CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔI TRƯỜNG
Câu hỏi cơ bản
Câu 1: Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong khái niệm
“Môi trường bao gồm……………… bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
A. “các hoàn cảnh vật lý, hóa học và sinh học”
B. “các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và kinh tế - xã hội”
C. “các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo”
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 2: Môi trường có chức năng cơ bản, bao gồm: (1) Là nơi cư trú cho
người và các loài sinh vật, (2) Là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên, (3) Là
nơi cung cấp các nguồn thông tin, và (4)………………………
A. “Là không gian sống cho sinh vật”
B. “Là nơi chứa đựng phế thải”
C. “Là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu”
D. “Là nơi cung cấp nguồn nhiên liệu”
Câu 3: Các nhà máy sản xuất, các khu nhà ở, các công viên…thuộc thành
phần môi trường nào:
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường nhân tạo
C. Môi trường xã hội
D. Ba câu A, B và C đều sai
Câu 4: Đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng…thuộc thành phần môi
trường nào:
1
A. Môi trường tự nhiên
B. Môi trường nhân tạo
C. Môi trường xã hội
D. Ba câu A, B và C đều sai
Câu 5: Trái đất có 4 quyển chính, bao gồm: (1) Địa quyển, (2) Thủy quyển,
(3) Khí quyển và (4)……
A. Thạch quyển
B. Địa quyển
C. Sinh quyển
D. Trung quyển
Câu 6: Giới hạn của sinh quyển bao gồm:
A. Thạch quyển (sâu 2-3km từ mặt đất)
B. Khí quyển (cao 8-10km từ mặt đất)
C. Thủy quyển
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 7: Chọn phát biểu đúng nhất về mối quan hệ giữa môi trường và tài
nguyên:
A. Môi trường mang lại lợi ích cho con người và sản sinh giá trị kinh tế
B. Tài nguyên mang lại lợi ích cho con người và sản sinh giá trị kinh tế
C. Môi trường không mang lại lợi ích cho con người và không sản sinh giá
trị kinh tế
D. Tài nguyên không mang lại lợi ích cho con người và không sản sinh giá
trị kinh tế
Câu 8: Năng lượng mặt trời thuộc dạng tài nguyên nào:
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên hữu hạn
2
Câu 9: Năng lượng gió thuộc dạng tài nguyên nào:
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên hữu hạn
Câu 10: Nước ngọt thuộc dạng tài nguyên nào:
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên vô hạn
Câu 11: Đất phì nhiêu thuộc dạng tài nguyên nào:
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên vô hạn
Câu 12: Nhiên liệu hóa thạch thuộc dạng tài nguyên nào
A. Tài nguyên vĩnh viễn
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên vô hạn
Câu 13: Khoáng sản kim loại thuộc loại tài nguyên nào:
A. Tài nguyên vĩnh viễn
3
B. Tài nguyên có thể phục hồi
C. Tài nguyên không thể phục hồi
D. Tài nguyên vô hạn
Câu 14: Dạng tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên có thể phục
hồi:
A. Tài nguyên nước ngọt
B. Tài nguyên sinh vật
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên đất phì nhiêu
Câu 15: Dạng tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên có thể phục
hồi:
A. Tài nguyên đất phì nhiêu
B. Tài nguyên nhiên liệu hóa
thạch
C. Tài nguyên sinh vật
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 16: Dạng tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái tạo
A. Than đá
B. Dầu mỏ
C. Khí đốt
D. Ba câu A, B và C đều sai
Câu 17: Dạng tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên tái tạo
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng sinh khối
D. Ba câu A, B và C đều sai
Câu hỏi nâng cao
Câu 18: Chọn phát biểu phù hợp theo nhận thức mới về môi trường
A. Trái Đất có nguồn tài nguyên hữu hạn
B. Lúc tài nguyên hết hãy tìm nơi khác
C. Con người phải chinh phục thiên nhiên
4
D. Ba câu A, B và C đều sai
Câu 19: Chọn phát biểu không phù hợp theo nhận thức mới về môi trường
A. Trái Đất có nguồn tài nguyên vô hạn
B. Tái chế và ưu tiên sử dụng tài nguyên tái tạo được
C. Con người phải hợp tác với thiên nhiên
D. Ba câu A, B và C đều sai
CHƯƠNG 2: HỆ SINH THÁI
Câu hỏi cơ bản
Câu 20: Chọn khái niệm chính xác nhất:
A. Hệ sinh thái là tập hợp các quần xã sinh vật và môi trường mà nó đang sinh
sống
B. Hệ sinh thái là một hệ thống các quần xã sinh vật cùng các điều kiện môi
trường bao quanh nó
C. Hệ sinh thái là một tập hợp động vật, thực vật và vi sinh vật cùng tương tác
với nhau và với các thành phần khác của môi trường
D. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật cùng chung sống trong một sinh
cảnh chịu tác động lẫn nhau và tác động của môi trường xung quanh
Câu 21: Sinh vật sản xuất là
A. Thực vật
B. Vi sinh vật
C. Các tổ chức sinh vật sử dụng năng lượng mặt trời làm nguyên liệu đầu vào
D. Thực vật và vi sinh vật
5
Câu 22: Sinh vật tiêu thụ là:
A. Sinh vật ăn cỏ
B. Sinh vật ăn thịt
C. Sinh vật ăn xác chết
D. Động vật
Câu 23: Sinh vật phân hủy là
A. Tảo
B. Nấm
C. Vi khuẩn
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 24: Quần thể sinh vật là
A. Tập hợp các cá thể cùng loài
B. Tập hợp các cá thể khác loài
C. Các nhóm sinh vật khác loài
D. Các nhóm sinh vật cùng chung
sống
Câu 25: Diễn thế sinh thái là do
A. Sự thay đổi của môi trường
B. Quy luật của sự tiến hóa
C. Nguyên lý của sự cân bằng sinh
thái
D. Cơ chế tự điều chỉnh
Câu 26: Một hệ sinh thái cân bằng là
A. Cấu trúc các loài không thay đổi
B. Số lượng loài và số lượng cá thể trong một loài ổn định
C. Tổng số loài tương đối ổn định
D. Ít phụ thuộc vào các thay đổi từ ngoài hệ thống
Câu 27: Để đạt được sự cân bằng sinh thái cần phải:
A. Thông qua các mâu thuẫn và cạnh tranh
B. Có các yếu tố sinh trưởng và suy giảm
C. Hệ thống luôn luôn tự điều chỉnh
6
D. Hình thái cân bằng co giãn
Câu 28: Để duy trì sự cân bằng sinh thái cần phải
A. Kiểm soát dòng năng lượng đi qua hệ thống
B. Kiểm soát mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống
C. Duy trì cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn
D. Duy trì sự cân bằng giữa các thành phần trong hệ thống
Câu 29: Cân bằng sinh thái động tự nhiên là:
A. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên
trong môi trường
B. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của môi trường tự nhiên,
không có sự điều khiển của con người
C. Sự cân bằng của hệ sinh thái dưới các tác động của các nhân tố tự nhiên môi
trường, không có sự tác động của con người
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 30: Cân bằng sinh thái động nhân tạo là:
A. Một hệ sinh thái nông nghiệp
B. Hệ sinh thái sông Sài Gòn – Đồng Nai, với việc xây dựng Hồ Trị An
C. Hệ sinh thái sông Cửu Long và Biển Hồ
D. Hệ sinh thái vi sinh vật trong bể bùn hoạt tính
Câu 31: Hệ sinh thái môi trường chưa hoàn chỉnh:
A. Hệ sinh thái trong lòng đại
dương
B. Hệ sinh thái biển sâu
C. Hệ sinh thái thiếu sinh vật SX
D. Hệ sinh thái thiếu sinh vật phân
hủy
Câu 32: Chuỗi thức ăn là:
7
A. Là chuỗi trong đó các sinh vật sử dụng phân và xác sinh vật làm thức ăn
B. Là chuỗi bắt đầu từ thực vật đến động vật ăn thực vật, đến động vật ăn động
vật
C. Là chuỗi tiếp diễn bằng cách một số sinh vật này dùng những sinh vật khác
làm thức ăn
D. Là chuỗi chuyển hóa năng lượng từ sinh vật sản xuất, đến sinh vật tiêu thụ,
đến sinh vật phân hủy
Câu 33: Ý nghĩa của chuỗi thức ăn đối với hệ sinh thái:
A. Tạo nên mạng lưới thức ăn
B. Phân bố và chuyển hóa năng
lượng
C. Kiểm soát sự biến động của
quần thể
D. Giữ cân bằng của hệ sinh thái
Câu 34: Năng suất của hệ sinh thái là:
A. Tổng số năng lượng đươc hấp thu bởi sự quang hợp, kể cả phần năng lượng
tiêu thụ cho hoạt động hô hấp để duy trì sự sống
B. Lượng chất sống đã được sinh vật hấp thu và tích lũy trên một diện tích nhất
định trong một thời gian nhất định
C. Mức độ tích lũy chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật trừ đi phần đã sử dụng cho
hô hấp
D. Lượng chất hữu cơ được tích lũy của các sinh vật dị dưỡng trong hệ sinh thái
Câu 35: Cấu trúc dinh dưỡng của hệ sinh thái bao gồm:
A. Chuỗi thức ăn, năng lượng và các yếu tố khác
B. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2
C. Các bậc dinh dưỡng nối tiếp nhau
D. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng
Câu 36: Tháp năng lượng là:
8
A. Kiểu tháp sinh thái thể hiện tổ chức và chưc năng của quần xã
B. Cách biểu thị cấu trúc dinh dưỡng bằng đơn vị năng lượng
C. Cách biểu thị cấu trúc dinh dưỡng bằng biểu đồ dạng tháp
D. Thể hiện tốc độ di chuyển của khối lượng thức ăn trong chuỗi thức ăn
Câu 37: Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái là:
A. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn trong sinh quyển từ môi trường ngoài vào
cơ thể sinh vật, từ cơ thể sinh vật ra môi trường ngoài
B. Các nguyên tố cơ bản vật chất tuần hoàn trong sinh quyển theo các con
đường đặc trưng
C. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ
cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường
D. Các nguyên tố hóa học tuần hoàn từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, từ
sinh vật này sang sinh vật khác, rồi từ cơ thể sinh vật ra ngoài môi trường
Câu 38: Vòng tuần hoàn vật chất khác với dòng năng lượng vì:
A. Vật chất được các thành phần hệ sinh thái tái sử dụng còn năng lượng
không được sử dụng lại
B. Vòng tuần hoàn vật chất là vòng kín còn dòng năng lượng là vòng hở
C. Vòng tuần hoàn vật chất là chu trình tuần hoàn còn dòng năng lượng là chu
trình không tuần hoàn
D. Vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng không thể diễn ra đồng thời
Câu 39: Chu trình nào sau đây là chu trình không tuần hoàn:
A. Chu trình cacbon
B. Chu trình nitơ
C. Chu trình phốt pho
D. Chu trình lưu huỳnh
Câu hỏi nâng cao
9
Câu 40: Yếu tố sinh thái là:
A. Những yếu tố cấu trúc nên môi trường xung quanh sinh vật như: ánh sáng,
nhiệt độ, thức ăn….
B. Các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống sinh
vật
C. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lên sinh vật
D. Các yếu tố vô sinh và hữu sinh tác động lẫn nhau
Câu 41: Định luật tối thiểu (Liebig) được phát biểu:
A. Một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt ở mức tối thiểu để sinh vật có thể
tồn tại
B. Một số sinh vật cần một lượng tối thiểu các nguyên tố vi lượng để tồn tại
C. Sinh vật nào cũng cần có các yếu tố sinh thái để tồn tại dù ở mức tối thiểu
D. Đối với sinh vật yếu tố sinh thái cần phải đủ ở mức tối thiểu để sinh vật tồn
tại
Câu 42: Định luật giới hạn sinh thái (Shelford) được phát biểu:
A. Các loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng thì phân bố rộng và ngược lại
B. Mỗi sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định đối với từng yếu tố sinh thái
C. Các yếu tố sinh thái đều có một giới hạn nhất định cho từng loài sinh vật đặc
trưng
D. Một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để sinh
vật tồn tại và phát triển
Câu 43: Mỗi sinh vật cần có các điều kiện cơ bản để tồn tại:
A. Nơi ở và ổ sinh thái
B. Nơi ở và dinh dưỡng
C. Nơi ở và sinh sản
D. Dinh dưỡng và sinh sản
10
Câu 44: Tháp dinh dưỡng là:
A. Các bậc dinh dưỡng sắp xếp từ thấp đến cao
B. Là tháp sinh khối
C. Là tháp năng lượng
D. Là mối quan hệ giữa dinh dưỡng từ sinh vật sản xuất đến sinh vật tiêu thụ
CHƯƠNG 3: TÀI NGUYÊN RỪNG
Câu hỏi cơ bản
Câu 45: Các kiểu rừng nào là phổ biến ở Việt Nam:
A. Rừng là rộng thường xanh ở nhiệt đới
B. Rừng thưa cây họ dầu
C. Rừng ngập mặn
D. Rừng tre nứa
Câu 46: Rừng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen động vật và
thực vật, hệ sinh thái rừng của quốc gia, là khu vực nghiên cứu khoa học và
du lịch là:
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Khu dự trữ sinh quyển
Câu 47: Rừng nhằm hạn chế thiên tai lũ lụt, gió bão, bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường:
A. Rừng đặc dụng
B. Rừng phòng hộ
C. Rừng sản xuất
D. Khu dự trữ sinh quyển
Câu 48: Rừng là hệ sinh thái tự nhiên có vai trò:
11
A. Bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp oxi, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu, lương thực và thực phẩm
B. Tạo ra độ đa dạng sinh học, làm sạch bầu khí quyển, cung cấp gỗ, phòng hộ
đầu nguồn, tạo cảnh quan
C. Là nơi ở cho các loài động vật, tiêu thụ và tích lũy CO2, bảo vệ đất, bảo vệ
nước, điều hòa khí hậu
D. Duy trì đa dạng sinh học cung cấp nguyên liệu, tạo vi khí hậu và là cơ sở bảo
tồn văn hóa địa phương
Câu 49: Khoa học khuyến cáo, mỗi quốc gia nên duy trì tỷ lệ diện tích lãnh
thổ có rừng che phủ là:
A. 40% B. 45% C. 50% D. 65%
Câu 50: Vai trò cơ bản của trồng rừng:
A. Bảo vệ nguồn nước
B. Bảo vệ đất
C. Chống xói mòn
D. Khai thác gỗ
Câu 51: Vai trò chính của rừng phòng hộ là:
A. Bảo vệ môi trường
B. Khai thác gỗ
C. Du lịch
D. Bảo tồn
Câu 52: Tỷ lệ mất rừng trên thế giới diễn ra mạnh mẽ nhất ở:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Châu Mỹ La Tinh
D. Châu Âu
Câu 53: Nguyên nhân gây suy giảm diện tích rừng là:
A. Chiến tranh
B. Khai thác quá mức
C. Ô nhiễm môi trường
D. Cháy rừng
Câu 54: Hậu quả của sự mất rừng là:
12
A. Ô nhiễm môi trường
B. Sự giảm đa dạng sinh học
C. Khủng hoảng hệ sinh thái
D. Lũ lụt và hạn hán gia tăng
Câu 55: Để bảo vệ rừng cần tiến hành các giải pháp nào sau đây:
A. Khai thác hợp lý – Hạn chế ô nhiễm môi trường – Phòng chống cháy rừng
B. Bảo vệ đa dạng sinh học – Giao đất, giao đất cho dân – Chống cháy rừng
C. Khai thác hợp lý – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm môi trường
D. Giao dất, giao rừng cho dân – Bảo vệ đa dạng sinh học – Hạn chế ô nhiễm
môi trường
Câu 56: Để phát triển bền vững tài nguyên rừng cần thực hiện:
A. Trồng và bảo vệ rừng – Xóa đói giảm nghèo – Chống du canh du cư – Hợp
tác quốc tế
B. Phát triển kinh tế - Phát triển cộng đồng địa phương có rừng – Hỗ trợ tài
chính cho dân cư nghèo
C. Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm rừng – Chống du canh du cư – Phát triển
kinh tế địa phương
D. Trồng và bảo vệ rừng – Thay đổi ý thức tiêu thụ sản phẩm – Xóa đói giảm
nghèo – Hợp tác quốc tế
Câu 57: Nguyên nhân gây mất đất rừng ở Việt Nam:
A. Đốt rừng làm rẫy
B. Du canh du cư
C. Ô nhiễm môi trường
D. Xói lở đất
Câu 58: Nguyên nhân thu hẹp diện tích rừng ở Việt Nam:
A. Đốt nương làm rẫy – Khai thác củi gỗ - Phát triển cơ sở hạ tầng – Cháy rừng
B. Lấy đất làm nông nghiệp – Khai thác củi gỗ - Xây dựng, giao thông – Chiến
tranh
13
C. Khai thác quá mức – Mở mang đô thị - Ô nhiễm môi trường – Cháy rừng
D. Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp – Xây dựng cơ sở hạ tầng – Cháy rừng –
Chiến tranh
Câu 59: Vai trò quan trọng nhất của rừng là:
A. Bảo vệ đất
B. Cung cấp vật liệu
C. Điều hòa khí hậu
D. Bảo vệ đa dạng sinh học
Câu 60: Diện tích rừng bình quân đầu người trên thế giới là:
A. 0,3 ha/người
B. 0,4 ha/người
C. 0,5 ha/người
D. 0,6 ha/người
Câu 61: Loại rừng nào được ưu tiên trồng ở Việt Nam:
A. Rừng phòng hộ
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng sản xuất
D. Rừng ngập mặn
Câu 62: Diện tích rừng ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Tây Bắc
B. Tây Nguyên
C. Tây Nam Bộ
D. Đông Nam Bộ
Câu 63: Rừng ngập mặn ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở:
A. Cần Giờ
B. Vũng Tàu
C. Cà Mau
D. Thái Bình
Câu hỏi nâng cao
Câu 64: Vai trò của rừng ngập mặn:
A. Giữ đất
B. Mở rộng bờ biển
C. Chống xâm nhập mặn
D. Điều hòa khí hậu
Câu 65: Rừng ngập mặn là:
14
A. Rừng phòng hộ
B. Rừng đặc dụng
C. Rừng nguyên sinh
D. Rừng thứ sinh
Câu 66: Rừng nguyên sinh ở Việt Nam chiếm:
A. 18% tổng diện tích rừng
B. 12% tổng diện tích rừng
C. 10% tổng diện tích rừng
D. 8% tổng diện tích rừng
Câu 67: Rừng nguyên sinh ở Việt Nam phân bố ở:
A. Rừng Cúc Phương
B. Rừng Nam Cát Tiên
C. Rừng Bạch Mã
D. Rừng U Minh
Câu 68: Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam ưu tiên:
A. Trồng rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc
B. Hạn chế khai hoang đất rừng, di dân tự do
C. Xây dựng vườn quốc gia và khu bảo tồn
D. Đóng cửa rừng tự nhiên
Câu 69: Làm thế nào để tăng độ che phủ của rừng:
A. Trồng cây gây rừng
B. Phát triển khu bảo tồn
C. Giao đất giao rừng cho người dân
D. Chống ô nhiễm môi trường
CHƯƠNG 4: TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VÀ
KHOÁNG SẢN
15
Câu hỏi cơ bản
Câu 70: Tài nguyên khoáng sản bao gồm các loại tài nguyên nào?
A. Kim loại, phi kim
B. Kim loại, phi kim, khoáng sản cháy
C. Kim loại, phi kim, dầu mỏ, khí đốt
D. Kim loại, phi kim, than bùn, dầu mỏ, khí đốt
Câu 71: Dầu hỏa được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du
(zooplankton) chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách dây 320-
380 triệu năm
C. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
Câu 72: Than đá được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du
(zooplankton) chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách dây 320-
380 triệu năm
C. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
Câu 73: Việc khai thác khoáng sản bất hợp lý sẽ không gây ra:
A. Ô nhiễm nguồn nước
B. Biến đổi khí hậu toàn cầu
C. Ô nhiễm bầu không khí do bụi và CH4
16
D. Xâm nhập mặn làm ô nhiễm môi trường đất
Câu 74: Ở Việt Nam, dầu mỏ và khí đốt tập trung ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi
B. Ven biển và thềm lục địa
C. Đồng bằng châu thổ
D. Đất ngập nước
Câu 75: Câu nào sau đây chưa đúng: Hiện tượng khan hiếm khoáng sản xảy
ra là vì?
A. Trữ lượng khoáng sản giới hạn
B. Quá trình hình thánh khoảng sản lâu dài
C. Khai thác không hợp lý
D. Các nguồn thải làm ô nhiễm khoáng sản
Câu 76: Câu nào sau đây chưa đúng: Nguyên nhân sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên khoáng sản:
A. Khi khai thác khoáng sản phải tích cả chi phí thiệt hại cho tương lai
B. Tái chế phế thải
C. Sự dụng năng lượng sạch/tài nguyên được tái tạo
D. Chuyển sang khai thác thật nhiều các tài nguyên có giá trị thấp
Câu 77: Câu nào sau đây chưa đúng: Các giải pháp bảo vệ môi trường trong
khai thác khoáng sản:
A. Quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác
khoáng sản
B. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án khai thác khoáng sản
C. Chú trọng bảo tồn các khoáng sản quý
D. Thực hiện các công trình giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
Câu hỏi nâng cao
17
Câu 78: Các nước Trung Đông chiếm bao nhiêu % lượng dầu mỏ của thế giới
A. 50% B. 55% C. 60% D. 65%
CHƯƠNG 5: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC
Câu hỏi cơ bản
Câu 79: Nước bao phủ bề mặt Trái Đất với tỷ lệ diện tích là
A. 51% B. 61% C. 71% D. 81%
Câu 80: Thành phần nước trên Trái Đất bao gồm:
A. 91% nước mặn, 2% nước dạng băng, 7% nước ngọt
B. 93% nước mặn, 2% nước dạng băng, 5% nước ngọt
C. 95% nước mặn, 2% nước dạng băng, 3% nước ngọt
D. 97% nước mặn, 2% nước dạng băng, 1% nước ngọt
Câu 81: Lượng nước ngọt con người có thể sử dụng chiếm:
A. 5-7% lượng nước trên Trái Đất
B. 3-5% lượng nước trên Trái Đất
C. 1-3% lượng nước trên Trái Đất
D. <1% lượng nước trên Trái Đất
Câu 82: Tổng số lượng sông, kênh ở Việt Nam vào khoảng:
A. 860 B. 1360 C. 1860 D. 2360
Câu 83: Mật độ sông suối ở Việt Nam trung bình là:
18
A.
0.6 km/km
2
B.
1.6 km/km
2
C.
2.6 km/km
2
D.
3.6 km/km
2
Câu 84: Tỷ lệ lượng nước mà hệ thống sông ngòi ở Việt Nam nhận được từ
các con song nước ngoài chảy vào:
A. 30% B. 45% C. 60% D. 75%
Câu 85: Biển Việt Nam mang nhiều tài nguyên quý giá, với chiều dài đường
bờ biển là:
A. 1260km B. 2260km C. 3260km D. 4260km
Câu 86: Vai trò của nước là:
A. Điều hòa khí hậu trên hành tinh
B. Duy trì sự sống cho Trái Đất
C. Cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông…
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 87: Thành phần nước trong cơ thể người chiếm tỷ lệ khối lượng là:
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 88: Nguyên nhân làm suy giảm nguồn nước ngầm là:
A. Khai thác cạn kiệt nước dưới đất
B. Bê tông hóa mặt đất
C. Tàn phá thảm thực vật
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 89: Để bảo vệ tài nguyên nước, chúng ta cần:
A. Giữ gìn và phát triển thảm thực vật
B. Sử dụng hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên nước
19
C. Bảo vệ môi trường các thủy vực
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 90: Hiện nay lượng nước sử dụng trên đầu người cao nhất ở khu vực:
A. Châu Phi
B. Châu Âu và Mỹ
C. Châu Á
D. Châu Mỹ Latinh
Câu 91: Hiện nay lượng nước sử dụng trên đầu người thấp nhất ở khu vực:
A. Châu Phi
B. Châu Âu
C. Châu Á
D. Mỹ
Câu 92: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam là:
A. Phần lớn bắt nguồn từ nước ngoài
B. Mật độ sông suối dày đặc
C. Phát triển nhiều công trình thủy lợi, thủy điện
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 93: Khả năng tự làm sạch của nguồn nước phụ thuộc vào:
A. Quá trình xáo trộn
B. Quá trình khoáng hóa
C. Quá trình lắng đọng
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 94: Các nhân tố vật lý gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:
A. Nhiệt độ
B. Dầu mỡ thải
C. Vi sinh vật gây bệnh
D. Ba câu A, B và C đều đúng
Câu 95: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước không bao gồm:
A. Kim loại nặng
B. Nhiệt độ
C. Hóa chất bảo vệ thực vật
D. Dầu mỡ thải
20
Câu 96: Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước không bao gồm:
A. Kim loại nặng
B. Chất dinh dưỡng N, P
C. Vi sinh vật gây bệnh
D. Thuốc nhiễm màu
Câu 97: Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm:
A. Kim loại nặng
B. Chất tẩy rửa
C. Thuốc trừ sâu
D. Vi khuẩn gây bệnh
Câu 98: Để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh học nguồn nước, người ta dựa vào:
A. Chỉ số pH
B. DO, BOD, COD
C. Độ đục
D. Chỉ số Coliform
Câu 99: Để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ nguồn nước, người ta dựa vào:
A. Chỉ số pH
B. DO, BOD, COD
C. Độ đục
D. Chỉ số Coliform
Câu hỏi nâng cao
Câu 100: Hiện tượng xảy ra khi các thủy vực kín tiếp nhận một lượng lớn các
chất Nitơ và Phốt pho, được định nghĩa là:
A. Hiện tượng axit hóa
B. Hiện tượng kiềm hóa
C. Hiện tượng phú dưỡng hóa
D. Hiện tượng mặn hóa
Câu 101: Phú dưỡng là do sự gia tăng hàm lượng chất nào trong nước:
A. Fe, Mn B. N, P C. Ca, Mg D. Cl, F
Câu 102: Thế nào là nước bị ô nhiễm
A. Là nước chứa nồng độ các chất ô nhiễm vượt quá mức an toàn cho phép
B. Là nước chứa nhiều vi trùng và các tác nhân gây bệnh khác
C. Là nước chứa nhiều váng bọt
21
D. Là nước rất đục
Câu 103: Đặc tính nước thải sinh hoạt không bao gồm:
A. Chứa nhiều chất hữu cơ
B. Chứa Nitơ, Phôtpho
C. Các chất khó phân hủy sinh học
D. Mang các mầm bệnh
Câu 104: Khi hàm lượng oxy hòa tan (DO) của nguồn nước giảm thấp chứng
tỏ:
A. Nguồn nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ
B. Quá trình quang hợp được tăng cường
C. Hệ thủy sinh sinh trưởng phát triển tốt
D. Quá trình phân hủy hiểu khí chiếm ưu thế
Câu 105: Ở giai đoạn kết thúc của quá trình phú dưỡng hóa, thủy vực có các
đặc điểm sau:
A. Thừa oxy do quá trình phân hủy xác thực vật phù du
B. Tăng tính đa dạng hệ sinh thái thủy vực
C. Tăng cường quá trình tự làm sạch
D. Quá trình phân hủy kị khí chiếm ưu thế
CHƯƠNG 7: CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Câu hỏi cơ bản
Câu 106: Khí quyển gồm bao nhiêu tầng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 107: Khí quyển bao gồm những tầng nào?
22
A. Đối lưu, Bình lưu, Trung lưu, Nhiệt, Điện li
B. Đối lưu, Ozone, Trung lưu, Nhiệt, Điện li
C. Đối lưu, Trung lưu, Thượng lưu
D. Đối lưu, Trung lưu, Nhiệt, Điện li
Câu 108: Sắp xếp các tầng khí quyển từ thấp lên cao;
A. Bình lưu, Đối lưu, Trung lưu, Nhiệt, Điện li
B. Đối lưu, Bình lưu, Trung lưu, Nhiệt, Điện li
C. Nhiệt, Điện li, Bình lưu, Trung lưu, Đối lưu
D. Điện li, Nhiệt, Bình lưu, Trung lưu, Đối lưu
Câu 109: Khí quyển giúp ngăn các bức xạ có bước sóng?
A. <300nm B. <480nm C. <500nm D. <600nm
Câu 110: Độ cao của tầng đối lưu là bao nhiêu?
A. 0 – 10km B. 0 – 15km C. 0 – 20km D. 0 – 25km
Câu 111: Độ cao của tầng bình lưu là bao nhiêu?
A. 10 – 50 km
B. 15 – 35km
C. 20 – 50km
D. 10 – 35km
Câu 112: Độ cao của tầng trung lưu là bao nhiêu?
A. 50 – 100km
B. 50 – 90km
C. 20 – 180km
D. 30 – 250km
Câu 113: Độ cao của tầng nhiệt là bao nhiêu?
A. 180 – 1000km
B. 100 – 1500km
C. 90 – 500km
D. 250 – 1200km
23
Câu 114: Độ cao của tầng không gian là bao nhiêu?
A. >500km B. >1000km C. >1500km D. >2000km
Câu 115: Oxy chiếm bao nhiêu % khí quyển về thể tích
A. 20% B. 20,9% C. 30% D. 29,9%
Câu 116: Nitrogen chiếm bao nhiêu % khí quyển về thể tích
A. 70% B. 70,9% C. 78% D. 79,9%
Câu 117: Trong tầng bình lưu, nồng độ ozone đạt tối đa ở độ cao nào?
A. 10 – 20km
B. 20 – 25km
C. 30 – 35km
D. 40 – 45km
Câu 118: Lỗ thủng tầng ozone được phát hiện trầm trọng nhất ở khu vực
nào?
A. Nam Cực B. Bắc Cực C. Châu Mỹ D. Châu Phi
Câu 119: Nguyên nhân chính gây ra lỗ thủng tầng ozone
A.
CFCs
B.
CO
2 C.
CH
4 D.
NH
3
Câu 120: Khói, tro bụi của núi lửa là nguồn ô nhiễm nào?
A. Tự nhiên
B. Nhân tạo
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 121: Dựa vào trạng thái vật lý, có thể phân loại chất ô nhiễm trong không
khí làm bao nhiêu loại?
A. Khí, Hơi, Hạt
B. Khí, Bụi, Hơi
C. Hơi, Bụi, Lỏng
D. Khí, Hạt, Lỏng
Câu 122: Kích cỡ hạt bụi dao động trong khoảng nào?
A. 0,1 đến 50 micromet
24
B. 0,1 đến 100 micromet
C. 0,1 đến 150 micromet
D. 0,1 đến 200 micromet
Câu 123: NO
2
là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 124: Nguồn ô nhiễm sơ cấp chuyển thành thứ cấp là do tác động của:
A. Các loại côn trùng
B. Gió, các sinh vật, độ bền vững của khí quyển
C. Gió, mưa, không khí
D. Bản chất của các chất ô nhiễm
Câu 125: O
2
là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 126: HNO
3
là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 127: H
2
SO
4
là chất ô nhiễm sơ cấp hay thứ cấp?
A. Sơ cấp
B. Thứ cấp
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 128: Sự tồn tại của sinh vật trong không khí phụ thuộc vào
A. Điều kiện thời tiết
25