Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận cao học, tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức chính trị và thái độ tinh thần tích cực trong học tập của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.03 KB, 35 trang )

A.Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bẩy mươi mùa xuân tươi đẹp đã đi qua là 70 mùa xuân đánh dấu bước
phấn đấu và trưởng thành không mệt mỏi của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn
ta, trong đó có một phần đóng góp khơng nhỏ của lớp lớp thế hệ trẻ Việt
Nam. ở bất cứ giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam họ cũng là “Đội quân
tiên phong”, là “Đội hậu bị trung thành”, là “cánh tay phải của Đảng”.
Khi đề cập đến thế hệ trẻ, Bác Hồ kính u đã chỉ rõ vị trí, vai trị của
thanh niên đối với tiền đồ của đất nước: “Thanh niên là người chủ của tương
lai, là rường cột của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu một
phần là do thanh niên”. Và trước lúc đi xa, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã
căn dặn trong di chúc của Người: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là
một việc rất quan trọng và cần thiết”. Hơn nửa thế kỷ hoạt động, Bác Hồ kính
yêu đã luôn quan tâm đến lớp trẻ của dân tộc. Người ln đánh giá cao tiềm
năng to lớn, vị trí, vai trò trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệpcách mạng
Việt Nam.
Có thể nói, thế hệ trẻ là lực lượng nắm giữ vận mệnh, tương lai của đất
nước. Chính vì vậy, Đảng ta và Chủ Tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm đến
việc chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ trẻ thành những người
có đủ đức và tài để viết tiếp nững trang sử vẻ vang của dân tộc. Ngày nay,
trước sự phát triển của cách mạng kỹ thuật và công nghệ với tốc độ nhanh và
quy mơ ngày càng lớn trên phạm vi tồn thế giới, nếu thế hệ trẻ của chúng ta
không ra sức học tập rèn luyện đạo đức cách mạng thì sẽ bị tụt hậu so với thời
đại. Chính vì vậy, cơng tác giáo dục chính trị đạo đức cách mạng cho thế hệ
trẻ có vị trí vơ cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ – thế hệ kế tục
sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư –

1



Ban chấp hành trung ương khoá VII đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có
thành cơng hay khơng, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
đáng với cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước
theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn phụ thuộc vào lực
lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân
tộc yếu”, một dân tộc mà khơng có tri thức thì ắt đi đến tiêu vong. Một đất
nước khơng có những con người có phẩm chất nhân cách tốt, có lối sống lành
mạnh, đạo đức trong sáng, u chủ nghĩa xã hội…thì khó có thể tồn tại và
phát triển .
Chính vì vậy, vấn đề hết sức cấp bách đặt ra ở đây là: Làm sao để nâng
dần được “ chất lượng” thanh niên tạo cho họ lịng tin tuyệt đối vào Đảng
Cộng sản, nâng cao trình độ hiểu biết và phẩm chất đạo đức, lối sống lành
mạnh… Đó chính là lý do mà tác giả đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Tăng cường giáo dục tư tưởng, ý thức chính trị và thái độ tinh thần
tích cực trong học tập của thanh niên học sinh-sinh viên Việt Nam hiện
nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích.
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp tăng cường việc giáo
dục tư tưởng ý thức chính trị, tinh thần thái độ tích cực trong học tập cho
thanh niên học sinh – sinh viên Việt Nam hiện nay. Dựa trên cơ sở nghiên
cứu những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức có liên quan đến đề tài và thực
tiễn tình hình tư tưởng của thanh niên học sinh - sinh viên, qua đó nhằm hình
thành nhân cách mới cho người thanh niên xã hội chủ nghĩa.
2.2. Nhiệm vụ.

2



Để hồn thành được những mục đích đặt ra đề tài tập trung làm rõ
những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khái niệm thanh niên, thanh niên học sinh – sinh viên
thông qua tư tưởng Mác - Ăng ghen, Lênin và Hồ Chí Minh từ đó thấy rõ
được vai trị của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nghiên cứu một số phẩm chất đạo đức trong học tập của học sinh sinh viên như:
+ Tính tích cực chủ động trong học tập, phê phán thói trây lười, dựa
dẫm, dối trá trong học tập.
+ Tinh thần thái độ tích cực trong sáng trong học tập.
+ Tư tưởng, ý thức chính trị vững vàng
- Nghiên cứu vai trị của việc giáo dục những phẩm chất đạo dức trong
học tập đối với việc hình thành nhân cách mới của người thanh niên XHCN.
Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường giáo dục tư tưởng, ý
thức chính trị, tinh thần thái độ tích cực trong học tập cho thanh niên, học sinh
– sinh viên Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài có sử dụng những
phương pháp: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch; lối trình bày vừa mang
tính lơgíc vừa mang tính lịch sử.
4. Kết cấu đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận
gồm 2 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục những phẩm chất đạo
đức trong thanh niên, học sinh – sinh viên Việt Nam hiện nay.

3


Chương 2: Thực trạng tư tưởng – ý thức chính trị, thái độ, tinh thần
tích cực trong học tập của thanh niên, học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay

và một số giải pháp.

B. Phần Nội dung

Chương I. Một số vấn đề lý luận về giáo dục những phẩm chất đạo
đức trong thanh niên học sinh, sinh viên

1.1Thanh niên học sinh, sinh viên và vai trò của họ trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc
1.1.1. Khái niệm thanh niên
Thanh niên là một nhóm cơ cấu nhân khẩu – xã hội đặc thù, là một lực
lượng to lớn, có mặt trong tất cả các giai cấp, các tầng lớp và dân tộc, tham
gia vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội và là tài nguyên lớn của quốc gia.
Nếu hình dung cơ cấu xã hội chia thành các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc
theo chiều dọc, thì thanh niên là một lát cắt ngang bao gồm những người
trong một độ tuổi nhất định( từ 15 – 34 tuổi) của tất cả các tầng lớp, các giai
cấp và dân tộc đó.
Ngồi ra, cịn có thể hiểu thanh niên là những con người anh hùng, cần
cù trong lao động, giàu sức chiến đấu và có tinh thần sáng tạo cao, ln là lực
lượng xung kích trên mọi mặt trận. Thanh niên là một lớp người thứ hai trong
xã hội, với tầm tuổi từ 15 – 34 , là lớp người mạnh mẽ về sức khỏe, giàu có về
trí tuệ và giàu nghị lực, do đó dễ phát triển, dễ tiếp thu những kinh nghiệm
mới nhất của cuộc sống, ít bảo thủ, thấy phải là quyết tâm làm, không sợ hi
sinh gian khổ.

4


Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy
sự phát triển xã hội hiện tại và tương lai của đất nước.

Tính đến 1/4/1999, dân số nước ta là 76.327.919 người, trong đó thanh
niên là 27.749.547 người, chiếm 36,35% dân số cả nước. Như vậy, thanh niên
ở nước ta là một lực lượng khá đơng đảo. Do đó, giáo dục thanh niên như thế
nào để trở thành những con người có phẩm chất đạo đức tốt, con người
XHCN ... là vấn đề vô cùng quan trọng.
1.1.2. Đặc điểm của thanh niên học sinh, sinh viên VN hiện nay
Thanh niên học sinh, sinh viên (TNHS-SV) là một bộ phận của thanh
niên Việt Nam, đang học tập và đào tạo trong các trường trung học phổ thông,
THCN, các trường dạy nghề, trường Cao đẳng và Đại Học
Mỗi thanh niên học sinh, sinh viên có một hồn cảnh khác nhau, điều
kiện khác nhau và học lực khác nhau, nhưng họ có điểm tương đồng là những
người được học tập trong trường để chuẩn bị hành trang cho ngày mai lập
nghiệp. Đây là nguồn chủ yếu bổ sung cho đội ngũ trí thức tương lai và là
nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Cùng với kết quả công cuộc đổi mới đất nước, trong những năm qua,
ngành GD - ĐT có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mơ, đa dạng hố
các loại hình đào tạo, chất lượng đạo tạo cũng từng bước được tăng lên. Vì
vậy số thanh niên có cơ hội học tập không ngừng được tăng lên. “ Năm 1996
– 1997, tổng số thanh niên học sinh, sinh viên là 2.204.700 người đến năm
2000 – 2001 số lượng thanh niên học sinh, sinh viên đã tăng lên hơn 2 lần, là
4.158.828 chiếm 15,32% trong tổng số thanh niên VN (20-trang 23).
Trong những năm gần đây, số lượng thanh niên học sinh tăng nhanh từ
“1.456.400 học sinh năm 1996 – 1997 lên 3.240.600 học sinh năm 20002001” (20- trang 23).

5


Số lượng thanh niên học sinh trong các trường cũng có sự khác nhau.
Nhìn chung, số lượng học sinh PTTH chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số thanh niên
học sinh, sinh viên (67,88% ở năm 2000 – 2001), học sinh THCN và học sinh

học nghề chiếm tỉ lệ thấp hơn. số lượng thanh niên học sinh THPT các năm
đề có sự gia tăng, đặc biệt là học sinh học nghề tăng nhanh nhất. “ Năm 2001
- 2002 tăng bảy lần so với năm 1996-1997” (20).
Đối với thanh niên sinh viên, trong 15 năm qua, giáo dục Đại học, Cao
đẳng đã đạt được những thành tựu to lớn về quy mô cũng như chất lượng. Số
lượng các trường và số lượng sinh viên gia tăng nhanh chóng: “ Năm 1997 –
1998, cả nước có 126 trường Đại học và Cao đẳng (khơng kể các trường
thuộc khối an ninh quốc phịng), đến năm 2001 – 2002, số lượng các trường
Đại học và Cao đẳng đã lên tới 191 trường, tăng 1,5 lần. Năm 1996 – 1997, số
lượng sinh viên mới đạt 568.300 sinh viên, đến năm 2001 – 2002, số sinh viên
đạt 974.199 sinh viên, tăng gấp 1,7 lần, trong đó tăng chủ yếu là sinh viên
ngồi cơng lập. Với sự gia tăng số lượng sinh viên này đã góp phần làm cho
số sinh viên trên vạn dân tăng từ 26 sinh viên/ 10.000 dân năm 1994 lên 118
sinh viên /10.000 dân năm 2001 – 2002” ( 20 – trang 25).
Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự cố
gắng của Bộ Giáo dục và Đạo tạo trong những năm qua cơ cấu đào tạo có
phần hợp lý hơn. Có nhiều sinh viên nơng thơn, vùng sâu vùng xa được theo
học Đại học và Cao đẳng.
Như vậy từ những số liệu ta thấy số lượng thanh niên học sinh sinh
viên tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Đội ngũ này là nguồn
lực quan trọng cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

1.1.3.Vai trò của thanh niên học sinh – sinh viên trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc

6


*. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Thanh niên và công tác thanh niên là đề tài xuyên suốt trong q trình

lịch sử. Nó được các nhà kinh điển, nhà lý luận luôn đề cập đến. Họ tập trung
vào làm sáng tỏ vai trò của thanh niên đối với xã hội, quốc gia và quốc tế.
Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của Các Mác là học thuyết về sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản hiện đại. Giai cấp này đại diện
cho nên sản xuất tiên tiến, làm chủ khoa học kỹ thuật. Theo Mác giai cấp khi
nó ý thức được địa vị và tương lai của mình: “ …những cơng nhân tiên tiến
nhất hoàn toàn hiểu rõ tương lai của giai cấp cơng nhân và do đó tương lai
của nhân loại hồn toàn phụ thuộc vào giáo dục thế hệ thanh niên đang lớn
lên” (Mác – Anghen về thanh niên). Các Mác cũng cho răng cần phải có sự
giải thốt thanh niên ra khỏi những tác động tiêu cực của xã hội hiện đại. Bởi
thanh niên chính là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân, là
bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Mác – Anghen luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiền
phong của nó. Anghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như: “ Đội hậu
bị của Đảng”, “ Đội qn xung kích quyết định của đạo qn vơ sản quốc tế”
để nói đến thanh niên. Năm 1853, Anghen viết : “ Chính thế hệ trẻ là nguồn
bổ sung dồi dào nhất cho Đảng”.
Trên cơ sở những luận điểm của Mác – Anghen, Lênin đã phát triển,
sáng tạo trong điều kiện lịch sử mới. Chủ nghĩa Mác – Lênin đề ra luận điểm:
“ Gắn thanh niên với giai cấp công nhân và đội tiên phong của nó là Đảng
cộng sản”. Lê nin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của Cách
mạng”. Người cho rằng việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên sẽ
mang theo một ý nghĩa quan trọng độc nhất: “ chỉ có căn bản sửa đổi việc
huấn luyện thanh niên, tổ chức thanh niên, giáo dục thanh niên vào việc xây

7


dựng một xã hội hoàn toàn khác hẳn với xã hội cũ, tức là xã hội cộng sản chủ
nghĩa”.

Lênin nhìn thấy được vai trò Cách mạng to lớn của tầng lớp thanh niên.
Trong tư tưởng của mình, Người đã ln cố gắng kết hợp phong trào công
nhân với phong trào thanh niên học sinh – sinh viên thành một trào lưu chung
của “cơn xốy” cách mạng vơ sản. Người nhấn mạnh: “ Thanh niên cần phải
được giáo dục toàn diện để đủ sức hồn thnàh cơng cuộc xây dựng xã hội
cộng sản, thanh niên cần nhận rõ tương lai họ sẽ sống dưới chế độ cộng sản;
đem mọi tri thức tiến hành cải tạo nó, phê phán nó và bắt nó phục vụ cho chủ
nghĩa cộng sản.

*Quan điểm của Hồ Chí Minh: Gắn vấn đề thanh niên với tương lai
của dân tộc
Ngay trong thời kỳ đất nước cịn chìm trong bóng đêm nơ lệ, phần đơng
thanh niên ta bị mù chữ. Hồ Chủ tịch đã khẳng định vai trò của lực lượng
thanh niên trong cách mạng. Người nêu lên quan điểm: muốn thức tỉnh một
dân tộc thì trước hết phải thức tỉnh thanh niên.
“ … Non sơng Việt nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt
nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay khơng,
chính là nhờ mồt phần lớn ở cơng học tập của các cháu”. Gần 60 năm sau, sự
thật đã chứng minh hùng hồn cho chân lý sáng ngời ấy. Khả năng của thanh
niên nói chung, sức mạnh của thanh niên học sinh – sinh viên nói riêng đã
được nhìn nhận một cách đúng đắn. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Với một thế
hệ thanh niên háo hức kiên cường”, Bác “thấy tương lai của dân tộc ta vô
cùng vững chắc và vẻ vang”…
Trong “ Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết
Nguyên đán năm 1946” Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một

8


đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội…”, như vậy Bác

luôn coi thế hệ trẻ chính là khởi đầu của mọi sự khởi đầu. Người gắn tuổi trẻ
với mùa xuân đất nước. Mùa xuân đồng nghĩa với độc lập, tự do, giàu mạnh
với công bằng, văn minh của đất nước. Tất cả các yếu tố ấy khơng thể thiếu
vai trị của thế hệ trẻ. Mà vai trị ấy theo Bác thì: “ Thanh niên là người chủ
tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một
phần lớn là do thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng
thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc
chuẩn bị cái tương lai đó” (8- 28)
* Quan điểm của Đảng Cộng sản VN
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ IV, 1976 Đảng ta đã đánh giá cao những
công hiến xuất sắc của thanh niên nước ta, đồng thời chỉ ra phương hướng tổ
chức và rèn luyện toàn bộ thế hệ trẻ trong thời kì sắp đến thành những con
người mới XHCN có lý tưởng, có khí phách anh hùng: “Sống, chiến đấu, học
tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (14.1.1993) đã
nhấn mạnh: “Sự nghiệp đổi mới có thành cơng được hay không, phần lớn phụ
thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh
niên”. “Thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân
tố là nguồn lực con người.” (13-trang 82,83)
Đất nước ta đã trải qua nhiều năm tháng đấu tranh kiên cường chống
mọi kẻ thù, các thế hệ thanh niên Việt nam luôn luôn phải cầm súng để bảo vệ
nền độc lập, tự do của dân tộc. Khi đất nước chuyển sang giai đoạn mới, thực
hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH, phát triển kinh tế, kiến thiết đất nước, vai trị
của thanh niên nói chung và đặc biệt là thanh niên học sinh-sinh viên càng
được nâng cao. Thanh niên được học tập trong nhà trường, trong sách vở,
trong thực tiễn cuộc sống thì sẽ có kiến thức tồn diện để tham gia vào công
cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng nước nhà phồn vinh, hạnh phúc. “Không
9



có kiến thức thì khơng thể hồn thành tốt các nhiệm vụ to lớn ngày càng khó
khăn, nặng nề của cách mạng”.
Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng CNXH thì cần phải có con
người XHCN”. Do vậy, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam XHCN hiện nay, Thanh niên học sinh- sinh viên phải học tập, làm
việc…để trở thành con người XHCN, góp phần vào công cuộc đổi mới đất
nước.

1.2 Phẩm chất đạo đức trong học tập của thanh niên học sinh-sinh
viên và vai trò của việc giáo dục phẩm chất đạo dức trong học tập dối với
việc hoàn thành nhân cách của người thanh niên XHCN

1.2.1 Một số phẩm chất đạo đức trong học tập của thanh niên học
sinh-sinh viên
* Tính tích cực chủ động trong học tập
Bản chất con người khơng những có tính xã hội lịch sử mà cịn có tính
tích cực hành động. Sống trong những quan hệ xã hội, con người vừa là khách
thẻ vừa là chủ thể trong các mối quan hệ đó. Con người khơng chịu sự tác
động của các mối quan hệ xã hội một cách thụ động mà cịn phát huy tính tích
cực hoạt động của mình để tiếp thu theo một chiều hướng nhất định của các
mối quan hệ đó. Tính tích cực của con người đã cải tạo hoàn cảnh và cải tạo
bản thân.
Trong bất cứ một lĩnh vực nào: Lao động, học tập…đều rất cần đến tích
tích cực chủ động. Đặc biệt là trong học tập, tính tích cực chủ động là phẩm
chất đạo đức cần thiết cho mỗi học sinh – sinh viên. Bởi khi tích cực chủ
động trong học tập thì mỗi học sinh, sinh viên thì sẽ tự trang bị cho mình một
lượng tri thức nhất định. Có lẽ khơng ai phủ nhận được vai trò quyết định của
10



tri thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và đối với cả lịch
sử xã hội loài người.
Các thế hệ đi trước đấu tranh, lao động và học tập để mang lại cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho các thế hệ sau. Tre già măng mọc, thế hệ
sau kế tục sự nghiệp của các thế hệ trước đó, tiếp tục đưa xã hội tiến lên
không ngừng.Trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, mỗi thế hệ chỉ có thể
đi hết một chặng đường trên con đường rất dài mà nhân dân và Đảng ta đã lựa
chọn: Độc lập tự do gắn liền với CNXH. Từ đó, việc bàn giao thế hệ khơng
phải chỉ trao lại những thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước đã làm được.
Điều quan trọng hơn là bồi dưỡng cho thế hệ đi sau có những kiến thức cần
thiết để họ tiếp tục sự nghiệp lớn lao của các thế hệ cha ơng.Như vậy có nghĩa
là, mỗi thanh niên thuộc thế hệ bây giờ phải không ngừng phấn đấu tích cực
trong học tập và trong các lĩnh vực khác đẻ có lớp người kế tục trung thành,
xuất sắc của lớp trước.
Học tập, xét về một khía cạnh nào đó cũng là một loại lao động. Cụ thể
hơn nó là một loại lao động trí óc. Việc học tập trong CNXH vừa là nghĩa vụ
thiêng liêng vừa là nguồn vui của con người. Qua học tập, con người một
phần đã tự khẳng định mình và đóng góp sức mình vào sự tồn tại và phát triển
của xã hội.
Tri thức có vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc
gia. Vì vậy, trong thời kỳ hiện nay, khi mà đất nước ta “bị” xếp vào một trong
số những nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới, muốn đưa đất nước ta
thoát khỏi sự tụt hậu thì mỗi con người , mỗi thanh niên học sinh-sinh viên
phải ra sức học tập tích cực, chủ động, tự giác. Chỉ học tập với tinh thần như
vậy mới thực hiện được “dân giàu, nước mạnh”. Ngược lại, những biểu hiện
phi đạo đức thì đáng lên án.

11



Ngày nay, trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng một nền kinh tế
trí thức thì học tập khơng những vì mình mà cịn vì sự giàu mạnh của đất
nước.
* Tinh thần, thái độ học tập trung thực, sáng tạo
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln coi trọng cả đức và tài và mối quan hệ giữa
hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới.
Con người ra đời, tồn tại và phát triển tất yếu phải tìm hiểu, nhận thức
và cải tạo thế giới( Tự nhiên, xã hội và bản thân).Việc nhận thức đó thường
diễn ra từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đơn lẻ, trực tiếp, con người ngày càng
mở rộng tầm nhìn và đi sâu vào bản chất tìm hiểu ngọn nguồn của mọi hiện
tượng. Kết quả của nhận thức là những quan điểm, nguyên tắc, hình thành lý
tưởng, niềm tin, những định hướng giá trị chung và trở lại soi sáng định
hướng cho cuộc sống cụ thể của con người.
Như vậy,đối với mỗi thanh niên học sinh-sinh viên, việc học tập đạt kết
quả cao là chưa đủ. Vì có thể để đạt được mục đích, người ta sẵn sàng làm bất
cứ việc gì, kể cả nó vi phạm đạo lý. Học tập tốt là đã hoàn chỉnh được cái
“tài” nhưng chưa đủ cái “đức”. Do đó, để tạo được cái “đức”, tức là tự trang
bị cho mình những phẩm chất đạo đức tốt, thì mỗi thanh niên học sinh-sinh
viên phải có tinh thần, thái độ học tập trung thực, sáng tạo. Thanh niên học
sinh-sinh viên có nhận thức đúng thì mới có định hướng sáng suốt, có lý
tưởng chuẩn mực trong “vịng xốy” của cuộc đời. Và như thế mới dần hồn
thiện nhân cách của mình trở thành con người XHCN.
Ngồi tinh thần học tập trung thực, mỗi thanh niên học sinh-sinh viên
phải không ngừng sáng tạo, phát huy hơn nữa khả năng của cá nhân. Học tập
không phải là sự sao chép y hệt mà phải sáng tạo ra những cái hay, cái tiến
bộ, văn minh hơn. Thái độ, tinh thần đối với học tập tự giác, sáng tạo là cội
nguồn của đạo đức mới. Thái độ đối với học tập là thước đo quan trọng để

12



đánh giá mỗi thanh niên học sinh-sinh viên học tập nghiêm túc, trung thực
hay chây lười, dối trá.
Xã hội XHCN đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều của cải vật chất.
Do đó, vai trị của trí thức ngày càng đứng ở một vị trí cao. Muốn có tri thức,
mỗi thanh niên học sinh-sinh viên phải học tập một cách nhiệt tình, tích cực,
trung thực và sáng tạo.Thái độ học tập trung thực, sáng tạo, tự giác…thể hiện
bản chất của thanh niên học sinh- sinh viên. Học tập trước hết là cho mình,
sau là cho xã hội mà mình làm chủ.
Tại sao mỗi thanh niên học sinh-sinh viên phải có tình yêu đối với học
tập? Tình yêu đối với học tập là một biểu hiện của tình yêu lao động, say mê
lao động. Lao động sáng tạo ra loài người, ra xã hội con người. Lao động
hoàn thiện các bản chất của con người. Do đó, học tập tích cực, trung thực,
sáng tạo…là để hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện phẩm chất đạo đức của mỗi
thanh niên học sinh-sinh viên. Mỗi thanh niên học sinh-sinh viên phải coi học
tập là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng, là vinh dự và trách nhiệm của con
người. Mỗi thanh niên có ý thức về học tập và học tập tốt sẽ đảm bảo cho xã
hội giàu mạnh và ổn định.
* Có tư tưởng- ý thức chính trị vững vàng, đúng đắn
Thế hệ trẻ là lực lượng nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tương lai.
Mục tiêu của sự nghiệp giáo dục-đào tạo là “hình thành một lớp thanh niên
nam nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN, tiêu biểu
cho thế hệ trẻ, có hồi bão lớn, tự cường dân tộc, năng động, sáng tạo…”
Đảng ta luôn khẳng định: “…xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng…”, hồn thiện nhân cách mới cho tuổi trẻ
Việt Nam.
Thanh niên học sinh- sinh viên chiếm 15,32% trong tổng số thanh niên
Việt Nam. Nó là một lực lượng vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển

13



của đất nước. Thanh niên học sinh-sinh viên được giác ngộ về tư tưởng, về ý
thức chính trị đã biểu hiện sự trưởng thành của ý thức mỗi thanh niên học
sinh, sinh viên. “Điều quan trọng không phải đã là điều mà con người nghĩ gì
và nói gì về bản thân, về những ý định của họ, mà là điều họ đã hành động”.
Một khi thanh niên học sinh- sinh viên đã giác ngộ về tư tưởng, ý thức
chính trị, họ sẽ có những hành động đúng đắn, nhận thức đúng đắn, không bị
lung lay trước những “luồng” tư tưởng phản động, phi XHCN.
Công tác giáo dục tư tưởng- ý thức chính trị là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của nền giáo dục XHCN. Do vậy, trong môi trường nhà trường,
thanh niên học sinh-sinh viên phải được giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức.
Mà biểu hiện của nó là xây dựng một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan
cộng sản, niềm tin chính trị cho mỗi thanh niên học sinh-sinh viên.
Thế giới quan khoa học là nhân lõi của ý thức xã hội cũng như ý thức
cá nhân, là hệ thống hoàn chỉnh và nhất quán các quan điểm triết học, kinh tế
và chính trị xã hội. Nền giáo dục XHCN ở nước ta có nhiệm vụ đào tạo cho
thanh niên học sinh- sinh viên có được thế giới quan cách mạng và khoa học.
Mà thế giới quan thực sự khoa học và triệt để cách mạng của thời đại ngày
nay là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có được tư tưởng, ý thức chính trị vững vàng là thanh niên học sinhsinh viên đã được “võ trang” những trí thức về đường lối và nhiệm vụ cách
mạng do Đảng và Nhà nước đề ra, đã thấm nhuần lý tưởng cách mạng của
Đảng, các quan điểm lập trường của Đảng, của giai cấp công nhân, hiểu rõ sứ
mệnh lich sử của giai cấp công nhân. Từ đó, mỗi thanh niên học sinh-sinh
viên cần nâng cao cảnh giác chính trị trước âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc
của kẻ thù, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào những thắng lợi
của cuộc đấu tranh cách mạng.
Thanh niên học sinh- sinh viên có tư tưởng- ý thức chính trị đúng dắn,
vững vàng thì sẽ nhìn nhận các sự kiện, các vấn đề thời sự chính trị của đất
14



nước và phong trào đấu tranh cho hồ bình, độc lập dân tộc, tự do của nhân
dân lao động và các dân tộc khác trên thế giới bằng con mắt khoa học, phân
tích, đánh giá đúng đắn các sự kiện chính trị-xã hội.
Từ đó, họ sẽ tăng tính tích cực hoạt động chính trị xã hội với động cơ
đúng đắn vì lợi ích xã hội, tinh thần trách nhiệm cao, tinh thần kỷ luật sáng
tạo, mà cụ thể là sáng tạo và chủ động trong học tập.
Có tư tưởng- ý thức chính trị đúng đắn vững vàng là thanh niên học
sinh-sinh viên sẽ có những thái độ khơng khoan nhượng đối với những luận
điệu phản động cùng với những phẩm chất và năng lượng cần thiết của người
chiến sỹ đấu tranh chính trị.
Thanh niên học sinh-sinh viên được giác ngộ về tư tưởng- ý thức chính
trị thì đồng nghĩa với việc được giáo dục bản lĩnh chính trị, sự nhạy bén chính
trị, đấu tranh chống sự thụ động, thói thờ ơ, mơ hồ về chính trị.
Những biến đổi về chính trị trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của hệ thống
các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, phong trào cộng sản và cơng nhân
quốc tế có những bước thăng trầm đã đặt ra cho chúng ta những khó khăn,
thách thức, nguy cơ to lớn. Các thế lực thù địch không ngừng tấn công về tư
tưởng, về kinh tế đối với nước ta. Đặc biệt là tầng lớp thanh niên - nhân vật
trung tâm của thời đại càng phải luôn giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản, vào CNXH…để đập tan âm mưu phá hoại tư tưởng của kẻ
thù.

1.2.2 Vai trò của việc giáo dục phẩm chất đạo đức trong học tập đối
với việc hình thành nhân cách mới của người thanh niên XHCN
Nhân cách mới của người thanh niên XHCN là sự phát triển của họ thể
hiện ở hai hình thức: Phát triển về mặt “sinh lý” và phát triên về mặt tâm lý xã
hội”.


15


Sự phát triển về mặt tâm lý xã hội chính là sự phát triển về nhân cách.
Sự phát triển này biểu hiện ở khía cạnh sau: Sự nhận thức thế giới, hành động
cải tạo thế giới, cải tạo bản thân, sự hình thành những cấu trúc tâm lý mới …
nhân cách của con ngưói tốt hay xấu là do con người chịu ảnh hưởng của
những điều kiện xã hội nhất định, những mối quan hệ xã hội nhất định, được
tiếp thu những điều kiện giáo dục nhất định. Chính vì thế, trong tác phẩm
“Nhật ký trong tù”, Hồ Chí Minh viết:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Đối với thanh niên học sinh- sinh viên, giáo dục phẩm chất đạo đức
trong học tập có một vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới
của người thanh niên XHCN.
Hồ Chí Minh coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông: “Cũng
như sông có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có
gốc, khơng có gốc thì cây héo”. Ngày nay, mỗi thế hệ thanh niên, thanh niên
học sinh- sinh viên phải luôn nghe và làm theo lời Bác dạy: vừa tu dưỡng
chuyên môn, vừa tu dưỡng đạo đức bởi:

“Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng
Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”
Giáo dục đạo đức cho thanh niên ln được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm. Uỷ ban cải cách giáo dục tư tưởng chỉ đạo thực hiện nghị quyết 14 của
Bộ Chính trị (Khố IV) đã có 2 quyết nghị 01 và 06 về tăng cường giáo dục
đạo đức cho thanh niên học sinh, sinh viên. Để phát triển tồn diện, thanh
niên khơng chỉ cần có năng lực nghề nghiệp chun mơn giỏi mà cần phải có
những phẩm chất chính trị, pháp luật, thẩm mỹ, đạo đức…Nếu thiếu phẩm
chất đạo đức, người thanh niên sẽ phát triển một cách khập khiễng.

16


Đối với thanh niên hoc sinh, sinh viên, giáo dục những phẩm chất đạo
đức trong học tập chính là giáo dục tính tích cực chủ động, trung thực, sáng
tạo… trong học tập, giáo dục lập trường tư tưởng vững vàng.
Thanh niên học sinh, sinh viên có nhận thức đúng đắn về những phẩm
chất đạo đức trong học tập là sẽ cải tạo được bản thân chống mọi biểu hiện
của tính chây lười ỷ lại, dối trá trong học tập, tăng cường tính chủ động sáng
tạo…
Nhận thức được thế giới, cải tạo được bản thân là thanh niên đã tự xây
cho mình nhân cách mới của người thanh niên XHCN.Theo kết quả điều tra,
khi hỏi những phẩm chất nào là quan trọng nhất của thanh niên học sinh, sinh
viên? Trả lời:
-

Có thế giới quan khoa học :18%

-

Có lập trường chính trị vững vàng :30%

-

Có tính tích cực chính trị xã hội cao : 11%

-

Có kiến thức chun mơn : 87%


-

Có đạo đức tốt : 65%

Không thể phủ nhận một yêu cầu hàng đầu của ngưịi thanh niên là cần
có kiến thức chun mơn giỏi. Nhưng nếu chỉ hạn hẹp vào đó thì bản thân nó
khơng thể có và hơn nữa chỉ hướng tới sự kiếm sống của lý tưởng nghề
nghiệp, mà lý tưởng cao cả hơn cần tạo dựng cho thanh niên là sự phấn đấu hi
sinh cho độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Vì lẽ đó, thanh niên học sinh, sinh viên vừa phải rèn luyên học tập tốt,
vừa phải trang bị cho mình những phẩm chất đạo đức tốt, để trở thành con
người vừa “hồng” vừa “chuyên”, là lực lượng kế thừa tiép bước sự nghiệp của
cha anh.

17


Chương II .Thực trạng tư tưỏng - ý thức chính trị và thái Độ tinh thần
tích cực, trung thực trong học tập của thanh niên học sinh, sinh viên Việt Nam
hiện nay. Và đề xuất một số giải pháp

2.1 Tình hình tư tưởng-ý thức chính trị
2.1.1 Ưu điểm
Khác với thanh niên học sinh, sinh viên nhiều nước trong khu vực,
thanh niên học sinh, sinh viên Việt nam là lực lượng chính trị quan trọng
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nưóc trước đây và trong cơng cuộc
xây đựng CNXH ngày nay.
Sau hơn 15 năm đổi mới đất nước, xã hội mà nét nổi bật là sự ổn định
chính trị, sự tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
từng bước được nâng cao…đã tác động tích cực đến tâm lý, tình cảm và tư

tưởng của đông đảo lự lượng thanh niên học sinh, sinh viên. Niềm tin đối với
Đảng và sự nghiệp đổi mới của đất nước ngày càng được củng cố vững chắc.
Thanh niên học sinh, sinh viên quan tâm nhiều hơn đến tình hình kinh tế-

18


chính trị- xã hội của đất nước. Đặc biệt là cuộc vận động xây dựng và chỉnh
đốn Đảng do Đảng phát động đã được động đảo thanh niên học sinh, sinh
viên quan tâm. Các cuộc thi Olympic các môn học lý luận chính trị cấp
trường, khu vực và tồn quốc; các cuộc thi các môn khoa học Mác-Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh do Bộ Giáo dụ và Trung ương Đoàn tổ chức vào tháng
5-2002 đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia.
Từ năm 1994 đến nay, công tác giáo dục tư tưởng- ý thức chính trị cho
thanh niên học sinh, sinh viên có nhiều bước chuyển biến tích cực. Biểu hiện
là Đoàn thanh niên các cấp đã tiến hành nhiều đợt sinh hoạt chính trị, hội
thảo, diễn đàn để giáo dục tư tưởng-ý thức chính trị cho thanh niên. Đặc biệt
là các đợt sinh hoạt chính trị: “ Tơi là người đồn viên thanh niên cộng sản”,
“Tuổi trẻ và hành trang vào thế kỷ XXI”, “Thời cơ mới- vận hội mới”, và
cuộc thi tìm hiểu về “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước đổi mới đi
lên CNXH” đã thu hút được đông đảo thanh niên tham gia. Chính từ các hoạt
động đó đã góp phần quan trọng làm thanh niên học sinh, sinh viên ngày càng
tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời tình hình chính trị, tư
tưởng của thanh niên học sinh, sinh viên từng bước ổn định và phát triển theo
các xu hướng tích cực.
“Theo kết quả nghiên cứu về tình hình thanh niên của UB Quốc gia về
thanh niên Việt Nam năm 2001 cho thấy, thanh niên học sinh, sinh viên hiện
nay nhận thức tốt đối với tình hình, nhiệm vụ của đất nước:
- 8,9% cảm thấy lạc quan
- 84,7% cảm thấy lạc quan nhưng còn băn khoăn trước những biến đổi

về tình hình kinh tế- chính trị trong nước và quốc tế.
- 5,4 % cảm thấy bi quan, lo lắng.” (20)
Điều này cho thấy, trước những biến đổi về tình hình kinh tế- chính
trị- xã hội trong nước và quốc tế hiện nay, thanh niên học sinh, sinh viên có

19


những tâm trạng lạc quan, nhưng không phải là lạc quan bốc đồng mà cịn có
những băn khoăn, lo lắng trước ngững vấn đề thách thức đặt ra hiện nay.
ý thức chính trị của thanh niên học sinh, sinh viên cịn đượoc thẻ hiện
qua việc họ tham gia tích cực vào việc chống tham ô, tham nhũng. Kết quả
nghiên cứu về tình hình tư tưởng thanh niên của UB quốc gia vè thanh niên
cho thấy :
“- 88,3 % thanh niên học sinh, sinh viên coi trọng chống tham nhũng,
tham ô.
- 80,8 %thanh niên học sinh, sinh viên nhận thức được rằng để cho dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì cần phải phát huy
bản sắc văn hố dân tộc.
- 78 % ổn định chính trị, an ninh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết
dân tộc.” (Theo “Tình hình tư tưởng thanh niên”- UBQG về thanh niên Việt
Nam, năm 2001).
Sự phát triển ý thức xã hội của thanh niên học sinh, sinh viên còn được
thể hiện ở thái độ tích cực trong các hoạt động chính trị-xã hội. Nó biểu hiện
về sự trưởng thành về nhân cách và quan điểm sống của thanh niên học sinh,
sinh viên.
Thanh niên học sinh, sinh viên ngày càng tích cực tham gia các hoạt
động chính trị - xã hội sâu rộng như chào mừng các ngày lễ lớn, nhằm tôn
vinh truyền thống lịch sử hào hùng, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân
tộc, công lao to lớn của Đảng, của Bác Hồ, của những người mẹ Việt Nam

anh hùng và những người con ưu tú của Tổ quốc. Gắn với những ngày kỷ
niệm lớn cịn có các hoạt động mang ý nghĩa và hiệu quả giáo dục sâu sắc như
: “Về nguồn”, “Gặp mặt truyền thống”, “áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn nghĩa
tình ấm lịng mẹ”, “Ngơi nhà tình nghĩa”, chăm sóc, phụng dưỡng các bà mẹ
Việt Nam anh hùng, các gia đình và người có cơng với cách mạng.

20



×