Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quy định về quản lí, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 25 trang )

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/2012/QĐ-UBND, ngày ….. tháng ….
năm 2012 của UBND tỉnh Cao Bằng)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định cụ thể về công tác quản lý, hoạt động bảo vệ môi
trường (BVMT); chính sách, biện pháp và nguồn lực trong quản lý, BVMT;
quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
tỉnh trong hoạt động BVMT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ
gia đình (kể cả các cơ quan, đơn vị Trung ương, tổ chức và cá nhân nước ngoài)
đang sinh sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng.
Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững địa phương và đất nước. Công tác bảo vệ
môi trường phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường và Quy định này.
2. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn
hoá, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn.
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ
quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là
chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi
trường.
4. Các ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phải đưa nội dung bảo vệ môi
trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn,
trung hạn, hàng năm và xây dựng, thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường của địa


phương và ngành.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có
trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy
định của pháp luật.
DỰ THẢO
Chương 2
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục 1
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Điều 4. Đối tượng, thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường
1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị
định số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi là
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP); dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô
tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số
29/2011/NĐ-CP;
b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc
xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án
bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục
143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
2. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-
CP.
Điều 5. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng
chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong
các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự
án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi
gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chất
thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thải
mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết quả tính toán, dự
báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
2
2. Chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi sau
khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
Điều 6. Thành phần hồ sơ, quy trình, thời hạn thẩm định và phê
duyệt thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Thành phần hồ sơ: Theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 26/2011/TT-
BTNM, ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định
chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo
vệ môi trường (sau đây gọi là Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT).
2. Quy trình và thời hạn thẩm định, phê duyệt: Theo quy định tại Điều 19
và Điều 20 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Điều 7. Tổ chức thẩm định, trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩm định và của
chủ dự án sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt
1. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện
thông qua Hội đồng thẩm định. Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định
báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Chương 4 Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thẩm định, trách nhiệm của cơ quan
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thường trực thẩm
định:
a) UBND tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trừ các dự án
thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực thẩm định có
trách nhiệm:
Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị thẩm định; Tham mưu tổ chức thẩm
định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Chứng thực báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
Gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chứng thực đến các địa chỉ
theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP trong thời hạn
mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
3. Trách nhiệm của chủ dự án:
a) Điều chỉnh dự án đầu tư để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của quyết
định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
3
b) Công khai thông tin về dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Chương 5 Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức.
Mục 2
CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Điều 8. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
1. Chủ các dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ sau phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:

a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc
dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
b) Đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng
phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
c) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản
cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức
lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT.
2. Dự án, đề xuất sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam
kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản
cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi địa điểm thực hiện;
b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ
ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
c) Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi
gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chất
thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thải
mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam
kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
Điều 9. Thành phần hồ sơ, quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường
4
1. Thành phần hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điều 46 Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT.
2. Quy trình đăng ký: Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị số
29/2011/NĐ-CP.
Điều 10. Tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi

trường
1. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký
bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp,
điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
b) Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng
phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi
trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây
dựng.
c) Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
thuộc đối tượng quy định tại các điểm 1, 2 khoản 1 Điều này, chủ dự án hoặc
chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu
tư, sản xuất, kinh doanh.
2. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký bản
cam kết bảo vệ môi trường.
b) Đối với dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực
hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh
doanh được thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường tại một trong
các Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thuận lợi nhất cho chủ dự án, chủ cơ sở.
Điều 11. Trách nhiệm của chủ dự án và của cơ quan nhà nước sau khi
bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký
1. Trách nhiệm của chủ dự án sau khi bản cam kết bảo vệ môi trường
được đăng ký quy định tại Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP và các quy
định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự
án, triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/
TT-BTNMT, chủ dự án chỉ được triển khai thực hiện những nội dung thay đổi
sau khi được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Sau khi chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, Ủy ban

nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
5
a) Thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư số
26/2011/TT-BTNMT cho chủ dự án;
b) Gửi bản cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ quan liên quan theo quy
định tại Điều 34 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
c) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định số 29/2011/
NĐ-CP
Chương 3
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ
Điều 12. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường (sau đây gọi là ĐTM), bản cam kết bảo vệ môi
trường (sau đây viết tắt là BVMT).
3. Trong trường hợp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có
Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận/thông báo chấp nhận bản
cam kết BVMT, giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc thuộc
đối tượng phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết và đơn giản theo quy định tại
Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT, ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác
nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo
vệ môi trường đơn giản (sau đây gọi là Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT). Tổ
chức, cá nhân trong hoạt động động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách
nhiệm sau đây:
a) Lập, trình thẩm định phê duyệt, đăng ký đề án bảo vệ môi trường chi
tiết/đơn giản theo quy định tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNM.
b) Thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong đề án bảo

vệ môi trường chi tiết/đơn giản.
4. Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường và chủ động
khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
5. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại
phải thực quản lý theo Điều 28 Chương 6 của Quy định này.
6. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người
lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
6
7. Thực hiện báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường.
8. Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường.
9. Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
Điều 13. Bảo vệ môi trường tại khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập
trung
Chủ đầu tư khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu vui
chơi giải trí tập chung có trách nhiệm:
1. Tuân thủ quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch chi tiết các khu chức
năng đã được phê duyệt.
2. Thực hiện đầy đủ, đúng các nội dung của Báo cáo ĐTM đã được phê
duyệt. Chịu trách nhiệm về tình hình môi trường của khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí do mình làm chủ đầu tư.
3. Các dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ bên trong khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu du lịch, khu vui chơi giải trí được thực hiện sau khi đã lập
báo cáo ĐTM được phê duyệt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu vui chơi giải trí tập trung được các cơ quan chức năng
kiểm tra, xác nhận.
4. Định kỳ lập báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ môi trường theo đúng
tần suất, nội dung đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản
cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và báo cáo đột xuất theo yêu cầu
của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

5. Bố trí bộ phận chuyên môn đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ BVMT.
Điều 14. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, y tế, công ích
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn môi trường.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, y tế, công ích trong trường
hợp xây dựng mới phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư quy định tại
Quyết định 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc
Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh
lao động.
3. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động đã thực hiện các
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhưng không đảm bảo về quy chuẩn,
tiêu chuẩn môi trường, bắt buộc phải xử lý đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc di
dời.
7
4. Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải
đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
Điều 15. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng và giao thông
vận tải
1. Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che
chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.
2. Việc vận chuyển hàng hoá, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường
phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng, bảo đảm không rò rỉ, phát
tán ra môi trường;
b) Có giấy phép vận chuyển của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền;
c) Khi vận chuyển phải theo đúng tuyến đường và thời gian quy định
trong giấy phép.

3. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ
môi trường sau đây:
a) Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm
không phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá tiêu chuẩn, QCVN cho
phép.
b) Nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom,
xử lý đạt QCVN vể môi trường.
Điều 16. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
phải:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM/Đề án bảo vệ
môi trường chi tiết, bản cam kết BVMT/Đế án BVMT đơn giản và Bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn môi trường.
b) Lập Dự án cải tạo phục hồi môi trường theo quy định tại Quyết định số
71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo,
phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và Thông tư 34/2009/
TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Tài khoản ký quỹ,
cải tạo phục hồi môi trường của Chi cục Bảo vệ môi trường cho đến khi thành
lập Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng lần đầu trước khi tiến hành khai thác
30 ngày và các lần tiếp theo trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.
8
2. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản có chứa
nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất,
an toàn hạt nhân, bức xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.
Điều 17. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch phải thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây:
a) Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch
và hướng dẫn thực hiện;

b) Lắp đặt, bố trí đủ và hợp lý công trình vệ sinh, thiết bị thu gom chất
thải;
c) Bố trí lực lượng làm vệ sinh môi trường.
2. Khách du lịch có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:
a) Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường của khu du lịch,
điểm du lịch;
b) Vứt chất thải vào thiết bị thu gom chất thải đúng nơi quy định;
c) Giữ gìn vệ sinh nơi tham quan du lịch;
d) Không được xâm hại cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự
nhiên, các loài sinh vật tại khu du lịch, điểm du lịch.
Điều 18. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Không được kinh doanh, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép.
3. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng
cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng;
xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý, xử lý theo quy định về
quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Chương 4
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
Điều 19. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
1. Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị,
khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
9
b) Có thiết bị, phương tiện thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù
hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã
được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.

c) Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường.
2. Khu dân cư tập trung phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường
sau đây:
a) Có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải phù hợp với quy hoạch bảo
vệ môi trường của khu dân cư.
b) Có nơi tập trung rác thải sinh hoạt bảo đảm vệ sinh môi trường.
Điều 20. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
1. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; đổ, bỏ
rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải.
2. Không chặt phá, bẻ cành cây, phá hoại vườn hoa, thảm cỏ.
3. Không thả rông vật nuôi, không để vật nuôi phóng uế, gây mất vệ sinh
nơi công cộng.
4. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý công viên, khu vui chơi,
giải trí, khu du lịch, chợ, bến xe, khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau
đây:
a) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
b) Bố trí đủ công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom
chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường.
Điều 21. Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi
trường sau đây:
a) Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm túc quy định
thu gom, xử lý rác thải, đổ rác đúng thời gian và địa điểm quy định của đơn vị
thu gom rác. Không để vật đựng rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình ra lòng
đường, vỉa hè;
b) Nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu vực vệ sinh của các tổ chức, cá
nhân, hộ gia đình phải qua hệ thống xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ
thống thoát nước chung. Nghiêm cấm việc xả nước thải chưa qua xử lý vào môi
trường tiếp nhận.

c) Không gây tiếng ồn, độ rung quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến sinh
hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 22h đêm
đến 6h sáng.
10

×