh,
điều này thường dẫn đến giáo viên e dè khi tổ chức các hoạt động.
* Đối với sở GD và ĐT:
Mở rộng đối tượng tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, không chỉ tập
huấn cho tổ trưởng mà các giáo viên khác cũng được bồi dưỡng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Như thanh, ngày 25 tháng 03 năm 2011.
Người thực hiện



Bùi Thị Tú
17
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2005 Tiếng Anh 9, Nhà xuất bản Giáo Dục
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,2007 Tiếng Anh 12, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo,2009 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng
môn Tiếng Anh trung học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo Dục.
- Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa,2005 English Language Teaching
Methodology for teachers in lower secondary schools
(tài liệu chỉ đạo chuyên môn - tháng 6 năm 2005)
- Hoàng Văn Vân, 2008 Hướng dẫn thực hiện chương trình, Sách giáo khoa lớp
12 môn Tiếng Anh, Nhà xuất bản Giáo Dục.
18
SỞ GD VÀ ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH

TÊN SKKN:
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ HỌC “LANGUAGE FOCUS” MÔN TIẾNG
ANH (CT CƠ BẢN) Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH



Người thực hiện: BÙI THỊ TÚ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Tiếng Anh



SKKN thuộc năm học 2010 - 2011
19

×