Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại công ty tnhh việt thắng – luch i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 81 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
- o0o -



SINH VIÊN THỰC HIỆN : DIỆP KIM LOAN
LỚP : 10CKQ1
KHÓA : 16



Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU DÙNG TRONG
SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT
THẮNG – LUCH I

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
THS. NÔNG THỊ NHƯ MAI






TPHCM, THÁNG 5, NĂM 2013



BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
- o0o -




SINH VIÊN THỰC HIỆN : DIỆP KIM LOAN
LỚP : 10CKQ1
KHÓA : 16





Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH
NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU DÙNG TRONG
SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT
THẮNG – LUCH I









TPHCM, THÁNG 5, NĂM 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN




















Ngày tháng năm
Chữ ký của GVHD

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP




















Ngày tháng năm


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô trường Đại học
Tài Chính – Marketing và toàn thể các cô chú đang làm việc trong Công Ty TNHH
Việt Thắng – Luch I. Trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp cho chuyên
ngành của mình, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều. Bên cạnh đó, tôi đã có dịp tiếp
xúc trực tiếp với công việc rất thú vị tại phòng Kinh Doanh, phòng Xuất Nhập Khẩu
của Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I.
Xin cảm ơn Thạc sĩ - Cô Nông Thị Như Mai, giáo viên hướng dẫn của tôi, cô
đã giúp tôi từng bước thực hiện đề tài này từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn tất cuối cùng.
Cám ơn cô đã hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình, để tôi có thể hoàn thành chuyên đề
của mình một cách tốt đẹp và hơn thế nữa, giúp tôi củng cố lại tất cả những kiến
thức mà tôi đã từng được học.

Xin cảm ơn Chú Vy Thanh Hùng – Giám đốc sản xuất Công ty Vicoluch, là
người đã giới thiệu tôi vào công ty để tôi có dịp tiếp xúc trực tiếp với công việc, tôi
đã có những trải nghiệm rất mới về những kiến thức mình đã học trong sách vở. Xin
cám ơn Chú Đặng Trần Phương – Giám đốc Xuất nhập khẩu Công ty Vicoluch, chú
là người đã giúp tôi giải đáp những thắc mắc và cung cấp những thông tin rất bổ ích
về hoạt động của công ty cho tôi.
Và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến anh Lê Minh Chấn và anh
Trần Ngọc Châu, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi ngay từ những ngày đầu bước
vào Công ty còn nhiều xa lạ, các anh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi tìm hiểu và làm việc
trong một môi trường đầy năng động.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi,
giúp tôi nâng cao những hiểu biết về chuyên ngành của mình.

Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Sơ đồ 1.2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng thương mại nhập khẩu
Nguồn: Cục Hải quan TPHCM
Sơ đồ 1.2.2.5: Các bước tiến hành làm thủ tục Hải quan
Nguồn: Cục Hải quan TPHCM
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tổng công ty Việt Thắng – Công ty cổ phần
Nguồn: Phòng nhân sự
Sơ đồ 2.1.2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I
Nguồn: Phòng nhân sự
Bảng 2.1.2.2: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Bảng 2.1.2.3: Tổng kim ngạch phân theo hoạt động của Công ty từ năm
2010 – 2012
( Nguồn: phòng Kinh doanh & XNK công ty TNHH Việt Thắng – Luch I)
Sơ đồ 2.2.1: Tổng quát quy trình nhập khẩu tại Công ty


GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 1

Mục lục
Lời nói đầu 5
Chương 1: Cơ sở lí luận về quy trình nhập khẩu hàng hóa 7
1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp: 7
1.1.1. Nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu: 7
1.1.2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng nhập khẩu: 7
1.1.3. Các hình thức nhập khẩu: 8
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp: 8
1.1.3.2. Nhập khẩu ủy thác: 9
1.1.3.3. Nhập khẩu tái xuất: 9
1.2. Quy trình thực hiện nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam: 10
1.2.1.Sơ đồ mô tả các bước thực hiện một hợp đồng thương mại nhập khẩu: 10
1.2.2.Các bước cần lưu ý khi thực hiện một hợp đồng thương mại nhập khẩu: 12
1.2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu: 12
1.2.2.2. Mở L/C: 12
1.2.2.3. Thuê tàu: 13
1.2.2.4. Mua bảo hiểm: 14
1.2.2.5. Làm thủ tục Hải quan: 14
1.2.2.6. Giao nhận và kiểm tra hàng hóa: 16
1.2.2.7. Thanh toán: 18
1.3. Những chứng từ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa: 19
1.3.1. Tờ khai Hải quan: 19
1.3.2. Hóa đơn thương mại: 20
1.3.3. Vận đơn: 20
1.3.4. Chứng từ bảo hiểm: 21
1.3.5. Giấy chứng nhận chất lượng: 22

1.3.6. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng: 22
1.3.7. Giấy chứng nhận xuất xứ: 23
1.3.8. Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: 23
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 2

1.3.9. Phiếu đóng gói: 23
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu: 24
1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: 24
1.4.1.1. Các nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính: 24
1.4.1.2. Nguồn tài chính: 24
1.4.1.3. Nhân tố về con người: 24
1.4.1.4. Nhân tố tổ chức mạng lưới kinh doanh: 25
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: 25
1.4.2.1. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của ngân hàng: 25
1.4.2.2. Chế độ chính sách pháp luật trong nước và quốc tế: 26
1.4.2.3. Yếu tố hạ tầng cơ sở phục vụ mua bán hàng hóa quốc tế: 26
1.4.2.4. Yếu tố thị trường trong nước và nước ngoài: 27
Kết luận chương 1 27
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất
hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I 28
2.1. Giới thiệu về Tổng Công ty Việt Thắng – Công ty cổ phần: 28
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I: 30
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 30
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức: 32
2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: 32
2.1.2. Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây: 34
2.1.2.1. Các loại hình kinh doanh chủ yếu: 34
2.1.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu của Công ty: 36

2.1.2.3. Tổng kim ngạch phân theo hoạt động kinh doanh của Công ty giai
đoạn 2010 – 1012: 37
2.1.3. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai: 38
2.2. Thực trạng về quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất
hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I: 39
2.2.1. Sơ đồ tổng quát và diễn giải về quy trình nhập khẩu tại Công ty: 39
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 3

2.2.2. Những chứng từ cần thiết cho nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong
sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty 46
2.2.2.1. Chuẩn bị bộ chứng từ hàng nhập khẩu 46
2.2.2.2. Chuẩn bị bộ chứng từ khai Hải quan 48
2.2.2.4. Kiểm hóa, tính thuế: 51
2.2.2.5. Nhận hàng và thanh lý cổng: 52
2.3. Nhận xét tổng quan về Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I: 52
2.3.1. Về cơ cấu và hoạt động kinh doanh của Công ty: 52
2.3.1.1. Ưu điểm: 52
2.3.1.2. Nhược điểm: 53
2.3.2. Về quy trình nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty: 54
2.3.2.1. Thành công: 54
2.3.2.2. Hạn chế: 54
Kết luận chương 2 55
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong
sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I
trong năm 2013 56
3.1. Cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp: 56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu của Công ty: 57
3.2.1. Giải pháp 1: Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và kết nối nhân viên

với nhau 57
3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại 59
3.2.3. Giải pháp 3: Tiến hành chuẩn hóa quy trình thủ tục Hải quan, hạn chế
sai sót và chuẩn bị tốt hồ sơ Hải quan 61
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu của Công ty: 63
3.3.1. Đối với Công ty: 63
3.3.2. Đối với Chính phủ, nhà nước: 64
3.3.3. Đối với các cơ quan liên quan: 65
Kết luận chương 3 67
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 4

Kết luận 68
Danh mục tài liệu tham khảo 69
Danh mục phụ lục 70




GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 5

Lời nói đầu
Cùng với những sự đổi mới vượt bậc về kinh tế, đến năm 2007 – Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Tuy nhiên,
nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề như lạm phát, dịch vụ chăm sóc sức khỏe
hạn chế, giáo dục và những vấn đề về dân sinh (dân số, tỉ lệ nam/nữ, thất nghiệp…)
v.v…

Để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương “Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa”, nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì
hoạt động giao thương với nước ngoài càng quan trọng, nó là tiền đề giúp cho nước
ta nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Để đạt được điều đó, các doanh
nghiệp cần phải nỗ lực xây dựng thương hiệu và uy tín sản phẩm của mình trên thị
trường quốc tế thì mới có thể đứng vững và cạnh tranh nổi với thị trường hấp dẫn
nhưng cũng đầy rủi ro này.
Như chúng ta được biết, hoạt động xuất nhập khẩu đòi hỏi chúng ta phải nắm
rõ quy trình nghiệp vụ và trình độ chuyên môn, tất cả phải tuân theo đúng trình tự
và cam kết do cả hai bên đã thỏa thuận, điều này hết sức quan trọng vì nó quyết
định rằng bạn có thành công hay không. Song song với việc xuất khẩu để thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, thì nhập khẩu cũng góp phần quan trọng không kém, hầu hết
những nguyên vật liệu dùng cho sản xuất hàng trong nước xuất khẩu đều phải chịu
nhập khẩu từ nước ngoài do sản phẩm trong nước chưa đáp ứng được hoặc do đối
tác yêu cầu.
Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, trong quá trình thực tập tại phòng kinh
doanh của Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I, tôi đã cố gắng nắm bắt những vấn
đề trong khâu nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa. Những kiến thức thực tế giúp tôi hiểu
rõ hơn về những gì mình đã được học trong sách, và giúp tôi có thêm kỹ năng để
thực hiện đề án tốt nghiệp của mình: “Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu
nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty
TNHH Việt Thắng – Luch I”.
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 6

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích quy trình nghiệp vụ nhập
khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất tại Công ty để tìm ra những mặt đã
đạt được và những mặt còn hạn chế chủ yếu trong khâu hoạt động này, từ đó đưa ra

một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó và hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ
nhập khẩu của Công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng của đề tài này là quy
trình nhập khẩu tại Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài là giới hạn trong năm 2013.
Phương pháp nghiên cứu: Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu tổng hợp, phân tích và phản biện, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh
giá để làm rõ đề tài mình đang thực hiện.
Với đề tài này tôi xin được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình nhập khẩu hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng trong sản
xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty TNHH Việt Thắng – Luch I
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng
trong sản xuất hàng may mặc bằng đường biển tại Công ty TNHH Việt Thắng –
Luch I trong năm 2013.
Phần Kết Luận.
Phụ lục.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Trong quá trình thực tập do kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn sẽ
không tránh được những thiếu sót khi tôi thực hiện viết đế án này. Vì vậy rất mong
nhận được sự giúp đỡ của giáo viên hướng đẫn và các anh chị trong Công ty TNHH
Việt Thắng – Luch I, để tôi có thể hoàn thành đề án này một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 7

Chương 1: Cơ sở lí luận về quy trình nhập khẩu hàng hóa


1.1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động nhập khẩu hàng hóa ở doanh nghiệp:
1.1.1. Nhập khẩu và hợp đồng nhập khẩu:
Theo Công ước viên thì hợp đồng mua bán ngoại thương còn được gọi là hợp
đồng xuất nhập khẩu, bản chất của nó là hợp đồng mua bán dựa trên sự thỏa thuận
của đôi bên, nhưng được diễn ra trên phạm vị hai quốc gia khác nhau. Qua đó, một
bên gọi là bên xuất khẩu sẽ có nhiệm vụ chuyển hàng hóa của mình cho bên nhập
khẩu, bên nhập khẩu nhận hàng, kiểm tra và sau đó có nhiệm vụ thực hiện thanh
toán hợp đồng cho bên xuất khẩu.
Nếu không có sự đồng ý của các bên về việc nhập khẩu thì sẽ không có hợp
đồng, hình thức của hợp đồng bằng văn bản là hình thức duy nhất được chấp nhận ở
Việt Nam, ngoại ra còn có các dạng hợp đồng theo điện tín, thư từ, email.

1.1.2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng nhập khẩu:
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng nhập khẩu (thương nhân): là các bên có trụ
sở thương mại ở các nước khác nhau. Các bên tham gia ký kết phải là những thực
thể có đủ tư cách pháp lý. Dù là pháp nhân hay tự nhiên nhân, họ đều phải được
phép trực tiếp xuất nhập khẩu.
“Theo quan điểm của Việt Nam, điều 80 luật thương mại “Hợp đồng mua bán
hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một
bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài” .Tại điều 5
khoản 6 cũng quy định “Thương nhân được hiểu là các cá nhân, pháp nhân, hộ gia
đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường
xuyên”.
Theo điều 81 khoản 1 (luật thương mại):chủ thể nước ngoài là thương nhân
và có tư cách pháp lý được xác định theo căn cứ pháp luật mà thương nhân đó
mang quốc tịch.” [1]
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 8


Đối tượng của hợp đồng: là hàng hoá – phải được phép mua bán theo quy định
của pháp luật.
Khách thể của hợp đồng: là hành vi di chuyển quyền sở hữu về hàng hoá từ
bên xuất khẩu sang bên nhập khẩu.
“Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhập khẩu: do các bên ký kết thoả thuận chỉ
định để bổ sung cho những điều chưa được quy định chi tiết trong hợp đồng. Nguồn
luật đó có thể là: Luật quốc gia bên ký kết (như luật nước người bán, luật nước
người mua, luật nơi ký kết hợp đồng ); Luật quốc tế (như Incoterm 1990, Incoterm
2000, Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 400, UCP
500 )”. [2]

1.1.3. Các hình thức nhập khẩu:
1.1.3.1. Nhập khẩu trực tiếp:
Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước,
tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, chính
sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế.
Trong hoạt động nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp hoàn toàn nắm quyền chủ
động và phải tự tiến hành các nghiệp vụ của hoạt động nhập khẩu từ nghiên cứu thị
trường, lựa chọn bạn hàng, lựa chọn phương thức giao dịch, đến việc ký kết và thực
hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải tự bỏ vốn để chi trả các chi phí phát sinh trong
hoạt động kinh doanh và được hưởng toàn bộ phần lãi thu được cũng như phải tự
chịu trách nhiệm nếu hoạt động đó thua lỗ.
Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp được trích kim ngạch nhập khẩu, khi
tiêu thụ hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chịu thuế doanh thu, thuế lợi tức.
Hạn chế:
Dễ xảy ra rủi ro trong quá trình giao dịch.
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai


SVTH: Diệp Kim Loan Page 9

Nếu như không có người có đủ trình độ và kinh nghiệm khi tham gia kí kết
hợp đồng ở một thị trường mới sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm gây bất lợi
cho mình.
Khối lượng hàng hóa tham gia giao dịch thường phải lớn thì mới có thể bù
đắp được chi phí trong giao dịch.
Khi tham giao dịch trực tiếp phải chuẩn bị tốt một số công việc: Nghiên cứu
kỹ về bạn hàng, loại hàng hóa định mua bán, các điều kiện giao dịch đã trao đổi, lựa
chọn người có đủ năng lực tham gia giao dịch, cân nhắc khối lượng hàng hóa cần
thiết để giao dịch có hiệu quả.

1.1.3.2. Nhập khẩu ủy thác:
Nhập khẩu ủy thác là hoạt động nhập khẩu được hình thành dựa trên việc một
doanh nghiệp trong nước muốn nhập khẩu hàng hóa với một doanh nghiệp nước
ngoài, họ có nhu cầu nhập khẩu thiết bị toàn bộ, nhưng họ không có đủ những yếu
tố cần thiết để thực hiện nhập khẩu trực tiếp.
Lúc này, doanh nghiệp trong nước sẽ ủy thác cho một doanh nghiệp có chức
năng xuất nhập khẩu trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu thiết bị
toàn bộ theo yêu cầu của mình. Bên nhận ủy thác phải tiến hành với đối tác nước
ngoài để làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và sẽ
nhận được một phần thù lao gọi là phí ủy thác.

1.1.3.3. Nhập khẩu tái xuất:
Tạm nhập tái xuất được hiểu là hình thức các thương nhân Việt Nam mua
hàng của một nước để bán cho một nước khác, phải làm theo toàn bộ trình tự thủ
tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó
ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp
đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và

GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 10

hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

1.2. Quy trình thực hiện nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam:
1.2.1. Sơ đồ mô tả các bước thực hiện một hợp đồng thương mại nhập khẩu:
Trình tự thực hiện của việc nhập khẩu một lô hàng được diễn giải như sau:
Đầu tiên, Công ty phải đăng ký hợp đồng với Hải quan, hợp đồng được trình
bày rõ ràng bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung mà
hai bên đã thỏa thuận với nhau.
Sau đó, Công ty sẽ liên hệ với khách hàng của mình để nhận bộ chứng từ gồm
có Bill of Lading hoặc AirWay Bill gốc, Commercial Invoice, Arrival Notice,
Packing list và Detail packing list…
Tiếp đến, nhân viên Công ty mang Arrival Notice đến hãng tàu để nhận
Delivery Order (lệnh giao hàng), đồng thời thực hiện các thủ tục khai báo Hải quan
điện tử và khai báo trực tiếp để thực hiện thông quan cho hàng hóa.
Sau khi hoàn tất các bước trên, Công ty mang bộ tờ khai cùng với Delivery
Order đến địa điểm dỡ hàng trong hợp đồng để nhận hàng.
Nếu trong quá trình khai báo Hải quan có yêu cầu kiểm hóa thì chúng ta sẽ
đăng ký kiểm hóa, ghi đầy đủ thông tin tên loại mẫu cần lấy, thực hiện hạ kiểm lô
hàng, lấy mẫu đóng seal mang về Công ty giữ.
Bước cuối cùng trước khi thực hiện nhập hàng về kho Công ty đó là gửi toàn
bộ phiếu xuất kho cùng với bộ tờ khai nhập khẩu vào bộ phận Thanh lý cổng để
đóng dấu Hải quan.
Phiếu xuất kho sẽ được giao cho phương tiện vận tải như một bằng chứng để
xe có thể mang hàng ra khỏi cổng thanh lý và chuyên chở hàng về nhập kho Công
ty.


GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 11

Sơ đồ 1.2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng thương mại nhập khẩu



Đăng ký hợp đồng với Hải quan
Ký hậu B/L hoặc AWB
(nếu chứng từ yêu cầu)
Liên hệ khách hàng để nhận chứng từ
Liên hệ hãng tàu để nhận D/O
Đăng ký tờ khai Hải quan
Giao D/O cho hãng tàu để nhận hàng
Đăng ký kiểm hóa
Tiến hành kiểm hóa
Thanh lý tờ khai Hải quan
Chở hàng về nhập kho công ty
Nguồn: Cục Hải quan TPHCM
Xin giấy phép nhập khẩu
Mở L/C
Thuê tàu
Mua bảo hiểm
Đăng ký hợp đồng
với Hải quan
Làm thủ tục
Hải quan
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai


SVTH: Diệp Kim Loan Page 12

1.2.2. Các bước cần lưu ý khi thực hiện một hợp đồng thương mại nhập
khẩu:
1.2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu:
Bước đầu tiên trong quy trình nhập khẩu đó là lập bộ hồ sơ xin giấy phép nhập
khẩu tự động, gồm có những yêu cầu sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy chứng
nhận đầu tư (một bản sao – sao y bản chính có con dấu của thương nhân).
Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa (một bản sao – sao y bản chính có con dấu
của thương nhân).
Chứng từ thanh toán (Documentary payment), hoặc thanh toán tín dụng
chứng từ (L/C) hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (trong trường hợp
này phải kèm theo Giấy đề nghị xác nhận thanh toán qua ngân hàng) theo
mẫu tại Phụ lục số 03 (một bản sao – sao y bản chính có con dấu của
thương nhân).
Chứng từ vận tải hoặc vận đơn của lô hàng mình cần nhập khẩu (một bản
sao – sao y bản chính có con dấu của thương nhân).

1.2.2.2. Mở L/C:
Để được mở L/C, doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng: Giấy đăng ký kinh
doanh và Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng của doanh nghiệp.
Các giấy tờ cần thiết khi thực hiện mở L/C:
Đối với L/C at sight, gồm:
Giấy phép nhập khẩu.
Quota.
Hợp đồng nhập khẩu.
Đơn xin mở L/C at sight
Đối với L/C trả chậm:

Giấy phép nhập khẩu (hoặc quota nhập).
Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu.
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 13

Đơn xin mở L/C trả chậm.
Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ.

1.2.2.3. Thuê tàu:
Hình thức thuê tàu chuyến được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, đây là loại hình
vận chuyển hàng hóa mà trong đó tàu chạy không thường xuyên trên một chuyến
đường nhất định, cũng không cần phải ghé vào những cảng nhất định hay theo lịch
trình định trước.
Đặc điểm của tàu chuyến thường thấy đó là: khối lượng hàng hóa lớn và
thường chở đầy tàu. Tàu chuyến thiết kế thường có một boong và miệng hầm lớn để
thuận tiện cho việc bốc hàng. Điều kiện thuê tàu và chi phí do hai bên chủ thể tham
gia thỏa thuận và đều có ghi rõ trong hợp đồng thuê tàu.
Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến:
Bước 1: Người thuê tàu cung cấp cho người môi giới tất cả các thông tin về
hàng hoá như: tên hàng, bao bì, số lượng hàng, lộ trình của hàng để người
môi giới thuê tàu cho mình.
Bước 2: Trên cơ sở những thông tin về hàng hoá do người thuê tàu cung
cấp, người môi giới sẽ tìm tàu thuê phù hợp với nhu cầu chuyên chở.
Bước 3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp
đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu để
người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.
Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu rà soát lại toàn bộ các điều khoản, gạch
bỏ hoặc bổ sung thêm cho phù hợp, sau đó thực hiện ký kết hợp đồng.

Bước 6: Sau khi hợp đồng đã được ký kết, người thuê tàu vận chuyển hàng
hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên tàu, chủ tàu hoặc
đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là
vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Bill of Lading to charter party).

GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 14


1.2.2.4. Mua bảo hiểm:
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do các cơ quan bảo hiểm cấp cho các doanh
nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Đó là cơ sở xác nhận hàng hóa đã được bảo hiểm
và được coi là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm.
Kỹ thuật mua bảo hiểm đối với người nhập khẩu:
Mua bảo hiểm theo điều kiện giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và
CIP).
Lựa chọn điều kiện bảo hiểm (A,B,C) tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tuyến
đường vận chuyển, thời tiết khí hậu, loại tàu cần thuê…
Khi lập giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa, để kịp thời ký hợp đồng bảo hiểm,
người mua cần:
Đề nghị người bán gửi gấp các thông tin trước khi tàu rời cảng bốc
hàng: thông tin về thuê tàu, về kết quả giao hàng… để ký hợp đồng
bảo hiểm.
Thỏa thuận với công ty bảo hiểm để ký thêm hình thức đơn bảo hiểm
– Giấy này có giá trị bồi thường thiệt hại khi có rủi ro.
Thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm
hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

1.2.2.5. Làm thủ tục Hải quan:

Theo luật Hải quan, làm thủ tục Hải quan là làm những thủ tục của người
muốn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, có phương tiện vận tải vận chuyển. Trình
tự khai báo Hải quan chung được thể hiện qua sơ đồ sau:

GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 15


Sơ đồ 1.2.2.5: Các bước tiến hành làm thủ tục Hải quan


Khai báo trên tờ khai HQ
Thực hiện yêu cầu của các cơ quan chức năng đối với hàng hoá
XNK (kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, phân tích, giám định hàng
hoá )
Nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác
Tiếp nhận hàng hoá, phương tiện vận tải sau khi thông quan
Xuất trình hàng hóa, phương tiện vận tải để cơ quan HQ kiểm tra
Nộp, xuất trình chứng từ, hồ sơ kèm theo tờ khai HQ
Nguồn: Cục Hải quan TPHCM
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 16

1.2.2.6. Giao nhận và kiểm tra hàng hóa:
 Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
Cảng nhận hàng từ tàu:
Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng
hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như

Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm
hàng.
Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy
hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì
phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời
cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng.
Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để
đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng
kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi
vào Tally Sheet.
Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi
rõ số lượng, loại hàng, số B/L.
Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số
lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet.
Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng
và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược
khai hàng (Cargo Manifest) và B/L.
Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng
hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC),
nếu tàu giao thiếu.
Cảng giao hàng cho chủ hàng:
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O).
Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 17

Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản.
Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến

văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1
bản D/O.
Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất
kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng.
Chủ hàng làm thủ tục Hải quan.
Sau khi Hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục Hải quan chủ hàng có thể mang
ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng.
 Ðối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng:
Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc
hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm…thì chủ hàng
hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.Trước
khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục Hải quan và trao cho cảng B/L,
lệnh giao hàng (D/O). Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hoá Manifest, cảng
sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán
bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng. Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận
cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận
bằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho.
 Ðối với hàng nhập bằng container:
Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL):
Khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of arrival), chủ hàng mang B/L
gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.
Chủ hàng mang D/O đến Hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ
hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra Hải quan
nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt.
Sau khi hoàn thành thủ tục Hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ
nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O.
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 18


Nếu là hàng lẻ (LCL/LCL):
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý
của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ
tục như trên.

1.2.2.7. Thanh toán:
 Phương thức thanh toán theo TT: bao gồm TT trả trước và TT trả sau.
TT trả trước: người mua chỉ cần mang hồ sơ gồm: Lệnh chuyển tiền, đề nghị
mua ngoại tệ (nếu có) theo mẫu của ngân hàng, và Hợp đồng ngoại thương/Hóa đơn
tạm (Proforma Invoice)/Đơn đặt hàng (Purchase Order). Trong hợp đồng đó phải
nêu rõ phương thức thanh tóan là trả trước (advance payment, payment before
shipment…) là thanh toán được.
TT trả sau: Ngoài những chứng từ như TT trả trước, còn có Commercial
Invoice, Bill of Lading và tờ khai Hải quan.
 Phương thức thanh toán theo L/C: bao gồm L/C trả ngay và L/C trả
chậm
L/C trả ngay: Nội dung của 1 điện phát hành L/C gồm có:
1. Số L/C.
2. Date of issue.
3. Date and place of Expiry.
4. Applicant .
5. Benificiary.
6. Trị giá L/C.
7. Available with any bank by negotiation – tức là khi L/C được phát
hành, người thụ hưởng có thể mang bộ chứng từ đến bất kỳ một ngân
hàng nào tại quốc gia đó cũng có thể thương lượng để chiết khấu bộ
chứng từ trước. Như vậy có nghĩa là Ngân hàng người thụ hưởng đã
trả tiền cho người hưởng ttrước khi ngân hàng người nhập khẩu trả
tiền.

GVHD: ThS. Nông Thị Như Mai

SVTH: Diệp Kim Loan Page 19

8. Draft at sight (thanh toán ngay).
9. Drawee.
10. Điều kiện giao hàng.
11. Cảng đi, cảng đến.
12. Thời hạn giao hàng chậm nhất.
13: Description of Goods.
14. Documents required.
15. Điều kiện khác
Sau khi bộ chứng từ được ngân hàng xuất khẩu gửi về cho ngân hàng nhập
khẩu, tại đây họ sẽ đối chiếu chứng từ xem có phù hợp với các điều khoản L/C quy
định không. Ngân hàng nhập khẩu bắt buộc phải thanh toán và thông báo về tình
trạng bộ chứng từ.
L/C trả chậm: Tương tự L/C trả ngay, trên điện L/C có 2 điểm khác:
7. Available with by (với L/C trả chậm thì sẽ là: available with "Tên ngân
hàng phát hành L/C" by “Acceptance”).
8. Draft at days after B/L date : trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày vận đơn.

1.3. Những chứng từ cần thiết khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa:
1.3.1. Tờ khai Hải quan:
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu – được in trên giấy bìa cứng khổ A4 màu xanh
(khác với tờ khai xuất khẩu là màu hồng).
Mặt trước tờ khai cần thể hiện đầy đủ nội dung thông tin trên tờ khai một cách
chính xác như: Người nhập khẩu, người xuất khẩu, số hợp đồng, số vận đơn, số hóa
đơn thương mại, tên/số hiệu phương tiện vận tải, cảng xếp hàng, cảng đỡ hàng,
đồng tiền thanh toán, hình thức thanh toán, trọng lượng lô hàng…
Phụ lục tờ khai nhập khẩu cần ghi rõ mã số hàng hóa, mô tả hàng hóa, xuất xứ,

tình trạng hàng, đơn vị tính, trị giá, tỉ giá nguyên tệ, đơn giá, và tổng số tiền bằng
VND.

×