Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thi kết thúc học phần văn hóa gia đình đại học văn hóa về văn hóa gia đình, thực trạng và xu hướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.54 KB, 10 trang )

Bài làm kết thúc học phần văn hóa gia đình
Đề Bài: Văn hóa gia đình, thực trạng và xu hướng biến đổi
Người thực hiện: Hồ Minh Tài – Lớp k2A Đại học văn hóa và thể dục thể
thao Thanh Hóa
Bài Làm
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1. khái niệm văn hóa
Là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội
2.Khái niệm gia đình
Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế
văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục...giữa
các thành viên.Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ
bản nhất của xã hội.Trải qua bao biến thiên của lịch sử cho đến tận ngày nay,
trên con đường đổi mới và tiếp cận với văn hóa Phương Tây, gia đình Việt Nam
vẫn gắn chặt với làng,bản,khu phố và với nước.Được như thế là vì chúng ta đã
có một nền văn hóa gia đình ở Việt Nam.
Gia đình tức là nhà (gia) gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa
của nước, bảo vệ người. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai tiếng nước và nhà
bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đình của người việt.
Văn hóa gia đình người việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà
được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong nếp sống, trong sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm
của mỗi thành viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình,gia tộc.
3.Khái niệm văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị chuẩn mực đặc thù, cách ứng
xử điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa
gia đình với xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho
1


1


cộng đồng, các tộc người được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của
đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự
nhiên và xã hội.
II.NỘI DUNG
1.Thực trạng của văn hóa gia đình ngày nay
Nét đẹp lớn nhất mà ai cũng có thể nhận thấy, bắt nguồn từ thuở cha ông
chảy mãi đến tận ngày nay,đó là mối quan hệ nghĩa tình trong gia đình. Gia đình
một tổ chức dựa trên quan hệ nghĩa tình. Đây là nét đặc trưng, một nét đẹp văn
hóa mà có lẽ chỉ có ở một dân tộc hình thành từ nền nông nghiệp lúa nước, lại
phải trường kỳ chịu cảnh thiếu thốn khó khăn, phải chống chọi với ngoại xâm,
thiên tai và thú dữ. Có lối sống với nhau bằng nghĩa, bằng tình thì mới có câu ca
dao: “râu tôm nấu với ruột bầu/chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Cha ông
ta xưa khắt khe trong quan niệm về tình yêu,hôn nhân,gia đình. ấy vậy mà trải
qua hàng nghìn năm, với biết bao thế hệ nối tiếp nhau, những chuẩn mực của gia
đình như nề nếp gia phong, mô hình “tứ đại đồng đường” vẫn được hình
thành,nâng niu,gìn giữ. Cũng vì đề cao nghĩa tình trong gia đình mà cha ông ta
coi trọng sự đông thuận, sự tôn trọng nhau giữa vợ và chồng và coi đó là cơ sở
vững bền để phát triển đời sống: “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng
cạn”.
Bên cạnh quan niệm về tình nghĩa, về thủy chung,gia đình Việt Nam còn
coi trọng chữ hiếu.chữ hiếu tạo nên một mối ràng buộc trong quan hệ cha(mẹ)con. Con phải hiếu thảo với cha mẹ,kính trọng,lễ phép và vâng lời cha mẹ.cha
mẹ phải luôn mẫu mực,hiền từ.
Ngày nay khi mà kinh tế thị trường đang gây một sức ép lớn lên mọi
người, thời gian trở nên eo hẹp, tâm lí chở nên nặng nề,nhiều người đã đặt cai
tôi hưởng lạc và thực dụng của mình lên trên hết,bỏ quên gia đình,người thân,
xóm giềng, coi nhẹ cái giá trị nhân văn truyền thống, thậm chí còn ngược đãi với
cha mẹ, anh em.

2

2


Gia đình truyền thống Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của “gia
đạo”,”gia phong” và “gia lễ”.”Gia đạo” là đạo đức của gia đình như đạo hiếu,
đạo ông bà,đạo cha con,đạo vợ chồng,đạo anh em.”Gia lễ” là những nghi lễ,tập
tục, cung cách ăn nói,đi đứng, ứng xử đó trở thành truyền thống, được cha ông
chọn lựa qua nhiều thế hệ, nay con cháu cần noi theo một nguyên tắc có tôn ti
chật tự theo nghi lễ tiết. “gia phong” được hiểu là thói nhà,tập quán và giáo dục
trong gia tộc, nề nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của ia phong luôn hướng tới
tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ,
thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận
trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, tri, năng làm gốc..Ở thời đại nào văn hóa gia
đình cũng là nền tảng cho văn hóa hóa xã hội. Văn hóa gia đình giàu tính nhận
văn, nhân bản,đề cao giá trị đạo đức,xấy dựng nếp sống văn hóa trật tự,lỷ
cương,hun đúc tâm hồn,bản lĩnh con người. Xã hội phát triển, cơ cấu xã hội có
sự biến đổi nhưng tổ chức gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của
xã hội, do đó văn hóa gia dìnhđóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa truyền thông dân tộc.chuẩn mực của gia đình Việt
Nam hiện nay gồm 4 yếu tố: No ấm: biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình
nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất của các thành viên.Bình đẳng: Biểu hiện
các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được hưởng mọi quyền lợi
về học tập, lao động, nghỉ ngơi,giải trí, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt quan tâm
đến phụn nữ,trẻ em gái,người cao tuổi. Tiến bộ: biểu hiện các thành viên trong
gia đình luôn có ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên về mọi mặt kiến thức,trình
độ,năng lực; có đạo đức,lối sống lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hóa
dân tộc và xu thế phát triển của thời đại. Hạnh phúc: biểu hiện các thành viên
trong gia đình gắn bó, thương yêu,quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ,tạo ra

môi trường trong sạch,ngăn chặn tệ nạn xã hội.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa
hội nhập đã đem đến cho gia đình việt nam nhiều cơ hội. Gia đình việt nam có
3

3


điều kiện phát triển kinh tế, gaio lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn
minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế
thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình việt nam,
làm cho gia đình việt nam đang đứng trước những thách thức, sóng gió. Cuộc
sống của xa hội hiện đại với sự phát trển mạnh mẽ của các thành phần kinh
teesddax tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp
gia phong đạo đức của gia đình truyền thống việt nam. Tình trạng ly hôn,ly
thân,sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước
hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng
nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước
ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh
sống. ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị
văn hóa gai đình truyền thống tốt đẹp của người việt nam đang có biểu hiện
xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại
dâm,HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột
giữa các thế hệ về phép ứng xử,lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang
đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo luwcjtrong gia đình có chiểu hướng
ngày càng tăng mạn mẽ đến mức báo động. Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc
phát huy các giastrij văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong công tác
xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển đời sống văn hóa tinh
thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Gia đình thời

xưa khác thời nay. Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi của gia đình diễn ra một
cách sâu sắc, quyết liệt, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải
quyết như sự bung nổ dân số, chênh lệch với giới tính, mâu thuẫn thế hệ, sự lệch
lạc trong lựa chọn đối tượng để tiến hành xây dựng gia đình, nhưng gia đình mô
hình mới xuất hiện ở việt nam nhất là bối cảnh mới của đất nước, đặc biệt là do
sự tácđộng của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế không ít trường hợp có
những thành viên gia đình động cơ, mục đích sống lệch lạc, nhiều gia đình
không thích ứng được hoặc thích ứng không kịp với những biến đổi nhanh
4

4


chóng xã hội, rơi vào khủng hoảng ,thậm chí đổ vỡ. Trong bối cảnh hiện nay,
một mặt nhiều giá trị mới được tiếp thu, hình thành xuất hiện nhưng mặt khác
nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình việt nam cũng đang dần dần mai
một đi. Tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực
dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên...những hạn chế này đang làm cho nhiều
“tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững
chắc. Nhiều giá trị đạo đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu
nghĩa,thủy chung,sống có trách nhiệm,kính trên nhường dưới đang có biểu hiện
xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc,nuôi dưỡng
người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Bạo hành trong gia đình, tình
trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại,trẻ em phải lang thang kiếm
sống,trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Nhiều gia đình vẫn
đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Hàng trăm ngàn trẻ
em nạn nhân chất độc của da cam đang là nỗi đau của nhiều gia đình. Hàng ngàn
gia đình có thân nhân bị chết, bị tàn tật do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Những mất mát, đau thương của hàng triệu gia đình trong chiến tranh sau gần
bốn mươi năm qua vẫn chưa thể bù đắp. Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên

mà là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình tái tạo ra con người tốt,
khỏe để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được.
2.Xu hướng biến đổi
Gia đình việt nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sự biến
đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong, có thể
thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình. Trong đó bao gồm quy mô
gia đình và các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình. Quy mô gia đình ngày nay
tồn tại su hướng thu nhỏ so với trước kia s thành viên trong gia đình trở nên ít
đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn thế hệ cùng
chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại đã ngày
càng được thu nhỏ lại. Gia đình việt nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng chung
sống: cha mẹ-con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt
5

5


còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là laoij hình gia đình hạt
nhân qut mô nhỏ. Sự thay đổi đó, ngoài những nguyên nhân khách quan như
chính sách kế hoạch hóa gia đình hay đô thị hóa...còn do nhiều nguyên nhân chủ
quan khác. Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức
năng của nó để duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội. Trong bối cảnh xã
hội việt nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa,
hội nhập kinh tế thế giới,nhiều chuyển biến lớn lao đã xảy ra,tất yếu khiến quy
mô gia đình truyền thống không còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới.
Nền kinh tế thị trường, sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đã làm cho
xã hội đổi thay từng ngày. Sự đổi thay ấy diễn ra cả trong quan niệm của con
người, chẳng hạn, ngày nay sự bình đẳng đã được đề cao hơn,những chuẩn mực
lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ hơn. Đáng kể nhất
là việc giải phóng phụ nữ: họ được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện

để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống,
trong sản xuất...ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần
được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn xã hội
công nhận. Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm
cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc. Hội
nhập kinh tế làm cho mức sống con người nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống
được cải thiện, từ đó cũng làm cho nhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên và và
mang những nét cá nhân hơn. Mỗi một thành viên trong gia đình, chứ không chỉ
riêng lớp trẻ, đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm
những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác. Do có
công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc
kinh tế nhiều vào cha mẹ từ đó nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về
sinh hoạt. Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm
cho cái tôi, cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn
đến sự thiếu hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Vậy, rõ ràng là quy mô gia đình việt nam ngày càng thu nhỏ để
6

6


đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra. Bên cạnh đó nó
cũng thay đổi chính sách xã hội hay những giá trị của xã hội, làm cho sự bình
đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư vủa con người được tôn trọng
hơn, tránh được những mẫu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống. Sự
biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi
chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở
nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới. Tất nhiên, quá
trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không
gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong công việc

gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Xã hội
ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo công việc của riêng mình với
mục đích kiếm thêm thu nhập, thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày
càng ít đi. Con người như rơi vào vòng xoáy của đồng tiền và vị thế xã hội mà
vô tình đánh mất đi tình cảm gia đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến
nhau và giao tiếp với nhau hơn, làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc,
lỏng lẻo...đó là mặt hạn chế của gia đình hiện đại so với gia đình truyền thống
xưa. Chính sự coi trọng kinh tế, đặt kinh tế lên hàng đầu ấy đã làm cho những
giá trị tốt đẹp xưa của gia đình bị phai nhạt dần, thậm chí còn dễ dẫn tới các hệ
lụi xấu. sự biến đổi của gia đình việt nam không chỉ để điều chỉnh sự thích nghi
của hệ thống xã hội, mà, nhìn từ một góc độ khác, sự biến đổi lại diễn ra từ
chính trong lòng thiết chế gia đình. Gia đình lúc này sẽ không được xem xét trên
bình diện rộng lớn trong mối quan hệ của nó với xã hội, đóng vai trò là một
thành phần của cấu trúc xã hội mà được nhìn nhận từ bên trong: các quan hệ xã
hội của những thành viên trong gia đình. Dưới cách tiếp cận này thì sự biến đổi
của gia đình việt nam từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại xuất phát
từ chính những nguyên nhân bên trong nó, đó là mâu thuẫn trong các quan hệ xã
hội. Từ xưa, gia đình truyền thống luôn là một nét riêng biệt trong văn hóa
phương Đông, nhiều thế hệ cùng sống chung đầm ấm dưới một mái nhà, mọi
người che chở, thương yêu,nương tựa vào nhau. Mô hình gia đình này luôn đề
7

7


cao việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, nghi lễ, tập tục, đạo đức, gia
phong, mọi thành viên trong gia đình sống có tôn ti trật tự chặt chẽ. Tuy nhiên
trong gia đình hiện đại, tôn ti trật tự đó đã có phần bình đẳng và bớt cứng nhắc
hơn so với trước kia, chủ yếu là do mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò của mình
mà thực hiện theo, cái trên bảo dưới nghe cũng chuyển thành trên kính dưới

nhường...điều đó cho thấy xu hướng cá nhân hóa và sự tôn trọng tự do cá nhân
đã được đề cao hơn. Sự du nhập ồ ạt của các nền văn hóa phương Tây làm nảy
sinh vấn đề là những tập tục, tập quán đã cũ, lỗi thời nếu vẫn được lưu giữ sẽ
khiến cho gia đình việt nam không phù hợp với xu hướng phát triển chung của
xã hội và trở nên lạc hậu, chậm thích ứng.trong khi đó, tời đại mới lại mang đến
nhiều giá trị tiến bộ cần tiếp nhận như sự bình đẳng nam nữ,bình đẳng trong
nghĩa vụ trách nhiệm,dân chủ trong các mối quan hệ gia đình, tôn trọng tự do và
lợi ích cá nhân... điều cần thiết là phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc các tinh
hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại đồng thời bảo tồn, phát huy những giá
trị truyền thống quý báu và cải biến, loại bỏ những giá trị cũ không còn phù
hợp.nếu thực hiện tốt được điều đó thì gia đình việt nam sẽ có cơ hội để phát
triển theo xu hướng bình đẳng, tiến bộ,ấm no hạnh phúc.như vậy ngay trong
khuôn khổ những hệ giá trị của gia đình cũng đã có sự xung đột giữa những giá
trị mới tiến bộ cần thu nhận và những giá trị cũ lỗi thời cần loại bỏ. Điều đó
cũng gớp phần thúc đẩy sự biến đổi về quy mô của gia đình việt nam. Còn nhân
tố chủ yếu quyết định sự biến đổi vẫn là xung đột trong các quan hệ xã hội,
thách thức đặt ra cho gia đình việt nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ. Với việc
trong một gia đình có ba bốn hay thậm chí năm thế hệ cùng chung sống, ngoài
những ưu điểm thì cũng tồn tại khá nhiều điều bất tiện. Mâu thuẫn giữa các thế
hệ diễn ra do có sự khác biệt về tuổi tác, tư tưởng, quan niệm, lối sống sẽ làm
cho các cá nhân cảm thấy gò bó mất tự do khi cùng chung sống với nhau, cuộc
sống của gia đình luôn đặt trong tình trạng cẳng thẳng. Người già thường hướng
về các giá trị truyền thống, do vậy họ có xu hướng bảo thủ, áp đặt nhận thức và
cách nghĩ của mình đối với những người trẻ. Điều đó dẫn đến sự khó hòa hợp về
8

8


lối sống, đôi khi có thể dẫn đến những sự va chạm,bất đồng, khiến cho những

người trẻ cảm thấy không thoải mái, không thể tự mình quyết định các vấn đề
riêng mà phải thông qua ý kiến những người lớn tuổi. Trong khi đó lớp trẻ do
tiếp cận nhiều hơn với các tiến bộ khoa học ĩ thuật, các trào lưu văn hóa mới từ
nước ngoài nên hướng tới thay đổi về suy nghĩ và nhận thức, họ trở nên độc lập
hơn, cái tôi cá nhân phát triển hơn, họ muốn được tự do nói lên những suy nghĩ
của mình, tiếp thu những giá trị hiện đại. Lẽ tất nhiên là những cái mới không
phải đều chưa đựng yếu tố tích cực,tốt đẹp,khó tránh được có những cái không
phù hợp với truyền thống, vỏi vậy cần tiếp thu có chọn lọc. Lớp trẻ khi nhận
được sự góp ý của người già thì cảm thấy khó chịu, cho rằng những người già là
cố hủ,lạc hậu,thích dạy bảo. Sự chênh nhau về thế hệ này khiến cho xu hướng
tách ra ở riêng tăng cao,khi đó mỗi cá nhân sẽ thỏa mãn được nhu cầu tự do của
riêng mình, có thể hành động theo ý muốn của bản thân. Một gia đình chỉ có hai
thế hệ: cha mẹ - con cái tất nhiên sẽ tồn tại ít xung đột hơn so với một gia đình
có ba, bốn thế hệ. Việc những xung đột thế hệ ngày càng trở nên phổ biến làm
cho gia đình truyền thống cũng dần mất đi và đến bây giờ chỉ còn tồn tại với số
lương rất ít. Có thể thấy rằng sự biến đổi quy mô gia đình việt nam là một tất
yếu không thể tránh khỏi do tác động của toàn cầu hóa. Gia đình,dù được nhìn
nhận với tư cách là một thiết chế xã hội cơ bản hay với tư cách là một nhóm xã
hội, đều chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự thay đổi. Sự thay đổi đó điều chỉnh
xã hội cho phù hợp với điều kiện cụ thể bên ngoài. Hệ quả tạo ra là một mô hình
gia đình mới có khả năng thích ứng tốt hơn với sự biến đổi của xã hội để thay
thế gia đình truyền thống cũ. Đó là xu hướng tiến bộ chung dù cho cũng còn tồn
tại nhiều mặt hạn chế. Điều quan trọng nhất là phải giữ gìn được những giá trị
tốt đẹp, quý báu của gia đình truyền thống và phát huy những mặt tích cực của
gia đình hiện đại tạo ra một khuôn mẫu gia đình việt nam tiến bộ phát triển

9

9



III. KẾT LUẬN
Như vậy quá trình hình thành và phát triển của nhân cách cá nhân không
thể tách rời với gia đình. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt qua trọng của gia đình
đối với cá nhân.
Xã hội hiện nay với những biến đổi về kinh tế - xã hội – văn hóa đã tác
động tới gia đình. Mặc dù gia đình ngày nay ở một số mặt nào đấy có sự suy
giảm ở các chức năng, mối quan hệ giữa các chức năng, mối quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình có phần hơi lỏng lẻo so với trước, nhưng gia đình vẫn
là môi trường quan trọng cho sự phát triển của cá nhân. Trước những biến động
lớn, con người lại có xu hướng quy cụm về gia đình để tìm lại sự cân bằng.
Trong việc thực hiện các chức năng của gia đình nói chung và các chức
năng xây dựng gia đình nói riêng cha mẹ là người giữ vị trí trung tâm. Đó là
quyền đặc trưng mà tạo hóa ban cho con người đồng thời cũng là trách nhiệm
của bậc làm cha mẹ.

10

10



×