Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Mẹo hay thi môn sử, địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.63 KB, 32 trang )

Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Những chia sẻ của các thủ khoa khối C về môn Sử, địa
Những tin tức mới nhất về kỳ thi đại học năm nay
Cách cân đối làm bài môn sử, địa như thế nào
Tất cả chỉ có ở MẸO HAY THI MÔN SỬ, ĐỊA VÀO ĐẠI HỌC
Đầu tiên chúng ta gặp gỡ bạn Vũ Thu Thảo - Thủ khoa 27,5 điểm (sử 9,75, địa: 9) Đại
học Sư phạm Hà Nội 2010.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 1 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Vũ Thu Thảo bật mí cách đạt được điểm sử 9,75: “Học sử cần một quá trình, như
mưa nhỏ, dần dần nó sẽ ngấm, không nên học nhồi học nhét mấy ngày cuối trước kỳ thi,
chỉ khiến mình mệt hơn thôi”.

Thủ khoa ĐH Sư phạm Hà Nội 2010 Vũ Thu Thảo
Một, 2 ngày trước khi thi này, thí sinh nên thư giãn, nghỉ ngơi để không bị “bão hòa”
kiến thức.
Đọc kỹ đề bài, nên vạch ra các ý chính cho bài làm rồi mới viết vào giấy thi để tránh
thiếu ý.
Tiếp theo là: Bạn Nguyễn Thế Hưng
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 2 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Hưng cho rằng, nếu vừa trải qua kì thi tốt nghiệp, thời gian ôn thi không còn
nhiều, ôn thi như thế nào là một điều rất quan trọng. Cần nhận thức được điều này để
việc ôn thi hiểu quả nhất.
Môn Sử thường bị các bạn ngại học nhất, tuy nhiên ít ai nghĩ rằng môn Sử là môn
có thể đạt được điểm cao nhất. Vì vậy đừng ngại học Sử, đừng coi nó là một môn học


thuộc. Nên học Sử qua “3 bước vàng” mà cô giáo hồi cấp III đã dạy tôi: 1. Đọc nội
dung trong sách giáo khoa. 2. Tự tóm tắt bài học ra giấy nháp. 3. Đọc lại sách và sửa
lại. Khi các bạn làm tốt hai bước đầu, hãy ôn liên tục ở bước thứ 3. Ôn tập dựa vào
những từ khóa và khắc ghi nó trong đầu dựa vào những dấu hiệu đặc biệt. Có một cách
hiệu quả là liên kết sự kiện. Ví dụ, khi học về sự kiện ngày 12/3/1945 là ngày Hội nghị
Ban thường vụ mở rộng của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật
– Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chúng ta có thể “gợi nhớ” đến một ngày
tương tự là 12/3/1947, hội nghị Truman ở phần Lịch Sử thế giới chẳng hạn. Việc liên hệ
các sự kiện sẽ giúp chúng ta ôn bài hiệu quả, giúp việc nhớ không bị lẫn lộn.
Môn Địa là môn thiên hướng tự nhiên nhất (cần đến tính toán). Hãy ôn tập theo
dạng bài. Viết thành từng dạng cụ thể theo từng chương. Ví dụ như phần “Tự nhiên” có
những câu nào thuộc dạng giải thích, dạng chứng minh, dạng trình bày, dạng nêu điều
kiện…, phần “Dân cư”, phần “Vùng” cũng làm tương tự như thế. Để làm được điều
này, cần có một sự linh hoạt trong việc hiểu nội dung từng chương, tìm mối liên hệ giữa
các bài. Việc ôn tập theo hệ thống là nên, ví dụ khi học phần dân số, cũng cần nhớ tới
số liệu từng vùng. Để nhớ số liệu, hãy gán cho một điều đặc biệt gì đó đối với bạn cho
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 3 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
dễ nhớ (ngày sinh người bạn chẳng hạn). Các bạn nên luyện vẽ biểu đồ nhiều lần, vẽ
sao cho đúng và đẹp.
Chia sẻ của các trung tâm luyện thi:
Luyện thi đại học Môn Sử:
Các bạn nên trình bày bài Sử như một bài Văn (có mở, thân và kết). Trình bày
một cách khoa học, tách ý như trong sách giáo khoa. Chỉ như vậy người chấm mới có
cảm tình, những bài có ý nhưng rối rắm, xuống dòng không đúng chỗ sẽ bị mất điểm.
Khi làm bài thi môn Sử, cần làm một cách khách quan, không đưa ý kiến cá nhân vào,
bởi đó là việc của các nhà sử học.
Luyện thi đại học Môn Địa:

Đối với môn Địa, việc làm như Văn và Sử sẽ phản tác dụng. Hãy gạch từng ý rõ
ràng và rành mạch, ý nhỏ hơn nên thụt vào một khoảng nhất định. Trình bày một cách
rõ ràng sẽ gây thiện cảm với người chấm. Đối với kiếu bài vẽ biểu đồ, nên nắm vững
các dạng biểu đồ qua từ khóa để nhận dạng cho đúng. Ví dụ như có “tỉ lệ” thì các bạn
cần nghĩ ngay đến biểu đồ tròn, miền hoặc cột chồng, sau đó cần xem số lượng nằm
trong dữ liệu để chọn cho đúng. Biểu đồ chiếm tới 3 điểm, ranh giới giữa đỗ và trượt
nằm ở đây, do đó, lời khuyên của tôi là bạn nên bấm máy 3 lần trước khi điền vào bài
thi. Tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc về số liệu trong khi còn thừa thời gian hoang phí để
rồi khi thi xong mới nuối tiếc “biết thế mình tính lại”.
Một chia sẻ khác từ Facebook.com/CTYTNHHMinhTuan
Lịch sử - thà viết lầm còn hơn bỏ sót
Lịch sử là môn cao điểm nhất của tôi không chỉ trong kỳ thi đại học mà trong mọi
kỳ thi trước đó, mặc dù tôi không phải là dân chuyên sử. Bí quyết của tôi được rút gọn
trong một câu phương châm cải biên là “thà viết lầm còn hơn bỏ sót”.
Lịch sử được tạo thành từ ngày tháng, cũng như các bạn, tôi cũng lẫn lộn lung
tung ngày tháng năm. Nhưng chúng ta không thể nói sự kiện mà bỏ qua thời gian. Cách
làm của tôi là nếu không nói chính xác được thì nói gần chính xác. Ví dụ, ngày
22/9/1940 phát xít Nhật bắt đầu tiến công phía Bắc nước ta, nếu không chắc chắn là
ngày hai mươi mấy tháng 9, tôi sẽ viết cuối tháng 9, hoặc tháng 9/1940, tệ hơn nữa thì
viết khoảng cuối năm 1940. Tôi tin nếu may mắn giám khảo sẽ cho tròn điểm chi tiết
đó, còn không thì cũng chỉ trừ 0,25 hoặc 0,5 mà thôi.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 4 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Lúc làm bài, nếu không nhớ chính xác trong năm 1963 có sự kiện hòa thượng
Thích Quảng Đức tự thiêu hay không, tôi sẽ viết vào bài làm là có. Thường thì giám thị
sẽ cho điểm chi tiết đúng, bỏ qua chi tiết sai, nên nếu chi tiết này sai cũng không sao,
còn nếu đúng mà thiếu thì thật tiếc biết bao. Đó chính là cách thức giúp tôi giành điểm
cao Lịch sử.

Địa lý - Hãy tận dụng các bản tin
Đối với môn địa lý, tôi cho rằng bản tin thời sự trong nước và bản tin dự báo thời
tiết của VTV vào buổi tối có tác dụng rất tốt. Thường thì các bản tin sẽ nói về tình hình
nuôi trồng của bà con nông dân, việc đánh bắt thủy hải sản, việc trồng và khai thác rừng
cũng như nền công nghiệp với những nhà máy, công trình, rồi tình hình khí hậu nơi nào
nắng nóng thường xuyên, nơi nào có mưa nhiều
Theo dõi các bản tin chừng một tháng bạn sẽ hình thành một nền tảng kiến thức
khá đầy đủ về đất đai, sông ngòi, khí hậu, đời sống của nhân dân ở các vùng miền trên
khắp đất nước. Hơn nữa, đây là những kiến thức thực tế, được tiếp thu qua màn ảnh nên
rất sinh động, dễ nhớ. Để bổ sung thêm, bạn nên thường xuyên xem bản đồ Atlat, đó là
nơi mà đời sống địa lý của đất nước ta được thể hiện rõ nhất bằng hình vẽ.
Một phần quan trọng của bài thi địa lý là vẽ biểu đồ, nên một trong những điều
đầu tiên khi học địa lý là bạn phải nắm vững cách vẽ biểu đồ. Khi nào thì vẽ biểu đồ
cột, khi nào thì vẽ biểu đồ tròn, khi nào thì vẽ biểu đồ miền… đều có “từ khóa” để bạn
nhận ra. Ví dụ đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ tỷ lệ” tức là bạn phải vẽ biểu đồ tròn. Bạn nên
dành một vài ngày để tập vẽ biểu đồ cho đẹp và nhanh, trước khi đi thi phải chuẩn bị
đầy đủ các loại thước eke, thước đo độ, compa, bút chì, gôm, máy tính để tính số liệu…
Các bí quyết của tôi rất đơn giản và dễ áp dụng. Chính nhờ những bí quyết này
mà tôi, một học sinh khá, đã may mắn trở thành người có điểm thi đại học cao nhất
trường trung học phổ thông của mình, được nhận học bổng khuyến khích học tập của địa
phương. Tôi tin rằng, những bí quyết trên cũng có thể giúp các bạn. Chúc các bạn may
mắn, sớm trở thành tân sinh viên vào mùa tựu trường tới.
Điều cuối cùng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là tâm lí một số bạn thi khối C lo
là “liệu giọng Văn của mình có hợp với người chấm hay không?”. Các bạn hãy yên tâm
về vấn đề này, việc chấm bài thi ĐH là một việc quan trọng, có nhiều giáo viên sẽ cùng
chấm bài của các bạn, nó hoàn toàn khách quan. Điều quan trọng giữ tâm lí thật thoải
mái khi làm bài, làm xong một môn nào đó hãy bình tĩnh làm những môn tiếp theo bởi
đơn giản kết quả thi ĐH là kết quả của ba môn chứ không phải một hay hai môn. Với tư
cách một người bạn đã trải qua những ngày tháng khó khăn của kì thi và đã vượt qua nó,
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/

Page 5 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
tôi chúc các bạn vượt vũ môn thành công vào cánh cổng trường ĐH mà các bạn mong
muốn.
Thủ khoa 26 điểm Học viện Báo chí - Tuyên truyền năm 2011 (địa 9,25, sử 9) Phùng
Thị Phương Thúy chia sẻ thêm:
Thủ khoa HV Báo chí - Tuyên truyền năm 2011
Phùng Thị Phương Thúy
Thúy cho biết biết sắp xếp thời gian làm bài cho phù hợp, nếu không sẽ rất tiếc
khi hết giờ rồi mà bài vẫn chưa xong.bí quyết: Đạt 9,25 điểm môn địa lý, không có
nghĩa là phải thường xuyên thức trắng đêm học bài. Trong toàn bộ đề thi địa lý, câu vẽ
biểu đồ và nhận xét bao giờ cũng dễ “ăn” điểm nhất. Vì vậy, các thí sinh nên thật chú ý
nhận dạng biểu đồ, chia tỷ lệ và vẽ cho chính xác.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 6 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Nhận xét về biểu đồ cần những thông tin ngắn gọn, rõ ràng. Ví dụ “Nhìn vào biểu
đồ cho thấy sự tăng, giảm, biến động của đối tượng”. Những nguyên nhân cho các
hiện tượng này, thí sinh cũng nên ghi cụ thể sau phần nhận xét.
Lương Thùy Vy thủ khoa kỳ thi TN Đà Năng, Thủ khoa ĐH học Luật
TPHCM 2013 (Sử: 9,5 - Địa: 10)
Tân thủ khoa ĐH học Luật TPHCM Lương Thùy Vy cũng chính là cô bạn học
giỏi đều các môn đã đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 tại Đà Nẵng với 57
điểm (Sinh: 10; Hóa: 10; Toán: 10; Ngoại ngữ: 10, Văn: 8,5; Địa: 8,5).
Lương Thùy Vy, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại Đà Nẵng, vừa
trở thành tân thủ khoa ĐH Luật TPHCM.
Chia sẻ với PV Dân trí, Thùy Vy cho biết em hoàn toàn bất ngờ khi đón tin
mình thi đỗ thủ khoa ĐH Luật TPHCM từ một thầy giáo trong Ban Đào tạo của

trường. Bởi theo Vy thì: “Em chỉ gắng làm bài thi hết mình và làm bài khá tốt, nhưng
các bạn thi cùng em khi thi xong cũng rất vui vẻ vì làm bài được. Em còn đang lo rứa
mà…, nên nghe tin em rất bất ngờ”.
Trong 4 thủ khoa cùng đạt tổng điểm 26,5 của ĐH Luật TPHCM năm nay, chỉ
có Vy là thi khối C. Em đạt điểm các môn cụ thể Văn: 7 điểm - Sử: 9,5 điểm - Địa: 10
điểm. Vy bất ngờ, nhưng có thể không quá bất ngờ với các thầy cô, bạn bè ở trường
THPT Lê Quý Đôn khi hay tin cô bạn thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp, lập “cú đúp” thủ
khoa khi đỗ đầu vào Trường ĐH Luật TPHCM.
Là lớp chuyên Sử Vy tự tin khi chia sẻ bí quyết về môn học này. Vy nói về
phương pháp học của mình: “Trước tiên, em luôn đọc hết các bài trong sách giáo khoa
để nắm kiến thức khái quát. Sau đó, em mới học hiểu chi tiết từng chương, bài. Lịch
sử, giống như dòng chảy của thời gian, từ chương này sang chương khác luôn có sự
liên kết với nhau. Một bí quyết nhỏ khi học môn Sử, cũng như các môn học khác của
em là vừa học vừa viết những ý chính của bài học ra giấy để khắc sâu kiến thức”.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 7 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Học chuyên Sử, từng đoạt giải Nhì và giải Ba môn Sử trong các kỳ thi học sinh
giỏi cấp quốc gia năm học lớp 11 và 12, theo Thùy Vy, để bài thi được trọn vẹn thì
khi làm bài không chỉ trình bài kiến thức, mà phải viết thành bài luận hoàn chỉnh có
mở, có kết, có câu dẫn dắt chuyển tiếp để liên kết các ý trong sự kiện, vấn đề mà câu
hỏi đề thi đưa ra”.
Đáng nể Thùy Vy là cô học trò lớp chuyên Sử lại đạt điểm 10 tuyệt đối với bài
thi đại học môn Địa lý. Vy không theo phương pháp học thuộc lòng, học vẹt, bởi theo
em, “với kiểu học này, rất dễ quên một ý là quên sạch cả bài”.
Với môn Địa, Vy cũng học theo phương pháp học hiểu nắm kiến thức tổng
quát, sau đó mới phân ra từng phần địa lý tự nhiên, xã hội… Khi học môn Địa, cô bạn
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 8 of 32

Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
lập “cú đúp” thủ khoa tốt nghiệp THPT và thủ khoa đại học nhận ra: “Các bài học
trong môn học này cũng có mói liên kết logic với nhau. Nên khi học bài này, em
thường liên hệ với kiến thức của bài kia để xâu chuỗi kiến thức và nhớ lâu. Thêm nữa
là phải luyện kỹ năng đọc hiểu đề thi yêu cầu thí sinh vẽ biểu đồ, phần này quan trọng
vì thường chiếm tới 3 điểm trong đề thi. Khi vẽ biểu đồ phải chú ý chú thích rõ từng
chi tiết để không bị mất điểm nhỏ”.
Hầu như không đi học thêm mà vẫn học giỏi đều các môn, thi tốt nghiệp
THPT, Vy là thí sinh đạt tổng điểm cao nhất ở Đà Nẵng, nhưng Vy cho biết: “Em
không phải học ngày, cày đêm miệt mài; mà quan trọng với em là có thời khóa biểu
hợp lý. Trong suốt giờ học phải tập trung cao độ, để học có hiệu quả nhất.
Về lí thuyết, để nắm chắc kiến thức, Vy đã phân loại toàn bộ nội dung cần học từ tổng
quát đến chi tiết và ngược lại. Theo Vy, trước khi học cần phải xác định được những
nội dung chính và phụ của từng chương, từng bài.
Để không bị quên kiến thức Vy đã tập cho mình lối tư duy đồng tâm khái quát.
Ví dụ, trong chương trình học, Vy phân loại thành Địa tự nhiên và xã hội. Trong đó,
Địa tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, đất, sông ngòi, tài nguyên thiên
nhiên ; Địa lý xã hội bao gồm lịch sử phát triển lãnh thổ, dân cư (dân số, chủng
tộc ), các ngành kinh tế (nông, công nghiệp, dịch vụ ). Theo Vy, đây là cách phân
loại đơn giản, dễ hiểu nhất.
Phần đầu của chương trình học lớp 12 môn Địa phân tích các yếu tố tự nhiên -
xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công
nghiệp và ngư nghiệp. Còn phần sau đi vào phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội,
mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Tuy nhiên, Vy khuyên các thí sinh không
nên học tách rời hai phần này hay học tủ 7 vùng kinh tế mà nên nắm chắc cả hai phần
vì chúng có thể bổ sung cho nhau. Phần 1 bổ sung cho phần 2 và ngược lại phần 2
chính là những minh chứng cụ thể cho phần 1.
"Khi đã nắm vững những khái niệm tổng quát nhất, các bạn nên tiếp tục đối
chiếu với từng vùng, chú ý những thế mạnh yếu của từng vùng rồi so sánh ưu nhược

giữa các vùng có nhiều tương đồng hay khác biệt về mặt tự nhiên hay KT - XH để
vừa dễ nắm kiến thức vừa tập thói quen tư duy so sánh", nữ sinh cho hay.
Theo Vy, trước tiên cần phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa và tích lũy từ
sách báo là thí sinh đã có thể thể nắm vững định hướng phần lí thuyết môn Địa. Tuy
nhiên trong nhiều trường hợp, khi làm bài thi không nhất thiết phải viết nguyên văn
diễn đạt trong sách giáo khoa mà chúng ta nên dựa trên cách hiểu của mình, mình có
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 9 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
thể làm chủ ngòi bút, vận dụng uyển chuyển cũng cùng một nội dung kiến thức cho
nhiều dạng đề khác nhau để có thể ghi điểm trong mắt giám khảo.
Về kĩ năng vẽ biểu đồ, Vy cho rằng đây là phần thi dễ ăn điểm nhất nếu các thí sinh
chịu khó rèn luyện.
Trong phạm vi các kì thi tốt nghiệp hay ĐH ,đề thi thường ra dạng vẽ biểu đồ
tròn, cột, miền, đường hoặc biểu đồ kết hợp. Cách vẽ các dạng biểu đồ này được
hướng dẫn rất cụ thể trong chương trình học. Tuy nhiên trong quá trình làm bài, cần
phải xác định đúng dạng biểu đồ cần vẽ nếu không thí sinh sẽ "mất trắng" điểm câu
này.Để có tốc độ vẽ nhanh thí sinh cần phải rèn luyện kỹ năng vẽ để tiết kiệm thời
gian làm phần lý thuyết.
Để tránh gặp khó khăn trong việc đạt điểm tối đa câu hỏi nhận xét, phân tích, Vy
thường chịu khó làm nhiều bài tập. Trước khi làm cần phải xác định được yêu cầu của
đề; khi chỉ ra các con số trong biểu đồ chúng ta cần phải vận dụng các kiến thức lý
thuyết đã học để nhận xét nguyên nhân có con số này và những hiện tượng địa lí có
xu hướng tăng, giảm, biến động
Trong những năm gần đây, đề thi khối C nói chung và đề Địa nói riêng thường
mang tính chất mở. Do đó ngoài việc học các kiến thức trong sách giáo khoa, theo cô
sinh viên trường Luật, cần có những hiểu biết về thời sự hằng ngày. Vy cho rằng nếu
vận dụng được những kiến thức thời sự, bài thi sẽ được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên
không nên tham lam, khoe khoang kiến thức bằng việc viết thật nhiều những gì mình

biết mà phải bám sát nội dung đề thi.
"Việc học môn Địa cũng sẽ hiệu quả hơn nếu các bạn kết hợp với Atlat, lối học
giàu hình ảnh sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc học các tiểu tiết như phân bố
của các loại khoáng sản, nhà máy điện, sông ngòi ", cô gái nói và cho biết môn Địa
có sự liên kết chặt chẽ giữa việc học lý thuyết và thực hành thường xuyên. Ngoài kiến
thức trong sách giáo khoa thì kỳ thi tuyển còn phân loại đánh giá thí sinh dựa trên khả
năng phân tích, tổng hợp, đánh giá vấn đề của thí sinh. Muốn đạt điểm cao, cách tốt
nhất là rèn cho mình những kỹ năng cần thiết.
Kiểm soát thời gian trong phòng thi là yếu tố vô cùng quan trọng
-Cô thủ khoa cho rằng cần phải thận trọng trong việc phân chia thời gian cho các câu
hỏi dựa trên điểm số của từng câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau để tận dụng
triệt để quỹ thời gian cho phép. Để phân chia thời gian hợp lý, nên dành khoảng 15
phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi, vạch ra dàn ý đại cương cho câu hỏi rằng sẽ
trả lời những ý gì. Nếu bỏ qua công đoạn này, khi làm xong các câu dễ đến câu
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 10 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
khó, thí sinh sẽ không còn thời gian lập dàn ý. Lúc đó thường sẽ có tâm lý hoang
mang, rất khó tập trung để suy nghĩ ra câu trả lời đúng nhất.
"Mỗi câu tôi cần phải xác định mình phải viết cái gì. Sau đó tôi phân chia thời gian
cho từng câu và bắt đầu làm bài, khi hết thời gian cho mỗi câu tôi cố gắng chốt lại vấn
đề thay vì tiếp tục tham lam ăn bớt thời gian của câu khác. Trong quá trình làm cũng
có thể bạn sẽ nhớ ra những ý mới, ngay lập tức hãy viết nó ra giấy nháp sau đó sắp
xếp nó nằm ở đâu trong bài thi", Vy chia sẻ.
Cách trình bày bài thi cũng là yếu tố để ghi điểm với giám khảo.
Thí sinh không nhất thiết phải viết thật đẹp, song cần rõ ràng, dễ đọc. Cố gắng
dùng ngôn ngữ phổ thông, hạn chế dùng tiếng địa phương vì có thể giám khảo không
hiểu nghĩa. Trình bày bài thi rõ ràng, dễ hiểu.
"Để có kinh nghiệm làm bài thi các bạn cũng nên tham gia các kỳ thi thử và hãy đặt

tâm lý như đi thi thật để biết được khả năng của mình. Tuy nhiên, không nên thi thử
quá nhiều khi kiến thức còn non, nó sẽ tạo ra tâm lý mất tự tin mà thay vào đó hãy
dành thời gian ôn tập lại những kiến thức đã học", Vy chia sẻ.
Với ưu thế sở hữu các giải thưởng môn Sử cấp quốc Gia, Vy có thể nộp hồ sơ
đăng ký xét tuyển, để chỉ cần thi đạt điểm sàn là Vy có thể được xét tuyển thẳng vào
ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh; nhưng cô bạn đã không nộp đơn xét tuyển. Vy nói lên suy
nghĩ của mình rằng em sợ nếu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và có ưu thế, em sẽ chủ
quan, nên em không nộp để đi thi với nổ lực hết mình. Trước đây, vì đã từng chủ quan
mà có lúc em đã không đạt được thành tích mà lẽ ra em có thể đạt được. Em xem đó
như bài học để luôn nhắc mình khi học hay làm gì cũng phải cố hết sức, để kết quả có
như thế nào mình cũng có thể thoải mái mà không hề nuối tiếc rằng mình đã cố hết
sức rồi”.
“Đừng học thuộc lòng, hãy học – hiểu” là chia sẻ của Trần Thu Huyền thủ khoa khối
C năm 2012 trường ĐH KHXH&NV Hà Nội với số điểm 25.5
Học tập dưới mái trường cấp III THPT chuyên Vĩnh Phúc, cái nôi của các thủ
khoa Đại học, Trần Thu Huyền vinh dự là một trong những thủ khoa khối C năm
2012 trường ĐH KHXH&NV Hà Nội với số điểm 25.5.
Thu Huyền chia sẻ: “Khối C cần học thuộc xong học thuộc không phải là tất
cả. Với cách ra đề thi như những năm gần đây thì Huyền cho rằng: học thuộc cũng
chưa chắc đã có thể làm được bài. Quan trọng là phải học hiểu. Hơn nữa hãy học Sử
không chỉ vì mục đích thi đại học mà còn là để bồi đắp kiến thức và tâm hồn cho
chính bản thân mình.”
Môn Sử yêu cầu lượng kiến thức khá nhiều và phải đào sâu nên người học
trước hết phải chăm chỉ. Đồng thời phải đọc thật nhiều sách để làm phong phú thêm
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 11 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
khối kiến thức. Học Sử nhưng không thể lơ là các môn tự nhiên để tận dụng cách tư
duy từ các môn tự nhiên cho việc học Sử thêm hiệu quả.

Phạm Thị Trang đồng thủ khoa khối C năm 2012 Trường ĐH Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội khuyên hãy xem thật nhiều phim về lịch sử
Xem phim cũng là một cách học Sử rất nhiệu quả mà bạn Phạm Thị Trang
đồng thủ khoa khối C năm 2012 Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã
trải nghiệm. Những bộ phim lịch sử thường đi vào lòng người xem và để lại rất nhiều
cảm xúc. Từng nhân vật, từng bài hát hay từng cảnh phim lại gắn với các giai đoạn
lịch sử khác nhau. Chính điều này đã giúp bạn ghi nhớ các sự kiện một cách sễ dàng
hơn.
Bên cạnh đó, Trang còn bật mí: “Bí kíp học Sử của mình là ghi những sự kiện
ngày tháng năm có ý nghĩa quan trọng vào những tờ giấy nhớ nhỏ nhiều có màu sắc
rồi dán trên tường, trong phòng hoặc những chỗ mà mình hay qua lại để mỗi lần gặp
lại là thêm một lần nhớ lại.”
Nhờ có một thái độ học tập tốt và phương pháp khoa học, Trang đã giành số
điểm 8.5 cho môn Lịch sử.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 12 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Thủ khoa khối C năm 2011 – Khoa Luật, Đại học Quốc Gia HN 26đ, bạn Bùi Thị
Vân Anh nói: “Trên con đường thành công không có giấu chân của kẻ lười biếng”
Bùi Thị Vân Anh chia sẻ: “Hãy xác định cho mình một mục tiêu cố gắng trước
khi bắt tay vào học Sử.” Không khí học tập thoải mái cũng là yếu tố quan trọng giúp
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 13 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
cho quá trình tiếp thu. Hãy học bằng nhiều tư thế: đọc, viết, ngẫm
Ngoài ra, Vân Anh còn chia sẻ những “bí kíp” nhớ năm, giai đoạn lịch sử rất
hiệu quả mà bản thân bạn đã chiêm nghiệm:
- Khi nhớ tới các sự kiện hãy liên tưởng tới những ngày quan trọng của bản thân hoặc

người thân mình: sinh nhật, ngày lễ lớn,… để dễ nhớ.
- Những sự kiện thường có số từ 1 tới 9. Trong đó số 1 luôn đứng đầu tiên của năm.
Do đó hãy có sự liên hệ giữa từng con số. Ví dụ: năm 1939- chiến tranh thế giời thứ
hai bùng nổ. Bạn hãy có sự liên hệ giữa 4 số này: số đầu là số 1, số hàng trăm và đơn
vị giống nhau, số hàng chục là số mà bình phương lên là số hàng trăm.
- Nhìn những sự kiện đó rồi nhắm mắt vào liên tưởng tới những gì diễn biến trong sự
kiện đó.
Đó chính là những bí kíp giúp Vân Anh ghi được số điểm 8.5 cho môn Lịch sử trong
kì thi Đại học của mình.
Trần Thị Bích Hường, thủ khoa khối C 2011 Đại học Quốc Gia Hà Nội (sử 9)
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 14 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Là thủ khoa và là thí sinh có điểm Sử cao nhất trường Đại học Quốc Gia Hà
Nội với 9 điểm chia sẻ: “Để học tốt môn Sử hãy sắp xếp thời gian học của bạn thật
khoa học và hợp lí”.
Cần phân bố thời gian học trên lớp và ở nhà. Trên lớp chủ động tiếp thu kiến
thảo luận với bạn bè để nhớ bài lâu hơn. Ở nhà, hãy ôn lại bài và tìm đọc các câu
chuyện về danh nhân, về những sự kiện nổi tiếng thế giới để mở rộng kiến thức.
Ngoài ra nên kết hợp học với giải trí. Bích Hường thường học trong khoảng 45
phút rồi nghỉ ngơi, đọc báo, nghe nhạc.
Khi vào phòng thi, hãy giữ cho tinh thần được thoải mái và vui vẻ. Đọc lướt
qua câu hỏi một lần rồi phân phối thời gian hợp lí cho từng câu. Trước khi viết bài
vào giấy thi, Bích Hường thường viết ra nháp những ý quan trọng để lúc viết bài
từng ý mạch lạc, rõ ràng và không bị trùng lặp. “Mình trình bày mỗi ý thành từng
đoạn và viết bài có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.”
Bài viết có hay và mạch lạc thì mới thể hiện được hết kiến thức và sự hiểu biết của
mình.
Ở mỗi người lại có những phương pháp học tập khác nhau. Hi vọng kinh nghiệm của

các thủ khoa sẽ phần nào giúp ích cho các sĩ tử khối C trong việc ôn thi môn Sử được
tốt hơn nữa !
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 15 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Thầy Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ
An bày mẹo làm bài thi môn Sử khối C đạt 8 điểm
Thứ nhất: Phân bổ thời gian hợp lý, mẹo đối phó khi đề Sử quá dài
Cấu trúc chương trình và nội dung sách giáo khoa hiện hành cũng như trong
cấu trúc đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2013 đều có 2 phần trong đề thi :
phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới và tương xứng với 2 phần kiến thức đó là 2
phần .
Phần chung (phần bắt buộc )cho tất cả các thí sinh với 3 câu hỏi với tổng điểm
cho 3 câu của phần này là 7,0 điểm, thuộc phần kiến thức lịch sử Việt Nam. Phần
riêng ( phần tự chọn ) thuộc phần kiến thức lịch sử thế giới với tổng điểm là 3,0, gồm
2 câu theo chương trình chuẩn và nâng cao, thí sinh chỉ được chọn và làm một trong 2
câu đó tuỳ theo năng lực, sở trường.
Phần kiến thức lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70% lưu lượng và thời gian
trong chương trình sách giáo khoa và cũng là phần thi với nhiều câu hỏi nhất trong đề
thi môn Sử với tổng là 7,0 điểm. Như vậy, đây là phần kiến thức mà thí sinh phải
giành nhiều nhất về mặt thời gian làm bài của 180 phút cũng như số lượng ký tự, số
trang viết trên tờ giấy thi.
Ở phần kiến thức lịch sử thế giới: thí sinh chỉ làm 1 câu trong 2 câu tự chọn,
với số điểm là 3,0. Vậy, ở phần thi này tuỳ theo mức độ khó hay dễ, thí sinh chỉ nên
giành khoảng từ 30 đến 40 phút là vừa.Tuy nhiên, dù chỉ là một câu, với 3,0 điểm
nhưng xin các thí sinh lưu ý là muốn làm bài thi đạt kết quả cao, các em nên phải làm
hết các câu hỏi của 2 phần thi trong đề thi .

Khi làm câu phần lịch sử thế giới, các em nên cân đối thời gian làm bài cho

hợp lý, tránh tình trạng “tham lam” cả về trình bày kiến thức và thời gian khi làm
phần lịch sử thế giới (khi các em chọn làm phần này trước), các em sẽ bị thiếu thời
gian khi làm phần nhiều điểm nhất.
Thứ 2 là: Chú ý thứ tự làm bày các phần
Trong cấu trúc trình bày của đề thi tuyển sinh môn Sử theo thứ tự từ phần lịch
sử Việt Nam trước, phần lịch sử thế giới sau. Khi làm, tuỳ vào khả năng của mình, thí
sinh phải rất linh hoạt, không nhất thiết phải trình bày theo đúng thứ tự phần thi và
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 16 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
câu hỏi. Phần nào, câu nào dễ thì làm trước, khó làm sau và tổng điểm không bao giờ
thay đổi.
Điều cuối cùng mà tôi xin được dặn dò và nhắc nhở các thí sinh là trong quá
trình làm bài thi môn Sử, các em luôn theo dõi thời gian (qua đồng hồ đeo tay hay
đồng hồ treo tường trong phòng thi, nếu có ) để phân chia thời gian làm hết các câu,
tránh làm bài thi theo kiểu ngẫu hứng , tuỳ tiện và lan man, dài dòng.
Sau khi canh thời gian hợp lý để làm hết các câu, các em nên giành khoảng 10
phút đọc nhanh lại bài thi để rà soát lại kiến thức và các lỗi sơ suất, thiếu sót trong bài
thi, viết đầy đủ các thông số định vị trên phía bên phải tờ giấy thi yêu cầu về học và
tên, số báo danh, phòng thi, số lượng tờ giấy thi của bài thi, thứ tự tờ của bài thi, đặc
biệt ở những bài thi có nhiều tờ giấy thi.
Nếu trong bài có bắt buộc phân tích, đánh giá, nêu ý kiến riêng, các thí sinh
nên lưu ý rằng, dù các câu hỏi của đề thi dễ hay khó, đề thi yêu cầu trình bày sự kiện,
kiến thức hay so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, khi trình bày
kiến thức phải rõ ràng, mạch lạc giữa các luận điểm. Không viết gộp nhiều luận điểm
trong khi trình bày.
Phải tách ý, hết một ý lớn nên xuống hàng chứ không được trình bày bài thi
theo kiểu gạch đầu dòng, lập dàn ý.Khi các em trình bày hết những phần kiến thức cụ
thể, nên có thêm ít dòng tiểu kết lại bằng những cụm từ kiểu như “Như vậy”, “Tóm

lại” mà nội dung của nó thường khái quát , khẳng định lại hay nhận xét, đánh giá
chung một cách cô đọng phần mà các em vừa trình bày.

Mẹo xử lý làm bài đăng trên facebook.com/group/camnangdh2014
Khi gặp câu hỏi quá khó
Trước khi làm bài, thí sinh nên phân tích đề và xác định yêu cầu của từng câu
hỏi, câu dễ làm trước, khó làm sau.
Đây là dạng câu hỏi tương đối khó ( thường gọi là đề chìm ) để phân loại, đánh
giá được năng lực của thí sinh khá và giỏi. Câu hỏi này thường yêu cầu thí sinh không
chỉ nhận biết trình bày sự kiện, kiến thức mà là phân tích, đánh giá sự kiện đó đó theo
kiểu không phải là “như thế nào” mà là “tại sao”, “vì sao”
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 17 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Khi làm câu hỏi dạng này, thí sinh nên bình tĩnh, không quá lo sợ hay hoang
mang, đọc kỹ xem yêu cầu của câu này nằm ở cụm từ nào, vế nào của câu ? Thực
chất của câu đó bắt mình trình bày, lý giải vấn đề gì ? Và dù câu khó ở mức độ nào,
thì kiến thức của câu đó đều nằm trong chương trình của sách giáo khoa và không ra
trong kiến thức đã “giảm tải” mà Bộ GD&ĐTđã ban hành và thực hiện 2 năm học
nay.
Làm sao để sắp xếp 1 hệ thống các cột mốc thời gian
Theo tôi, khi làm bài thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng nói chung và đối
với với các môn thi theo hình thức tự luận khối C nói riêng, một phần việc tuy không
mất quá nhiều thời gian của thí sinh là phải nên làm trên giấy nháp trước khi viết vào
bài thi. Đối với môn Sử, đây là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện mốc
thời gian nên trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em phải đọc kỹ yêu cầu của đề,
dùng bút ghạch chân hay khoanh tròn những cụm trên từ đề thi những cụm từ toát lên
nội dung và yêu cầu của từng câu.
Sau đó, thí sinh nên nhanh chóng làm đề cương sơ lược ( hay còn gọi là lập dàn ý )

vào giấy nháp. Đây là kỹ năng quan trọng đối với các môn thi tự luận, đặc biệt là môn
Sử để giúp thí sinh hạn chế được nhiều sự lúng túng trong khi trình bày bài thi, tránh
được sự sai sót và nhầm lẫn sự kiện.
Tuy nhiên, cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Sử trong những
năm gần đây thường có xu hướng bớt dần việc yêu cầu thí sinh trình bày, liệt kê sự
kiện ( kỹ năng nhận biết sự kiện, kiến thức ) mà trên cơ sở những kiến thức, sự kiện
lịch sử cơ bản yêu cầu các em biết trình bày ý nghĩa, nhận xét, đánh giá tác động của
sự kiện đó, vấn đề đó trong tiến trình lịch sử và khả năng liên hệ, xâu chuỗi các sự
kiện lại với nhau (kỹ năng thông hiểu, vận dụng ).

Cẩn thận từ những điều nhỏ nhất
Thứ nhất, trong hộp viết luôn có từ 2 - 3 cây bút cùng màu, loại mới.
Các thí sinh nên chuẩn bị 2 cây bút bi/ bút nước cùng một màu chữ. Nên là
màu xanh hoặc đen để thầy cô chấm bài thấy rõ. Nên sắm bút mới, Nhiều loại bút
cùng hãng sản xuất nhưng cây xài rồi lại có màu tối hơn cây mới. Ngoài ra, không sử
dụng 2 kiểu chữ viết trong một bài thi và không tẩy, xoá nhiều làm bẩn hoặc rách bài
thi cũng là điều "tối kỵ" cần tránh.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 18 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Thứ hai, về mặt quy chế thi tuyển sinh, thi tuyển sinh đợt 1 vừa qua đã cho thấy vẫn
còn nhiều thí sinh bị lập biên bản và đình chỉ thi vì những lỗi rất đơn giản là mang
những vật dụng không được phép vào phòng thi, nhất là điện thoại di động.
Thứ ba, hãy tự tin nhưng không chủ quan. Đến thời điểm này, tuy đã học xong kiến
thức, đã trải qua ít lần thi thử và nhiều em đã chuẩn bị sẵn sàng mong chờ đế ngày “tỉ
thí” nhưng không nên chủ quan. Bộ GD&ĐT đã khuyến cáo trên các phương tiện
truyền thông rằng đề thi sẽ không quá khó trong tất cả các câu. Kiến thức của đề thi
là cơ nằm trong chương trình sách giáo khoa môn Lịch Sử 12 THPT.
Thứ tư, về mặt tâm lý, nhiều em trước khi thi ít ngày thường hay có thói quen võ

đoán đề thi trong những giấc mơ hay những phán đoán hoàn toàn thiếu cơ sở rằng, đề
thi năm sẽ ra phần này, câu này chứ không ra phần kia, câu kia. Có thể vấn đề này,
câu hỏi kia năm ngoái đã ra, năm nay vẫn có thể ra nhưng cách đặt câu hỏi khác hoặc
câu hỏi hay vấn đề mang tính chất liên quan. Nếu “học tủ” sẽ dẫn đến hồi hộp, căng
thẳng trước giờ thi.
Không ít thí sinh vì đoán mò để “tủ” vấn đề kiến thức, khi đọc xong đề thi mà không
“trúng” những vấn đề mà mình ôn tập làm cho thí sinh hoang mang về mặt tâm lý, bị
động trong quá trình làm bài dẫn đến bị “tủ đè”. Vì vậy, trong giai đoạn “nước rút” ,
các em không được “học tủ”, “ôn tủ” và dồn mọi nỗ lực và thời gian cuối cùng theo
kiểu suy đoán mơ hồ, may rủi và hoàn toàn thiếu cơ sở như thế.
Học hết các kiến thức cơ bản, trọng tâm trong chương trình mà Bộ GD&ĐT đã “giảm
tải” sẽ giúp các thí sinh tự tin khi vào phòng thi và trong quá trình làm bài. Nếu còn
chưa thật an tâm, các em nên rà soát lại kiến thức một cách nhẹ nhàng và khái quát
hoá, hệ thống lại một lần nữa những kiến thức cơ bản trong chương trình
Mẹo nhớ lâu môn Lịch sử đăng trên Facebook.com/nguyenvanthevn
+Tập nhớ ngày sinh của bạn bè
Mình có thằng bạn sinh ngày 9 tháng 2, hình như ngày này mình đã thấy đâu
đó khi đọc sách sử. Đúng rồi, đó là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 do
Nguyễn Thái Học đứng đầu mà.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 19 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Còn nhỏ Lan lớp mình sinh ngày 7 tháng 5. Cố nhớ xem có trùng vào sự kiện
nào không nhỉ? À, ngày đó chẳng phải là ngày kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ
chấn động địa cầu năm 1954 sao!
Tháng 8 là tháng lớp mình có nhiều người sinh nhất. Nhỏ Út sinh 16 tháng 8,
nhỏ Nga sinh 17 tháng 8, Nam Béo sinh 19 tháng 8, Hải Sêkô sinh 25 tháng 8. Trong
những ngày đó, có ngày nào trùng với sự kiện lịch sử không nhỉ?
Xem nào, ngày 17 không trùng sự kiện nào. Ngày 16 thì sao? Đó là ngày khởi

nghĩa Tháng Tám thắng lợi ở Thái Nguyên. Ngày 19 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội và
ngày 25 khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn.
Với cách nhớ trên, các bạn vừa có thể nhớ lâu ngày sinh nhật của bạn bè mình,
lại vừa có thể nhớ các mốc sự kiện một cách lâu nhất.
Mở rộng hơn, bạn có thể lựa chọn những ngày đáng nhớ khác như ngày mình và nhỏ
H quen nhau; ngày mình vào học lớp 10; ngày mình đi thi học sinh giỏi; ngày lớp
mình liên hoan…Để rồi, với mỗi mốc đáng nhớ ấy, bạn sẽ gắng tìm để gán cho nó
một sự kiện lịch sử rồi ghi nhớ chúng
.+ Nhớ 1 được 2
Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra
cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.
Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21
tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9
tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…
Với cách này, bạn cần tìm chính xác từng cặp đôi sự kiện rồi xem xét để xâu chuỗi
chúng lại với nhau theo một sợi dây chung dễ nhớ nhất.
+ Xem phim tài liệu
Hãy xem những cuốn phim tài liệu về Chiến tranh ở Việt Nam, về Chiến dịch
Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…và nhiều cuốn phim tài liệu lịch
sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động.
Những thước phim sống động sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ
nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên
trang sách.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 20 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
Tương tự với “giáo trình” hấp dẫn ấy, bạn có thể học Sử qua tranh ảnh…, nếu
có điều kiện bạn hãy tới thăm quan Bảo tàng quân sự Việt Nam để khắc sâu hơn các

kiến thức mình đã học trên lớp.
+ Cuối cùng: Hệ thống kiến thức trước khi đi ngủ
Bạn hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã
thu lượm được trong ngày.
Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về chiến dịch
Biên giới thu đông 1950, chiến dịch ấy bắt đầu ngày 16 tháng 9; mở đầu ta tấn công
cứ điểm Đông Khê…
Kết thúc chiến dịch ta tiêu diệt và bắt sống trên 11.500 tên, thu trên 3000 tấn
vũ khí, giải phóng thêm 4000km2 đất đai và 35 vạn dân…
Chỉ với ít phút đó bạn có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có
thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã
học của ngày hôm kia, rồi ngày hôm kìa…
Học Sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương
pháp mới, bạn sẽ thấy say mê hơn với môn Sử.
Bí quyết học và thi môn Lịch sử đăng trên www.gominhtuan.com
- Điểm đầu tiên cần lưu ý là không học vẹt, học đối phó theo kiểu nhớ máy móc bài
học mà không hiểu gì. Hãy dành cho môn học này tối thiểu là chút ít tình cảm bởi
lòng tự hào dân tộc và tình yêu thế giới cũng như yêu chính bản thân mình rằng mình
cần phải học tốt để bước vào tương lai.
- “Trăm nghe không bằng một thấy”, thế nên nếu kết hợp việc học lịch sử trong SGK
với việc xem phim tư liệu lịch sử, đọc truyện tranh lịch sử (các NXB Giáo dục, NXB
Kim Đồng, NXB Trẻ có những bộ sách này), thăm Di tích, Bảo tàng (nếu có thể) thì
bạn vừa học lại vừa kết hợp được giải trí mà nhớ lâu vì không gì bằng trực quan sinh
động cả.
- Nguồn tài liệu chính là SGK, còn sách tham khảo đừng mua quá nhiều sẽ không
“ngốn” hết. Hãy chọn cuốn sách tham khảo mà bạn thấy thích, và tối đa chỉ cần hai
cuốn sách tham khảo là đủ.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 21 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon

April 18, 2014
- Các bài học lịch sử đều có vai trò như nhau. Kinh nghiệm cho thấy khi thi lịch sử thì
các chủ đề về kinh tế, văn hóa, xã hội… quan trọng không kém những cuộc kháng
chiến, khởi nghĩa, bởi vậy không học tủ bài nào, không bỏ qua bài nào. Rất nhiều bạn
bị “tủ đè” vì chủ quan.
- Với các bài học. Khi học, trước hết đọc bài, hiểu bài, nhớ bài, thắc mắc thì hỏi thầy,
không dấu dốt, vì nếu không kiến thức phần đó hổng, phần sau bạn sẽ càng mù mờ
hơn. Để học tốt, bạn nên vạch ra những ý chính của bài học kiểu như dàn ý sơ lược.
Đây là phần khung của bài, từ đó bạn sẽ nhớ lâu mà trọng tâm hơn.
- Học tự luận ổn rồi, để củng cố kiến thức, bạn hãy: Thứ nhất, làm trắc nghiệm bài
học trong sách tham khảo. Thứ hai, trao đổi kiến thức bài học với bạn, vừa nhớ lâu,
vừa có thể bổ khuyết phần mình yếu qua việc trao đổi với bạn.
+ Thi Lịch sử sao cho điểm cao?
- Điểm đầu tiên cần tránh, tuyệt đối không đem tài liệu vào phòng thi. Bạn tự làm
mình không tự tin, có tài liệu lo bị bắt, không tập trung làm bài. Có tài liệu chỉ lo việc
quay cóp. Kinh nghiệm cho thấy học trò tự làm theo ý mình trên cơ sở kiến thức đã có
điểm cao hơn học trò học vẹt hoặc quay cóp nguyên xi tài liệu.
- Vào phòng thi, hãy để tinh thần thoải mái, phong thái tự tin, đừng tạo áp lực cho
bản thân. Tất nhiên phải có cơ sở là bạn đã học, ôn bài tốt. Nhiều bạn dù học tốt,
nhưng vào phòng thi là “tim đập, chân run” quên hết kiến thức, đến khi định thần thì
phí 15 – 20 phút rồi.
- Cầm đề thi, đọc vài lần để nắm rõ đề, định hình trong đầu cách làm. 10 phút đầu tiên
hãy vạch dàn ý sơ lược nhất cho tất cả các câu trong đề thi.
- Phương châm làm bài là dễ làm trước, khó làm sau. Câu nào bạn hiểu rõ nhất, hãy
làm trước, lúc đó sẽ tạo cho bạn sự tự tin khi tiếp cận những câu khó hơn vì ít ra bạn
đã làm được một phần bài.
- Căn cứ vào số điểm cho các câu mà làm bài cho đúng dung lượng kiến thức và thời
gian. Không được làm quá dài câu bạn nắm vững kiến thức nhưng điểm câu đó lại
không cao, sẽ làm mất thời gian những câu khác. Nhớ căn mốc thời gian cho từng câu
hỏi.

- Đối với những câu liên quan tới sự kiện, mốc thời gian, nhân vật, nếu nhớ rõ thời
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 22 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
gian, tên nhân vật bạn hãy viết, còn không nên viết. Ví dụ, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nếu không nhớ ngày, thì chỉ ghi tháng 4 năm 1975. Không nhớ ngày, tháng, chỉ ghi
năm. Tên người cũng vậy.
- Làm bài, hãy làm đúng trọng tâm câu hỏi, hỏi gì đáp nấy, đừng lan man kiến thức
dễ lạc đề. Nếu kiến thức rộng, nắm chắc thì hãy liên hệ, mở rộng thêm xung quanh
vấn đề đó nhưng đừng để mất nhiều thời gian quá.
- Làm bài xong, không được ra sớm khi thời gian làm bài đang còn. “Còn nước, còn
tát”, do đó, hãy đọc, soát lại bài làm, chữa câu chữ, dấu câu cho hoàn chỉnh, nghĩ xem
còn phần nào thiếu hay không để bổ sung. Nhiều khi đến phút cuối bạn mới nhớ ra
nên đừng để vì ra sớm rồi đến lúc nhớ phần thiếu, sai mới “à”, “ồ”, “giá như” lại ân
hận cả đời. Nhiều bạn đốt củi dùi kinh sử mấy năm nhưng lại chủ quan trong vài tiếng
làm bài rồi đấy.
10 bí kíp đặc biệt cho 2 môn sử, địa khối C
Khối C với Sử, Địa là nỗi lo của không ít bạn bởi môn nào cũng dài, kiến thức
rộng và khó nhớ. Tuy nhiên 10 bí kíp dưới đây sẽ giúp bạn chinh phục 2 môn “khó
nhằn” này.
Sách giáo khoa, sách giáo khoa và sách giáo khoa
Bí quyết đầu tiên là hãy nắm thật vững những kiến thức trong sách giáo khoa.
Hãy “hô biến” ý nghĩ “phải học từ sách tham khảo thì điểm mới cao” ngay nhé. Đề thi
sẽ chỉ ra xung quanh chương trình ở sách giáo khoa và ba rem cũng dựa vào đó nên
bạn chỉ cần thật “nhuyễn” sách giáo khoa là đã đủ điểm cao rồi.
Nếu bạn không phải là một người học đặc biệt xuất sắc các môn xã hội, thì đừng vội
“nhảy cóc” với sách tham khảo vì như thế sẽ phải ôm đồm một lượng kiến thức rất
lớn và dễ làm bạn nản chí nếu quá sức.
Sách tham khảo chỉ nên sử dụng vào phần mở rộng cho câu trả lời thôi bạn nhé

Chép tay thay vì đọc thuộc
Thay vì cầm quyển sách để đọc thuộc lòng từng chữ một, bạn nên thay thế bằng việc
viết ra những gì đã học. Điều này đã được khoa học chứng minh là hiệu nghiệm đấy.
Bởi việc học thuộc chỉ là ghi nhớ tạm thời trong vỏ não nên sẽ rất dễ bị lãng quên.
Việc ghi chép sẽ giúp khắc ghi thông tin dễ dàng hơn. Điều này lại càng đặc biệt hữu
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 23 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014
ích cho những bạn “chữ gà bới” có cơ hội luyện viết. Chữ rõ ràng sẽ giúp bạn chiếm
cảm tình của người chấm đấy.
Tip nhỏ cho bạn là nên cố gắng chép thật gọn gàng và sạch đẹp. Nếu nhìn một
quyển vở chữ nghiêng ngả loằng ngoằng hẳn bạn sẽ cụt hứng ngay. Kiên nhẫn và cẩn
thận chép đi, chép lại hai ba lần rồi ghim những tờ giấy chép tay đó lại thành một tập
tài liệu cá nhân. Sẽ hơi tốn một chút thời gian và công sức nhưng chắc chắn hiệu quả
của nó đem lại sẽ tốt không ngờ đấy.
Chép tay thay vì học thuộc
Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Nếu bạn đang tự hỏi: “chép 3 cuốn sách Văn, Sử, Địa dày cộp tận hai, ba lần
thì đến bao giờ mới xong?” thì hãy yên tâm nhé, bởi bạn không phải chép lại hoàn
toàn đâu. Hãy đọc kĩ sách giáo khoa và gạch chân những ý chính, xem trong vở ghi
đâu là kiến thức trọng tâm mà thầy cô ghi chú trên lớp. Khi chép ra giấy, bạn hãy sơ
đồ hóa nó thật ngắn gọn, súc tích từ ý chính dẫn đến ý phụ, từ ý nhỏ dẫn đến ý lớn.
Trình bày thật sáng sủa, khoa học và đặc biệt là dễ đọc. Có thể sử dụng kí hiệu, viết
tắt hoặc hình vẽ cho đỡ tốn không gian, miễn là bạn hiểu.
Sử dụng từ khóa (key word)
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 24 of 32
Click vào “Theo dõi” Acon để nhận tài liệu FREE của Acon
April 18, 2014

Từ khóa là những từ, cụm từ hay những con số đơn giản, đặc biệt, khác lạ để
dễ nhớ và phân biệt. Ở mỗi nội dung của bài sẽ có những từ khóa quan trọng khái
quát toàn bộ nội dung của bài. Và đây cũng là những từ sẽ gợi nhắc cho bạn nội dung
quan trọng nhất của kiến thức.
Ví dụ, cao su nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, hình ảnh tương phản sáng – tối trong
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, từ khóa của cuộc khởi nghĩa Nam Kì là lá cờ
đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện…
Hãy để trí tưởng tượng bay xa
Tại sao kiến thức lại cần trí tưởng tượng? Có thể bạn đang tự hỏi như thế.
Nhưng chính trí tưởng tượng sẽ giúp bạn liên hệ các kiến thức với nhau và nhớ kiến
thức lâu hơn. Đặc biệt là đối với những kiến thức khó hiểu hay những con số rắc rối,
ngày tháng năm sự kiện dễ nhầm lẫn nhưng luôn yêu cầu sự chính xác tuyệt đối thì
bây giờ việc ghi nhớ chúng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với mỗi một câu chuyện
trong văn học, những trận chiến trong lịch sử, bạn hãy tưởng tượng mọi sự việc, mọi
chi tiết diễn ra trong đầu bạn như những câu chuyện của chính mình, mình là nhân vật
được tham gia vào câu chuyện. Cũng có thể bạn thích thú với một bộ phim, một bài
hát hay cuốn truyện tranh nào đó, hãy liên hệ và biến chúng thành những tác phẩm
văn học, sự kiện lịch sử kia.
Bạn có thể tưởng tượng mọi cách, càng buồn cười và thú vị càng tốt, vì nó sẽ
giúp bạn nhớ lâu hơn rất nhiều và đảm bảo những câu chuyện dài hàng trang giấy,
những sự kiện lịch sử lằng nhằng sẽ trở nên thú vị rất nhiều.
Còn với những con số thì sao nhỉ? “Khó nhai” quá đúng không? Mẹo nè: hãy liên hệ
những con số đó với ngày sinh nhật của người thân, bạn bè, người nổi tiếng, những
con số may mắn, phổ biến. Ví dụ như ngày 7/5 là ngày sinh nhật đứa bạn thân bạn và
đó cũng là ngày chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng vang dội. Chỉ cần bạn chịu khó
quan sát và để ý, sẽ có nhiều sự liên hệ thú vị và đặc biệt không ngờ đấy.
Vận dụng so sánh
Có thể nói đây là một phương pháp đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại đặc
biệt cao. Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những
sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những con

số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ sẽ được
gói gọn lại rất nhiều.
Tải Free: Facebook.com/groups/camnangdh2014/
Page 25 of 32

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×