Tải bản đầy đủ (.pdf) (274 trang)

luận án tiến sĩ nông nghiệp Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp đến lý, hóa tính đất và năng suất lúa, ngô trên đất phù sa sông Hồng và đất xám bạc màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 274 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




HOÀNG NGỌC THUẬN




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ðẾN LÝ, HOÁ TÍNH ðẤT
VÀ NĂNG SUẤT LÚA, NGÔ TRÊN ðẤT PHÙ SA
SÔNG HỒNG VÀ ðẤT XÁM BẠC MÀU





Chuyên ngành: ðất và Dinh dưỡng cây trồng
Mã số: 62 62 15 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học :
1. TS. TRẦN THỊ TÂM
2. PGS.TS. NGUYỄN NHƯ HÀ





HÀ NỘI - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





HOÀNG NGỌC THUẬN






NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG
PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ðẾN LÝ, HOÁ TÍNH ðẤT
VÀ NĂNG SUẤT LÚA, NGÔ TRÊN ðẤT PHÙ SA
SÔNG HỒNG VÀ ðẤT XÁM BẠC MÀU







LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP











HÀ NỘI - 2012

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan các kết quả của công trình nghiên cứu ñề tài này (Kể
cả kết quả thu ñược trong giai ñoạn 2003-2005) là hoàn toàn trung thực, do tôi
trực tiếp thực hiện. Mọi sự giúp ñỡ ñể hoàn thành luận án này ñã ñược cảm ơn
và các trích dẫn sử dụng trong luận án này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng… năm 2012
Tác giả luận án


Hoàng Ngọc Thuận
ii

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Tâm và PGS TS. Nguyễn

Như Hà ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi cả về khoa học và kinh phí ñể tôi
thực hiện tốt luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và giảng viên Viện ðào tạo Sau
ñại học, Khoa Tài nguyên ðất và Môi trường, Bộ môn Nông hóa ñã giảng
dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo và cán bộ của Viện Thổ nhưỡng
Nông hoá, Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng, Trung
tâm Nghiên cứu ðất và Phân bón vùng Trung du, bà con nông dân của xã ðan
Phượng, huyện ðan Phượng, Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi thực
hiện tốt ñề tài.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn ñối với vợ, con, gia ñình, bố, mẹ,
những người luôn ñộng viên và tạo sức mạnh ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày…. tháng… năm 2012
Tác giả luận văn


Hoàng Ngọc Thuận


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG KÝ HIỆU CHŨ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ xi
MỞ ðẦU 1

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của ñề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Những ñóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1. 1. ðặc ñiểm ñất phù sa sông Hồng và ðất xám bạc màu 5
1.1.1. ðặc ñiểm ñất phù sa sông Hồng 5
1.1.2. ðặc ñiểm ñất ñất xám bạc màu 7
1.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm nông nghiệp 10
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 10
1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước 11
1.3. Ảnh hưởng của chất hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp ñến ñộ phì
nhiêu ñất 15
1.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 15
1.3.2. Các nghiên cứu ở trong nước 24
iv

1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ðẾN
NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG 29
1.4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 29
1.4.2. Nghiên cứu ở trong nước 35
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Vật liệu nghiên cứu 42
2.1.1. ðất thí nghiệm 42
2.1.2. Cây trồng thí nghiệm 42
2.1.3. Phụ phẩm nông nghiệp 42

2.1.4. Phân bón và chế phẩm vi sinh 42
2.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 43
2.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 43
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 43
2. 3. Nội dung nghiên cứu 44
2.3.1. ðiều kiện khí hậu, tính chất ñất, tình hình sử dụng phân
bón và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vùng nghiên cứu 44
2.3.2. Xác ñịnh khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của
phụ phẩm nông nghiệp 44
2.3.3. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến khả năng
cung cấp N, P, K dễ tiêu của ñất cho lúa, ngô 44
2.3.4. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến một số lý,
hóa tính ñất nghiên cứu 44
2.3.5. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp ñến năng suất lúa, ngô 45
2.3.6. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến khả
năng giảm lượng phân khoáng và hiệu quả kinh tế của các
phương thức bón phân cho cây trồng 45
2.4. Phương pháp nghiên cứu 45

v

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin và ñiều tra 45
2.4.2. Phương pháp thí nghiệm ñồng ruộng 46
2.4.3. Phương pháp theo dõi quá trình phân giải phụ phẩm trên ñồng
ruộng 53
2.4.4. Phương pháp làm ñất, vùi, tủ phụ phẩm trên ñồng ruộng 54
2.4.5. Phương pháp phân tích 55
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu 57
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58

3.1. ðiều kiện khí hậu, tính chất ñất ñai, tình hình sử dụng phân bón
và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vùng nghiên cứu 58
3.1.1. ðiều kiện khí hậu vùng nghiên cứu 58
3.1.2. Tính chất ñất vùng nghiên cứu 59
3.1.3. Tình hình sử dụng phân bón vùng nghiên cứu 61
3.1.4. Tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp vùng nghiên cứu 63
3.2. Xác ñịnh khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của phụ
phẩm nông nghiệp 65
3.2.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm trước khi vùi 65
3.2.2. Diễn biến quá trình phân giải phụ phẩm theo thời gian vùi
trên ñồng ruộng 67
3.3. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến khả năng cung
cấp N, P, K dễ tiêu của ñất cho lúa ngô 75
3.3.1. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến N, P, K dễ
tiêu trong ñất ở giai ñoạn sau vùi 30 ngày và 60 ngày 75
3.3.2. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến việc hấp thu
N, P, K của cây trồng 79
3.4. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến một số lý tính,
hóa tính ñất nghiên cứu 82
3.4.1. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến lý tính ñất
nghiên cứu 83

vi

3.4.2. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến hóa tính ñất
nghiên cứu 85
3.5. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất cây
trồng 87
3.5.1. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến năng
suất cây trồng trên ñất phù sa sông Hồng 87

3.5.2. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến năng
suất cây trồng trên ñất xám bạc màu Bắc Giang 89
3.6. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến khả năng
giảm lượng phân khoáng và hiệu quả kinh tế của các phương
thức bón phân cho cây trồng 92
3.6.1. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến khả
năng giảm lượng phân khoáng và hiệu quả kinh tế của các
phương thức bón phân cho cây trồng trên ñấtp phù sa sông
Hồng 92
3.6.2. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến khả
năng giảm lượng phân khoáng và hiệu quả kinh tế của các
phương thức bón phân cho cây trồng trên ñất xám bạc màu
Bắc Giang 100
3.6.3. Ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp và sự giảm thiểu
lượng phân khoáng ñến hiệu quả kinh tế 105
4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 109
4.1. Kết luận 109
4.2. ðỀ NGHỊ 110
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ LIÊN QUAN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 129



vii

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
BMBG ðất xám bạc màu Bắc Giang
CEC Dung lượng cation trao ñổi

CPVS Chế phẩm vi sinh
CT Công thức
HC Hữu cơ
HCSH Phân hữu cơ sinh học
K
2
Odt Kali dễ tiêu
K
2
Ots Kali tổng số
MðTB Mật ñộ trung bình
ND Nông dân
Ndt ðạm dễ tiêu
NS Năng suất
Nts ðạm tổng số
OC Cacbon hữu cơ
OM Chất hữu cơ
P
2
O
5
dt Lân dễ tiêu
P
2
O
5
ts Lân tổng số
PC Phân chuồng
PP Phụ phẩm nông nghiệp
PPNN Phụ phẩm nông nghiệp

PSSH ðất phù sa Sông Hồng
RCBD Thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh
TB Trung bình
TN Thí nghiệm
Tr.ñ Triệu ñồng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang

1.1. Chỉ tiêu lý, hóa tính của ñất phù sa sông Hồng (lớp ñất mặt 0-27 cm) 6
1.2. Chỉ tiêu lý, hóa tính ñất xám bạc màu (lớp ñất mặt 0-16 cm) 8
1.3. Hàm lượng trung bình chất dinh dưỡng trong các loại cây trồng
nông nghiệp (%) 12
1.4. Hàm lượng nguyên tố dinh dưỡng của một số loại tàn dư hữu cơ
trên lô cà phê (% chất khô) 14
3.1. Một số tính chất lý học ñất nghiên cứu 59
3.2. Tính chất hoá học ñất nghiên cứu 60
3.3. Lượng phân sử dụng bón cho lúa và ngô của nông dân ở ñịa bàn
nghiên cứu 62
3.4. Lượng phụ phẩm ở vùng nghiên cứu 63
3.5. Phương thức sử dụng phụ phẩm nông nghiệp của nông dân ở ñịa
bàn nghiên cứu 64
3.6. Hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, Si, S trong phụ phẩm nông nghiệp
trên ñất phù sa sông Hồng 65
3.7. Hàm lượng N, P, K, Ca, Mg trong phụ phẩm trên ñất bạc màu Bắc Giang 66
3.8. Hàm lượng ñạm, lân, kali của rơm rạ trong túi vùi ở các thời gian
vùi khác nhau của vụ lúa xuân trên ñất phù sa sông Hồng 69

3.9. Hàm lượng ñạm, lân, kali của rơm rạ trong túi vùi ở các thời gian
vùi khác nhau của vụ lúa mùa trên ñất phù sa sông Hồng 71
3.10. Hàm lượng ñạm, lân, kali của rơm rạ trong túi vùi ở các thời gian
vùi khác nhau của vụ ngô ñông trên ñất phù sa sông Hồng 72
3.11. Tỷ lệ C/N của rơm, rạ và thân lá ngô ở các thời kỳ vùi khác nhau
trên ñồng ruộng 74
ix

3.12. Hàm lượng N
,
P, K dễ tiêu trong ñất ở các giai ñoạn sinh trưởng
chính của cây lúa, cây ngô trên ñất phù sa sông Hồng ở các công
thức vùi phụ phẩm khác nhau 76
3.13. Hàm lượng N
,
P, K

dễ tiêu trong ñất ở các giai ñoạn sinh trưởng
chính của cây lúa, cây ngô trên ñất bạc màu ở các công thức vùi
phụ phẩm khác nhau 78
3.14. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến hàm lượng N, P, K
của cây lúa vụ mùa năm 2008 giai ñoạn ñẻ nhánh và làm ñòng trên
ñất phù sa sông Hồng 80
3.15. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến hàm lượng N, P, K
của cây lúa vụ xuân năm 2010 giai ñoạn ñể nhánh và làm ñòng trên
ñất xám bạc màu Bắc Giang 81
3.16. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến dung trọng tỷ trọng,
ñộ xốp ñất sau 3 năm thí nghiệm 83
3.17. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến ñoàn lạp bền trong
nước của ñất phù sa sông Hồng và ñất xám bạc màu Bắc Giang sau

3 năm thí nghiệm 84
3.18. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến một số tính chất
hóa học ñất phù sa sông Hồng và ñất xám bạc màu Bắc Giang sau
3 năm thí nghiệm 85
3.19. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp
ñến
năng suất lúa, ngô trên ñất phù sa sông Hồng 87
3.20. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến
năng suất lúa, ngô trên ñất phù sa sông Hồng 89
3.21. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến
năng suất cây trồng trên ñất xám bạc màu Bắc Giang 90
x

3.22. Ảnh hưởng của phương pháp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp ñến
năng suất cây trồng trên ñất bạc màu Bắc Giang 91
3.23. Ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất lúa, ngô
và khả
năng giảm thiểu lượng phân khoáng bón cho lúa, ngô trên ñất PSSH 94
3.24. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp có chế phẩm vi
sinh ñến năng suất lúa, ngô và khả năng giảm thiểu lượng phân
khoáng bón cho cây trồng trên ñất phù sa sông Hồng 96
3.25. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất lúa, ngô và
khả năng giảm thiểu lượng phân khoáng cho cây trồng trên ñất PSSH 97
3.26. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất lúa, ngô
và khả năng giảm thiểu lượng phân khoáng bón cho cây trồng trên
ñất PSSH 98
3.27. Ảnh hưởng của phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất và khả năng
giảm thiểu lượng phân khoáng bón cho lúa, ngô trên ñất BMBG 101
3.28. Ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp có chế phẩm vi
sinh ñến năng suất lúa, ngô và khả năng giảm thiểu lượng phân

khoáng
bón cho cây trồng trên ñất bạc màu Bắc Giang 103
3.29. Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp ñến năng suất lúa, ngô
và khả năng giảm thiểu lượng phân khoáng cho cây trồng trên ñất
bạc màu 105
3.30. Hiệu quả kinh tế của việc vùi phụ phẩm cho ngô và lúa trên ñất PSSH 105
3.31. Hiệu quả kinh tế của việc vùi phụ phẩm cho ngô và lúa trên ñất bạc
màu Bắc Giang 106
3.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình vùi phụ phẩm cho lúa, ngô trên ñất
phù sa sông Hồng 107
xi

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Biểu ñồ Trang
3.1. Một số chỉ tiêu yếu tố khí tượng ño ñược tại trạm
Bắc Giang trung ương trong 10 năm (2001 – 2010) 58
3.2. Một số chỉ tiêu khí thượng ño ñược tại trạm Láng, Hà Nội
trung bình trong 10 năm (2001 – 2010) 58
3.3. Khối lượng rơm rạ và thân lá ngô phân giải sau thời gian
vùi trên ñồng ruộng ở ñất phù sa sông Hồng 67
3.4. Khối lượng rơm rạ và thân lá ngô phân giải sau thời gian
vùi trên ñồng ruộng ở ñất xám bạc màu Bắc Giang 68
3.5. Cân ñối giữa lượng dinh dưỡng từ phụ phẩm vùi và
lượng dinh dưỡng NPK của các công thức bón giảm ñi trên
ñất phù sa Sông Hồng 93
3.6. Cân ñối giữa lượng dinh dưỡng từ phụ phẩm vùi và lượng
dinh dưỡng NPK của các công thức bón giảm ñi trên ñất
bạc màu Bắc Giang 101
1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðất là tư liệu sản xuất ñặc biệt và không thể thay thế trong sản xuất
nông nghiệp. Trong ñất, chất hữu cơ là một bộ phận ñặc biệt quý nhất của ñất,
là chỉ tiêu rất quan trọng của ñộ phì nhiêu, chỉ tiêu giúp phân biệt ñất với mẫu
chất và ñá mẹ.
Chất hữu cơ của ñất bao gồm xác hữu cơ và các sản phẩm phân giải của
xác hữu cơ, trong ñó mùn là hợp chất hữu cơ phức tạp nhất và bền vững nhất
của ñất. Chất hữu cơ và mùn trong ñất là cơ sở ñảm bảo cho ñất có ñộ phì
nhiêu nhất ñịnh. Vì chất hữu cơ và mùn không chỉ ảnh hưởng ñến các tính
chất lý, hóa và sinh học của ñất mà còn là kho dự trữ thức ăn cho cây khi
khoáng hoá dần dần giải phóng N và các chất dinh dưỡng dễ tiêu khác


nâng cao khả năng hấp thu của ñất. Sự mất chất hữu cơ trong ñất kéo theo
hàng loạt các hệ quả nghiêm trọng như thoái hoá vật lý, hoá học, sinh học chế
ñộ nước, là nguyên nhân hàng ñầu suy giảm ñộ phì nhiêu và mất sức sản
xuất của ñất nông nghiệp. Chất hữu cơ ñất ñược coi là chỉ tiêu ñánh giá ñộ
bền vững trong hệ thống quản lý nguồn tài nguyên ñất sản xuất nông nghiệp.
Trong ñất tự nhiên, nguồn cung cấp chất hữu cơ duy nhất là tàn tích
sinh vật, bao gồm xác ñộng vật, thực vật và vi sinh vật. Tàn tích sinh vật (tàn
dư hữu cơ) là phần chất hữu cơ do các sinh vật sống trong ñất và trên mặt
ñất, sau khi chết ñể lại cho ñất. ðối với ñất trồng trọt, ngoài xác hữu cơ còn
có một nguồn bổ sung chất hữu cơ thường xuyên là phân hữu cơ các loại.
Phân hữu cơ bao gồm: phân chuồng, than bùn, phân bắc, nước giải, phân gia
cầm, rác ñô thị sau khi ủ, phân xanh, các phế phụ phẩm của công nghiệp thực
phẩm và cả các tàn thể thực vật vùi trực tiếp vào ñất. ðây là các nguồn bổ
sung chất hữu cơ rất quan trọng, ñể ổn ñịnh và tăng lượng mùn cho ñất, nhất
là những nơi có trình ñộ thâm canh cao. Vì vậy cùng với việc bón phân
khoáng, thì bón các loại phân hữu cơ cho cây trồng là trả lại ñáng kể các chất

mà cây trồng lấy ñi từ ñất, làm giảm nhu cầu sử dụng phân hoá học trong trồng
2
trọt (Nguyễn Như Hà, 2010)[9].
Một thực trạng mà loài người phải ñổi mặt ñó là: phát triển dân số và
nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng, bởi vậy thâm canh tăng vụ
ñể tăng năng suất, sản lượng cây trồng nhằm thu ñược nhiều sản phẩm, giá trị
sản phẩm tăng trên ñơn vị diện tích ñất, ñồng thời ñảm bảo môi trường sinh
thái ổn ñịnh, bền vững. Sử dụng phân bón nói chung, phân hóa học nói riêng
ñã là chìa khóa quan trọng của cuộc “cách mạng xanh”: ñáp ứng nhu cầu
lương thực cho con người. Hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp tận dụng
mọi nguồn phân hữu cơ có thể có, coi phân hữu cơ là cơ sở ñể chăm sóc cây
trồng khỏe mạnh.
Nhìn một cách tổng thể ở Việt Nam gần ñây, việc bón phân cho cây
trồng ñã ñược chú trọng, lượng phân bón tăng cũng như tỷ lệ phân bón ñã
ñược cải thiện làm cho năng suất cây trồng tăng rõ rệt. Tuy nhiên, ở nhiều nơi
nông dân vẫn sử dụng phân bón còn bất hợp lý, bón phân chưa ñủ về lượng và
bón mất cân ñối. Do nhiều nguyên nhân khác nhau hiện nay ở nhiều nơi nông
dân không ñủ phân chuồng bón cho cây trồng. Trong khi ñó, tuy rơm rạ không
còn là chất ñốt chủ yếu ở nông thôn do có các nhiên liệu khác thay thế (ñiện, gas,
than…) nhưng sau mùa gặt rơm rạ lại ñược ñốt ngay tại ruộng. Việc làm này vừa
làm mất chất hữu cơ có thể bổ sung cho ñất vừa gây ô nhiễm môi trường. ðây là
ñiều mà hệ thống dinh dưỡng cây trồng tổng hợp không cho phép, nhưng lại
ñang có nguy cơ tăng lên ở nông thôn Việt Nam hiện nay (Hoàng Thiết,
2011)[111]. Việc ñốt rơm rạ gia tăng trong những năm do nông dân cần giải
phóng ñồng ruộng cho vụ tiếp theo. Ở Mỹ ñã ban hành luật cấm ñốt rơm rạ
trên ruộng lúa. Giải pháp thay thế cho việc không ñốt rơm rạ trên ñồng
ruộng là vùi rơm rạ vào ñất (Nguyễn Công Thành, 2011)[110].
ðất phù sa sông Hồng có diện tích khoảng 600 nghìn ha và ñất xám bạc
màu trên phù sa cổ có diện tích khoảng 1,4 triệu ha là ñất lý tưởng ñể trồng
3

nhiều loại cây như: lúa, ngô, ñậu ñỗ lạc, khoai. ðây là vùng có vị trí ñịa lí và
ñiều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và ña dạng,
dân cư ñông ñúc, nguồn lao ñộng dồi dào, mặt bằng dân trí cao. Một trong
những vùng ñóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
của ñất nước và ñặc biệt trong phân công lao ñộng của cả nước. ðất canh tác
ít, dân ñông nên phải ñẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không ñi ñôi
với việc hoàn lại ñầy ñủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho ñất ñai ở một số nơi
bị giảm ñộ phì nhiêu.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp cần ñảm bảo
nguồn phân hữu cơ cho cây trồng nhằm ñạt năng suất cao, ổn ñịnh, cải thiện
ñộ phì nhiêu ñất, ñồng thời tăng khả năng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả phân
khoáng cũng như khắc phục hiện tượng ñốt phụ phẩm ngoài ñồng ruộng ngày
càng tăng, ñề tài ”Nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông
nghiệp ñến lý, hoá tính ñất và năng suất lúa, ngô trên ñất phù sa sông
Hồng và ñất xám bạc màu Bắc Giang“ ñã ñược tiến hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
Xác ñịnh ảnh hưởng của sử dụng phụ phẩm nông nghiệp (tàn thể lúa
ngô) ñến lý, hoá tính ñất, năng suất lúa, ngô và khả năng giảm thiểu lượng
phân khoáng cho cây trồng trên ñất phù sa sông Hồng và ñất xám bạc màu
Bắc Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
ðề tài bổ sung kết quả nghiên cứu và cung cấp cơ sở khoa học cho việc
khuyến cáo nông dân vùi trả cho ñất tàn thể lúa, ngô sau thu hoạch trong luân
canh lúa xuân – lúa mùa - ngô ñông trên ñất bạc màu Bắc Giang và ñất phù sa
sông Hồng.

4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật vùi trả cho ñất rơm rạ,

thân lá ngô sau thu hoạch trong cơ cấu cây trồng lúa xuân – lúa mùa - ngô
giúp bà con nông dân nâng cao năng suất lúa, ngô; giảm chi phí sản xuất; tiết
kiệm phân bón hóa học; tăng thu nhập và cải thiện ñộ phì nhiêu ñất, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do ñốt phụ phẩm sau thu hoạch.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong cơ cấu luân canh cây trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô ñông trên
ñất phù sa sông Hồng không ñược bồi ở ðan Phượng, Hà Nội và ñất xám bạc
màu ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, khối lượng phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu
hoạch từng vụ rất lớn nhưng chưa ñược sử dụng trả lại cho ñất. ðề tài ñã tập
trung nghiên cứu tác ñộng của giải pháp vùi rơm, rạ, thân lá ngô của cây trồng
vụ trước cho cây trồng vụ sau ñến: hàm lượng dinh dưỡng N, P, K dễ tiêu
trong từng vụ; chỉ tiêu lý tính ñất (dung trọng, tỷ trọng, ñộ xốp, thành phần cơ
giới, ñoàn lạp bền trong nước) và hóa tính ñất (OC, N tổng số
,
P
2
O
5
tổng số và
dễ tiêu, K
2
O tổng số và dễ tiêu, CEC, Ca, Mg); năng suất lúa, ngô.
5. Những ñóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
Vận dụng nguyên lý quản lý dinh dưỡng cây trồng. Sử dụng hợp lý các
nguồn dinh dưỡng (hữu cơ và vô cơ) cho luân canh hai vụ lúa + một vụ ngô
ñông. Xác ñịnh ñược hàm lượng dinh dưỡng chính trong phụ phẩm nông
nghiệp (tàn thể lúa ngô), quá trình phân giải (C/N) của phụ phẩm và ảnh
hưởng của việc sử dụng nó ñến khả năng hút dinh dưỡng (N, P, K) của cây
trồng, cũng như ảnh hưởng ñến lý, hoá tính ñất, năng suất lúa, khả năng giảm
thiểu lượng phân khoáng ñể nâng cao hiệu lực phân bón, tăng năng suất, an

toàn môi trường sinh thái ở trên ñất phù sa sông Hồng và ñất xám bạc màu.
ðề xuất hệ thống biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn dinh dưỡng cho
cây trồng. Khắc phục ñược hiện tượng ñốt rơm rạ ngoài ñồng hiện nay vừa
gây ô nhiễm cho môi trường vừa làm ñất chóng suy kiệt mùn và ñộ phì.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. 1. ðặc ñiểm ñất phù sa sông Hồng và ðất xám bạc màu
1.1.1. ðặc ñiểm ñất phù sa sông Hồng
1.1.1.1. ðặc ñiểm hình thành và phân bố ñất phù sa sông Hồng
Quá trình hình thành ñất phù sa thực chất là quá trình lắng ñọng phù sa
của hệ thống sông. Việt Nam có ba dải ñất phù sa lớn là phù sa sông Hồng,
phù sa sông Cửu Long và phù sa các sông miền trung. ðặc tính ñất phù sa gắn
chặt với các vùng ñất ở thượng nguồn, các ñá mẹ hình thành ñất ở ñây quyết
ñịnh rất lớn ñến tính chất hoá học của phù sa mỗi con sông. ðể chống lại lũ
lụt hàng năm, từ lâu nhân dân ta ñã ñắp một hệ thống ñê chạy dọc sông. Sau
khi ñắp ñê toàn bộ vùng không ñược bồi ñắp phù sa trên toàn bộ bề mặt ñồng
bằng mang tính chất ñược bồi ñắp dở dang.
ðất phù sa hệ thống sông Hồng phân bố tập trung ở vùng ñồng bằng
Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam,
Nam ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng…Vùng ñất này nằm gọn trong châu thổ
Bắc Bộ kẹp giữa hai dãy núi Tây Bắc và ðông Bắc, phía ñông mở ra biển,
phía Nam ngăn cách với ñồng bằng Thanh Hóa bởi một dãy ñồi núi thấp. Ở
thượng nguồn sông Hồng có ñộ dốc lớn, lòng sông sâu, ít có sự bồi ñắp ven
sông (trừ hệ thống các sông nhánh nhỏ), về phía trung lưu ñã có sự bồi ñắp
rộng dần ra và toả rộng ở hạ lưu (Hội Khoa học ðất Việt Nam, 1996)[18].
Do thủy chế thất thường, năm lũ lớn, năm lũ nhỏ nên ñất phù sa sông
Hồng thường có biến ñộng lớn về mặt hình thành cơ giới theo chiều sâu. ðất
phù sa sông Hồng có diện tích khoảng 600 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các

tỉnh ñồng bằng Bắc Bộ như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng
Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam ðịnh, Thái Bình, Ninh Bình (Viện Thổ
nhưỡng Nông Hóa, 2001)[39].
6
1.1.1.2. Tính chất lý, hóa ñặc trưng của ñất phù sa
ðất phù sa sông Hồng có nhiều ñắc tính ưu việt, ñã ñược các nhà khoa
học tổng kết. Chỉ tiêu lý hóa tính ñất phù sa sông Hồng ñược Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa ñưa ra năm 2001 như là một ví dụ (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Chỉ tiêu lý, hóa tính của ñất phù sa sông Hồng (lớp ñất mặt 0-27 cm)
TT Chỉ tiêu ðơn vị Trung bình
1 Dung trọng (g/cm
3
) 1,40
2 Tỷ trọng (g/cm
3
) 2,61
3 ðộ xốp % 46,4
4 TPCG
2 – 0,2 mm % 0,8
0,2 – 0,02 mm % 42,7
0,02 - 0,002 mm % 35,3
< 0,002 mm % 21,2
5 pH
H2O
(ðất phù sa trung tính ít chua) - 8,1
6 pH
KCl
(ðất phù sa trung tính ít chua) - 7,1
7 OC ts % 1,68
8 N ts % 0,14

9 P
2
O
5
ts % 0,12
10 K
2
O ts % 1,69
11 P
2
O
5
dt mg/100g 4,70
12 K
2
O dt mg/100g 7,06
13 CEC cmol/kg 10,24
14 Ca
++
cmol/kg 6,66
15 Mg
++
cmol/kg 0,43
16 BS (ðộ no bazơ) % 73,2
Nguồn: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001 (phẫu diện VN 03) [39].
ðất phù sa sông Hồng có thành phần cơ giới dao ñộng chủ yếu từ thịt
nhẹ ñến thịt trung bình, có phản ứng trung tính (pH
KCl
trung bình là 7,1), ñộ
no bazơ cao (BS% > 70), giàu các kim loại kiềm và kiềm thổ. Hàm lượng các

7
bon hữu cơ tổng số khá (OC%: 1,68), ñạm tổng số, lân tổng số và kali tổng số
ñều ở mức trung bình ñến khá. Do ñó phù hợp với nhiều loại cây trồng.
1.1.2. ðặc ñiểm ñất ñất xám bạc màu
1.1.2.1. ðặc ñiểm hình thành và phân bố ñất ñất xám bạc màu
Theo quan ñiểm phát sinh học thì ñất xám bạc màu ñược xếp trong nhóm
ñất xám (Cao Liêm, 1976)[21]. Khi ứng dụng phân loại ñất theo FAO-
UNESCO, các nhà khoa học ñất Việt Nam ñã kết luận nhóm ñất xám bạc màu
miền Bắc Việt Nam tương ứng nhóm ñất chính là Acrisols và ñược chia ra các
ñơn vị ñất như sau: ðất xám bạc màu ñiển hình - Haplic Acrisols, ñất xám có
tầng loang lổ - Plinthic Acrisols và ñất xám glây - Gleyic Acrisols.
Nhóm ñất xám bạc màu ở nước ta phân bố chủ yếu ở ðông Nam bộ, Tây
Nguyên và Trung du Bắc bộ với tổng diện tích khoảng 3,1 triệu ha, gồm 3
ñơn vị ñất sau: ðất xám bạc màu trên phù sa cổ có diện tích 1,4 triệu ha, tập
trung chủ yếu ở miền ðông Nam bộ và một số tỉnh miền Bắc như: Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên,… ; ñất xám bạc màu glây trên phù sa cổ
có diện tích khoảng 400 nghìn ha với chế ñộ canh tác ñiển hình là một vụ lúa -
một vụ màu (khoai lang, ñậu, lạc, thuốc lá,…) tập trung ở miền Bắc và Tây
Ninh, ðồng Nai,… ; ñất xám bạc màu trên sản phẩm phong hóa của ñá macma
axit và ñá cát phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung (Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa, 2001)[39].
Ở miền Bắc ñất xám bạc màu có diện tích khoảng 260.000 ha phân bố
thành vùng và dải lớn như sau: dải phía Bắc lớn nhất chạy từ Vĩnh Yên kéo
sang Thái Nguyên về phía Bắc Hà Nội; Dải từ Hải Dương tới Quảng Ninh bị
chia cắt thành từng vùng nhỏ; dải phía Tây và Tây Nam ñồng bằng Bắc bộ
kéo dài từ Phú Thọ qua Hà Tây (cũ) ñến Nam ðịnh; ở Bắc Trung bộ có dải rìa
phía Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An, Tây Hà Tĩnh kéo vào Thừa Thiên - Huế.
Diện tích ñất xám bạc màu của vùng Bắc bộ tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bắc
Giang (54.000 ha), Vĩnh Phúc (37.000 ha), Phú Thọ (2.500 ha), Hải Dương
8

(7.500 ha), Quảng Ninh (6.000 ha), T.P Hà Nội (36.000 ha), Bắc Ninh
(13.500 ha) và Thái Nguyên (10.000 ha). Ở vùng Bắc Trung bộ ñất xám bạc
màu phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Nghệ An (29.000 ha), Thanh Hóa (26.300 ha),
Hà Tĩnh (25.700 ha), Quảng Bình (7.000 ha) và Thừa Thiên - Huế (6.000 ha).
(Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1979)[37].
1.1.2.2. Tính chất lý, hóa ñặc trưng của ñất xám bạc màu
ðất xám bạc màu thường phân bố ở ñịa hình cao, thành phần cơ giới
nhẹ thuận lợi cho quá trình khoáng hóa và rửa trôi. Một số tích chất lý, hóa
tính của ñất xám bạc màu trên phù sa cổ ñã ñược các nhà khoa học Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa ñưa ra năm 2001 như sau:
Bảng 1.2. Chỉ tiêu lý, hóa tính ñất xám bạc màu (lớp ñất mặt 0-16 cm)
TT Chỉ tiêu ðơn vị Trung bình
1 Dung trọng (g/cm
3
) 1,20
2 Tỷ trọng (g/cm
3
) 2,52
3 ðộ xốp % 52,4
4 TPCG: 2 - 0,2 mm % 1,0
0,2 - 0,02 mm % 58,7
0,02 - 0,002 mm % 29,7
< 0,002 mm % 10,6
5 pH
H2O
- 5,1
6 pH
KCl
- 4,2
7 OC ts % 1,20

8 N ts % 0,10
9 P
2
O
5
ts % 0,03
10 K
2
O ts % 0,18
11 P
2
O
5
dt mg/100g 0,9
12 K
2
O dt mg/100g 5,65
13 CEC Cmol/kg 5,62
14 Ca
++
Cmol/kg 1,68
15 Mg
++
Cmol/kg 0,28
16 BS (ðộ no bazơ) % 53,0
Nguồn: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001 (phẫu diện VN 06) [39].
9
ðất xám bạc màu có ñặc ñiểm sau: phản ứng từ chua nhiều ñến ít chua
(pH
H2O

trung bình là 4,94 và pH
KCl
trung bình là 4,33); hàm lượng các bon
hữu cơ tổng số, ñạm tổng số, lân tổng số và kali tổng số ñều ở mức nghèo ñến
trung bình; dung tích hấp thu thường biến ñộng từ thấp ñến trung bình; ñộ no
bazơ thấp.
ðất xám bạc màu sự rửa trôi ñã làm giảm dần các nguyên tố kiềm và
kiềm thổ, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm hàm lượng các
nguyên tố dinh dưỡng ña lượng, trung lượng như: phot pho, kali, canxi,
magiê, lưu huỳnh,… và các nguyên tố vi lượng cũng giảm dần. Sự suy thoái
theo hướng này kéo theo hàng loạt các chỉ tiêu khác cũng xấu ñi như ñộ chua
tăng, ñộ no bazơ giảm, CEC giảm, nhưng ngược lại hàm lượng nhôm và sắt di
ñộng ngày càng tăng và gây ñộc cho cây trồng. ðiển hình cho sự suy thoái
theo hướng này ñược thể hiện trên hàng triệu ha ñất xám bạc màu (Lê Xuân
ðính, 2000)[8].
Quá trình thoái hóa về thành phần khoáng sét của ñất là một trong những
nguyên nhân chi phối các tính chất lý, hóa học và khả năng duy trì ñộ phì của
ñất. Sự phá hủy và biến ñổi khoáng sét trong các tầng ñất ở loại hình 2 lúa và
2 lúa - 1 màu là do quá trình oxy hóa khử ñược lặp ñi lặp lại trong ñất, kết hợp
với sự rửa trôi theo chiều sâu là nguyên nhân tích lũy vật chất ở các tầng ñất
bên dưới và mất sét ở tầng mặt. Quá trình phá hủy sét diễn ra rất mạnh mẽ ở
loại hình sử dụng ñất 2 lúa - 1 màu làm cho các thành phần khoáng sét ở ñây
rất thấp và thay vào ñó thành phần quartz lại hoàn toàn chiếm ưu thế. ðộ phì
tiềm tàng của ñất còn liên quan chặt chẽ tới quá trình biến ñổi thành phần các
khoáng vật trong ñất. Tỷ lệ kaolinit và quartz trong các tầng của phẫu diện ñất
xám bạc màu ảnh hưởng rất lớn ñến khả năng hấp phụ dinh dưỡng thấp của
loại ñất này. ðối với ñất xám bạc màu việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho
cây trồng ñòi hỏi phải ñược ñáp ứng thường xuyên; lượng phân bón nên chia
10
một cách thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai ñoạn của cây trồng

mới có thể hạn chế ñược sự thất thoát do sự rửa trôi trong ñất (ðỗ Nguyên
Hải và cộng sự, 2005)[12].
1.2. Hàm lượng dinh dưỡng trong phụ phẩm nông nghiệp
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Ở các nước có nền nông nghiệp phát triển như Canada và Mỹ, sản
phẩm hữu cơ sau khi thu hoạch thông thường ñược trả lại trực tiếp hoặc qua
một thời gian ủ làm cho chúng bị phân hủy hoặc bán phân hủy, bằng cách ñó
làm tăng hiệu quả sử dụng của cây trồng. Lai R. (1997)[82] ñã cho thấy rằng
lượng phụ phẩm nông nghiệp tạo ra phụ thuộc vào ñặc tính của từng loại cây
trồng. Ước tính về lượng phụ phẩm nông nghịêp cho thấy lúa có thể cho từ
3,5-4,5 tấn/ha, ngô khoảng 2,7-3,2 tấn/ha, ñậu tương 0,8-1,0 tấn/ha, lúa mạch
2,6-3,3 tấn/ha.
Trong thân, lá lúa ở thời kỳ chín, có chứa 40% tổng lượng N, 80-85%
tổng lượng K, 30-35% tổng lượng P và 40-50% tổng lượng S mà cây lúa hút
ñược. Rơm rạ là nguồn hữu cơ quan trọng cung cấp K, Si cho cây trồng
(Achim Dobermann và T. H. Fairhurst, 2000)[46].
Tại tỉnh Quảng ðông, Trung Quốc tình hình sử dụng phụ phẩm nông
nghịêp như một dạng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp ñã tăng
dần. Kết quả ñiều tra cho thấy rằng khoảng 77% nông dân sử dụng 60% sản
phẩm phụ của cây trồng vụ trước cho các cây trồng vụ sau, 18% hộ nông dân
sử dụng 90% sản phẩm phụ cho cây trồng vụ sau. Kết quả phân tích hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong sản phẩm phụ của cây trồng cũng cho thấy
nếu sử dụng toàn bộ sản phẩm phụ của lúa mỳ, có thể cung cấp ñược 9% N,
16% P
2
O
5
và 69% K
2
O cho các cây trồng vụ sau Zhen L. và cộng sự,

2005)[109].
11
Rơm rạ sau thu hoạch là nguồn hữu cơ quan trọng cho các cây trồng
trong cơ cấu luân canh. Với sự bổ sung thêm ñạm, rơm có thể ñược dùng trên
tất cả các loại ñất. Chất hữu cơ trong rơm rạ chiếm khoảng 85%. Trong 50 tạ
rơm có từ 20-35,8 kg N, 5-7 kg P
2
O
5
, 60-90 kg K
2
O, 10-15 kg CaO, 4-6 kg
MgO, 5-6 kg S và các nguyên tố vi lượng: 28 g B, 15g Cu, 150 g Mn, 2 g Mo,
200 g Zn, 0,5 g Co… Lượng các nguyên tố hoá học tối quan trọng trong rơm
rạ (trừ ñạm) có khả năng ñảm bảo gần như ñầy ñủ nhu cầu dinh dưỡng của
cây ñể ñảm bảo thu ñược trên 20 tạ hạt/ha (Chan K. Y và cộng sự, 2003)[56].
Xác bã các cây lương thực như lúa và bắp là những nguồn kali rất quý
vì chúng chứa khoảng 80% tổng số kali cây lấy ñi. Vì vậy nếu các loại xác bã
thực vật này ñược hoàn lại cho ñất ñã canh tác thì chúng sẽ cung cấp một
lượng kali ñáng kể cho các cây trồng vụ sau. Ngược lại, nếu chúng bị lấy ñi
cùng với hạt thì nguồn kali trong ñất sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. ðiều này
cũng xảy ra tương tự với các cây trồng khác như cọ dầu và ca cao. Lá của cây
cọ dầu ñược tỉa ñi hàng năm chứa một lượng kali tương ñương với 72 kg
K
2
O/ha. Vỏ hạt ca cao có hàm lượng kali rất cao và nếu như tất cả vỏ này
ñược bón trở lại cho ñất thì nhu cầu kali cần bón có thể giảm tới 86% (Công
Doãn Sắt và cộng sự, 1995)[28].
1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Một tấn thóc kèm theo cả rơm rạ lấy ñi 22,2 kg N, 7,1 kg P

2
O
5
, 31,6 kg
K
2
O, 3,94 kg CaO, 4,0 kg MgO, 0,94 kg S, 51,7 kg Si và nhiều nguyên tố vi
lượng khác như Zn, Cu, B. Như vậy, nếu 1 năm 2 vụ lúa với tổng năng suất
bình quân 10 tấn/ha, thì cây lúa lấy ñi lượng dinh dưỡng tương ñương 482 kg
urê, 430 kg supe lân và 528 kg kali clorua/ha (Nguyễn Văn Bộ và cộng sự,
1999)[2]. Còn Nguyễn Vi (1994)[35] cho rằng rơm rạ lấy ñi từ ñất một lượng
lớn kali, bình quân khoảng 150 kg kali nguyên chất mỗi năm. Thêm cây vụ
ñông, lượng kali mất ñi trên 1 ha là 200 kg. Vì hạt thóc chỉ chứa từ 5-7 kg kali
12
trong 1 tấn nên nếu trả lại rơm rạ cho ñất thì gần như “kho báu kali” vẫn còn
nguyên. Nếu ta ñem làm việc khác thì lượng kali mất quả là không nhỏ. Việc
vùi rơm rạ ñể trả lại kali cho ñất còn quan trọng ở chỗ trả lại silic cho ñất vì ta
biết lượng silic mà rơm rạ lấy ñi gấp 8 lần lượng kali.
Nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng chính trong 100 kg chất
khô phế phụ phẩm của một số cây trồng trên ñất bạc màu, ðỗ Thị Xô và cộng
sự (1995)[42] ñã ñưa ra kết quả như sau: trong rơm rạ có 0,53 kg N, 0,35 kg
P
2
O
5
và 1,3 kg K
2
O; trong thân lá ngô có 0,78 kg N, 0,29 kg P
2
O

5
và 1,25 kg
K
2
O; trong thân lá lạc có 1,61 kg N, 0,55 kg P
2
O
5
và 2,3 kg K
2
O; trong thân
lá ñậu tương có 1,03 kg N, 0,27 kg P
2
O
5
và 1,42 kg K
2
O; trong thân lá khoai
lang có 0,51 kg N, 0,31 kg P
2
O
5
và 1,7 kg K
2
O.
Kết quả nghiên cứu của Lê Văn Căn (1975)[3] cho thấy hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong các loại phụ phẩm nông nghiệp tính trên một ñơn vị
cây trồng phụ thuộc vào từng loại cây trồng (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Hàm lượng trung bình chất dinh dưỡng trong các loại cây trồng
nông nghiệp (%)

Cây trồng Bộ phận N Tro P
2
O
5
K
2
O CaO MgO
Lúa Rơm rạ 0,40 14,0 0,20 2,10 0,12 0,40
Ngô Thân lá 0,80 4,40 0,30 1,60 0,50 0,25
Khoai tây Thân Lá 0,30 2,49 0,16 0,85 0,80 0,20
ðậu Hà Lan Thân lá 1,40 3,90 0,35 0,50 1,82 0,27
Cỏ Thân lá 0,70 7,50 0,70 1,80 0,90 0,40
Nguồn: Lê Văn Căn (1975)[3]
Kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Yêm (1982)[44] về khả năng sử dụng
thân lá dứa làm phân bón ñã cho kết luận: nếu chúng ta sử dụng thân lá dứa
làm phân bón thì ta ñã trả lại cho mỗi ha ñất ñược 112-285 kg N, 32,5-59 kg
P
2
O
5
và 203-358 kg K
2
O.

×