Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.76 KB, 6 trang )

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường
tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 13 KCN với tổng diện tích 3.684,6ha đã được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN cả nước,
trong đó có 03 KCN đã đi vào hoạt động, tiếp nhận dự án đầu tư, bao gồm:
- KCN Phố Nối A: do Công ty Quản lý khai thác KCN Phố Nối A làm chủ đầu tư,
giai đoạn I có quy mô diện tích 390ha, đi vào hoạt động từ năm 2003, đến nay đã tiếp
nhận 114 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 80,5%; giai đoạn mở rộng có quy mô 204,8 ha
đang được chủ đầu tư tiến hành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
- KCN Dệt may Phố Nối (thuộc KCN Phố Nối B): do Công ty Cổ phần phát triển
hạ tầng Dệt may Phố Nối làm chủ đầu tư, giai đoạn I có quy mô khoảng 25,17ha, đi vào
hoạt động từ năm 2004, đã tiếp nhận 11 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; giai đoạn
II có quy mô 94,34ha, chủ đầu tư đang tiến hành san lấp mặt bằng để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN.
- KCN Thăng Long II (thuộc KCN Phố Nối B): do Công ty TNHH KCN Thăng
Long II làm chủ đầu tư, giai đoạn I có quy mô diện tích 219,6ha, đi vào hoạt động từ
năm 2009, đến nay đã tiếp nhận 32 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 71,22%; giai đoạn mở
rộng có quy mô 125,6ha đang được chủ đầu tư tiến hành công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng.
- KCN Minh Đức: do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng VNT làm chủ đầu tư với quy
mô 198ha, hiện tại do chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa được bàn giao đất nên chưa triển khai
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN. Tại KCN Minh Đức có 22 dự án đầu tư đã
được UBND tỉnh cấp phép và cho thuê đất trước khi thành lập KCN, với diện tích đất đã
cho thuê là 38,7ha, đạt 28,5% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của cả KCN.
Các KCN còn lại chưa đi vào hoạt động, hiện tại các chủ đầu tư hạ tầng KCN đang
thực hiện công tác lập quy hoạch chi tiết và bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong số
các KCN đang hoạt động chỉ có KCN Minh Đức do chủ đầu tư chưa được bàn giao mặt
bằng nên chưa thể đầu tư hạ tầng kỹ thuật cũng như các công trình bảo vệ môi trường.
Các KCN còn lại đều được các chủ đầu tư hạ tầng tập trung xây dựng các công trình bảo
vệ môi trường theo đúng quy hoạch. Qua đó công tác bảo vệ môi trường tại KCN trong
thời gian qua đã được nâng lên rõ rệt, góp phần giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm


môi trường mặc dù số dự án đi vào hoạt động ngày càng tăng.
1. Hiện trạng hoạt động xử lý chất thải và các biện pháp bảo vệ môi trường
khác tại các KCN:
1.1. Xử lý nước thải:
1.1.1. Tại KCN Phố Nối A: Chủ đầu tư hạ tầng đã xây dựng công trình xử lý nước
thải tập trung giai đoạn I, công suất 3.000m
3
/ng.đ. và đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động
đối với các thông số đặc trưng (như pH, DO, TSS, COD…) để theo dõi chất lượng nước thải
đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hiện tại trong KCN có 95 dự án
đang hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh vào khoảng 8.800m
3
/ngày đêm (cả
nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp), trong đó:
- Có 77 dự án trong KCN đã được đấu nối thu gom nước thải vào hệ thống chung và
được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN với lưu lượng khoảng 2.000m
3
/
ngày đêm.
- Nước thải của 02 dự án là Công ty TNHH Pulppy Corelex Việt Nam, khoảng
5.500m
3
/ngày đêm, và Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ rượu bia NGK Hà Nội,
khoảng 1.000 m
3
/ngày đêm, đáp ứng điều kiện được miễn trừ đấu nối theo quy định tại Nghị
định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thoát nước đô thị và
KCN, được xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải riêng và được phép xả thải trực tiếp vào môi
trường.
- Còn 16 dự án, với lượng nước thải phát sinh khoảng 300m

3
/ngày đêm, chủ yếu là
nước thải sinh hoạt, chưa đấu nối vào hệ thồng thu gom, xử lý chung của KCN mà do các
chủ dự án xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải nội bộ trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Đây là các dự án nằm trong số 29 dự án được UBND tỉnh Hưng Yên cấp phép đầu tư trước
khi thành lập KCN.
Theo báo cáo kết quả quan trắc định kỳ năm 2011, và 06 tháng đầu năm 2012 của chủ
đầu tư hạ tầng KCN thì nước thải sau khi qua nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt Quy
chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT, cột B trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. So với năm
2010 thì tổng lượng nước thải trung bình/ngày đêm tiếp nhận về hệ thống xử lý nước thải
tập trung của KCN, chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, tại điểm xả thải của
KCN trên sông Bún là tương đối ổn định, ít dao động, các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho
phép. Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực KCN có sự thay đổi so với
năm 2010, theo kết quả quan trắc năm 2011 của KCN Phố Nối A thì môi trường nước mặt,
trên sông Bần Vũ Xá là nơi tiếp nhận nhiều nguồn nước thải, có thông số BOD5 vượt 1,43
lần giới hạn cho phép, thông số COD cũng gần xấp xỉ giới hạn cho phép tại QCVN
08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột B1.
1.1.2. Tại KCN Dệt may Phố Nối: Chủ đầu tư đã xây dựng công trình xử lý nước
thải tập trung giai đoạn với công suất 10.000m
3
/ngày đêm, có công nghệ xử lý đặc thù
cho ngành dệt nhuộm, may mặc, nên nước thải của các dự án trong KCN không phải xử
lý sơ bộ mà được thu gom trực tiếp về nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN để
xử lý. Hiện tại, trong KCN có 11 dự án đang hoạt động với tổng lượng nước thải phát sinh vào
khoảng 1.550m
3
/ngày đêm, trong đó khoảng 1.500m
3
/ngày đêm được xử lý tại hệ thống xử lý
nước thải tập trung của KCN; còn lượng nước thải sinh hoạt khoảng 50m

3
/ngày đêm phát sinh
trong quá trình hoạt động của 03 dự án chưa thực hiện việc đấu nối triệt để vào hệ thống thu
gom chung của KCN, được các chủ dự án xử lý sơ bộ rồi xả thải ra ngoài môi trường. Do
lượng nước thải thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN là quá ít so với
công suất nên không đảm bảo cho công trình vận hành thường xuyên, liên tục.
Theo báo cáo kết quả quan trắc định kỳ năm 2011 của chủ đầu tư hạ tầng KCN thì nước
thải sau khi qua nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt Quy chuẩn QCVN 24:2009, cột B trước
khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Trong năm 2011, tổng lượng nước thải trung bình/ngày đêm tiếp
nhận về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN tăng lên so với năm 2010, chất lượng
nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, tại điểm xả thải của KCN trên kênh Trần Thành Ngọ là
tương đối ổn định, các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép.
1.1.3. KCN Thăng Long II: Chủ đầu tư đã xây dựng công trình xử lý nước thải tập
trung giai đoạn I, công suất 3.000m
3
/ngày đêm, và đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối
với các thông số đặc trưng (như pH, DO, TSS, COD…) để theo dõi chất lượng nước thải đầu
ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Hiện tại, trong KCN có 19 dự án đã đi
vào hoạt động, phát sinh chủ yếu nước thải sinh hoạt với tổng lượng nước thải trung bình là
khoảng 300m
3
/ngày đêm, và đều được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của
KCN để xử lý. Tuy nhiên do lượng nước thải còn quá ít so với công suất nhà máy xử lý nên
không đảm bảo cho công trình xử lý nước thải tập trung vận hành thường xuyên, liên tục.
Theo các báo cáo kết quả quan trắc trong năm 2011 của chủ đầu tư hạ tầng KCN thì các
thông số trong nước thải sau khi xử lý đều đạt QCVN 24:2009, cột A trước khi xả thải ra
nguồn tiếp nhận.
1.1.4. KCN Minh Đức: Do chủ đầu tư hạ tầng KCN chưa được bàn giao đất nên chưa thể
xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung. Hiện tại có 22 dự án, đã được cấp phép đầu tư
trước khi thành lập KCN, đang hoạt động trong KCN và hầu hết chỉ phát sinh nước thải sinh

hoạt với tổng lượng phát sinh vào khoảng 300m
3
/ng.đ. Nước thải của các dự án này đều được
xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải nội bộ trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Qua kết quả
quan trắc môi trường định kỳ năm 2011 của 06/22 dự án đã gửi về Ban Quản lý cho thấy, hầu hết
chất lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các dự án đều đạt Quy chuẩn trước
khi xả thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên do chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập
trung nên việc kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra của từng dự án là khó khăn.
1.2. Thu gom, xử lý chất thải rắn và loại hình ô nhiễm khác:
1.2.1. Chất thải rắn, chất thải nguy hại: Tại KCN Phố Nối A tổng lượng chất thải
rắn (sinh hoạt và công nghiệp, bùn thải) phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp vào khoảng 32.000 tấn/năm, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh vào khoảng
2.300 tấn/năm; Số lượng tương ứng tại KCN Dệt May Phố Nối là 158 tấn/năm +
108m
3
/năm, và khoảng 26 tấn/năm; Tại KCN Thăng Long II là khoảng 147,8 tấn +
250m
3
/năm, và khoảng 109 tấn/năm; Tại KCN Minh Đức là khoảng 224 tấn/năm, và
khoảng 19 tấn/năm.
Trong các KCN trên địa bàn tỉnh, hiện tại chỉ có chủ đầu tư hạ tầng KCN Phố Nối A
thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn (rác thải sinh hoạt và chất thải công
nghiệp) phát sinh trong quá trình hoạt động của các dự án trong KCN, tuy nhiên lượng thu
gom này là không nhiều. Các chất thải nguy hại và chất thải rắn phát sinh trong quá trình
hoạt động đều được các doanh nghiệp tổ chức thu gom, phân loại tại nguồn và chủ yêu
trực tiếp ký hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và đưa đi xử lý theo quy định.
1.2.2. Khí thải, tiếng ồn: mức độ, tải lượng phát sinh khí thải tại các KCN trên địa
bàn tỉnh tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề sản xuất của từng dự án, tập trung chủ yếu
vào các dự án sản xuất thức ăn gia súc, dệt nhuộm, may mặc (khí thải từ lò hơi), sản
xuất cơ khí (khí thải từ các lò hơi hoặc lò luyện)…Tùy theo lĩnh vực sản xuất mỗi

doanh nghiệp có biện pháp xử lý riêng ngay tại nguồn phát thải như trồng cây xanh, lắp
đặt hệ thống hút bụi, mùi, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân….
1.2.3. Trồng cây xanh tại các KCN: Các chủ dự án đầu tư vào các KCN, các chủ
đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh, khi đưa KCN vào hoạt động đều đảm bảo dành
diện tích trồng cây xanh đảm bảo tỷ lệ theo quy định.
Qua kết quả quan trắc của các chủ đầu tư hạ tầng KCN, của các chủ Doanh nghiệp
trong KCN trong năm 2011, 06 tháng đầu năm 2012 cho thấy chất lượng môi trường
không khí, tiếng ồn…tại các KCN trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đạt tiêu chuẩn, quy
chuẩn cho phép, ngoại trừ vị trí quan trắc giáp với đường Quốc lộ 5 của KCN Phố Nối
A, giáp đường Quốc lộ 39 của KCN Dệt may Phố Nối do là nơi giao cắt giao thông và
qua lại của nhiều loại phương tiện vận chuyển trong và ngoài KCN nên có một số thông
số (bụi, tiếng ồn, CO, SO
2
, NO
2
) vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Đồng thời trong
KCN Phố Nối A trong thời gian vừa qua còn có Công ty TNHH MTV thép Hòa Phát xả
bụi, khí thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xung quanh.
2. Đánh giá chung
Cùng với sự phát triển nhanh của các KCN trong giai đoạn vừa qua, số lượng dự án
đầu tư đi vào hoạt động ngày càng nhiều, thì lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất
của các dự án đầu tư cũng tăng lên rất nhanh. Nguồn chất thải này là một nguy cơ lớn ảnh
hưởng đến môi trường nếu không được quản lý chặt chẽ. Với sự đầu tư đồng bộ về cơ sở
hạ tầng, và sự tăng cường công tác quản lý, công tác bảo vệ môi trường tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng và ngày càng hoàn thiện hơn. Nhất là sau khi
Chính phủ ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 Quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất, và khu kinh tế, và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư
08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế,
khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong đó quy định cụ thể nhiệm
vụ quyền hạn của Ban Quản lý các KCN đối với công tác bảo vệ môi trường, thì công tác

quản lý nhà nước về môi trường tại các khu công nghiệp được triển khai thực hiện chặt chẽ
và hiệu quả hơn. Qua đó, tình trạng gây ô nhiễm môi trường của các dự án đầu tư đã được
kiểm soát, khắc phục từng bước, việc thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại các KCN được
chú trọng thực hiện và từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện, còn nhiều Doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN
trên địa bàn tỉnh chưa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Một
số vi phạm điển hình như:
- Hoạt động quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại chưa triệt để. Một số doanh
nghiệp chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phân loại chất thải rắn tại nguồn; kho lưu giữ
chất thải chưa đảm bảo quy định, một số doanh nghiệp còn để chất thải nguy hại ngoài trời.
- Còn một số doanh nghiệp đã hoạt động từ lâu nhưng chưa thực hiện các thủ tục về
lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Đề án bảo vệ
môi trường theo quy định. Hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định về lập,
niêm yết Kế hoạch xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, rất ít doanh nghiệp được
xác nhận đã hoàn thành xây dựng công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động
chính thức.
- Việc đấu nối, thu gom nước thải của các doanh nghiệp chưa triệt để: KCN Minh
Đức chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải chung; Tại KCN Phố Nối A còn khoảng 16
dự án đầu tư trước khi thành lập KCN chưa được đấu nối vào hệ thống chung, một số
doanh nghiệp còn đấu nối sai quy định, không tách riêng hệ thống nước thải và nước mưa;
KCN Dệt may Phố Nối còn khoảng 03 dự án chưa thực hiện đấu nối nước thải vào hệ
thống thu gom nước thải chung của KCN để xử lý.
- Việc thực hiện các quy định về quan trắc định kỳ của các Doanh nghiệp còn thiếu
đồng bộ, chất lượng chưa cao, còn mang tính đối phó. Một số Doanh nghiệp khi thực hiện
việc quan trắc lại không gửi báo cáo kết quả quan trắc về Ban Quản lý các KCN. Trong năm
2011, mới chỉ có khoảng 66/130 dự án; 06 tháng đầu năm 2012 mới có khoảng 45/139 dự án
đã đi vào hoạt động gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ về Ban Quản lý theo
quy định của pháp luật.
- Còn một số doanh nghiệp chưa kiểm soát, xử lý triệt để khí thải, gây ảnh hưởng đến
môi trường như Nhà máy Phôi thép của Công ty Thép Hòa Phát, nhà máy cán thép tại KCN

Phố Nối A.
Tồn tại một số vi phạm như trên là do một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao, nhiều
chủ doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường,
chưa hiểu hết trách nhiệm, nghĩa vụ và các công việc phải thực hiện khi triển khai dự án đầu
tư.
Thứ hai, Các công ty hạ tầng KCN Phố Nối A, Dệt May chưa quản lý chặt chẽ hoạt
động đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN vào hệ thống hạ tầng chung, nhất là đối với
các doanh nghiệp đầu tư vào giai đoạn đầu mới thành lập KCN. Bộ máy tổ chức làm công tác
bảo vệ môi trường tại các KCN, cũng như phương tiện hoạt động chưa được kiện toàn và
hoạt động còn thiếu kinh nghiệm.
Thứ ba, Công tác quản lý Nhà nước còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Thời gian vừa
qua mới chỉ chú trọng kiểm soát việc thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt Báo cáo đánh giá
tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Quan trắc, theo dõi môi trường khi dự án
đã đi vào hoạt động. Khâu theo dõi, kiểm tra thực hiện việc đầu tư xây dựng các công trình
bảo vệ môi trường theo cam kết còn ít và chưa thực sự có hiệu quả; Sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước chưa thường xuyên.
Thứ tư, Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Xử lý vi
phạm chưa mang tính răn đe. Mặc dù đã có quy định yêu cầu các doanh nghiệp trong các
KCN đã có công trình xử lý nước thải tập trung phải đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom
chung, nhưng chưa có chế tài xử lý cụ thể, nên triển khai thực hiện còn khó khăn. Bên cạnh
đó còn một số các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm về các hình thức xử phạt bổ sung,
khắc phục các vi phạm, nhưng không bị xử lý nghiêm, dứt điểm dẫn đến tồn tại kéo dài.
3. Một số công việc cần tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý và bảo vệ môi trương các KCN
Để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh, trong
thời gian tới, Ban Quản lý các KCN cần tập trung triển khai thực hiện một số công việc cụ
thể sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các doanh nghiệp, nhằm
nâng cao ý thức tự giác trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các KCN.

- Hỗ trợ và thúc đẩy các chủ đầu tư hạ tầng KCN làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường
trong các KCN: đầu tư và vận hành thường xuyên các công trình bảo vệ môi trường của
KCN; Theo dõi, giám sát hoạt động của các nhà máy trong KCN, kịp thời phát hiện và phối
hợp xử lý các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường; Củng cố, kiện toàn bộ phận
chuyên môn làm công tác bảo vệ môi trường tại các KCN, và đầu tư trang thiết bị cần thiết
phục vụ cho hoạt động.
- Thúc đẩy để hoàn thành việc đấu nối thu gom nước thải của các doanh nghiệp trong
KCN Phố Nối A theo đúng quy định, nhất là các doanh nghiệp có nước thải chứa nhiều
chất có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Để thực hiện dứt điểm việc đấu nối của các doanh nghiệp
đầu tư trước vào hệ thống chung theo quy định, cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Tài
nguyên và Môi trường làm rõ và có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện.
- Rà soát các đối tượng phải xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
trước khi đi vào hoạt động chính thức để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng.
Những doanh nghiệp không thực hiện cần phối hợp các cơ quan tiến hành thanh tra, xử lý
theo quy định.
- Đẩy mạnh hoạt động giám sát việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của
các doanh nghiệp theo đúng cam kết. Trong đó cơ quan quản lý nhà nước phải phối hợp với
các công ty hạ tầng KCN thực hiện giám sát chặt chẽ ngay từ khi chủ đầu tư triển khai xây
dựng công trình, nhất là đối với các công trình ngầm phải đảm bảo theo đúng thiết kế. Phải
kết hợp việc giám sát hoạt động xây dựng theo quy hoạch và giám sát việc xây dựng các
công trình bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Xử lý nghiêm, triệt để đối với những trường
hợp gây ô nhiễm môi trường, không chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.

×