Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.18 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHỊNG AN NINHGIÁO DỤC THỂ CHẤT
**********

CÂU HỎI TIỂU LUẬN:Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên và sự vận dụng của đảng vào xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay
MƠN : Tư Tưởng Hồ Chí Minh
HỆ ĐẠI HỌC
KHOA : Kinh Tế Vận Tải

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:Lại Ngọc Phúc
LỚP: 71DCKX22
MÃ SINH VIÊN : 71DCKX21046
GIẢNG VIÊN: TS, GVC LƯƠNG CÔNG LÝ

Hà Nội, 2021


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………...........1
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cơng
chức…………..
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh vị trí, vai trị của cán
bộ………….3
1.2. Những u cầu đối với đội ngũ cán bộ, cơng
chức………..5
1.3. Nội dung của Hồ Chí Minh về công tác xây
dựng và tổ chức đội ngũ cán bộ, công
chức……………………………… ................................................6
1.4. Ý nghĩa


……………………………………………………8
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác
xây dựng và tổ chức đội ngũ cán bộ, công
chức……………………….
2.1. Thực trạng công tác xây dựng cán bộ,
công chức hiện
nay…………………………………………………………………..9
2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào cơng cuộc xây dựng bộ máy Nhà nước hiện
nay…………………………………………. 10 Kết Luận
……………………………………………………………13 Tài liệu
tham khảo …………………………………………………..


LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt
Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tuy đã đi
xa nhưng Người đã để lại cho nhân dân ta một kho tàng văn hóa tinh thần to lớn,
những tư tưởng tiến bộ và những giá trị nhân văn cao đẹp. Đặc biệt là hệ thống
quan điểm toàn diện sâu sắc của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam. Các nội dung trong đó được hình thành và phát triển gắn với các thời
kì hoạt động của Người trong phong trào cách mạng nước nhà và quốc tế; là sự
kết tinh văn hóa dân tộc, lý tưởng cộng sản Mác-Lênin, tư tưởng văn hóa
phương Đơng, phương Tây và cả phẩm chất cá nhân của Người.
Người đã từng nói: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trồng người"

1

để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức,


phẩm chất của con người góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước giàu
mạnh. Thật vậy, một cái cây muốn phát triển cao lớn, xanh tươi thì phải chăm từ
gốc rễ; một đất nước muốn hùng mạnh, phát huy được tiềm lực vốn có (sự ưu ái
của thiên nhiên giàu về tài nguyên, địa chất; truyền thống văn minh lâu đời...) thì
phải "nắn" từ bộ máy Nhà nước mà quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ công chức
- đầu tàu chỉ huy, lãnh đạo nhân dân. Nhận thấy được tầm quan trọng của đội
ngũ cán bộ, công chức Nhà nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên tư tưởng,
quan điểm của mình về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức đủ tài trong
khi bàn về vấn đề: ''Xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động hiệu quả". "Cán
bộ công chức là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận
mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công cuộc
xây dựng Đảng"

2

, nên hơn ai hết, họ phải có đủ năng lực, phẩm chất của một

con người xã hội chủ nghĩa để lãnh đạo đất nước và phục vụ nhân dân. Nhất là
trong thời kì hội nhập quốc tế, địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức ở các
1

Hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-91958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958.
2

Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII “Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

1



cấp đủ đức, đủ tài, vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng
đất nước thịnh vượng, hùng mạnh.
Vì sự cấp thiết ấy của vấn đề, nên trong bài tiểu luận này, em đã nghiên cứu về
đề tài: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên và sự vận dụng của đảng vào xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta
hiện nay ". Đề tài gồm 2 chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cơng chức.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

2


Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, cơng chức.
1.1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của cán bộ:

Hồ Chí Minh định nghĩa về cán bộ như sau: “Cán bộ là khái niệm chỉ những
người có chức vụ, vai trị và cương vị nịng cốt trong một tổ chức, có tác động,
ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy,
quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức”.
Hồ Chí Minh khẳng định vị trí của cán bộ như sau: “Cán bộ là những người đem
chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi
hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính
phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”
Vậy, cán bộ là “dây chuyền”, cầu nối của bộ máy Đảng, Nhà nước và đồn thể
nhân dân. Vị trí của cán bộ là đứng giữa Đảng và nhân dân làm trung gian để
thông báo và điều phối các hoạt động của hai bên. Ta thấy rằng cán bộ có vị trí

chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị
trí chủ thể của cán bộ nước ta là do Đảng, Nhà nước, đồn thể phân cơng và
quyền lực cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho.
Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng cán bộ là lực lượng tinh túy nhất
của xã hội, có vị trí vừa là tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trị
cực kì quan trọng đối với hệ thống chính trị nước ta.
1.2.

Những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức:

Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, cơng chức Nhà nước là yếu tố quyết định trong việc
xây dựng Nhà nước đó có trong sạch hay khơng, có làm trịn chức năng, nhiệm
vụ của mình hay khơng. “ Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “ muôn việc thành
công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Chính vì vậy, chất lượng, năng
lực, hiệu quả của Nhà nước trong sạch cũng phụ thuộc một phần lớn vào chất
3


lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Mà cũng theo như Hồ Chí Minh, đội ngũ cán
bộ, cơng chức phải là người có cả đức và tài, trong đó “ đức” là gốc: đội ngũ này
phải được tổ chức hợp lí, có hiệu quả.
Đi vào những mặt cụ thể, Hồ Chí Minh nói lên những u cầu sau đây về
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức:
1.2.1.
Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ,
công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh lịng trung thành đó khơng phải là những
điều trừu tượng, chung chung, mà phải được thực hiện hằng ngày, hàng giờ,
trong mọi lĩnh vực công tác, và đặc biệt là lúc đất nước đang gặp khó khăn, thử

thách, chuyển giai đoạn. Trung thành với cách mạng là phải hết lòng, hết sức
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, là việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ, cũng cố
gắng sức làm, việc gì có hại cho dân, dù nhỏ, cũng hết sức tránh.
1.2.2.

Hăng hái, thành thạo cơng việc, giỏi chun mơn, nghiệp vụ.

Như Hồ Chí Minh quan niệm: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hồ
Chí Minh cho rằng, “ngày nay khơng thể lãnh đạo chung chung được nữa”,
rằng : “chỉ có lịng nhiệt tình khơng thơi thì chưa đủ, mà cịn phải có tri thức
nữa”. Hồ Chí Minh suốt đời chăm chỉ học tập, đã có tuổi, cuối đời rồi vẫn
cịn học; học ở nhà trường, học trong cuộc sống. Người học không phải để có
bằng cấp, để thăng chức mà học để lấy kiến thức. Từ quan điểm đó mà Bác
ln coi trọng việc giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên.
Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ cán bộ, công chức phải hiểu biết cơng việc
của mình, biết quản lý nhà nước, do vậy, phải được đào tạo và tự mình phải ln
ln học hỏi. Đó là tính chun nghiệp của đội ngũ công chức. Công chức phải
chuyên sâu nghiệp vụ, phải luôn luôn học tập không ngừng nghỉ, học mọi lúc,
mọi nơi, học tập suốt đời. Hồ Chí Minh chính là con người điển hình của việc tự
học. Người tự học những kiến thức về Nhà nước trong cả cuộc đời mình.
4


1.2.3.

Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân”, gần dân, không được lên mặt
“quan cách mạng” với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân và
phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức cách mạng, luôn ln học tập để nâng cao

trình độ mọi mặt, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình.
Đặc biệt, phải chống bệnh tham ơ, lãng phí, quan liêu, phải ln ln gần
dân, hiểu dân và vì dân. Cán bộ, cơng chức xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa
quyền... đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ làm suy yếu Nhà nước, thậm chí
làm biến chất Nhà nước vì đã vi phạm một điều có tính chất cốt yếu của cấu tạo
quyền lực nhà nước là tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân.

1.2.4 Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, ln có ý thức và
hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.
Với chức trách là những người phục vụ nhân dân, thì cán bộ, công chức
phải tận tụy, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh
cán bộ, cơng chức phải thường xun tự phê bình và phê bình để giữ vững phẩm
chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác. Đồng thời, cán bộ, công chức
phải chăm lo xây dựng bộ máy nhà nước để nhà nước đúng là nhà nước của dân,
do dân, vì dân.
Bộ máy nhà nước, theo quan điểm Hồ Chí Minh, cần gọn nhẹ, có hiệu lực,
phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của Nhà
nước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân,
khơng vì lợi ích của cá nhân nào. Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức
trong bộ máy nhà nước là do dân tùy thác, ủy quyền để làm việc cho ích quốc
lợi dân, khơng vì chủ nghĩa cá nhân.

5


1.3.

Nội dung của Hồ Chí Minh về cơng tác xây dựng và tổ chức đội ngũ

cán bộ, công chức:

Để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng toàn diện đội ngũ cán
bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới, góp phần trực tiếp đấu tranh,
khắc phục những hạn chế, khuyết điểm diễn ra nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều
nhiệm kỳ; cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước với các nội
dung sau:
1.3.1.

Một là, tăng cường rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, chủ

động ngăn ngừa, đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp.
Trước hết, mỗi cán bộ cần phải có cơ sở lý luận vũng chắc về chủ nghĩa MácLênin. Toàn Đảng cần tiếp tục học tập, quán triệt và thực hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” một cách
nghiêm chỉnh, thành tâm, sâu sắc, sáng tạo. Bởi lẽ, tư tưởng của Người là tài sản
tinh thần vơ giá, thể hiện tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc. Học tập,
nghiên cứu, quán triệt tư tưởng của Người giúp chúng ta định hướng tư tưởng
đúng đắn, có thêm nghị lực, niềm tin, căn cứ khoa học để đào tạo, bồi dưỡng,
rèn luyện, đánh giá, sử dụng, sàng lọc cán bộ, thấy rõ hơn nguồn gốc, bản chất,
nguyên nhân, hậu quả của tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống của cán bộ, đảng viên, trên cơ sở đó xác định chủ trương, giải pháp ngăn
ngừa, đấu tranh khắc phục một cách toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. Việc học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải được thể hiện
trong các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của các cấp ủy, tổ chức đảng và
được phản ánh trên các mặt công tác, trong các hoạt động theo phạm vi xác
định.

6



1.3.2

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự gắn bó mật thiết với

nhân dân, được nhân dân quý mến, tin tưởng; dựa vào nhân dân để phát
hiện, đấu tranh khắc phục tình trạng tham nhũng, chạy chức, chạy quyền,
chạy tuổi, chạy bằng cấp.
Trong khi khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc”, Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Trên bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới
khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân” 3, quần chúng nhân dân
là “gốc của sự nghiệp cách mạng”. Đội ngũ cán bộ không phải là những “ông
quan cách mạng”, đứng trên hay đứng ngồi nhân dân, mà là một bộ phận gắn
bó mật thiết với nhân dân, thực sự tiêu biểu, mẫu mực, một lòng, một dạ phục
vụ nhân dân. Yêu cầu rèn luyện phấn đấu ở mọi lúc, mọi nơi; đồng thời, sự tín
nhiệm của quần chúng, sự tin tưởng của nhân dân là sự cổ vũ lớn lao đối với
người cán bộ để họ vững bước đi lên đạt tới những đỉnh cao về nhân cách.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra: quần chúng nhân dân “có trăm tai, nghìn mắt”.
“Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm
việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó mà họ biết rõ
ràng”4. Vì vậy, cần phải “biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của
quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, khơng để cho tệ
tham ơ, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp.
Trên đây là các nội dung cơ bản trong đường lối xây dựng một đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước vừa hồng vừa chuyên; khơng chỉ đủ năng lực,tư duy
sáng tạo mà cịn có phẩm chất cách mạng cao quý: cần, kiệm, liêm, chính; chí
cơng vơ tư; nói khơng với tham ơ, lãng phí, quan liêu; hết lòng trung thành với
Đảng, ân cần phục vụ nhân dân; luôn nỗ lực cống hiến công sức xây dựng
đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Một khi những nội dung ấy được vận dụng vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán
3

4

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 8, tr.276.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tập 5, tr.336.

7


bộ cơng chức nhà nước ta thì Đảng, Nhà nước sẽ trong sạch, vững mạnh, phát
triển ổn định, lâu dài, thịnh vượng.
1.4.

Ý nghĩa:
Dưới ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí

Minh sớm nhận thức được vị trí, vai trị của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng.
Với mục đích đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, trong sự khát khao
giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
công tác đào tạo cán bộ. Hồ Chí Minh đã kết hợp chặt chẽ nhận thức lý luận
và hoạt động, tổng kết thực tiễn, xác lập nên một hệ thống các quan điểm,
tư tưởng về việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, giúp chúng ta nhận
thấy được tầm ảnh hưởng quan trọng của đội ngũ này trong quá trình đi
lên và phát triển của dân tộc.
Ngày nay, bên cạnh chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh
vẫn là một trong những “kim chỉ nam” của Đảng trong công tác đào tạo cán bộ
bởi những phân tích đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh nước ta.

8



Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Thực trạng công tác xây dựng cán bộ, công chức hiện nay:
2.1.1.

Khái niệm về cán bộ, công chức:

Bên cạnh khái niệm chung về cán bộ của Bác Hồ đã đề cập ở trên, hiện
nay, Nhà nước đã tách khái niệm đó ra làm hai. Theo Điều 4 Luật cán bộ công
chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách
nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng
nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn
vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2.1.2.

Thực trạng:


Cán bộ, công chức nhà nước đa số đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành
qua cơng tác; số lượng, chất lượng, cơ cấu có sự chuyển biến theo hướng tích
9


cực; có bản lĩnh chính trị vững vàng, ln có ý thức rèn luyện, giữ vững phẩm
chất chính trị, xây dựng khối đoàn kết nội bộ; thường xuyên trau dồi, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, lành mạnh, gần gũi với quần
chúng nhân dân; thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trên các mặt, nêu cao
trách nhiệm, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được
phân cơng.
Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cịn bộc lộ
một số hạn chế: Một bộ phận cán bộ, công chức giảm sút ý chí
chiến đấu; có biểu hiện sa sút về phẩm chất chính trị, dao động
về mục tiêu, lí tưởng cách mạng; tác phong làm việc quan liêu;
có biểu hiện lơ là, mất cảnh giác trước “diễn biến hồ bình” của
các thế lực thù địch. Một số khác thoái hoá, biến chất về đạo
đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật cịn
kém; khơng nghiêm túc tự phê bình và phê bình; thiếu dân chủ
trong sinh hoạt. Một số cán bộ, công chức lười học tập, rèn
luyện, bộc lộ những yếu kém so với u cầu nhiệm vụ được
giao; giải quyết cơng việc cịn lúng túng, thiếu chủ động; cơ cấu
cán bộ không đồng bộ, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chưa
gắn với yêu cầu cơng việc.
2.2.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng bộ máy
Nhà nước hiện nay:


2.2.1. Tập trung quán triệt nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao
chất lượng cán bộ, công chức và cụ thể hoá các quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về cán bộ, công chức.
Quán triệt quan điểm Đại hội XI của Đảng về nâng cao chất lượng cán bộ, công
chức: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước. Có
chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, cơng chức hồn thành
nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người khơng hồn thành nhiệm
10


vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân”. Đặc biệt là nhóm giải pháp về cơ
chế, chính sách trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI.
Thời gian qua, một số đảng bộ, chi bộ đã có những chủ trương, biện pháp
kết hợp một cách sinh động trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, thơng qua những
chương trình, kế hoạch cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, như: “Tự phê
nghiêm túc - tiếp thu ân cần”, “Nhìn thẳng vào chính mình - cùng quyết chí
vươn lên”, “Trên sống thật mẫu mực - dưới tích cực noi gương”, “Sáng nghĩ
cách làm hay - tối soát ngay điều sửa”,… Đây là những điều cần được nghiên
cứu, tổng kết và nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước. Cịn có những nơi tổ chức
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cịn mang tính hình
thức phải được kiểm điểm và rút kinh nghiệm kịp thời.
2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Cần quán triệt sâu sắc quan điểm: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Do vậy, phải đào tạo cán bộ không được xa rời dân
chúng mà cần gắn kết với dân. Nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo các cấp là phải
gần dân, tin dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, có thái độ, động cơ
đúng đắn, phương pháp tiếp thu khoa học những bài học kinh nghiệm phong phú
trong nhân dân; biết tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ phong trào cách
mạng của quần chúng để khơng ngừng trưởng thành, tiến bộ, hồn thành tốt hơn

chức trách, nhiệm vụ được giao. Không chỉ vậy, còn phải biết hướng dẫn, đào
tạo tốt đội ngũ cán bộ.
Bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hố, chun mơn, kiến thức về khoa học
lãnh đạo, quản lí; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực
tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; khả năng
tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ý thức tham gia
đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

11


2.2.3. Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán
bộ, công chức, nhất là giám sát của nhân dân, của các tổ chức đoàn
thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
Để làm trong sạch nội bộ Đảng và bộ máy nhà nước, đấu tranh có hiệu quả với
những hạn chế, khuyết điểm nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, cần
“phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng
viên”. Đảng phải có chủ trương, giải pháp toàn diện, chặt chẽ để khơi dậy truyền
thống trọng đạo lý của dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo
thành dư luận mạnh mẽ và rộng khắp để phát hiện, đấu tranh khắc phục, đẩy lùi
tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng
cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ.
Xây dựng và hồn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ,
cơng chức và hiện thực hố trong thực tiễn. Cần bổ sung thêm trong quy chế cán
bộ, công chức ở từng cấp: định kỳ hoặc đột xuất phải đối thoại trực tiếp với
nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp của nhân dân đối với cán bộ, công chức,
đặc biệt là đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở.
Đối với những cán bộ, cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ được giao,

khơng được quần chúng tín nhiệm, vi phạm pháp luật, kỷ luật thì phải có quy
định bãi miễn, xử lý nghiêm và công khai trước công luận.

12


Kết Luận
Từ những luận điểm được nêu trong bài và qua thực tế đã chứng minh tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là hoàn toàn đúng
đắn, thức thời. Tư tưởng ấy đã chi phối suy nghĩ, hành động của đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước và toàn dân tộc Việt Nam tạo nên giai đoạn lịch sử hào
hùng đáng tự hào của chúng ta. Từ một đất nước thuộc địa tăm tối, lạc hậu, mu
muội bị thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm chiếm, chúng ta đã đánh đuổi được
hai kẻ thù mạnh, tàn bạo với vũ khí tiên tiến nhất thế giới. Tiếp đó, từ một dân
tộc đói khổ, nghèo nàn, có mn vàn khó khăn, thường xun phải nhập khẩu và
xin viện trợ lương thực, giờ đây người dân Việt Nam đã được ấm no, được học
tập, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế
giới. Tất cả những kì tích trên có được nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng cũng
như những tế bào trong đảng là đội ngũ cán bộ công chức đất nước. Đây là hai
minh chứng hùng hồn cho việc áp dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức và sự vận dụng vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
Nhà nước trong thực tế.
Trong thời đại ngày nay, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán
bộ, cơng chức càng được vận dụng triệt để. Tư tưởng ấy là kim chỉ nam, là
phương pháp luận khoa học cho việc lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức nhà nước vững mạnh, có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng u cầu thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế. Đồng thời, đây cũng như một hình tượng sắt đá, mà Hồ Chí Minh
đã dựng nên để cán bộ, công chức nhà nước tôi luyện, trui rèn, kế thừa và phát
13



huy. Các cuộc vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh, phê bình và
tự phê bình là một trong những phương pháp để giáo dục, rèn luyện đảng viên,
là vũ khí sắc bén uốn nắn những lệch lạc trong nhận thức; ngăn chặn suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khắc phục tư tưởng ngại khó, ngại khổ; tư
tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí; nói thẳng, nói thật; nhận rõ những khuyết
điểm, yếu kém, sai phạm…

Tài liệu tham khảo
 Bài báo Bác Hồ và công tác cán bộ - Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức của Đảng ta trong tình hình mới, nguồn Cổng thơng tin điện tử Bộ Nội vụ.
 Bài báo Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, được nhân dân tin u
của Thiếu tướng, PGS, TS. Nguyễn Quang Phát, Phó Chính ủy Học viện Chính
trị, nguồn tapchiqptd.vn.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác
giả Trịnh Quốc Việt (Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng).

14



×