Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Vượt qua cơn khủng hoảng lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 58 trang )

- 56 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Thư viện niềm tin cơ-đốc Tinlanh.Ru
trân trọng giới thiệu
Peter J. Daniels
Làm thế nào vượt qua cơn khủng hoảng lớn
Người dịch: T.N.M.
Mát-xcơ-va 2010
Sắp bản và phát hành: Tinlanh.Ru & Hội thánh Tin lành Mát-xcơ-va
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 1 -
Peter J. Daniels
VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG LỚN
Đôi lời về tác giả
Peter Daniels sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó và lộn
xộn, từ bé ông bị chứng bệnh khó phát âm và các thứ bệnh khác. Ông
không đạt kết quả tốt ở bất cứ lớp nào của trường học. Nhưng sự khởi
đầu tệ hại như vậy không ngăn cản được ông phát triển một đức tin
sâu sắc, mạnh mẽ, vào Đức Chúa Trời để đạt được một thành công xuất
chúng, và đã khiến những kẻ hoài nghi nhất cũng phải ngậm miệng.
Thậm chí, ngày hôm nay đã ngoài bảy mươi tuổi ông vẫn tiếp tục vươn
lên phía trước, làm việc không ngừng và trông trẻ hơn tuổi rất nhiều.
Ông cùng vợ là bà Rô-bin đã chung sống hạnh phúc suốt hơn năm
mươi năm nay, họ đã có ba đứa con và tám đứa cháu.
Các phương tiện truyền thông đôi lúc gọi ông là “người cuồng tín”
và “cựu chiến binh Thập tự chinh” vì tinh thần kiên quyết chiến đấu
bảo vệ những quan điểm đạo đức của ông. Nhưng cả thế giới biết đến
ông như một trong những người giàu có nhất nước Úc (Ốt-xtra-li-a),
một nhà kinh doanh tài giỏi tầm cỡ thế giới, một nhà hùng biện đại tài,
và đối với các Hội thánh của Chúa, thì ông nổi tiếng là người dâng hiến
hào phóng nhất.





- 2 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Mục lục
Chương 1. Hãy thoát khỏi những hình dung xấu
Chương 2 Các vai trò khác nhau và những thắng lợi quá khứ
Chương 3 Hãy nhìn nhận tình huống khủng hoảng từ triển vọng đúng
Chương 4 Kế hoạch A. Tính thời gian theo trình tự ngược lại
Chương 5 Hãy gia thêm thời hạn cuối cùng
Chương 6 Hãy chia và trị
Chương 7 Hãy soạn thảo kế hoạch phòng xa
Chương 8 Hãy gọi điện cho sáu người
Chương 9. Không bột mì sao nướng bánh
Chương 10 Đừng phí thời gian làm những quyết định ngu ngốc
Chương 11 Hãy đừng cho phép hoàn cảnh kích động bạn quyết định phi lý
Chương 12 Hãy tấn công
Chương 13 Hãy sử dụng thì giờ của bạn một cách liên tục
Chương 14 Hãy nạp dầu cho máy bơm
Chương 15 Bạn đã mắc sai lầm ở đâu
Chương 16 Mười hai nguyên tắc thành công

Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 3 -
Lời tựa
Thường ai cũng bắt đầu cú điện thoại từ câu: “Bác không biết tôi đâu,
nhưng…” – và sau đó giốc bầu tâm sự về một câu chuyện ảm đạm thê
lương.
Các chủ nợ chèn ép… việc kinh doanh tan vỡ… tiền cạn… họ bị dồn

đến chân tường. Những người gọi điện đang bị căng thẳng thần kinh,
thường họ giận dữ, nhưng lại cầu cứu vì ở bước đường cùng.
Phần đông chúng ta đều có lúc đụng phải những nan đề, dù ta vượt
qua chúng, hay nan đề tự qua đi, ta đều trở nên già dặn hơn và khôn
ngoan hơn.
Ví dụ như nỗi đau mất người thân, hay nỗi buồn vì người nhà của ta
mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, để lại sâu trong ta một vết thương lòng
khó hàn gắn.
Mục đích cuốn sách này là để giúp đỡ những người gặp phải sự khủng
hoảng lớn về tài chính nhưng tôi hy vọng những nguyên tắc được nêu ra ở
đây cũng giúp bạn đọc vượt qua những tai ương khác trong cuộc sống.
Tác giả
- 4 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Chương 1
Hãy thoát khỏi những hình dung xấu
Khi khủng hoảng thật sự đến, mỗi người phản ứng một cách.
Phản ứng có thể là sự tuyệt vọng tê tái, hoặc nỗi khiếp sợ sâu thẳm,
hoặc hốt hoảng, hoặc đờ đẫn thất thần, hoặc cảm giác có lỗi.
Có một điều có thể nói chắc – phản ứng này phụ thuộc vào qui
mô của tai họa và việc tai họa đó có ảnh hưởng ra sao đến bạn, gia
đình bạn và phúc lợi của bạn.
Điều quan trọng nhất trong bất kỳ một sự khủng hoảng nào,
đó là ngay từ đầu nắm lấy sự điều khiển vào tay mình, hiểu rằng
trong bất cứ trường hợp nào bạn cũng là thuyền trưởng để lèo lái
con tàu ra khỏi cơn gió to, sóng cả.
Yếu tố then chốt để điều khiển trong khủng hoảng, đó là thái
độ của bạn đối với những sự xảy ra. Thái độ đó quan trọng hơn
chính hoàn cảnh, và vì thế nó sẽ trở nên yếu tố tích cực hay tiêu
cực trong bất kỳ sự khủng hoảng nào.

Thái độ của bạn hiện thực hơn thực tế, nhiều mặt hơn hoàn
cảnh, mạnh mẽ hơn phe đối lập, nhanh nhẹn hơn áp lực và mềm
dẻo hơn thời gian. Nó quý giá hơn tiền bạc hoặc sự ảnh hưởng, lại
ảnh hưởng hơn thị trường nhiều.
Trong bất cứ một sự khủng hoảng lớn nào thái độ của bạn đối
với những sự xảy ra – đó là điều trước hết bạn phải kiểm soát
được. Bằng cách tự kiểm soát chính mình bạn có thể lấy lại được
tự tin và bình ổn.
Trước hết bạn cần nắm được cảm xúc. Khi khủng hoảng nghiêm
trọng xảy đến, cơn sóng suy nghĩ về tai nạn sẽ cuốn bạn đi. Tâm
trí của bạn đầy rẫy những hình ảnh và ý nghĩ về những sự có thể
và không thể xảy ra.
Hãy đừng chờ đợi rằng trí tưởng tượng của bạn rồi sẽ đi theo
những phép tắc nào đó, cũng đừng sợ tầm cỡ và phạm vi của
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 5 -
những tai họa do trí tưởng tượng vẽ ra. Đơn giản là mọi sự có thế
nào trong thực tế hãy tiếp nhận thế ấy – như là một tín hiệu cảnh
báo để bạn chú ý và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Tôi nhớ nhiều năm về trước tôi lâm vào cảnh ngộ éo le. Tôi nhớ
nỗi xấu hổ khi đó, là người chồng, người cha, tôi đã làm khổ vợ,
khổ con mình. Tôi đã không phù hợp với những nguyên tắc mà
tôi cho rằng tôi phải phù hợp. Mọi ý nghĩ của tôi tập trung vào
những tấm séc mà tôi đã thành tâm gửi đi, nhưng hóa ra chúng đã
không được bảo đảm. Tôi không có việc làm, chẳng có một nguồn
thu nhập nào khác.
Tôi hình dung là mình sẽ bị tịch thu nhà, và thậm chí miên man
nghĩ là mình sẽ vào tù vì nợ chồng, nợ chất. Bỗng dưng, tôi cảm
thấy hình như ai cũng theo dõi tôi và chẳng ai còn tin cậy tôi nữa.
Tôi mất ăn, mất ngủ, nghĩ ngợi không ra đầu ra đũa. Những hình

dung khủng khiếp nhất của những điều có thể xảy đến cứ theo
đuổi tôi hoài. Điều đó thiêu đốt sinh lực của tôi, chẳng mang lại
ích lợi gì cho tôi cả.
Một ngày nọ, tôi quyết định viết ra giấy tất cả những nỗi sợ của
tôi, dù chúng có điên rồ đến đâu chăng nữa. Để tránh những ý
nghĩ tiêu cực, tôi viết ở bên cột đối diện những sự kiện thực tế. Ít ra
tôi cũng cần hiểu được tình cảnh thực tế, và tôi đã làm như sau:
Thứ nhất, tôi bắt đầu kiểm soát thái độ của mình đối với những
gì xảy ra. Thực tế là tôi đã cố gắng hành động trong tình huống
nguy kịch này theo như cách của một người lý tưởng tôi muốn bắt
chước. Tôi bắt đầu suy nghĩ tích cực, giữ gìn tâm linh tỉnh thức và
không cho phép sự gì, không cho phép ai kéo tôi ra khỏi nguyên
tắc thứ nhất này.
Thứ hai, tôi ghi chép tỉ mỉ ra giấy tất cả những tai họa và nỗi
khiếp đảm như chúng có, ở dạng phóng đại, tích cực cũng như
tiêu cực.
Thứ ba, để có bức tranh rõ nét và để hiểu tôi phải đối mặt với sự
gì, tôi xét những tai họa và nỗi sợ đó từ góc độ những sự đó sẽ bắt
tôi trả giá gì, dù đó là tiền bạc, tài sản hay thanh danh.
Thứ tư, từ tất cả những ghi chép đó tôi vẽ ra cho mình “đồ thị
khủng hoảng” để miêu tả tình huống.
Thứ năm, tôi nhận vào mình toàn bộ trách nhiệm về khủng
- 6 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
hoảng cùng tất cả những hậu quả của nó.
Thứ sáu, tôi viết lên tờ bìa các tông khổ lớn tất cả những tai họa
và nỗi sợ đó, cũng như đồ thị khủng hoảng cùng với sự công nhận
trách nhiệm và treo tờ bìa lên chỗ dễ thấy.
Làm xong những điều đó, tôi tập trung vào các sự kiện thực tế.
Giờ đây, tôi có thể đổi mới đồ thị khủng hoảng tùy theo sự thay

đổi của tình huống ( mà trong khủng hoảng tình huống thay đổi
thường xuyên).
Kết quả của những hành động này là sự giải phóng khỏi những
hình dung phi thực tế vì giờ đây tôi sử dụng các sự kiện và tôi có
thể theo dõi tiến trình. Sức lực tôi đổi sang chiều hướng tính cực.

Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 7 -
Chương 2
Các vai trò khác nhau và những thắng lợi quá khứ
Mỗi một người trong chúng ta đều đã chạm trán với khó khăn
và chắc hẳn là chúng ta ai cũng mắc phải phần lớn những tình
huống đó vì lỗi của chính mình.
Tôi nhớ có lần nói chuyện với anh trai một người bạn tôi, trong
câu chuyện tôi nhấn mạnh sự kiện là người bạn tôi nói gì thì nói đã
vượt qua biết bao khó khăn. Người anh bèn nói: “Thế hả, cậu em
tôi bao giờ cũng thế. Nếu chẳng may không có nan đề gì, thì nó sẽ
tạo ra ngay nan đề mới!”
Có lẽ bạn đã từng nghe những lời khẳng định tương tự. Tưởng
chừng phi lý, song nhiều người suốt đời đi từ khủng hoảng này
sang khủng hoảng khác, đốt cháy sức lực bản thân, biến mọi sự
ra công dã tràng. Tuy nhiên, nếu như mỗi người đều có nan đề,
khó khăn và khủng hoảng riêng thì mỗi người cũng đều có những
chiến thắng riêng.
Gặp những thời kỳ nỗi sợ và chờ đón thất bại đang đè nặng, bạn
thường khó nhớ được những thời kỳ thăng tiến và thắng lợi trong
quá khứ.
Vào thời điểm một trong những khủng hoảng tài chính sâu sắc
của đời tôi, khi tưởng chừng không còn le lói tia hy vọng nào nữa,
tôi lang thang dọc theo bãi tắm bên bờ biển và lắng nghe tiếng rì

rào sóng vỗ. Tôi thử cố sắp xếp lại những ý nghĩ của mình. Tôi đi
và suy ngẫm về những thời kỳ thành đạt mới đây, cố hồi tưởng sự
vui sướng của các thắng lợi cũ. Nhìn về tương lai, tôi không thể
trông chờ điều gì khác ngoài cuộc gặp gỡ với các chủ nợ, những
lời chỉ trích và sự thất bại!
Song, tôi tin tưởng là tồn tại biện pháp để vượt qua tất cả những
sự đó, để rồi tôi vẫn là tôi, với lòng tự tôn không bị sứt mẻ. Và tất
nhiên, ngoài ra từ khó khăn tôi có thể rút ra những bài học bổ ích.
- 8 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Bài học hôm đó đã thay đổi cuộc đời tôi, và tôi chia sẻ điều đó
với những ai mặt đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng. Điều
này dựa trên sự thấu hiểu lẽ thật Kinh thánh: “điều chi có nhân
đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến” (Phi-líp 4:8).
Trở về nhà chiều hôm đó, tôi ngồi viết Sách Chiến Thắng. Tôi
nhớ lại quãng đời tôi đã sống đến ngày hôm đó và tôi ghi chép tất
cả những thành công tôi đã từng đạt được. Sau này, mỗi khi cảm
thấy mình trầm uất hay tuyệt vọng, tôi lại lấy cuốn sách đó ra đọc
oang oang về sự tốt lành của Đức Chúa Trời trong đời sống tôi.
Lòng tôi chan chứa lạc quan đến nỗi tôi có thể hét liên tục trong
một giờ đồng hồ liền!
Tôi sắp xếp những ghi chép trong Sách Chiến Thắng theo thứ
tự, xếp cạnh nhau những sự kiện na ná giống nhau và loại bỏ tất cả
những sự kiện đau đớn khỏi quá khứ. Tôi tiếp nhận sách này như
một cẩm nang dạy sao cho đời tôi được công thành, danh toại.
Tôi hiểu rằng nếu cho phép tư tưởng mình tập trung vào một
tiền đồ tan nát, tôi sẽ thấy ghét bản thân và sẽ thiêu đốt sinh lực
cùng với lòng tự tôn của mình. Tôi quyết định sẽ tiếp nhận tôi như
tôi có, một nhân cách có giá trị với một vài khiếm khiết dễ thấy cần
phải sửa đổi. Chỉ như thế tôi mới có thể vượt qua khỏi tình huống,

rút ra bài học kinh nghiệm và trở nên từng trải hơn.
Ví dụ, đôi khi nằm dưới áp lực lớn, tôi không làm gì, ngồi trên
ghế suy nghĩ hàng giờ liền về quá khứ thay vào việc hành động.
Nhưng trong những trường hợp khác tôi lại thể hiện sự tích cực
và bền bỉ, khi tôi làm việc ở công ty vật liệu gỗ rừng, tôi đã ngỡ
rằng không thể bán những tấm ván ở Bờ Tây Nam Ốt-xtra-li-a vì
môi trường cạnh tranh. Nhưng một hôm tôi đã thuyết phục được
người quản lý bán hàng cho phép tôi bán hàng ở một vùng mà
họ đã chào thua, được đặt tên là “nghĩa địa của những người chào
hàng rong” vì ở đó đường xá tồi tàn, khoảng cách lớn và mức tiêu
thụ thấp.
Tôi phỏng đóan vì những điều kiện ngoại cảnh khó khăn nêu
trên, vùng đó chưa bao giờ được phục vụ đúng mức và vì thế tôi
dám chắc đây sẽ là một “mỏ vàng”. Vì tôi có uy tín nên tôi đề nghị
được đến đó vào ngày nghỉ, người quản lý bán hàng đã đồng ý,
mặc dù lo lắng phải chi nhiều.
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 9 -
Kết quả là trong vòng hai tuần tôi đã bán được nhiều hàng
hơn người ta bán trước đó trong cả năm ròng. Ngoài ra, có hai xí
nghiệp gỗ đã phải chuyển sang chế độ làm việc 24/24 để kịp thời
đáp ứng nhu cầu. Dạo đó vì thành tích này tôi nhận được phần
thưởng cho sự xuất chúng phi thường.
Vậy đó, tôi nhớ là trong cùng một thời điểm của đời tôi, tôi có
thể ở những vai trò khác nhau. Cùng lúc, tôi có thể vừa là người
thường thường bậc trung, vừa là người chiến thắng.
Tôi cũng đọc lại những bức thư chúc mừng cũ, xem ảnh những
thành công quá khứ, điều đó giúp tôi gìn giữ bầu không khí tích
cực và thăng bằng để vượt qua khủng hoảng.
Sao bạn không tự viết cuốn Sách Chiến Thắng của riêng mình

nhỉ? Cuốn sách không dựa vào những gì người khác nghĩ về các
sự kiện của đời bạn, mà dựa nhiều vào thái độ của bạn về những
sự kiện đó, những sự kiện đó ảnh hưởng riêng tư lên bạn ra sao.
Khi làm như vậy, bạn cho phép mình một lần nữa cảm nhận
được hương vị chiến thắng quá khứ, bạn đem lại cơ hội tỉnh thức
và được động viên.
Tôi cũng cho rằng nhất định nên đọc tiểu sử của chính mình,
điều đó giúp giữ gìn sự lạc quan và khách quan. Chúng ta cần
phải hiểu được rằng chỉ có những ai đã trải qua khủng hoảng, đã
vấp phải những thử thách và đã giành chiến thắng thì mới là tấm
gương cho sự phát triển tính cách và làm sao đạt được những đỉnh
cao mới. Trong một tương lai gần bạn ngoảnh lại và nhìn vào sự
khủng hoảng lớn nhất trong đời bạn vừa vượt qua, bạn sẽ thấy sự
hủng hoảng này trong ánh sáng thật của nó – lửa thử vàng, thời
gian thử thách, qua khó khăn bạn học được biết bao điều.
Bạn cũng nên hiểu chúng ta ai cũng sẽ cả đời phải nghiên cứu,
phân tích một nhân vật, đó là chính mình.
Điều khiển khủng hoảng
• Hãy thừa nhận là ai cũng có những khó khăn và thắng lợi
• Khi suy ngẫm về chiến thắng, bạn được thêm sức để đi tiếp
• Hãy bắt đầu viết Sách Chiến Thắng của chính mình.

- 10 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Chương 3
Hãy nhìn vào tình huống khủng hoảng
từ triển vọng đúng
Hễ gặp phải khủng hoảng nghiêm trọng là lập tức chúng ta bị
áp lực. Ta thấy mọi nan đề qua lăng kính phi thực tế và ta phóng
đại chúng lên.

Cách dễ nhất để đưa ai đó vào sự bối rối là đặt anh ta vào tình
huống nguy hiểm. Vấn đề ở chỗ sự nguy hiểm đầy rẫy những sự
không ai biết và được thêm mắm thêm muối một loạt các sự kiện
khiến sự việc đáng sợ như thật. Trong khủng hoảng tài chính
hay bất kỳ lọai khủng hoảng nào, nguy hiểm của tai họa đang ập
đến ảnh hưởng lên chúng ta thông qua sự bặt tin đáng sợ. Đương
nhiên, thời gian qua đi và sự nguy hiểm sẽ lùi lại đằng sau, sự sợ
hãi hóa ra không thích đáng, mọi sự quay lại hoặc gần với quỹ đạo
cũ tùy theo hoàn cảnh.
‘’Con ma hóa ra không đáng sợ như trong tranh” – và có lẽ, điều
đáng sợ nhất đối với chúng ta trong bất kỳ khủng hoảng lớn nào là
việc lòng tự ái của chúng ta bị động chạm mạnh đến đâu.
Tôi đã phải dẹp yên “cái tôi” của mình từ nhiều năm trước, sau
khi hiểu ra rằng chẳng có sự gì sẽ kết thúc theo ý ta giả định.
Những gì hôm nay là không thể thì ngày mai đã trở thành việc
thường ngày vì ta đã bước lên một tầm trải nghiệm mới.
Một lần nọ, sau một phẫu thuật nhẹ, người ta phát hiện tôi bị
nhiễm trùng, bác sỹ lúng túng thông báo rằng vì thế nên hai phần
ba mái tóc tôi sẽ rụng!
Bác sỹ biết tôi thường phát biểu trên truyền hình, trước cử tọa
và tôi luôn gặp nhiều người ở nơi làm việc. Ông cũng biết những
công tác xã hội khác của tôi.
Phản ứng đầu tiên của tôi: “Thế tóc tôi có mọc lại không?” –
“Có, - ông ta chứng nhận với tôi, - nhưng phải mất mấy tháng’. Và
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 11 -
ông nói thêm: “Một tuần nữa tóc sẽ bắt đầu rụng”. Tôi nhẹ nhõm
cười vang và nói với ông ta rằng tôi từng gặp những tình cảnh còn
tồi hơn thế.
Tôi đã dễ dàng thắng được tự ái. Bác sỹ đôi phần kinh ngạc và

nhắc tôi những bài phát biểu của tôi trước đám đông, liệu công
chúng sẽ tiếp nhận tôi sao đây.
Chẳng phải đợi lâu cho nan đề xuất hiện, đúng lúc tôi muốn
dẫn tua đi dọc theo nước Ốt-xtra-lia-a, thành phần đoàn gồm các
khách nước ngoài, ca sĩ và những người diễn thuyết. Trong vòng
một tuần tôi phải là trọng tâm của sự chú vì tôi có nhiệm vụ giới
thiệu họ trước công chúng.
Tôi đã mất hai phần ba tóc thật, và tôi đã phải mất mấy tháng
liền sáng nào cũng nhuộm đầu mình thành mầu nâu, sau đó chia
đều số tóc còn lại trên đầu sao cho che lấp được càng nhiều, càng
tốt!
Tuy nhiên, tôi đã thoát nạn và cuộc sống lại tiếp diễn.
Các cuộc khủng hoảng trong đời sống chúng ta luôn luôn tương
đối. Hãy nghĩ về điều đó. Hãy tưởng tượng điều gì là khủng
khiếp đối với bạn và hãy cho điểm từ một đến mười. Nếu bạn mất
cả gia đình vì tai nạn ô tô thì bạn cho điểm mấy hoặc nếu con bạn
nghiện hút ma túy bạn sẽ cho mấy điểm? Giả sử bạn bị đi tù chung
thân vì một tội bạn chưa hề phạm, trường hợp này sẽ là mấy điểm
đây? Hãy thử hình dung những gì xấu nhất và cho điểm từ một
đến mười. Sau đó, bạn hãy đặt khủng hoảng lớn hiện tại của bạn
vào thước đo này. Bạn sẽ thấy còn khối lý do để mà vui!
Một phương diện đáng tò mò của khủng hoảng lớn nằm ở chỗ
bất hạnh của người khác bao giờ đối với ta cũng nhẹ nhàng hơn.
Chúng ta ngỡ rằng đặt mình vào hoàn cảnh họ, ta sẽ vượt qua
khủng hoảng dễ dàng hơn và nhanh hơn. Chúng ta cảm thấy như
vậy vì trong thực tế chúng ta được tự do khỏi sự căng thẳng cảm
xúc và hoàn cảnh mà người kia đang ở trong. Hãy nhận thấy rằng
khi bạn nhìn vào đời sống của người khác bằng cách đó, bạn có thể
nhìn thấy khủng hoảng của người khác từ vị trí đúng!
Như đã nói ở trên, trước hết hãy nắm bắt được cảm xúc mình,

hãy để cho tâm trí bạn được sáng sủa. Chỉ khi đó mới có thể tiến
lên được. Chỉ khi đó bạn mới có thái độ đúng với những gì xảy ra
- 12 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
xung quanh. Bạn sẽ tự tin vào bản thân, và nhớ mình ở các vai trò
khác nhau, bạn sẽ chiến thắng được cảm giác nguy hiểm.
Bước tiếp theo để nhìn thấy khủng hoảng nghiêm trọng từ góc
độ tiềm năng đúng cần nắm bắt được những giới hạn thời gian.
Để phục hồi được từ khủng hoảng nghiêm trọng về trạng thái cũ
cần ba tháng hoặc lâu hơn.
Hãy chọn định hướng hành động chính, chọn lấy điểm quy
chiếu là trạng thái bạn đang ở trong, hãy tính toán mọi sự ở mức
cao nhất bạn có thể làm được, hãy cảm thấy mình như cậu học
sinh đang làm bài thi - đây là những nan đề ta cần giải quyết, và
ta sẽ giải quyết chúng.
Hãy tiếp nhận điều bạn sợ như là điều có khả năng xảy ra. Điều
đó khiến bạn lo âu, điều đó vượt quá hoặc không xứng đáng với
mong đợi của bạn. Bạn cũng hãy tiếp nhận khủng hoảng như là cơ
hội tăng trưởng. Điều chủ yếu nhất là để tình huống khủng hoảng
trở nên đối với bạn là một thách thức hấp dẫn, chứ không phải là
một gánh nặng khủng khiếp.
Lời cảnh báo dành cho những người nằm trong hoàn cảnh đó:
Hãy đừng quên chú ý vào đạo đức ứng xử của bạn trong thời
kỳ khủng hoảng. Trong thời kỳ này tâm trí của bạn có khả năng
nghĩ đến bất cứ mánh khóe gì và sẵn sàng biện hộ cho những
phương pháp cư xử không xứng đáng. Không một cuộc khủng
hoảng nào xứng để ta hành động không trung thực và có trước có
sau. Điều này đặc biệt liên quan đến sự trung thực tài chính, một
điều bạn cần thể hiện, không bận tâm người khác có trung thực
hay không.

Tồn tại những ý kiến cho rằng nếu chúng ta không xử lý được
tất cả những khủng hoảng nghiêm trọng thì “đến đây là chấm
hết”, - chúng ta thường có xu hướng cảm nhận như vậy. May thay,
sự vật diễn ra không như vậy. Không có sự gì là “chấm hết”, kể cả
cái chết (nếu bạn cho mình là cơ đốc nhân đã được cứu).
Nếu xem xét, phân tích tình hình một cách sâu sắc, bạn sẽ nhận
ra rằng nguy hiểm lớn nhất đối với chúng ta bắt nguồn từ sự kiêu
ngạo, sự sợ hãi, lo lắng, bệnh tật và thất bại.
Hãy hiểu rằng thất bại chỉ là trạng thái tạm thời. Chiến tranh
chưa kết thúc khi chúng ta chưa đầu hàng đến cùng. Đừng bao
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 13 -
giờ cho phép mình buộc tội hoặc căm ghét người khác. Điều đó
đốt cháy vô vàn sức lực và giết chết sự tự tôn. Ngược lại, sự đồng
cảm, nhịn nhục và thấu hiểu làm tăng cao sinh lực và khả năng
tự đánh giá.
Tôi cũng nhận thấy trong khủng hoảng lớn, đặc biệt là khủng
hoảng tài chính, những người hôm qua là bạn hôm nay có thể nên
kẻ thù. Kẻ thù này lợi dụng nhược điểm của người khác, chống lại
bạn bè. Khủng hoảng tài chính lớn chia ra hai loại người:
1.Những người trung thực chơi theo luật
2.Những người chỉ sử dụng sự dẻo mồm và khoe mẽ để trục
lợi cho bản thân.
Điều khiển khủng hoảng
• Hãy nhớ: khi ở dưới sức ép, chúng ta phóng đại sự nguy hiểm
• Bạn đã tiếp nhận tình trạng khủng hoảng như thế nào?
• Tình trạng khủng hoảng kiểm tra luân lý đạo đức của bạn và
những người khác.
• Hãy theo dõi sự trung thực của chính mình, chứ không phải sự
trung thực của các “chiến hữu”.



- 14 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Chương 4
Kế hoạch A. Tính thời gian theo trình tự ngược lại
Tôi xin nhắc lại là bản chất của điều khiển khủng hoảng nằm ở
chỗ lúc nào cũng giữ quá trình dưới sự kiểm soát. Tôi sẽ là người
đầu tiên nói rằng nói thì dễ hơn làm nhiều, song tất cả những điều
đó có thể thực hiện được với điều kiện lập kế hoạch theo trình tự
thời gian ngược lại.
Bước một – nhận được luận chứng luật pháp kỹ lưỡng về tình
huống bạn đang ở trong. Bước hai – hãy nghiên cứu toàn bộ tài
liệu và xác thực rằng các cá nhân, các công ty và chính quyền
đang hành động theo đúng pháp luật.
Bạn có hai lựa chọn rất đơn giản trong khủng hoảng lớn: 1. cho
phép khủng hoảng xảy ra 2. thúc đẩy để khủng hoảng xảy ra .
Phương án 1 chỉ là phương án, nếu khủng hoảng đã xảy ra – bạn
có thể tiến sang phương án hai và vượt qua khủng hoảng hoặc
kết thúc công việc và phục hồi sự kiểm soát. Nếu sự khủng hoảng
không tránh khỏi, nhưng cũng chưa bắt đầu, vậy thì hãy chăm
chút cho nó ngay từ bây giờ đi.
Trong bất kỳ trường hợp nào cũng hãy tin chắc vào việc bạn sẽ
giữ được thanh danh. Hãy làm điều đó khi thực sự bạn đang tham
gia trực tiếp vào quá trình giải quyết vấn đề. Nói gì thì nói, bạn có
nhiều vũ khí hơn bất cứ ai để xử lý vấn đề này, đúng không?
Bí quyết nằm ở chỗ nhận được toàn bộ thông tin và để thông
tin nằm sẵn trong tay, - những hạn chế và những cuộc điện thoại
bạn giả định sẽ nhận được từ người khác, cũng như những khung
thời hạn bạn phải kịp thực hiện. Bây giờ bạn hãy đặt mốc thời gian

theo chiều ngược lại, tính toán theo giới hạn của những khung
thời gian bạn biết, đừng bỏ qua tiểu tiết nào. Hãy dán thông tin
của bạn lên một biểu đồ lớn, hãy gạch mỗi mục đã hoàn thành
và đi đến mục tiếp theo. Có thể thi thoảng biểu đồ của bạn lại
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 15 -
cần được đổi mới, bởi vì dự tính của bạn có thể không đúng. Khi
chuẩn bị giai đoạn này, bạn có thể đụng độ với ai đó trong số lãnh
đạo muốn bạn làm chân chạy cho anh ta. Tôi bỗng nhớ một thí dụ
về chuyện này. Một người bạn tôi đã hầu như phá sản trong thời
kỳ khủng hoảng tài chính lớn, anh bị một luật sư từ phía các chủ
nợ thường xuyên dọa nạt. Anh bạn tôi lúng túng, cố gắng cứu vớt
doanh nghiệp của mình đến nỗi bên bờ cạn kiệt sức lực và tinh
thần. Thêm vào những sự giày vò đó là người luật sư luôn đòi hỏi
anh bạn tôi giải trình tài liệu và giải thích các chi phí kế toán, đã
thế lúc nào cũng phải nhiệt tình, niềm nở.
Anh bạn kể tôi hay tình hình, tôi nói với bạn tôi là không có sự
giúp đỡ của anh thì người luật sư sẽ không tiến thêm một li nào
nữa. Do đó, anh ta nên điện thoại cho luật sư và thông báo về giờ
giấc và thời hạn anh sẽ rảnh rỗi, rảnh rỗi bao lâu. Cũng cần cảnh
báo là ngoài ra không có giờ gặp khác. Chàng luật sư đành chấp
nhận điều kiện. Nan đề được lọai bỏ.
Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, đừng bung ra tất cả năng lượng
của bạn, cố gắng chạy ngược chạy xuôi an ủi tất cả những người
xung quanh. Hãy xác định luật chơi một cách cứng rắn. Hãy bình
tĩnh trả lời tất cả các câu hỏi một cách trung thực và hoàn hảo hết
mức. Khi bạn gặp phải khủng hoảng lớn, thường khủng hoảng
không ập đến bất thình lình. Thường thường, sự khó khăn dần
dần từng bước đẩy bạn mất thăng bằng. Để chặn tai nạn lại, bạn
mất nhiều sức lực, mệt mỏi dần, và khi thực sự khủng hoảng đến,

bạn có thể bị kiệt quệ hoàn toàn.
Hãy nhanh nhanh cố gắng nghỉ ngơi và phục hồi sự bình ổn
trước khi bắt đầu tính thời gian theo chiều ngược lại. Trong ví của
tôi bao giờ cũng có một thẻ ghi rõ danh sách tất cả những việc cần
phải giải quyết, cũng như danh sách các mục đích của tôi mà tôi
có ý định thực hiện từ nay cho đến ngày sinh nhật tám mươi tuổi.
Tôi đề nghị bạn cũng nên có một tấm thẻ tương tự, ở đó sẽ có ghi
những mục đích bên trong và những mục đích để kết thúc thời kỳ
khủng hoảng hiện tại của bạn.Tôi đã trải qua nhiều khủng hoảng
nên tôi biết rằng nếu tôi không có một danh sách những đầu mục
đã được duyệt như vậy tôi sẽ bị trật đường ray, làm tình thế còn
nghiêm trọng hơn.
- 16 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Dạo con trai tôi, Graham, hai mươi mốt tuổi, nó bị khủng hoảng
tài chính lớn. Khi tôi hỏi có cần tôi giúp gì không, nó đáp: “Không,
ba hãy để tự con, Chúa muốn dạy dỗ con điều gì đó, mà con thì
không muốn đánh mất trải nghiệm này”. Nó cũng nói với vợ:
“Mình sẽ nghèo đi một dạo, nhưng em đừng quen với sự nghèo
đó, vì nó sẽ không lâu”. Graham, cũng như tôi, đã lĩnh hội được
rằng sự thành công trên đường đời của chúng ta tỷ lệ thuận với:
(a) Quy mô của khủng hoảng
(b) Phản ứng của chúng ta trước khủng hoảng.
(c) Những bài học ta có thể rút ra từ khủng hoảng.
Tóm lại, bạn chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình trong
mọi hoàn cảnh. Yếu tố kiểm soát trong mọi hoàn cảnh, đó là hành
vi ứng xử của bạn và cách bạn xây dựng hành vi đó.
Điều khiển khủng hoảng
• Hãy kiểm soát khủng hoảng
• Hãy lập kế hoạch tính thời gian theo chiều ngược lại

• Hãy đừng làm cạn kiệt mình
• Hãy chuẩn bị một danh sách mục đích
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 17 -
Chương 5
Hãy xin gia hạn
Giờ đây bạn đã nhận thức được rằng không có chàng hiệp sĩ
hay một nhà hảo tâm nào đó sẽ trả hết các chi phiếu cho bạn, xoa
đầu bạn và giải quyết tất cả các nan đề của bạn. Có thể đã lâu rồi
bạn ở ranh giới của sự sống còn ngày này qua ngày khác. Có thể
bạn không thấy ý nghĩa ở trong đó nhưng vẫn phải tiếp tục vì cuộc
sống vẫn đi theo lộ trình của nó.
Một trong những lợi thế của khủng hoảng nằm ở chỗ ít nhất, khi
khủng hoảng đang tiếp tục, bạn có thể tìm được những người có
đầu óc phân tích, họ rất có ích cho tình thế của bạn. Mặt khác, bạn
hãy gộp thành một nhóm những người không ngừng đeo đuổi
bạn và buộc tội bạn. Hãy giải thích với họ rằng bạn không thuộc
về số những người có thể dọa nạt.
Những người bạn giữ quan hệ tốt sẽ hiểu hoàn cảnh éo le của
bạn. Do đó, hãy cho họ biết thông tin tình hình công việc và hãy
nhờ giúp đỡ. Hãy giải thích cho họ rằng bạn không có ý định trốn
nợ, mà bạn muốn làm việc với họ, hỗ trợ nhau tìm kiếm những
giải pháp đôi bên cùng có lợi và hài lòng. Hãy đừng bao giờ khoác
cho mình danh hiệu một đối tác không muốn đàm phán, và luôn
khắc cốt ghi tâm rằng tất cả những khủng hoảng chính đều có một
nan đề lớn – thời gian. Nếu bạn có đủ thời gian, phần lớn nan đề
có thể được bàn luận kỹ càng.
Như vậy, sau khi cú sốc đầu đã qua và bạn đã kiểm soát được
tình huống, giải pháp ưu tiên chủ yếu nên là xin gia hạn. Thời hạn
kết thúc có thể được gia hạn bởi một sê-ri những bước phải làm,

ví dụ như đề nghị lịch họp ủy ban tín dụng hai tháng một lần thay
cho việc họp hàng tháng. Cách khác – đề nghị tạm dừng ba tháng
để có khả năng lập kế hoạch và căn chỉnh tình huống.
Trong trường hợp của mình, tôi được ngân hàng gia hạn trả nợ
- 18 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
thêm hai năm, chỉ sau 12 tháng tôi đã dàn xếp được công việc. Khi
đó tôi đề nghị được giảm nợ nếu tôi trả sớm hơn hạn định. Tôi
được chấp thuận và đã trả hết nợ.
Nếu bạn làm việc đổ mồ hôi, sôi nước mắt để ngóc lên được,
nghĩa là thời gian của bạn hạn chế. Nếu vậy, hãy hẹn gặp với các
chủ nợ vào buổi sáng sớm, trước khi bạn đi làm. Điều đó giúp (a)
rút ngắn thời gian gặp và (b) làm mệt mỏi những người muốn làm
bạn căng thẳng.
Bước tiếp theo là giải quyết vấn đề những khoản chi tiêu nhỏ.
Tôi còn nhớ nhiều năm về trước, chúng tôi đã rơi vào hoàn cảnh
phá sản mà không biết kiếm đâu ra đồ ăn. Chúng tôi lục lọi khắp
trong nhà và đói khát tìm kiếm tất cả những đồ đạc trong nhà có
thể bán ra tiền. Chúng tôi đã sống như vậy nhiều năm cho đến
ngày vươn lên mức sống hiện đại.
Đừng bao giờ cắt giảm mức sống của bạn đến mức sau đó bạn
hốt hoảng và lo lắng quá, không thể lập kế hoạch hồi phục một
cách lô-gích. Trong thời kỳ này có vẻ như khôn ngoan nếu lấy
của Ông A trả cho Ông B, nhưng thực ra như vậy mất mát nhiều
hơn là bạn tưởng. Nếu bạn nhượng bộ những đòi hỏi và áp lực
của một bộ phận chủ nợ, nghiễm nhiên bạn phân biệt đối xử với
những chủ nợ còn lại. Hơn nữa, việc này không có lợi cho hình
ảnh của bạn.
Khi gia hạn kết thúc, cần phải nhớ đến những nhu cầu chính
về tài chính của bạn. Tất cả những chi phí thừa cần phải cắt bỏ và

lập ra một ngân sách tối thiểu để sống sót tai qua nạn khỏi, bạn sẽ
sống đủ theo ngân sách tối thiểu đó.
Bạn sẽ không bao giờ tiến lên được nếu bạn không cắt giảm chi
phí tiền mặt. Khi bạn giảm chi phí tiền mặt, bạn có thể hoạch định
những bước tiếp theo và phân bổ những quỹ tương lai.Khi làm
điều đó, hãy cung cấp đầy đủ thông tin cho những người giúp
bạn. Quan hệ của bạn với nhóm chủ nợ chính nên được gìn giữ và
phát triển nhờ giao tiếp. Bạn sẽ thấy họ là những con người vô giá
khi việc thỏa thuận trở nên căng thẳng.
Khi dò lại danh sách theo thứ tự ngược lại của bạn, hãy cố gắng
tìm ra ít nhất ba con đường cho phép kéo dài hạn cuối cùng. Sau
đó hãy soạn ra danh sách theo thứ tự ưu tiên, trong đó những
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 19 -
điểm nóng sẽ đi đầu tiên.
Hãy làm sáng tỏ những sự kiện trong ý nghĩ và trên giấy, bởi vì
có thể bạn được dẫn dắt bởi nỗi sợ nhiều hơn là bởi các sự kiện. Có
thể đơn giản hơn nếu kéo dài các thời hạn cuối cùng bởi các đầu
việc nhỏ hơn và làm quen những người có quan tâm đến công việc
của bạn hơn để họ đồng ý cho gia hạn.
Dù bạn có làm gì, hãy cố gắng gặp gỡ riêng với mọi người, chứ
không chỉ giới hạn bởi những bức thư lạnh nhạt hay những cú
điện thoại hãn hữu. Dễ bị “từ chối” qua điện thoại hay thư hơn.
Hãy nhớ rằng khi bạn gia hạn kết thúc, có thể bạn không giải
quyết được nan đề nhưng bạn có cơ hội kéo dài quyết định muộn
hơn, điều đó cho bạn cơ hội suy ngẫm về giải pháp.
Điều khiển khủng hoảng
• Hãy chăm lo các mối quan hệ giúp đỡ.
• Hãy giảm chi phí và hãy lập ra ngân sách sống sót
• Hãy nới rộng khung thời gian để tìm thấy giải pháp.

• Hãy so sánh nguy cơ với các sự kiện
• Hãy gặp riêng các chủ nợ
- 20 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
Chương 6
Hãy chia để trị
Bất cứ một vị chỉ huy quân sự nào cũng hiểu được hiệu quả
và chiến lược của nguyên tắc “chia để trị”. Sau khi đã xin gia hạn
thành công, bạn có thể tập trung toàn bộ năng lượng giải quyết
dần từng bước hết nan đề này sang nan đề khác.
Cũng như bất kỳ một cơ chế nào hay một tổ chức nào đều được
cấu thành từ vô vàn các thành phần, cũng như khủng hoảng lớn
chứa trong nó nhiều phần khác nhau, và với mỗi phần cần phải
nghiên cứu riêng lẻ. Hãy đừng khái quát chung, mà hãy nghiên
cứu từng thành phần có đặc điểm riêng của khủng hỏang, hãy lọc
ra những nhân thành phần có ảnh hưởng tổng thể và có thể kéo
cán cân về phía bạn.
Ví dụ như tôi đã biết rằng sẽ không bao giờ tôi có thể trả hết
nợ nếu một ngày tôi không học được cách làm việc theo nguyên
tắc “hoa hồng giảm giá”, một việc cần dùng ô tô làm phương tiện
bán hàng. Tiếc thay, phương tiện đi lại của tôi đã bị “tịch thu vì
thiếu nợ”. Những cú điện thoại và lời van vỉ của tôi đến công ty
tài chính đã không có kết quả.
Thoạt nhìn, có vẻ như đây chỉ là một nan đề nhỏ nhoi, nhưng
trong thời kỳ khủng hoảng lớn đây lại là một yếu tố nguy cấp. Giá
có chiếc ô tô thì tôi đã cơ động và có thể nuôi cả gia đình. Tôi đặt
ra cho mình nhiệm vụ lấy lại ô tô vì trong lúc này tôi đang cần sự
cơ động biết bao.
Kết cục là tôi đến công ty tài chính, không có chìa khóa xe ô tô,
và kể cho họ nghe về nan đề của mình. Sau đó, tôi giải thích trên

giấy trắng mực đen cho họ ngọn ngành, theo ý tôi nếu bán xe họ
sẽ mất thời gian rao bán, như thế không lợi bằng trả xe lại cho tôi
để tôi dùng xe làm phương tiện đi kiếm tiền trả nợ.
Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tôi đã quá hạn thanh tóan không
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 21 -
phải một hay hai lần, mà đã muộn mất sáu tháng, vậy nên lời nói
có các con số và sự kiện đi kèm đem lại ấn tượng mạnh hơn là
những lời tình cảm xin giúp đỡ.
Công ty tài chính đã đồng ý và trả khoản thanh toán đầu tiên.
Tôi lại sai hạn lần tiếp theo, hơi chậm một chút, nhưng cuối cùng
tôi đã được sử dụng xe trong vòng hai năm sau đó, cho đến ngày
vượt qua được khủng hoảng.
Thành phần tiếp theo của cuộc vật lộn tài chính là tòa nhà đang
bị cầm cố. Vì tôi lấy danh dự mình bảo đảm và các khoản thanh
toán đã được tiến hành từ lâu, chủ nợ theo văn tự cầm cố nhận
được yêu cầu giữ tòa nhà. Tôi làm việc với chủ nợ theo văn tự
cầm cố, và chúng tôi đã bán được tòa nhà với chút lãi, “không kèn
không trống”. Công ty bảo hiểm giữ nhà tôi làm tài sản thế chấp,
công ty này đã viết hóa đơn bán tòa nhà, và tôi đã có thể đem lại
cho họ hóa đơn của hai khoản thanh tóan từ khoản bán nhà - thế
là khủng hoảng lại giảm đi bước nữa. Mặc dù khủng hoảng vẫn
còn đáng kể, tôi chia nhỏ nó ra thành nhiều thành phần và bằng
cách đó đưa khủng hoảng về không.
Ở đây, ít hơn cả là tôi không thử hình dung một bức tranh quá
dễ dàng của những gì đang xảy ra trong thực tế. Tôi có ý định
thuyết phục bạn rằng trong khủng hoảng lớn bao giờ cũng có
những phần bạn có thể rút ra từ tổng thể và giải quyết riêng. Bạn
có khả năng giảm thiểu quy mô và độ phức tạp của “gói khủng
hoảng” chung của bạn.

Bạn cũng nên nhớ rằng quá trình xét xử và chiến trận luật pháp
không phải bao giờ cũng kết thúc ở mức độ như mỗi bên mong
muốn. Nếu bạn bị lôi kéo vào một quá trình luật nào đó, điều
đó đòi hỏi thời gian chính và những suy ngẫm phân tích thường
xuyên để quá trình đó có thể đi qua. Những cuộc bút chiến về luật
bao giờ cũng làm lợi về thời gian cho cả hai bên kiện tụng. Một
trong những khoản nợ tiền mặt lớn nhất của tôi là món nợ trước
công ty luật đã giúp xoay chuyển tình thế, và họ đòi một con số
mà tôi cho rằng quá thổi phồng và vô lý. Vì thế tôi đến làm việc
với họ về khoản này.
Họ nói với tôi là hãy nhanh nhanh trả tiền, không thì sẽ có một
vụ kiện nữa đang chờ đợi tôi. Tôi đáp rằng số tiền họ yêu cầu quá
- 22 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
cao, gần như tống tiền và tôi nhất định sẽ không trả.
Tối hôm đó, khi tôi ngồi lật giở những trang sách cũ của bộ luật
dày cộp, nghiên cứu quan hệ giữa khách hàng và luật sư, tôi đọc
được một điều khoản luật cũ. Điều khoản này khẳng định rằng
nếu luật sư thuyết phục khách hàng một sự tăng giá cố tình thì có
thể áp dụng thuế đối với luật sư.
Sáng hôm sau tôi gọi cho luật sư, anh ta vừa ngạc nhiên, vừa
mừng rỡ vì nghe tiếng tôi tôi, tưởng là tôi sẽ chịu thanh tóan. Hãy
thử tưởng tượng cơn sốc của anh ta khi tôi thông báo với anh ta
rằng tôi sẽ đòi anh ta phải trả thuế trong đơn tôi sẽ kiện anh ta ra
hầu tòa. Và tôi sẵn sàng gánh chịu mọi hậu quả có thể xảy ra. Anh
ta cười ha hả và nói rằng tôi hơi bị mất bình tĩnh. Song, tôi nằng
nặc nêu ý kiến đó và nói rằng tôi thực sự muốn đưa vào thực tế ý
đồ của mình.
Một lúc sau, ngay hôm đó, luật sư gọi lại và thông báo, nếu tôi
ghé qua văn phòng của anh ta, anh ta sẽ đề nghị tôi hóa đơn mới

giảm giá sáu mươi phần trăm. Thêm một ví dụ nữa cho nguyên
tắc “chia để trị”!
Tôi vẫn còn phải vất vả chạy ngược, chạy xuôi, giật gấu vá vai,
biết rõ là tôi vẫn còn những nan đề tài chính lớn, để giải quyết
chúng còn mất hàng năm nữa. Nhưng tôi vẫn giữ vị trí thượng
phong và cứ mỗi ngày tôi lại càng gần hơn quyết định chung – sự
tự do khỏi nợ nần tiền bạc. Cùng với mỗi chiến thắng nhỏ tôi lại
cảm thấy một con sóng sảng khoái mới.
Điều khiển khủng hoảng
• Mọi nan đề đều được cấu thành từ những thành phần nhỏ.
• Hãy đào sâu để có thể tìm thấy cơ hội “chia và trị”
• Mỗi một suất nan đề được bạn giải quyết sẽ giảm thiểu nan đề
tổng thể
• Hãy bền bỉ và chắc chắn trong các hành động của mình.
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
- 23 -
Chương 7
Hãy soạn thảo kế hoạch phòng xa
Để bắt đầu chương này, chúng ta hãy lấy ví dụ từ ba vụ kiện
tụng.
Anh bạn tôi, tên Krâyt, đến gặp tôi sau khi bán một công ty lớn
chuyên cung cấp đồ cho mạng lưới nhà hàng. Khoảng hai năm anh
ta tận hưởng thành công đó, nhưng mong muốn đạt một điều gì
đó và tiếp tục thăng tiến đã thôi thúc anh mở doanh nghiệp mới.
Chúng tôi bàn bạc về khả năng mở doanh nghiệp mới. “Anh
nghĩ tôi nên làm gì bây giờ?” – anh ta hỏi.
Một thời gian sau đó cậu Giôn ngồi nói chuyện với tôi. Mới đây
anh ta bán toàn bộ doanh nghiệp của mình và bây giờ tìm kiếm
công việc mang lại sự thỏa mãn và tăng trưởng. “Cậu có đề nghị
đầy hy vọng không” – anh ta muốn biết.

Sau đó anh Uyliamx đến, anh ta vừa bị phá sản và kiệt quệ về
tinh thần, thường những người gặp tình cảnh này thường như
vậy. Điều anh ta muốn, đó là tìm được việc làm mới, không chậm
trễ mở các quỹ và đón nhận cơ hội cho tương lai.
Rất có thể là bạn đã nghe hàng trăm câu chuyện tương tự. Trong
tất cả những câu chuyện đó không có một yếu tố chính – kế hoạch
hỗ trợ.
Như tôi đã giảng giải cho Krâyg, Giôn và Uyliamx, trước khi hỏi
ai cho bạn ý tưởng cho tương lai, bạn phải nhận thức rằng bạn đã
từ chối quyền tự do lựa chọn Đức Chúa Trời ban cho bạn. Khi từ
chối quyền đó, bạn đánh mất mức cam kết của mình và khả năng
hơn cả là bạn sẽ thất bại.
Tôi tiếp tục giải thích rằng trong thời kỳ khủng hoảng, sau khi
bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu – hay thậm chí sau sự phá
sản – chúng ta bị “chảy chất xám” và thay đổi mối tương quan
mức tuyệt vọng của chúng ta. Chúng ta rơi vào một bầu khí quyển
- 24 -
Peter DanielsVượt qua cơn khủng hoảng lớn
hoàn toàn mới và thường khó giải thích, so sánh và học một điều
gì đó.
Tôi giả định rằng thời kỳ thích hợp nhất để chúng ta nghĩ về
tương lai, đó là thời kỳ khi não bộ của chúng ta đang làm việc và
trạng thái cảm xúc của chúng ta cân bằng và bình tĩnh.
Đôi khi thật có ích khi rút lui, lỏng người lại, suy ngẫm và ngẫm
nghĩ sau khi bạn đã đóng cửa doanh nghiệp. Nhưng suy nghĩ và
ngẫm nghĩ về điều gì?
Việc đánh giá lại trong thời gian suy thoái của hoạt động kinh
doanh sau áp lực cao thường có ích, - song rất quan trọng bắt đầu
hoạch định và ý đồ cho những dự án mới trong khi bạn còn đang
“sôi sung sục”. Tương tự như Krâyt, Giôn và Uyliamx, bạn sẽ

khó mà nghĩ ra được những dự án mới nếu trong thời gian đó bạn
không lăn lộn trên thương trường. Nếu bạn không nắm được việc,
thường khó cân đong tương quan khả năng và đòi hỏi của bạn.
Ba người đàn ông kia đã cần hàng năm trời để thu thập đủ thông
tin và bắt đầu những luồng công việc mới. Vậy nên mất khá nhiều
thời gian cho việc quay lại phong độ cũ. Mỗi một người trong số
họ thề rằng sẽ không bao giờ cho phép sự đi xuống tương tự trong
cuộc đời họ mà không chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ.
Nếu bạn giác ngộ được là khủng hoảng chính của bạn sẽ xóa sổ
hoặc tiêu diệt sự gì đó trog đời sống bạn thì bạn hãy soạn thảo kế
hoạch hỗ trợ mà bạn có thể cho chạy sau khủng hoảng, - đừng chờ
nước đến chân mới nhảy.
Trong khi bạn đang “cuốn cần câu” hoặc đang sắp đóng cửa,
hãy hoạch định kế hoạch những bước tiếp theo và chuẩn bị những
cơ chế cho những biến động tương lai. Nếu bạn chậm trễ, bạn sẽ
đánh mất cơ hội chạy kịp theo nhịp độ cuộc sống.
Sự phá sản của tôi mấy năm trước – bạn tin vào điều đó hay
không – đã trở thành điều kỳ diệu nhất từng xảy ra với tôi. Vì cần
thiết tôi đã buộc phải chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ hậu khủng hoảng,
và kế hoạch đó đã làm chan chứa trong tôi sự nhiệt tình và năng
lượng tiến lên chiến thắng.
Cũng như sự gián đoạn nhất định trong việc thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng có thể sản sinh một đống hoang tàn đổ nát và
những hồi tưởng xấu, nó cũng có thể kích thích bạn nghĩ ra những

×