Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Luận Án Tiến Sĩ Nông Nghiệp Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Đến Sinh Kế Của Hộ Nông Dân Tỉnh Điện Biên.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 182 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN BÁ UẨN

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------

TRẦN BÁ UẨN

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH
ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Mã số

: 9.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Song

HÀ NỘI, NĂM 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Tác giả luận án

Trần Bá Uẩn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Ban
Quản lý đào tạo; các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn
Kinh tế Tài nguyên và Mơi trường. Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Văn Song đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, Sở Văn hoá Thể thao
và Du lịch tỉnh Điện Biên, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên; Lãnh đạo UBND
Thành phố Điện Biên Phủ, Huyện Điện Biên và Huyện Mường Nhé; Lãnh đạo UBND
các xã và các hộ nông dân tại các địa bàn nghiên cứu đã nhiệt tình cung cấp thơng tin,
số liệu, tham gia các cuộc điều tra, phỏng vấn và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành
luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện
Biên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đông viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và

nghiên cứu. Tơi xin trân trọng cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận án cũng như sự ủng hộ, động viên của gia đình trong suốt
thời gian qua.
Một lần nữa tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến các tổ
chức và cá nhân đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Trần Bá Uẩn

ii

năm 2022


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................................ ix
Trích yếu luận án ..............................................................................................................x
Thesis abstract................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................3

1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................4
1.3.2. Đối tượng điều tra .................................................................................................4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4.

Những đóng góp mới của luận án .........................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................5

Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hƣởng của phát triển
du lịch tới sinh kế hộ nông dân .........................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân .........6

2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu ..................................................6

2.1.2. Những tác động liên quan đến phát triển du lịch ................................................18
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ
nông dân ..............................................................................................................21
2.2.

Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ
nông dân ..............................................................................................................24

2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch
tới sinh kế hộ nông dân .......................................................................................24

iii


2.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch
tới sinh kế hộ nông dân .......................................................................................30
2.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp nhóm (clustering method) và
nhóm sinh kế (clustering livelihoods) .................................................................36
2.2.4. Khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế
hộ nông dân .........................................................................................................39
2.3.

Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu ảnh hưởng
phát triển du lịch tới sinh kế hộ nơng dân tỉnh Điện Biên ..................................40

Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................42
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................43
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................43


3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên................................................................43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên ...........................................................45
3.2.

Khung phân tích và cách tiếp cận .......................................................................47

3.2.1. Khung phân tích của luận án...............................................................................47
3.2.2. Cách tiếp cận của luận án ...................................................................................49
3.3.

Phương pháp nghiên cứu của luận án .................................................................51

3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................51
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu..............................................................................52
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................55
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản ...............................................................60
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................63
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................64
4.1.

Tình hình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và sự tham gia của các hộ nông
dân trong kinh doanh dịch vụ du lịch .................................................................64

4.1.1. Cơ sở phát triển du lịch tỉnh Điện Biên ..............................................................64
4.1.2. Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019 ................67
4.1.3. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Điện Biên ......................................................70
4.1.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong kinh doanh dịch vụ du lịch.........................72
4.2.


Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên ........80

4.2.1. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế ....................................80

iv


4.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới nguồn vốn sinh kế qua chỉ số
ảnh hưởng sinh kế (LEI) ...................................................................................104
4.2.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới kết quả sinh kế của các hộ dân tỉnh
Điện Biên ..........................................................................................................111
4.2.4. Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế theo từng nhóm hộ
nơng dân ............................................................................................................115
4.2.5. Đánh giá chung về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế hộ nông dân
tỉnh Điện ...........................................................................................................123
4.3.

Giải pháp tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nơng dân tại tỉnh Điện Biên ...................125

4.3.1. Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách ............................................................125
4.3.2. Nhóm giải pháp về nguồn vốn sinh kế .............................................................126
4.3.3. Nhóm giải pháp đối với từng nhóm hộ .............................................................132
Tóm tắt phần 4 ..............................................................................................................137
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ....................................................................................140
5.1.

Kết luận .............................................................................................................140

5.2.


Kiến nghị...........................................................................................................141

5.2.1. Đối với chính phủ .............................................................................................141
5.2.2. Đối với chính quyền các cấp .............................................................................142
Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ....................................143
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................144
Phụ lục ..........................................................................................................................155

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CRD

Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam

DFID

Bộ phát triển quốc tế Anh

DL

Du lịch

DVDL


Dịch vụ du lịch

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

LCI

Chỉ số sinh kế

LEI

Chỉ số ảnh hưởng sinh kế

Oxfam

Ủy ban cứ trợ nạn đói của Oxford

SXKD

Sản xuất kinh doanh


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1.

Cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019 ........................................46

3.2.

Nguồn, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................53

3.3.

Phân bổ mẫu điều tra ..........................................................................................55


3.4.

Các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI.........................................57

3.5.

Phân cấp mức độ ảnh hưởng sinh kế LEI ...........................................................59

4.1.

Tiềm năng du lịch dựa vào tự nhiên của tỉnh Điện Biên ....................................64

4.2.

Tiềm năng du lịch dựa vào lịch sử của tỉnh Điện Biên .......................................65

4.3.

Số ngày khách lưu trú giai đoạn 2015 - 2019 .....................................................69

4.4.

Doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần kinh tế
(2015 - 2019) ......................................................................................................70

4.5.

Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình ....................................................73


4.6.

Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của hộ dân tỉnh Điện Biên ....................77

4.7.

Hiện trạng nguồn nhân lực của các hộ nơng dân ................................................80

4.8.

Trình độ học vấn của lao động trong hộ nông dân .............................................82

4.9.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn con người ..........................................83

4.10. Thống kê các khóa tập huấn du lịch từ năm 2014 – 2019 tỉnh Điện Biên ..........85
4.11. Đánh giá mối quan hệ giữa hộ gia đình với hàng xóm .......................................89
4.12. Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới mối quan hệ của các hộ dân .....................89
4.13. Phân bổ diện tích đất của các hộ dân ..................................................................92
4.14. Thực trạng nguồn vốn vật chất của các hộ dân ...................................................99
4.15. Thu nhập trung bình hàng tháng của các hộ gia đình .......................................101
4.16. Mức vay vốn trung bình của các hộ dân ...........................................................102
4.17. Thực trạng tiết kiệm của các hộ gia đình ..........................................................103
4.18. Xác định các yếu tố chính và yếu tố hợp thành của chỉ số LEI tại tỉnh
Điện Biên ..........................................................................................................104
4.19. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tự nhiên .................................105
4.20. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn con người ..............................106
4.21. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn vật chất .................................107
4.22. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn xã hội ....................................108

4.23. Giá trị chuẩn hóa các yếu tố hợp thành của vốn tài chính ................................109

vii


4.24. Kết quả tính tốn chỉ số LEI dựa trên 5 yếu tố chính .......................................109
4.25. Thực trạng thu nhập từ du lịch của các hộ gia đình ..........................................112
4.26. Sự thay đổi thu nhập của các hộ gia đình do phát triển du lịch ........................113
4.27. Phát triển du lịch và tính ổn định của sinh kế hộ dân .......................................114
4.28. Mô tả các biến trong mơ hình ...........................................................................116
4.29. Kiểm định sự bằng nhau của trị trung bình theo nhóm hộ ...............................117
4.30.

Giá trị Eigenvalues............................................................................................118

4.31. Kiểm định Wilk’s Lambda ...............................................................................118
4.32. Bảng hệ số hàm khác biệt dạng chuẩn tắc ........................................................119
4.33. Bảng ma trận cấu trúc .......................................................................................120

viii


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.


Khung sinh kế bền vững .....................................................................................12

3.1.

Bản đồ tỉnh Điện Biên ........................................................................................44

3.2.

Khung phân tích của luận án...............................................................................48

4.1.

Số lượng khách đến Điện Biên (2015 – 2019) ...................................................68

4.2.

Tỷ lệ hộ có cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch tỉnh Điện Biên ..................75

4.3.

Tỷ lệ hộ cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch theo địa bàn .................................76

4.4.

Tỷ lệ hộ tham gia thường xuyên trong hoạt động của hội nhóm ........................87

4.5.

Tỷ lệ hộ tham gia hội nhóm phân theo loại hộ ...................................................88


4.6.

Tỷ lệ lao động trực tiếp trong du lịch phân theo giới tính ..................................90

4.7.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới quỹ đất của hộ dân ...................................94

4.8.

Thực trạng sử dụng nguồn nước của các hộ dân ................................................96

4.9.

Ảnh hưởng của phát triển du lịch tới môi trường ...............................................97

4.10. Thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ dân ...........................................................101
4.11. Mục đích sử dụng tiền tiết kiệm của hộ dân .....................................................103
4.12. Sơ đồ biểu diễn các giá trị vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn
xã hội và vốn tài chính của LEI ........................................................................110

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Bá Uẩn
Tên Luận án: Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên
Ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 9 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du
lịch tới sinh kế hộ nông dân;
- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và sự tham gia
của các hộ dân trong tỉnh vào kinh doanh du lịch;
- Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế những
ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch đến sinh kế của các hộ nông dân tỉnh Điện
Biên.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương
pháp thu thập tài liệu, số liệu để điều tra; Các phương pháp như thống kê mô tả, phương
pháp so sánh; Phân tích ảnh hưởng dựa trên chỉ số ảnh hưởng sinh kế LEI (livelihood
effect index), thông qua các yếu tố chính là các nguồn vốn sinh kế để tính tốn chỉ số
LEI để thấy được ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân trên từng
địa bàn nghiên cứu và so sánh mức độ ảnh hưởng đến từng nguồn vốn sinh kế theo từng
địa bàn nghiên cứu; Phương pháp cụm nhằm nhận diện và phân loại các nhóm hộ nơng
dân dựa vào mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch và tỷ lệ thu nhập từ các hoạt
động du lịch trong tổng thu nhập của hộ để so sánh sự khác biệt về tình trạng các nguồn
vốn sinh kế, các kết quả sinh kế của các nhóm hộ nơng dân; Phương pháp phân tích biệt
số giúp làm rõ hơn sự khác biệt giữa các nhóm hộ nơng dân thơng qua mơ hình biệt số
với các biến liên quan đến các nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế;
Kết quả chính và kết luận
Luận án đã làm sáng tỏ các lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển du
lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên. Các khái niệm cơ bản liên quan tới du lịch
như khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, khái niệm phát triển du
lịch; các lý luận về sinh kế, sinh kế bền vững, sinh kế hộ nơng dân được trình bày và hệ

thống hóa trong luận án.

x


Luận án đã trình bày tình hình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên trong những năm
gần đây; sự tham gia của hộ nông dân vào ngành du lịch và các hoạt động kinh tế dựa vào
ngành du lịch mà các hộ dân đang thực hiện. Từ đó có thể thấy, du lịch của tỉnh Điện Biên
đang phát triển nhưng chưa xứng với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và lịch
sử của tỉnh. Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của các hộ nông dân khá đa dạng,
nhưng mới tập trung chủ yếu ở các hoạt động đem lại thu nhập khơng cao.
Phân tích ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các nguồn vốn sinh kế của các hộ
nông dân tỉnh Điện Biên nhận thấy: phát triển du lịch đã ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực
tới vốn sinh kế. Cụ thể, phát triển du lịch giúp cải thiện nguồn vốn con người khi giúp
cho nhiều lao động được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, đầu tư giáo dục cho trẻ
em; phát triển du lịch giúp các hộ nông dân mở rộng mối quan hệ, bảo tồn các di tích
lịch sử, các giá trị văn hóa dân tộc; các hộ nơng dân tham gia kinh doanh du lịch có ưu
thế về nguồn nước, vốn vật chất và tài chính hơn so với hộ khơng kinh doanh du lịch.
Bên cạnh đó, phát triển du lịch cũng khiến tính gắn kết trong cộng đồng giảm; xuất hiện
các hộ nông dân bị mất đất do thu hồi, giải tỏa; gia tăng ô nhiễm môi trường. Chỉ số ảnh
hưởng sinh kế LEI tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé
cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới vốn sinh kế tại các địa bàn nghiên cứu ở
mức trung bình.
Phát triển du lịch đã ảnh hưởng tích cực tới kết quả sinh kế, biểu hiện bằng việc
gia tăng thu nhập, tạo ra nguồn thu ổn định hơn so với làm nông nghiệp, tạo công ăn
việc làm, thu hút lao động xa nhà quay về địa phương làm việc. Tuy nhiên, phát triển du
lịch cũng khiến giá cả tăng khiến chi phí sinh hoạt của các hộ gia tăng.
Luận án đã thực hiện việc phân nhóm các hộ nơng dân dựa vào mức độ tham gia
vào ngành du lịch và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Qua đó, thấy rằng: hộ kinh
doanh du lịch có sự cải thiện về nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế. Trong đó, nhóm

hộ có thu nhập từ du lịch chiếm 50% – 85% tổng thu nhập có ưu thế về vốn tự nhiên
(nguồn nước), vốn tài chính và vốn xã hội. Nhóm hộ có thu nhập từ du lịch chiếm 85%
trở lên có ưu thế về thu nhập, vốn vật chất. Nhóm hộ có thu nhập từ du lịch chiếm từ
15% – 50% có ưu thế về vốn vật chất (quỹ đất) và vốn con người.
Từ những kết quả đạt được, một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện sinh
kế cho các hộ nông dân dựa vào phát triển du lịch, bao gồm: i) giải pháp về thể chế,
chính sách; ii) Giải pháp về nguồn vốn sinh kế; iii) Giải pháp đối với từng nhóm hộ.

xi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Ba Uan
Dissertation title: The impact of tourism development on farmers’ livelihoods in Dien
Bien Province
Major: Agricultural Economics
Code: 9 62 01 15
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Contribute to clarify theoretical and practical issues about the impact of
tourism development on farmers' livelihoods;
- Assess the current situation of tourism development in Dien Bien Province and
the participation of households in the province in tourism business;
- Analyze the impact of tourism development on farmers' livelihoods in Dien Bien
province;
- Propose the solutions to enhance the positive influence and limit negative
influence of tourism development on the farmer households' livelihoods in Dien Bien
province.
Materials and Methods
The dissertation used the following methods: method of selecting research

points; method of collecting documents and data for investigation; the method of
descriptive statistics, comparison method; analysis of the effects is based on the
livelihood effect index (LEI), through the main factors of livelihood effect to calculate
the LEI in order to see the impact of tourism development on livelihoods of farming
households in each research area and compare the impact level of each livelihood
capital source in each research area; the cluster method aims to identify and categorize
groups of farming households based on their participation in tourism activities and the
proportion of income from tourism activities to their total income to compare
differences in tourism status of livelihood capital sources, livelihood outcomes of
household groups; the numerical analysis method helps to clarify the differences
between household groups through the differential model with variables related to
livelihood capital sources and livelihood outcomes; Chi_square testing tool is used to
test the relationship between the variables of the type of household (households with
and without tourism business) with variables representing livelihood capital of farm
households.
Main findings and conclusions
The thesis clarified theories and practices about the impact of tourism
development on farmers’ livelihoods in Dien Bien Province. Basic concepts related to
tourism such as tourism concept, tourism products, types of tourism, tourism development
concept; Theories on livelihoods, sustainable livelihoods, and household livelihoods are
presented and systematized in the dissertation.

xii


The dissertation has presented the situation of tourism development in Dien Bien
Province in recent years. Household participation in the tourism industry and economic
activities based on the tourism industry that households are undertaking. From doing so, it
can be seen that the tourism of Dien Bien Province is developing but not commensurate
with the potential of natural resources, culture and history of the province. The livelihood

activities bases on tourism of the households are quite diverse, but mainly focuses on
activities with low income.
Analyzing the impact of tourism development on the livelihoods of households
in Dien Bien Province found that: tourism development had both positive and negative
impacts on livelihood capitals. Specifically, tourism development helped to improve
human capital by helping many workers to be trained, improved their capacity, and
invested in education for children; tourism development helped households expand
relationships, conserved historical relics and ethnic cultural values; households engaged
in tourism business have more advantages in terms of water resources, physical capital
and financial resources than those who do not do tourism business. Besides, tourism
development also reduced cohesion in the community; appeared farming households
losing land due to land acquisition and clearance; increased environmental pollution.
The LEI Livelihood Impact Index in Dien Bien Phu City, Dien Bien District and Muong
Nhe District shows that the impact of tourism development on livelihood capital in the
study areas is moderate.
Tourism development prompted Dien Bien Province to issue many policies,
including planning policies, policies to propagate and promote tourism.
Tourism development positively affected livelihood results, manifested by
increasing income, creating a more stable source of income compared to farming,
creating jobs, attracting workers away from home to work locally. However, tourism
development also caused to increase prices and the living costs of households.
The dissertation classified the households based on participation level in the
tourism industry and comparing differences between groups of households. Thereby, it
is found that: households’ tourism business had an improvement in livelihood capital
and livelihood results. The group of households had income from tourism accounts for
50% - 85% of the total income with the advantage of natural capital (water sources),
financial capital and social capital. The group of households had income from tourism
accounts for 85% or more has advantages in income and physical capital. The group of
households had income from tourism accounts for 15% - 50% with advantages in
physical capital (land fund) and human capital.

From the achieved results, a number of solutions are proposed to enhance the
livelihoods of farming households based on tourism development, including: i)
Institutional and policy solutions; ii) Livelihood capital solutions; iii) Solutions for each
group of households.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch là ngành kinh tế phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên Thế giới. Ở nước ta, Đảng
và Nhà nước xác định vai trò hết sức quan trọng của du lịch trong nền kinh tế
quốc dân. Trong chiến lược phát triển ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, du lịch được đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ đón 10 – 10,5
triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu khách du lịch nội địa, tổng thu từ
du lịch đạt trên 18 tỷ USD, đóng góp của du lịch vào GDP đạt 11,5 – 12%/năm
với số lao động trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 870.000 người (Chính phủ,
2011). Những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi
bật. Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam giữ vững danh hiệu ―Điểm đến
hàng đầu châu Á‖ do Giải thưởng Du lịch thế giới (WTA) 2019 bình chọn.
Khách quốc tế năm 2019 tăng 16,2% so với năm trước, trong đó khách đến bằng
đường hàng không tăng 15,2%; bằng đường bộ tăng 20,4%; bằng đường biển
tăng 22,7% (Tổng cục Thống kê, 2019). Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 đạt
755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ đơ la), trong đó tổng thu từ du lịch quốc
tế là 421 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,7% (tương đương 18,3 tỷ đô la), tổng thu từ du
lịch nội địa là 334 ngìn tỷ đồng, chiếm 44,3% (tương đương 14,5 tỷ đơ la), đóng
góp của du lịch đạt 9,2% GDP (Tổng cục Du lịch, 2020). Cùng với sự phát triển
đi lên của nền kinh tế trong nước, người dân ngày càng có nhu cầu và cơ hội đi
du lịch nhiều hơn, chi tiêu của khách du lịch nội địa góp phần quan trọng trong

nguồn thu từ du lịch.
Điện Biên là một tỉnh nằm ở địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc với 80% dân số
là người dân tộc thiểu số. Tỉnh có vị trí quan trọng, là cửa ngõ kết nối với Bắc
Lào và Vân Nam (Trung Quốc). Là thành phố lịch sử, Điện Biên được cả thế giới
biết đến với chiến thắng Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, Điện Biên cịn có những
danh thắng: Hồ Pá Khoang, cánh đồng Mường Thanh, rừng nguyên sinh Mường
Phăng...; những nét văn hóa đặc sắc của người Thái ở Tây bắc. Với nhiều di tích
cịn được lưu giữ cùng với những đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư và cảnh quan
tươi đẹp, Điện Biên trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt
Nam (Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, 2017).
Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch của Điện Biên từng bước trở
thành ngành kinh tế quan trọng góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ

1


cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân
dân. Đến nay, một số dự án có quy mơ lớn được đầu tư như hạ tầng khu du lịch
Him Lam giai đoạn II; đường dạo, leo núi Khu du lịch hồ Pá Khoang; dự án cải
tạo, nâng cấp đường Nà Nhạn – Mường Phăng; dự án tu bổ, tơn tạo di tích Điện
Biên Phủ. Năm 2019, tỉnh Điện Biên đón 845 nghìn lượt khách, tăng 19,9% so
với năm 2018 (khách quốc tế đạt 183 nghìn lượt, tăng 21,2% so với năm trước);
Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt 1.366 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2018;
Giải quyết việc làm cho trên 14 ngàn lao động (Cục Thống kê Điện Biên, 2019).
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Điên Biên thông qua Chương trình phát
triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đề ra mục tiêu
chung ―…phấn đấu đến năm 2025 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
phát triển bền vững, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất tương đối
đồng bộ, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đậm bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh
Điện Biên; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm động lực thúc đẩy phát triển

các ngành, lĩnh vực khác, tạo nền tảng đưa Điện Biên trở thành một trong những
trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và cả nước…‖ và một trong những
mục tiêu cụ thể là: ―Đến năm 2030, đón 1.600.000 lượt khách, trong đó khách
quốc tế đạt 350.000 lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 3.500 tỷ đồng; tạo
việc làm cho trên 35.000 lao động, trong đó có trên 10.000 lao động trực tiếp‖
(Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, 2016).
Những số liệu về ngành du lịch cho thấy phát triển du lịch đã tác động
không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đánh
thức các nghề thủ cơng, giúp gìn giữ các di tích,… Các nghiên cứu trước đây
cũng cho thấy ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân. Nghiên
cứu của Dressler & Fabyinyi (2011), Tổ chức lao động Quốc tế ILO (2012),
Khima & cs. (2014), Tiwari (2014), Tomankova (2018) đã chỉ rõ: phát triển du
lịch có những tác động tích cực và tiêu cực tới sinh kế hộ. Du lịch giúp tăng thu
nhập; kích thích sự sáng tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ giao thông vận
tải mới; nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động; tạo kinh phí để bảo vệ tài
ngun; cơng bằng về giới; khơi phục văn hóa và làng nghề truyền thống. Bên
cạnh đó, du lịch cũng gây nên sự cạnh tranh về đất đai; giá cả leo thang; chia rẽ
văn hóa; gia tăng tệ nạn xã hội. Những số liệu về nguồn thu từ du lịch và số
lượng lao động có việc làm nhờ du lịch đã cho thấy phát triển du lịch là hướng đi
cần thiết cho tỉnh Điện Biên. Đồng thời tỉnh Điện Biên cũng xác định du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2


Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm phát triển,
năm 2019 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh mới đạt 11.340, 87 tỷ đồng (mặc dù đã
tăng 7,2% so với năm 2018 và đạt kế hoạch đã đề ra), cơ cấu kinh tế khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ lệ cao (19,34%), dịch vụ chiếm
55,3%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 29,7 triệu đồng/người/năm; tồn

tỉnh vẫn cịn 44.387 hộ, chiếm tỷ lệ 33,97% (mặc dù đã giảm 2.949 hộ và giảm
3,11% so với năm 2018) (Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, 2020). Tỷ lệ hộ
nghèo của tỉnh Điện Biên cịn chiếm tỷ lệ rất cao so với tồn quốc (năm 2019 tỷ
lệ hộ nghèo tồn quốc chỉ cịn 3,75%, tương đương 984.764 hộ) (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, 2020). Các sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên vẫn
chủ yếu là dựa vào các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp, số hộ nơng dân có
các sinh kế có liên quan đến du lịch bao gồm cả hoạt động trực tiếp và gián tiếp
mới chiếm khoảng 40% và không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh (Số liệu
điều tra năm 2019). Từ thực tế trên địi hỏi cần có một nghiên cứu về ảnh hưởng
của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tại tỉnh Điện Biên nhằm trả lời
các câu hỏi: thứ nhất, những vấn đề lý luận, thực tiễn về ảnh hưởng của phát triển
du lịch tới sinh kế hộ nơng dân là gì? Thứ hai, những ảnh hưởng của phát triển du
lịch tới sinh kế hộ nông dân của tỉnh Điện Biên? Thứ ba, các giải pháp và biện
pháp cụ thể nào nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh
hưởng tiêu cực của du lịch đến sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên?
Nghiên cứu được tiến hành thực hiện để trả lời thoả đáng những câu hỏi
đặt ra trên đây, sau đây là các mục tiêu nghiên cứu của luận án.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố và đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh
kế hộ nông dân của tỉnh Điện Biên nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường ảnh
hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch đến
sinh kế của các hộ nông dân tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của phát
triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân;
- Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên và sự
tham gia của các hộ nông dân trong tỉnh vào kinh doanh du lịch;

3



- Phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh
Điện Biên;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực và hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của phát triển du lịch của hộ nông dân tỉnh Điện Biên.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh
kế và sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân; các ảnh hưởng
của phát triển du lịch tới toàn bộ các yếu tố của sinh kế như: nguồn vốn sinh kế,
kết quả sinh kế; các giải pháp tăng cường ảnh hưởng của phát triển du lịch đến
sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên.
1.3.2. Đối tƣợng điều tra
Để tiến hành nghiên cứu toàn diện và đầy đủ các mục tiêu đã đặt ra đối
tượng điều tra bao gồm:
(1) Các hộ nông dân (đại diện là chủ hộ) có đặc điểm kinh tế - xã hội khác
nhau;
(2) Các cán bộ quản lý tại xã, huyện, thành phố và tỉnh.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của
phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân; các tác động của phát triển du lịch
tới nguồn vốn sinh kế, kết quả sinh kế của hộ nông dân.
Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tập trung chủ yếu vào
các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2016 đến năm
2020. Các số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2015 đến năm 2020. Số liệu sơ cấp
điều tra người dân trong năm 2019 và 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận:

- Góp phần hệ thống, làm rõ, chỉ ra các vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ nông dân.

4


- Đưa ra khung phân tích sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế
hộ nông dân tỉnh Điện Biên dựa trên khung sinh kế bền vững, từ đó đưa ra
phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Rút ra được bài học, kinh nghiệm và khoảng trống cho nghiên cứu.
Về thực tiễn:
- Đánh giá tình hình phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên, sự tham gia của
hộ nông dân trong ngành du lịch của tỉnh.
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các thành phần
trong sinh kế hộ nông dân. Luận án đã ước tính chỉ số ảnh hưởng sinh kế
(livelihood effect index – LEI), phân tích sự khác biệt giữa các nhóm hộ nông
dân trong tỉnh dựa vào việc kết hợp phương pháp nhóm và phương pháp phân
tích biệt số.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, bên cạnh kết quả đóng góp vào việc hệ thống và làm rõ các vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh
kế hộ nơng dân, luận án cịn trình bày cơ sở khoa học và các bước tính chỉ số
LEI. Luận án đã đưa ra cách kết hợp hai phương pháp: phương pháp nhóm và
phương pháp phân tích biệt số để phân nhóm các hộ nơng dân trong tỉnh Điện
Biên dựa trên tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh du lịch và làm rõ sự khác biệt giữa
các nhóm hộ này.
Về thực tiễn, cung cấp cơ sở dữ liệu về tình hình phát triển du lịch của tỉnh
Điện Biên, sự tham gia của người dân trong ngành du lịch của tỉnh. Đánh giá
được sự ảnh hưởng của phát triển du lịch tới các thành phần trong sinh kế hộ
nông dân. Kết quả nghiên cứu là tài liệu có thể sử dụng làm đầu vào cho các chính

sách liên quan tới phát triển du lịch, chính sách liên quan tới sinh kế hộ nông dân và
là nguồn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao
đẳng, các Viện nghiên cứu.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SINH KẾ
HỘ NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỚI SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu
2.1.1.1. Khái niệm liên quan tới du lịch và phát triển du lịch
a. Khái niệm du lịch
Du lịch là một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất tại các
quốc gia trên thế giới. Nó tạo ra rất nhiều việc làm và là nguồn phát triển quan
trọng và việc làm, đặc biệt cho những đối tượng khó tiếp cận thị trường lao động
như phụ nữ, thanh niên, lao động nhập cư và cư dân nơng thơn. Du lịch có thể
đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo. Ngày nay, du lịch
đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát
triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho
đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.
Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy, có nhiều định nghĩa về du lịch của
nhiều tác giả nghiên cứu khác nhau.
Trên thế giới, các quan điểm về du lịch xuất hiện từ rất sớm. Tại Hội nghị
Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đua ra định nghĩa (United
Nations, 1963): Du lịch là tổng hợp các mối quan hẹ, hiện tuợng và các hoạt
đọng kinh tế bắt nguồn từ các cuọc hành trình và luu trú của cá nhân hay tạp thể

ở bên ngoài noi ở thuờng xuyên của họ hay ngồi nuớc họ với mục đích hồ
bình. Noi họ đến luu trú không phải là noi làm viẹc của họ. Định nghĩa này đuợc
đua ra với mục đích quốc tế hoá du lịch và đã trở thành co sở cho định nghĩa du
khách. Năm 1976, Viện Du lịch (sau này trở thành Hiệp hội Du lịch) cho rằng du
lịch là sự di chuyển ngắn hạn của người dân đến các điểm đến bên ngoài những
nơi họ thường sống và làm việc. Các tác giả Cooper (2008), Holloway & Taylor
(2006), Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc UNWTO (United Nations
and World Tourism Organisation) (1994) đều nhìn nhận du lịch là hoạt động di
chuyển của con người để giải trí, kinh doanh hoặc mục đích khác. Mill &

6


Morrison (1992) cụ thể hơn khái niệm du lịch khi đề cập tới cả không gian và
thời gian của du lịch. Theo đó, du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt
qua biên giới một nước hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích
giải trí hoặc cơng vụ và lưu lại tại đó ít nhất 24h nhưng không quá 1 năm...
Tại Việt Nam, Luật Du lịch 2017 đã chỉ rõ ―Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xun trong thời
gian khơng q 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác‖ (Quốc hội, 2017).
Theo tổ chức Lao động quốc tế ILO (2012), du lịch được định nghĩa là các
hoạt động đi lại của con người ra khỏi nơi cư trú thường xun của mình khơng
q một năm liên tục để nghỉ ngơi giải trí, kinh doanh hoặc với mục đích khác.
Nhìn chung các nhà khoa học đều coi du lịch là một hoạt động có nhiều
đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của
ngành kinh kế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Trên thực tế, hoạt
động du lịch ở nhiều nước đã đem lại khơng chỉ lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội
mà cịn cả lợi ích về mặt chính trị.

Từ những phân tích trên cho thấy ―Du lịch tổng hợp các mối quan hệ và
các hoạt động giữa khách du lịch với nơi đến bao gồm các cơ sở kinh doanh du
lịch, người dân, các cấp chính quyền sở tại nhằm thoả mãn nhu cầu của các bên
có mối quan hệ và tham gia các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định‖.
b. Sản phẩm du lịch
Khái niệm luôn đi kèm với du lịch là sản phẩm du lịch. Sản phẩm du
lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch (Quốc hội, 2017). Sản phẩm du lịch bao gồm tài
nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hóa du lịch.
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những
yếu tố vơ hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vơ hình là dịch vụ.
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du
lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các
nhóm cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển: bao gồm các phương tiện đưa đón khách đến và thăm
quan các điểm du lịch bằng các phương tiện giao thông như: máy bay, ô tô, tàu

7


hoả, xe đạp, xe máy, thuyền... Phương tiện vận chuyển cũng là một nhân tố quan
trọng tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của nó. Đối với khách du lịch
quốc tế thường di chuyển trên các phương tiện máy bay, tàu biển liên quốc gia.
Đối với khách du lịch nội địa phương tiện vận chuyển chủ yếu là ô tô hoặc máy
bay nội địa phù hợp với địa hình và thời gian lưu trú.
Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, đồ ăn, thức uống: đây là thành phần
chính cấu thành lên sản phẩm du lịch, nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng: Khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng...
Dịch vụ tham quan, giải trí: hoạt động tham quan và giải trí đóng vai trị
quan trọng, khơng thể thiếu trong hoạt động du lịch. Song song với việc đáp ứng

nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, thưởng ngoạn các danh lam, thắng cảnh,
các di tích lịch sử văn hố, các phong tục tập quán, các vùng đất mới... tạo điều
kiện nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động cho con người. Tham quan, giải trí
làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du
lịch, kéo dài thời gian lưu trú của du khách...
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm: Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là
một loại hàng hoá được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng của khách du lịch,
thường được cụ thể hố bằng các sản phẩm vật chất mang tính đặc trưng của địa
phương, khu vực, quốc gia. Quà tặng, sản phẩm lưu niệm khơng những mang lại
nguồn lợi nhuận, góp phần khơng nhỏ vào việc quảng bá hình ảnh của các điểm du
lịch, khuyến khích chi tiêu của du khách đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho lao
động tại các làng nghề, góp phần gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống.
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch: bao gồm các dịch vụ như dịch vụ
y tế, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, các dịch vụ visa, hộ chiếu...
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật
thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80 – 90%
về mặt giá trị). Do đó, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn,
thường mang tính chủ quan và phụ thuộc vào khách du lịch (Nguyễn Văn Đính &
cs., 2006). Cũng chính vì đặc điểm này mà thuật ngữ ―dịch vụ du lịch‖ thường
được dùng thay ―sản phẩm du lịch‖ để chỉ kết quả của quá trình lao động du lịch.
c. Các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các
loại hình du lịch khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi

8


phân các loại hình du lịch các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau:
-


Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du
lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến
của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác. Như vậy, trong du lịch quốc tế,
du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít nhất hai quốc gia. Du lịch quốc tế
được phân thành du lịch quốc tế chủ động và du lịch quốc tế thụ động. Du lịch
quốc tế chủ động: Là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài đến một
quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du
lịch của cơng dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngồi đang cư
trú trên lãnh thổ quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến di ấy họ đã
tiêu tiền kiếm ra tại đất nước họ đang cư trú.
Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của
khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia. Theo khoản 2, Điều 10 của
Luật Du lịch, (2017): ―Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước
ngồi cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam‖.
-

Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này,
du lịch được phân thành những loại hình sau:

Du lịch chữa bệnh: khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể
xác và tinh thần của họ.
Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch
này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người.
Du lịch thể thao: Bao gồm du lịch thể thao chủ động nghĩa là khách đi
du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao. Ví dụ: du lịch leo núi, du
lịch săn bắn, du lịch câu cá… Du lịch thể theo thụ động bao gồm những cuộc
hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội
Olymic v.v…

Du lịch văn hóa: Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân
về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa, chế độ xã hội, cuộc sống
của người dân cùng các phong tục, tập quán của đất nước du lịch.
Du lịch cơng vụ: mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực
hiện nhiệm vụ cơng tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Với mục đích này, khách đi
tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ,
các cuộc triển lãm hàng hóa, hội chợ, v.v…
9


Du lịch thương gia: Mục đích chính của loại hình du lịch này là đi tìm
hiểu thị trường, nghiên cứu dự án đầu tư, ký kết hợp đồng, v.v…
Du lịch tơn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng
đặc biệt của những người theo các đạo giáo khác nhau.
Du lịch thăm hỏi, du lịch quê hương: Loại hình du lịch này phần lớn nảy
sinh do nhu cầu của những người xa quê hương đi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn
bè thân quen, đi dự lễ cưới, lễ tang, v.v…
Du lịch quá cảnh: Nảy sinh do nhu cầu đi qua lãnh thổ của một nước nào
đó trong thời gian ngắn để đi đến nước khác.
Ngồi ra có thể căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi để phân thành du
lịch theo đoàn và du lịch cá nhân; căn cứ vào thời gian du lịch phân thành du lịch
dài ngày và du lịch ngắn ngày; hoặc căn cứ vào phương tiện giao thông, phương
tiện lưu trú, vị trí địa lý của nơi đến du lịch để phân loại (Nguyễn Văn Đính &
cs., 2006).
d. Khái niệm phát triển du lịch
―Phát triển‖ là một khái niệm đóng góp cả về mặt lý thuyết lẫn chính trị,
nó phức tạp và mơ hồ. Ngày nay, nó đảm nhiệm một ý nghĩ giới hạn trong mỗi
hoạt động của các cơ quan phát triển, đặc biệt là trong việc hướng tới giảm đói
nghèo và mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (Thomas, 2004).
Trong các nghiên cứu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp

quốc (FAO), ―phát triển‖ là một sự việc (sự kiện) cấu thành một giai đoạn mới
trong một tình trạng thay đổi hoặc là sự thay đổi bản chất của một q trình. Nếu
khơng đủ điều kiện, ―phát triển‖ ngầm được hiểu là một sự thay đổi tích cực. Khi
đề cập về mặt xã hội hay hệ thống kinh tế xã hội, ―phát triển‖ thường có nghĩa là
cải thiện trong cả một hệ thống hay trong một số yếu tố thành phần. Một định
nghĩa rộng hơn, ―phát triển‖ là một khái niệm đa chiều, bởi vì bất kỳ một cải
thiện nào của hệ thống phức tạp, như hệ thống kinh tế xã hội, có thể xảy ra ở các
bộ phận khác nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau và được thúc đẩy bởi
các lực lượng khác nhau. Ngoài ra sự phát triển của một phần trong hệ thống có
thể tạo ra sự bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến những xung
đột. Do vậy, đo lường sự phát triển tức là phải xác định, sự phát triển cho dù ở
mức độ nào cũng phải được xem xét dưới nhiều góc độ (Lorenzo, 2011).
Trên phạm trù triết học, ―phát triển‖ được dùng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn

10


×