Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Biện pháp “nâng cao khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động tạo hình tại lớp 3 tuổi a1 trường”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.29 KB, 11 trang )

1
BIỆN PHÁP “NÂNG CAO KHẢ NĂNG SÁNG TẠO VÀ CẢM THỤ NGHỆ
THUẬT CHO TRẺ 3 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH TẠI
LỚP 3 TUỔI A1 TRƯỜNG”

1. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Sáng tạo nghệ thuật là khả năng tạo ra những giá trị mới về nghệ thuật, tìm
ra cái mới, vận dụng những hiểu biết đã có vào các tác phẩm nghệ thuật bằng
những ý tưởng sáng tạo, khác biệt hoặc thơng qua các ngơn ngữ nghệ thuật như
hình nét, mảng khối màu sắc, bố cục.
Đối với trẻ em mầm non, khả năng sáng tạo nghệ thuật được hiểu là khả
năng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật và tạo ra các sản phẩm “đẹp” theo suy
nghĩ và cảm nhận của bản thân, sáng tạo ra “cái mới” đối với chính các em mà
chưa có giá trị mới đối với xã hội.
Cảm thụ nghệ thuật là sự cảm nhận của những giá trị nổi bật, những ý tưởng,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật (đường nét,
bố cục, màu sắc của một tác phẩm hội hoạ...).
Đối với trẻ mầm non, hoạt động nghệ thuật sớm có thể tác động và kích
thích phát triển não phải, hỗ trợ phát triển đồng đều các loại trí thơng minh, khuyến
khích trẻ bộc lộ các năng lực tiềm ẩn. Trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật từ sớm sẽ
hoạt bát, thông minh và sáng tạo hơn, tư duy nhạy bén và có một đời sống nội tâm
phong phú.
Khả năng sáng tạo của trẻ em mầm non phụ thuộc rất lớn vào thái độ và
phương pháp giảng dạy của người giáo viên như: Biết đặt trẻ vào tình huống có vấn
đề, tơn trọng những câu hỏi khác thường của trẻ, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của
trẻ..., đặc biệt giáo viên chú ý đến phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực,
chủ động sáng tạo của trẻ.
Trong thực tế quá trình tổ chức các hoạt động tạo hình giáo viên chưa chú
trọng đến vấn đề sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật của trẻ đặc biệt là đối với trẻ mẫu
giáo 3 tuổi. Kiến thức, kỹ năng của giáo viên về hoạt động tạo hình, khả năng cảm
thụ nghệ thuật để truyền cảm hứng nghệ thuật cho trẻ còn hạn chế nên việc phát




2
triển năng lực sáng tạo cho trẻ thông qua tổ chức các hoạt động tạo hình chưa hiệu
quả. Giáo viên chưa mạnh dạn ứng dụng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo
hình, thể loại, chất liệu, kỹ năng…
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn biện pháp “Nâng cao khả năng
sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ 3 tuổi thông qua hoạt động Tạo hình tại lớp 3
tuổi A1 trường Mầm non ” để kích thích trẻ phát huy khả năng sáng tạo và cảm thụ
nghệ thuật qua hoạt động tạo hình, giúp giáo viên phân tích được các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển khả năng tạo hình và cảm thụ nghệ thuật qua đó giúp giáo viên
đề xuất được biện pháp và xây dựng được một số hoạt động nâng cao khả năng sáng
tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ mầm non thơng qua tổ chức hoạt động tạo hình tại
địa phương.
Thực trạng của biện pháp mà tôi nghiên cứu:
1.1 Thuận lợi
Lớp mẫu giáo 3 tuổi A1 trường mầm non luôn nhận được sự quan tâm của
Ban giám hiệu, có đủ đồ dùng đồ chơi. Trẻ có cùng độ tuổi nên nhận thức tương
đối đồng đều. Giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3 tuổi có trình độ trên chuẩn, giáo viên
có năng lực chuyên môn giỏi, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Bản thân tôi nhiều năm liền là giáo viên cốt cán của trường, là giáo viên dạy giỏi
cấp Tỉnh nên có nhiều cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
1.2 Khó khăn
Giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật của trẻ,
chưa chú trọng đầu tư bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng của giáo viên về
hoạt động tạo hình, khả năng cảm thụ nghệ thuật để truyền cảm hứng nghệ thuật,
chưa mạnh dạn ứng dụng đổi mới hình thức tổ chức hoạt động tạo hình, thể loại,
chất liệu, kỹ năng…
Lớp 3 tuổi A1 có một số trẻ chưa tập trung chú ý, kỹ năng cầm bút hạn chế
nên chưa mạnh dạn khi tham gia các hoạt động Tạo hình.

Một số các bậc phụ huynh chưa quan tâm dành thời gian dạy con tô màu,
cầm bút khi ở nhà.
1.3 Kết quả khảo sát


3
Khảo sát 25/25 trẻ lớp 3 tuổi A1 tuổi mẫu giáo bé trường Mầm non , kết quả:
STT

Nội dung kết quả mong đợi giáo dục

Số lượng

phát triển hoạt động tạo hình

trẻ đạt

Tỷ lệ

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ
1

đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác

14/25

56%

15/25


60%

14/25

56%

phẩm nghệ thuật
2
3

Một số kỹ năng của trẻ qua hoạt động tạo
hình
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các
hoạt động tạo hình

Với kết quả trên cho thấy vấn đề Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp
các tác phẩm nghệ thuật; thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động tạo hình
đạt tỷ lệ chưa cao, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế.
2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Để giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật qua hoạt động
tạo hình mà trẻ chưa đạt được, tôi đã thực hành, vận dụng biện pháp như sau:
2. 1. Nội dung 1: Xây dựng tạo mơi trường hoạt động tạo hình vận dụng
phương pháp giáo dục Steam phù hợp với bối cảnh địa phương.
Tuyên truyền, huy động cha mẹ trẻ ủng hộ một số đồ nguyên vật liệu sẵn có
của địa phương, một số nguyên vật liệu đã sử dụng, huy động gia đình trẻ tham gia
vào việc xây dựng môi trường giáo dục.
Ảnh: Phụ huynh ủng hộ và cùng cô tạo môi trường góc Tạo hình
Phối hợp sử dụng các ngun vật liệu sẵn có tại địa phương như rơm, lá cây,
hạt na, hạt ngơ, vỏ lạc, sỏi..., bìa các loại, ống hút các loại để tạo mơi trường góc
mở Tạo hình với tên gọi “Sáng tạo cùng bé”

Tất cả các nguyên vật liệu tạo hình đều đặt tên và có ký hiệu để trẻ biết.


4

Ảnh: Góc Sáng tạo cùng bé theo phương pháp giáo dục Steam
Bố trí khơng gian để trẻ có thể trưng bày sản phẩm, trẻ thích thú nghắm
nghĩa những sản phẩm mà trẻ đã hoàn thành.


5

Ảnh: Góc trưng bày sản phẩm
2. 2. Nội dung 2: Tập trung bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng của
giáo viên về hoạt động tạo hình, khả năng cảm thụ nghệ thuật, truyền cảm
hứng nghệ thuật, tích cực đổi mới nội dung, kế hoạch, hình thức và phương
pháp tổ chức các hoạt động giáo dục tạo hình sáng tạo
Tơi chú trọng tự bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức, kỹ năng của giáo viên về
hoạt động tạo hình, khả năng cảm thụ nghệ thuật, truyền cảm hứng nghệ thuật, tích
cực đổi mới nội dung, kế hoạch, hình thức và đổi mới phương pháp tổ chức hoạt
động tạo hình là: Tập trung tổ chức trải nghiệm nghệ thuật là tập trung vào q
trình, bao gồm:
- Khơng có các hướng dẫn theo từng bước một
- Khơng có mẫu sẵn để trẻ làm theo
- Khơng có cách làm nào sai để trẻ khám phá sáng tạo
- Trọng tâm của nghệ thuật là những trải nghiệm và sự khám phá các kỹ
thuật, công cụ và vật liệu.


6

- Nghệ thuật là độc đáo và nguyên bản theo cách suy nghĩ và cách làm của trẻ.
- Trải nghiệm là sự thư giãn hoặc tĩnh tâm
- Nghệ thuật hoàn toàn thuộc về trẻ
- Trải nghiệm nghệ thuật là một lựa chọn của trẻ
- Các ý tưởng khơng cần có sẵn trên mạng
- Những điều trẻ có thể sẽ nói khi được trải nghiệm nghệ thuật tập trung vào
quá trình:
`Xem con làm được gì rồi này
` Con sẽ làm thêm một cái nữa
` Con có thể làm thêm một lúc nữa được không.
Để xây dựng được kế hoạch trước tiên tôi xác định rõ mục tiêu giáo dục của
độ tuổi, căn cứ vào điều tiện thực tế của nhóm lớp:
Mục tiêu

Hoạt động

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước -HĐNT: Quan sát cảnh đẹp thiên thiên
vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và

HĐH: Quan sát bức tranh về trường

các tác phẩm nghệ thuật

mầm non, sản phẩm tự tạo của cô và trẻ
cùng làm
-HĐH, HĐNT: Trẻ trải nghiệm sử dụng
các nguyên vật liệu tạo hình khác nhau,
- HĐH: Trao đổi thảo luận cách xé, dán

Một số kỹ năng của trẻ qua hoạt động

tạo hình

để tạo thành bức tranh
- HĐH, HĐC: Sử dụng kỹ năng đã học
để sáng tạo ra những sản phẩm nặn theo
ý của trẻ.
- HĐNT: Tận dụng nguyên vật liệu sẵn
có để trẻ chơi xếp chồng, xếp cạch, xếp
cách để tạo ra sản phẩm.

Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các -HĐ NT: Sử dụng màu, vẽ màu nước
hoạt động tạo hình

theo ý thích


7
- HĐNT: Hoạt động trải nghiệm với
nguyên liệu thiên nhiên
2. 3. Nội dung 3: Nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
qua việc đổi mới một số hoạt động tạo hình tại nhóm lớp
Trong q trình giáo dục trẻ sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng đầu tiên là
hình thành thái độ với cái đẹp, trước hết ở thái độ cái đẹp, với thực tế. Sự sáng tạo
của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Trẻ mầm non thường bắt
đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mơ phỏng… sau đó mới thể hiện cái mới theo suy nghĩ
và cảm nhận riêng. Sự sáng tạo của mỗi đứa trẻ phụ thuộc vào khả năng quan sát,
tính chủ động tích cực của trẻ, q trình ghi nhớ, tư duy của trẻ.
Ví dụ: Với hoạt động nặn vòng (mẫu) giáo viên cung cấp kỹ năng: bóp đất,
xoay trịn, lăn dọc, gắn nối để tạo thành chiếc vịng xinh xắn. Nhưng bên cạnh đó
cơ gợi ý trẻ có thể sáng tạo theo cách riêng của trẻ, sử dụng các hạt là nguyên vật

liệu thiên nhiên trang trí cho chiếc vịng.
Ảnh: Hoạt động trẻ nặn vịng
Cơ trị chuyện hỏi trẻ: Chiếc vịng của con có những gì? Trẻ đã miêu tả Đây
là chiếc vịng tay con trang trí có hạt vàng (hạt ngơ) cùng với hạt vịng (hạt đỗ)…
Hoặc giáo viên có thể gợi ý để trẻ biết in, khắc hình sáng tạo lên sản phẩm
nặn: Là hình thức trẻ có thể sử dụng các hình hoa, lá… để in, đắp lên các sản phẩm
nặn để sản phẩm nặn độc đáo và có tính tranh trí khiến sản phẩm trở lên đẹp hơn
Hoạt động xé dán bài: Nếu trước kia tôi chỉ sử dụng giấy cho trẻ xé dán thì
bây giờ tơi ln khuyến khích trẻ dung nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo nên
sản phẩm như: xé lá, hoa, tước vỏ cây, quả, hạt, vải, bơng… để tạo hình mây, mưa,
cây, cỏ, hoa, quả,,,

Ảnh: Trẻ trang trí khung tranh gia đình
Sáng tạo ra sản phẩm tạo hình bằng các chắp ghép các nguyên vật liệu rời,
hoặc trong ngày hội, ngày lễ với các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương trẻ có


8
thể tự tay mình làm ra các món q tuy rất đơn giản, như: bưu thiếp, đồ chơi bằng
lá cây, rơm… để tặng cho mẹ cho cô.
Ảnh: Trẻ tạo ra sản phẩm bằng nguyên vật liệu sẵn có
2. 4. Nội dung 4: Khám phá tác phẩm bằng giác quan
Khi tổ chức cho trẻ quan sát các tác phẩm nghệ thuật sẽ giúp trẻ bước đầu
biết nhìn, ngắm, cảm nhận về hình dáng, màu sắc và liên tưởng đến âm thanh, trạng
thái hoạt động của hình ảnh, đường nét, hình khối, màu sắc trong tác phẩm nghệ
thuật.
Ví dụ: Quan sát bức tranh phong cảnh núi rừng
Cô gợi ý để trẻ liên tưởng: Tiếng chim hót như thế nào? chim bay thế nào?
Cho trẻ mơ tả lại và nói lên liên tưởng của của mình về hình ảnh, màu sắc, âm
thanh... Đồng thời giáo viên cũng nói lên cảm nhận của mình về tác phẩm: Bức

tranh vẽ núi rừng xanh mát, tiếng chim hót líu lo, ơng mặt trời mọc lên đỏ rực...
Qua đó trẻ hiểu khi nhìn vào tranh mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau.
Ví dụ: Khi cơ dạy trẻ bài vẽ, tơ màu ngơi nhà cơ có thể sử dụng những từ ngữ
giàu hình ảnh để kích thích trẻ tư duy, vẽ sáng tạo thêm hoạ tiết để bức tranh ngôi nhà
thêm đẹp (Sau khi vẽ, tô màu xong ngơi nhà, các con có thể vẽ những đám mây bồng
bềnh, vẽ ông mặt trời toả những tia nắng ấm áp, vẽ những cánh chim bay rập rìu..)
2. 5. Nội dung 5: Vận dụng phương pháp giáo dục Steam sáng tạo các
sản phẩm tạo hình từ các vật liệu tại địa phương sẵn có
Với những nguyên vật liệu đa dạng độc đáo sẵn có tại địa phương như: Viên
sỏi nhỏ hình dáng các loại (dẹt, bầu dục, trịn…); vỏ bắp ngô, lõi ngô, rơm, các loại
hột hạt, vỏ ngao… Tơi đã thơng qua các hình thức hoạt động Tạo hình tơi đã lựa
chọn ngun vật liệu tạo hình phù hợp cho trẻ thực hành, trải nghiệm.
Tôi đặc biệt lưu ý về yếu tố nghệ thuật tại địa phương như: Làng nghề bánh
chưng, bánh dày, bánh đa, mì gạo… Cô và trẻ cùng thảo luận về đặc sản quê
hương, cùng trẻ sử dụng những viên sỏi xinh tô màu làm bánh chưng xanh, bánh
dày…
Cô và trẻ tận dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có để làm lên bức tranh
chung để trang trí nhóm lớp.


9
Mỗi địa phương đều có bản sắc văn hóa riêng, nên tôi luôn chú trọng khai thác
các yếu tố văn hóa đó để nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ 3
tuổi thông qua hoạt động Tạo hình trong các hoạt động trải nghiệm lễ hội trong năm.
2.6. Nội dung 6: Trao đổi, phối hợp với phụ huynh có các hình thức hỗ
trợ trẻ của cha, mẹ
Cô giáo phối hợp với cha mẹ trẻ hướng dẫn trẻ làm thủ công đồ chơi tự tạo
tại nhà, hoặc cho trẻ tham gia vào chương trình trải nghiệm tại địa phương hoặc tạo
cơ hội cho trẻ tiếp xúc sớm với hội hoạ ở mơi trường bên ngồi.
Trao đổi với bố mẹ những năng khiếu riêng biệt mà trẻ có từ đó phụ huynh

có biện pháp giúp trẻ phát triển năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA BIỆN PHÁP
*Môi trường giáo dục
Xây dựng được mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp theo hướng mở lấy trẻ
làm trung tâm phù hợp với bối cảnh địa phương tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm
nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.
*Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, mạnh dạn, thích tham gia các hoạt động tạo
hình, đặc biệt là các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ phát triển năng lực sáng tạo và
cảm thụ nghệ thuật.
Ảnh: Trẻ khoe sản phẩm nặn vòng
Sau khi áp dụng biện pháp 25/25 trẻ nâng cao hơn năng lực sáng tạo và cảm
thụ nghệ thuật, góp phần nâng chất lượng hoạt động Tạo hình:
Nội dung kết quả mong đợi
STT giáo dục phát triển hoạt động
tạo hình

Trước khi thực

Sau khi thực hiện

hiện biện pháp

biện pháp

Số
lượng

Tỷ lệ

trẻ đạt

1

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc
trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
cuộc sống và các tác phẩm nghệ

14/25

56%

Số lượng
trẻ đạt
23/25

Tỷ lệ
92%


10
thuật
Một số kỹ năng của trẻ qua hoạt

2

động tạo hình
Thể hiện sự sáng tạo khi tham

3

gia các hoạt động tạo hình


100

15/25

60%

22/25

88%

14/25

56%

22/25

88%

BIỂU ĐỒ THEO DÕI KHẢ NĂNG SÁNG TẠO VÀ
CẢM THỤ NGHỆ THUẬT CỦA TRẺ 3 TUỔI

90
80

Cảm nhận và thể hiện cảm
xúc trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, cuộc sống và các tác
phẩm nghệ thuật


70
60
50

Một số kỹ năng của trẻ qua
hoạt động tạo hình

40
30

Thể hiện sự sáng tạo khi
tham gia các hoạt động tạo
hình

20
10
0

Trước khi thực Sau khi thực
hiện biện pháp hiện biện pháp
* Về phía giáo viên:
Nâng cao năng lực tích cực tìm tịi sáng tạo, biết giáo dục trẻ theo quan điểm

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (xây dựng kế hoạch giáo dục, môi trường giáo dục,
tổ chức các hoạt động giáo dục; phối kết hợp với phụ huynh), tổ chức hiệu quả các
hoạt động tạo hình giúp trẻ nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật.


11
Ảnh: Cơ và trẻ nhận xét sản phẩm tạo hình

* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con. Tích cực phối hợp với giáo
viên ủng hộ nguyên vật liệu và dạy con, chơi cùng con, giúp con có kỹ năng cầm
bút, tơ vẽ.
Ảnh: Phụ huynh cùng trẻ tham gia hoạt động tạo hình tại nhà
4. KẾT LUẬN
4.1 . Ý nghĩa của biện pháp
Việc ứng dụng biện pháp có ý nghĩa quan trọng:
Đối với trẻ: Giúp trẻ có nhiều cơ hội được luyện tập, trải nghiệm kích thích
trẻ phát huy năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật qua hoạt động tạo hình
Đối với giáo viên: Giúp giáo viên phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển năng lực tạo hình và cảm thụ nghệ thuật, xây dựng được biện pháp tổ
chức một số hoạt động nâng cao năng lực sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật cho trẻ
mầm non thông qua tổ chức hoạt động tạo hình tại địa phương.
Đối với gia đình trẻ và cộng đồng: Gia đình và cộng đồng tích cực tham gia
các hoạt động do giáo viên và nhà trường tổ chức. Qua đó tạo ra sự thống nhất giáo
dục giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng, cơng tác xã hội hóa sẽ được thực hiện
tốt hơn.
4.2 Bài học kinh nghiệm
Qua việc tổ chức các hoạt động hình giúp trẻ Nâng cao năng lực sáng tạo và
cảm thụ nghệ thuật tại lớp 3 tuổi A1 giáo viên đã nắm được kiến thức, phương pháp
đổi mới khi tổ chức dạy hoạt động tạo hình, giúp giáo viên phân tích rõ các yêu tố
ảnh hưởng đến năng lực tạo hình và nghệ thuật của trẻ.
Biện pháp trên đã được tôi áp dụng tại lớp 3 tuổi A1 trường mầm non được
đánh giá có hiệu quả cao, có khả năng áp dụng và nhân rộng ra các trường mầm
non trong tồn huyện, tỉnh Phú Thọ.
Tơi xin trân thành cảm ơn.




×