Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thi kết thúc học phần luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.89 KB, 12 trang )

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG...............................................................................................................2
Câu 1: Tại sao vẫn tồn tại hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất trong khi
Nhà nước đã tiền tệ hóa quyền sử dụng đất từ năm 1993? Giao đất khơng thu tiền và
giao đất có thu tiền sử dụng đất khác nhau như thế nào?......................................2
1. Vẫn tồn tại hình thức giao đất khơng thu tiền sử dụng đất trong khi Nhà
nước đã tiền tệ hóa quyền sử dụng đất từ năm 1993.........................................2
2. Sự khác nhau giữa giao đất khơng thu tiền và giao đất có thu tiền sử dụng
đất. 4
Câu 2: Sự cần thiết phải quy định quỹ đất công ích ở địa phương. Phân tích các quy
định pháp luật về quỹ đất công ích và đánh giá việc thực thi các quy định này trên
thực tế....................................................................................................................6
1.

Sự cần thiết phải quy định quỹ đất công ích ở địa phương.......................6

2.

Phân tích các quy định pháp luật về quỹ đất công ích...............................8

3.

Đánh giá việc thực thi các quy định này trên thực tế……...……………10

KẾT LUẬN............................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................12


MỞ ĐẦU
Đất đai là một tài sản vô giá và quan trọng nhất của một quốc gia, về mặt lịch sử
văn hóa, kinh tế và cả chính trị, là cột mốc khẳng định lãnh thổ nước nhà. Ở Việt Nam
đất đai thuộc sở hữu tồn dân trong đó nhà nước là đại diện, thay mặt toàn thể nhân
dân quản lý bằng những quy tắc xử sự chung, nhằm quản lý tài hợp lý hiệu quả, tiết
kiệm, bảo vệ môi trường sinh thái. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng đi tìm


hiểu về hai vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều hiện nay: Người sử dụng đất
được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và khơng thu tiền sử dụng đất và đất
cơng ích qua bài tiểu luận sau.
NỘI DUNG
Câu 1: Tại sao vẫn tồn tại hình thức giao đất khơng thu tiền sử dụng đất
trong khi Nhà nước đã tiền tệ hóa quyền sử dụng đất từ năm 1993? Giao đất
không thu tiền và giao đất có thu tiền sử dụng đất khác nhau như thế nào?
1. Vẫn tồn tại hình thức giao đất khơng thu tiền sử dụng đất trong khi Nhà
nước đã tiền tệ hóa quyền sử dụng đất từ năm 1993
Trước hết, theo khoản 7 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước
giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban
hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng
đất”. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất gồm giao đất có thu tiền và khơng
thu tiền sử dụng đất.
Từ Luật Đất đai năm 1993, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã
quy định: đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu
tiến hành giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (gọi tắt là người
sử dụng đất) sử dụng ổn định, lâu dài. Thực chất, đây là việc tiền tệ hóa hay cịn gọi là
thương phẩm hóa quyền sử dụng đất (QSDĐ), làm cho QSDĐ trở thành tài sản có giá
trị không chỉ đối với chủ sở hữu đất đai, mà cịn cả với người sử dụng đất. Nhà nước
có thể thông qua mối quan hệ này để điều tiết thu nhập xã hội. Quy định của Luật đất
đai “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu

tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt
hại về đất khi thu hồi đất…” (Điều 12) là căn cứ quan trọng để thực hiện mục tiêu này.
Mặc dù Nhà nước đã thực hiện việc tiền tệ hóa quyền sử dụng đất từ năm
1993 nhưng vẫn tồn tại hình thức giao đất khơng thu tiền sử dụng đất là vì:
Đầu tiên giao đất khơng thu tiền sử dụng là việc Nhà nước trao quyền sử dụng
đất bằng quyết định hành cho người có nhu cầu sử dụng đất và người sử dụng đất
không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước. Hình thức giao đất không thu tiền sử


dụng đất ở đây khơng phải theo tính bao cấp theo cơ chế trước đây. Trước đây, khi
chúng ta chưa coi quyền sử dụng đất là hàng hóa đặc biệt, việc sử dụng thông qua con
đường cấp pháp cho xin, mọi việc sử dụng đất đều không mất tiền, Nhà nước bao cấp
đất đai cho cả xã hội bất kể sử dụng vào mục đích kinh doanh hay phi kinh doanh. Tuy
nhiên, từ luật đất đai năm 1993, với quan niệm đất đai là tài sản vô giá của một quốc
gia, quyền sử dụng đất được giao cho người sử dụng ổn định, lâu dài, hàng hóa quyền
sử dụng đất cần phải quan niệm lại cho phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Cụ thể các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai
năm 2013 được quy định tại Điều 54 Luật đất đai 2013 như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều
129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là
rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an
ninh; đất sử dụng vào mục đích cơng cộng khơng nhằm mục đích kinh doanh; đất làm
nghĩa trang, nghĩa địa khơng thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật
này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng cơng
trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của
Nhà nước;

5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi
nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Theo đó, sở dĩ Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt với một số đối tượng
chính là hành triệu hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp theo khoản 1
Điều 54 là vì xuất phát điểm của kinh tế Việt Nam là từ nền văn minh lúa nước, ngay
cả hiện nay khi sự nghiệp cơng nghiệp hóa đã gần cơ bản hồn thành thì tỷ lệ lao động
nông nghiệp vẫn đang chiếm tỉ lệ rất lớn khoảng 70%. Đất nông nghiệp, đặc biệt là đất
trồng lúa vẫn là nguồn sống, nguồn làm việc của người nông dân. Tương tụ như trong
lĩnh vực lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Nhà nước quy định như vậy là


hợp lí, để giảm gánh nặng cho những người lao động trong những lĩnh vực sản xuất
này, vì đây là những ngành thu nhập không cao. Là thiết yếu đối với cuộc sống, đảm
bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu.
Tại khoản 3 Điều 54 Nhà nước cũng ưu tiên đối với tổ chức sự nghiệp công lập
chưa tự chủ về tài chính vì Nhà nước khơng thể giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng
lại sử dụng tiền từ ngân sách để trả cho Nhà nước hoặc trả cho giao dịch chuyển
nhượng quyền sử dụng đất của mình.
Khoản 4 Điều 54 tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
phục vụ các dự án của Nhà nước. Vì từ thực tế, nếu giao đất cho tổ chức kinh tế trong
nước bằng hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất phục vụ các dự án kinh tế xã hội thì phạm vi giao đất sẽ rất lớn. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu tái định cư theo các
dự án của Nhà nước, tổ chức kinh tế nào được chỉ định đầu tư sẽ không phải trả tiền sử
dụng đất cho nhà nước để phục vụ các lợi ích nhà nước và xã hội.
Cuối cùng, nếu các trường hợp sử dụng khơng vì mục đích kinh doanh mà vì lợi
ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, mục đích quốc phịng an ninh không nhằm thu lợi
nhuận từ hoạt động sử dụng đất cũng được Nhà nước ưu tiên chính sách này.
2. Sự khác nhau giữa giao đất không thu tiền và giao đất có thu tiền sử
dụng đất.
Tiêu chí
Căn

pháp lí

Giao đất không thu tiền SDĐ

cứ Điều 54 Luật Đất đai năm 2013

Giao đất có thu tiền SDĐ
Điều 55 Luật Đất đai năm 2013

Mục đích Trực tiếp sản xuất nơng, lâm nghiệp, Mục đích xây dựng nhà ở hoặc sử dụng cho
sử dụng đất làm muối;
mục đích kinh doanh
Khơng vì mục đích kinh doanh mà vì
lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng,
quốc phòng an ninh;
Xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
theo dự án của Nhà nước.
Hình

thức Khơng thu tiền sử dụng đất

Có thu tiền sử dụng đất


sử dụng đất
Đối tượng 1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản TH1: Người được Nhà nước giao đất
được Nhà xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
nước giao trồng thủy sản, làm muối được giao
đất

đất nông nghiệp
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực
hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ,
hoặc để bán kết hợp cho thuê;
đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất
là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngồi,
cơ quan, đất sử dụng vào mục đích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
quốc phịng, an ninh; đất sử dụng được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây
vào mục đích cơng cộng khơng dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho
nhằm mục đích kinh doanh; đất làm thuê;
nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 4 4.Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện
dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa
Điều 55 của Luật này;
để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa với hạ tầng (sau đây gọi tắt là đất nghĩa
tự chủ tài chính sử dụng đất xây trang, nghĩa địa);
dựng cơng trình sự nghiệp;
5. Tổ chức kinh tế được giao đất để xây
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng dựng cơng trình hỗn hợp cao tầng, trong đó
nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án có diện tích nhà ở để bán hoặc để bán kết
của Nhà nước;
hợp cho thuê.
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất TH2: Người đang sử dụng đất được Nhà
nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng nước cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất phi nơng nghiệp quy định tại đất
khoản 1 Điều 159 của Luật này.
TH3: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được

Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài
trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 (Theo
điều 2, nghị định 45/2014/NĐ-CP)
Quyền và Tổ chức được Nhà nước giao đất
nghĩa vụ
không thu tiền sử dụng đất khơng có
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng cho, cho th quyền sử dụng

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Cho
thuê quyền sử dụng đất, tặng cho quyền sử
dụng đất cho Nhà nước, thế chấp bằng
quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử


đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền dụng đất… theo quy định tại Điều 174 và
sử dụng đất; không được bồi thường Điều 179 Luật Đất đai
về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Thời hạn sử Sử dụng đất ổn định lâu dài
dụng đất
Nhà nước giao đất sử dụng ổn định
lâu dài cho người sử dụng vào các
mục đích quy định tại Điều 125 Luật
Đất đai 2013.

Sử dụng đất có thời hạn.
Quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng
nghiệp theo quy định tại khoản 1, 2, điểm b
khoản 3, 4 và 5 Điều 129 của Luật này là 50

năm. Điều 126 Luật đất đai 2013

Câu 2: Sự cần thiết phải quy định quỹ đất công ích ở địa phương. Phân tích
các quy định pháp luật về quỹ đất công ích và đánh giá việc thực thi các quy định
này trên thực tế.
1. Sự cần thiết phải quy định quỹ đất công ích ở địa phương
Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai năm 2013: “Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm
và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nơng nghiệp sử
dụng vào mục đích cơng ích khơng q 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của
địa phương”. Từ đó có thể hiểu rằng đất cơng ích là loại đất thuộc nhóm đất nơng
nghiệp, được trích ra nhằm sử dụng vào mục đích cơng ích (các cơng trình văn hóa, y
tế, thể dục thể thao, nhà tình thương…) và chỉ được giữ lại trong giới hạn pháp luật
cho phép là không quá 5% so với tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm, đất ni trồng thủy sản có trong phạm vi của địa bàn mỗi địa phương cấp xã.
Đất công ích được nhận định là một tài sản giá trị của toàn dân mà Nhà nước đã giao
lại cho từng xã, phường, thị trấn quản lý, sử dụng, góp phần cải thiện đời sống hộ gia
đình, cá nhân thuê đất nên rất cần thiết:
Thứ nhất, đất cơng ích như một giải pháp hữu ích đáp ứng kịp thời, chủ
động cho địa phương, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế của địa
phương nói riêng và của đất nước nói chung.


Nguồn thu từ quỹ cơng ích đã tạo điều kiện hơn cho chính quyền cấp xã chủ
động hơn trong vấn đề sử dụng tài chính cho xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơng trình
cơng cộng khác mà khơng cần chờ đợi. Nếu khơng có quỹ đất này thì khi chính quyền
cấp xã muốn xây dựng cơng trình cơng ích của địa phương mình thì sẽ phải xin đất, và
nếu đất khơng là đất “sạch” thì phải chờ cơng tác giải phóng mặt bằng, huy động vốn
trong nhân dân, sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính vì khơng phải ai cũng có tiền để
đóng góp ngay. Là một đơn vị hành chính nhỏ nhưng lại là tế bào góp phần quan trong

tạo nên nền móng của bộ máy hành chính nhà nước. Việc chậm tiến độ của xã,
phường, thị trấn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến trì trệ trong sự phát triển chung cả nền kinh
tế nước nhà.
Thứ hai, đất cơng ích cịn đóng một vai trị khơng kém trong mặt xã hội.
Khi có đất cơng ích được sử dụng vào mục đích cơng ích cho địa phương, sẽ
giúp nơi đó có đủ cơ sở, tư liệu sản xuất kinh tế phục vụ, cải tạo đời sống cho người
dân trên địa bàn xã, phường, thị trấn. Các công trình cơng cộng như trường học, bệnh
viện các khu vui chơi giải trí được xây dựng nên đáp ứng đầy đủ tất cả các nhu cầu vui
chơi lành mạnh, sức khỏe và văn minh cho địa phương. Bên cạnh đó, đất cơng ích cịn
góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân, thơng qua
việc họ có thêm đất canh tác, sản xuất khi được Ủy ban nhân dân xã cho th diện tích
đất cơng ích mà xã khơng có nhu cầu sử dụng đến, cải thiện phần nào về vật chất, tinh
thần cho từng xã, phường, thị trấn.
Nhìn xa hơn nữa, đất cơng ích cịn góp phần trong việc bình ổn mật độ dân số
và tỷ lệ lao động trong từng địa phương. Vì trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thiếu đất sản xuất nông
nghiệp. Dẫn đến người lao động bị thất nghiệp, ồ ạt đổ lên các thành phố lớn tìm việc,
mất cân bằng về mật độ dân số, gia tăng tệ nạn xã hội. Cho nên mặc dù chỉ với phạm
vi khơng q 5% tổng diện tích đất nơng nghiệp nhưng cũng góp phần nhỏ vào tạo thế
cân đối cho xã hội.
Thứ ba, đất cơng ích góp phần phát triển về mặt chính trị.
Đất cơng ích là loại đất đặc biệt ở nước ta, nó như là một chế định riêng nhằm
nói lên đường lối, chính sách của một nước đang phát triển và khẳng định sở hữu toàn
dân về đất đai của Việt Nam, thể hiện sự chăm lo của Nhà nước đối với từng người


dân, từng địa phương khi chính quyền cấp xã có quyền tự quyết trên diện tích 5% đất
nơng nghiệp. Với sự phát triển công nghiệp như hiện tại, đất công ích cũng có thể
được xem là bảo vệ tốt quỹ đất nơng nghiệp vì Ủy ban xã chỉ được phép cấp phép
quản lí, sử dụng loại đất này vào mục đích cơng ích tránh rơi vào các nhà đầu tư,

doanh nghiệp. Góp phần thực thi chính sách an ninh lương thực.
2. Phân tích các quy định pháp luật về quỹ đất công ích
 Cơ quan có thẩm quyền quản lí đất cơng ích:
Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương đóng vai trị quản lí trực
tiếp nhất đối với quỹ đất cơng ích được hình thành trong xã. Vì đây là loại đất phục vụ
trực tiếp và cũng có thể coi như một chính sách ưu đãi mà Nhà nước dành riêng cho
từng địa phương nên địa phương trực tiếp quản lí để dễ sử dụng và hơn ai hết, từng xã,
phường, thị trấn là chủ thể hiểu rõ nhất điều kiện, những khả năng phát triển của chính
địa bàn mình. Khi được trực tiếp quản lí thì có thể chủ động hơn, và ít tốn kém thời
gian chờ đợi, xin phép so với để cho cấp trên quản lí. Hiện nay, theo quy định tại
Khoản 3 và Khoản 4 Điều 132 Luật Đất đai 2013 đã quy định chế độ quản lý quỹ đất
công của Ủy ban nhân dân xã.
“1. Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều
này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản
xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử
dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm…
2. Quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn
do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

 Nguồn đất hình thành nên quỹ đất cơng ích:
Theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì các loại đất
sau đây được coi la nguồn để hình thành nên quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị
trấn: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm;,Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử
dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành


hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã,
phường, thị trấn.

 Diện tích của quỹ đất cơng ích:
Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn
được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích khơng q 5% tổng diện
tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ
cho các nhu cầu cơng ích của địa phương.
Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích
vượt q 5% thì diện tích ngồi mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường
khi sử dụng đất khác để xây dựng các cơng trình cơng cộng của địa phương; giao cho
hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương
chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

 Quy định về thời gian sử dụng đất cơng ích:
Đất cơng ích là loại đất đặc biệt theo tiêu chí chung của Nhà nước nhưng lại khơng
có quy định rõ trong danh mục loại đất nào, được sử dụng trong bao lâu. Nếu đất cơng
ích được sử dụng cho mục đích xây dựng các cơng trình cơng cộng thì căn cứ vào
khoản 9 và khoản 10 Điều 125 lúc này có thể xem đất cơng ích là loại đất sử dụng ổn
định lâu dài. Nhưng mặt khác, khi xét đến hình thức sử dụng dưới dạng hợp đồng th
đất cơng ích của hộ gia đình, cá nhân th của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị
trấn thì đất cơng ích là loại đất sử dụng có thời hạn.

 Mục đích sử dụng đất cơng ích:
Căn cứ Khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013, quỹ đất công ích được sử dụng vào
các mục đích sau:
- Xây dựng các cơng trình cơng cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm cơng trình
văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cơng cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa
trang, nghĩa địa và các cơng trình cơng cộng khác theo quy định của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh;
- Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các cơng trình cơng
cộng quy định tại điểm a khoản này;
- Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.



 Cho th quỹ đất cơng ích:
- Điều kiện cho thuê: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật Đất đai 2013, Đối
với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã
cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản theo hình thức đấu giá để cho thuê.
- Thời hạn sử dụng đất cho thuê: Đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.
- Tiền thu được từ việc cho th đất thuộc quỹ đất cơng ích: Số tiền thu được từ
việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích phải nộp
vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và chỉ được dùng cho nhu
cầu cơng ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
3. Đánh giá việc thực thi các quy định này trên thực tế.
Nhìn vào thực trạng quản lý, sử dụng đất cơng ích từ khi được tồn tại cho đến
nay có một số vấn đề đáng quan tâm như sau:

 Về quản lí đất cơng ích:
Thứ nhất, quản lý đất cơng ích kém hiệu quả, như đã biết đất cơng ích được
hình thành từ khi thực hiện chủ trương giao ruộng, ổn định lâu dài cho các hộ gia đình,
xã viên hợp tác xã nơng nghiệp diện tích được giao đến từng hộ gia đình sử dụng phân
tán ở nhiều thửa đất, các xứ đồng khác nhau. Sau khi thực hiện chủ trương dồn điền
đổi thừa trong nông nghiệp, một số nơi quy hoạch lại đồng ruộng, đưa quỹ đất tập
trung trong từng khu vực để phát triển các công trình cơng cộng và hạ tầng kinh tế ở
các vùng nơng thơn. Song ở các nơi khác diện tích đất cổ tích hiện diện lại khơng rõ
ràng và bị phân tán nhỏ lẻ. Hiện trạng sử dụng đất cơng ích cho thấy hầu hết các khu,
thửa đất cơng ích nằm rải rác, manh mún, đan xen của nhiều loại đất khác nhau. Đất
cơng ích chưa được các địa phương khoanh vùng tập trung khi lập quy hoạch. Cũng có
trường hợp do chưa nắm rõ vai trị, vị trí và tác dụng của đất cơng ích mà một số địa
phương vẫn chưa hoặc khơng để lại q đất cơng ích, gây nên sự phát triển thiếu cân
đối ở các địa phương.

Thứ hai, công tác quản lý lỏng lẻo, ở nhiều địa phương cơng tác quản lý đất đai
nói chung và đất cơng ích nói riêng bị bng lỏng, một số cán bộ chính quyền cấp


huyện để thất thốt, sử dụng lãng phí nguồn thu tài chính từ đất cơng ích làm cho hiệu
quả sử dụng đất cơng ích bị hạn chế, mất lịng tin trong nhân dân các trường hợp vi
phạm không được phát hiện kịp thời và ngay cả khi đã xác định được hành vi trái pháp
luật nhưng vấn đề sinh hoạt vẫn cịn là một thực trạng có nhiều bức xúc. Đó là việc
giao khốn, cho th đất khơng thực hiện đấu thầu, đấu giá đất khơng có bản đồ hồ sơ,
sổ sách quản lý theo quy định. Đáng chú ý nhiều nơi cho thuê đất không đúng đối
tượng thời gian thuê đất. Một số diện tích tự ý chuyển đổi mục đích kéo dài nhiều năm
nhưng chưa được ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thanh tra xây dựng quận
huyện xử lý kiên quyết triệt để.

 Về sử dụng đất cơng ích:
Song song với những nhân tố về tổ chức quản lý tác động đến thực trạng áp
dụng pháp luật về đất cơng ích thì việc sai phạm trong sử dụng cũng phổ biến xảy ra.
Thứ nhất, việc lấn chiếm, sử dụng trái phép đất cơng ích diễn ra rộng rãi trên
nhiều địa phương, lợi dụng sự bng lỏng trong cơng tác quản lý của chính quyền địa
phương nhiều đối tượng đất chiếm dụng đất cơng ích sang nhượng trái quy định.
Thứ hai được xem như là phần đất công của riêng địa bàn cấp xã đất cơng ích
cũng được xếp vào nhóm những thống kê báo động trong quản lý đất cơng diện tích
đất hoang hóa và sử dụng sai mục đích ở mức cao. Tiêu chí chung cho quỹ đất cơng
ích là khơng được giao dịch ngoại trừ cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất nông
nghiệp, vậy mà các quảng cáo các diện tích đất nào là mặt tiền giá cả hợp lí… thể hiện
cơng tác quản lý đang dần kém hiệu quả.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng các quy định của pháp
luật đất đai giao đất không thu tiền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất và
quỹ đất cơng ích đã khá hồn thiện và phát huy được vai trị trong thực tiễn thực hiện.

Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tiếp tục hồn thiện những quy
định này để có thể khắc phục những bất cập còn tồn tại, bảo đảm quyền lợi cho người
dân theo đúng pháp luật!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật đất đai, Đại học Luật Hà Nội;
2. Luật Đất đai năm 2013;
3. Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất
4. Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai trong Luật Đất đai 2013
/Trần Quang Huy chủ biên
5. Luận văn thạc sĩ: Thực trạng và quản lí sử dụng đất cơng ích tại huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình – Phan Thị Bích Phượng, Đại học Huế,
trường đại học Nông Lâm.



×